Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Lập qhsdđ xã thanh xuân QH đồ án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.43 KB, 54 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở
kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã
hội, sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều khác biệt
khiến đất đai không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, nó vừa là đối tượng lao
động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là nền tảng, là nơi tàng trữ và cung cấp nguồn
nước, nguyên vật liệu, khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống, do
vậy đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sản xuất.
Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã khai
thác và sử dụng đất đai từ đó làm nảy sinh mối quan hệ mật thiết giữa đất đai và
con người. Cùng với sự bùng nổ về dân số, sự phát triển mọi mặt của xã hội làm
cho nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng lên mà đất đai lại bị giới hạn về diện
tích, có vị trí cố định. Vì vậy để đảm bảo được sự phát triển của xã hội chúng ta
cần phải có các biện pháp hoạch định, định hướng, chiến lược nhằm khai thác và
sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững.
Luật đất đai đã quy định tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: Cả
nước, tỉnh, huyện, xã theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại bổ sung hoàn chỉnh
từ dưới lên do vậy quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong
quátrình quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng đối với việc
sử dụng đất hiện tại và tương lai. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhà nước
phân bố hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hình thành cơ cấu
sử dụng đất đai hợp lý với cơ cấu của nền kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai
và sử dụng đúng mục đích, hình thành và phân bố tổ chức không gian sử dụng đất



nhằm tổng hòa giữa ba mục đích kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm
qua Đảng và nhà nước có nhiều chính sách về đất đai và các hành lang pháp lý về
khai thác, bảo vệ đất, sử dụng đất, nhưng ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoạt động
về quản lý và sử dụng đất còn thiếu đồng bộ, thiếu hợp lý.
Thanh Xuân là một xã thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có diện
tích đất tự nhiên là 4.233,67 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn
tổng diện tích đất tự nhiên với đầy đủ các thành phần các loại đất và diện tích đồi
núi chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện khá đa dạng tuy nhiên do điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thu nhập của người dân hiện
vẫn còn thấp. Vì vậy vấn đề sử dụng đất đai sao cho hiệu quả, hợp lý đang là mối
quan tâm lớn của địa phương. Để thực hiện vấn đề trên cần phải nhanh chóng tìm
ra một phương án hợp lý. Quy hoạch sử dụng đất tối ưu đáp ứng được nhu cầu của
huyện trong giai đoạn phát triển tới và trong tương lai. Nhận thức được tầm quan
trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế xã hội,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Lập quy hoạch sử dụng đất tại xã Thanh
Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022”
1.2.

Mục đích nghiên cứu của việc lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong vùng đạt được
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giúp đời sống của nhân dân trong vùng cũng như
giúp nhà nước quản lí quỹ đất một cách chặt chẽ và triệt để hơn.
Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của xã, tạo ra tầm nhìn tổng
quát về phân bố quỹ đất cho các ngành nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói
riêng, các mục tiêu sử dụng đất phát triển kinh tế xã hội đến năm 2022 và xa hơn.
Khoanh định phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế
trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm,
đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của huyện, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.



Tạo điều kiện thu hút đầu tư, hình thành các xã sản xuất nông nghiệp, các
trung tâm văn hóa – xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện công nghiệp quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của xã đến năm 2022.
Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan môi trường
1.3.

thiên nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai.
Yêu cầu nghiên cứu của việc lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Việc thực hiện phải đảm bảo đúng với quy định của pháp luật
Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm bảo
đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các
ngành, các họ gia đình, cá nhân sử dụng đất và các lĩnh vực trong xã.
Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình
hình sử dụng đất từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả
từng loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật
chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã.
Không ngừng khai hoang,cải tạo và mở rộng phần diện tích đất bị bỏ hoang
lâu ngày để đưa vào sản xuất.

PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm đất đai và đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đất đai
Theo Nhà sinh lí Viliam : “Đất đai là bề mặt tơi xốp của vỏ lục địa có khả
năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.”



Theo định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao
gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chất đó”.
Theo quan điểm của V.V. Doeutraiev về đất đai: “ Đất như một thực thể của
tự nhiêncó lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng,
được hình thành do tác động tương hỗ của nhân tố: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, nước,
chất hữu cơ động thực vật và tuổi của địa phương”.
Theo C.Mác: Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các
tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. Khi nói về vai
trò của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: “ Lao động không phải
là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như Ưilliam Petti đã
nói – lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ”.
Như vậy, đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị
theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này, đất đai thường gắn với một
giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có
sự chuyển quyền sở hữu. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai
là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật
chất .
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự
nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây,
trên nhiều diễn đàn người ta thừa nhận, đối với con người, đất đai có những chức
năng chủ yếu sau đây:
+Chức năng môi trường sống;
+ Chức năng sản xuất;
+Chức năng cân bằng sinh thái;
+Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước;
+Chức năng dự trữ;
+Chức năng không gian sự sống;

+Chức năng vật mang sự sống;


Vì vậy, đất đai là thành phần quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự sinh
tồn của mọi sinh vật trên trái đất. Chính vì lẽ đó mà các nhà khoa học, các nhà quy
hoạch từ xa xưa cho tới ngày nay rất xem trọng vấn đề đất đai, đó là sứ mệnh có ý
nghĩa lịch sử của loài người.
2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
Căn cứ theo điều 10 Luật đất đai 2013, Căn cứ vào mục đích sử dụng, nhóm
đất nông nghiệp được phân loại như sau:
-

Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

-

Đất trồng cây lâu năm;

-

Đất rừng sản xuất;

-

Đất rừng phòng hộ;


-

Đất rừng đặc dụng;

-

Đất nuôi trồng thủy sản;

-

Đất làm muối;

-

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực


tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây
giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm
a) Quy hoạch sử dụng đất
*Ở nước ngoài:
- Năm 1993 FAO đưa ra khái niệm : “Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh
giá có hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và

điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra một phương án lựa
chọn tốt nhất”.
- Ở Cộng hoà Liên Bang Nga được định nghĩa như sau: “Quy hoạch sử dụng
đất là tổ chức sử dụng đất một cách hợp lý và bảo vệ đất, thiết kế tổ chức lãnh thổ
và sản xuất trong điều kiện phù hợp với mối quan hệ đất đai”.
*Ở nước ta:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dung đất là bố trí sắp xếp lại đất đai theo mục đích sử dụng
đất khác nhau. VD phá rừng lam thủy điện, lấy đất nông nghiệp làm khu công
nghiệp, khu vui chơi giải trí. Do đó người làm quy hoạch phải cân đối và hài hòa.
Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch đất cấp xã nói riêng phải căn
cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.Ngoài ra còn căn cứ vào hiện trạng sử
dụng dất, tình hình biến động đất đai và phương hướng phát triển. Từ đó tận dụng


mọi nguồn lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai một cách
hợp lý, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao.
b) Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
"Đất đai" là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất,
mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên
hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế
độ nớc, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra những
điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử
dụng đất nông nghiệp trước hết cần phải làm quy hoạch, đây là quá trình nghiên
cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích từng phần lãnh thổ và đề
xuất một trật tự sử dụng đất nông nghiệp nhất định.

Về mặt bản chất, đất nông nghiệp là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất
trong lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng
đất nông nghiệp như "tài liệu sản xuất đặc biệt" gắn chặt với phát triển kinh tế - xã
hội. Như vậy, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã
hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế (thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ
thuật (bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng
bản đồ, khoanh định xử lý số liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục
đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất nông nghiệp theo
pháp luật).
Từ đó, có thể định nghĩa: "quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là hệ thống
các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản
lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ
quỹ đất nông nghiệp (khoanh định cho các mục đích) và tổ chức sử dụng đất như
tài liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp cụ thể), nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trờng".
Như vậy, về thực chất quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là quá trình hình
thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đa đất đai vào sử dụng bền vững để mang


lại lợi ích kinh tế cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối
quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất nông nghiệp nh t liệu sản xuất đặc biệt với
mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất đai và môi
trờng.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ. Quy hoạch, sử dụng đất nông
nghiệp được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp chi tiết của mình. Xác lập sự ổn
định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến
hành giao cấp đất và đầu t để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực phục
vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - xã hội.

Mặt khác, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp còn là biện pháp hữu hiệu
của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất nông nghiệp theo đúng mục đích,
hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ
tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là diện
tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh
chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trờng
dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các
hậu quả khó lường về những tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở
từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.
2.1.2.2. Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thuộc loại quy hoạch có tính lịch
sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung hạn và dài hạn,
là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế
quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ
thể như sau:
- Tính lịch sử - xã hội :
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch, sử
dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của


xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức
hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với ngời trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy
sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh
định, thiết kế...) cũng như quan hệ giữa người với người (nhận bằng văn bản về sở
hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất). Quy hoạch, sử dụng đất
nông nghiệp thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất,
vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của
phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch, sử dụng đất nông

nghiệp mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt
pháp lý (là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia,
tập trung đất đai để mua bán, phát canh thu tô...). ở nước ta quy hoạch, sử dụng đất
nông nghiệp phục vụ nhu cầu của ngời sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội.
Góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị
trờng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội
tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng
đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp :
Tính tổng hợp của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp biểu hiện chủ yếu ở
hai mặt; đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ
tài nguyên đất nông nghiệp cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch, sử
dụng đất nông nghiệp đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội
như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số, sản xuất nông nghiệp, môi trường
sinh thái...
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử
dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai, xác định và điều phối phương hướng,


phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm
cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Tính dài hạn :
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã
hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật; đô thị hoá, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về đất
đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn
cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm và dài
hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất nông nghiệp để phát triển kinh
tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất, được điều chỉnh từng bước trong

thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt
được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp
sử dụng đất nông nghiệp để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch,
sử dụng đất nông nghiệp thường từ 5 năm đến 10 năm hoặc lâu hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô :
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp chỉ dự
kiến trước đợc các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử
dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể,
chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp là quy hoạch
mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính vĩ mô tính phương
hướng và khái lược về sử dụng đất nông nghiệp như:
+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất
nông nghiệp trong vùng.
+ Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp.
+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phân bố đất nông nghiệp
trong vùng.
+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp
trong vùng.


+ Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất nông nghiệp.
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy
hoạch sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách:
Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và
chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên
mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và
môi trường sinh thái.
- Tính khả biến :
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn
cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa
học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự
kiến của quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa,
bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều
này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp
luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực
hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức độ
hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
2.1.2.3. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh;


- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng
đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
của cấp dưới;
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Dân chủ và công khai;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt

trong năm cuối của kỳ trước đó.
2.2.

Cơ sở khoa học
2.2.1 Cơ sở pháp lý:
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến mọi hoạt động sống của con người và là nền của mọi hoạt động kinh
tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của con người. Quỹ đất ngày càng khan hiếm
trong khi dân số ngày càng tăng đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của nhà nước
về đất đai. . Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật...” theo đó, “quy hoạch” là cơ sở quan
trọng để quản lý nhà nước về đất đai, tuy không phải là pháp luật nhưng lại mang
tính pháp lý, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vậy là quy hoạch hóa việc
sử dụng đất không đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một
hoạt động quản lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về
phát triển trong tương lai mà mọi người đều phải chấp hành. Theo tinh thần đó của
Hiến pháp, Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể về lĩnh vực này.
*Cơ sở:


+ Đối với nước ta, Luật Đất đai năm 2003 qui định quy hoạch sử dụng đất
đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất đai
các vùng kinh tế).
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành
chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các
ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các

ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các ngành, các đơn
vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và địa
phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ
để giao cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai);
phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
+Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau:
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
- Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
- Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn;
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị;
- Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai
thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh
giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng).
Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước. Khi
tiến hành cần phải có sự phối hợp chung của nhiều ngành.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây
dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào
quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể
cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy,
quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử


dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong
quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm
và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành
chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được

những yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không phụ
thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc);
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định;
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các
ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ;
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là quá trình hoàn
thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và tài sản xã hội. “Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải
được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum, sóc và
các điểm dân cư khác, đồng thời phải được niên yết công khai tại trụ sở UBND xã,
phường, thị trần nơi có đất...” (Điều 18 nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành
luật đất đai).
+ Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch
sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển đồng
9houz bộ, ổn định và an toàn được thể hiện ngay trong nội dung của các đề án quy
hoạch sử dụng đất.
2.2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội:
2.2.2.1 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn xây dựng quy
hoạch sử dụng đất:
- Mỗi vùng đều có một vị trí địa lý nhất định và điều kiện này có ảnh hưởng
to lớn đến việc bố trí các công trình, các cơ sở sản xuất – kinh doanh và do đó phải
căn cứ trên các điều kiện này để bố trí việc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm.
Ví dụ: Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu giáp các vùng, khu vực có lợi thế gì?
Chẳng hạn Lạng Sơn giáp biên giới, có cửa khẩu sang Trung Quốc thì vị trí địa lý
này sẽ làm một lợi thế để kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa và việc quy
hoạch sử dụng đất phải quan tâm đến việc bố trí các chợ bán buôn. Các điểm kho
bãi tập kết và hệ thống đường giao thông vận chuyển.



- Vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước thì quy hoạch sử dụng đất sẽ căn cứ vào vị trí chiến lược và vai
trò của địa bàn để bố trí việc sử dụng đất.
Ví dụ: Vị trí của Hà Nội là trung tâm của cả nước, là thủ đô văn hóa, kinh tế, chính
trị của Việt Nam nên việc bố trí quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ trên các điều
kiện này để bố trí các công trình văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội sao cho phù hợp
với tầm cỡ quy mô quốc gia. Khi địa bàn quy hoạch chỉ là các vùng với tầm cỡ quy
mô thấp hơn thì quy mô công trình sẽ giảm so với tầm cỡ các công trình ở Hà Nội
và thậm trí có một số các công trình không cần thiết phải có trong việc quy hoạch
sử dụng đất như trung tâm hội nghị, bảo tàng…
- Địa hình và nguồn nước: địa hình khác nhau thì nội dung quy hoạch khác
nhau. Nếu địa hình của địa bàn quy hoạch là vùng đồi núi thì phải có nội dung quy
hoạch khác hẳn so với địa bàn nằm ở vùng đồng bằng. Vùng có nhiều ao hồ sông
ngòi thì việc bố trí sử dụng đất phải khác với vùng không có ( bố trí nuôi trồng
thủy sản, bó trí thủy lợi….)
- Khí hậu: Đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc bố trí các hoạt động,
công trình sử dụng đất. Các vấn đề cần quan tâm đối với khí hậu là: loại hình khí
hậu ( Việt Nam có loại hình khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa ) nhiệt độ
không khí, số giờ nóng – mùa nóng trong năm, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm,
gió, sương muối, mưa đá…
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất
+ Tài nguyên nước
+Tài nguyên rừng
+ Thảm thực vật và quần thể vật nuôi
+ Tài nguyên khoáng sản
+ Tài nguyên du lịch: cảnh quan và tài nguyên nhân văn phục vụ cho phát triển du
lịch
+ Vấn đề môi trường và dự báo tác động có thể có tiếp theo của môi trường

Ví dụ: Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh sẽ phải căn cứ chủ yếu vào tài
nguyên khoáng sản (than) và tài nguyên du lịch để bố trí sử dụng đất. Đối với vùng
than thì phải bố trí các công trình khai thác, vận chuyển cho phù hợp với đặc điểm
các mỏ than… Đối với các thành phố công nghiệp thì vấn đề môi trường đang trở
nên ngày càng bức xúc. Khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày
càng trầm trọng và quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ trên các điều kiện này để bố


trí đất đai phù hợp như khu dân cư phải xa khu sản xuất, các công trình xử lý chất
thải, ô nhiễm…
- Dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội:
+ Quá trình biến đổi chất lượng và số lượng dân số
+ Những yếu tố tác động làm biến đổi chất lượng và số lượng dân số
+ Đặc điểm dân cư và tình hình phân bố dân cư
+ Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
2.2.2.2. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
vùng quy hoạch sử dụng đất.
- Phân tích đánh giá và dự báo tăng trưởng kinh tế: trong phần này có các chỉ
tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế của từng ngành như công nghiệp, xây dựng, nông
– lâm – ngư – nghiệp, dịch vụ và chỉ tiêu giá trị sản xuất => giúp cho quy hoạch sử
dụng xác định được tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng ngành để có phương
hương bố trí sử dụng đất phù hợp
- Phân tích đánh giá và dự báo quá trình phát triển cơ cấu kinh tế: nội dung
của phần này là các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với các cơ cấu
đầu tư và cơ cấu sử dụng lao động. Đây là căn cứ quan trọng để quy hoạch sử dụng
đất xác định được xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng của mình.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ
lực và dự báo:
+ Đối với ngành công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sẽ
phân tích và đánh giá về sự phát triển, cơ cấu phân ngành, sản phẩm mũi nhọn,

thực trạng ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong công nghiệp, phân bố công nghiệp,
tình hình phát triển các khu công nghiệp trên phạm vi quy hoạch. Quy hoạch sử
dụng đất sẽ dựa vào các yếu tố này để xác định và bố trí sử dụng đất cho phù hợp
với thực trạng, với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp.
+ Đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: là ngành sản xuất gắn liền với đất
đai, thực trạng và sự phát triển của ngành này là căn cứ không thể thiếu trong quy
hoạch sử dụng đất. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sẽ phân tích,
đánh giá sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, sản
phẩm mũi nhọn, thực dụng khoa học – kỹ thuật tiến bộ trong công nghiệp như:
giống cây trồng, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến…, đánh giá và
dự báo phương hướng về bố trí sản xuất nông lâm nghiệp theo lãnh thổ. Quy hoạch
sử dụng đất dựa vào những phân tích, đánh giá này mà có các biện pháp, phương
án phù hợp. . Đối với ngành nông nghiệp: căn cứ chủ yếu cho quy hoạch sử dụng


đất là cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng tập trung, giống, kỹ thuật bảo quản,
công nghệ chế biến. Đánh giá vào dự báo phương hướng về quy mô và cơ cấu sản
phẩm theo từng loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu từ đó có phương án bố trí diện
tích, địa điểm phù hợp. . Đối với ngành lầm nghiệp: các căn cứ chủ yếu là cơ sở
sản xuất, vùng nguyên liệu, cây đặc sản, phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc… . Đối
với ngành ngư nghiệp: cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung,
giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến…
+ Đối với ngành thương mại – dịch vụ: Dựa vào các nội dung phân tích, đánh giá
và dự báo phương hướng về sự phát triển, phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường của quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất sẽ
đưa ra các phương án sử dụng đất của mình.
+ Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và
công nghệ, thể dục thể thao như sự phát triển, phân bố cơ sở vật chất của từng lĩnh
vực, tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Nhà nước… và dự báo
phương hướng nhu cầu đất đai sử dụng cho các hoạt động này.

- Phân tích, đánh giá và dự báo phương hướng phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng của địa bàn nghiên cứu: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã có
những phân tích, đánh giá vào dự báo phương hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng của địa phương ở các nội dung mà dựa vào đó, quy hoạch sử dụng đất xây
dựng phương án của mình:
+ Cửa khẩu đất liền, đầu mối giao thông đường bộ.
+ Các trục giao thông chính liên vùng, liên tỉnh
+ Hệ thống mạng cấp điện, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
+ Hệ thống cấp thoát nước.
-Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội đã phân tích tính hài hòa, phân hóa của từng vùng lãnh thổ, các chênh lệch theo
lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư.
+ Mức độ phân dị theo tiểu vùng và những khác biệt cơ bản.
+ Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm
công nghiệp và các hành lang kinh tế.
+ Tình hình phát triển các tiểu vùng, mức độ chênh lệch giữa các tiểu vùng.
2.2.2.3. Căn cứ vào quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực.
Quy hoạch phát triển ngành có mục đích là đánh giá chính xác tiềm năng
phát triển ngành và đưa ra phương hướng khai thác một cách hiệu quả tiềm năng


2.3.

của ngành, phù hợp với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của toàn nền kinh tế.
Quy hoạch sử dụng đất phải được dựa trên các nội dung của quy hoạch ngành:
+ Quy mô và mức độ phát triển của ngành.
+ Trình độ và khả năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành.
+ Thực trạng và phương hướng hoạt động đầu tư cho phát triển ngành.
+ Thực trạng và phương hướng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ.
2.2.2.4. Căn cứ vào số liệu thống kê thu thập được.

Căn cứ vào các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê đất đai, thống kê kinh tế xã
hội do UBND cấp quận, huyện trở lên, các ban ngành thành phố, các phòng ban
nghiệp vụ và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy hành chính từ cấp xã,
phường trở lên cung cấp.
2.2.2.5. Căn cứ vào công tác điều tra, thu thập thông tin của đoàn khảo sát xây
dựng quy hoạch.
Để xây dựng quy hoạch, người chịu trách nhiệm lập quy hoạch phải tiến
hành điều tra, thu thập thông tin bằng cách khảo sát thực địa đến từng đơn vi cơ sở,
từng khu dân cư để khảo sát, nắm vững những điều kiện có liên quan, hiểu rõ
những tiềm năng, lợi thế và thách thức của địa phương mà những tài liệu trên chưa
thể hiện hết được để có một bức tranh vừa khái quát ở tầm vĩ mô, vừa chi tiết cụ
thể ở tầm vi mô tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch một cách tốt nhất.
2.2.3 Cơ sở môi trường của quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
Vì QHSDĐNN nhằm mục tiêu phân bố và sử dụng ngày càng hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất nên khi lập quy hoạch người
ta phải đặc biệt chú ý đến cơ sở môi trường. Ở đây có thể coi cơ sở môi trường của
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là việc phân tích điều kiện môi trường tự nhiên
khu vực quy hoạch cũng như việc đánh giá tác động môi trường của phương án
quy hoạch.
Cơ sở thực tiễn
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng nó vừa
là tư liệu sản xuất đặc biệt vừa là tư liệu lao động.
Theo thống kê năm 2017, tổng diện tích đất nông nghiệp là 27.284.906
ha(chiếm tới 82,3% tổng diện tích đất tự nhiên).


Đất nông nghiệp hiện được chia thành 4 loại: Đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm (không bao gồm cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm trồng

xen, trồng kết hợp), đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất có mặt nước dùng vào sản
xuất nông nghiệp gồm các loại ao, hồ, sông cụt,... để nuôi trồng các loại thuỷ sản
(không tính hồ, kênh, mương, máng thuỷ lợi).
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả
nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng
diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng
đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông
nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông
Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ,
mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.
Quỹ đất nông nghiệp ngày càng suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi
năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở
nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên
đầu người ngày càng giảm mạnh.
Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không
đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử
dụng có nguy cơ bị thu hẹp.
Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản
lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác….
Luật Đất đai 2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất hình thành sản xuất hàng hóa lớn
trong nông nghiệp.
Nhà nước chủ yếu giao đất nông nghiệp cho nông dân, một phần khác được
giao cho các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Nhờ đó đã khuyến
khích tập trung và tích tụ đất nông nghiệp, hình thành nên những vùng sản xuất

hàng hóa lớn, vừa giải phóng sức lao động, đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển
toàn diện. Từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới ở các mặt hàng thế mạnh như
gạo, thủy sản…
Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, cần tập
trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề
việc làm và thu nhập của bộ phận nông dân không có đất. Phân bổ hợp lý đất đai
giữa đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất
chỉnh trang và phát triển đô thị...


Đồng thời, lập lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu
mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt là đối với quy hoạch phân bổ lại
diện tích đất nông nghiệp hiện nay.
2.4. Cơ sở pháp lí
2.4.1. Văn bản Trung ương
Tại chương II điều 18 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo việc sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả. [Hiến pháp năm 1992].
Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đất hiện
tại và tương lai, trong điều kiện nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường hàng
hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày 01/07/2014 Luật Đất đai
2013 chính thức có hiệu lực, trong đó đã quy định rõ việc lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất. Tại điều 22 luật đất đai 2013 quy định: “Quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung của quản lý nhà nước về đất đai.
2.4.2. Văn bản địa phương
Ngoài các văn bản có hiệu lực pháp lý cao của Nhà Nước, còn có các văn
bản dưới luật, các văn bản của ngành, của địa phương trực tiếp hoặc gián tiếp đề
cập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và phương pháp lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất, đó là:

- Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành Luật đất đai 2003.
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.
- Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;


- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh Xuân, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
- Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm
2025.
- Nghị quyết Đại Đảng bộ xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
nhiệm kỳ 2010-2015.
- Kết quả thống kê đất đai năm 2010.
- Tài liệu điều tra của các cấp các ngành trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
- Nhu cầu sử dụng đất của các cấp các ngành, các dự án đã và đang triển khai thực
hiện trên địa bàn của xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Các tài liệu, số liệu và bản đồ khác có liên quan.

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh

Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2023

3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.3.

Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên và môi trường
Điều kiện tự nhiên
Các nguồn tài nguyên
Thực trạng môi trường
Thực trạng phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội
Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất
Đánh giá tiềm năng đất đai
Định hướng sử dụng các loại đất nông nghiệp
Lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Phương pháp nghiên cứu


3.3.1. Phng phỏp bn .
Phng phỏp ny c s dng vi mc ớch: Nhm chuyn ti cỏc thụng tin,
tin tc t thc a lờn trờn bn . õy l cụng tỏc c thự ca cụng tỏc quy hoch,
mi thụng tin cn thit c th hin lờn trờn bn vi t l thớch hp. S dng
phn mm Microstation, Famis.. xõy dng bn hin trng, bn quy hoch
s dng t.
3.3.2. Phng phỏp iu tra thu thp ti liu, s liu.
Tin hnh iu tra cỏc s liu v thng kờ t ai, dõn s, tỡnh hỡnh s dng t, c

cu kinh t, y t , giỏo dc v h thng c s h tng phc v vn hoỏ tinh thn ca
ngi dõn...,cỏc ti liu bn c thu thp trong xã.
Ngoi ra cn thu thp ti liu, s liu ngoi thc a m bo tin cy ca cỏc
thụng tin thu thp c trong phũng v t cỏc ngun s liu khỏc.
3.3.3. Phng phỏp thng kờ.
Phng phỏp ny dựng cỏc phn mm thng kờ nhm phc v cho cỏc vn
sau:
- Nghiờn cu tỡnh hỡnh s dng t, c cu, cỏc c tớnh v lng v cht;
- Phõn tớch ỏnh giỏ v din tớch, khong cỏch v v trớ.
3.3.4. Phng phỏp d tớnh, d bỏo.
Là phơng pháp dựa vào những kết quả đã có đợc, những
chuỗi biến động. Dự báo nhu cầu sử dụng các loại đất trong tơng
lai để phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành và các vùng trong
phờng đảm bảo khai thác hết tiềm năng đất đai và các nguồn
lực.


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thanh Xuân nằm cách trung tâm huyện lỵ thị trấn Thanh Chương về phía
Tây Nam khoảng 30 km, với tổng diện tích tự nhiên 4.233,67 ha.
Thanh Xuân có ranh giới hành chính chung như sau:
- Phía Đông giáp với xã Thanh Lâm.
- Phía Tây giáp với xã Thanh Mai.
- Phía Nam giáp với xã Sơn Tiến, xã Sơn Lệ thuộc huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Bắc giáp với xã Thanh Giang.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo



Là xã có tổng diện tích tự nhiên gồm 4.233,67 ha, bao gồm các loại đất sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, vườn đồi, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
Địa hình thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng đất đai phù hợp với các loại cây trồng
đặc biệt là trồng cây nguyên liệu giấy, nên được nhân dân phát huy có hiệu quả
trong cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và các nguồn lợi khác.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thanh Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm
của vùng miền núi Bắc Trung Bộ.
- Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng
nóng nhất tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 41,1 0C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, nhiệt độ thấp tuyệt đối 100C, nhiệt độ trung bình năm là 23,70c, số giờ
nắng trung bình năm 1.637 giờ.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 1.823mm. Trong năm lượng
mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào 3 tháng 8, 9, 10. Lượng mưa thấp
nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành.
+ Gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường
mang theo giá rét.
+ Gió Phơn (gió lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9 có năm gây khô hạn.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 40 - 45%, cao nhất trong năm trên 45%,
thấp nhất trong năm 40%. Lượng bốc hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi


trung bình của các tháng nóng là 140 mm (tháng 5 đến tháng 9), của những tháng
mưa là 61 mm (tháng 9 đến tháng 11).
Đặc trưng khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độ mưa
tập trung trùng với mùa bão, mùa nắng nóng có gió Phơn tây nam khô nóng, mùa
lạnh có gió mùa Đông bắc giá hanh biểu hiện rõ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa.

Với đặc điểm khí hậu thời tiết nêu trên, cần bố trí cây trồng, cơ cấu thời vụ
thích hợp, né tránh các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử dụng
nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
4.1.1.4. Thủy văn
- Chế độ thủy văn và nguồn nước mặt: Tổng diện tích ao hồ, đập mặt nước chủ
yếu các hồ đập dùng để chứa nước chống hạn dùng cho việc tưới tiêu phục vụ sản
xuất là chính, toàn xã có 04 hồ đập lớn: Đập Mưu Sỹ, đập Trảng Không, đập Trằm,
đập Đại Gan.
- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, nhưng qua
thực tế khai thác của nhân dân cho thấy nguồn nước ngầm nông và dễ khai thác,
phân bố khá rộng, chất lượng và khối lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân trên địa bàn.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã Thanh Xuân là 4.233,67 ha, được sử dụng cho các
mục đích sau:
- Đất nông nghiệp: 2277.18 ha; chiếm 53,79% tổng diện tích tự nhiên.


×