Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.37 KB, 24 trang )

Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất
nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã
Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội

Dương Thị Huyền

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu về các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới,
Việt Nam và phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này. Phân tích tác động của
một mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với môi trường đất tại xã Thanh Xuân –
Sóc Sơn – Hà Nội thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu về đất. Qua đó thấy
được vai trò, lợi ích của phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ; góp phần quan
trọng trong việc cần thiết phải thay đổi hình thức canh tác theo hướng thân thiện với
môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an ninh lương thực.

Keywords: Khoa học môi trường; Mô hình sản xuất; Môi trường đất; Hà Nội; Sản
xuất nông nghiệp

Content
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Áp lực dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp liên tục bị
thu hẹp. Để đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi, thế giới
đã phát triển mạnh mẽ các phương pháp canh tác mới và kỹ thuật công nghệ hiện đại trong cả
chăn nuôi và trồng trọt, mang lại năng suất cao, tạm thời giải quyết được vấn đề an ninh
lương thực. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tiên tiến, hiện đại kết hợp với việc sử dụng


một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tràn lan trong một thời gian dài đã gây ra các
thảm họa về sinh thái, hạn chế các chức năng của môi trường, đặc biệt là môi trường đất.
Hiện nay đã phát triển mạnh các mô hình canh tác theo hướng thâm canh cao ở những
vùng đồng bằng – nơi đất có sức sản xuất tốt, và giai đoạn đầu đã mang lại những thành công
nhất định về năng suất. Tuy nhiên, các kỹ thuật thâm canh không hợp lý trong một thời gian

2
dài làm mất dần độ phì nhiêu của đất, hàm lượng các chất hữu cơ giảm sút nghiêm trọng, các
nguyên tố vi lượng bị rửa trôi hoặc bị sử dụng hết, khả năng đệm của môi trường đất bị phá
vỡ và biến động pH đất gia tăng, làm cho các hệ thực vật đất và vi sinh vật đất bị tiêu diệt,
phát triển mạnh côn trùng, cỏ dại và vi khuẩn kháng thuốc trừ sâu; các quá trình xói mòn, rửa
trôi xảy ra mạnh mẽ Nông nghiệp theo hướng thâm canh cao một cách phổ biến như hiện
nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và cần phải thay đổi.
Đối với những vùng trung du và miền núi, hình thức sản xuất nương rẫy lại là kế sinh
nhai đã trở thành tập quán lâu đời của cư dân sống ở vùng núi cao, đã và đang biến nhiều
vùng đất đai trù phú và giàu tài nguyên trở thành hoang mạc, để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng về môi trường. Mất rừng làm phá vỡ cân bằng sinh thái, là nguyên nhân của tình trạng
sạt lở đất, lũ quét và nạn rửa trôi, cuốn đi nhiều triệu mét khối đất màu mỡ, để lại đằng sau là
những bãi đất trống khô cằn, trơ sỏi đá, độ ẩm giảm sút, các loài cây chịu hạn hoang dại xuất
hiện như xương rồng, sim mua, cỏ tranh xâm lấn các bãi đất trống và ngày càng lan rộng.
Khả năng phục hồi lại rừng là hết sức khó khăn, năng suất cây trồng nông – lâm nghiệp giảm
sút, hàng ngàn hecta đất không thể trồng trọt. Canh tác trên đất dốc với hình thức đốt nương
làm rẫy là nguyên nhân làm mất rừng lớn nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ đến môi
trường, đặc biệt là suy thoái môi trường đất nghiêm trọng.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và những hậu quả môi trường do
các mô hình canh tác không hợp lý trước đây đã tạo ra, loài người nhận thấy cần phải có một
hướng đi mới để giải quyết các vấn đề cấp bách trên. Một mô hình canh tác mới được hình
thành và phát triển, đó là mô hình nông nghiệp hữu cơ. Đây là hình thức sản xuất nông nghiệp
đã được áp dụng từ xa xưa nhưng chúng ta không quay trở về với quá khứ, mà ngược lại
chúng ta đang phát huy sức mạnh của nó - hình thức sản xuất bền vững đáp ứng được những

tiêu chí cần thiết trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội – môi trường mà các hình thức sản
xuất khác không làm được.
Với tính cấp thiết trên, luận văn đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mô
hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, Việt Nam và
phân tích các lợi ích của hình thức sản xuất này.
- Phân tích tác động của một mô hình sản xuất nông nghiệp cụ thể đối với môi trường
đất tại xã Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội thông qua việc phân tích một số các chỉ tiêu về

3
đất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy được vai trò, lợi ích của phương thức sản
xuất nông nghiệp hữu cơ; góp phần quan trọng trong việc cần thiết phải thay đổi hình thức
canh tác theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an ninh
lương thực.

4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm chung về nông nghiệp hữu cơ
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhiều tổ chức quốc tế ở các
giai đoạn khác nhau đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nông nghiệp hữu cơ.
Theo IFOAM, 2002: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện
các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt,
nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng
hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ
canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của

quy trình sản xuất”.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và
chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô
nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi”.
1.2. Vai trò của nông nghiệp hữu cơ
1.2.1. Đối với môi trƣờng
- Canh tác NNHC sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông
nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu
việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh
dưỡng, không độc hại và có chất lượng cao.
- Canh tác NNHC còn góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- NNHC tác động tích cực đến môi trường đất như làm tăng độ phì của đất, bổ sung và
tăng hàm lượng chất hữu cơ, mùn cho đất; tăng khả năng giữ nước
1.2.2. Đối với chất lƣợng nông sản
Tạo ra các sản phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe cho người tiêu dùng.

5
1.3. Các yêu cầu chung trong sản xuất NNHC
1.3.1. Đất
1.3.2. Nguồn nước tưới và hệ thống thủy lợi
1.3.3. Giống cây trồng
1.3.4. Phân bón
1.3.5. Cây che phủ
1.3.6. Phòng ngừa sâu bệnh
1.3.7. Trồng và chăm sóc
1.4. Nguyên tắc của sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Theo IFOAM, nông nghiệp hữu cơ được phát triển phải dựa trên bốn nguyên tắc:
 Nguyên tắc về sức khỏe
 Nguyên tắc về hệ sinh thái
 Nguyên tắc về công bằng

 Nguyên tắc về sự chăm sóc
1.5. Thực trạng sản xuất NNHC trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Thế giới
Diện tích NNHC có xu hướng ngày càng tăng và phân bố không đồng đều giữa các
quốc gia trên thế giới.
Thị trường lớn nhất cho lương thực và đồ uống hữu cơ là Châu Âu, tiếp theo là
Mỹ và Nhật Bản. Thị trường dành cho các sản phẩm NNHC hiện nay tăng mạnh hàng năm
nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị trường, thường là
khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra ở hầu hết các nước.
1.5.2. Việt Nam
Theo thống kê của Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam, hiện tại, cả nước có 21.000
ha nông nghiệp hữu cơ, bằng 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích nuôi
trồng thủy sản hữu cơ là 7.000 ha. Các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đang được xuất khẩu
là tôm, cá ba sa, chè, hoa quả, gia vị, với 13 tổ chức là nhóm nông dân sản xuất và doanh
nghiệp được quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ.



6
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu thứ cấp
Điều tra, khảo sát thực địa
Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu vật
lý, hóa học, sinh học tại phòng phân tích Bộ môn Nông hóa và Bộ môn Vi sinh vật – Khoa Tài
nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các mẫu đất được phân tích

các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu vật lý: Thành phần cơ giới phân tích theo phương pháp ống hút Robinson
- Chỉ tiêu hóa học:
+ pH: Đo bằng pH-meter trong huyền phù.
+ Hàm lượng chất hữu cơ (OM): Xác định bằng phương pháp Walkey – Black.
+ N dễ tiêu: Phương pháp Turin & Kononova.
+ P dễ tiêu: Phương pháp Oniani.
+ K dễ tiêu: Xác định bằng phương pháp Matlova
+ Cation trao đổi (CEC); Ca, Mg và Na trao đổi: Xác định bằng cách tác động mẫu
với axetat 1M ở pH = 7. Các cation Ca
2+
, Mg
2+
, Na
+
được đo trong dịch chiết và đo trên
máy Quang phổ hấp phụ nguyên tử.
- Chỉ tiêu sinh học:
+ Giun: Xác định bằng cách đếm trực tiếp trong quá trình lấy mẫu đất.
+ vi sinh vật tổng số, vi khuẩn amon hóa, azotobacter, nhóm vi sinh vật phân giải lân
và nhóm vi sinh vật phân giải xenlulo: Xác định bằng phương pháp pha loãng Koch nuôi cấy
trên môi trường chuyên tính bán rắn.
Phương pháp phân tích, tổng hợp


7
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình sản xuất rau hữu cơ tại Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội
Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất.

Bước 2:Tạo vùng đệm cách ly
Bước 3: Làm phân ủ nóng
Bước 4: Chuẩn bị đất
Bước 5: Trồng và chăm sóc
Bước 6: Quản lý dịch hại
3.2. Ảnh hƣởng của mô hình sản xuất NNHC đến môi trƣờng đất
3.2.1. Tính chất sinh học của đất
3.3.1.1. Động vật đất
Giun đất là động vật hoại sinh, thuộc động vật trung bình (mezofauna). Theo vị trí cư
trú, có loài chuyên sống ở lớp đất mặt, có loài sống sâu dưới đất và có loài sống lưng chừng
giữa những loài trên.
Đơn vị: giun/8
dm
3

Hình 3.1. Ảnh hƣởng của hình thức canh tác đến số lƣợng giun đất tại Thanh Xuân
Qua hình 3.1 cho thấy, số lượng giun thay đổi rất lớn qua các giai đoạn phát triển khác
nhau của cây trồng.
Trước tiên, trong mô hình sản xuất hữu cơ đối với dưa chuột và bí đao có số lượng
giun trung bình khoảng gần 2 -3 giun/dm
3
. Tuy nhiên, đến giai đoạn hai và giai đoạn ba thì số
lượng giun đều giảm xuống bằng 0. Ngược lại, đối với rau cải thì số lượng giun lại tăng lên

8
tương ứng cùng với quá trình sinh trưởng của cây. Sự khác biệt này là do trong quá trình sản
xuất dưa chuột và bí đao, người dân đã sử dụng nilon phủ kín mặt luống để ngăn chặn sự phát
triển của cỏ dại. Quá trình này đã làm cho giun không có khả năng sinh sống và phát triển.
3.2.1.2. Vi sinh vật đất
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và sinh vật khác.

Do vậy, nó có thể di chuyển một cách dễ dàng và có mặt khắp nơi trong tự nhiên: Trong đất,
trong nước, trong không khí Trong đó, đất là một trong những môi trường thuận lợi nhất cho
sự phát triển của các loại vi sinh vật khác nhau.
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác dƣa chuột đến vi sinh vật đất
tại các khu đất nghiên cứu (số vsv/1g đất)
Giai đoạn
Loại vi sinh vật
Sản xuất
hữu cơ
Sản xuất thông
thường
Đối chứng


Giai đoạn 1
Vi khuẩn phân giải xenlulo
29.10
5

22.10
5

40.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
17.10
5

15.10

5

88.10
5

Vi khuẩn amon hóa
11.10
5

12.10
5

77.10
5

Vi khuẩn azotobacter
16.10
4

14.10
4

35.10
6

Vi sinh vật tổng số
29.10
6

22.10

6

87.10
6



Giai đoạn 2
Vi khuẩn phân giải xenlulo
39.10
5

29.10
5

40.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
9.10
6

6.10
6

12.10
6

Vi khuẩn amon hóa
21.10

6

10.10
6

4.10
6

Vi khuẩn azotobacter
16.10
5

13.10
5

10.10
5

Vi sinh vật tổng số
84.10
6

62.10
6

55.10
6




Giai đoạn 3
Vi khuẩn phân giải xenlulo
32.10
5

22.10
5

38.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
8.10
6

6,2.10
6

9.10
6

Vi khuẩn amon hóa
36.10
5

14.10
6

6.10
6


Vi khuẩn azotobacter
16.10
5

11.10
5

12.10
5

Vi sinh vật tổng số
51.10
6

30.10
6

45.10
6


9

Hình 3.2. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác dƣa chuột đến vi
sinh vật đất
Qua bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy, số lượng vi sinh vật biến đổi rất mạnh mẽ theo các
hình thức canh tác khác nhau và các giai đoạn phát triển khác nhau của cây dưa chuột. đặc
biệt là đối với hình thức canh tác hữu cơ, số lượng vi sinh vật tăng mạnh ở giai đoạn 2 và đến
giai đoạn 3 thì có xu hướng giảm dần. Điều này là do một lượng lớn chất hữu cơ và dinh

dưỡng được sử dụng cho quá trình sinh trưởng và kết trái của cây trồng. Ngược lại, số lượng
vi sinh vật ít thay đổi hơn và có xu hướng giảm trong mô hình canh tác thông thường, chỉ có
duy nhất nhóm vi khuẩn phân giải lân là tăng ở giai đoạn 2. Kết quả này có thể là do trong
quá trình canh tác, người dân tiến hành bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu đã làm ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường sống của vi sinh vật và làm suy giảm số lượng của chúng.
Đối với mẫu đối chứng, số lượng vi sinh vật biến động rất nhỏ. Sự thay đổi này có thể là do
các mẫu được lấy vào các thời kỳ khác nhau. Do đó nó chịu sự ảnh hưởng của biến đổi thời
tiết (nắng, mưa, gió ) làm cho số lượng vi sinh vật có chút thay đổi.
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác bí đao đến vi sinh vật đất
(đơn vị: số vsv/g đất)
Giai đoạn
Loại vi sinh vật
Sản xuất hữu

Sản xuất
thông thường
Đối chứng

10


Giai đoạn 1
Vi khuẩn phân giải xenlulo
10,4.10
5

9,5.10
5

40.10

5

Vi khuẩn phân giải lân
91.10
5

78.10
5

88.10
5

Vi khuẩn amon hóa
101.10
5

48.10
5

77.10
5

Vi khuẩn azotobacter
55.10
4

45.10
4

35.10

6

Vi sinh vật tổng số
17.10
7

8.10
6

87.10
6



Giai đoạn 2
Vi khuẩn phân giải xenlulo
21.10
5

8.10
5

40.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
93.10
5

61.10

5

12.10
6

Vi khuẩn amon hóa
92.10
5

45,5.10
5

4.10
6

Vi khuẩn azotobacter
91.10
4

38.10
4

10.10
5

Vi sinh vật tổng số
14.10
7

52.10

6

55.10
6



Giai đoạn 3
Vi khuẩn phân giải xenlulo
42.10
5

20.10
5

38.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
37.10
5

16.10
5

9.10
6

Vi khuẩn amon hóa
27.10

4

10.10
5

6.10
6

Vi khuẩn azotobacter
11,7.10
5

17.10
5

12.10
5

Vi sinh vật tổng số
130.10
6

47.10
6

45.10
6


11


Hình 3.3. Ảnh hƣởng của hình thức canh tác bí đao đến vi sinh vật đất
Nhìn chung, tương tự như dưa chuột, số lượng vi sinh vật trong sản xuất bí đao biến
động rất mạnh. Đối với hình thức sản xuất thông thường, vi sinh vật ít biến động hơn và cũng
có xu hướng giảm. Số lượng vi sinh vật dao động lớn nhất trong mô hình canh tác hữu cơ,
thường cao hơn so với mô hình canh tác truyền thống và trong mẫu đối chứng, biểu hiện rõ
nét ở số lượng vi sinh vật tổng số.

12
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của các hình thức canh tác rau cải đến vi sinh vật đất
(số vsv/g đất)
Giai đoạn
Loại vi sinh vật
Sản xuất hữu cơ
Đối chứng


Giai đoạn 1
Vi khuẩn phân giải xenlulo
56.10
3

40.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
60.10
5

88.10

5

Vi khuẩn amon hóa
38.10
5

77.10
5

Vi khuẩn azotobacter
20.10
5

35.10
6

Vi sinh vật tổng số
28.10
7

87.10
6



Giai đoạn 2
Vi khuẩn phân giải xenlulo
64.10
5


40.10
5

Vi khuẩn phân giải lân
15.10
6

12.10
6

Vi khuẩn amon hóa
92.10
5

4.10
6

Vi khuẩn azotobacter
30.10
5

10.10
5

Vi sinh vật tổng số
109.10
7

55.10
6



So sánh tác động của các hình thức canh tác khác nhau đến vi sinh vật đất trên ba loại
cây trồng: dưa chuột, bí đao và rau cải nhận thấy rằng: Số lượng vi sinh vật trong sản xuất dưa
chuột và bí đao có sự dao động mạnh nhưng thường có xu hướng giảm trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây. Ngược lại, trong sản xuất rau cải, số lượng vi sinh vật cũng có sự
thay đổi rất lớn nhưng có xu hướng tăng số lượng vi sinh vật trong quá trình phát triển của rau
cải. Điểm khác biệt này cho thấy, số lượng vi sinh vật thay đổi không chỉ phụ thuộc chặt chẽ
vào hình thức canh tác mà còn bị chi phối bởi loại cây trồng.
3.2.2. Tính chất vật lý của đất
Thành phần cơ giới đất có ý nghĩa rất quan trọng, nó đặc trưng cho nguồn gốc phát
sinh của đất, các tính chất đất và độ phì của đất. Đối với dinh dưỡng của cây trồng thì thành
phần cơ giới đất lại càng có vai trò to lớn, đất có thành phần cơ giới nặng, giữ được nhiều chất
dinh dưỡng hơn. Nhiều tính chất vật lý của đất như độ xốp, độ trữ ẩm, tính thấm, khả năng
giữ khí, giữ nhiệt đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất.
Bảng 3.8. Thành phần cơ giới của mẫu đất tại các khu thí nghiệm
Tên mẫu
Thành phần cơ giới (%)
Sét
Limon
Cát
Dưa chuột hữu cơ 1
3,3
22,3
74,4
Dưa chuột hữu cơ 2
5,2
23,7
71,1


13
Dưa chuột hữu cơ 3
4,9
24,2
70,9
Dưa chuột thông thường 1
7,1
16,7
76,2
Dưa chuột thông thường 2
7,7
18,5
73,8
Dưa chuột thông thường 3
7,5
17,5
75
Bí đao hữu cơ 1
7,0
24,8
68,2
Bí đao hữu cơ 2
7,9
25,0
67,1
Bí đao hữu cơ 3
7,2
23,7
69,1
Bí đao thông thường 1

2,4
9,9
87,7
Bí đao thông thường 2
1,0
10,4
88,6
Bí đao thông thường 3
1,7
11,2
87,1
Rau cải hữu cơ 1
5,3
22,6
72,1
Rau cải hữu cơ 2
4,3
19,3
76,4
Đối chứng 1
1,7
7,4
90,9
Đối chứng 2
2,4
8,5
89,1
Qua bảng 3.8 cho thấy, các khu đất sản xuất theo mô hình hữu cơ có tỷ lệ limon cao
hơn và hàm lượng cát thấp hơn so với các ruộng sản xuất thông thường. Tuy nhiên, tỷ lệ phần
trăm các cấp hạt cơ giới trong mẫu đất thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào mô hình canh tác và

hệ thống cây trồng. Nhìn chung, sự dao động này diễn ra rất nhẹ nhưng sẽ có ảnh hưởng nhất
định đến hàm lượng chất hữu cơ, khả năng thấm nước và giữ nước của đất

14
3.2.3. Tính chất hóa học của đất
3.2.3.1. Đối với
pH
Hình 3.4. Kết quả phân tích giá trị pH đất của mẫu đất tại các khu thí nghiệm
Theo kết quả phân tích trên cho thấy, tất cả các mẫu đất trong các ruộng sản xuất hữu
cơ đều có giá trị pH trung tính (pH lớn hơn 6), rất thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Ngược lại, các khu vực sản xuất thông thường và đất đối chứng (pH mẫu
đất đối chứng lấy trung bình là 5,03) đều ở mức chua nhẹ.
3.2.3.2. Chất hữu cơ (OM)
Trong đất tự nhiên, nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn tích sinh vật bao
gồm xác động vật, thực vật và vi sinh vật. Đối với đất trồng trọt ngoài tàn tích sinh vật còn có
một nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên đó là phân hữu cơ. Kết quả phân tích hàm lượng
chất hữu cơ được thể hiện qua bảng và hình sau:

15

Hình 3.5. Kết quả phân tích OM của các mẫu đất nghiên cứu
Theo kết quả phân tích, hàm lượng chất hữu cơ ở các khu vực sản xuất hữu cơ cao hơn
so với khu vực sản xuất thông thường và khu đất đối chứng. Cụ thể, tính trung bình hàm
lượng chất hữu cơ ruộng dưa chuột hữu cơ cao gấp 1,5 lần hàm lượng chất hữu cơ ruộng dưa
chuột thông thường, gấp 1,7 lần khu đất đối chứng một và gấp 1,4 lần khu đất đối chứng 2.
Tương tự như vậy đối với mô hình sản xuất bí đao hữu cơ. Hàm lượng hữu cơ cao nhất đạt
được ở khu vực sản xuất rau cải hữu cơ. Đồng thời, rau cải hữu cơ cũng là loại cây trồng duy
nhất làm cho hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng lên nhiều và tương ứng với quá trình sinh
trưởng phát triển của cây trồng.
Theo tiêu chuẩn đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất, phân tích theo phương

pháp Walkley – Black thì các khu vực sản xuất theo mô hình hữu cơ có hàm lượng chất hữu
cơ ở mức trung bình. Dưa chuột, bí đao sản xuất thông thường và khu đất đối chứng nghèo
hàm lượng chất hữu cơ.
3.2.3.3. NPK dễ tiêu
* N dễ tiêu: trong đất N tồn tại chủ yếu ở dạng N – hữu cơ. Tuy nhiên, cây trồng chỉ
sử dụng chúng dưới dạng N khoáng (NH
4
+
và NO
3
-
). Đây là N – dễ tiêu trực tiếp nhưng
thường có hàm lượng nhỏ trong đất. NH
4
+
chiếm ưu thế hơn NO
3
-
trong đất ngập nước, còn
NO
3
-
lại nhiều hơn ở đất khô có quá trình oxy hóa mạnh. Hàm lượng amon (NH
4
+
) và nitrat
(NO
3
-
) trong đất thấp và luôn biến động, thường được bổ sung do quá trình khoáng hóa các

chất hữu cơ.
Bảng 3.12. Kết quả phân tích Ntp của các mẫu đất nghiên cứu
Tên mẫu
N tp
(mg/100g đất)
Tên mẫu
N tp
(mg/100g đất)

16
Dưa chuột hữu cơ 1
10,92
Bí đao hữu cơ 1
13,30
Dưa chuột hữu cơ 2
11,20
Bí đao hữu cơ 2
9,24
Dưa chuột hữu cơ 3
10,54
Bí đao hữu cơ 3
8,73
Dưa chuột thông thường 1
5,34
Bí đao thông thường 1
7,00
Dưa chuột thông thường 2
5,60
Bí đao thông thường 2
12,60

Dưa chuột thông thường 3
5,56
Bí đao thông thường 3
9,15
Rau cải hữu cơ 1
12,46
Đối chứng 1
7,84
Rau cải hữu cơ 2
5,18
Đối chứng 2
6,23


Hình 3.6. Kết quả phân tích hàm lƣợng Ntp của các mẫu đất nghiên cứu
Theo kết quả phân tích, hàm lượng N – dễ tiêu ở các mô hình sản xuất hữu cơ cao hơn
so với mô hình sản xuất thông thường và khu đất đối chứng.
Đối chiếu với tiêu chuẩn phân loại đất trên thì hầu hết các mẫu đất nghiên cứu đều là
đất giàu đạm, chỉ có khu vực sản xuất dưa chuột thông thường và rau cải hữu cơ ở giai đoạn
sắp thu hoạch là có hàm lượng đạm ở mức trung bình.
* P – dễ tiêu: photpho (lân) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng.
Trên thực tế, cây trồng không chỉ sử dụng P ở dạng hòa tan trong dung dịch đất mà còn có cả
những dạng P khó tan hơn. Vì vậy, P dễ tiêu trong đất được quan niệm bao gồm những dạng

17
hòa tan trong nước, trong axit hoặc bazo yếu, có thể cung cấp ngay cho thực vật.
Bảng 3.14. Kết quả phân tích P
2
O
5

của các mẫu đất nghiên cứu
Tên mẫu
P
2
O
5

(mg/100g đất)
Tên mẫu
P
2
O
5

(mg/100g đất)
Dưa chuột hữu cơ 1
66,25
Bí đao hữu cơ 1
44,48
Dưa chuột hữu cơ 2
31,95
Bí đao hữu cơ 2
39,06
Dưa chuột hữu cơ 3
27,12
Bí đao hữu cơ 3
35,87
Dưa chuột thông thường 1
56,12
Bí đao thông thường 1

38,64
Dưa chuột thông thường 2
64,13
Bí đao thông thường 2
47,14
Dưa chuột thông thường 3
49,75
Bí đao thông thường 3
37,18
Rau cải hữu cơ 1
47,99
Đối chứng 1
35,45
Rau cải hữu cơ 2
45,75
Đối chứng 2
34,56




Hình 3.7. Kết quả phân tích hàm lƣợng P
2
O
5
của các mẫu đất nghiên cứu
Theo kết quả phân tích, hàm lượng P – dễ tiêu ở các khu vực sản xuất hữu cơ cao hơn
so với khu vực sản xuất thông thường và khu đất đối chứng. Tuy nhiên, ở các khu vực sản
xuất hữu cơ, do cây trồng sử dụng một lượng lớn P – dễ tiêu trong quá trình sinh trưởng làm
cho hàm lượng của chúng bị giảm dần. Ở các khu vực sản xuất thông thường, hàm lượng P –

dễ tiêu tăng giảm thất thường, phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, bón phân của người sản
xuất.
Dựa vào tiêu chuẩn phân loại trên thì tất cả các mẫu đất nghiên cứu đều có hàm lượng
P – dễ tiêu lớn và thuộc loại đất giàu lân.
* K – dễ tiêu: Kali trong đất thường có nhiều hơn N và P. Trong quá trình hình thành
đất, hàm lượng N từ 0 (trong mẫu đất) đến có (trong đất), hàm lượng lân ít thay đổi. Còn hàm

18
lượng Kali có xu hướng giảm dần (trừ vùng đất khô hạn).
Hàm lượng Kali trong đất phụ thuộc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa và hình thành
đất, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác và phân bón.
Bảng 3.16. Kết quả phân tích hàm lƣợng K
2
O của các mẫu đất nghiên cứu
Tên mẫu
K
2
O
(mg/100g đất)
Tên mẫu
K
2
O
(mg/100g đất)
Dưa chuột hữu cơ 1
31,61
Bí đao hữu cơ 1
67,89
Dưa chuột hữu cơ 2
51,40

Bí đao hữu cơ 2
73,07
Dưa chuột hữu cơ 3
57,63
Bí đao hữu cơ 3
72,17
Dưa chuột thông thường 1
23,08
Bí đao thông thường 1
32,55
Dưa chuột thông thường 2
24,54
Bí đao thông thường 2
27,84
Dưa chuột thông thường 3
27,93
Bí đao thông thường 3
23,46
Rau cải hữu cơ 1
79,20
Đối chứng 1
34,91
Rau cải hữu cơ 2
91,45
Đối chứng 2
35,89


Hình 3.8. Kết quả phân tích hàm lƣợng K
2

O của các mẫu đất nghiên cứu
Theo kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng K – dễ tiêu trong đất có xu hướng
tăng dần tương ứng với quá trình sinh trưởng của cây trồng, duy nhất trong mẫu đất bí
đao thông thường có hàm lượng K – dễ tiêu giảm dần. Tuy nhiên, ở các cây trồng khác
nhau và ở các hình thức canh tác khác nhau thì hàm lượng K – dễ tiêu trong đất thay đổi

19
khác nhau.
Đối chiếu với thang phân loại đất dựa vào hàm lượng K-dễ tiêu (theo Matlova), tất cả
các mẫu đất nghiên cứu đều có hàm lượng K – dễ tiêu lớn và thuộc loại đất khá giàu K – dễ
tiêu.
3.2.3.4. CEC và một số cation trao đổi
CEC: dung tích trao đổi cation của đất hay khả năng trao đổi cation là lượng ion lớn
nhất được đất hấp phụ có khả năng trao đổi và được biểu thị bằng ldl/100g đất. Đây chính là
quá trình hấp phụ lý hóa được thực hiện nhờ keo đất.


Hình 3.10. Kết quả phân tích CEC của các mẫu đất nghiên cứu
Theo kết quả phân tích trên, giá trị CEC ở các mẫu đất sản xuất theo hình thức hữu cơ
luôn cao hơn so với mô hình sản xuất thông thường và mẫu đối chứng. Đồng thời, CEC cũng
có sự thay đổi tương ứng với quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Tuy nhiên, sự thay đổi
này khác nhau ở các loại cây trồng khác nhau.
Theo PGS. TS Nguyễn Xuân Cự: “Giá trị CEC trong đất càng cao càng tăng cường
khả năng hấp phụ và trao đổi cation của đất với cây trồng. Nhìn chung, CEC trong đất được
gọi là thấp nếu nhỏ hơn 10 ldl/100g đất và nếu cao hơn 15 ldl/100g đất là cao, trung bình là từ
10 – 15 ldl/100g đất”. Như vậy, trong các mẫu đất nghiên cứu, hầu hết có giá trị CEC ở mức
thấp, chỉ có mẫu đất dưa chuột hữu cơ một và rau cải hữu cơ hai là ở mức trung bình.

20


Hình 3.11. Kết quả phân tích một số cation trao đổi của các mẫu đất nghiên cứu
Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lượng cation trao đổi riêng lẻ như: Ca, Na, Mg
trong các mẫu đất hữu cơ đều cao hơn mẫu đất sản xuất thông thường và mẫu đất đối chứng.
Như vậy, kết quả phân tích các tính chất lý, hóa, sinh học của đất đã cho thấy hệ thống
cây trồng cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác có tác động rất lớn đến tính chất đất. Trong
tất cả các mẫu đất nghiên cứu, mô hình canh tác hữu cơ thể hiện rất rõ ưu thế của nó trong việc
cải tạo đất: tăng hàm lượng chất hữu cơ, NPK – dễ tiêu, pH đất trung tính, hàm lượng limon
được cải thiện hơn, số lượng vi sinh vật có ích lớn Ngoài ra, chất lượng nông sản được đảm
bảo, đa dạng sinh học trên đồng ruộng được duy trì, an toàn cho người sản xuất và tiêu
dùng Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần phải được phát triển và nhân rộng diện tích,
thay thế cho các mô hình sản xuất thông thường (truyền thống) trong thời gian tới.
3.3. Hiệu quả kinh tế – xã hội
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế một số loại rau thực nghiệm (đơn vị: 1000 đồng)
Loại rau
Chi phí
Doanh thu
Lợi
nhuận
Giống
Phân
chuồng
Làm
đất
Phân
vô cơ
Thuốc
trừ sâu
Tổng
Năng
suất

(kg)
Giá
thành
Thu
nhập
Bí đao thường
300
700
150
630
600
2 380
2 300
6
13800
11 420
Bí đao hữu cơ
300
2500
0
0
0
2800
1560
13
20 280
17 480
Rau cải thường
50
350

150
140
50
740
220
7
1540
800
Rau cải hữu cơ
100
1250
0
0
0
1 350
160
13
2 080
730

21
Dưa chuột thường
110
500
150
480
350
1590
620
5

3100
1 510
Dưa chuột hữu cơ
240
2 000
0
0
0
2 240
400
13
5 200
2 960
Nguồn: Số liệu nghiên cứu




Hình 3.12. Hiệu quả kinh tế của một số loại rau nghiên cứu

Qua bảng trên cho thấy, mặc dù sản xuất theo mô hình thông thường có năng suất cao
hơn so với sản xuất hữu cơ, gấp khoảng gần 1,5 lần nhưng hiệu quả kinh tế của ba loại rau
hữu cơ cao hơn. Duy nhất chỉ rau cải thường là có mức lợi nhuận cao hơn so với rau cải hữu
cơ. Điều này là do ruộng rau cải thường này được trồng vào khoảng tháng 6, đây là giai đoạn
thời tiết không thuận lợi làm rau trên thị trường khan hiếm và rau cải lúc này bán được với
giá cao, 7000 đồng/kg, bình thường chỉ từ 2000 đến 3000 đồng/kg. Trong ba loại rau, bí đao
là loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đặc thù của rau hữu cơ Thanh Xuân được
sản xuất theo đơn đặt hàng với nhiều loại rau khác nhau nên các nhóm sản xuất phải phân bố
hợp lý, không thể tập trung vào các sản phẩm rau có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo được yêu
cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khắc phục
3.4.1. Thuận lợi
- Có vị trí địa lý thuận lợi.
- Đất đai Thanh Xuân màu mỡ.

22
- Mô hình NNHC đã xây dựng được cho mình thương hiệu rau hữu cơ Thanh Xuân
dựa trên tiêu chuẩn PGS.
3.4.2. Những khó khăn
- Nông dân quen với sản xuất nông nghiệp truyền thống.
- Đất đai manh mún, năng suất thấp.
- Đầu tư ban đầu cho NNHC lớn, mất thời gian, tốn công lao động
- Phụ thuộc nhiều vào điệu kiện thời tiết.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định.
3.4.3. Các giải pháp khắc phục
- Nhanh chóng hoàn tất chính sách dồn điền đổi thửa để bà con Thanh Xuân yên tâm
sản xuất.
- Gia tăng diện tích đất trồng NNHC để đa dạng hóa loại rau và sản lượng đáp ứng nhu
cầu của thị trường.
- Nhà nước cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về rau hữu cơ tạo điều kiện cho các mô hình
sản xuất NNHC áp dụng.
- Xây dựng kế hoạch marketing thông qua hội nghị, giao lưu văn hóa, tour du lịch…
- Cần sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, tổ chức nước ngoài cung cấp vốn đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị…
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong thương mại.

References

Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Anh, (2009), Đánh giá hiệu quả của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh vật

bón cho cây thuốc lá tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
2. Bộ môn Khoa học đất, PGS. TS. Trần Văn Chính chủ biên (2006), giáo trình thổ nhưỡng
học, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nông nghiệp hữu cơ – cơ hội và thách
thức, chuyên đề Khoa học Công nghệ và Kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn.
4. TS. Phạm Tiến Dũng (2012), sản xuất hữu cơ góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
5. Lê Đức (chủ biên), PGS.TS. Trần Khắc Hiệp, TS. Nguyễn Xuân Cự, ThS. Phạm Văn
Khang, CN. Nguyễn Ngọc Minh (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, nhà
xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
6. Lê Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc

23
Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), Phương pháp phân tích đất nước phân bón cây trồng, nhà
xuất bản giáo dục – 2000.
7. PGS. TS. Nguyễn Đình Mạnh (1998), phân tích nông hóa – thổ nhưỡng, nhà xuất bản
nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Mười, Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Hoàng Văn Mùa, Phạm Thanh Nga,
Đào Châu Thu (2000), Giáo trình thổ nhưỡng học, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
9. TS. Trịnh Khắc Quang, ThS. Vũ Thị Hiển (2007), Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ
thuật và đề xuất giải pháp kinh tế xã hội phát triển sản xuất rau cải ngọt và dưa chuột
theo phương thức canh tác hữu cơ vùng ngoại ô Hà Nội.
10. TS. Cao Kỳ Sơn (2012), Canh tác trên nền hữu cơ chế biến – một trường hợp nghiên cứu
sản xuất nông nghiệp hữu cơ, viện thổ nhưỡng nông hóa.
11. Đào Châu Thu và cộng sự (2005), Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải sinh hoạt
hữu cơ và phế thải nông nghiệp dùng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp vùng
ngoại vi thành phố.
12. Ủy ban nhân dân xã Thanh Xuân (2008), Sổ tay hướng dẫn sản xuất rau hữu cơ
13. Ủy ban nhân dẫn xã Thanh Xuân (2011), Sổ tay giới thiệu và hoạt động hội nông dân,
nhóm sản xuất rau hữu cơ Sóc Sơn, Hội nông dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
14. Đỗ Hồng Yến (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón (NPK) tới sinh trưởng, phát

triển, năng suất và một số tính chất sinh hóa học của đất trồng thuốc lá tại huyện Lục
Nam tỉnh Bắc Giang.
Tài liệu Tiếng Anh
15. ATCWG Focal Point of Viet Nam, Ministry of agriculture and Rural development (2008),
“APEC regional development of organic agriculture in term of APEC food system and
market access”.
16. Clevo Wilson and Clern Tisdell 2001, “Why farmers continue to use pesticides despite
environmental, health and sustainable costs”, Ecological Economics, 39, pp.449 – 462.
17. Erniel B. Barrios and Genelyn Ma.F.Sarte, (2008), “monitoring sustainable agriculture in
Southeast Asia. Internaional journal of sustainable development”, 15, pp. 95 – 102.
18. Jules Pretty (2008), “Agricultural sustainablity: concepts, principles and evidence”,
Philosophical transactions of the royal society B, 363, pp. 447 – 465.
19. Nadia El-Hage Scialabba (2007), “organic agriculture and food security”, food and
agricultural organizantion of the United Nations, Italy.
20. Miguel A Altieri (2004), “linking ecologists and traditional farmers in the search for
sustainable agriculture”, Front Ecol Environ, 2(1), pp. 35 – 42.

24
21. M.Qadir, J.D.Oster (2004), “Crop and irrigation management strategies for saline – sodic
soils and waters aimed at environmentally sustainable agriculture”, science of the Total
Environment, 323, pp. 1 – 19.
22. Peter R. Hobbs, Ken Sayre and Rạ Gupta (2008), “The role of conservation agricultue in
sustainable agriculture”, 363, pp. 543 – 555.
23. United Nations (2008), “organic agriculture and food security in Africa”, United Nations,
New York and Geneva.

Một số trang web tham khảo:
24.
25. />91%2010%20-%202011/TGDL.pdf
26. ( )

27.
28.

×