Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỐI TÁC TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.35 KB, 73 trang )

Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỐI TÁC
TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2
(Ban hành kèm theo công văn số 175/NMPRP2-CPO ngày 16/12/2011)

Ban Điều phối Dự án Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang web: giamngheo.mpi.gov.vn


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
1. MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG DẪN.................................................................................5
2. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ.....................................................................................................5
2.1 Cơ sở.......................................................................................................................5
2.2 Căn cứ.....................................................................................................................7
3. NHỮNG ĐỐI TÁC TIỀM NĂNG..............................................................................11
3.1 Các cơ quan nhà nước khác...................................................................................11
3.2 Các công ty tư nhân kinh doanh nông nghiệp.......................................................12
3.3 Các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ..................................................13
3.4 Các ngân hàng.......................................................................................................14
3.5 Trường Cao đẳng và trường Đại học....................................................................15
3.6 Nghiên cứu: Các cơ quan trong nước và quốc tế...................................................15
Nghiên cứu cách để tăng năng suất và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cho các hộ
sản xuất nhỏ, cải thiện chuỗi cung cấp và mở rộng liên kết giữa nông dân và thị
trường đang được triển khai bởi các viện nghiên cứu trong nước (ví dụ cơ quan thuộc
Bộ NN&PTNT) và các cơ quan nghiên cứu quốc tế (ví dụ như ACIAR)...................15
Điểm mạnh: có các công nghệ mới, các tài liệu hướng dẫn, chuyên môn kỹ thuật
trong nhiều khía cạnh về phát triển kinh tế và xã hội, và liên kết hiệu quả với các tổ
chức quốc tế tốt nhất. Có khả năng để đánh giá các lựa chọn thay thế để cải thiện thu


nhập cho nông dân; chất lượng các ấn phẩm xuất bản cao. Có tiềm năng về đào tạo
cho nông dân và cán bộ dự án thông qua sự tham gia với các cơ quan nghiên cứu, dự
án trong lĩnh vực của họ, cũng như thông qua sự tham gia trong các hội thảo, vv.....16
Điểm yếu: Ít sự hiện diện ở nông thôn, tập trung nhiều vào học thuật, cần nhiều thời
gian trước khi tìm ra khoa học kỹ thuật có thể áp dụng, phù hợp với nông dân.........16
3.7 Hiệp hội thương mại và Hợp tác xã và Các tổ chức khác.....................................16
4. HÌNH THÀNH CÁC ĐỐI TÁC..................................................................................19
4.1 Đối tác với các cơ quan nhà nước khác.................................................................19
4.2. Thiết lập đối tác với các công ty tư nhân..............................................................20
4.3 Thiết lập đối tác với tổ chức phi chính phủ và hợp tác với các nhà tài trợ............22
4.4 Thiết lập đối tác với các ngân hàng......................................................................23
4.5 Thiết lập đối tác với các trường cao đẳng và đại học...........................................24
4.6 Hình thành đối tác với Hợp tác xã, Hiệp hội thương mại......................................24
4.7 Thiết lập quan hệ đối tác với các cơ quan nghiên cứu...........................................25
PHỤ LỤC........................................................................................................................27
PHỤ LỤC 1: KHUÔN KHỔ PHỐI HỢP VÀ DIỄN ĐÀN ĐỐI TÁC THƯỜNG NIÊN
.........................................................................................................................................28
PHỤ LỤC 2: THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI CÁC CÔNG TY TƯ NHÂN:
THOẢ THUẬN SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ...................................................................31
PHỤ LỤC 3: THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH
PHỦ VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC CƠ QUAN TÀI TRỢ....................................................42
PHỤ LỤC 4: THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI CÁC NGÂN HÀNG.................46
PHỤ LỤC 5: THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC KHÁC,
TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC................................................................................48
Vai trò tiềm năng của các đối tác.....................................................................................50
PHỤ LỤC 6: XÁC ĐỊNH ĐỐI TÁC, QUY ĐỊNH MUA SẮM VÀ BÁO CÁO............52
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ TRANG WEB THAM KHẢO THÔNG TIN............................57
PHỤ LỤC 8: HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ ĐỐI TÁC...................................................60

2



3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AA
ACIAR
ADB
ADDA
AFD
AUSAID
CARE
CASRAD
CF
CIDA
CIG
CIRAD
DANIDA
ĐPDATW
GRET
GTZ
HELVATAS
IFAD
IPSARD
JICA
KH&ĐT
NGO
NHTG
NMPRP2

NN&PTNT
NOMFASI
Oxfam
QLDA
SDC
SRD
TBXH
WV

Action Aid
Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc
Ngân hàng phát triển Châu Á
Phát triển Nông nghiệp Châu Á Đan Mạch
Cơ quan phát triển Pháp
Cơ quan phát triển quốc tế Úc
Tổ chức phi chính phủ CARE
Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp
Hướng dẫn viên cộng đồng
Cơ quan phát triển quốc tế Canada
Nhóm đồng sở thích
Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp phát triển quốc tế Pháp
Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch
Điều phối dự án Trung ương
Nhóm trao đổi kỹ thuật và nghiên cứu
Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức
Hiệp hội hợp tác quốc tế Thụy Điển
Quỹ quốc tế về phát triển Nông nghiệp
Viện chính sách và chiến lược Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Kế hoạch & Đầu tư

Tổ chức phi chính phủ
Ngân hàng thế giới
Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học Nông-Lâm nghiệp Vùng núi phía Bắc
Oxfam Anh
Quản lý dự án
Cơ quan phát triển và hợp tác Thụy Điển
Trung tâm phát triển nông thôn bền vững
Thương binh xã hội
Tầm nhìn Thế giới

4


HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP ĐỐI TÁC SẢN XUẤT1
1. MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG DẪN
Hướng dẫn này nhằm:
(i)

Mô tả cách tiếp cận

(ii)

Giải thích sự cần thiết của đối tác sản xuất đối với dự án

(iii)

Xác định những đối tác tiềm năng


(iv)

Đưa ra hướng dẫn về thiết lập đối tác

2. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ
2.1 Cơ sở

Chính phủ Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và đồng tài
trợ, Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã thực hiện thành công Dự án Giảm nghèo
các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2002-2007. Dự án Giảm nghèo các tỉnh
miền núi phía bắc giai đoạn 2 (NMPRP-2) là dự án mới kế tiếp nhằm giúp
củng cố những kết quả tích cực trong nỗ lực giảm nghèo và cũng góp phần
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về tăng trưởng kinh tế và giảm
nghèo trong khu vực. Mục tiêu Phát triển Dự án là:
“Nhằm nâng cao mức sống người hưởng lợi của Dự án bằng cách (i)
tăng khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng sản xuất; (ii) nâng cao năng lực
sản xuất và thể chế của chính quyền địa phương và cộng đồng; và (iii)
tăng liên kết thị trường và sáng kiến kinh doanh.”
Xây dựng sinh kế bền vững để giảm nghèo là phần quan trọng trong Dự án
Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2. Mục tiêu Dự án là tăng
việc làm và tăng cơ hội tạo thu nhập cho các hộ nghèo ở nông thôn trong các
xã mục tiêu. Giai đoạn thí điểm - phần lớn dựa trên những kinh nghiệm sinh
kế ở Việt Nam - sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2011. Căn cứ vào đánh giá giai
đoạn thí điểm, Dự án sẽ tiếp tục những phương pháp, cách thức được coi là
thành công hoặc có tiềm năng lớn nhất nhằm hỗ trợ sinh kế bền vững trong
vùng Dự án.
Dựa trên thành công của các sáng kiến ở Việt Nam và các nước khác, Dự án
1

Tài liệu/Hướng dẫn này được sử dụng cho Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi Phía bắc giai đoạn 2. Hướng dẫn

là kết quả từ các cuộc thảo luận với các cán bộ dự án, các công ty kinh doanh về nông nghiệp, tổ chức phi chính phủ,
thông tin về sinh kế trên trang web, cán bộ Ngân hàng Thế giới, các dự án tương tự, và các tài liệu ngành về Việt
Nam, từ các cuộc đối thoại Nam-Nam về các dự án phát triển hướng tới cộng đồng ở Bangladesh, Ấn Độ và Sri
Lanka.

5


kết hợp 2 cách tiếp cận (i) tiếp cận dựa trên nguồn lực và (ii) tiếp cận
hướng tới thị trường nhằm phát triển sinh kế cho người nghèo và kết nối họ
với thị trường. Cả hai cách tiếp cận này giúp nhà sản xuất và người mua gần
nhau hơn. Các sản phẩm mới và các liên kết kinh doanh mới với các nhà sản
xuất nhỏ ở nông thôn được khuyến khích. Hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề cho
thanh niên sẽ giúp đa dạng nguồn thu nhập.
Có 4 tiểu hợp phần sinh kế:
(i)

Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng các cơ hội thị trường và các sáng kiến
liên kết kinh doanh. Tiểu hợp phần này bao gồm các nghiên cứu và
phân tích, đối tác sản xuất và quỹ sáng kiến.

(ii)

Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất. Phần này
sẽ đầu tư vào các tổ chức kinh tế của người nghèo và tăng khả năng
tiếp cận tài sản, tín dụng, kỹ năng, khoa học và kỹ thuật, và thị
trường.

(iii)


Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội
của phụ nữ. Phần này sẽ hỗ trợ các hoạt động do nhóm phụ nữ thôn
bản lựa chọn nhằm nâng cao địa vị kinh tế xã hội của họ.

(iv)

Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề và liên kết thị trường,
Phần này cung cấp các kỹ năng thị trường.

Văn kiện Thẩm định Dự án (PAD) chỉ ra rằng:
Dự án sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác với khu vực nhà nước, các
công ty tư nhân, doanh nghiệp tập thể và/hoặc tổ chức phi chính phủ
để hỗ trợ các sáng kiến liên kết kinh doanh trong 2 hoặc 3 tiểu ngành
/sản phẩm chiến lược. Dự kiến mỗi đối tác sẽ cung cấp gói dịch vụ
trong hai hoặc nhiều phân đoạn sau: tăng cường tiếp cận tín dụng; hỗ
trợ tăng năng suất và nâng cao chất lượng; hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng
công nghệ; dịch vụ thông tin và cơ sở hạ tầng hậu cần; đóng gói, dán
nhãn và xây dựng thương hiệu; và hỗ trợ tiếp thị bao gồm quy định
mua lại chính thức. Các hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung ứng sản
phẩm, hợp đồng dịch vụ sẽ được xây dựng từ hợp phần này.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Dự án (PIM) có thêm hướng dẫn giải thích vai trò
của đối tác sản xuất:
Những sự phối hợp này sẽ kết hợp các nhà sản xuất và liên kết họ với
các công ty ở các cụm xã hoặc huyện phụ thuộc vào quy mô và khả
năng kinh tế. Các nỗ lực này hướng tới giảm rủi ro kỹ thuật, thương
mại, tài chính và/hoặc xã hội; tăng năng suất; và tạo ra thu nhập trong
chuỗi giá trị mà các bên đều hưởng lợi.
Dự án sẽ tìm hiểu những quy định đối tác chiến lược với các ngân
hàng thương mại để tạo điều kiện cho người nghèo dễ dàng tiếp cận tài
chính hơn. Dự án sẽ hỗ trợ các ngân hàng tạo ra nguồn nhân viên để

6


hỗ trợ các khách hàng của dự án; tạo chuỗi liên kết giữa các khâu
trong sản xuất kinh doanh; và cải tiến sản phẩm/kênh cung cấp. Tương
tự, dự án sẽ liên kết với các tổ chức nguồn lực/NGOs để tăng cường
các nhóm tín dụng và tiết kiệm tại xã/thôn bản để khiến họ trở thành
các khách hàng tín dụng tin cậy cho ngân hàng thương mại.
Dự án sẽ tham gia vào tham vấn cho các bên có liên quan để xây dựng
hướng dẫn cho các đối tác trong lĩnh vực sinh kế. Dự án sẽ tổ chức
“Diễn đàn Đối tác” thường niên để thu hút các nhà tham gia thị
trường như nhà cung cấp đầu vào, các đơn vị dịch vụ, người mua hàng
lớn, nhà sản xuất nhỏ. Dự án sẽ thành lập Ban Chuyên Gia tại Ban
ĐPDATW (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm từ Bộ
KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ Lao động TBXH, các ngân hàng, Hiệp hội
Thương mại….) để sàng lọc và phê duyệt các đề xuất đối tác. Ban
ĐPDATW sẽ tuyển các tư vấn kỹ thuật để hỗ trợ các công việc cho Ban
chuyên gia và phát triển hướng dẫn PPP. Các diễn đàn này dự kiến sẽ
được tổ chức tại cấp trung ương vào các năm đầu. Dựa vào kinh
nghiệm đã có, các diễn đàn ở tỉnh cũng sẽ được tổ chức. Ban QLDA
Tỉnh sẽ phân công cán bộ có trách nhiệm thực hiện công việc liên quan
đến các đối tác sinh lợi như thực hiện đề xuất, tham gia vào đàm phán,
dự thảo các Biên bản ghi nhớ và xem xét việc thực hiện của các đối
tác. (Trang 52, Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án)
2.2
2.1.1

Căn cứ

Ưu tiên nhóm mục tiêu


Vùng dự án gồm 6 tỉnh miền núi phía bắc nghèo nhất, trong đó 4 tỉnh đã tham
gia giai đoạn 1 (tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình) và hai tỉnh mới
(tỉnh Lai Châu và Điện Biên), những tỉnh này được lựa chọn vì là những tỉnh
nghèo nhất trong vùng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đói nghèo
như: hạn chế về tiếp cận đường xá, giáo dục, y tế, dịch vụ tài chính đều là
những yếu tố góp phần làm đói nghèo. Có những khu vực tập trung nhiều
người dân tộc thiểu số, có tỷ lệ đói nghèo cao, và an ninh lương thực chưa
được đảm bảo. Phân tích Xã hội Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (năm
2009)2 tìm ra 6 nguyên nhân chính giải thích tại sao người dân tộc thiểu số,
hiện chiếm phần lớn dân số của 6 tỉnh, lại nghèo hơn: trình độ học vấn thấp
hơn, đi lại khó khăn, tiếp cận dịch vụ tài chính ít, thiếu đất sản xuất, tiếp cận
thị trường kém hơn và định kiến và các rào cản văn hóa khác, kể cả mạng lưới
xã hội ít hơn và bị phân biệt đối xử. Phụ nữ thường ít được đi học hơn nam
giới và vì thế họ cũng ít được tiếp cận các nguồn lực sản xuất.
Trong cuộc đối thoại chính sách với các cộng đồng nghèo trong những vùng
dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai (có các dân tộc như H’mong, Dao, Kinh, Tày,
Phù Lá, Hàn, Nùng và Giáy) và các vùng dân tộc khác tại Việt Nam, thông
2

Ngân hàng Thế giới (2009). Phân tích Xã hội Quốc gia: Dân tộc và Sự Phát triển tại Việt Nam. Báo cáo Tóm tắt

7


điệp ưu tiên dành cho người nghèo đã được nêu ra. 3 Ưu tiên đầu tiên là xây
dựng vốn con người của các dân tộc thiểu số, bao gồm “tiếp cận với thông tin
kinh tế xã hội, cải thiện cơ hội học tập và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.”
Những ưu tiên khác là về giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội ở những
vùng núi xa xôi, hẻo lánh cũng như (i) cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản; (ii) tăng

cường và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; (iii) nâng cao sự tham gia của
người nghèo vào thị trường; (iv) xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và
các doanh nghiệp gia đình; (v) cải thiện tiếp cận với các dịch vụ tín dụng và
tài chính; và (vi) đào tạo (đặc biệt là dạy nghề) và thông tin.
2.1.2 Cải thiện Sinh kế của nhóm Mục tiêu
Nhằm hỗ trợ việc thiết kế Dự án, báo cáo “Sinh kế khả thi” đã được xây dựng
cho 5 tỉnh trong 6 tỉnh dự án. 4 Báo cáo GRET đưa ra 19 đề xuất hoạt động tạo
thu nhập cho 5 trong 6 tỉnh dự án, kể cả sản xuất ở cấp nông trại, dịch vụ hỗ
trợ và cơ sở hạ tầng liên quan. Nghiên cứu không được thực hiện tại tỉnh Điện
Biên. Các hoạt động tạo thu nhập bao gồm:
o Tỉnh Hòa Bình: Lâm ngiệp, chăn nuôi (trâu, gia súc, lợn)
o Tỉnh Sơn La: Lâm nghiệp, trồng trọt trên ruộng bậc thang, nuôi gà, lợn
bản, trồng cây trên đất dốc và dịch vụ thú y
o Tỉnh Lai Châu: Trồng lúa thâm canh, nuôi trâu trong chuồng cải tiến,
thảo quả
o Tỉnh Lào Cai: Chè “Shan tuyết”, thêu, dệt thổ cẩm, thủy sản, nuôi lợn,
nông-lâm nghiệp
o Tỉnh Yên Bái: Nuôi gà, khai hoang đất, dịch vụ nông nghiệp và chế
biến gỗ
Mặc dù có nhiều khía cạnh về sản xuất, dịch vụ và cơ sở hạ tầng được phân
tích tốt, nhưng những đề xuất trong báo cáo của GRET vẫn còn chung chung,
không cụ thể để các tỉnh có thể đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp.
Báo cáo không xác định chi phí và lợi ích cho nhà sản xuất hay đánh giá chuỗi
giá trị nhằm xác định khâu nào cần cải thiện để hỗ trợ việc thực hiện chương
trình sinh kế. Vì thế, một số công việc bổ sung cần được tiến hành như một
phần của các hoạt động “đánh giá hiện trạng”, những hoạt động này đã được
đưa vào kế hoạch hành động của NMPRP-2 và được coi là cơ sở cho việc thiết
kế các biện pháp can thiệp đối với sinh kế.
Quan hệ đối tác về nghiên cứu, ví dụ, giữa các cơ quan trong nước (ví dụ như
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp, Viện Khoa học

Lâm nghiệp và Nông nghiệp miền núi phía Bắc, các tổ chức trong tỉnh và
huyện, và các trường đại học) và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế
3

Edwin Shanks và Carrie Turk (2002 Việt Nam: Tham vấn địa phương về dự thảo chiền lược toàn diện về tăng
trưởng và giảm nghèo. Tập II, Tổng hợp kết quả và phát hiện, Khuyến nghị Chính sách từ người nghèo
4
Báo cáo Kết quả Nghiên cứu – Sinh kế Khả thi-NMPRP 2 tại tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
Tổ chức GRET tại Việt Nam năm 2009.

8


Úc (ACIAR), cơ quan tài trợ hàng đầu cho các nghiên cứu quốc tế ở khu vực
Tây Bắc, đang tìm kiếm những kỹ thuật tiềm năng mới cho các hộ nông dân
sản xuất quy mô nhỏ. Những nội dung này bao gồm làm vườn (hoa quả và các
loại rau ôn đới có giá trị cao), sản xuất bền vững các loại nông sản hàng hóa
(ví dụ như ngô) và các sản phẩm chăn nuôi và lâm nghiệp. Ngoài ra, nghiên
cứu còn tập trung vào việc cải thiện chuỗi cung ứng từ các hộ nông dân sản
xuất nhỏ hướng tới thị trường có giá trị hơn. ACIAR hợp tác với nhiều cơ
quan nghiên cứu trong nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Dù các nghiên cứu đã rất nỗ lực, rất ít kỹ thuật sản xuất mới ngay lập tức có
thể sẵn sàng để đưa vào sản xuất.
Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu và cơ quan khuyến nông thuộc Bộ
NN&PTNT/Sở NN&PTNT và ở cấp huyện là điều cần thiết để dự án có thể sử
dụng được đầy đủ các kỹ thuật mới giúp mang lại thu nhập và những hướng
dẫn tốt nhất cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ, cộng với việc hiểu được giá trị
của công trình nghiên cứu mới có liên quan đến các hộ nông dân sản xuất nhỏ
ở khu vực Tây Bắc.
2.1.3 Hạn chế về năng lực của Dự án để vươn tới nhóm mục tiêu

Khả năng tiếp cận với nhóm mục tiêu của dự án còn hạn chế - do đó phải phát
triển quan hệ đối tác hiệu quả để hỗ trợ kịp thời cho các sinh kế bền vững.
Những yếu tố chính làm hạn chế khả năng tiếp cận các nhóm mục tiêu của dự
án như sau:
• 27 huyện với 230 xã tham gia dự án khá tách biệt với trung tâm
tỉnh và tách biệt với nhau - và khoảng cách mà cán bộ dự án phải
di chuyển là rất lớn.5
• Cán bộ sinh kế dự án (hiện có 178 cán bộ sinh kế, trong đó có
150 CFs), tách biệt với nhau. Mỗi cán bộ CF phải chịu trách
nhiệm hơn 1,000 hộ tại tỉnh Yên Bái, Sơn La và Hòa Bình, và
960 hộ tại tỉnh Lào Cai. Tại hai tỉnh “mới” tham gia dự án, số
lượng hộ mà mỗi CF chịu trách nhiệm hợp lý hơn: 623 hộ/CF tại
tỉnh Điện Biên và 494 hộ/CF tại tỉnh Lai Châu. 6
• Sự phối hợp, hợp tác với cán bộ của các tổ chức khác, đặc biệt là
phòng NN&PTNT ở cấp huyện, là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề
này vẫn chưa được triển khai.
5

Tại Sơn La và Hòa Bình, khoảng cách mà các CF phải di chuyển giữa các xã có thể lên đến 70 km, thậm chí nhiều
hơn đối với những thôn bản nằm trong khu vực xã biên giới, có thể hơn 100 km. So sánh với Dự án giảm nghèo và
trao quyền Tamil Nadu, được NHTG tài trợ, dự án “Puthu Vazhvu” ở Ấn Độ cũng dựa trên nguyên tắc phát triển
hướng tới cộng đồng, 1 điều phối viên cộng đồng của họ chịu trách nhiệm 4-5 thôn bản với bán kính chỉ 4-5 km.
6

Mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1cán bộ khuyến nông/ 500 hộ như quy định của Bộ
NN&PTNT (2000) Hoạt động khuyến nông 1993-2000 và định hướng hoạt động khuyến nông 2001-2010. Số liệu
này được trích dẫn trong Văn kiện thảo luận 152, Khuyến nông, đói nghèo và dễ bị thương tổn tại Việt Nam, Nghiên
cứu Quốc gia dành cho Sáng kiến Neuchatel, Malin Beckman, Thụy Điển, Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp năm
2001.


9


• Phần lớn cán bộ sinh kế, đặc biệt là CF, còn rất trẻ, thiếu kinh
nghiệm làm việc cơ bản và không sinh sống tại xã. Họ thiếu kinh
nghiệm thực tế về cách hỗ trợ cộng đồng địa phương xây dựng
sinh kế bền vững hiệu quả (ví dụ, để hỗ trợ các hoạt động mang
lại thu nhập mà đã được xác định trong báo cáo GRET), và hầu
hết không nói được tiếng địa phương. Một số cán bộ sinh kế
huyện làm việc kiêm nhiệm.
• Cần tổ chức đào tạo tại chỗ để nâng cao năng lực cho cán bộ dự
án thực hiện chương trình sinh kế theo kế hoạch.
2.1.4 Đối tác: Giúp giảm nghèo nhóm mục tiêu
Các đối tác sản xuất là một hoạt động phổ biến của cách tiếp cận phát triển
hướng tới cộng đồng (CDD), cách tiếp cận làm căn cứ cho thiết kế dự án.
Trong một loạt cuộc họp qua cầu truyền hình do NTHG tổ chức, cuộc đối
thoại Nam-Nam với 5 dự án dựa trên cách tiếp cận phát triển hướng tới cộng
động tại Bangladesh, Ấn Độ, và Sri Lanka. Ban ĐPDATW đã tham gia cùng
với cán bộ dự án tương tự ở Đông Á như Lào, Campuchia và Philippin.
Những dự án này đều thiết lập quan hệ đối tác thành công với công ty tư
nhân, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức của cộng đồng khác, cơ quan chính
phủ, hợp tác xã và ngân hàng, v.v ở cấp địa phương, tỉnh và bang nhằm nâng
cao năng lực của họ trong việc tiếp cận người nghèo, bao gồm cả các nhóm
dân tộc thiểu số, và mở rộng kết nối với thị trường nhằm cải thiện sinh kế. 7
Chẳng hạn, tại Việt Nam, Dự án Cạnh tranh ngành nông nghiệp do NHTG tài
trợ đang hợp tác với các công ty kinh doanh nông nghiệp nhằm mở rộng thu
nhập nông nghiệp cho nông dân nghèo. Tại tỉnh Điện Biên, tổ chức phi chính
phủ địa phương, Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CCD) đang thực hiện dự án
SIEED (do CARE điều phối và EC tài trợ). Các cán bộ tại thôn bản hỗ trợ
việc hình thành nhóm đồng sở thích, và cung cấp gói hỗ trợ đầu vào/hỗ trợ sản

xuất kỹ thuật/dịch vụ tiếp thị đối với các hoạt động tạo thu nhập cho người
nghèo; dự án này được Ban quản lý dự án tỉnh Điện Biên quan tâm. Các công
ty tư vấn cá nhân và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam cũng có kinh
nghiệm về đánh giá hiện trạng, trong đó bao gồm phân tích chuỗi giá trị. Ở
khu vực Tây Bắc, quan hệ đối tác về nghiên cứu đang giúp tìm ra những kỹ
thuật mới và phương pháp tiếp cận theo định hướng thị trường, tập trung vào
cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ.
2.1.5. Tóm tắt: Lý do lựa chọn đối tác
Sự cần thiết của tiếp cận đa chiều nhằm giảm nghèo và hỗ trợ sinh kế bền
vững, việc thiếu các các bộ dự án có kinh nghiệm và được đào tạo có khả
7

Các chuyến thăm tới những dự án Nam Á này của các cán bộ dự án đã diễn ra vào năm 2011 nhằm nâng cao sự
hiểu biết về những bài học của họ, bao gồm cách hình thành đối tác hiệu quả.

10


năng làm việc hiệu quả với nhóm mục tiêu, và những kinh nghiệm đối tác
thành công của các dự án phát triển hướng tới cộng đồng khác, cộng với
những kinh nghiệm của đối tác thành công tại Việt Nam, tất cả những điểm
này thể hiện sự cần thiết của đối tác trong việc thực hiện dự án. Giảm nghèo
cho nhóm mục tiêu (133,732 hộ trong đó hơn 50% hộ nghèo) là một thách
thức lớn. Các quy định hợp tác với cơ quan chính phủ khác, hợp tác với các
dự án và các nhà tài trợ khác và đối tác với các công ty kinh doanh về nông
nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu, các dự
án từ hỗ trợ song phương và các tổ chức khác sẽ nâng cao năng lực để hướng
tới người nghèo và đạt được mục tiêu. Phần sau sẽ mô tả những đối tác tiềm
năng chính, và những điểm mạnh, điểm yếu của họ.


3. NHỮNG ĐỐI TÁC TIỀM NĂNG
Những đối tác tiềm năng và những điểm mạnh/điểm yếu được đề cập dưới đây:
3.1

Các cơ quan nhà nước khác

Ở cấp trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT), Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNN), và Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội (Bộ LĐTB&XH) có nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng, có thông tin,
cán bộ có kinh nghiệm và nguồn lực liên quan tới dự án. Ở cấp tỉnh, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNN) có những cán bộ có kinh
nghiệm, có kỹ năng hỗ trợ phát triển sinh kế, bao gồm Trạm Khuyến nông ở
mỗi tỉnh và huyện. Sẽ đạt được nhiều lợi ích thông qua sự phối hợp hợp lý
giữa các cơ quan chủ chốt.
Điểm mạnh: Bộ NN&PTNN và Bộ LĐTB&XH có nhiều kinh nghiệm
thực tế về làm việc với tổ chức phi chính phủ và các đối tác khác trong
khu vực nông thôn và có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm, kể cả quản lý
hợp đồng, phương pháp giám sát và đánh giá, tài liệu về mẫu hợp đồng,
biên bản ghi nhớ, quy định về đấu thầu, v.v. Bộ NN&PTNN cũng tổ
chức các diễn đàn đầu tư liên quan tới cả 6 tỉnh thông qua Chương trình
Xúc tiến Đầu tư.8 Bộ NN&PTNN có nhiều dự án do các nhà tài trợ và
các hoạt động khác trong vùng Dự án như mô tả trong trang web sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
có đội ngũ cán bộ ở nông thôn rộng khắp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi và nông-lâm nghiệp. Ở cấp tỉnh, nói chung, có sự phối hợp
hiệu quả hơn.
Điểm yếu: Chưa có đủ biện pháp khuyến khích các Bộ phối hợp với
nhau hay chia sẻ thông tin với nhau. Các kỹ năng kinh doanh hay liên
kết với các tổ chức tài chính và thị trường còn thiếu. Thiếu các nghiên
cứu chính sách xác định lĩnh vực nào cần phối hợp, và các bước cụ thể

cần thiết nhằm thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả.
8

Ví dụ, Chương trình Xúc tiến Đầu tư của Bộ NN & PTNT: Diễn đàn tỉnh Lào Cai từ 28 đến 31 tháng 7, năm 2011.

11


3.2

Các công ty tư nhân kinh doanh nông nghiệp

Quan hệ đối tác sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp/công ty là rất cần
thiết mang lại sự thay đổi về thông tin, kỹ thuật sản xuất, tiếp cận vốn và dịch
vụ tài chính và cung cấp đầu vào hiện đại (chẳng hạn, nguyên vật liệu cây
trồng, phân bón, kiểm soát dịch bệnh, dịch vụ quản lý và khuyến nông) nhằm
mở rộng đầu ra để chế biến cho thị trường trong nước hay cho xuất khẩu.
Theo thời gian, các đối tác như vậy có thể mang lại những ý tưởng hợp tác
mới giữa những nhóm nhà sản xuất, hiệu quả trong mua sắm đầu vào và tiếp
cận với tín dụng rộng rãi hơn. Hình thức đối tác phù hợp nhất là thông qua
những thỏa thuận liên kết giữa các công ty tư nhân và các nhà sản xuất ở nông
thôn.
Trong vùng dự án, đã có một số kinh nghiệm về liên kết sản xuất nông nghiệp
thương mại giữa các xã và công ty/doanh nghiệp tư nhân, chẳng hạn sản xuất
ngô ở tỉnh Sơn La; giong riềng (làm miến) và ớt ở Điện Biên; bông và các sản
phẩm bằng da ở tỉnh Hòa Bình. Chè, gỗ, các sản phẩm lâm nghiệp khác, dầu
quế, và tre cũng được sản xuất mang tính thương mại. Tiềm năng mở rộng
thông qua (i) sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng; (ii) thúc đẩy trang thiết bị
nông nghiệp; (iii) xây dựng mạng lưới thị trường nhằm đa dạng các cây trồng
có giá trị cao; (iv) hợp tác thúc đẩy thương mại; và (v) lồng ghép kiến thức về

thị trường và dịch vụ marketing. Dự án Cạnh tranh ngành Nông nghiệp, do
NHTG tài trợ, cung cấp trợ cấp cho các doanh nghiệp ký hợp đồng nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm và đào tạo cho nông dân. Dự án NMPRP-2
có ngân sách cho việc hỗ trợ tương tự. Cũng có căn cứ thực hiện đánh giá
chuỗi giá trị và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nông nghiệp mới trong vùng
Dự án, bao gồm cả các tổ chức mới do các thành viên dự án khởi nghiệp.
Điểm mạnh: Thành công của nông nghiệp thương mại, các biện pháp
khuyến khích thương mại nhằm mở rộng và được các xã quan tâm.
Chẳng hạn, Ban ĐPDATW đã nhận được lời đề nghị từ các công ty tư
nhân để trở thành đối tác với các xã liên kết sản xuất mây (tỉnh Hòa
Bình) và gừng/ớt (tỉnh Điện Biên).
Điểm yếu: Các công ty tư nhân trong các tỉnh dự án hầu hết là những
công ty thương mại hoặc chế biến nhỏ lẻ. Để đạt được những quy định
về thương mại công bằng và giá cả cạnh tranh cho người nông dân cần
những hợp đồng rõ ràng, và nó cần được giám sát. Các công ty ở địa
phương thiếu vốn và ngại rủi ro, với năng lực còn hạn chế trong việc
chi trả cho dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, và thiếu năng lực hỗ trợ nông
dân sản xuất với quy mô nhỏ.9
9

Tiago Wandschneider năm 2009. Những cơ hội bị bỏ lỡ? Hướng tới kinh doanh nông ngiệp vì sáng tạo phục vụ
người nghèo ở khu vực xa xôi và nông thôn không thuật lợi. Diễn đàn sáng tạo Châu Á-Thái Bình Dương, diễn ra từ
4-7 tháng 5 năm 2009 ở Kathmandu, Nepal. Bài này dựa trên các công việc được thực hiện trong bối cảnh Phát triển
Doanh nghiệp Nông nghiệp nhỏ ở miền núi Việt Nam, và được Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Điển tài trợ
(SDC).

12


3.3


Các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan tài trợ

Tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế đóng vai trò tích cực trong việc
phát triển nông thôn trong vùng dự án. Chẳng hạn, Helvetas hoạt động tích
cực tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh khác với sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát
triển và hợp tác Thụy Điển (SDC). Những dự án khác do các cơ quan tài trợ
(như CIDA, DANIDA JICA và AFD) cũng đang được triển khai tại tỉnh Lào
Cai và Điện Biên, chẳng hạn, các tổ chức phi chính phủ cũng thiết kế và thực
hiện dự án giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số. Tổ chức CARE Quốc tế tại
Việt Nam đã thực hiện các dự án sáng tạo tại Việt Nam như Hành động dân sự
nhằm lồng ghép kinh tế-xã hội vào chương trình quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên (CASI, từ 2004 đến 2009 đã thu hút nhiều tổ chức phi chính phủ
địa phương) mà hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự mới của Việt Nam trở thành
những chủ thể phát triển ở mọi cấp. CASI đang được thực hiện tại Sơn La,
Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên và các tỉnh khác ở khu vực miền núi phía bắc.
Nhóm làm việc với Dân tộc thiểu số (EMWG) tổ chức các cuộc hội thảo hằng
tháng về các chủ đề liên quan ở Trung Tâm các tổ chức phi chính phủ tại Hà
Nội.10 Cũng có các tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở địa phương (như Trung
tâm hợp tác Phát triển ở tỉnh Điện Biên) hay đại diện cho các dân tộc thiểu số.
Đối với việc đào tạo cán bộ dự án hay nâng cao năng lực cho dự án để thực
hiện các hoạt động, có thể thuê tuyển các tổ chức phi chính phủ có năng lực
như World Vision (ở Điện Biên), hay ADDA hợp tác với các xã, thôn bản, và
Hội Nông dân ở Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu và Sơn La, và có nhiều kinh
nghiệm về phát triển cộng đồng. Như đã nêu trong PAD, dự án sẽ hợp tác với
các tổ chức/tổ chức phi chính phủ đầu nguồn nhằm tăng cường các nhóm tiết
kiệm ở thôn bản/xã và các nhóm tín dụng để họ trở thành những khách hàng
tín dụng đáng tin cậy của các ngân hàng thương mại. Hằng năm Danh sách
một số tổ chức, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam được xuất bản
và có tại Trung Tâm NGOs. Năm 2011, ấn phẩm này có thông tin chi tiết của

386 tổ chức phi chính phủ đã đăng ký.
Điểm mạnh: Hệ thống các tổ chức phi chính phủ hoạt động đặc biệt tại
khu vực dân tộc thiểu số. Trung tâm phi chính phủ có một thư viện và
trang web ( Hỗ trợ sinh kế và quyền của
phụ nữ và tăng cường các tổ chức xã hội dân sự. Các kỹ năng tham gia
vì người nghèo, phương pháp luận hiện trường và cán bộ được đào tạo
cho xây dựng sinh kế. Các tổ chức phi chính phủ cũng có đội ngũ cán
bộ nhiệt tình với kỹ năng sống và làm việc tại thôn bản. Có mạng lưới
và quan hệ tốt với chính quyền địa phương và tiếp cận với các nhóm xã
hội dân sự chẳng hạn những tổ chức đại diện cho các dân tộc thiểu số.
Có chuyên gia và kiến thức về thị trường thổ cẩm (như thêu/dệt thổ
cẩm) và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ. Các tổ chức phi chính phủ
cũng có năng lực đào tạo cán bộ dự án, và hợp tác với các ngân hàng
10

Chẳng hạn: Đa dạng Văn hóa và Định kiến dân tộc: Một nghiên cứu để hiểu các dân tộc thiểu số hơn và theo đó là
ảnh hưởng kinh tế-xã hội của các dự án và chương trình tại Việt Nam.

13


nhằm cải thiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Có khá nhiều tổ chức
song phương đang hoạt động trong vùng dự án
Điểm yếu: Kinh nghiệm làm việc của các tổ chức phi chính phủ với
NHTG và các nhà tài trợ chính khác còn hạn chế, hoặc với các chương
trình chính của chính phủ. Một vài tổ chức phi chính phủ địa phương có
kinh nghiệm về sinh kế ở nông thôn trong vùng dự án.
3.4

Các ngân hàng 11


Có hai ngân hàng chủ chốt trong vùng dự án được mô tả ngắn gọn dưới đây:
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP): Ngân hàng này được
thành lập vào năm 1995 nhằm phục vụ người nghèo mà Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (VBARD) không thể hướng đến. Tiền thân là
Ngân hàng Người nghèo Việt Nam, sau đó được đổi tên thành Ngân hàng
Chính sách Xã hội Việt Nam vào tháng 3 năm 2003 và bắt đầu xây dựng hệ
thống chi nhánh của mình trong khi phục vụ một lượng khách hàng lớn hơn
bao gồm sinh viên, những người khuyết tật, các công ty nhỏ và siêu nhỏ.
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm tiếp nhận các
chương trình mục tiêu giảm nghèo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, và tổng hợp tất cả chương trình của chính phủ cho vay vốn tới
người nghèo và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác. Đối với các hộ nghèo,
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cung cấp các khoản vay không cần
thế chấp với kỳ hạn phải thanh toán và tỷ lệ lãi suất khác nhau căn cứ vào mục
đích, quy mô của vốn vay, và năng lực hoàn trả của người vay. Cho các hộ
nghèo vay được thực hiện thông qua cho vay theo nhóm. Cuối năm 2003,
220.000 nhóm tín dụng và tiết kiệm đã hoạt động. Ngân hàng Chính sách Xã
hội mong muốn tăng huy động tiết kiệm từ nhà nước nhằm tăng nguồn vốn
của mình. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam nhận được khoản tài trợ từ
chính phủ và hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận. Ngân hàng Chính sách
Xã hội Việt Nam dự kiến tiếp tục áp dụng chính sách cho vay trợ cấp, giảm sự
phát triển của các nhà cung cấp tài chính nhỏ sử dụng phương pháp tiếp cận
hướng tới thị trường. Thách thức lớn nhất mà Ngân hàng Chính sách Xã hội
Việt Nam đang gặp phải liên quan đến sự mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng
cường năng lực của nhân viên và hệ thống thông tin quản lý, và định ra chính
sách tỷ lệ lãi suất phù hợp. Ngân hàng Thế giới cũng đang cung cấp các khoản
vay cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam để hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Điểm mạnh: Các chi nhánh có tại tất cả các tỉnh dự án, cả ở cấp huyện
và có một số hoạt động tại xã, bao gồm hoạt động tiết kiệm. Ngân hàng

Chính sách Xã hội Việt Nam quan tâm tới việc làm việc với Dự án
trong việc mở rộng dịch vụ cho hộ nghèo, bao gồm các kế hoạch tiết
kiệm theo nhóm.
11

Một vài các cuộc thảo luận sơ bộ giữa dự án và các ngân hàng đã được tổ chức. Cần nhiều hơn nữa các cuộc thảo
luận để có tiến bộ về các quy định cách hình thành đối tác phù hợp. Các ngân hàng thương mại khác như
Techcombank, Sacombank và BIDV cũng đang hoạt động tại các trung tâm đô thị.

14


Điểm yếu: Dịch vụ trong vùng dự án còn hạn chế. Cho vay kiểu trợ cấp
làm giảm khả năng phát triển các chương trình tài chính hướng tới thị
trường đang phát triển.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank):
Được thành lập vào năm 1988, Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất
nước với mạng lưới hoạt động gồm 2.300 chi nhánh và văn phòng giao dịch
khắp nước và đã được kết nối trực tuyến. Đóng vai trò lãnh đạo trong thị
trường tài chính nông nghiệp và nông thôn, Agribank chú ý tới việc mở rộng
mạng lưới hoạt động của mình tới các huyện và xã nhằm thúc đẩy khách hàng
tiếp cận với các khoản vay dễ dàng hơn và an toàn hơn. Tổng khách hàng của
Agribank là hơn 10 triệu hộ và 30.000 doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu
thanh toán xuất-nhập khẩu của khách hàng trong nước và nước ngoài,
Agribank đã tập trung vào mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khác, và
có mạng lưới rộng khắp các ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Điểm mạnh: Có văn phòng đại diện tại cấp huyện và tỉnh
Điểm yếu: Không có nhiệm vụ giải quyết cho người nghèo-Ngân hàng
Chính sách Xã hội Việt nam chịu trách nhiệm- Không thực sự quan tâm
tới việc hợp tác với Dự án.

3.5

Trường Cao đẳng và trường Đại học12

Các trường cao đẳng và đại học có nhiều kinh nghiệm và có các dự án nghiên
cứu, giảng dạy và đào tạo trong vùng Dự án. Các trường được nêu trong Biểu
1. Cán bộ của những trường này có thể đóng vai trò tích cực trong việc xây
dựng sinh kế, kể cả đào tạo và các sáng kiến giảm nghèo.
Điểm mạnh: Có chuyên gia kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực phát triển
kinh tế và xã hội, có các trang thiết bị đào tạo và kinh nghiệm trong
nâng cao năng lực, có kiến thức về phân tích chi phí-lợi ích, và kỹ năng
thiết kế dự án, v.v. Có nguồn nhân lực có kỹ năng, năng lực làm việc về
dự án.
Điểm yếu: Không có mặt tại vùng nông thôn, kỹ năng và kinh nghiệm
kinh doanh kém, liên kết với thị trường còn hạn chế.
3.6

Nghiên cứu: Các cơ quan trong nước và quốc tế

Nghiên cứu cách để tăng năng suất và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
cho các hộ sản xuất nhỏ, cải thiện chuỗi cung cấp và mở rộng liên kết
giữa nông dân và thị trường đang được triển khai bởi các viện
nghiên cứu trong nước (ví dụ cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT) và các
cơ quan nghiên cứu quốc tế (ví dụ như ACIAR).
12

Ban DPDATW đã tiến hành thảo luận sơ bộ với các trường cao đẳng và đại học. Cần thêm nhiều cuộc thảo luận để
có tiến triển hơn về cách hình thành các quy định đối tác phù hợp

15



Điểm mạnh: có các công nghệ mới, các tài liệu hướng dẫn, chuyên môn
kỹ thuật trong nhiều khía cạnh về phát triển kinh tế và xã hội, và liên
kết hiệu quả với các tổ chức quốc tế tốt nhất. Có khả năng để đánh giá
các lựa chọn thay thế để cải thiện thu nhập cho nông dân; chất lượng
các ấn phẩm xuất bản cao. Có tiềm năng về đào tạo cho nông dân và
cán bộ dự án thông qua sự tham gia với các cơ quan nghiên cứu, dự án
trong lĩnh vực của họ, cũng như thông qua sự tham gia trong các hội
thảo, vv.
Điểm yếu: Ít sự hiện diện ở nông thôn, tập trung nhiều vào học thuật,
cần nhiều thời gian trước khi tìm ra khoa học kỹ thuật có thể áp dụng,
phù hợp với nông dân.
3.7

Hiệp hội thương mại và Hợp tác xã và Các tổ chức khác 13

Hiệp hội thương mại trong lĩnh vực du lịch, thổ cẩm, sản phẩm bằng da, dệt
may, gỗ và các hàng hóa như chè và lâm sản có thành viên hoạt động tích cực
trong vùng dự án và có tiềm năng trở thành đối tác hữu ích. Tương tự như vậy,
Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò tích cực trong các ngành công nghiệp
quan trọng như chè, lâm sản, ngô, thủy lợi quy mô nhỏ, và trong việc cung
cấp các đầu vào trong vùng dự án. Năm 2005, có 305 hợp tác xã nông nghiệp
ở miền núi phía bắc, có các hoạt động chính trong thủy lợi, marketing, thủy
điện, dịch vụ khuyến nông, tín dụng và các dịch vụ khác. Hợp tác xã cũng
hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, cung cấp dịch vụ thú y, thủy sản,
trồng rừng và chăn nuôi. Nhiều hợp tác xã có nhiều dịch vụ và có thể cung
cấp 10 hoặc nhiều hơn các dịch vụ. Hầu hết hợp tác xã nông nghiệp tự hạch
toán, rât ít tiếp cận với tín dụng. Hợp tác xã miền núi phía bắc là những hợp
tác nhỏ nhất trong tất cả vùng miền của đất nước về mặt tài chính (doanh thu,

vốn). Năm 2005, ở cấp quốc gia, 75% hộ gia đình là thành viên của hợp tác
xã; chưa có số liệu về tỷ lệ hộ gia đình là thành viên hợp tác xã trong vùng dự
án.
Các công ty tư nhân khác, chẳng hạn các công ty tư vấn, cũng có thể trở thành
đối tác nếu họ có kinh nghiệm và có chuyên gia làm việc với các dân tộc thiểu
số, giảm nghèo và xây dựng sinh kế trong vùng dự án và có các kỹ năng liên
quan về mặt kỹ thuật như đánh giá chuỗi giá trị, và phân tích khảo sát thị
trường. Những dự án của những nhà tài trợ khác cũng đang hoạt động trong
vùng dự án hoặc các vùng khác ở Việt Nam cũng là những đối tác tiềm năng.
Ban ĐPDATW, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, đang tích cực xây dựng
mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức phát triển song phương tại Hà Nội.

13

CPO đã tiến hành thảo luận sơ bộ với các hiệp hội thương mại, hợp tác xã và các tổ chức khác. Cần thêm nhiều
cuộc thảo luận để có tiến triển hơn về cách hình thành các quy định đối tác phù hợp.

16


Biểu 1: Những đối tác tiềm năng trong vùng dự án – Danh sách sơ bộ
Những đối tác tiềm Hà Nội
năng

Lai Châu

Lào Cai

Các tổ chức nhà Ban chuyên gia: Bộ
KH&ĐT, Bộ

nước khác

Sở NN&PTNT, vv

Sở NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Sở
vv
vv
vv
vv
vv

NN&PTNT, Bộ
LĐTB&XH, các tổ
chức khác

Yên Bái

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

mây

Các công ty kinh
doanh về nông
nghiệp

NN&PTNT,


ớt, gừng, ớt

Tổ chức phi chính Trung tâm Tổ chức Tổ chức Action Aid, Oxfam, CECI, SRD, CARE, Helvetas, CASI; Các chuyên gia Trung tâm phát
SRD
SUDECOM,
CARE,
GTZ đào tạo, triển cộng đồng
phủ và các dự án phi chính phủ, nhóm ADDA
hoạt
động
dân
tộc
TUSTA,
SCF
CESEED,
ADDA
và dự án SIEED,
song phương
thiểu số, văn phòng
tổ chức phi chính
phủ, các cơ quan tài
trợ

COHED,
ADDA, SRD

Các trường đại học Tất cả
(tất cả các tỉnh)


Đại học
Thương

Nghiên cứu: Các cơ
quan trong và
ngoài nước

CASRAD,
IPSARD,
NOMFASI,PPRI,
FAVRI, MARD;
ACIAR, CIRAD

Các cơ sở đào tạo

Tất cả

Cao đẳng
đồng

Ngoại

Đại học Lâm
nghiệp Xuân
Mai

Đại học Nông
nghiệp I

JICA,

ADDA,
CARE, WV, SRD

Đại học Kinh tế
quốc gia

Cộng Cao đẳng Sư Trường đào tạo Cao đẳng
phạm
nghề
phạm

Đại học nông
lâm Tây Bắc,
Sơn La

Sư Cao đẳng
phạm

Sư Cao đẳng Kinh
tế, Cao đẳng Sư


phạm

Ngân hang

Tất cả

Ngân hàng Chính
sách; Ngân hàng

Nông nhiệp và Phát
triển nông thôn

Ngân
hàng
Chính
sách;
Ngân
hàng
Nông nhiệp và
Phát triển nông
thôn

Ngân
hàng
Chính
sách;
Ngân
hàng
Nông nhiệp và
Phát triển nông
thôn

Ngân
hàng
Chính
sách;
Ngân
hàng
Nông nhiệp và

Phát triển nông
thôn

Ngân
hàng
Chính
sách;
Ngân
hàng
Nông nhiệp và
Phát triển nông
thôn

Ngân hàng Chính
sách; Ngân hàng
Nông nhiệp và
Phát triển nông
thôn

Hợp tác xã, Hiệp Các hiệp hội thương  Hợp tác xã thủ  Hợp tác xã  Hợp tác xã  Hợp tác xã  Hợp tác xã  Hợp tác xã
mại về chè, hạt
thủ công mỹ
hội thương mại/1
công mỹ nghệ
Sa Pa
thương mại
thương mại
nông nghiệp
giống, mỹ nghệ, lúa
gạo, dầu thơm, thủy

sản, lâm sản, các
doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các hội chợ

thương mại

Uyên
và dịch vụ
Than  Hợp tác xã
tổng hợp
thủy
lợi,
Hoàng
thủy điện
Thắng
Hợp tác xã thủ

giống
(Huyện
công mỹ nghệ
cây
Bản
Văn Yên);
Trường
Sinh
Lầu
 Hợp tác xã
(huyện Phong
(Huyện
Thổ)

Mường
dịch
vụ
Khương)
Tân Thịnh
 Hợp tác xã
(Huyện
thương mại và  Hợp tác xã
Văn Chấn);
dịch vụ Mường
rau an toàn

(huyện
Lào Cai
 Hợp tác xã
Mường Tè)
Tân Thanh
(thành phố
Yên Bái)

Các tổ chức khác Tất cả
(tất cả các tỉnh)

Than
(huyện
Uyên)

nghệ Vong
Ngàn


tổng
hợp
Bản
Ái
(Huyện Yên
Châu)
 Quỹ
tín
dụng
của
dân Mộc
 Hợp tác xã
xây dựng và
dịch vụ Hân
Hoàn
(Huyện Mai
Sơn)

Thanh Nứa
(huyện Điện
Biên)

 Hợp tác xã
nguyên vật
liệu xây dựng
và xây dựng
công nghiệp
Xuân Chính
(huyện Điện
Biên)


Công ty tư vấn, các Công ty tư vấn, Công ty tư vấn, Công ty tư vấn, Công ty tư vấn, Công ty tư vấn,
dự án khác, vv
các dự án khác, các dự án khác, các dự án khác, các dự án khác, các dự án khác,
vv
vv
vv
vv
vv

1/ xem thêm Phụ lục 2, 3 và 5.

18


4. HÌNH THÀNH CÁC ĐỐI TÁC
Phần này trình bày hướng dẫn sơ bộ về hình thành các đối tác ở cấp địa phương,
tỉnh và trung ương. Hướng dẫn xây dựng quan hệ hợp tác với những đối tác chính
đã được trình bày trong phần 3.
Cho tới nay, Ban ĐPDATW đã tổ chức một số cuộc thảo luận với (i) một số công
ty kinh doanh nông nghiệp quan tâm tới sản xuất mây, ớt, và tỏi; (ii) các tổ chức
phi chính phủ đang hoạt động trong vùng dự án có trụ sở tại Trung tâm phi chính
phủ tại Hà Nội, như Nhóm Công tác về Dân tộc thiểu số, Helvetas, Tổ chức Phát
triển nông nghiệp Châu Á Đan Mạch (ADDA), Trung tâm phát triển nông thôn bền
vững, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (WV), CARE và OXFAM; (iii) Các công ty tư
vấn tư nhân cũng có thể cung cấp dịch vụ; (iv) các cơ sở đào tạo cấp tỉnh; (v) các
cơ quan nghiên cứu đang hoạt động ở vùng Tây Bắc như ACIAR, CASRAD và
NOMAFSI; (vi) các hiệp hội thương mại; (vii) các ngân hàng ở cấp tỉnh. Các thông
tin cở bản về dự án đã được cung cấp cho cho các tổ chức này.
Ban QLDA Tỉnh/Huyện lập danh sách các tổ chức có tiềm năng xây dựng đối

tác với dự án, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các công ty, viện nghiên
cứu, trường đại học, v.v trên địa bàn theo mẫu Biểu 7 Phụ lục 8.
Dưới đây là những bước chính để hình thành và hỗ trợ đối tác sản xuất và các hoạt
động, đầu ra chính trong việc lập kế hoạch và thực hiện. Vai trò của Ban
ĐPDATW, Ban QLDA Tỉnh, và Ban QLDA Huyện cũng được trình bày.

4.1

Đối tác với các cơ quan nhà nước khác

BAN ĐPDATW
Lập kế hoạch:
Dự thảo khung thỏa thuận và chờ sự phê duyệt của các bộ chủ chốt nhằm chia sẻ
thông tin và hợp tác trong những lĩnh vực đã xác định, bao gồm Ban chuyên gia
liên vụ ở cấp trung ương- Xem Phụ lục 1. Ban ĐPDATW sẽ hỗ trợ Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thành lập Ban chuyên gia và cung cấp thư ký. Mỗi Bộ sẽ xác định ứng
cử viên phù hợp để giúp tham vấn và cung cấp thông tin và là cán bộ nguồn cung
cấp những thông tin sau:
o Kinh nghiệm và bài học của bộ/cơ quan trong việc thúc đẩy phát triển ở
nông thôn ở những nơi có nhiều dân tộc thiểu số
o Các dự án và nguồn lực sẵn có trong vùng dự án
o Kinh nghiệm làm việc với tổ chức phi chính phủ
o Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư tư nhân
o Bản đồ hóa và đánh giá khả năng sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp
trong tương lai
o Xác định vị trí, ngành, và loại đầu tư có nhiều tiềm năng nhất để xây dựng
đối tác đầu tư tư nhân với nông dân trong vùng dự án.
o Xây dựng các biểu mẫu (định mức chi phí, quy định về đào tạo, vv) nhằm
hỗ trợ các dự án có hoạt động tạo thu nhập cho cây trồng, chăn nuôi, thủy



sản và nông - lâm nghiệp ở cấp thôn bản
o Xác định những dịch vụ mà mỗi cơ quan có thể cung cấp, kể cả chi phí của
dịch vụ, mẫu biên bản ghi nhớ/hợp đồng sử dụng các dịch vụ đã thống nhất,
các quy định thực hiện, kể cả giám sát và báo cáo, quy định về đấu thầu, vv
o Các thông tin và mạng lưới khác nếu được yêu cầu.
Thực hiện:
Tổ chức các cuộc họp quý của ủy ban liên vụ, và chia sẻ biên bản cuộc họp và
những tài liệu nhận được cho tất cả các tỉnh. Làm việc với Ban QLDA Tỉnh nếu
cần nhằm xây dựng biên bản ghi nhớ/hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ từ cơ
quan nhà nước.
BAN QLDA Tỉnh/Ban QLDA Huyện:
Lập kế hoạch:
Cấp tỉnh và huyện là nơi mà hầu hết các hoạt động diễn ra và nơi cần hợp tác nhất.
Ban QLDA Tỉnh/Ban QLDA Huyện sẽ xác định (i) những lĩnh vực mà họ cần hợp
tác với các cơ quan khác trong đào tạo, thông tin liên quan và dịch vụ kỹ thuật; (ii)
cung cấp dịch vụ cho các bên tham gia dự án; và (iii) các dự án khác đã thực hiện
các hoạt động sinh kế để tiếp thu được các bài học kinh nghiệm. Cần thúc đẩy
những hoạt động này nhằm nâng cao sự phối hợp, hợp tác và tránh sự chồng chéo.
Tất cả cán bộ, bao gồm cả Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) cần có các hướng dẫn
của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các tập quán tốt về trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản và lâm nghiệp
Thực hiện:
BAN QLDA TỈNH: Đạt được thỏa thuận với các cơ quan (như Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về dịch vụ khuyến nông) cung cấp dịch vụ, chuẩn bị biên bản
ghi nhớ/hợp đồng với các cơ quan cung cấp dịch vụ nếu cần thiết. Thực hiện và
giám sát việc thực hiện. Tham vấn cho các Ban QLDA Huyện và CF nếu cần thiết.
BAN QLDA HUYỆN: Đưa ra đánh giá nhu cầu đào tạo và các khóa đào tạo cụ thể
(như Trung tâm khuyến nông huyện, hay hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ của cơ quan
khác) và những yêu cầu khác cần nêu trong các đề xuất sinh kế tạo thu nhập đã

được phê duyệt. Và xác định những yêu cầu hỗ trợ CF và việc thực hiện những đề
xuất này. Đưa ra yêu cầu để Ban QLDA Tỉnh phê duyệt và đưa những yêu cầu này
vào biên bản ghi nhớ hay hợp đồng. Cung cấp cho Ban QLDA Tỉnh thông tin phản
hồi giám sát về việc thực hiện.

4.2. Thiết lập đối tác với các công ty tư nhân
BAN ĐPDATW:
Lập kế hoạch
20


Chuẩn bị mẫu đăng ký, thỏa thuận với các công ty tư nhân kinh doanh nông nghiệp
(xem Phụ lục 2). Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Ban QLDA Tỉnh, kể cả hỗ trợ về
điều phối thông tin đầu tư và thông tin liên lạc với các nhà đầu tư tiềm năng, và
thông tin phản hồi về đề xuất đầu tư trước khi phê duyệt. Mặc dù các công ty kinh
doanh về nông nghiệp là những công ty có tiềm năng nhất trong nhiều lĩnh vực,
nhưng các nhà đầu tư phi nông nghiệp khác (như thủ công mỹ nghệ, ngành may,
các dịch vụ khác, đóng gạch, …) cũng có thể quan tâm đến hợp tác.
Thực hiện:
Tiếp tục hỗ trợ các BQLDA tỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng. giám sát và
đánh giá quan hệ đối tác với các công ty tư nhân, đưa ra thông tin phản hồi cho các
tỉnh. Đề xuất các ý tưởng mới và cơ hội cho các BQLDA tỉnh để thiết lập quan hệ
đối tác với các công ty từ thông tin và các dự án khác.
BAN QLDA TỈNH/BAN QLDA HUYỆN:
Lập kế hoạch:
Thúc đẩy đối tác đầu tư giữa các công ty và các xã, nông dân ở địa phương thông
qua các bước sau đây:
(i)

Các BQLDA tỉnh/huyện, bao gồm cả CFs, và các xã thảo luận về Hướng

dẫn để nâng cao nhận thức - thúc đẩy, khuyến khích các Ban quản lý huyện
và tỉnh đóng vai trò dẫn đầu và có cách tiếp cận chủ động nhằm thúc đẩy
quan hệ kinh doanh

(ii)

Xác định các xã quan tâm và địa điểm có tiềm năng để đầu tư sản xuất và
đồng thời tìm kiếm các ý tưởng đầu tư tiềm năng (các xã, sản xuất hay các
hoạt động chế biến cụ thể, …) hay đầu tư về tiếp thị (chẳng hạn thủ công
mỹ nghệ) hay phi nông nghiệp (như may, đóng gạch, dịch vụ) hay thương
mại - Tất cả các cấp quản lý có thể xác định các ý tưởng, tạo dựng các mối
quan hệ với các công ty, cung cấp thông tin nhằm thúc đẩy kinh doanh và
phổ biến Hướng dẫn;

(iii)

Quảng cáo các cơ hội kinh doanh nông nghiệp sẵn có trong Dự án
NMPRP-2 và mời các nhà đầu tư tiềm năng nộp đơn;

(iv)

Các công ty, huyện, và xã cùng nhau thảo luận khả năng đầu tư, và thăm
thực địa và thị trường - nhằm giúp giới thiệu các công ty với các văn phòng
dự án tỉnh và huyện và các xã;

(v)

Thành lập nhóm CIGs nếu CIGs muốn viết đề xuất (khi đề xuất được chấp
nhận, CIGs sẽ thành nhóm chính thức);


(vi)

Khuyến khích các công ty hoặc xã nộp đề xuất miêu tả kế hoạch kinh
doanh. Đề xuất sẽ bao gồm bảng phân tích chi phí - lợi ích đơn giản để chỉ
ra tính khả thi của đầu tư, chẳng hạn đối với việc sản xuất hàng hóa như
mây hay gừng, để chỉ ra lợi nhuận cho nông dân;
21


(vii)

Lựa chọn các công ty hay đề xuất phù hợp dựa trên khả năng của công ty
và đề xuất khả thi. CIGs không chính thức sẽ trở thành CIGs chính thức,
xây dựng quy chế cho mỗi mỗi đối tác.

(viii)

Hỗ trợ các đối tác đã được lựa chọn chuẩn bị đề xuất chi tiết, thảo luận các
điều khoản hợp đồng và quyết định nông dân sẽ nhận được giá hợp lý và
nhận được các thông tin kỹ thuật liên quan và hỗ trợ tích cực thông qua đào
tạo/hỗ trợ của công ty. Xác định sự đóng góp của công ty và dự án, vai trò
của ban PTX và CFs, những lĩnh vực hợp lệ để dự án hỗ trợ, và hoàn thiện
hợp đồng giữa nhóm CIG và công ty tư nhân. Thông tin chi tiết và gợi ý
trong Phụ lục 2.

(ix)

Phê duyệt đề xuất chi tiết (ban QLDA huyện), và ký hợp đồng (CIGs và
công ty)


Thực hiện
Ban QLDA Tỉnh/Huyện: Thực hiện hợp đồng, hỗ trợ nông dân và các nhà sản
xuất khi cần thiết, giám sát và đánh giá hợp đồng và báo cáo kết quả.

4.3 Thiết lập đối tác với tổ chức phi chính phủ và hợp tác với các
nhà tài trợ
BAN ĐPDATW:
Lập kế hoạch:
Xác định đối tác tiềm năng là các tổ chức phi chính phủ có năng lực thông qua
(i)

Quảng cáo về dự án;

(ii)

Gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ và thảo luận những kinh nghiệm phát triển ở
nông thôn của họ trong vùng dự án và các vùng khác của Việt Nam;

(iii)

Đánh giá tiềm năng của các tổ chức phi chính phủ để tăng giá trị trong
việc thực hiện dự án - chẳng hạn đào tạo, phương pháp thực hiện hiện
trường các chương trình. Tiêu chí lựa chọn tổ chức phi chính phủ, điều
khoản tham chiếu, và biên bản ghi nhớ/mẫu hợp đồng. Gặp gỡ các nhà tài
trợ song phương (Ví dụ như JICA, DANIDA, EC, CIDA, ACIAR, v.v) để
hiểu rõ vai trò của họ trong vùng dự án và tiềm năng hỗ trợ dự án. Hỗ trợ
các Ban QLDA Tỉnh gặp các đối tác tổ chức phi chính phủ tiềm năng và
các dự án tài trợ để hiểu được giá trị của đối tác. Xem Phụ lục 3.

Thực hiện:

Ngắn hạn: Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại các tỉnh, tổ
chức phi chính phủ địa phương, chẳng hạn, đào tạo tiểu giáo viên về thiên tai và
quản lý rủi ro thiên tai; các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai cho các cán
bộ nhà nước ở địa phương và người dân địa phương kể cả thanh niên và trẻ con
dân tộc thiểu số. Tài liệu đào tạo cho các cán bộ chính phủ và cộng đồng địa
22


phương (chẳng hạn quản lý rủi ro thiên tai, phương pháp tham gia hướng đến
người nghèo ở cấp địa phương, cách tổ chức các cuộc họp thôn bản, vv). Có nhiều
quỹ tài trợ cho vấn đề này và dự án quan tâm tới việc thu hút các tổ chức phi chính
phủ hỗ trợ kỹ thuật. Tham gia các cuộc họp, hội thảo của tổ chức phi chính phủ và
tiếp tục tìm kiếm cơ hội đối tác;
Trung hạn: Tìm hiểu khả năng mở rộng hợp tác với tổ chức phi chính phủ nhằm
tận dụng kinh nghiệm của họ trong phương pháp tiếp cận sinh kế, các nhóm phụ
nữ, lập kế hoạch có sự tham gia, và các lĩnh vực khác. Cần có những cuộc thảo
luận ở cấp tỉnh để đảm bảo rằng có sự phân cấp trong việc đưa ra quyết định và
trách nhiệm theo đó;
Dài hạn: Diễn đàn cấp quốc gia do Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT và NHTG tổ chức
để chia sẻ kinh nghiệm làm việc của tổ chức phi chính phủ và các quy định làm
việc của đối tác ở địa phương. Hợp tác với các dự án của các nhà tài trợ nếu có thể,
hỗ trợ Ban QLDA tỉnh triển khai thực hiện dự án.
BAN QLDA TỈNH/BAN QLDA HUYỆN:
Lập kế hoạch:
Tương tự như trên, tập trung nắm được kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ
trong tỉnh/huyện mình và xác định cách tổ chức phi chính phủ có thể hỗ trợ việc
thực hiện dự án. Đồng thời xác định các dự án có nhà tài trợ liên quan. Xác định
các cơ hội đối tác cụ thể.
Thực hiện:
Tổ chức các cuộc đối thoại với các xã dự án nhằm xác định các hoạt động mà các

xã đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ thực hiện thành công. Lựa chọn và đấu
thầu các dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ có năng lực và có kinh nghiệm để
hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động ưu tiên trong các xã dự án.

4.4

Thiết lập đối tác với các ngân hàng14

BAN ĐPDATW:
Lập kế hoạch
Thảo luận về dự án với các văn phòng Hà Nội của tất cả các ngân hàng đang hoạt
động trong vùng dự án để giới thiệu cho họ về dự án và thảo luận lợi ích tiềm năng
mà đối tác đem lại.
Thực hiện:

14

Ban DPDATW đã tiến hành thảo luận sơ bộ với các hiệp hội thương mại, hợp tác xã và các tổ chức khác. Cần thêm nhiều
cuộc thảo luận để có tiến triển hơn về cách hình thành các quy định đối tác phù hợp

23


Sẽ xác định các bước thực hiện dựa trên bước lập kế hoạch.
BAN QLDA TỈNH/BAN QLDA HUYỆN:
Lập kế hoạch
Thảo luận về dự án với các ngân hàng trong huyện/tỉnh mình nhằm tìm hiểu khả
năng hợp tác trong tương lai.
Thực hiện
Sẽ xác định các bước thực hiện dựa trên bước lập kế hoạch.


4.5

Thiết lập đối tác với các trường cao đẳng và đại học

BAN ĐPDATW:
Lập kế hoạch
Thảo luận về dự án với các trường đại học chính ở các tỉnh và các trường cao đẳng,
đào tạo trong vùng dự án
(i)

Thông tin chung về các mục tiêu và phạm vi dự án;

(ii) Kinh nghiệm trong hoạt động và mối quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ;
(iii)

Năng lực để thực hiện đào tạo và các dịch vụ khác, khi cần thiết. Hỗ
trợ Ban QLDA Tỉnh để phát triển quan hệ đối tác.

Thực hiện
Sẽ xác định các bước thực hiện dựa trên bước lập kế hoạch.
BAN QLDA TỈNH:
Lập kế hoạch
Thảo luận về dự án với các trường đại học cao đẳng/Các viện đào tạo tại mỗi tỉnh
về đào tạo các bộ dự án và các dịch vụ khác. Cung cấp thông tin chung về các mục
tiêu và phạm vi dự án. Tìm hiểu kinh nghiệm của họ trong việc cung cấp các dịch
vụ đào tạo và dịch vụ khác nếu cần.
Thực hiện
Sẽ xác định căn cứ vào giai đoạn lập kế hoạch. Sau đánh giá nhu cầu đào tạo, sẽ
chuẩn bị và thực hiện hợp đồng với các trường đại học/cơ sở đào tạo tỉnh cho cán

bộ dự án và các bên liên quan khác. Theo dõi và báo cáo về tất cả các hợp đồng

4.6

Hình thành đối tác với Hợp tác xã, Hiệp hội thương mại
24


BAN ĐPDATW:
Lập kế hoạch
Cung cấp thông tin về dự án và khuyến khích sự tham gia của hợp tác xã, hiệp hội
thương mại và các tổ chức khác. Hỗ trợ Ban QLDA tỉnh nếu cần.
Thực hiện
Sẽ xác định các bước thực hiện dựa trên bước lập kế hoạch.
BAN QLDA TỈNH/BAN QLDA HUYỆN:
Lập kế hoạch
Xác định các hợp tác xã, hiệp hội thương mại có liên quan trong mỗi tỉnh và giới
thiệu cho họ về dự án. Tổ chức thảo luận với những cơ quan này và định hướng
phương thức để họ tham gia vào dự án cũng như làm việc với người dân ở các xã
mục tiêu.
Thực hiện
Sẽ xác định các bước thực hiện dựa trên bước lập kế hoạch.

4.7 Thiết lập quan hệ đối tác với các cơ quan nghiên cứu
Ban ĐPDATW:
Lập kế hoạch
Cung cấp thông tin về dự án cho các cơ quan nghiên cứu, các dự án được hỗ trợ
bởi các nhà tài trợ làm nghiên cứu ở khu vực Tây Bắc và xác định cách thức để họ
được tham gia, nếu có thể, trong quan hệ đối tác với dự án. Hỗ trợ Ban QLDA tỉnh
khi cần thiết.

Thực hiện
Sẽ được xác định dựa trên giai đoạn lập kế hoạch
BAN QLDA TỈNH/BAN QLDA HUYỆN:
Lập kế hoạch
Xác định các dự án nghiên cứu có liên quan đang được tiến hành trong vùng dự án
và thông tin tóm tắt cho họ về dự án. Tổ chức các cuộc thảo luận với các dự án này
để xác định cách họ được tham gia vào dự án và làm việc với nông dân ở các xã
25


×