Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ai đứng tên trên ngôi nhà có 3 chủ sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.33 KB, 2 trang )

Ai đứng tên trên ngôi nhà có 3 chủ sử dụng?
Chủ sở hữu cho thuê nhà - sau năm 1975 vắng mặt. Chú tôi là người đứng tên hợp đồng
thuê nhà. Năm 1977 đã chuyển nhượng cho một công ty thuộc nhà nước và dùng tiền
chuyển nhượng mua nhà nơi khác - ở riêng. Trong hợp đồng chuyển nhượng có ghi chừa
lại một phần diện tích - và phần diện tích này gia đình tôi đã trực tiếp sử dụng ổn định từ
năm 1977 đến nay. Gia đình tôi có hộ khẩu thường trú tại căn nhà trên từ năm 1976, đứng
tên hợp đồng với các công ty cung cấp điện, nước, điện thoại và đóng thuế nhà đất từ năm
1992 đến năm 1997. Chú tôi không cư trú và không đăng ký hộ khẩu tại căn nhà trên.
Năm 1994, văn bản quản lý chỉ ban hành 1 quyết định cho cùng một số nhà nhưng có đến 3
chủ sử dụng (2 thuộc nhà nước, 1 hộ tư nhân là gia đình tôi) và đến nay gia đình tôi vẫn
chưa nhận văn bản quản lý. Vậy Xin hỏi: Chú tôi và tôi, ai sẽ là người được thực hiện các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Chỉ một văn bản quản lý cho cùng một số nhà, nhưng có đến 3 chủ sử dụng như trường
hợp của tôi thì có được xem là “quản lý sót” không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành quyết định quản lý đối với nhà có 3 đối
tượng sử dụng, chung một số nhà thì không được xem là “quản lý sót”.
Đối với nhà đất đã có văn bản quản lý theo quy định của các chính sách quản lý nhà đất và
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 của cơ quan nhà
nước nhưng thực tế Nhà nước chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng nhà đất đó thì giải quyết
như sau:
1. Trường hợp nhà đất mà người đang trực tiếp sử dụng có các giấy tờ chứng minh thuộc
một trong các đối tượng dưới đây thì Nhà nước không tiếp tục thực hiện việc quản lý theo
văn bản quản lý trước đây và người đang trực tiếp sử dụng được thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nhà đất đó):
a. Người là chủ sở hữu nhà đất tại thời điểm Nhà nước có văn bản quản lý;
b. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
c. Người mua, nhận tặng cho, chuyển đổi nhà đất ngay tình;
d. Người thừa kế hợp pháp của một trong những người quy định tại các điểm a, b và c


khoản này;
e. Người được các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này uỷ quyền quản lý
hợp pháp theo quy định của pháp luật tại thời điểm uỷ quyền;
2. Trường hợp nhà đất mà người đang trực tiếp sử dụng là người thuê, mượn, ở nhờ từ
trước khi Nhà nước có văn bản quản lý hoặc người đang trực tiếp sử dụng nhưng không có
giấy tờ chứng minh thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh) hoàn thành thủ tục pháp lý xác lập sở hữu toàn dân.
Người đang trực tiếp sử dụng được tiếp tục sử dụng và phải thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo quy định về sử dụng nhà đất thuộc sở hữu toàn dân.
(Xem Điều 5 NQ755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005; NĐ 127/2005/NĐ-CP ngày


10/10/2005 hướng dẫn thực hiện NQ23, NQ755)



×