Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

LATS Y HỌC Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng không vững do chấn thương bằng nẹp vít (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

HOÀNG THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TỔN
GIẢI PHẪU VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY
CỘT SỐNG NGỰC THẤP VÀ THẮT LƯNG KHÔNG VỮNG
DO CHẤN THƯƠNG BẰNG NẸP VÍT
Chuyên ngành

: Ngoại khoa

Mã số

: 9720104

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VÕ VĂN NHO
2. PGS.TS. NGUYỄN HÙNG MINH

HÀ NỘI - 2019


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống chiếm khoảng 6% trong tổng số chấn thương nói
chung với tỷ lệ chấn thương cột sống vùng ngực và thắt lưng chiếm đa số,
khoảng 90% [1]. Trong đó chấn thương chủ yếu tại đoạn bản lề cột sống ngực
- thắt lưng (T11 - L2) và đoạn thắt lưng thấp (L3 - L5) chiếm tỷ lệ khoảng
84%, với cơ chế chấn thương gián tiếp là chủ đạo [2], [3], [4]. Đoạn ngực cao
(T1 - T10) ít khi xảy ra chấn thương hoặc nếu có thường là gãy vững, tỷ lệ
phải phẫu thuật thấp do đặc điểm cấu trúc có khung sườn kết hợp tạo nên
khung đỡ vững chắc. Vì vậy chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu tổn thương
trên đoạn bản lề cột sống ngực - thắt lưng và đoạn thắt lưng thấp.
Trong phân loại tổn thương các tác giả ngày càng đề cập và nhấn mạnh
đến các yếu tố: tổn thương thân đốt, sự biến dạng, tính toàn vẹn của phức hệ
dây chằng phía sau và tổn thương thần kinh với vai trò là các tiêu chuẩn quan
trọng có tính chất quyết định trong đánh giá mức độ tổn thương, chỉ định điều
trị và lựa chọn phương thức phẫu thuật [2], [3], [5]. Vai trò của hệ thống dây
chằng phía sau trong cấu trúc vững của cột sống ngày càng được nhiều tác
giả khẳng định và đề cao trong chỉ định phẫu thuật [5]. Đây là vấn đề cần
nhận được sự quan tâm hơn nữa trong chẩn đoán và phẫu thuật chấn thương
cột sống tại Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề nghiên cứu đặc điểm tổn thương đốt
sống, biến dạng và khôi phục, bảo tồn phức hệ dây chằng phía sau trong khôi
phục và duy trì cấu trúc vững của cột sống. Điều mà tại Việt Nam chưa có
nghiên cứu nào trước đây đề cập cụ thể và đầy đủ [6], [7].
Về chỉ định phẫu thuật các tác giả căn cứ vào sự đánh giá mất vững
của đoạn cột sống tổn thương dựa trên các yếu tố hình thái tổn thương, thần
kinh và phức hệ dây chằng phía sau. Hiện nay, các chỉ định được áp dụng
phổ biến như: Vaccaro A.R (TLICS), McCormack (LSC), Greenberg M.S,


2


Miles M.R, Wood K.B. Tuy nhiên, mỗi chỉ định trên đều có những ưu
nhược điểm riêng. Gần đây đã có những nghiên cứu về giá trị bảng điểm
TLICS của Vaccaro A.R và chỉ ra những trường hợp có điểm từ 1- 4 phải
phẫu thuật muộn sau một thời gian điều trị bảo tồn [8], [9], hay phạm vi áp
dụng hẹp trong nhóm gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh với chỉ định của
McCormack và Wood K.B, [10], [11]. Phương pháp phẫu thuật đường vào
lối sau ngày càng trở lên phổ biến, hiệu quả và chiếm ưu thế nhờ vào sự
phát triển kỹ thuật vít chân cung, kỹ thuật giải ép lối sau, sự dễ liền xương
trong gãy vỡ thân sống nhiều mảnh, hậu phẫu nhẹ nhàng, thời gian điều trị
ngắn và chi phí điều trị thấp [12]. Tính hiệu quả trong phẫu thuật loại gãy
vỡ thân đốt nhiều mảnh đã được khắc phục và nâng cao. Điều này đã được
minh chứng trong các nghiên cứu của Smith J. S. [13], Ataka H. [14],
Kaminski A. [15] và cộng sự. Sự phát hiện của Greenberg M. S. về thoái
hoá điểm nối phải phẫu thuật sớm sau 3 năm trong các cố định dài tầng (≥
4 tầng) so với sau 8 đến 9 năm trong các cố định ngắn tầng (2 đến 3 tầng)
[2]. Vì vậy để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề này chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu và kết quả phẫu thuật điều
trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng không vững do chấn thương bằng
nẹp vít” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương giải phẫu và biến dạng trên chẩn đoán
hình ảnh, khảo sát giá trị bảng điểm TLICS và LSC trong chấn thương
cột sống ngực thấp và thắt lưng.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt
lưng bằng nẹp vít đường vào lối sau.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Giải phẫu

Hình 1.1. Giải phẫu cột sống.
* Nguồn: theo Netter F.H. (2014) [16].

Cột sống ngực và thắt lưng là đoạn cột sống trải dài từ T1 đến L5 với
hai đoạn cong sinh lý ngược chiều nhau: mở ra trước (đoạn ngực: T1 - T12)
và mở ra sau (đoạn thắt lưng: L1 - L5). Trên lâm sàng vùng cột sống ngực và
thắt lưng được phân chia ra thành ba đoạn [3]. Gồm:
Đoạn cột sống ngực cao (T1 - T10) với đặc điểm có khung sườn,
xương ức và khối cơ lưng bao bọc tạo nên một khối vững chắc bảo vệ khỏi
yếu tố nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, đoạn cột sống này có ống sống hẹp
nên nguy cơ tổn thương thần kinh cao khi có chấn thương xảy ra [17]. Đoạn
cột sống bản lề là đoạn chuyển tiếp giữa một đoạn cột sống cố định “ ngực cao”
và đoạn cột sống động “ thắt lưng thấp” với đặc điểm giải phẫu tương đồng với
đoạn thắt lưng nhiều hơn. Đồng thời, là đoạn chuyển tiếp của sự thay đổi
đường cong sinh lý cột sống giữa hai đoạn cột sống có đường cong sinh lý
ngược nhau do vậy đoạn này tương đối thẳng với góc gù vùng từ 0 0- 100.
Cộng với đặc điểm giải phẫu không còn có sự hỗ trợ của lồng ngực, thân đốt
sống chưa đạt đến kích thước to lớn như đoạn thắt lưng thấp nên giảm khả
năng chống lại biến dạng dẫn đến tăng khả năng chấn thương [17]. Do vậy, dễ


4

tổn thương khi lực tác động theo kiểu nén ép dồn trục dọc do tác động trực
tiếp vào thân đốt sống [18]. Đoạn cột sống thắt lưng thấp (L3 - L5) với góc gù
vùng trong khoảng 31º - 79º tạo đường cong sinh lý ra sau [19]. Do vậy, khi
lực chấn thương tác động nén ép theo trục dọc cơ thể thì đoạn cột sống thắt
lưng hấp thu lực loại bỏ thành phần mô men uốn nên ít tổn thương hơn và

thường là gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh [17].

Hình 1.2. Giải phẫu đốt sống.
* Nguồn: theo Netter F.H. (2014) [16].

Thân đốt cấu tạo gồm một vỏ xương cứng bên ngoài bao bọc hai hệ bè
xương xốp bên trong với đặc điểm hệ bè xương đứng thưa ở phía trước mau ở
phía sau, hệ bè xương chéo đan dày ở nửa sau thân đốt và chân cung. Với đặc
điểm sắp xếp này của các bè xương tạo nên một cấu trúc của thân đốt sống yếu ở
cột trước, vững ở cột giữa và cột sau. Do vậy khi chấn thương theo kiểu nén ép
trục dọc hay gặp tổn thương cột trước. Cuống sống bám vào 1/3 sau trên thân
sống ở T11, T12 và 2/3 sau trên ở L1 - L5 với góc chếch vào giảm dần từ T11
(10) đến T12 (0 - 5) và tăng dần từ L1 - L5 (5 - 15) [20], [21], [22]. Đường
kính ngang cuống sống nhỏ hơn, quan trọng hơn đường kính dọc và tăng dần từ
T11 đến L5 [20]. Đây là đặc điểm giải phẫu quan trọng trong xác định điểm và
đường vào của phương pháp cố định vít chân cung tạo sự vững chắc cho cả 3
cột. Theo Benzel E.C. [17] tỷ trọng giữa vỏ xương và tủy xương ảnh hưởng đến
khả năng chịu lực và độ chắc chống tụt vít. Tỷ lệ này ở cuống sống lớn hơn thân


5

đốt và cuống sống đoạn cột sống bản lề cột sống lưng - thắt lưng lớn hơn đoạn
thắt lưng thấp. Do vậy cuống sống khỏe và vững chắc hơn thân đốt và là phần
vững chắc nhất của đốt sống chịu được lực xoay, duỗi và nghiêng sang bên của
cột sống. Đồng thời cuống sống đoạn T11 - L2 khỏe hơn đoạn L3 - L5. Theo
Patricia B. Raskin [23] ống sống đoạn này hình tam giác cân có đường kính trước
sau tại T12 là 20 mm tăng lên 22 - 23 mm tại L3 cho đến 26 mm tại L5 và chứa
tuỷ sống, nón cùng, chùm đuôi ngựa. Như vậy ống sống vùng này tương đối rộng
rãi nên khi chấn thương ít bị tổn thương thần kinh hơn vùng cổ và lưng cao.

Hệ liên kết giữa các đốt sống gồm 2 loại khớp chính là khớp động và khớp
bán động. Khớp động là khớp hoạt dịch giữa các mỏm khớp, đóng vai trò quan
trọng trong độ vững và linh hoạt của cột sống. Khớp bán động không phải là khớp
hoạt dịch, nối các thành phần của khớp với nhau và chia làm 2 loại: tổ chức sụn
sợi, đĩa đệm giữa các thân đốt và khớp dây chằng, có tác dụng làm tăng độ vững
cũng như độ mềm dẻo của cột sống. Khớp dây chằng chính là hệ thống dây chằng
phía trước và phía sau, mặc dù trên thực tế hệ thống dây chằng phía sau đặc biệt là
dây chằng liên gai và trên gai có cấu trúc mảnh yếu, nhất là ở đoạn thắt lưng thấp
nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì cấu trúc vững cột sống bởi vì
nó là cầu nối duy trì và tăng cường sự liên kết giữa các thành phần của cột sống
với nhau. Đồng thời là dây chằng có cánh tay đòn dài nhất so với trục cột sống
nên chịu tác động của lực lớn nhất khi cột sống chuyển động vì vậy có vai trò
quan trọng trong duy trì biên độ vận động của cột sống [17], [20], [23], [24]. Hệ
thống dây chằng có chức năng chống lại các lực kéo căng, lực xoay và lực trượt
ngang. Sức chịu lực của các dây chằng là khác nhau, trong đó dây chằng dọc
trước có thể bị kéo dãn đến khoảng 45% chiều dài của nó trước khi bị đứt. Tương
tự, với dây chằng dọc sau là khoảng 34%; dây chằng liên gai và trên gai là khoảng
gần 30%. Dây chằng bao khớp bao bọc, duy trì tạo sự liên kết vững chắc giữa
diện khớp trên và diện khớp dưới của các đốt sống liền kề góp phần quan trọng


6

trong cấu trúc vững của khối khớp (facet joint). Do vậy trong chấn thương cột
sống chúng ta cần khảo sát, đánh giá tính nguyên vẹn của phức hệ dây chằng phía
sau cũng như khôi phục và bảo tồn nó trong phẫu thuật.

A
Hình 1.3. Hệ dây chằng cột sống.


B
Hình 1.4. Sơ đồ cánh tay đòn hệ dây chằng.

*Nguồn: theo Netter F.H. (2014) [16].

* Nguồn: theo Benzel E.C. (2010) [17].

Tuỷ sống đoạn này chứa phình tuỷ thắt lưng hay còn gọi là nón cùng thường
nằm ngang thân đốt L1 hoặc đĩa đệm L1- L2 và chùm đuôi ngựa nên khi tổn
thương tuỷ có thể gây liệt hỗn hợp cả trung ương và ngoại vi. Rễ thần kinh đi từ
trong ống sống phía dưới cuống sống đốt tương ứng ra ngoài qua lỗ tiếp hợp và ở
gần phía trên cuống sống đốt ngay dưới [20], [24]. Khi tổn thương sẽ có khả năng
phục hồi nếu bao thần kinh còn liên tục vì rễ thần kinh giống như dây thần kinh
ngoại biên. Hệ mạch máu nuôi dưỡng đoạn tuỷ lưng và thắt lưng phong phú gồm 3
hệ thống chính là hệ mạch rễ, hệ mạch tuỷ sống và mạng lưới vành. Trong đó,
đoạn phình thắt lưng được nuôi dưỡng tốt nhất. Hệ mạch máu nuôi tuỷ khi phẫu
thuật cần chú ý động mạch Adam kiewicz thường 85% xuất phát từ T9 - L2 và đi
bên trái trong 80% trường hợp. Đây là động mạch rễ lớn nhất cung cấp chính cho
4/5 tuỷ theo diện cắt ngang từ T8 đến nón cùng [20], [25]. Do vậy khi tổn thương
động mạch này dễ dẫn đến nhuyễn tuỷ. Điều này có thể lý giải cho một số trường
hợp chấn thương dù đã được phẫu thuật nắn chỉnh cố định giải ép tốt nhưng hồi
phục lại kém hoặc tổn thương tuỷ ban đầu không phù hợp với mức độ tổn thương
thần kinh sau này. Khi tuỷ sống bị chèn ép phía trước (chèn ép động mạch rễ tuỷ
trước) hoặc lỗ ghép (chèn ép động mạch rễ tuỷ sau) cần phải phẫu thuật sớm để


7

giải phóng chèn ép nhằm đảm bảo máu nuôi dưỡng giúp tuỷ hồi phục sớm [26],
[8]. Nón cùng không có động mạch riêng, chỉ có 4% có động mạch rễ đi theo rễ L5

gọi là động mạch Depzoz Gotteron (theo Mikheev 1974) [27].

Hình 1.5. Hệ mạch máu tủy sống.
* Nguồn: theo Netter F.H. (2014) [16].

1.2. Cơ sinh học chấn thương và tổn thương thần kinh trong chấn thương
cột sống
1.2.1. Cơ sinh học chấn thương
Xét trên lý thuyết về các nguyên tắc vật lý và động lực học trong hệ tọa
độ không gian ba chiều với các trục tọa độ trên - dưới, trước - sau và trái phải. Khi đó theo Benzel E.C. [28] lực tác động lên cột sống có thể chia thành
các thành phần véc tơ có hướng, độ lớn xác định trong hệ tọa độ ba chiều,
tuân theo định luật cánh tay đòn và tạo ra mô men uốn khi tác động. Mô men
uốn này tạo ra chuyển động xoay và hướng của nó nằm trên trục xoay tức thời
(IAR) khi tác động tại một điểm trong không gian ba chiều. Như vậy trên mỗi
trục tọa độ có hai chuyển động trượt dọc trục ngược chiều nhau và hai chuyển
động xoay ngược chiều nhau và kết quả là có 12 chuyển động quanh trục
IAR. Những chuyển động này được xem xét trên mức độ tự do, cho nên sẽ
tồn tại sáu mức độ chuyển động tự do quanh trục IAR phối hợp với nhau tạo
ra các lực: nén - ép, xén - cắt, xoắn - vặn, căng - xé dẫn đến các hình thái tổn
thương khác nhau trong chấn thương.


8

(- mô men uốn M, →lực F)

Hình 1.6. Hệ đồng hành ba chiều với trục xoay tức thời làm trung tâm.
* Nguồn: theo Benzel E.C. (2010) [28].

Theo Benzel E.C. và DiRisio D. trục xoay tức thời là điểm tưởng tượng

ở trong hoặc xung quanh đốt sống tại đó đoạn cột sống xoay quanh khi chịu
lực tác động. Nhìn chung vị trí trục xoay tức thời thường nằm trên thân đốt và
hay ở vùng rìa, đặc biệt là thành sau.

Hình 1.7. Vị trí trục xoay tức thời - IAR.
* Nguồn: theo DiRisio D., Benzel E.C. (2006) [18].

Khi lực tác động nằm trên cùng một đường thẳng với trục xoay tức thời
sẽ không tạo ra một chuyển động quay của đoạn cột sống đó. Ngược lại khi
lực tác động không đồng trục với trục xoay tức thời sẽ tạo ra một mô men uốn
(M) có độ lớn bằng tích độ lớn của lực (F) với khoảng cách từ vị trí tác động
đến trục xoay tức thời (D): M = F x D. Khi đó tại phần cột sống không chuyển
động theo tác động của lực sẽ sản sinh một mô men có cùng độ lớn với mô
men uốn nhưng có hướng ngược lại. Đây là hiện tượng chống lại và vô hiệu
hóa tác động của mô men lực [18], [28], [29].


9

Hình 1.8. Minh hoạ cơ chế cơ sinh học đoạn cột sống chấn thương.
* Nguồn: theo DiRisio D., Benzel E.C. (2006) [18].

Xét trên trục dọc thì lực tác động nằm trên cùng một trục ở đoạn bản lề
và ở phía sau tại đoạn thắt lưng (hình 9A). Trục xoay tức thời trong tổn
thương cột trước nằm dịch về phía lưng thường trên dây chằng dọc sau và gây
ra tổn thương dạng gãy lún thân đốt hình chêm (hình 9C). Trong tổn thương
cột sau nó nằm dịch về phía bụng trên dây chằng dọc trước gây ra tổn thương
kiểu cúi căng hoặc gãy trật (hình 9B). Tổn thương cả cột trước, cột giữa khi
IAR đồng trục với lực tác động và gây ra dạng gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh
(hình 9D). Tổn thương cả ba cột khi nằm ngoài cột sống và gây ra kiểu gãy

trật (hình 9E) [18], [29].

A

B

C

D

E

Hình 1.9. Vị trí trục xoay tức thời so với lực tác động.
* Nguồn: theo Benzel E.C. (2010) [29].

Theo Benzel E.C. [29] tổn thương dây chằng tại cột sống lưng và thắt
lưng cũng khá phổ biến nhưng có sự khác nhau với cột sống cổ. Trong đó tổn
thương dây chằng ở cột sống lưng và thắt lưng thường kết hợp với tổn xương,
còn trong cột sống cổ thường là tổn thương đơn thuần. Do vậy khảo sát và


10

đánh giá tổn thương dây chằng bên cạnh tổn thương xương thân đốt trong
chấn thương cột sống lưng và thắt lưng là vấn đề thiết thực và đúng đắn.
Tóm lại sự biến dạng của cột sống có thể là kết quả của những dạng
chuyển động không ổn định hoặc ngược lại quanh trục xoay tức thời gây ra.
Sự phân loại biến dạng cột sống là rất phức tạp. Có sáu loại chuyển động
cơ bản tương ứng sáu loại biến dạng cơ bản của cột sống có thể xảy ra,
gồm: chuyển động xoay và sự dịch chuyển dọc trục thẳng đứng, trục

ngang, trục trước sau của cột sống. Mỗi loại chuyển động này lại xảy ra
trên hai hướng ngược chiều nhau. Mỗi loại biến dạng có thể chỉ liên quan
đến một đoạn cột sống hoặc nhiều đoạn cột sống khác nhau. Sự biến dạng
cột sống thường do sự phối hợp từ ít nhất hai loại biến dạng trở lên và do
lực chấn thương gây ra [28], [30]. Khảo sát và đánh giá tổn thương phức hệ
dây chằng phía sau là vấn đề cần được quan tâm.

Hình 1.10. Các chuyển động xoay và dịch chuyển theo trục: A- trục dọc, Btrục ngang, C- trục trước sau.
* Nguồn: theo Benzel E.C. (2010) [30].

1.2.2. Tổn thương thần kinh
Trong chấn thương cột sống có bốn cơ chế chấn thương cơ bản liên quan
lâu dài đến biến dạng thần kinh: chèn ép thần kinh từ bên ngoài, sự lan tỏa, hiệu
ứng dây cung trên mặt phẳng dọc và hiệu ứng dây cung trên mặt phẳng ngang.
Do vậy những hiểu biết về sinh lý bệnh chấn thương tuỷ sống là cơ sở để
nghiên cứu, phân tích các tổn thương thần kinh nhằm đưa ra các liệu pháp


11

điều trị và dự phòng phù hợp là một mục tiêu quan trọng cần đạt được [31].
Chấn thương tuỷ sống diễn biến theo hai hình thái là tổn thương nguyên phát
do lực chấn thương tác động và tổn thương thứ phát do hệ quả của nó gây ra.
Lực chấn thương là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn hoặc mất chức năng của tế
bào thần kinh thông qua một hoặc ba cơ chế: phá hủy tế bào, biến dạng tế bào và
rối loạn trao đổi chất. Trong đó sự phá hủy tế bào dẫn đến tế bào thần kinh bị chết,
sự biến dạng tế bào và rối loạn trao đổi chất có thể dẫn đến rối loạn chức năng tạm
thời hoặc mất. Sự phá hủy tế bào có thể do tổn thương nguyên phát hoặc là tổn
thương thứ phát sau sự tăng lên của mức độ biến dạng tế bào bởi sự chèn ép trung
tâm thần kinh do phù nề, khối máu tụ sau chấn thương hoặc là tổn thương thứ phát

sau rối loạn trao đổi chất do tăng thẩm thấu tế bào và quá trình tự phá hủy sau
chấn thương gây ra. Như vậy biến dạng tế bào và rối loạn trao đổi chất có thể dẫn
đến sự phá hủy tế bào [31]. Trên lâm sàng Greenberg M.S. [2], nhận thấy tổn
thương thứ phát chiếm tỷ lệ 20% trong các tổn thương tủy lớn và là hậu quả
của sự chèn ép, chảy máu và phù nề dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng làm hoại
tử tế bào thần kinh. Như vậy, lực chấn thương, mức độ chèn ép, tình trạng thiếu
máu nuôi và thời gian chấn thương là những yếu tố quyết định mức độ tổn thương
thần kinh. Sinh học tế bào và cơ sinh học là hai yếu tố phức tạp có mối liên quan
chặt chẽ với nhau và có thể góp phần vào sự trầm trọng của tổn thương thần kinh.
Vì thế cơ sinh học cột sống cũng như cơ sinh học giải ép thần kinh, cố định đóng
một vai trò trong việc phòng chống sự tiến triển của tổn thương ban đầu. Do đó
cần phải chăm sóc điều trị tích cực, kiểm soát vùng tủy chưa bị tổn thương nhằm
hạn chế tổn thương thần kinh thứ phát. Phẫu thuật loại bỏ các yếu tố chèn ép như
mảnh xương, khối máu tụ có thể ngăn chặn, khắc phục được biến dạng tế bào và
rối loạn trao đổi chất [26], [31], [32]. Tăng cường áp lực tưới máu tổ chức sẽ giúp
cải thiện môi trường trao đổi chất. Tổn thương thần kinh thứ phát có thể bị ngăn
chặn ít nhất một phần khi có sự can thiệp bằng thuốc. Liệu pháp sử dụng thuốc


12

chống đông được khuyến cáo sử dụng sớm trong 72 giờ đầu ngay sau chấn
thương đạt hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân [33]. Liệu pháp corticoid điều trị
chấn thương tủy sống được các tác giả Greenberg M.S. [2], [34] và Fehlings
M. cùng cộng sự [35] khuyến cáo chỉ sử dụng trong 8 giờ đầu ngay sau chấn
thương khi mà các tác dụng phụ có thể chấp nhận được so với các lợi ích lâm
sàng đạt được. Liều khởi đầu 30 mg/kg tiêm trong 15 phút, sau 45 phút truyền
duy trì với liều 5,4 mg/kg/h trong 23 - 47 giờ (liều ml/h = cân nặng x 0,0864).
Nên truyền suốt trong quá trình phẫu thuật nếu có thể. Lợi ích thu được có thể
nhận thấy sau 6 tuần, 6 tháng và một năm. Kết quả có thể tồi tệ hơn sau một

năm nếu thời điểm dùng thuốc ngoài 8 giờ trước chấn thương. Tuy nhiên,
chống chỉ định trong những trường hợp chấn thương tủy có hội chứng đuôi
ngựa khi có loét điểm tỳ, vết thương tủy do hỏa khí, đang đe dọa tính mạng,
nghiện ma túy, phụ nữ có thai, đang dùng corticoit kéo dài, trẻ em < 13 tuổi.
Trên lâm sàng sốc tuỷ có thể xảy ra sau khi bị chấn thương tuỷ sống và
là một tín hiệu xấu [2]. Sốc tuỷ là một thuật ngữ để chỉ hai hiện tượng hoàn
toàn khác nhau gồm: mất tạm thời tất cả các chức năng thần kinh phía dưới
đoạn tủy tổn thương do ức chế hoàn toàn các cung phản xạ và tụt huyết áp sau
chấn thương tủy sống. Hiện tượng sốc tuỷ thứ nhất kéo dài trong khoảng thời
gian khác nhau và chỉ hồi phục sau tổn thương từ 24 - 48 giờ trở ra, thường là
kéo dài vài tuần, đôi khi một vài tháng và có khi vĩnh viễn, kèm theo sự mất
co thắt phía dưới tổn thương. Phản xạ tủy ngay phía trên tổn thương có thể bị
giảm trên cơ sở của hiện tượng Schiff-Sherrington [2].
Sau giai đoạn sốc tuỷ, tổn thương tuỷ được bộc lộ theo ba hình thái [8], [34].
+ Không tổn thương tủy: tuỷ sống không có tổn thương thực thể hoặc chỉ
bị chấn động, biểu hiện lâm sàng là Frankel E.
+ Tổn thương tủy không hoàn toàn: tuỷ sống bị tổn thương một phần
nhưng không hoàn toàn. Trên lâm sàng có thể gặp: hội chứng tủy trung tâm,
hội chứng tủy trước, hội chứng tủy sau và hội chứng Brown-Sequard. Trong


13

đó hội chứng tủy trước có tiên lượng kém nhất, hội chứng Brown-Sequard có
tiên lượng tốt nhất và hội chứng tủy trung tâm, tủy sau có tiên lượng khá.
Nhóm tổn thương chùm đuôi ngựa có khả năng phục hồi tốt hơn nhóm tổn
thương tuỷ hoặc nón cùng [36], [37].
+ Tổn thương tủy hoàn toàn: tuỷ bị đứt hoàn toàn. Khi đó triệu chứng
lâm sàng là mất hoàn toàn vận động và cảm giác phía dưới tổn thương, tương
ứng Frankel A. Hiện nay, trên thế giới và Việt nam đang nghiên cứu, áp dụng

liệu pháp tế bào gốc trong điều trị những trường hợp liệt tủy hoàn toàn với hy
vọng thu được những tín hiệu khả quan [38].
1.3. Phân loại tổn thương
1.3.1. Những quan điểm trước Denis
Năm 1929, Böehler là người đầu tiên đưa ra khái niệm phân loại gãy cột
sống [39]. Nhưng, Watson-Jones (1938) là người đầu tiên mô tả gãy cột sống
lưng và thắt lưng gồm 3 loại: gãy hình chêm, gãy vỡ và gãy trật cùng với khái
niệm gãy mất vững làm cơ sở cho các nghiên cứu sau đó [40]. Năm 1948,
Chance đã mô tả bổ xung loại gãy gập xoay mà Watson -Jones chưa mô tả, sau
này còn được gọi là gãy kiểu Chance [41]. Năm 1949, Nicoll nêu 4 loại gãy cột
sống lưng và thắt lưng dựa trên phân loại của Watson- Jones và Chance gồm: gãy
hình chêm phía trước, gãy hình chêm phía bên, gãy trật và gãy cung thần kinh
[42]. Holdsworth (1963) là người đầu tiên đưa ra khái niệm hai cột và mất vững
vào trong phân loại đồng thời mô tả loại gãy trật (dislocation fracture) và gãy vỡ
thân đốt nhiều mảnh (burst fracture) [43]. Kelly White Sides (1968) và Louis
(1973) cũng đưa ra khái niệm cột để giải thích sự mất vững [39], [44], [45].
1.3.2. Phân loại của Denis (1983)
Denis trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy vai trò của dây chằng
dọc sau và thành sau thân đốt sống trong làm vững cột sống. Do vậy năm
1983 ông phát triển khái niệm hai cột của Holdworth để đưa ra khái niệm 3
cột và mất vững trong chấn thương cột sống [46], [47], [48], [49], [50].


14

+ Cột trước (hình 1.11B) gồm: một phần hai trước thân đốt cùng đĩa
đệm, dây chằng dọc trước và dây chằng vành khuyên.
+ Cột giữa (hình 1.11C) gồm: một phần hai sau thân đốt cùng đĩa đệm,
dây chằng dọc sau và dây chằng vành khuyên.
+ Cột sau (hình 1.11D) gồm: tủy sống, mạch máu trong ống sống, hệ

thống dây chằng phía sau, cung sau.

A

B

C

D

Hình 1.11. Phân chia ba cột theo Denis
* Nguồn: theo Denis F. (1983) [49].

Trong tổn thương thân đốt sống Denis chia ra làm 4 loại trong đó có
các phân nhóm mô tả chi tiết các loại gãy. Gồm gãy vững và gãy không vững
giúp chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu.
- Gãy lún (compression fracture): đây là loại gãy tổn thương cột trước,
không gây tổn thương cột giữa và có thể có tổn thương cột sau. Không có tổn
thương thần kinh do mảnh vỡ chèn ép ống sống. Gồm 4 phân nhóm:
+ Loại Ia: gãy theo mặt phẳng đứng ngang
+ Loại Ib: gãy lún mặt trước trên
+ Loại Ic: gãy lún mặt trước dưới
+ Loại Id: gãy lún cả mặt trước trên và mặt trước dưới

Ia

Ib

Ic


Id


15

Hình 1.12. Gãy lún.
* Nguồn: theo Smith H.E., Anderson G., Vaccaro A.R., et al. (2010) [47]

- Gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh (burst Fracture): tổn thương cột trước và
giữa theo cơ chế ép trục dọc kết hợp gập, xoay. Thân đốt sống vỡ làm nhiều
mảnh, đặc biệt là mảnh vỡ thành sau thân đốt dẫn đến mảnh xương rời có thể
chèn ép ống sống, lỗ tiếp hợp gây tổn thương thần kinh. Theo Denis tỷ lệ tổn
thương thần kinh khoảng 50%. Gồm 5 phân nhóm:
+ Loại IIa: gãy vỡ cả mặt trên và mặt dưới thân đốt sống do lực ép trục
dọc đơn thuần.
+ Loại IIb: gãy vỡ mặt trên thân đốt do kết hợp giữa lực ép trục dọc và
gập trước, có thể có mảnh rời chèn ép ống sống ở góc sau trên.
+ Loại IIc: gãy vỡ mặt dưới thân đốt do lực ép trục dọc và gập trước
gây ra, loại này hiếm gặp có thể có mảnh rời chèn ép ống sống ở góc sau dưới
gây tổn thương thần kinh.
+ Loại IId: vỡ vụn thân đốt kèm theo xoay do lực ép trục dọc kết hợp
lực xoay gây nên, dẫn đến gập góc cột sống mạnh, chèn ép ống sống trên diện
rộng và nặng. Có thể chẩn đoán nhầm với gãy trật.
+ Loại IIe: vỡ vụn phía bên thân đốt do cơ chế gập bên gây ra, loại này có
thể đẩy lồi thành sau thân sống chèn ép vào ống sống, hay gây tổn thương lỗ ghép.

IIa

IIb


IIc

IId

IIe

Hình 1.13. Gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].

- Gãy cúi căng (seat - belt fracture): tổn thương do cơ chế nén ép, gãy ở
cột trước và kéo căng ở cột giữa và cột sau gây ra. Loại này ít gây tổn thương
thần kinh. Gồm 2 phân nhóm:


16

+ Loại IIIa: đường gãy nằm cùng một mức trong mặt phẳng đứng dọc,
chỉ đi qua xương hoặc phần mềm (đĩa đệm, dây chằng) - gãy kiểu Chance.

A

B

Hình 1.14. A: đường gãy đi qua đĩa đệm. B: đường gãy đi qua xương.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].

+ Loại IIIb: đường gãy nằm trong 2 mức trong mặt phẳng đứng dọc
gây tổn thương cả xương, dây chằng và đĩa đệm.

C


D

Hình 1.15. Đường gãy đi qua cả xương và đĩa đệm.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].

- Gãy trật (dislocation fracture): tổn thương do cơ chế phối hợp giữa lực
ép trục dọc, xoay, kéo căng và lực xé với lực xoay. Trong đó, lực xé chiếm ưu
thế dẫn đến tổn thương toàn bộ hệ thống liên kết giữa các đốt sống. Đây là loại
gãy mất vững nhất và gây tổn thương nặng nề. Trong nghiên cứu của Denis tỷ lệ
tổn thương đứt tủy gây liệt hoàn toàn chiếm 100%. Gồm 3 loại:
+ Loại IVa: gãy trật do lực cúi căng (flexion-distraction dislocation).

A

B

C

Hình 1.16. A: tổn thương lớn dây chằng, đĩa đệm, trật khớp. B: tổn thương
kiểu lát cắt nhìn phía bên. C: tổn thương kiểu lát cắt nhìn phía sau.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].

+ Loại IVb: gãy trật do lực cúi xoay(flexion-rotation.


17

Hình 1.17. Gãy trật theo cơ chế cúi - xoay nhìn phía sau.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].


+ Loại IVc: gãy trật do lực xé từ trước ra sau hoặc ngược lại.

E

F

G

Hình 1.18. E, F: lực xé từ sau ra trước. G: lực xé từ trước ra sau.
* Nguồn: theo Raksin P.B. (2006) [23].

Trên cơ sở phân loại này Denis đưa ra khái niệm “vững và mất vững”
làm cơ sở cho chỉ định điều trị trong chấn thương cột sống [46], [49]. Cụ thể:
- Khái niệm “gãy vững” gồm các gãy lún thân đốt nhẹ hoặc vừa, không
có tổn thương cột giữa và cột sau. Loại này chỉ định điều trị bảo tồn, tập vận
động sớm.
- Khái niệm mất vững được chia làm ba loại dựa trên mối liên quan
giữa hình thái tổn thương và tổn thương thần kinh.
+ Mất vững cơ học (độ I): gãy lún nặng hoặc gãy cúi căng gây gập góc
đoạn cột sống chấn thương tuy nhiên không gây tổn thương thần kinh. Loại
này điều trị nắn chỉnh cố định bằng yếm bột hoặc yếm nhựa, chỉ định phẫu
thuật được áp dụng cho một số trường hợp.
+ Mất vững thần kinh (độ II): gãy vỡ thân sống nhiều mảnh chưa có tổn
thương thần kinh nhưng có nguy cơ gây tổn thương thần kinh thứ phát bởi mảnh
xương rời chèn ép ống sống. Loại này có chỉ định phẫu thuật làm vững và giải
ép, theo Denis nếu ống sống hẹp > 1/3 thì phải phẫu thuật giải ép cấp cứu.


18


+ Mất vững cơ học - thần kinh (độ III): gãy vỡ thân sống nhiều mảnh có
tổn thương thần kinh nguyên phát, gãy trật và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
1.3.3. Phân loại sau Denis
Phân loại của Denis đã hệ thống và mô tả chi tiết đầy đủ các loại gãy,
đồng thời phân biệt rõ gãy vững và gãy không vững trong gãy cột sống lưng và
thắt lưng. Do vậy các tác giả sau Densis đều thừa nhận nguyên lý 3 cột của ông
và các bảng phân loại chủ yếu phát triển dựa trên bảng phân loại của Denis.
McAfee (1983) dựa trên 3 lực tác động lên cột giữa là lực ép trục dọc, kéo
căng và dịch chuyển ngang chia gãy cột sống ngực - thắt lưng ra làm 6 nhóm:
gãy lún hình chêm, gãy vỡ nhiều mảnh vững và không vững, gãy chance, gãy
cúi căng, gãy trật [51]. Gertzbein (1988) đã mô tả bổ sung gãy cúi căng của
Chance từ týp A đến F tuỳ thuộc vào vị trí gãy xuyên qua 3 cột và gãy lún hoặc
phối hợp cả gãy vụn. Phân loại này chỉ mang tính mô tả và gợi ý cơ chế chấn
thương nhưng không đề xuất chỉ định điều trị cho mỗi chấn thương [52].
Năm 1994, Magerl đưa ra bảng phân loại gãy cột sống lưng và thắt
lưng theo kiểu phân loại gãy xương dài của AO dựa trên 3 lực chính: lực ép
trục dọc, lực kéo căng, lực xoay [39], [53]. Bảng phân loại này được
Gertzbein cải tiến năm 1995, tuy nhiên không được ứng dụng nhiều trong
lâm sàng [54].
Năm 1994, McCormack [3], [39], [46], [48], [55] đưa ra bảng phân loại
theo cơ chế dồn trục mô tả lực truyền xuyên thân sống và đĩa đệm áp dụng
cho gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh. Hệ thống phân loại này dựa vào những tổn
thương thân đốt, sự di chuyển của mảnh vỡ và độ gù (gập góc vùng chấn
thương). Ba yếu tố này mỗi yếu tố được lượng hoá theo thang điểm từ 1 đến 3
điểm tuỳ theo mức độ nặng. Như vậy cao nhất là 9 điểm và thấp nhất là 3
điểm, chỉ số càng cao mức độ tổn thương càng nặng. Phân loại của
McCormack:



19

- Sự vỡ vụn:
Độ I: < 30% thân đốt

(1 điểm)

Độ II: 30 - 60% thân đốt

(2 điểm)

Độ III: > 60 % thân đốt

(3 điểm)

- Sự gắn kết các mảnh vỡ:
Độ I:

các mảnh vỡ nằm sát nhau

(1 điểm)

Độ II: các mảnh vỡ cách nhau ≥ 2 mm và dịch chuyển < 50%
đường vỡ của thân đốt

(2 điểm)

Độ III: các mảnh vỡ cách nhau ≥ 2 mm và dịch chuyển ≥ 50%
đường vỡ của thân đốt


(3 điểm)

- Độ gù: đo trên phim X - quang cột sống nghiêng (theo phương pháp
Cobb) xác định gập góc vùng chấn thương:
Độ I: góc gù ≤ 3º

(1 điểm)

Độ II: góc gù 4º-9º

(2 điểm)

Độ III: góc gù ≥ 10º

(3 điểm)

Hệ thống phân loại này giải thích nguyên nhân về kết quả phục hồi kém
của điều trị bảo tồn hoặc cố định một đoạn ngắn tầng thất bại (gãy vít) ở
những trường hợp gãy vỡ thân sống đoạn ngực và thắt lưng.
- Năm 2005 Vaccaro A.R. [5], [39], [56] đưa ra bảng phân loại chấn
thương cột sống ngực và thắt lưng và chỉ số mức độ nặng của nó dựa trên
những hiểu biết về ba đặc tính chấn thương quan trọng nhất là hình thái tổn
thương trên X - quang, tính nguyên vẹn của hệ thống dây chằng phía sau và
tổn thương thần kinh của bệnh nhân.


20

Bảng 1.1. Phân loại chấn thương và điểm mức độ nặng (TLICS).
Đặc điểm tổn thương


Hình thái

Điểm

Lún

1

Vỡ vụn

2

Trật / xoay

3

Cúi căng

4

Tính nguyên vẹn của
Nguyên vẹn
hệ thống dây chằng
Nghi ngờ
phía sau (posterior
ligament ous Complex) Tổn thương

Tình trạng thần kinh
(Neurologic Status)


0
2
3

Còn nguyên vẹn ASIA-E

0

Tổn thương rễ

1

Tổn thương tuỷ

ASIA - A

2

ASIA - B C D

3

Tổn thương chùm đuôi ngựa

3

* Nguồn: theo Vaccaro A. R. (2005) [5]

Từ ba đặc tính này Vaccaro A.R. đưa ra chỉ số mức độ nặng của chấn

thương cột sống lưng - thắt lưng làm căn cứ cho chỉ định điều trị. Cụ thể:
từ 5 đến 10 điểm có chỉ định phẫu thuật, 1 - 3 điểm chỉ định điều trị bảo
tồn và 4 điểm khuyến cáo ưu tiên chỉ định phẫu thuật.
Một đặc điểm quan trọng trong phân loại của Vaccaro A.R. là sự phân
biệt hình thái tổn thương hơn là cơ chế chấn thương ngay cả khi phân loại
được đơn giản hoá sự hiểu biết về tính vững của cột sống. Đây là phân loại
đầu tiên đề cập đến tổn thương hệ dây chằng phía sau mà các phân loại trước
đó không đề cập. Trong đó, phân loại nhấn mạnh vai trò của hệ thống dây
chằng phía sau hơn so với đặc điểm hình thái tổn thương thân đốt trong quyết
định tính vững của cột sống. Điều này giúp mở rộng vai trò của cộng hưởng


21

từ trong nghiên cứu các đặc điểm trong chấn thương cột sống. Tuy nhiên, gần
đây đã có những nghiên cứu chỉ ra những hạn chế của thang điểm TLICS đó
là các trường hợp có điểm TLICS từ 1 - 4 phải phẫu thuật muộn sau một thời
gian theo dõi.
Tóm lại: trong hệ thống phân loại chấn thương cột sống ngực và thắt
lưng mỗi hệ thống phân loại đều có giá trị riêng của nó. Những phân loại khái
niệm cột, lực dồn trục và chỉ số đánh giá mức độ nặng của các tác giả Denis,
Mc Cormack, Magerl và Vaccaro là những phân loại hiện đại nhất được sử
dụng hiện nay. Tuy nhiên, nếu áp dụng đơn thuần một bảng phân loại sẽ dễ bỏ
sót các trường hợp chấn thương có chỉ định phẫu thuật dẫn đến tình trạng phải
phẫu thuật muộn sau một thời gian theo dõi nhất định nào đó. Đây là một vấn
đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong hiện tại và tương lai.
1.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh giúp khảo sát đánh giá, chẩn đoán và phân loại tổn
thương cột sống. Nó là tiêu chí quan trọng trong chỉ định điều trị và đánh giá
tiên lượng trước, trong và sau mổ. Ba phương pháp chính được áp dụng phổ

biến là chụp X - quang quy ước, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ
[37], [57], [58], [59], [60].
1.4.1. Chụp X - quang quy ước
X - quang quy ước có giá trị khảo sát hình thái cột sống ngực và thắt lưng
thông qua sự đánh giá được về tình trạng xương và khớp bởi sự nhận định các
yếu tố như vị trí, đường cong sinh lý, sự liên tục của cột sống, tình trạng nguyên
vẹn của đốt sống, khe gian đốt, sự gập góc vùng chấn thương và khoảng cách
giữa các khối khớp, gai sau. Một ưu điểm của X - quang quy ước so với cắt lớp
vi tính và cộng hưởng từ là có thể khảo sát trong trạng thái động do vậy nó có


22

giá trị trong chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ bán trật khớp trong các trường
hợp chấn thương cột sống không có tổn thương thân đốt.
Trên phim X - quang quy ước thẳng vị trí đốt sống gãy được xác định
dựa theo các mốc giải phẫu cố định là đốt sống ngực T12 và xương sườn 12.
Sự biến dạng được xác định theo các tiêu chí:
- Sự gia tăng khoảng cách giữa 2 đường thẳng trong cuống sống tại vị trí tổn
thương thể hiện cột giữa của đốt sống hoặc cuống sống bị tổn thương [2], [37].
- Sự mất liên tục của 3 đường thẳng: đường liên gai sau, đường trong
cuống sống và đường liên gai ngang tại vị trí gãy chứng tỏ cột sống đó bị di
lệch, biến dạng [2], [37].
- Một số hình ảnh thường gặp là: hình cánh bướm, khe gian đốt hẹp lại
hoặc mất chứng tỏ thân đốt, đĩa đệm đó bị vỡ và có thể tổn thương cấu trúc
liên kết khác giữa các đốt sống [2], [37].

Hình 1.19. Hình ảnh sự gia tăng khoảng cách đường liên cuống.
* Nguồn: theo Anderson M. W. (2010) [37].


Trên phim X - quang quy ước nghiêng hình ảnh tổn thương đốt sống
bộc lộ khá rõ ràng và đặc trưng cho từng loại gãy [2], [13].
- Gãy lún: cột trước tổn thương do lực nén ép theo trục dọc, cột giữa
còn nguyên vẹn. Do vậy, thân đốt sống có hình chêm, góc nhọn về phía trước
đặc trưng và không làm giảm chiều cao tường sau thân đốt sống, không bán
trật khớp, có thể có tổn thương cột sau (đứt dây chằng trên gai hoặc liên gai).


23

- Gãy vỡ thân đốt nhiều mảnh: thân đốt vỡ vụn, giảm chiều cao thân
đốt sống, mảnh xương vỡ chèn ép ống sống, có thể đứt hệ dây chằng phía sau.
- Gãy cúi căng: hình ảnh tăng khoảng cách liên gai sau, gãy phần liên
khớp, sự tách đôi theo đường ngang của chân cung và không có bán trật khớp.
- Gãy trật: hình ảnh thân đốt trượt ra trước, gãy cung sau và mặt khớp
trên của đốt sống dưới hoặc bán trật khớp kèm theo. Chiều cao thân đốt phía
trước có thể giảm trên 10 % - 20 %, gia tăng khoảng cách liên gai sau.

A

B

C

Hình 1.20. Gãy vỡ (A), cúi căng (B), trật (C) trên phim nghiêng.
* Nguồn: theo Smith J.S., Arlet V. (2010) [13].

Theo Mumford [61] và Keynal [62] mức độ giảm chiều cao cột trước
thân đốt gãy () được xác định trên phim X - quang quy ước nghiêng và tính
theo công thức:  = [(A1 + A2)/2 - A0]/(A1+ A2)/2. Trong đó A1, A2, A0 lần

lượt là chiều cao cột trước thân đốt trên, thân đốt dưới liền kề và thân đốt
sống gãy. Góc gù vùng chấn thương (góc Cobb) là góc giữa 2 mặt phẳng đi
qua mặt trên thân sống ngay trên và mặt dưới thân sống ngay dưới đốt sống
tổn thương [61], [62], [63].


24

Hình 1.21. Góc gù vùng (góc Cobb) và giảm chiều cao cột trước.
* Nguồn: theo Mumford J., Weinstein J.N., Spratt K.F., et al. (1993) [61].

Như vậy, X - quang cột sống quy ước tuy còn có những hạn chế trong
chẩn đoán tổn thương phần mềm nhưng những hình ảnh gián tiếp như gia
tăng khoảng cách liên gai sau, gãy phần liên khớp, sự tách đôi theo đường
ngang của chân cung và không có bán trật khớp, hẹp khe liên đốt… có giá trị
gợi ý hay nói cách khác là chẩn đoán gián tiếp tổn thương hệ dây chằng phía
sau, đĩa đệm. Từ đó, giúp chúng ta đưa ra chỉ định chụp cộng hưởng từ phù
hợp nhằm xác định tổn thương. Tuy nhiên, X - quang quy ước còn hạn chế
trong xác định tổn thương tuỷ, dải máu tụ trong ống sống và độ chính xác
trong chẩn đoán những tổn thương xương phức tạp.
1.4.2. Chụp cắt lớp vi tính cột sống
Chụp cắt lớp vi tính cột sống có độ nhạy trên 98% với tổn thương
xương. Trên cửa sổ xương cho phép nhận định đánh giá các tổn thương xương
như: giảm chiều cao cột trước thân đốt, đường vỡ xương, mảnh xương rời, tổn
thương khối khớp, cuống sống, bản sống, mỏm gai, lỗ tiếp hợp, các biến dạng
như gập góc hoặc di lệch trượt, vị trí chèn ép ống sống của mảnh xương vỡ và
đánh giá mức độ hẹp ống sống. Tuy nhiên khó đánh giá những tổn thương
phần mềm như dây chằng, thần kinh [2], [13], [36], [62], [64].



×