Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 25 bài: Tập đọc Bé nhìn biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.55 KB, 4 trang )

Giáo án Tiếng việt lớp 2
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục tiêu
1Kiến thức:
-

Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

-

Ngắt đúng nhịp thơ.

-

Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhí nhảnh.

2Kỹ năng:
-

Hiểu được ý nghĩa các từ mới: bễ, còng, sóng lừng,…
Hiểu được nội dung của bài văn: Bài thơ thể hiện sự vui tươi, thích
thú của em bé khi được đi tắm biển.

3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần
luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy


1. Khởi động (1’)

Hoạt động của Trò
- Hát

2. Bài cũ (3’) Dự báo thời tiết
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Dự báo
thời tiết và trả lời câu hỏi về nội
dung của bài.

- 3 HS lên bảng đọc bài và trả
lời câu hỏi theo yêu cầu của
GV.

- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Hỏi: Trong lớp chúng ta, con nào đã
được đi tắm biển? Khi được đi biển,

- Một số HS trả lời.


các con có suy nghĩ, tình cảm gì?
Hãy kể lại những điều đó với cả lớp.
- Giới thiệu: Trong bài tập đọc hôm
nay, chúng ta sẽ được nhìn biển qua
con mắt của một bạn nhỏ.
Lần đầu được bố cho ra biển, bạn nhỏ có
những tình cảm, suy nghĩ gì? Chúng ta

cùng học bài hôm nay để biết được điều
này nhé.
- Viết tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
 Hoạt động 1: Luyện đọc

- HS đọc lại tên bài.

a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý:
Giọng vui tươi, thích thú.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý
phát âm:
+ HS phía Bắc: Tìm những tiếng trong bài
có âm đầu l, n, …?
+ HS phía Nam: Tìm các tiếng trong bài có
thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t?
(HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng)
- Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ
này. (Tập trung vào các HS mắc lỗi
phát âm)
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng
câu trong bài.

- Nghe GV đọc, theo dõi và
đọc thầm theo.

- sông lớn, bãi giằng, chơi trò,
giơ gọng, sóng lừng, lon ta

lon ton, lớn,…
- Biển, nghỉ hè, tưởng rằng,
nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ,

- 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS
đọc theo tổ, đồng thanh.
- Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ
đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho
đến hết bài.

c) Luyện đọc đoạn
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng
khổ thơ trước lớp.

- Tiếp nối nhau đọc hết bài.


- Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo
nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ
thơ, đọc cả bài.

- Lần lượt từng HS đọc trong
nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ
cho đến hết bài.
- Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.

e) Đọc đồng thanh
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

-

Gọi 1 HS đọc chú giải.
Hỏi: Tìm những câu thơ cho
thấy biển rất rộng.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp
theo dõi trang SGK.
- HS thảo luận cặp đôi và phát
biểu ý kiến:
Những câu thơ cho thấy biển rất
rộng là:
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Biển to lớn thế

-

Những hình ảnh nào cho thấy
biển giống như trẻ con?

- Những câu thơ cho thấy biển
giống như trẻ con đó là:
Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co
Lon ta lon ton

-


Em thích khổ thơ nào nhất, vì
sao?

- HS cả lớp đọc lại bài và trả
lời:
+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ
cho em thấy biển rất rộng.
+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển
cũng như em, rất trẻ con và rất thích


chơi kéo co.
+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ
thơ này tả biển rất thật và sinh
động.
+ Em thích khổ thơ 4, vì em thích
những con sóng đang chạy lon ton
vui đùa trên biển.
 Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài
thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh bài
thơ, sau đó xố dần bài thơ trên bảng
cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
bài thơ.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà
đọc lại bài
- Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá

Con.

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Các nhóm thi đọc theo nhóm,
cá nhân thi đọc cá nhân.



×