Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Ðịnh nghĩa chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế và sự tác ðộng của nó ðến các nước ðang phát triển nhý việt nam tập ðoàn cà phê trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.31 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

BÀI TẬP CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI:
ĐỊNH NGHĨA CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ VÀ SỰ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NHƯ
VIỆT NAM - TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN

GVHD

: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM

KHÓA

:

SV THỰC HIỆN

:

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 10 năm 2018



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHU KỲ SỐNG (VÒNG ĐỜI) CỦA SẢN PHẨM
QUỐC TẾ (Internatinal Product Life Cycle Theory)....................................................1
1.1. Chu kỳ sống sản phẩm theo khái niệm truyền thống...........................................1
1.2. Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế.....................................................1


1.2.1. Khái niệm............................................................................................................. 1
1.2.2. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm quốc tế................................................2
1.2.3. Ý nghĩa và tính hiệu lực của lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế..................6
1.2.4. Hạn chế của lý thuyết...........................................................................................8
1.2.5. So sánh chu kỳ sống sản phẩm quốc tế và chu kỳ sống sản phẩm quốc gia (IPLC và
NPLC: National Product Life Cycle).............................................................................8
1.2.6. Khả năng kinh doanh theo chu kỳ sống sản phẩm của các nước đang phát triển 9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM QUỐC TẾ ĐỐI VỚI TẬP
ĐOÀN TRUNG NGUYÊN.....................................................................................11
2.1. Giới thiệu về Tập Đoàn Trung Nguyên................................................................11
2.1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................11
2.1.2. Sản phẩm chủ yếu..............................................................................................11
2.1.3. Hệ thống nhà máy..............................................................................................12
2.1.4. Nhượng quyền thương hiệu................................................................................12
2.1.5. Chứng nhận và danh hiệu..................................................................................13
2.2. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế đối với Tập Đoàn Trung Nguyên15
2.2.1. Đặc điểm của ngành cà phê...............................................................................15
2.2.2. Tầm quan trọng của ngành cà phê.....................................................................16
2.2.3. Thực tế học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế của sản phẩm cà phê hòa tan G7
trong Tập đoàn Trung Nguyên.....................................................................................23
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VỀ CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM QUỐC TẾ CỦA TẬP
ĐOÀN TRUNG NGUYÊN.....................................................................................28



ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

I.


PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHU KỲ SỐNG (VÒNG ĐỜI) CỦA
SẢN PHẨM QUỐC TẾ (Internatinal Product Life Cycle Theory)

1.1. Chu kỳ sống sản phẩm theo khái niệm truyền thống
Chu kỳ sống của một sản phẩm tại thị trường nội địa hoặc tại một thị trường nhất định
nào đó thường thì có 4 giai đoạn:
GĐ1. Giới thiệu là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường. Trong giai đoạn
này doanh số tăng trưởng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới
thiêu sản phẩm ra thị trường.
GĐ2. Phát triển là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh chóng và lợi
nhuận tăng lên đáng kể.
GĐ3. Sung mãn là giai đoạn doanh số tăng chậm lại, vì sản phẩm đã được hầu hết khách
hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận ổn định hoặc giảm xuống vì tăng chi phí marketing
để bảo vệ sản phẩm chống lại các đối thủ cạnh tranh.
GĐ4. Suy tàn là giai đoạn doanh số có xu hướng giảm sút và lợi nhuận giảm dần.
1.2. Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Theo Raymond Vernon vào năm 1966 đã phát triển một thuyết mới, theo một hướng khác
hẳn là “Thuyết chu kỳ sản phẩm”. Học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế của Vernon
liên quan đến các giai đoạn sản xuất của sản phẩm với những bí quyết sản xuất mới. Sản
phẩm được sản xuất đầu tiên tại công ty mẹ, sau đó là tại công ty con và cuối cùng là ở
nơi nào đó trên thế giới có chi phí thấp nhất.
Khái niệm : Chu kỳ sống (vòng đời) sản phẩm quốc tế là khoảng thời gian tồn tại của sản
phẩm trên thị trường, kể từ khi sản phẩm thâm nhập thị trường cho đến khi bị loại bỏ
khỏi thị trường nước ngoài.
Trong kinh doanh quốc tế thì các thị trường khác nhau sẽ có chu kỳ sống của sản phẩm
khác nhau, nếu có thương mại quốc tế thì sẽ kéo dài chu kỳ sống sản phẩm và có lợi hơn.
Page 0



ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

Học thuyết giúp giải thích lý do một sản phẩm bắt đầu như là một quốc gia xuất khẩu và
kết thúc là trở thành một quốc gia nhập khẩu. Học thuyết tập trung vào sự mở rộng thị
trường và đổi mới kỹ thuật, những khái niệm đó không nhấn mạnh trong học thuyết lợi
thế so sánh.
Học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế có hai nguyên lý quan trọng:
- Kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để sáng tạo và phát triển sản phẩm mới;
- Qui mô và cấu trúc thị trường là quan trọng trong việc quyết định mô hình thương mại.
1.2.2. Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm quốc tế
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các
sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là:
- Giai đoạn sản phẩm mới: đây là giai đoạn sản phẩm được cải tiến và độc đáo trong một
số thuộc tính. Sự đổi mới đòi hỏi lao động kỹ năng cao và lượng tư bản lớn để nghiên
cứu và phát triển, và sản phẩm thường được thiết kế và sản xuất ban đầu gần công ty mẹ
và thị trường công nghiệp hoá cao. Trong giai đoạn này, sản phẩm chưa được tiêu chuẩn
hoá và quá trình sản xuất đòi hỏi mức độ linh hoạt cao. Nhà sản xuất sẽ giữ vị trí độc
quyền với lợi nhuận biên cao, độ đàn hồi giá của nhu cầu thì thấp, vì người tiêu dùng thu
nhập cao sẽ mua không chú ý đến giá. Hầu hết các sản phẩm mới được phát triển và sản
xuất đầu tiên ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn( các nước tiên tiến). Nguyên
nhân chủ yếu của tình hình này là một số lượng lớn người tiêu dùng có thu nhập cao, có
mong muốn về các sản phẩm mới và nguồn cung ứng phong phú những công nhân kỹ
thuật có trình độ chuyên môn cao tạo ra một lợi thế tương đối về năng lực R & D. Trong
giai đoạn này hàng hoá được tiêu dùng trong nước và nhu cầu trên thị trường ít đàn hồi so
với giá, thiết kế và sản xuất hàng hoá vẫn ở giai đoạn thử nghiệm nên nơi nghiên cứu và

nơi sản xuất cần phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên
- Giai đoạn sản phẩm chín muồi: khi sản xuất mở rộng, quá trình của nó ngày càng tiêu
chuẩn hoá, nhu cầu linh hoạt trong thiết kế và sản xuất giảm dần, nhu cầu lao động kỹ
năng cao giảm. Doanh nghiệp tăng lượng bán sang các quốc gia khác và bị cạnh tranh bởi
các sản phẩm khác biệt chút ít, làm giảm áp lực về giá và lợi nhuận biên, chi phí sản xuất
Page 1


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

ngày càng được quan tâm. Trong giai đoạn này, xuất khẩu gia tăng, tuy nhiên trong lúc
này những đối thủ cạnh tranh ở những quốc gia khác sẽ thực hiện phát triển sản phẩm
thay thế để đổi chỗ sản phẩm đầu tiên cho sản phẩm của họ. Sự giới thiệu những sản
phẩm thay thế và sự mềm dẻo của nhu cầu đối với sản phẩm đầu tiên sẽ làm cho công ty
phát triển sản phẩm đầu tiên giờ đây phải thay đổi chiến lược từ sản xuất đến bảo vệ thị
trường. Sự chú ý cũng sẽ tập trung vào việc sẵn sàng cung ứng cho những thị trường ở
các nước kém phát triển hơn.
- Giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa: sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tiêu chuẩn hoá,
quốc gia sản xuất chỉ đơn giản là quốc gia với lao động không kỹ năng rẻ nhất, lợi nhuận
biên ít, cạnh tranh gay gắt. Nghĩa là, kỹ thuật trở nên phổ biến và có thể tiếp xúc. Sản
xuất có hướng dịch chuyển sang những nước có chi phí thấp, gồm những nước kém phát
triển. Công ty cũng cố gắng tạo sự khác biệt sản phẩm và ngăn cản cạnh tranh giá gia
tăng khi giá là yếu tố quyết định của nhu cầu.
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất
ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu,
ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập
khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa

vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị
trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất
hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn
đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn
hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều
nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản
xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho
phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nhu cầu khác nhau về từng giai đoạn trong chu kỳ
sống của sản phẩm. Và mỗi giai đoạn sản phẩm ở mỗi quốc gia khác nhau có thể có các
Page 2


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

quãng thời gian kéo dài khác nhau. Một sản phẩm có thể đang ở giai đoạn suy thoái tại
thị trường nội địa, nhưng cùng sản phẩm đó có thể lại đang ở giai đoạn giới thiệu tại quốc
gia A, hoặc đang ở giai đoạn tăng trưởng tại quốc gia B, giai đoạn trưởng thành tại quốc
gia C. Hơn nữa, một sản phẩm mới thường có giai đoạn giới thiệu ở thị trường nội địa
trước.
Nội dung của học thuyết:
Nước phát
minh

Xuất khẩu

I

II

III
Nhập
khẩu

Nước phát
triển

IV

Nước đang
phát triển

Nội dung của học thuyết được tóm tắt như sau:
- Giai đoạn I: Nước phát minh vừa là nước sản xuất vừa là nước xuất khẩu. Giai đoạn này
giá cả rất đắt, các nước phát triển là nước nhập khẩu, các nước đang phát triển khó có khả
năng tiếp cận, nếu có nhập khẩu thì rất ít.
- Giai đoạn II: Nước phát minh giảm sản xuất và dịch chuyển sang các nước phát triển
hoặc đang phát triển. Nước phát triển giảm nhập khẩu, tăng sản xuất. Các nước đang phát
triển bắt đầu tiếp cận với sản phẩm nhưng chỉ thuần là nhập khẩu.
- Giai đoạn III: Nước phát triển sản xuất sản phẩm không những đã đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu. Nước phát minh không còn sản xuất nữa mà nhập khẩu để
tiêu thụ trong nước. Việc sản xuất đã bắt đầu dịch chuyển sang các nước đang phát triển.
- Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn sản phẩm ở mức độ tiêu chuẩn hóa. Kỹ thuật trở nên phổ
biến, nhiều nhà cung cấp, giá rẻ. Sản xuất có hướng dịch chuyển sang những nước có chi
Page 3



ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

phí thấp, gồm những nước kém phát triển. Giai đoạn này, nước đang phát triển là nước
sản xuất và xuất khẩu, nước phát minh và nước phát triển là nước nhập khẩu.
Thế nhưng trong thực tế lại có những trường hợp ngược lại.
VD: Các nhà sản xuất TV màu của Nhật đã xuất khẩu sản phẩm này sang nước Mỹ trước
khi marketing trong nước. Tương tự hãng Hitachi đã xuất khẩu các đĩa, Video sang Mỹ
trước khi bán chúng ở Nhật.
Như vậy cùng một sản phẩm nhưng có khả năng cùng một lúc có nhiều giai đoạn của chu
kỳ sống khác nhau trên thị trường thế giới. Sự khác biệt này sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối
với nhà quản lý, đặc biệt là một sản phẩm có trên 2 giai đoạn của chu kỳ sống ở cùng một
thời điểm, lúc đó việc thực hiện chính sách sản phẩm quốc tế rất phức tạp bởi vì sẽ có sự
khác nhau về các mức độ quảng cáo, cạnh tranh, chính sách giá cả...
Ðối với tất cả các loại công ty, từ công ty xuất khẩu nhỏ nhất đến công ty xuất khẩu đa
quốc gia lớn nhất, chính sách sản phẩm được quan tâm ở mọi cấp quản lý. Mặc dù những
nhà lãnh đạo cao nhất phải đưa ra những quyết định về sản phẩm, nhưng trong thực tế họ
phải dựa vào bộ phận marketing quốc tế để có được những thông tin, như thông tin về
phân tích nhu cầu của thị trường, để thiết kế sản phẩm cũng như đưa ra các quyết định có
liên quan đến những đặc tính của sản phẩm, dãy sản phẩm (product line), hệ sản phẩm
(product mix), nhãn hiệu, bao bì….
Vấn đề này càng trở nên cực kỳ phức tạp đối với việc điều hành một công ty đang thâm
nhập hàng hóa ở nhiều thị trường nước ngoài khác nhau. Khách hàng ở mỗi quốc gia
khác nhau sẽ có những nhu cầu đòi hỏi khác nhau, do đó việc thực hiện chính sách sản
phẩm quốc tế như thế nào cho phù hợp vừa là một sự cần thiết vừa vô cùng khó khăn, ví
dụ như 5 quốc gia cùng ở Châu Âu (Anh, Ý, Ðức, Pháp, Thụy Ðiển) nhưng có các yêu
cầu khác nhau về loại máy giặt sử dụng cho gia đình: tự động hay bán tự động, chiều cao,

chiều rộng ra sao, sử dụng nước nóng, nước lạnh hay nước bình thường ...

Page 4


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

Tóm tắt chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế:
Các
pha

Xuất nhập
khẩu

Thị trường mục
Các đối thủ cạnh tranh
tiêu

Chi phí sản xuất

Xuất khẩu
Pha 1

các nước phát Nước phát minh và
minh phát

các nước phát triển


Các đối thủ trong thị

Rất cao, do qui mô

trường nội địa

sản xuất còn nhỏ

triển nhanh

Xuất khẩu ở
Pha 2

nước phát
minh ổn định

Các nước phát triển
và một phần của các
nước công nghiệp
mới

Xuất khẩu ở
Pha 3

nước phát minh cạnh
tranh với nhau và các
doanh nghiệp khác ở
các nước phát triển
Doanh nghiệp của các


nước phát

Các nước đang phát

nước cạnh tranh với

minh giảm

triển

doanh nghiệp thuộc

mạnh

nhóm công nghệ mới

nước phát
minh tăng
mạnh

ổn định, cuối pha này
doanh nghiệp nước
phát minh tiến hành
chuyển giao công
nghệ sang nước công
nghệ mới
Giảm mạnh do có sự
tham gia của các
nước đang phát triển


Doanh nghiệp của các

Nhập khẩu ở
Pha 4

Doanh nghiệp của các

Nước phát minh

nước đang phát triển

Tăng vì phải quản lý

cạnh tranh trong việc

chặt chẽ hơn

xuất khẩu hàng hóa ở
lại nước phát minh

1.2.3. Ý nghĩa và tính hiệu lực của lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế
 Ý nghĩa
Xét về khía cạnh lịch sử, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm dường như là một sự giải
thích khá chính xác các mô hình trao đổi trong thương mại quốc tế. Mô hình này khái
Page 5


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM


PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

quát trình tự từ khâu nghiên cứu và phát triển tới khâu sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm
mới sẽ:
 Diễn ra tuần tự từ nước phát triển cao chuyển sang các nước phát triển thấp hơn tới các
nước đang phát triển theo xu hướng tìm tới địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn.
 Chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế áp dụng phổ biến cho các sản phẩm công nghiệp
đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
 Chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế kéo dài hơn chu kỳ sống của sản phẩm quốc gia.
 Trong chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế chuyển giao công nghệ diễn ra từ nước phát
minh sang nước phát triển khác và từ nước phát triển qua những nước đang phát triển.
 Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho phép giải thích vì sao các nhà sản
xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu sang thực hiện đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài.
 Tính hiệu lực của lý thuyết
 Thuyết chu kỳ của sản phẩm quan trọng nhất ở điểm nó giải thích đầu tư quốc tế.
Thuyết này nhận ra được tính linh động của vốn qua các quốc gia, bác bỏ giả định truyền
thống về sự không linh hoạt của các yếu tố, nó chuyển tâm điểm chú ý từ quốc gia sang
sản phẩm. Điều này làm cho việc phối hợp giữa sản phẩm theo giai đoạn trưởng thành
sang các địa điểm sản xuất, để xác định năng lực cạnh tranh.
 Học thuyết này giải thích cho chúng ta rõ vì sao hơn 25 năm đổi mới, mở cửa, hội
nhập nước ta vẫn còn tiếp nhận những công nghệ cũ, lạc hậu từ nguồn vốn FDI. Việc các
doanh nghiệp FDI mang công nghệ thấp vào nước ta, hay việc chính các doanh nghiệp
nước ta mua công nghệ thấp hoàn toàn không phải vì phía nước ngoài biến ta thành bãi
rác công nghệ, hay các doanh nghiệp nước ta quá kém cỏi trong việc lựa chọn công nghệ.
Khi đầu tư, các doanh nghiệp phải giải bài toán sau: sử dụng công nghệ rất hiện đại
nhưng cực đắt, tức là khấu hao tính trên mỗi sản phẩm rất cao, cộng với chi phí nhân
công không đáng kể do sử dụng ít nhân công, thì sản phẩm có giá thành thế nào, tỷ suất
lợi nhuận ra sao so với sử dụng công nghệ thấp, giá rẻ, khấu hao trên mỗi sản phẩm thấp,

Page 6


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

cộng với chi phí nhân công nhiều hơn. Tính toán và thực tiễn kinh doanh cho thấy
phương án sử dụng công nghệ thấp thường là có hiệu quả kinh tế hơn, và đó là lý do của
việc sử dụng công nghệ thấp ở các nước nghèo trong giai đoạn đầu phát triển.
 Thuyết chu kỳ sản phẩm nối liền khoảng cách lớn lao giữa các lý thuyết thương mại cổ
điển, và các thách thức tri thức của một thị trường cạnh tranh toàn cầu với các dòng vốn,
công nghệ, thông tin và doanh nghiệp đều thay đổi linh hoạt.
 Lý thuyết này dự đoán những sản phẩm không phổ dụng với những tiềm năng phát
triển cao thường có sự tăng lên trong sự sản xuất.
1.2.4. Hạn chế của lý thuyết
 Không lý giải được đầu tư của Châu Âu sang Mỹ
 Không phân biệt được các hình thức phát minh khác nhau
 Không nhất thiết các giai đoạn khác nhau phải diễn ra tuần tự trong một khoảng thời
gian quá ngắn
 Thích hợp nhất với các sản phẩm dựa trên công nghệ, có quy trình sản xuất thay đổi
khi sản phẩm phát triển và bão hòa, còn các sản phẩm dựa trên tài nguyên hay dịch vụ,
thì không dễ dàng xác định các giai đoạn trưởng thành.
 Thuyết này liên quan nhất tới các sản phẩm dễ dàng sản xuất đại trà lực lượng lao
động trẻ.
1.2.5. So sánh chu kỳ sống sản phẩm quốc tế và chu kỳ sống sản phẩm quốc gia (IPLC
và NPLC: National Product Life Cycle)
Giống nhau: So với chu kỳ sống sản phẩm quốc gia, giữa IPLC và NPLC cũng có điểm
chung nhất, đó là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường (thâm nhập, phát

triển, chín muồi, suy thoái).

Page 7


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

Khác nhau:
Tiêu chí
Đối tượng nghiên
cứu

IPLC
3 nhóm nước:
- Nước phát minh
- Nhóm các nước phát triển

NPLC

Thị trường trong nước (nội địa)

- Nhóm các nước đang phát triển
Gồm 5 pha:

Các giai đoạn

- Pha 0: Đổi mới trong nước


Gồm 4 pha:

- Pha 1: Đổi mới ngoài nước

- Thâm nhập

- Pha 2: Tăng trưởng và chin - Tăng trưởng
muồi

- Chín muồi

- Pha 3: Bắt chước khắp nơi

- Suy tàn

- Pha 4: Đổi mới ngược chiều
Thời gian tồn tại của IPLC là rất Vòng đời sản phẩm ngắn hay
dài bởi nó có sự di chuyển từ dài phụ thuộc vào:
nước này tới nước khác theo - Nhu cầu của người tiêu dùng
Thời gian tồn tại

phạm vi hoạt động về không - Bản thân sản phẩm đó
gian địa lý và văn hóa của bản - Các yếu tố môi trường
thân công ty quốc tế hay công ty - Công dụng của sản phẩm thay
toàn cầu
thế
Hiệu quả kinh doanh mang lại từ

Hiệu quả


IPLC là rất lớn, trước hết cho Nhỏ hơn so với IPLC
nước khởi xướng sản phẩm mới

1.2.6. Khả năng kinh doanh theo chu kỳ sống sản phẩm của các nước đang phát triển
Theo chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế thì các nước đang phát triển:
Trong pha 1 và 2, các nước đang phát triển chủ yếu:
- Xuất khẩu nguyên vật liệu thô và lao động với giá tương đối thấp
- Nhập khẩu sản phẩm với giá rất cao và chưa có khả năng kinh doanh sản phẩm quốc tế.
Công nghệ chuyển giao quá cao làm khả năng của các nước đang phát triển bị hạn chế.
Page 8


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

Trong giữa cuối pha 3:
- Nhận chuyển giao công nghệ và thiết bị với giá rẻ  chi phí phát triển sản phẩm thấp
và tỷ lệ rủi ro của việc phát triển sản phẩm thấp
- Lao động ít kỹ năng được sử dụng nhiều làm chi phí thấp
- Tốn nhiều chi phí để sản xuất do sản xuất đại trà và thời gian dài
- Cạnh tranh cao về giá cả sản phẩm
- Khếch trương, quảng cáo, chiêu thị sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (và giới
thiệu sản phẩm mới ở các nước này)
- Có khả năng xuất khẩu đến các nước phát triển
Đối với những loại sản phẩm có giai đoạn chín muồi lâu dài thì khả năng kinh doanh của các
nước đang phát triển cao nhưng do sự cạnh tranh cao nên cần đòi hỏi phải đổi mới liên tục
sản phẩm nhằm tăng mức tiêu thụ  tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

Trong pha 4:
- Ở các nước đang phát triển, sản xuất tăng nhanh hơn tiêu thụ, nó cho phép xuất khẩu
sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu bị giảm sút trong các nước phát triển.
- Sản phẩm trở nên lạc hậu  Khả năng kinh doanh kém nên đòi hỏi các nước đang phát
triển phải đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, việc bỏ vốn cho quá trình nghiên cứu lớn và
không theo kịp các nước phát minh sản phẩm.
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang các nước kém phát triển nhất, hoặc đầu tư sản xuất
tại chỗ nhằm giảm chi phí và giá bán cạnh tranh.
- Chi phí đơn vị thấp  Giá bán thấp  Doanh thu cao nên lợi nhuận cao. Vì vậy, đối
với các nước đang phát triển trong giai đoạn này cần sử dụng chu kỳ rút gọn (trong chu
kỳ sống sản phẩm đặc biệt).

Page 9


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM QUỐC TẾ ĐỐI
VỚI TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN
2.1. Giới thiệu về Tập Đoàn Trung Nguyên
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 16/06/1996 Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột
Ngày 20/08/1998 Cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP HCM
Năm 2000 Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình nhượng quyền
Năm 2001 Công ty Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản.
Tháng 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.

Ngày 23/11/2003 Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời
Năm 2008 Công ty thành lập văn phòng tại Singapore.
Năm 2012 Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam
yêu thích nhất
Năm 2014 Trung Nguyên ra mắt Đại siêu thị cà phê - càfe.net.vn
2.1.2. Sản phẩm chủ yếu
- Cà phê Trung Nguyên cao cấp

- Cà phê chồn Weasel
- Cà phê chồn Legendee
- Sáng tạo 8
- Cà phê rang xay
- Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông
- Nhóm sản phẩm sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5
- Cà phê hạt nguyên chất
- Cà phê hòa tan G7
Page 10


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

- Cà phê tươi
- Cream đặc có đường Brothers
2.1.3. Hệ thống nhà máy
- Nhà máy cà phê Sài Gòn (Mỹ Phước - Bình Dương) đây là nhà máy được Trung
Nguyên mua lại từ hợp đồng chuyển nhượng với Vinamilk vào năm 2010 với tổng vốn
đầu tư hơn 17 triệu USD.

- Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên (Dĩ An - Bình Dương) Nhà máy có diện tích 3
ha. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực
tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan
của Ý
- Nhà máy cà phê Trung Nguyên được khánh thành ngày 20/5/2005, chế biến cà phê rang
xay.
- Nhà máy Bắc Giang, nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á. Nhà máy được chia làm
2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói thành phẩm cà phê hòa tan G7.
Giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế biến để đáp ứng sự tăng trưởng của thị
trường xuất khẩu.
2.1.4. Nhượng quyền thương hiệu
- Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi
không gian cà phê Trung Nguyên.
- Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là làng Cà phê là một cụm công trình
kiến trúc có diện tích khoảng 20.000m2, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Dak Lak. Xuất phát từ ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một "thủ phủ cà phê toàn cầu"
của Đặng Lê Nguyên Vũ, sau nhiều năm xây dựng, làng cà phê đã hoàn thành vào tháng
12 năm 2008.
- Bảo tàng cà phê thế giới tại làng cà phê Trung Nguyên được nhượng lại từ nhà sưu
tập Jens Burg ở Đức với hơn 10.000 hiện vật. Hiện nơi đây trưng bày khoảng 500 hiện
vật đặc trưng.
Page 11


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

- Chương trình cộng đồng

 Sáng tạo vì thương hiệu Việt : khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực dùng
hàng Việt Nam.
 Quỹ khơi nguồn sáng tạo :nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên đã cố gắng vượt
qua hoàn cảnh khó khăn để đạt được những thành tích nổi bật trong học tập
 Diễn đàn Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ và chương trình Ngày hành động vì nước
Việt vĩ đại
 Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam : chương trình được xây dựng nhằm mục
tiêu phát triển các sản phẩm nông sản Việt Nam.
 Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam và Ngày hội sáng tạo vì khát
vọng Việt: nhằm kêu gọi tinh thần khát vọng lớn trong khởi nghiệp kiến quốc của thế
hệ trẻ để thay đổi đời mình và vì một Việt Nam khát vọng, sáng tạo, yêu thương và
thịnh vượng.
 Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê tại Eatul: Mô hình sử dụng cách tưới nhỏ giọt
kết hợp với bón phân qua nước cho cây cà phê giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao
(tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, v.v…). Mô hình được triển khai từ đầu năm 2010 do
Công ty Cà phê Trung Nguyên tài trợ với quy mô 5.000 m2 và 4.000 m2 còn lại trong
vườn làm đối chứng.
2.1.5. Chứng nhận và danh hiệu
- Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia 2012 có đề cập tới thương hiệu Trung Nguyên- Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2011
- Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010
- Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao
- Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là "Đại sứ Ngoại giao Văn hóa"
Page 12


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ


- Chứng nhận Doanh nghiệp xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương năm 2014

Tập đoàn Trung Nguyên

Loại hình
Ngành nghề
Thành lập
Trụ sở chính
Nhânviên chủ chốt
Dịch vụ
Website

Tập đoàn
Cà phê, du lịch.
16 tháng 6 năm 1996
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng
Giám đốc
Cà phê, quán cà phê, du lịch
Website chính thức (tiếng Việt)

* Một số SP chủ lực:

Chúng tôi định hình quy trình kinh doanh của khách hàng bằng các sản phẩm hàng đầu,
giải pháp tối ưu và cam kết chất lượng dịch vụ xuất sắc.
LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH:
là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê;
nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung
Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt
tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.


Page 13


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

2.2. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế đối với Tập Đoàn Trung Nguyên
2.2.1. Đặc điểm của ngành cà phê
Cà phê

Một tách cà phê đen. Đen có nghĩa là cà phê này không bao gồm sữa hoặc kem.
Phân loại
Nóng hoặc đá
Quốc gia xuất xứ
Yemen (đồ uống), Ethiopia (cây)[1]
Ra mắt
Khoảng thế kỷ 15
Màu sắc
Nâu sẫm, be, nâu nhạt, đen
Cà phê (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp café /kafe/) là một loại thức uống được ủ từ hạt cà
phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt
đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ
Dương, Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay
đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích
đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ
biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và
phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy

thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi
để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.
Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm
lượng cafein. Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới. Thức
uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạng uống khác nhau (ví dụ
như espresso, cà phê bình, latte,...). Cà phê thường được thưởng thức nóng, dù cà phê
đá cũng được nhiều người ưa dùng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng cà phê
tiêu thụ trung bình là vừa đủ hoặc có lợi đối với một người lớn khỏe mạnh

Page 14


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

Bằng chứng sớm và đáng tin cậy nhất về việc sử dụng cà phê được phát hiện vào thế kỷ
15 tại các lăng mộ Sufi giáo ở Yemen. Cũng tại bán đảo Ả Rập, các hạt cà phê đầu tiên
được rang và ủ theo cách tương tự như phương pháp chúng ta vẫn làm ngày nay. Hạt cà
phê ban đầu được xuất khẩu từ Đông Phi tới Yemen, do cây cà phê chè lúc đó được cho là
có nguồn gốc từ người bản địa. Các thương nhân Yemen đã đem cà phê về quê nhà và bắt
đầu trồng các hạt giống.
Tới thế kỷ 16, cà phê đã được đem tới Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Từ đây, cà phê
được lan rộng khắp châu Âu và phần còn lại của thế giới.
Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn: đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông
nghiệp tại nhiều quốc gia và là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hợp
pháp lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu nhất của các
quốc gia đang phát triển. Cà phê xanh (không rang) cũng là một trong những mặt hàng
nông nghiệp được buôn bán nhiều nhất trên thế giới.

Đến đầu thế kỉ XVI cà phê bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và lan dần sang Châu á, châu Đại
Dương. Năm 1857 cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào trồng ở Việt
Nam, trước hết được trồng ở một số nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình... Sau đó được trồng
ở đồn điền vùng Trung Du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó diện tích cà phê ngày càng
được mở rộng.
Từ năm 1994 đến nay cây cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê vối phát triển rất nhanh và
đạt kết quả trên nhiều mặt. Hiện nay cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 ở
nước ta. Có thể nói trong ngành nông nghiệp hiện nay, cà phê chỉ đứng sau lúa gạo và có
chỗ đứng vững chắc trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2.2.2. Tầm quan trọng của ngành cà phê
2.2.2.1. Lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
a. Lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên: Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán
cầu, trải dài theo phương kinh tuyến từ 80 30’ đến 230 30’ vĩ độ bắc. Điều kiện khí hậu,
địa lý và đất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nam một
Page 15


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

hương vị rất riêng, độc đáo.
- Về khí hậu : Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa
nhiều. Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh
trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông
lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.
Về đất đai : Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh

thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu
ha.
- Lợi thế về nhân công: với dân số 80 triệu người trong đó 49% là trong độ tuổi lao động.
Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho các mọi hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu
từ khâu nghiên cứu chon giống, gieo trồng khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản,
bao gói, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt
Nam thì việc ứng dụng máy móc vào việc, sản xuất chế biến cà phê chưa nhiều vì thế lợi
thế về nhân công có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất
khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá so với
các nước trên thế giới.
Theo dự tính thì việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao động: 1 ha cà phê
thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nước ta hiện nay có khoảng 700.000 –
800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này
lên đến hơn 1 triệu người. Như vậy với nguồn lao động dồi dào như nước ta hiện nay có
thể cung cấp một lượng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê.
- Năng suất cà phê: Cà phê Việt Nam có năng suất khá cao: Nếu như năng suất cà phê
bình quân trên thế giới là 0.55 tạ/ ha, Châu á là 0.77 tạ/ ha thì ở Việt Nam đạt tới 1.2- 1.3
tấn/ ha. Từ năm 2000- 2004, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ ha, có năm đạt 2,4 tấn/ ha.
Năng suất cao này chính là do Việt Nam có nhiều giống tốt, có các yếu tố thuận lợi về đất
đai khí hậu, đặc biệt người Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm trong việc gieo trồng cà
phê.
Page 16


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ


- Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu khoa học
công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu. Điều này cũng là lợi thế
trong việc tạo ra một nguồn hàng cho cà phê xuất khẩu.
- Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên vùng
cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp.
- Một trong những lợi thế thuộc về chủ quan là do đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà Nước Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê. Nghị
quyết 09/2000/ NQ/ CP của chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển cây
cà phê nước ta đến năm 2010. Vì thế từ năm 2003, sản xuất cà phê nhất thiết theo quy
hoạch, kế hoạch của nhà nước cả về diện tích, giống, sản lượng, chất lượng khắc phục
được tình trạng tự phát duy ý trí chạy theo phong trào. Vì thế đã khuyến khích các hộ
nông dân yên tâm trồng cây cà phê. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về giá
khi giá cà phê của thị trường thế giới xuống thấp.
b. Lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê
- Chiến lược của nhà nước: trong những năm 2003- 2010 nhà nước đã xây dựng hoàn
thiện các chiến lược mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong đó cà phê
được xem xét là mặt hàng chủ lực số 1.
- Nhu cầu thế giới ngày càng tiêu dùng cà phê nhiều hơn và tăng lên nhanh chóng. Cà
phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu dùng cà phê vượt
xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích
các nước sản xuất cà phê xuất khẩu.
- Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam
thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình quân của Việt Nam là
650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà
phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu
USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện
thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị
trường thế giới.
Page 17



ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

- Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê
(ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường hợp tác kinh
tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
- Về thị trường xuất khẩu cà phê: ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng
cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã có thương hiệu và
đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
- Về quy hoạch: đã xây dựng, quy hoạch nhiều vùng trồng cà phê để xuất khẩu, cho năng
suất cao, chất lượng tốt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh Miền Trung.
2.2.2.2. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông
sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai
trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
a. Vị trí của cà phê đối với ngành nông nghiệp nước ta
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta.
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất cà
phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của sản
xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp
thuốc trừ sâu, phân bón, dịch vụ cung cấp máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê,
dịch vụ bao gói, dịch vụ tư vấn xuất khẩu…
- Phân bổ lại nguồn lao động trong nền nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta trước kia
chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa nước. Ngành cà phê phát triển kéo theo
một lượng lao động khá lớn phục vụ cho nó. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở
rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các vùng miền
núi cũng như các vùng đồng bằng chuyên canh lúa có việc làm thường xuyên, tạo thêm

thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Vì đặc điểm của cây cà phê là thích hợp với
những cao nguyên, đồi núi cao nơi đây chưa được khai thác triệt để… Vì vậy đã hạn chế
được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Page 18


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

b. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân
- Ngành cà phê góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: gắn với cả một quá trình khép
kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát
triển như ngành xây dựng các cơ sở để nghiên cứu giống, ngành thuỷ lợi, ngành giao
thông, ngành chế tạo máy móc,...
- Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành
cà phê đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả
nước.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:
2.2.2.3. Vai trò xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế quốc dân
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi
toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Nam cũng không thể
nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiên trình này
một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy
nhanh tiến trình này.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Phát triển sản xuất cà
phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước

công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc
phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc trang
thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lí của nước ngoài. Nguồn vốn để
nhập khẩu có thể lấy từ: đầu tư nước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu
mặt hàng khác. Tuy nhiên các nguồn vốn vay, vốn đầu tư từ nước ngoài đều phải trả bằng
cách này hay cách khác. Nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt động xuất
khẩu.
Tuy nhiên xuất khẩu không là hoạt động dễ dàng. Để xuất khẩu thành công, mỗi quốc gia
phải tìm cho mình những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi ích cao nhất. Vì
Page 19


ĐỀ TÀI:CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM QUỐC TẾ
LIÊM

PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ

thế mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp
một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước. Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất
khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển
Đối với ngành cà phê thì sản xuất cà phê của Việt Nam với sản lượng lớn, nhu cầu tiêu
dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trong việc thưởng thức trà. Vì vậy
trên thị trường Việt Nam sẽ xảy ra tình trạng cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải
đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên Việt Nam lai không coi cà phê là sản phẩm ế thừa cần
xuất khẩu mà xuất phát từ thị trường thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều cà phê hơn. Điều
này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát

triển. Thể hiện:
- Trước hết sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế phát triển
theo như các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các
ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường, trạm thu mua cà phê , … Ngoài
ra còn kéo theo hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển theo như : dịch vụ cung cấp giống
cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng, cho thêu máy móc trang thiết bị,… Điều này
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản
xuất trong nước. Xuất khẩu cà phê là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật công
nghệ từ thế giới bên ngoài vào việt Nam. Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam
nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình. Như công nghệ

Page 20


×