Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

CHUỖI cửa HÀNG gà rán KFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 45 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÍ
___***___

BÀI TẬP LỚN
CHUỖI CỬA HÀNG GÀ RÁN KFC
Lớp: K19KDQTB- Lớp thứ 2 ca 4 và thứ 6 ca 1
Nhóm lớp: 07
Nhóm : 07
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 07
STT

Họ và tên

Lớp niên chế

Mã sinh viên

1

Trần Mỹ Liên (nhóm trưởng)

K19KDQTA

19A4050137

2

Trần Thị Hồng

K19KDQTA



19A4050105

3

Nguyễn Thị Hương Hà

K19KDQTA

19A4050073

4

Dương Thị Hồng

K18QTDNA

18A4030114

Hà Nội, 5/2018


Mục lục
I.KHỞI TẠO............................................................................................. 11
II.LÊN KẾ HOẠCH.................................................................................12
III.THỰC HIỆN........................................................................................ 14
3.1: Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để phân tích cơ hội kinh doanh của cửa hàng KFC tại địa điểm
100 TRẦN ĐẠI NGHĨA........................................................................................................................................21
3.2: Chiến lược cạnh tranh của cửa hàng gà rán KFC......................................................................................26
3.3: Mô tả hoạt động trong chuỗi giá trị tại cửa hàng. Giải pháp để tạo ra chuỗi giá trị phù hợp với chiến

lược cạnh tranh của cửa hàng..........................................................................................................................29
3.4: Mô tả quy trình nghiệp vụ diễn ra tại nhà hàng KFC................................................................................37
3.5: Các chức năng của hệ thống quản lí thông tin cần có..............................................................................41

I.KHỞI TẠO............................................................................................. 11
II.LÊN KẾ HOẠCH.................................................................................12
III.THỰC HIỆN........................................................................................ 14
3.1: Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để phân tích cơ hội kinh doanh của cửa hàng KFC tại địa điểm
100 TRẦN ĐẠI NGHĨA........................................................................................................................................21
3.2: Chiến lược cạnh tranh của cửa hàng gà rán KFC......................................................................................26
3.3: Mô tả hoạt động trong chuỗi giá trị tại cửa hàng. Giải pháp để tạo ra chuỗi giá trị phù hợp với chiến
lược cạnh tranh của cửa hàng..........................................................................................................................29
3.4: Mô tả quy trình nghiệp vụ diễn ra tại nhà hàng KFC................................................................................37
3.5: Các chức năng của hệ thống quản lí thông tin cần có..............................................................................41

Phân chia công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc
của các thành viên trong nhóm 7


STT
1

Họ và tên

Phân chia công việc

Trần Mỹ Liên

+ Lập nhóm google groups


(19A4050137)

+ Phân chia công việc, ghép bài của

Mức độ hoàn thành
25%

các thành viên trong nhóm
+ Giới thiệu về hệ thống cửa hàng
KFC và đặc biệt nói chi tiết về là cơ
sở 100 Trần Đại Nghĩa
+ Giới thiệu về Google groups, nêu
ưu điểm và nhược điểm của hệ cộng
tác
+ Vẽ sơ đồ quy trình trên phần mềm
máy tính
+ Thuyết trình
2

Trần Thị Hồng

III. Thực hiện

(19A4050105)

+ 3.3. Mô tả tóm tắt các hoạt động

25%

trong chuỗi giá trị tại cửa hàng. Cửa

hàng đó nên tạo ra chuỗi giá trị như
thế nào để phù hợp với chiến lược
cạnh tranh của mình?
+ 3.4. Mô tả và vẽ các quy trình
nghiệp vụ diễn ra tại cửa hàng trên
+ 3.5. Các chức năng cần thiết mà
HTTT có thể hỗ trợ
+ Thực hiện hình ảnh, video của đề tài
+ Lập bảng hỏi
3

Nguyễn Thị Hương III. Thực hiện

25%



(19A4050073)

3.1. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh
ảnh hưởng đến việc kinh doanh của
cửa hàng này như thế nào? (Chọn một
địa chỉ cụ thể của cửa hàng)
3.2. Cửa hàng đã có chiến lược cạnh
tranh chưa? Nếu chưa có, anh/chị hãy
đưa ra một chiến lược phù hợp. Nếu
đã có chiến lược cạnh tranh thì anh
chị hãy mô tả lại chiến lược đó?
+ Thuyết trình


4

Dương Thị Hồng
(18A4030114)

I.
II.
III.

Khởi tạo

25%

Lên kế hoạch
Đóng gói

+ Hệ cộng tác mà các bạn tham gia có
gây ra thông tin silo hay không? Giải
thích
+ Kết quả của nhóm
+ Bài học của nhóm thu được
+ Làm slide
5

100%

Giới thiệu khái quát về hệ thống cửa hàng gà rán KFC ở Việt
Nam
KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các
thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ), được thành lập bởi doanh

nhân Colonel Harland Sanders. KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món


ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000
nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Năm 1997, KFC đã khai
trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của
KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước,
sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công
nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
Xem thêm tại: để tìm hiểu chi tiết hơn

 Các nội dung cần làm rõ:
a. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng này như
thế nào? (Chọn một địa chỉ cụ thể của cửa hàng)
b. Cửa hàng đã có chiến lược cạnh tranh chưa? Nếu chưa có, anh/chị hãy đưa ra một chiến
lược phù hợp. Nếu đã có chiến lược cạnh tranh thì anh chị hãy mô tả lại chiến lược đó?
c. Mô tả tóm tắt các hoạt động trong chuỗi giá trị tại cửa hàng. Cửa hàng đó nên tạo ra chuỗi
giá trị như thế nào để phù hợp với chiến lược cạnh tranh của mình?
d. Mô tả và vẽ các quy trình nghiệp vụ diễn ra tại cửa hàng trên.
e. Các chức năng cần thiết mà HTTT có thể hỗ trợ


Bảng hỏi phỏng vấn
STT
1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

CÂU TRẢ LỜI TỪ PHÍA CỬA HÀNG


Xin chị vui lòng cho em biết cơ Cơ cấu tổ chức : gồm 2 bộ phận chính
cấu tổ chức của nhà hàng như thế
- Quản lý cửa hàng trưởng và 2 quản lý cửa
nào ?
hàng phó.
+ Cửa hàng trưởng : theo dõi, quan sát nhân viên,
sắp xếp lịch làm việc, “ check” công. Theo dõi số
lượng nguyên liệu để đặt hàng từ bên nhà cung


cấp, cuối ngày kiểm tra số lượng gà bán ra trong
ngày xem âm hay dương so với số tiền thu lại
được.
+ Quản lí cửa hàng phó : hỗ trợ cửa hàng trưởng.
-

Nhân viên các bộ phận :

+ Cook : bộ phận chịu trách nhiệm ướp gà, nấu
gà . Ngoài ra kiểm lượng gà cuối ngày xem âm
hay dương, kiểm tra hạn sử dụng sản phẩm cuối
ngày, hết hạn thì “ waste” sản phẩm và đóng ca
sạch sẽ.
+ Supply : Bộ phận chịu trách nhiệm làm đồ ăn
nhanh chín như cơm, khoai,... kiểm tra “ holding
time” sản phẩm trên tủ gà, hết “ holding time”
phải waste. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận.
+ Cashier : “ signature greeting”, mời khách gọi
đồ, nhận “ order” đồ từ khách, lấy sản phẩm
khách gọi đưa cho khách, bấm máy thanh toán.

Cuối ca, kiểm lại tiền xem âm hay dương, vệ sinh
khu vực.
+ Lobby : “ signature greeting”, thu dọn đồ, vệ
sinh khu vực ăn, đồng thời lắng nghe yêu cầu của
khách hàng.
+ Shipper : nhận cuộc gọi từ khách “ order”, in
phiếu đơn hàng cho cashier chốt đơn và chuẩn bị
sản phẩm, sau đó giao hàng.
+ Hostess : nhận và tổ chức các “ party” được
khách hàng “order”. Khảo sát ý kiến của khách
hàng.
2

Sơ đồ bố trí chỗ ngồi của khách Được chia làm 2 khu vực :
hàng trong nhà hàng như thế
- Khu vực 1 : tầng 1,2 dành cho khách hàng
nào ?
mua đồ ngồi ăn.
-

3

Khu vực 2 : dành cho trẻ em (bố trí khu
vui chơi cho trẻ em) và tổ chức tiệc.

Nhà hàng phân bố và quản lí nhân Giờ làm việc của nhân viên được chia theo các ca
viên như thế nào ?
quản lí như sau :



-

Ca 1 : từ 8h30 đến 14h

-

Ca 2 : từ 10h đến 16h

-

Ca 3 : từ 16h đến 22h30

-

Ca 4 : từ 18h đến 22h30

Phân bổ nhân viên :

4

5

Các chính sách ưu đãi, khen
thưởng và xử phạt nhân viên của
cửa hàng ra sao ạ ?

-

Bộ phận Cook : 3 nhân viên (1 người nấu
gà, 1 người ướp gà, 1 người rửa đồ)


-

Bộ phận Supply : 2 người

-

Bộ phận Cashier : 4 người (3 người đứng
nhận máy order, 1 người “back” đồ).

-

Bộ phận Lobby : 2 người.

-

Bộ phận Shipper : 2 người

-

Bộ phận Hostess : 1 người.

-

Quản lí : mỗi ca sẽ chịu trách nhiệm bởi ít
nhất là 1 người.

-

Chính sách ưu đãi được hưởng của nhà

hàng : được trợ cấp tiền ăn, tiền điện thoại
và xăng (đối với shipper)

-

Trong 1 tháng cửa hàng trưởng và phó
quan sát, theo dõi chọn ra 1 nhân viên
xuất sắc nhất “ best staff” với phần thưởng
là 1 món quà và “ gift card”. Cuối năm,
những nhân viên xuất sắc được dự tiệc
Fun Day gặp gỡ những nhân viên xuất sắc
và giám đốc, quản lí khu vực, quản lí nhà
hàng.

Quy trình nhập hàng của nhà Nhập hàng được phân làm 2 loại: dry goods và
hàng như thế nào và do ai quản lí frozen goods.
ạ?
- Dry goods : các nguyên liệu dùng để chế
biến gà, dụng cụ nấu, đồ đựng. Hàng được
nhập 1 tuần 1 lần vào sáng thứ 4 hàng
tuần.
-

Frozen goods: chủ yếu là gà, ngoài ra có
khoai tây, vỏ bánh trứng, nhân tôm, thanh


cá. Hàng được nhập vào buổi tối, 1 tuần
nhập 2 – 3 lần.
Kiểm hàng nhập dưới sự giám sát của quản lý

6

7

8

9

Các nguyên liệu nhập về được Nguyên liệu được nhập về sẽ được xử lý như
quản lý, lưu trữ và thống kê như sau :
thế nào ạ ?
- Phân loại và kiểm nguyên liệu có đủ như
đơn “order” không.

Dựa theo đâu để nhà hàng quyết
định nhập thêm nguyên vật liệu
và số lượng bao nhiêu ?

Quy trình phục vụ bán hàng của
cửa hàng như thế nào ?

-

Cho vào nhà kho lưu trữ (nhà kho để hàng
khô và đông lạnh)

-

Ghi hạn sử dụng vào các sản phẩm


-

Quản lý gửi phiếu đơn hàng lên cấp trên.

-

Đầu tiên dựa theo từng mùa trong năm và
tháng. Ví dụ như mùa hè tháng 5,6 có
nhiều “ big order”

-

Dựa theo số liệu nhân viên mỗi bộ phận
cung cấp tiêu thụ sản phẩm hàng ngày.

-

Bước 1: Thực hiện “ Signature greeting”

-

Bước 2: Nhận order của khách

-

Bước 3 : Giới thiệu chương trình khuyến
mãi.

-


Bước 4: Chốt order

-

Bước 5: Gọi đồ từ bộ phận Supply

-

Bước 6: “Back” đồ được “order”

-

Bước 7: Chúc khách hàng ngon miệng và
cảm ơn khách hàng.

Nhà hàng có những hình thức
- Ưu đãi đối với khách hàng:
chăm sóc khách hàng như thế nào
+ Với những đơn hàng đặt tiệc với hóa đơn trên 3
ạ?
triệu sẽ có thêm khoản trang trí, người tổ chức sự
kiện, có chú gà đến với trẻ em.
+ Khách hàng quen thuộc sẽ được làm thẻ thành
viên giảm 10%.
+ Giao hàng miễn phí.


-

Ưu đãi đối với nhân viên:


+ Nhân viên được giảm 20% suất cơm nhân viên
trong ca làm.
+ Nhân viên làm trên 1 năm được tặng thẻ giảm
giá 20% khi mua bất kì sản phẩm nào.
10

Nhà hàng có bao nhiêu loại món Nhà hàng có 2 loại gà chính là gà rán và gà quay.
ăn và cách thức tổ chức chế biến
- Gà rán gồm có gà giòn cay và gà truyền
món ăn như nào ạ ?
thống, gà vảy bắp sốt bơ.
-

Gà quay gồm có đùi gà quay tiêu, đùi gà
quay giấy bạc, gà phi-lê quay tiêu và gà
phi-lê quay.

Ngoài ra còn có các món phụ khác như burger, gà
xiên que, thanh cá, phô mai, bánh tart, salad,
popcorn, khoai tây chiên, khoai tây nghiền, cải
bắp trộn và một số loại nước uống khác.
Mở ca, tủ gà mỗi loại sẽ đều có trên tủ một lượng
nhất định, nhìn số lượng khách hàng mà quầy
cashier gọi đồ, bộ phận supply gọi số lượng gà để
nấu từ bộ phận cook.
11

12


Việc báo cáo và kiểm kê doanh
thu của cửa hàng sẽ được thực
hiện như thế nào ?

-

Thực hiện 2 lần trong ngày, ca sáng và ca
tối.

-

Nhập thông tin vào máy tính gửi cho quản
lí khu vực

-

Sáng hôm sau doanh thu của hôm trước
được gửi vào ngân hàng.

Nhà hàng có nhận các đơn đặt Được chia làm 2 loại:
hàng của khách hàng không ạ ?
- Khách hàng gọi với số lượng ít, đơn lẻ.
-

Khách hàng đặt với số lượng lớn và phải
đặt cọc

13

Nhà hàng có dịch vụ chuyển đồ Dịch vụ chuyển đồ được áp dụng trên phạm vi

cho khách hàng không ạ ?
toàn thành phố và miễn phí chuyển đồ.

14

Nhà hàng có hình thức thanh toán
nào ?

-

Thanh toán bằng tiền mặt

-

Thanh toán bằng thẻ


15

I.
-

Chấp nhận thẻ Visa

Hàng tồn kho được phân loại và Hàng tồn kho làm theo quy định phải “waste”.
xử lí như thế nào ?

KHỞI TẠO
Thông qua môn hệ thống thông tin quản lý chúng em đã có cơ hội được cùng nhau làm
việc, được hiểu biết thêm cũng như sử dụng trải nghiệm về các hệ cộng tác, chuỗi giá trị

trong các hệ thống cửa hàng hiện nay và hiểu hơn về các chiến lược cạnh tranh trong các
doanh nghiệp. Không những thế đây cũng là cơ hội để chúng em có dịp học hỏi các kỹ
năng từ các thành viên trong nhóm, cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân cũng như
khẳng định năng lực của mình
• Mục đích của nhóm :

+ Trang bị một cách hiệu quả kiến thức về các hệ cộng tác hiện nay, cũng như chuỗi giá trị
trong các doanh nghiệp được họ thực hiện như nào


+ Hoàn thành tốt bài tập nhóm bằng chính năng lực của bản thân các thành viên. Thể hiện
đúng những gì mình làm, mình hiểu từ việc trải nghiệm qua chuyến đi thực tế.
+ Gắn kết các thành viên trong nhóm.
• Những mong đợi được từ các thành viên trong nhóm
+ Các thành viên có sự lắng nghe, nhiệt tình, đoàn kết, phản biển những ý kiến chưa đúng và
tích cực đưa ra các ý kiến của riêng mình để hoàn thành bài tập lớn
+ Các thành viên thể hiện đúng năng lực, không ỉ lại dựa dẫm, sao chép bài của khóa trước.
+ Các thành viên tự đúc rút cho mình thêm các kiến thức về môn học cũng như các kỹ năng
xã hội cho bản thân.
+ Trong quá trình làm bài luôn thực hiện đúng tiến độ thời gian đã đưa ra .
• Vai trò và quyền hạn của các thành viên trong nhóm
+ Trần Mỹ Liên: với vai trò làm nhóm trưởng- bạn đã tập hợp nhóm và chủ động trong công
việc, tập hợp ý kiến các thành viên để tổng hợp đưa ra các ý kiến chung cho nhóm. Bạn đã
hướng dẫn, phân chia công việc, phân chia người làm từng phần đúng năng lực của mình,
vạch ra thời gian làm việc cũng như đôn đốc, kiểm soát mọi người làm việc đúng tiến độ để
đảm bảo tiến trình bài tập lớn.
+ Các thành viên sẽ có quyền lợi nhận điểm một cách công bằng theo công sức, chất lượng
bài làm mà mình bỏ ra. Có quyền đưa ra ý kiến khi được chia điểm.
+ Dương Thị Hồng, Trần Thị Hồng, Nguyễn Thị Hương Hà- với vai trò là các thành viên của
nhóm - các bạn đã làm đúng công việc được giao cũng như tiến độ đã đề ra. Ngoài ra các

bạn thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra đóng góp ý kiến theo sư phân công của nhóm
trưởng để hoàn thành bài tập lớn tốt nhất. Các bạn luôn đưa ra ý kiến đóng góp cũng như chỉ
ra những chỗ còn sai sót trong qua trình làm bài, nhắc nhở nhóm trưởng cũng như các thành
viên khác những điều còn chưa đúng trong quá trình làm việc.

II.

LÊN KẾ HOẠCH


• Những nhiệm vụ cần thực hiện:
+ Lấy đầy đủ thông tin của từng thành viên như họ và tên, mã sinh viên, gmail, số điện
thoại..
+ Lựa chọn 1 hệ cộng tác phù hợp với công việc của nhóm để cả nhóm cùng tương tác làm
việc trong thời gian sớm nhất. Cụ thể là hệ cộng tác Google Groups
+ Lựa chọn 1 đề tài được sự đồng thuận của cả nhóm để tiến hành làm bài tập nhóm: cụ thể
đề tài số 6 hệ thống cửa hàng KFC.
+ Sau khi lựa chọn đề tài xong, cả nhóm bàn bạc lập dàn bài và phân chia công việc theo
đúng năng lực từng người cũng như lên lịch làm và nộp bài cụ thể. Ngoài ra, cả nhóm sẽ
thống nhất chọn địa ngày giờ đi khảo sát. Cụ thể là 14h30 ngày 18/05/2018 tại số 100 Trần
Đại Nghĩa cửa hàng KFC.
+ Cả nhóm cùng nhau lập câu hỏi để khảo sát (Cụ thể chốt danh sách câu hỏi ngày
17/05/2018) để tiến hành đi khảo sát ngày 18/05/2018
+ Sau khi khảo sát cả nhóm bắt tay làm nội dung trong bài tập lớn theo đúng tiến độ (làm nội
dung- chỉnh sửa nội dung- chỉnh word- làm slide – tập thuyết trình)
+ Phô tô bản word và nộp bản word cho cô tại lớp học
+ Tiến hành thuyết trình – Nhận điểm từ cô giáo- và tiến hành chia điểm cho các thành viênNộp điểm cho cô giáo.
• Làm thế nào để các nhiệm vụ liên quan đến nhau?
Mỗi bạn đều được phân công 1 công việc, tuy nhiên với nhóm, trước khi làm bài nhóm đã có
sư bàn bạc thống nhất với nhau về nội dung, gạch ý để các bạn triển khai. Cũng như trong

quá trình làm nếu gặp khó khăn các bạn đều đăng nên groups để hỏi nhau và cùng đưa ra câu
trả lời thống nhất. Nhóm còn có bước kiểm tra chéo bài nhau để đưa ra ý kiến đóng góp cho
nhau về bài làm từ đó giúp nhau trong quá trình làm bài. Trong quá trình làm, bạn nào tìm
được tài liệu hay đều đăng tải chia sẻ cho cả nhóm cùng tham khảo. Có những câu hỏi liên
quan tới nhau thì nhóm đã phân chia các bạn làm chung để cùng nhau bàn luận và đưa ra câu


trả lời đúng nhất. Qua đó, tuy mỗi bạn 1 công việc nhưng các thành viên đều gắn kết chung
tay giúp nhau hoàn thành công việc, nhiệm vụ của bạn này cũng là nhiệm vụ trách nhiệm
của bạn kia.
• Ai chịu trách nhiệm cho mỗi phần công việc?
Mỗi bạn sẽ đảm nhiệm 1 công việc của mình, chính người thực hiện, người kiểm tra bài của
bạn đó cũng như nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm về công việc đó. Do đó cần có sự kiểm
tra cũng như góp ý kỹ lưỡng cho mỗi bài làm.
• Nhiệm vụ sẽ được hoàn thành khi nào?
Nhiệm vụ của nhóm sẽ hoàn thành khi nhóm nộp bản word, thuyết trình, nhận điểm và tiến
hành chia điểm cho các thành viên và được các thành viên chấp thuận và cô đồng ý với bảng
chia điểm đó. Khi đó nhiệm vụ của các thành viên được hoàn thành

III.

THỰC HIỆN
Chuỗi hệ thống cửa hàng gà rán KFC tại Hà Nội (cụ thể
tại số 100 Trần Đại Nghĩa)
KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original
Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia
vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Ngoài
thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong
phú dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thưởng thức hơn 300 món
ăn khác nhau từ món gà nướng tại thị trường Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại

Nhật Bản.


Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường
Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu
vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp
Cải Trộn… Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường
Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơgơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart. Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân
thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà
hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng
như trên thế giới. KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng
góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam.
→ Đến tháng 6/2006, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên ở Thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, KFC có một chuỗi cửa hàng ở nhiều địa điểm, gồm 32 cơ sở, tạo
điều kiện thuận lợi cho các bạn ở nhiều nơi có thể thưởng thức mà không
cần đi xa.

Chuỗi cửa hàng KFC tại Hà Nội
1.Cơ sở 372-374
Cầu Giấy

9.Cơ sở Tầng 1,
17.Cơ sở 222 Trần
IPH, 239 Xuân Thủy Duy Hưng

25.Cơ sở 405
Nguyễn Văn Cừ

2.Cơ sở 3C Lê
Thái Tổ


10.Cơ sở Siêu thị
Thạch Kim, Khu Đô
Thị Mới

18.Cơ sở Số 1, Lô
13B, Khu ĐTM
Trung Yên

26.Cơ sở Tầng 4,
TTTM Mê Linh Hà
Đông

3.Cơ sở C7 Thanh
Xuân Bắc

11.Cơ sở 209 Lê
Duẩn

19.Cơ sở 481 Lạc
Long Quân

27.Cơ sở Tầng 1,
The Manor, Mễ Trì

4.Cơ sở 292 Bà
Triệu

12.Cơ sở 7A Yên
Phụ


20.Cơ sở Tầng 1,
Mipec Tower, 229
Tây Sơn

28.Cơ sở 484 Quang
Trung

5.Cơ sở 173-175
Láng Hạ

13.Cơ sở Tòa nhà
B14 Phạm Ngọc

21.Cơ sở Tầng B1,
Times City, 458 Minh

29.Cơ sở Tòa Nhà
Artemis, 3 Lê Trọng


Thạch

Khai

Tấn

6.Cơ sở 292 Tây
Sơn


14.Cơ sở 106 Hoàng 22.Cơ sở 373 Bạch
quốc việt
Mai

30.Cơ sở 34 hàng
Bún

7.Cơ sở 100 Trần
Đại Nghĩa

15.cơ sở 87 Nguyễn
Thái Học

23.Cơ sở Tầng 1, Hồ
Gươm Plaza, 110
Trần Phú

31.Cơ sở TTTM
Savico Megamall, 7
– 9 Nguyễn Văn
Linh

8.Cơ sở 476 Xã
Đàn

16.Cơ sở 353 Phố
Huế

24.Cơ sở Lô 2,
Nguyễn Khánh Toàn


32.Cơ sở Vincom
Plaza Bắc Từ Liêm,
234 Phạm Văn Đồng

Cửa hàng KFC Trần Đại Nghĩa là cửa hàng thứ 72 trong chuỗi các cửa hàng KFC trên toàn
Việt Nam, khai trương đầu tháng 10/2009, tại địa chỉ số 11A7 Khu tập thể Đại học Kinh tế
Quốc dân, đường Trần Đại Nghĩa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ ngày thành lập cho đến
nay, cửa hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa, đẩy mạnh công
tác thị trường cùng với thực đơn ngày càng phong phú hơn.


(Hình ảnh khảo sát thực tế)

Menu của cửa hàng KFC
Phần ăn combo

Gà rán và quay

Gà vảy bắp sốt bơ

Cánh gà giòn cay
lắc bơ tỏi

1người(89.000đ)
2người(189.000đ)
Nhóm(239.000đ)

3miếng(51.000đ)
5miếng(73.000đ)


Burger cơm

Thức ăn nhẹ

Cơ gà xào sốt Gà viên lắc bơ
Nhật
tỏi
(41.000đ)

Vừa(39.000đ)
Lớn(59.000đ)

Tráng miệng và
thức uống
Kem Sundae
KFC
(12.000đ)


Toridon1

Gà vảy bắp sốt bơ

Bơ-gơ tôm

Gà viên

Kem ốc quế


(76.000đ)

1miếng(39.000đ)

(42.000đ)

Vừa(35.000đ)

(5.000đ)

Toridon2

2miếng(69.000đ)

(76.000đ)

3miếng(99.000đ)

Lớn(55.000
đ)

6miếng(209.000đ)
9miếng(309.000đ)
Kiddie
(55.000đ)

Gà giòn không
cay

Bơ-gơ gà

quay Flava

3 miếng cá
thanh

Kem phủ socola

1 miếng(35.000đ)

(45.000đ)

(40.000đ)

Khoai tây
chiên

Bánh trứng
nướng

Vừa(14.000đ)

1 cái(17.000đ)

Lớn(27.000đ)

4 cái(50.000đ)

(7.000đ)

3 miếng(98.000đ)

6miếng(189.000đ)
9miếng(283.000đ)
Gà rán A

Gà giòn cay

Bơ-gơ Zinger

(81.000đ)

1 miếng(35.000đ)

(49.000đ)

Gà rán B

3 miếng(98.000đ)

(81.000đ)

6miếng(189.000đ)

Đại(37.000đ)

9miếng(283.000đ)
Phần ăn XL

Cánh gà giòn cay

(99.000đ)


3 miếng(47.000đ)
5 miếng(69.000đ)

Cơ gà truyền
thống KFC

Khoai tây
nghiền

Chai Aquafina
500ml

(41.000đ)

Vừa(12.000đ)

(15.000đ)

Lớn(22.000đ)
Đại(32.000đ)
Gà quay tiêu
(81.000đ)

Gà truyền thống
1 miếng(35.000đ)
3 miếng(98.000đ)
6miếng(189.000đ)
9miếng(283.000đ)


Cơm gà rán
giòn cay
(41.000đ)

Bắp cải trộn

Pepsi

Vừa(12.000đ)

Vừa(10.000đ)

Lớn(22.000đ)

Lớn(17.000đ)

Đại(32.000đ)


Teen’s choice

Gà quay tiêu

(63.000đ)

(66.000đ)

Double meal

Gà quay giấy bạc


(180.000đ)

(66.000đ)

Cơm phi-lê
Mì ý Pachiato
gà quay Flava
(35.000đ)
(41.000đ)
Cơm phi-lê
gà quay tiêu

Diet pepsi
330ml
(1lon-17.000đ)
Milo
(1ly-20.000đ)

(41.000đ)
Family meal 3

Gà xiên que

(250.000đ)

(31.000đ)

Cơm gà xiên
que


Twister 330ml
(1lon-17.000đ)

(41.000đ)
Mì ý Pachiato

Trà đào

(59.000đ)

(22.000đ)
Kem sữa
cheesecake
kacchiato red
velvet
(33.000đ)

Giới thiệu về GOOGLE GROUPS
Là phương tiên liên lạc qua email giữa các thành viên khi làm việc nhóm. Sử dụng Google
Groups như là 1 nơi chia sẻ thông tin qua email hay web giữa các thành viên, nơi mà nhóm
các người dùng có thể thảo luận về mọi vấn đề khác nhau. Người dùng Internet có thể tìm
thấy các cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề họ quan tâm và tham gia vào các đoạn đối
thoại, thông qua cả giao diện web của Google Groups hoặc qua thư điện tử. Người dùng có
thể tạo một nhóm mới. Google Groups cũng tập hợp cả những kiểu đăng bài của người dùng
newsgroup của những năm 1981 và hỗ trợ đọc và đăng bài trong các nhóm Usenet. Người
dùng có thể đăng ký nhận danh sách thư điện tử để đọc và lưu ở bất kỳ đâu.

 Ưu điểm:



• Sẽ không sợ bị mất thư hay mất link. Vì sau này chỉ có người quản lý Groups mới
có quyền xóa bài.
• Không cần đăng ký mail hay bất cứ gì hết, bạn không bắt buộc phải có mail để truy
cập vào nhóm, không cần đăng nhập user và password. (Mail thì ta phải đăng nhập.)
• Ai gửi thư về địa chỉ này thì bài gửi sẽ được liệt kê, dưới thông báo của nhóm, tiện
cho thông báo hay bài gửi của các thầy cô.
• Giao diện đẹp dễ dàng sử dụng và tìm kiếm.
• Bạn có thể dùng địa chỉ của nhóm để "host" các file cho các trang web cá nhân của
bạn hoặc blog
• Việc chia sẽ cộng tác sẽ đơn giản hơn: mọi người có thể xem và chỉnh sửa cùng lúc.
Có cửa sổ trò chuyện. Và các bản xem lại tài liệu sẽ cho bạn biết chính xác ai đã thay
đổi nội dung gì, vào thời gian nào. Xem 1 bản trình bày cùng nhau thật dễ dàng vì bất
kỳ ai tham gia vào bản trình bày đều có thể tự động theo dõi người trình bày.
• Tham gia với các nhóm sở thích và theo dõi chúng có thể trở nên rối ren. Google
Groups giúp bạn tạo thư mục. Như ảnh chụp màn hình hiển thị, bạn có thể chọn ẩn số
lượng chưa đọc.
• Tùy chỉnh cách bạn thảo luận , Google Groups cung cấp cho bạn nhiều cách khác
nhau để cá nhân hóa trải nghiệm đọc của bạn.
• Kiểm tra người tham gia có tích cực không và nhanh chóng kiểm tra hồ sơ của họ .
Mỗi chủ đề thảo luận đều có những người tham gia tích cực đứng sau cuộc trò
chuyện. Thay vì duyệt qua các chủ đề và làm cho một giả định, bạn có thể nhanh
chóng xem họ là ai và họ là những gì về.
• Chia sẻ tài nguyên của google như khi Google Group được xác định bằng địa chỉ
email, bạn có thể chia sẻ các tài nguyên khác của Google như Lịch Google, Google
Tài liệu, Google Spreadsheets, Google Presentations, Google Drawings vv được lưu
trữ trên Google Drive. Bạn chỉ cần sử dụng địa chỉ email của nhóm thay vì một địa


chỉ cá nhân. Để cung cấp cho bạn một sự so sánh thích hợp, một Nhóm Google giống

như một câu lạc bộ thành viên. Những người trong câu lạc bộ này có thể sử dụng tất
cả các cơ sở. Khi các vai trò thành viên thay đổi, thì việc tiếp cận các cơ sở cũng như
thế nào. Google Groups và Google Drive có thể được nhóm phát triển sản phẩm hoặc
nhóm dự án sử dụng để chia sẻ và truyền thông về các tài nguyên.
• Bạn có thể tạo form đăng ký email để nhúng vào website (cho phép khách hàng nhập
email vào group).
 Nhược điểm:
• Tuy dịch vụ này là hoàn toàn miễn phí nhưng dễ bị người dùng lạm dụng để gửi spam
email nên có thể bị các máy chủ ở Việt Nam ngăn chặn.
• Dung lượng lưu trữ hiện nay không hạn chế, tất cả các thư (kể cả file đính kèm) sẽ
được nén lại.
• Không cho phép gửi kèm file thi hành (exe, com...)
• Không nên dùng hộp thư để gửi spam mail hay quảng cáo vì chỉ cần có người gửi thư
phản đối cho Google là họ sẽ xóa nhóm của bạn ngay.
• Những địa chỉ không gửi mail được (sai địa chỉ, hộp thư bị đầy) sẽ bị “cấm” trong
danh sách.
• Khó làm quen đối với những người mới dùng, không và ít am hiểu về công nghệ
• Giao diện chưa thu hút người dùng
3.1: Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để phân tích cơ hội kinh doanh của cửa
hàng KFC tại địa điểm 100 TRẦN ĐẠI NGHĨA
3.1.1: Áp lực cạnh tranh từ trong nội bộ ngành
Thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam đã manh nha những tín hiệu ban đầu vào
khoảng hơn chục năm về trước với sự xuất hiện, tuy còn rất mờ nhạt vào thời điểm bấy
giờ, của hai nhãn hiệu nổi tiếng là McDonald và Lotteria. Nhưng cùng với xu hướng hội
nhập kinh tế - văn hóa – xã hội, sự thay đổi sở thích ăn uống của người dân, đặc biệt là giới


trẻ, từ các quán ăn truyền thống sang các tiệm fastfood “chính cống” và đặc biệt với việc
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thị
trường này đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, và kèm theo đó là sự

đóng đinh thương hiệu của các “ông lớn” đối với người tiêu dùng. Đây là sự đe
dọa rất lớn cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn gia nhập thị trường đồ ăn nhanh tại Việt
Nam. Hiện tại, nếu muốn thâm nhập vào Việt Nam, KFC sẽ phải đối mặt với ít
nhất 3 cái tên rất đáng gờm: McDonald, BBQ và Lotteria, cụ thể:
• McDonald: Là một trong những chuỗi cửa hàng ăn nhanh thành công nhất thế giới với
doanh thu 2012 hơn 27,5 tỷ USD. Tờ Financial Times cho biết đã ông chọn Henry Nguyễn,
một doanh nhân việt kiều về nước cách đây 1 thập kỷ để trao đổi tác nhượng quyền để xây
dựng thương hiệu McDonald’s tại Việt Nam trở thành quốc gia Châu Á thứ 38 có sự hiện
diện của hãng. Có thể thấy rằng hiện nay McDonald là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của KFC
trên thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam. Đặc biệt là McDonald –Hàng Bài là đối thủ mạnh
của cửa hàng KFC ở Trần Đại Nghĩa.
• BBQ: BBQ là một thương hiệu thức ăn nhanh đến từ Hàn Quốc. Gia nhập thị trường
Fastfood Việt Nam cuối năm 2006. Hiện nay, BBQ Chicken đã có 11 nhà hàng đi vào hoạt
động chính thức và đang tích cực mở rộng mạng lưới trên toàn lãnh thổ Việt Nam. BBQ
Giang Võ –Hà Nội là đối thủ mạnh của KFC.
• Lotteria: Lotteria là một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới có xuất phát từ Nhật
Bản, sau đó là Hàn Quốc và giờ đây đã có những thành công vượt bậc tại nhiều quốc gia
khác. Tại Việt Nam, Lotteria hiện đang là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh gần
gũi với người tiêu dùng Việt. Với hơn 86 hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh có mặt trên khắp
Việt Nam và tập trung nhiều tại các thành phố lớn, Lotteria Việt Nam đang ngày càng chứng
tỏ được vị thế của người đi trước đối với các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài khác đã
và đang có mặt tại Việt Nam hiện nay. Cách KFC Trần Đại Nghĩa 2 mét là cửa hàng Lotery
Trần Đại Nhĩa-138 Lê Thanh Nghị. Ngoài ba thương hiệu kể trên, sự xâm lấn ồ ạt các
thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài vào Việtnam còn phải kể đến nhiều cái tên khác nữa
như Pollito’s ( Ấn Độ ), Jollibee (Philipin) hay như vàonăm 2009, PizzaHut, một đại gia


trong lĩnh vực này đã chính thức bước chân vào Việt Nam. Có thể nóivới những diễn biến
như vậy, sự cạnh tranh trên thị trường fastfood Việt Nam đang trở nên hết sức khốc liệt.


3.1.2: Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Các thức ăn nhanh như gà chiên, hamburger… béo ngậy rất dễ gây ngán đối với nhiều
người. Ngoài ra, hiện nay, với nhiều người sức khỏe đóng vai trò quan trọng hàng đâu, họ
đang có xu hướng chọn cho mình những bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm
đầy đủ chất dinh dưỡng. Những món này họ có thể tự chế biến tại nhà hay vào các nhà hàng,
nơi họ có thể vừa ăn vừa trò chuyện với bạn bè hay gia đình. Thời gian gần đây, đồ ăn nhanh
thuần Việt cũng đang phát triển và được ưa chuộng bởi hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh
dưỡng mà giá cả lại hợp lý hơn nhiều đồ fastfood của ngoại. Một lý do quan trọng hơn cả để
đồ ăn thuần Việt vẫn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường đó là khẩu vị của người Việt
với đặc trưng “ngon và lành”, hoàn toàn khác xa với sự béo ngấy và giàu đạm của các món
fastfood ngoại nhập.
Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực
sự rõ ràng. Vài năm trở lại đây, các luồng thông tin từ khắp các phương tiện thông tin đại
chúng liên tục đưa ra những đánh giá và kết quả khảo sát cho thấy sự nguy hại đối với sức
khỏe của thức ăn nhanh. Thách thức này đặt các hãng trong ngành trước tình thế rất
nguy nan: hoặc sớm tìm ra giải pháp, hoặc sớm muộn sẽ phải đóng cửa.


3.1.3: Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Khi xem xét vấn đề cung ứng nguyên liệu đầu vào, có thể dễ dàng nhận ra KFC
nói riêng cũng như các hãng đồ ăn nhanh nói chung, về cơ bản, sẽ nắm được lợi thế lớn từ
các nhà cung cấp. Có hai nguyên nhân chủ đạo cho ưu thế này: Trước hết, Việt nam là
một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất
phát triển ở Việt Nam điều đó đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể
sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa, vừa chủ động nguyên liệu đồng thời giảm được chi phí.
Đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của ngành hàng fastfood tại Việt Nam. Mặt khác,
các nhà cung cấp nguyên liệu cho các hãng fastfood ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, chủ
yếu vẫn là các nhà cung cấp nhỏ lẻ, thậm chí là các hộ nông dân ở các vùng
nông thôn. Số lượng các nhà cung cấp này tuy đông đảo nhưng làm ăn manh mún và gần
như không có sự liên kết với nhau trong việc trao đổi buôn bán với các hãng fastfood.

Chính điều này đã tạo ra sự “thắng thế” của các hãng này không những trong việc
thương lượng giá cả nguồn cung đầu vào mà còn vô cùng dễ dàng để bổ sung hay thay thế
các nhà cung cấp cũ bằng các nhà cung cấp mới khi nguồn cung ứng hiện thời
không còn đáp ứng được nhu cầu của bản thân hãng. Như vậy, có thể nói rằng, áp lực
cạnh tranh từ phía nhà cung cấp đối với KFC khi thâm nhập thị trường Việt Nam là
rất ít và hầu như không đáng kể.
3.1.4: Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh đáng kể có thể ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề, trong đó có cả ngành hàng thức ăn
nhanh. Xét riêng trên thị trường Việt Nam, khách hàng của ngành này chủ yếu là
khách hàng lẻ và chính lực lượng này với những đặc trưng riêng của nó mang đến
những áp lực không nhỏ cho các hãng trong ngành. Thứ nhất, sự phát triển kinh tế cao
và ổn định qua các năm đã tạo ra một bộ phận dân chúng, đặc biệt là bộ phận người
tiêu dùng trẻ, có thu nhập cao. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền ngày càng lớn để có được
một bữa ăn ngon và chất lượng. Tuy nhiên, đi kèm với đó, mức độ yêu cầu về
chất lượng và sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân cũng ngày
một khắt khe. Đã qua từ lâu cái thời “rẻ mà ngon” là tiêu chí của người tiêu dùng. Ngày


nay, người dân Việt đã và đang ý thức rõ hơn bao giờ hết sức mạnh của mình trong việc đòi
hỏi một chất lượng xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Thứ hai phải kể đến khẩu vị của người
Việt. Người Việt có khẩu vị rất phong phú và sự thay đổi đa dạng từ Bắc, Trung đến Nam,
nhưng tựu chung lại có thể thấy khẩu vị của người Việt không ưa thích vị béo ngậy. Không
may thay, đây lại là hương vị chủ đạo của các hãng fastfood, trong đó có cả KFC. Bằng
phương pháp chế biến chủ yếu là chiên và nướng, các hãng fastfood đang phục vụ các thực
khách Việt với các món ăn đầy những mỡ và mỡ, quá nhiều đạm và cholesterol song thiếu
hụt trầm trọng chất xơ, vitamin và các muối khoáng cần thiết. Cuối cùng là vấn đề hình thức.
Trong khi hình ảnh những người Mỹ dễ dàng chấp nhận một cơ thể mập mạp thì người Việt
nói chung và người Á Đông nói riêng, khá kiêng kị những thân hình béo mập và thừa cân.
Thức ăn nhanh được coi như là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng

này, nó khiến cho người tiêu dùng Việt cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng loại
thức ăn này. Đây là 1 thách thức lớn không riêng gì KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn
nhanh đang phải đối mặt.
3.1.5: Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Để đánh giá mức độ đe dọa của
các đối thủ tiềm ẩn, hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần được đi sâu phân tích là: sức
hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành. Sức hấp dẫn của ngành được thể
hiện qua 3 chỉ tiêu là khả năng sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh
nghiệp trong ngành. Để định lượng chính xác cả 3 chỉ tiêu này cần một sự đầu tư nghiên cứu
rất công phu. Trong phạm vi một bài tập nhỏ, có thể đánh giá tổng quát như sau:
• Số lượng khách hàng : Thị trường Việt Nam là một thị trường tương đối lớn đối với ngành
thực phẩm, bên cạnh đó những nỗ lực của các hãng thức ăn nhanh đã khiến khẩu
vị của người Việt phần nào chấp nhận được loại sản phẩm.
• Khả năng sinh lợi : Doanh thu trong toàn ngành hàng thức ăn nhanh trong năm
2009 đạt xấp xỉ 500 tỉ đồng. Dự báo trong thời gian tới, với đà phục hồi kinh tế toàn
cầu, con số này sẽ còn tăng cao thêm nữa.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×