Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của việt nam đang gia tăng cùng với tăng trưởng kinh tế” hãy bình luận về nhận định trên bằng số liệu thực tế của việt nam trong thời gian vừa qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.72 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
Chủ đề: “Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam đang gia
tăng cùng với tăng trưởng kinh tế”. Hãy bình luận về nhận định trên bằng số
liệu thực tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

1


Mục lục
Contents
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
A. KHÁI NIỆM...................................................................................................3
1. Khái niệm bất bình đẳng:..........................................................................3
2. Bất bình đẳng trong thu nhập - cách thức đo lường:..............................3
2.1 Khái niệm bất bình đẳng thu nhập.......................................................3
2.2 Cách thức đo lường...............................................................................4
3. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế:.......................6
B. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT
BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM..............................................................................9
1.

Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam........................................9

2.

Thực trạng bất bình đẳng thu nhập...................................................11
2.1 Chênh lệch thu nhập giàu - nghèo.....................................................11
2.2 Chênh lệch thu nhập theo vùng miền.................................................12
2.3 Chênh lệch thu nhập theo giới tính....................................................15


2.4 Tiểu kết.................................................................................................16

C. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM &
GIẢI PHÁP........................................................................................................17
1.

Thực trạng mối quan hệ......................................................................17

2.

Giải pháp...............................................................................................20

D. KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................22

2


NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những chuyển biến rất tích cực trong
những năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút ngày càng nhiều
vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên cũng
cần phải thấy rõ nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như tỷ
lệ lạm phát luôn ở mức cao, nhập siêu lớn, năng lực cạnh tranh còn hạn chế,… và
đặc biệt là sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa người giàu và người nghèo đang
có xu hướng gia tăng, gây nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế Việt
Nam. Vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Bình luận về nhận định “Bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam đang gia tăng cùng với tăng
trưởng kinh tế”.”

A. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm bất bình đẳng:
- Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ
hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều
nhóm trong xã hội.
- Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự khác
biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách
ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình
của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt
động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt
xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người
có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín.
- Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu
nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã
hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã
tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một
vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự
phân tầng trong tổ chức xã hội.
2. Bất bình đẳng trong thu nhập - cách thức đo lường:
2.1 Khái niệm bất bình đẳng thu nhập:
- Bất bình đẳng thu nhập (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình
đẳng kinh tế) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các
quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. Các vấn đề bất
bình đẳng kinh tế liên quan đến công bằng, bình đẳng về kết quả, bình đẳng về cơ
hội, và tuổi thọ.
3


- Nhiều quan điểm khác nhau về tác động của nó. Một nghiên cứu năm 2010
xem nó là có lợi, trong khi các nghiên cứu khác gần đây coi đó là một vấn đề xã

hội đang phát triển. Mặc dù một số bất bình đẳng thúc đẩy đầu tư nhưng quá nhiều
bất bình đẳng sẽ là phá hoại. Bất bình đẳng thu nhập có thể gây trở ngại cho tăng
trưởng dài hạn. Các nghiên cứu thống kê so sánh bất bình đẳng đến tăng trưởng
kinh tế hàng năm không đi đến kết luận nào.
- Bất bình đẳng kinh tế khác nhau giữa các xã hội, giữa giai đoạn lịch sử, cơ
cấu kinh tế và các hệ thống (ví dụ, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội), và giữa
các khả năng của từng cá nhân để tạo ra sự giàu có.
2.2 Cách thức đo lường:
- Tỉ lệ Q5/Q1:
+ Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là
thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số
thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5
nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi
nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân
phối đều cho các gia đình, thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu
tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình
giàu nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các nhóm gia đình khác không nhận
được gì.
+ Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ
tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu
nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của
nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử
dụng, chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh
được toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư.
- Đường Lorenz:
+ Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy,
chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ
phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành. Đường cong Lorenz
thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần
trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ

trong tổng thu nhập.

4


+ Tỷ lệ phần trăm cộng dồn số hộ gia đình được thể hiện trên trục hoành, và
tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập thể hiện trên trục tung.
+ Đường màu xanh lá cây hợp với trục hoành thành một góc 45° gọi là đường
bình đẳng tuyệt đối. Mỗi điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia
đình đúng bằng tỷ lệ phần trăm thu nhập.
+ Đường màu xanh da trời được gọi là đường bất bình đẳng tuyệt đối. Mỗi
điểm trên đường này thể hiện tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình không có thu nhập
hoặc tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình chiếm toàn bộ tổng thu nhập.
+ Đường cong Lorenz luôn luôn bắt đầu từ điểm (0,0) và kết thúc tại điểm
(1,1). Nó không thể nằm phía trên đường bình đẳng tuyệt đối, cũng không thể nằm
phía dưới đường bất bình đẳng tuyệt đối. Một đường Lorenz điển hình là đường
lõm hướng về gốc (0,0). Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng
dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Như vậy
đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập, nó càng lõm thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao.
- Hệ số Gini:
+ Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính
trên cơ sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó
được tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so
với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó.

5


+ Đồ thị trên chỉ ra phần tỉ lệ thu nhập đến tay những người nghèo nhất,

người có thu nhập trung bình và người giàu có nhất.
Luôn luôn có người giàu, người nghèo, nhưng chúng ta quan tâm đến cách để phân
phối tài sản một cách công bằng và hầu hết Chính phủ đều nỗ lực để giữ hệ số này
thấp nhất có thể.
+ Hệ số Gini dao động giữa 0 và 1 (hoặc có thể mở rộng từ 0 đến 100) và xác
định bởi tỉ lệ các diện tích:
Hệ số Gini=A/(A+B)
+ Nếu A=0, có nghĩa là đường cong Lorenz thực sự là đường cân bằng. Trong
trường hợp này, hệ số Gini là 0 và đây chính là sự phân chia thu nhập “hoàn hảo”
(mọi người đều kiếm được cùng một lượng giống nhau).
+ Nếu diện tích A rất lớn (làm cho B rất nhỏ) thì hệ số Gini sẽ lớn (hầu như là
1), có nghĩa đây là sự phân phối thu nhập không công bằng. Đất nước với hệ số
Gini lớn thường trở nên không ổn đinh vì phần lớn người nghèo ganh tị với phần
nhỏ những người giàu có.
3. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế:
 Có rất nhiều các lý thuyết và ý kiến trái chiều về MQH giữa bất bình đẳng và
tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kì như sau:
- 1950s và 60s, bất bình đẳng nhiều hơn tốt cho tăng trưởng vì tạo vốn cho
đầu tư.
- 1970s và 80s, từ bỏ “bất bình đẳng tốt cho tăng trưởng”.
6


- Nancy Birdsall, David Ross và Richard Sabot (1995): chính sách Đông Á tốt
cho tăng trưởng cũng giúp giảm bất bình đẳng (giáo dục, xuất khẩu hàng
công nghiệp thâm dụng lao động, cải cách đất đai, đầu tư nông thôn).
- 1990s: Bất bình đẳng không tốt cho tăng trưởng
- Alberto Alesina và Dani Rodrik (1994): bất bình đẳng tạo áp lực thuế cao
hơn, dẫn đến các chính sách làm chậm tăng trưởng. Thu nhập phân phối
đồng đều hơn sẽ có nhiều người ủng hộ thuế thấp.

- Torsten Persson và Guido Tabellini (1994): giai cấp trung lưu quy mô lớn
hơn sẽ có lợi cho tăng trưởng.
- Szekeley và Hilgert (2000): Trục trặc số liệu là vấn đề
Kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào số liệu bất bình đẳng có chất lượng kém.
Nếu dữ liệu được điều chỉnh để tính đến các mức độ bao quát khác nhau, thì
mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng biến mất.
 Vì vậy, đã có rất nhiều các thực nghiệm để chứng mình những ý kiến và lý
thuyết trên, và cũng cho ra rất nhiều các kết quả khác nhau:
- Những nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về tác động của BBĐ đối với
phát triển dựa vào ước lược OLS về dữ liệu chéo của nhiều quốc gia qua vài
thập niên (từ 1960 đến 1980s), BBĐ nhất quán với sụt giảm tăng trưởng—
với sự gia tăng BBĐ thêm 1 độ lệch chuẩn làm giảm tỷ lệ tăng trưởng thu
nhập đầu người hằng năm từ 0,4 đến 0,8 điểm phần trăm (Alesina và Rodrik
1994; Persson và Tabellini 1994; Alesina và Perotti 1996; Perotti 1996;
Deininger và Squire 1998).
- Sau khi hiệu chỉnh sự thiên lệch của biến bị bỏ sót (như hệ thống luật pháp
và thể chế, văn hóa…), Li và Zou (1998) và Forbes (2000) phát hiện BBĐ
cao hơn làm gia tăng tăng trưởng. Theo Li và Zou, tăng hệ số Gini thêm 1 độ
lệch chuẩn làm tăng tỷ lệ tăng trưởng hằng năm khoảng ½ điểm phần trăm.
(Forbes, 1,3 điểm phần trăm)
- Barro (2000): Tác động của BBĐ ban đầu đến tăng trưởng thì không quan
trọng đứng ở quan điểm thống kê. Sau khi phân chia mẫu theo nước giàu và
nghèo, Barro phát hiện hệ số BBĐ có ý nghĩa thống kê: xu hướng nghịch
biến ở nước nghèo, và đồng biến ở nước giàu..
- Banerjee và Duflo (2003): gia tăng BBĐ làm giảm tăng trưởng nhưng giảm
BBĐ cũng giảm tăng trưởng.
- Voitchovsky (2005): ước tính tác động riêng biệt của BBĐ đến thu nhập của
nhóm đầu và cuối của phân phối thu nhập đối với tăng trưởng. Mức độ BBĐ
càng cao của nhóm đầu của phân phối có tương quan đồng biến với tăng
trưởng. Ngược lại, BBĐ càng cao ở nhóm nửa cuối của phân phối tạo ra tăng

trưởng thấp hơn.
- Easterly (2007): BBĐ có tác động bất lợi đối với tích lũy vốn nhân lực và
phát triển kinh tế. BBĐ là rào cản học hành và thịnh vượng kinh tế.
 Qua rất nhiều những thực nghiệm kiểm chứng và những kết quả khác nhau
trên, ta có thể nói rằng: Không có mối quan hệ ổn định giữa bất bình đẳng và
tăng trưởng
7


 Có thể không có quan hệ ổn định giữa bất bình đẳng và tăng trưởng.
+ Mỗi nước đều có điều kiện chính trị, lịch sử và thể chế riêng
+ Phân tích hồi quy chéo không phản ảnh thông tin này.
Nhưng không có nghĩa bất bình đẳng là không quan trọng: Bất bình đẳng - một
trong nhiều yếu tố tác động lên thành quả kinh tế.
=> Kết luận:
- Bất bình đẳng không phải là hệ quả của tăng trưởng.
- Có nhiều yếu tố tác động lên mức độ bất bình đẳng ở một nước (chính trị,
văn hóa, cơ cấu nền kinh tế).
- Không nhất thiết có sự đánh đổi giữa tăng trưởng nhanh hơn và duy trì một
xã hội công bằng hơn.
- Không đúng khi cho rằng toàn cầu hóa, cạnh tranh và thương mại mặc nhiên
tăng sự bình đẳng.
- Mức bình đẳng mong muốn là chọn lựa mà xã hội phải đưa ra thông qua hệ
thống chính trị của mình.

B. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT
BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM.
1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng
được cải thiện và có tính ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

là 6,8% - là con số cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Theo dự báo, tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam trong năm nay sẽ còn tiếp tục tăng.
Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2017(%)

8


Nguồn tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhu cầu trên quy mô toàn cầu đang ở chu kỳ
tăng, đầu tư ở khu vực FDI và khu vực tư nhân hồi phục và quá trình chuyển dịch
lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, chế tạo và chế biến có năng suất
cao hơn. Cơ hội phát triển lớn hơn khiến số lượng các doanh nghiệp tư nhân được
thành lập tăng một cách đáng kể. Lạm phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô
ổn định, giảm từ 1,83% (2016) xuống 1,41% (2017).
So với các quốc gia cùng khu vực như Lào và Campuchia thì tốc độ tăng trưởng
của Việt Nam đang ở tầm ngang hàng với họ. Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào
(2017) là 6,9% cao hơn Việt Nam và Campuchia là 6,8% (2017).

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng của Lào, Việt Nam, Campuchia giai đoan 19852017 (%)

9


Trong các năm qua, GDP của Việt Nam (2017) là 223,9 tỷ USD gấp khoảng 2,26
lần năm 2008 với GDP 99,13 tỷ USD và cao hơn năm 2016 là 18,63 tỷ USD. Tăng
trưởng GDP thể hiện rõ rệt quá các quý trong năm 2017.

2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập
2.1 Chênh lệch thu nhập giàu - nghèo
Theo số liệu của Cục Thống kê cập nhật ngày 22/08/2018, thu nhập bình quân
đầu người có xu hướng gia tăng cùng chênh lệch khoảng cách thu nhập giữa nhóm

nghèo nhất và nhóm giàu nhất. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là:
CẢ NƯỚC Bình quân chungNhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chênh lệch
2010

1387

369

669

1000

1490

3410

9.24

2012

2000

512

984

1500

2222


4784

9.34

10


2014

2637

660

1314

1972

2830

6413

9.72

2016

3098

771

1516


2301

3356

7547

9.78

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm (ĐV: nghìn đồng)
Từ bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2016 là 3098 nghìn
đồng, gấp 2.23 lần so với số liệu năm 2010. Thu nhập bình quân của nhóm 1
(nhóm người nghèo nhất) tăng từ 369 nghìn đồng/tháng (2010) lên 771 nghìn
đồng/tháng (2016) và của nhóm 5 (nhóm người giàu nhất) đạt 7547 nghìn đồng
vào năm 2016 gấp khoảng 2,21 lần so với cùng nhóm năm 2010. Cùng với đó là sự
gia tăng khoảng cách giàu nghèo thể hiện ở số liệu đang tăng dần, năm 2010 là
9,24 lần đã tăng lên 9,78 lần năm 2016. Như vậy, khả năng chi tiêu và tiết kiệm của
nhóm 5 sẽ ngày càng được tăng lên đồng thời theo sự tăng trưởng kinh tế.
Quy mô của nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc trong hơn hai thập niên
qua. Nếu như GDP của năm 1995 là 20,74 tỉ đô la Mỹ thì năm 2016 đã là 205,28 tỉ
đô la Mỹ, tức gấp khoảng 10 lần. Kinh tế tăng trưởng thời gian qua đã tạo ra một
tầng lớp người giàu, thậm chí siêu giàu ở Việt Nam khi họ có thể sánh vai cùng thế
giới trong danh sách các tỉ phú đô la.
Không khó để có thể nhìn thấy rằng hiện nay, nhóm người giàu trong xã hội
Việt Nam thuộc hai nhóm chính: làm kinh doanh và quan chức. Với số lượng
11.162 đơn vị xã phường như hiện nay, và cơ cấu tổ chức các bộ, sở, phòng, ban,
người viết ước tính rằng có khoảng 250.000 quan chức từ cấp phó trở lên, và
khoảng 100.000 doanh nhân thành công (trong số 600.000 doanh nghiệp đăng ký
hoạt động). Như vậy, khoản thu nhập quốc gia 21,6 tỉ đôla Mỹ chia đều cho
350.000 người này thì thu nhập trung bình của những người này sẽ vào khoảng

61.700 đô la Mỹ/năm, tức khoảng 120 triệu đồng/tháng.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, có một nhóm người trong xã hội với thu nhập
trung bình gấp 17 lần những người làm công ăn lương bình thường, và gấp 113 lần
người nghèo, thì qua đó chúng ta có thể thấy phần nào khoảng cách chênh lệch
giàu - nghèo ở đây.
=> liên hệ tỷ số Kuznets
2.2 Chênh lệch thu nhập theo vùng miền.
Tăng trưởng kinh tế tất nhiên sẽ dẫn đến tăng trưởng ở cả thành thị và nông thôn
tuy nhiên lại có sự chênh lệch khá lớn giữa thu nhập bình quân của người dân tại 2
khu vực này. Năm 2010, thu nhập tại thành thị là 2130 nghìn đồng gấp 1,99 lần ở
nông thôn (1070 nghìn đồng). Thu nhập bình quân ở thành thị năm 2016 gấp 2,13
lần năm 2010 và ở nông thôn cũng gấp 2,26 lần so với năm 2010.
Năm
Thành thị

2010
2130

2012
2989
11

2104
3964

2016
4551


Nông thôn

1070
1579
2038
2423
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người/tháng (nghìn đồng)
Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn đã giảm dần trong giai đoạn
2010-2016 từ 1,99 lần xuống 1,88 lần.
Theo số liệu KSMSDC năm 2012, 5,4% dân số thành thị sống dưới chuẩn
nghèo, so với 22,1% dân số nông thôn. Hình 5 cho thấy, khoảng sách thu nhập
tuyệt đối tính theo đầu người giữa các hộ thành thị và nông thôn tăng từ 4.754.000
VND (220 USD) năm 2004 lên 6.344.000 VND (310 USD) năm 2014. Dân số
thành thị chỉ chiếm 29,6% tổng dân số nhưng chiếm tới 51,9% nhóm thu nhập cao.
Bằng chứng cũng cho thấy giảm nghèo và lợi ích của tăng trưởng phân bổ không
đều trên cả nước, bất bình đẳng thu nhập tăng giữa các vùng và, trong chừng mực
nhất định, trong nội bộ vùng. Nếu tính theo vùng, Đồng bằng Sông Hồng và Đông
Nam Bộ được xem là chiếm số đông trong các nhóm thu nhập trung bình, trong khi
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm số đông trong nhóm cận nghèo. Tây Bắc và Tây
Nguyên là hai vùng có đông người nghèo. Theo KSMSDC 2012, Đông Nam Bộ có
mức thu nhập hàng tháng tính theo đầu người cao nhất cả nước (3.016.000 VND
hay 150 USD), cao hơn gấp ba lần thu nhập hàng tháng bình quân ở Tây Bắc
(999.000 VND hay 50 USD). Hình 3 thể hiện tỷ lệ nghèo theo vùng ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2014.

Hình 3: Tỷ lệ nghèo theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014

12


Nguồn: NHTG tại Vietnam 2015. Phân tích Hệ thống ở Việt Nam –
Ưu tiên Giảm Nghèo, Thịnh vượng Chung và Bền vững

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, gồm 54 dân tộc, trong đó nhóm đa số là
người Kinh chiếm 85% dân số. Người Kinh có xu hướng sống ở các vùng đồng
bằng, và có mức sống cao hơn các nhóm DTTS khác. Người Hoa cũng là nhóm
khá giả và thường sống ở các vùng đồng bằng. Do đó, người Hoa thường được
nhóm chung với người Kinh trong các nghiên cứu mức sống hộ gia đình, dù họ có
thể vẫn chịu một số phân biệt đối xử do khác biệt dân tộc ở một số khía cạnh.
Tình trạng nghèo thu nhập ở các nhóm DTTS cao hơn rất nhiều. Các nhóm
DTTS chiếm chưa đầy 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 70% số người nghèo
cùng cực. Kết quả điều tra nghèo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội năm
2014 cho thấy, tỷ lệ nghèo ở DTTS cao tới 46,6%, so với 9,9% ở các nhóm Kinh
và Hoa. Trẻ em DTTS có nguy cơ nghèo cao hơn (khoảng 62-78%) so với trẻ em
Kinh hay Hoa (24-28%). Năm 2006, khả năng thuộc nhóm ngũ phân vị nghèo nhất
của các hộ có chủ hộ DTTS ở Việt Nam cao gấp 3,2 lần so với các hộ có chủ hộ
dân tộc đa số, xác suất này tăng lên 3,5 lần vào năm 2011.
Khoảng cách chuyển dịch thu nhập giữa các nhóm dân tộc cũng lớn, và có
những dấu hiệu cho thấy khoảng cách này đang tăng theo thời gian. Trong khoảng
thời gian 2010-2014, khoảng 19% DTTS thuộc nhóm ngũ phân vị thu nhập thấp
nhất chuyển lên nhóm ngũ phân vị thu nhập cao hơn, trong khi con số này ở nhóm
13


Kinh và Hoa là 49%. Ngoài ra, các nhóm DTTS có nhiều khả năng rớt xuống
nhóm thu nhập thấp hơn trong khi lại ít khả năng chuyển lên nhóm thu nhập cao
hơn, so với các nhóm Kinh/Hoa.
Hình 4 cho thấy cả khoảng cách thu nhập tuyệt đối và tương đối giữa nhóm
Kinh/Hoa và các nhóm dân tộc khác tăng theo thời gian. Tỷ lệ thu nhập theo đầu
người của nhóm Kinh/Hoa so với các nhóm dân tộc khác tăng từ 2,1 năm 2004 lên
2,3 năm 2014.

Hình 4: Thu nhập theo đầu người phân theo dân tộc và khu vực


2.3 Chênh lệch thu nhập theo giới tính
Việt Nam là một nước nghèo đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong thời kỳ
quá độ từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường.
14


Từ những cuộc cải cách quan trọng thông qua công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đất
nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể thông qua việc thực hiện một loạt các biện
pháp phát triển kinh tế xã hội. Quá trình cải cách cũng đã cải thiện hơn nữa những
chỉ báo xã hội. Trong năm 2001, Việt Nam đứng thứ 109 trên tổng số 173 nước về
Chỉ số Phát triển con người (HDI) - là vị trí cao hơn mong đợi từ một nước có mức
GDP trên đầu người dưới 400 đô la Mỹ. Chỉ số Phát triển Giới của Việt Nam
(GDI) xếp thứ 89 trên tổng số 146 nước (UNDP 2002).
Bảng 2.3: Chỉ số Phát triển con người và Chỉ số Phát triển Giới
trong Khu Vực Đông Nam Á
Nước

Thứ tự xếp hạng Chỉ số Phát triển Thứ tự xếp hạng Chỉ số Phát
Con người trong số 173 nước
triển Giới trong 146 nước

Việt Nam

109

89

Cam-pu-chia


130

109

CHND Lào

143

119

Myanmar

127

107

Thái Lan

70
58
Nguồn: UNDP, 2002
Phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động. Tuy có tỷ lệ tham gia lao động tương
đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác
biệt nhau. Sự đa dạng của các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ cho sự phân
công lao động theo giới. ở khu vực nông thôn, có tới 80% công việc thuộc về lĩnh
vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới
trong nghề nghiệp không nhiều. ở khu vực đô thị, phụ nữ tập trung rất nhiều vào
buôn bán, công nghiệp nhẹ (đặc biệt là dệt may), công sở nhà nước và dịch vụ xã
hội, còn nam giới lại chiếm ưu thế trong các ngành nghề có kỹ năng như khai thác
mỏ, cơ khí và chế tạo. Những lĩnh vực có ít đại diện của phụ nữ là quản lý hành

chính và các lĩnh vực khoa học. Thậm chí cả ở những nghề nơi mà phụ nữ chiếm
số đông, như công nghiệp dệt may hay giảng dạy tiểu học, nam giới vẫn chiếm một
tỷ lệ lớn trong các vị trí lãnh đạo cao hơn. Chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt
động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới. Mức lương
trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương đó của nam giới (FAO
&UNDP 2002).
Những số liệu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ
nữ có thu nhập ít hơn nam giới trong mọi ngành nghề. Theo số liệu của điều tra
VHLSS năm 2002 cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chiếm
15


85% thu nhập của nam, tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực
công nghiệp là 78%. Trong khi sự bất bình đẳng về thu nhập trong lao động có thể
phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó có sự khác nhau về trình độ văn hóa,
chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cộng với sự phân
biệt đối xử, cần phải giải quyết từng phương diện thể hiện sự bất bình đẳng giới
này.
Các kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ chỉ được nhận 86% mức tiền lương
cơ bản của nam giới. Tiền lương cơ bản trong của lao động nữ trong tổng thu nhập
(71%) cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới (73%). Tiền công chiếm phần
lớn trong cơ cấu thu nhập. Lao động nữ trong mọi loại hình doanh nghiệp đều có
mức lương cơ bản thấp hơn so với lao động nam khoảng 68% lương cơ bản của lao
động nam. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ trả lương tương đối bình đẳng hơn,
và các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Lao động nữ được hưởng các khoản trợ cấp theo các quy định của luật lao động, nhưng không
phải mọi người lao động nữ đều được nhận. Tuy vậy, cho dù được nhận thêm các
khoản phụ cấp nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam,
vì tiền lương cơ bản của họ thấp hơn lao động nam trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã và công ty trách nhiệm
hữu hạn. Tính gộp cả tiền lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của lao động nữ thì
tổng thu nhập của họ cũng chỉ tương đương với 87% so với lao động nam.

2.4 Tiểu kết.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 30 năm qua, với thu nhập bình quân
tăng và số người nghèo giảm đều và đáng kể. Trên thực tế, gần 30 triệu người đã
vượt chuẩn nghèo chính thức từ thập niên 1990 khi thu nhập GDP tính theo đầu
người tăng từ 100 USD vào năm 1990 lên 2.300 USD vào năm 2015. Tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam bình quân đạt 5-6% trong ba thập kỷ qua, với tỷ lệ tăng trưởng
bình quân khoảng 6,4% trong thập niên 2000. Mặc dù tăng trưởng nhanh như vậy
nhưng so với một số nước, bất bình đẳng ở Việt Nam đã không tăng nhiều. Điều
này một phần do những chính sách tích cực của Việt Nam về giảm bất bình đẳng.
Mặc dù vậy, hiện nay Việt Nam vẫn phải đương đầu với một thách thức lớn: với sự
tăng trưởng chậm lại và tình trạng bất bình đẳng về kinh tế cũng như bất bình đẳng
về tiếng nói và cơ hội gia tăng, làm thế nào để Việt Nam có thể tăng trưởng toàn
diện và bền vững để tất cả người nghèo cùng hưởng lợi?
C. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP Ở VIỆT NAM &
GIẢI PHÁP.
1. Thực trạng mối quan hệ
16


 Việt Nam đã thực hiện ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bắt
đầu chú ý đến mục tiêu công bằng trong phân phối thu nhập.
- Những thành tựu đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế đã tạo những bước
tiền đề vật chất để Việt Nam từng bước giải quyết vấn đề xã hội như góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng,
cũng như làm cơ sở cho việc nâng cao phúc lợi xã hội, thể hiện ở chỉ số phát
triển con người cao so với nhiều nước có cùng trình độ phát triển.
- Việc giải quyết tốt một số vấn đề về công bằng xã hội như vấn đề phân phối,
giáo dục, huy động nguồn vốn, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…
đã giúp tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững hơn.

- Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tăng trưởng
của nền kinh tế, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, trong đó nổi bật lên là sự
phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc dưới áp lực tăng trưởng bằng mọi
giá, tăng trưởng theo kế hoạch đề ra.

 Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều.
- Do tăng trưởng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng, chi phí tạo ra
một chỗ việc làm cao, có nghĩa là tăng trưởng cao nhưng tạo ít thu nhập cho
người lao động. Vì vậy, lợi ích của tăng trưởng không được phân bổ một
cách rộng rãi, số người có thu nhập mới và mức độ nâng cao thu nhập của
mỗi người tăng chậm hơn mức có thể, khoảng cách giữa nhóm người giàu và
nhóm người nghèo ngày càng doãng ra.
- Thêm nữa, một phần lớn thu nhập được tạo ra và phân bố tại các trung tâm
tăng trưởng lớn, trong khi dân cư các địa phương miền núi và nông thôn,
vùng sâu, vùng xa được hưởng lợi ít hơn nhiều từ tăng trưởng. Kết quả là sự
phân hoá giàu – nghèo theo vùng gia tăng.

 Mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực có ảnh hưởng
trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc bất bình đẳng thu nhập.
- Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện định hướng ưu tiên phân bổ
nguồn lực: cho các doanh nghiệp, ngành và dự án dùng nhiều vốn; cho các
vùng có khả năng tăng trưởng cao (vùng trọng điểm); và cho các doanh
nghiệp nhà nước.
17


-

Việc áp dụng mô hình tăng trưởng và định hướng phân bổ nguồn lực như

vậy đã có những ảnh hưởng mạnh đến công bằng và kéo theo gia tăng bất
bình đẳng.

- Lợi ích của tăng trưởng không được phân bổ một cách rộng rãi cho các tầng
lớp dân cư và gây ra tình trạng bất bình đẳng. Việc dành nhiều vốn đầu tư
công vào các vùng trọng điểm có thể tạo ra sự tăng trưởng cao nhưng lại gây
ra sự phát triểnkhông đồng đều về tăng trưởng trong các vùng.
- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp
tốn nhiều vốn, lại được hưởng nhiều ưu đãi như bảo hộ và độc quyền nhưng
hoạt động kém hiệu quả, tạo ra ít lợi nhuận hơn doanh nghiệp tư nhân
(DNTN. Hơn nữa, thời gian qua DNTN chưa được đối xử công bằng với
DNNN trên nhiều khía cạnh như tiếp cận tín dụng, đất đai và thông tin. Điều
này cũng cản trở hoạt động của các DNTN – nơi tạo việc làm và thu nhập
cho một bộ phận lớn những người lao động và qua đó góp phần gia tăng bất
bình đẳng.

 Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tăng trưởng nóng và
đã làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bất bình đẳng thu nhập.
- Thứ nhất, vấn đề nông dân mất việc làm ở vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp. Thực tế, đất đai đóng một vai trò quan trọng như là
phương tiện đảm bảo mưu sinh cho người nông dân và người nghèo. Khi
nông dân mất đất, nguồn thu nhập chính của họ bị giảm sút mạnh và kéo bất
bình đẳng tăng lên. Quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp và đô thị về thực chất, là quá trình chuyển đổi và phân phối lại ruộng
đất, trong đó địa tô được chuyển sang tay một số cá nhân có thế lực kinh tế
và quyền lực chính trị, trong số đó không ít người là quan chức của chính
phủ.
- Thứ hai, vấn đề di cư lao động từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm tạo ta
những vấn đề xã hội của lao động nhập cư. Dẫn đến hậu quả xã hội là vấn đề
nghèo tương đối ngày càng nghiêm trọng và phân hoá giàu nghèo gia tăng ở

khu vực thành thị.
- Thứ ba, vấn đề mất việc làm do tác động của hội nhập, khủng hoảng và suy
thoái kinh tế toàn cầu. Đối với những người di cư từ nông thôn, phần lớn họ
là lao động kỹ năng thấp và làm việc trong những ngành dễ bị biến động của
các sốc kinh tế như dệt may, giày dép… Do vậy, khi khủng hoảng và suy
18


thoái kinh tế xảy ra, phần lớn trong số này mất việc làm và lại trở về nông
thôn, tạo ra sức ép mới cho khu vực nông thôn.

 Quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập.
- Quá trình này đã tạo ra bất bình đẳng trong việc tiếp cận những nguồn lực/cơ
hội cho một số vùng, một số ngành và một số bộ phân dân cư trong nền kinh
tế. Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục là một trong những bất bình
đẳng về cơ hội phát triển. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận giáo dục và kết quả
là trình độ giáo dục giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc thiểu số và
người Kinh/Hoa ngày càng doãng ra giữa các bậc học. Sự khác nhau trong
tiếp cận giáo dục và trình độ giáo dục là một nhân tố quyết định đến sự khác
nhau về kết quả việc làm và cuộc sống, qua đó làm gia tăng bất bình đẳng.
- Nền kinh tế thị trường dễ tạo ra những cú sốc và tổn thương đối với tầng lớp
người lao động và người nghèo, đặc biệt hơn đối với một nước có tỷ lệ cao
số người nghèo và ở mức cận nghèo như Việt Nam. Do vậy, hạn chế trong
tiếp cận với an sinh xã hội cũng làm gia tăng bất bình đẳng. Mức độ bao phủ
của hệ thống an sinh xã hội đối với người nghèo mặc dù đã tăng lên trong
những năm gần đây nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Những hạn chế trong tiếp
cận an sinh xã hội cũng đã tạo ra sự chênh lệch về mức sống và làm gia tăng
bất bình đẳng.
- Cùng với phát triển nền kinh tế thị trường là quá trình hội nhập quốc tế gắn

với tự do hóa thương mại. Điều này đã tạo ra những dòng chảy đầu tư lớn
vào trong nước, các viên trợ và nguồn tiền chuyển về từ nước ngoài tạo ra
những tác động không đồng đều. Với việc nền kinh tế và cả xã hội tiếp tục
phải gắn với quá trình hội nhập kinh tế, quá trình này sẽ tiếp tục tạo ra
những người thắng – người thua, người được – người mất.
- Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường cũng tạo ra những sự chênh lệch về
phát triển giữa các tỉnh, các vùng. Những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có
nhiều nguồn lực tự nhiên và có lực lượng lao động có trình độ đã có điều
kiện phát triển nhanh hơn các tỉnh không có những thuận lợi này. Những
tỉnh có bộ máy hành chính kém hiệu quả và những thủ tục kinh doanh khó
khăn cũng đã dần tụt hậu do khu vực tư nhân ở đó kém năng động hơn và
tạo ít việc làm hơn.

19


 Có tác động của cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh không
bình đẳng và thông tin không minh bạch đến bất bình đẳng thu nhập.
- Nhiều người trở nên giàu kếch xù nhờ đầu cơ đất đai thông qua sự không
minh bạch của thông tin hoặc nhờ đặc quyền tiếp cận với các thông tin
nhưng lại chỉ phải đóng một khoản thuế bất động sản có tính tượng trưng,
hoặc thậm chí hoàn toàn không phải đóng thuế. Không những thế, nhiều
người giàu còn trốn tránh được thuế thu nhập cá nhân. Mặt khác, một bộ
phận giàu lên nhanh chóng bằng tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản
quyền, mua bán chứng khoán…
- Trong khi đó một bộ phận dân cư không có cơ hội làm giàu hoặc làm ăn yếu
kém, sinh đẻ không có kế hoạch, sa vào các tệ nạn xã hội. Xu hướng thương
mại hoá tràn lan trong giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác cũng dẫn
đến người nghèo khó hoặc không thể tiếp cận, không được hưởng thụ mà lẽ
ra có quyền được hưởng phúc lợi xã hội…

- Tình trạng tham nhũng và cơ chế điều hành không minh bạch đã hạn chế
những nỗ lực để xây dựng một xã hội bình đẳng dựa trên các quy định của
pháp luật. Điều này cũng đã tác động tiêu cực đến sự tin tưởng và nhận thức
của người dân về tính hợp pháp của sự phân phối thu nhập và cơ hội phát
triển.

 Chưa thể kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong
từng chính sách.
- Chính sách có rất nhiều loại khác nhau và hiệu lực dài ngắn khác nhau.
Chính sách xây dựng có khi thuần tuý chỉ để giải quyết một vấn đề kinh tế,
xã hội cấp bách, tức thời. Chính sách từ khâu xây dựng, ban hành, triến khai
thực hiện và đánh giá có khi là một quá trình rất dài mà nhiều vấn đề phát
sinh không thể dự báo trước được. Mặt khác chính sách nào cũng đòi hỏi
phải có sự gắn kết tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thì phải đầu tư
nghiên cứu lớn và trình độ cán bộ phải có kiến thức tổng hợp, phải phối hợp
liên ngành.
- Điều đó, trong nhiều trường hợp, không thể thực hiện được và không bảo
đảm tính kịp thời của chính sách. Do vậy chỉ có thể gắn kết tăng trưởng kinh
tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội,
trong một số chính sách đường lối, chính sách tổng thể dài hạn.
20


2. Giải pháp
- Thứ nhất, xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng, vì
người nghèo. Mô hình này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng
nhiều hơn so với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ
lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong
đầu tư tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng sự
tham gia của các đối tác xã hội vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phải vừa

đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, vừa phải đạt được trên diện
rộng có lợi cho người nghèo.
- Thứ hai, các chính sách của Nhà nước phải hướng vào việc khuyến
khích, tạo cơ hội để người nghèo và các nhóm yếu thế tham gia hưởng lợi
từ tăng trưởng kinh tế. Thực hiện được thông qua các chính sách trợ giúp
về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, vốn tín dụng, khuyến
nông, tiêu thụ sản phẩm. Cải cách thị trường lao động và chính sách tạo việc
làm theo hướng linh động theo ngành, nhóm yếu thế từ những tỉnh nghèo,
vùng nghèo tham gia vào thị trường lao động. Cải thiện năng suất và tốc độ
tăng trưởng nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để xóa đói, giảm nghèo
thông qua đầu tư công nghệ cho nông nghiệp, phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở nông thôn.
- Thứ ba, cần có những chính sách cho vấn đề di dân. Việc di dân từ nông
thôn ra thành thị có cả mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy, Chính phủ cần phải
thực hiện những chính sách có mục tiêu để hạn chế những mặt tiêu cực và
bảo vệ những người di cư từ những rủi ro.
- Thứ tư, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những khu vực kém
phát triển và đối với người nghèo. Điều này, có thể thực hiện thông qua
nhiều kênh: các chương trình trợ giúp về phát triển cơ sở hạ tầng, các trợ
giúp về tín dụng, đất đai, dạy nghề, tạo việc làm, truyền đạt kinh nghiệm sản
xuất; các ưu đãi về y tế, giáo dục, văn hoá, nhà ở; cân đối các khoản giải
ngân ODA cũng cần hướng đến các tỉnh vùng sâu, xa, vùng khó khăn. Trong
quá trình tăng trưởng kinh tế, cần kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chỉ
tiêu phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là xoá đói giảm nghèo, giảm bất
bình đẳng và nhấn mạnh ngày càng nhiều hơn đến yêu cầu giải quyết các nội
dung này trong các chính sách và giải pháp tăng trưởng.
- Thứ năm, Việt Nam cần phải cải cách chính sách phân phối tài sản, thu
nhập trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng, hướng đến
21



người nghèo. Nhà nước cần đưa ra và áp dụng các biện pháp để hạn chế tình
trạng bất bình đẳng tài sản từ những hoạt động không phải từ sản xuất kinh
doanh như: thực hiện bắt buộc việc kê khai tài sản đối với cán bộ công chức;
nghiên cứu và áp dụng các loại thuế thừa kế tài sản, thuế tài sản, thuế vốn…
trong thời gian tới.
- Thứ sáu, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô
của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước phải biết tận dụng mặt
mạnh của cơ chế thi trường để giải phóng, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời, Nhà nước phải kết hợp sử dụng có hiệu quả các
công cụ pháp luật, quy hoạch, chính sách, sức mạnh của khu vực kinh tế nhà
nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng bền vứng, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ lợi ích chính
đáng của mọi tầng lớp nhân dân.
- Cuối cùng, để thực hiện được tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô
của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước phải biết tận dụng mặt
mạnh của cơ chế thi trường để giải phóng, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời, Nhà nước phải kết hợp sử dụng có hiệu quả các
công cụ pháp luật, quy hoạch, chính sách, sức mạnh của khu vực kinh tế nhà
nước để khắc phục những thất bại của cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng bền vứng, bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ lợi ích chính
đáng của mọi tầng lớp nhân dân.

D. KẾT LUẬN CHUNG
Bất bình đẳng về thu nhập thường có tính hai mặt khá rõ, thể hiện: vừa liên quan
chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, vừa phản ánh thực trạng phát triển xã hội; vừa là
động lực cho tăng trưởng, vừa có thể làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, bất bình
đẳng gia tăng gắn liền với sự chia sẻ không đều cơ hội dịch chuyển xã hội, đồng

thời cản trở dịch chuyển xã hội liên thế hệ, làm suy giảm niềm tin xã hội và niềm
tin vào thể chế của người dân.
22


23



×