TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP NHĨM
MƠN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài: ĐÁNH GIÁ CƠNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN
PHỐI THU NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010.
ĐỂ GIẢM THIỂU BẤT CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIAI
ĐOẠN TỚI, CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ?
Nhóm 5: Đỗ Thị Ánh Hồng
Lê Thị Th Hồng
Đồn Thị Huế
Bùi Tuấn Hùng
Mai Thị Hương
Đặng Hoàng Lan
Hà Nội, 06 / 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường là một khâu quan trọng trong quá trình
tái sản xuất xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Từ khi đổi mới và tiến hành cải cách kinh tế
vào năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội ấn tượng.
Sau hơn 20 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là nhanh với tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 8.5% đến 9%. Tăng trưởng kinh tế đã thực sự trở
thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống của
người dân, giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo…
Tuy nhiên, cùng với những thành quả của tăng trưởng kinh tế, khoảng cách chênh lệch
giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng, một số lao động có
trình độ thấp tại các vùng miền bị mất việc làm do tác động của q trình hội nhập.Và tăng
trưởng kinh tế đi đơi với công bằng trong phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu
xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên
cứu để hồn thiện chính sách phân phối thu nhập nhằm đạt được các mục tiêu xã hội song
khơng vì thế mà triệt tiêu các động lực của tăng trưởng là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn. Sau đây chúng em làm rõ thực trạng của chính sách phân phối thu
nhập và những tác động của chính sách này đến mức sống, thu nhập và một số vấn đề xã hội
khác ở Việt Nam hiện nay.
A – CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP
1 – Khái niệm
1.1 – Công bằng xã hội
- Theo nghĩa rộng: CBXH là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện
xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa (đồng nghĩa với bình đẳng xã hội)
- Theo nghĩa hẹp: Là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn
toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với
hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau
1.2 – Công bằng dọc
Thực hiện đối xử khác nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển khác nhau nhằm
khắc phục những khác biệt sẵn có. Sau khi chịu sự tác động của các chính sách thì những
khác biệt đó phải được giảm bớt.
1.3 – Cơng bằng ngang
Thực hiện sự đối xử ngang nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển như nhau
2 – Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập
2.1 – Nguyên nhân có nguồn gốc từ tài sản
- Do thừa kế: Mỗi người được thừa kế tài sản ở mức độ khác nhau
- Hành vi tiêu dùng: Mức độ tiêu dùng và tiết kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng lớn đến của
cải tích lũy được
- Do kết quả kinh doanh: Đối với các cá nhân đầu tư kinh doanh chấp nhận rủi ro hoặc
khơng sẽ có kết quả khác nhau, tạo ra sự khác biệt về tài sản của họ
2.2 – Nguyên nhân có nguồn gốc từ lao động
- Do khả năng lao động: Xu hướng chung là những người có sức khỏe, có khát vọng, có trí
tuệ, có trình độ học vấn cao sẽ được nhận mức thu nhập cao hơn
- Do cường độ làm việc: Khi cố định các yếu tố khác, nếu cường độ làm việc tăng, mức thu
nhập sẽ tăng và ngược lại
- Khác nhau về nghề nghiệp, tính chất công việc: Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự
khác biệt về tiền lương. Thông thường, công việc phổ thơng ít kỹ năng được trả lương thấp
hơn cơng việc chun mơn có hàm lượng chất xám cao
2.3 – Nguyên nhân khác
- Khác nhau về vùng địa lý
- Ảnh hưởng của rủi ro thiên tai
…
3 - Thước đo công bằng xã hội trong phân phối thu nhập
3.1 - Đường cong Lozenz
- Đường cong Lozenz mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thị bằng
một hình vng mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số người được nhận thu nhập và
cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được phân phối. Đường chéo của hình
này biểu thị mức dộ bình đẳng tuyệt dối trong phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên
đường chéo phản ánh các mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần
trăm tổng thu nhập cộng dồn. Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối,
phân phối càng công bằng.
- Mục tiêu của đường cong Lorenz: mô tả sự phân phối thu nhập cho các nhóm dân
cư trong xã hội
- Phương pháp mô tả:
Bước 1: điều tra thu nhập
Bước 2: phân nhóm dân cư
0
Bước 3: vẽ đường 45
Bước 4: đưa số liệu vào sơ đồ
- Phương pháp kết luận: Dựa vào khoảng chênh giữa 2 đường phân phối lý thuyết và
phân phối thực tế
3.2 - Hệ số GINI
- Đây cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz. Nó được tính bằng cách
chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới
đường chéo, có nghĩa là G= A/ (A+B). Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập càng lớn.
- Hệ số GINI = A/(A+B)
0 < GINI <1
+ GINI > 0,5: bất bình đẳng nhiều
+ GINI từ 0,4 – 0,5: bất bỉnh đẳng vừa
+ GINI < 0, 4: bất bình đẳng thấp
3.3 - Hệ số Kuznets
- Hệ số Kuznets được đo bằng cách so sánh khoảng cách thu nhập giữa % dân số
giầu nhất và % dân số nghèo nhất
Hệ số Kuznets = % thu nhập của X% dân số có mức thu nhập cao nhất / Y% dân số
có mức thu nhập thấp nhất.
Nếu X = Y, có thể bằng 20%, 10%, 5% thì có hệ số giãn cách thu nhập , phản ánh
khoảng cách thu nhập giữa 2 đầu giầu nhất và nghèo nhất
3.4 - Tiêu chuẩn “40”(WB)
- Tiêu chuẩn này được đo bằng % thu nhập của 40% dân số nghèo nhất:
+ Nếu tỷ lệ này <12%: rất bất công bằng
+ Từ 12-17%: tương đối bất công bằng
+ Từ > 17%: tương đối công bằng
4 – Mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội
4.1 - Tăng trưởng với nâng cao mức sống quảng đại quần chúng
- Mức sống quảng đại quần chúng phụ thuộc vào tổng thu nhập nền kinh tế do đó tăng
trưởng là điều kiện cần của cải thiện mức sống dân cư. Tuy vậy nhiều nước thu nhập nền
kinh tế khá cao nhưng mức sống dân cư không được cải thiện. Vậy tăng trưởng kinh tế là
điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ cho việc nâng cao mức sống quảng đại quần
chúng dân cư.
- Những trường hợp tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống dân cư:
+ Kết quả của tăng trưởng quay trở lại cho tích luỹ tái đầu tư: sự phân phối thu
nhập khơng phù hợp cho 2 nhu cầu là tiêu dùng (C) và tích luỹ (I)
+ Phần dành cho tiêu dùng lại chủ yếu không dành cho tiêu dùng cá nhân
+ Phần dành cho tiêu dùng cá nhân lại chủ yếu thuộc về một nhóm người trong xã
hội (phân phối thu nhập tiêu dùng)
- Những giải pháp khắc phục: liên quan đến 3 nguyên nhân của tình trạng
Thực hiện sự tương xứng trong phân phối kết quả tăng trưởng cho 2 nhu cầu : tiêu
dùng (C+G) và đầu tư (I)
Thực hiện sự tương xứng trong phân phối kết quả tăng trưởng cho phần tiêu dùng cá
nhân và chi tiêu khác (C và G).
Thực hiện chính sách phân phối hợp lý thu nhập tiêu dùng cá nhân
4.2 - Các mơ hình giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng
4.2.1 - Mô hình nhấn mạnh cơng bằng xã hội trước, tăng trưởng sau
Theo mơ hình này thì các chính sách đi vào bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng
trưởng ở mức thấp: quốc hữu hoá tài sản phân phối, thu nhập theo lao động. Mơ hình này có
ưu điểm là bảo đảm sự công bằng xã hội cao, tiếp đó là tạo khí thế mới để tăng trưởng (giai
đoạn đầu). Tuy nhiên nó lại gây hậu quả trong dài hạn đó là nền kinh tế sẽ thiếu động lực
tăng trưởng đồng thời phương thức phân phối thu nhập khơng khuyến khích sử dụng nguồn
lực, hình thành phương thức phân phối theo quyền lực tác động đến tính cơng bằng.
4.2.2 - Mơ hình tăng trưởng trước, cơng bằng xã hội sau
- Đặc trưng của mơ hình:
+ Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
+ Bất bình đẳng vừa là hệ quả của tăng trưởng nhanh, vừa là động lực của tăng
trưởng nhanh
+ Khi nền kinh tế đã đạt được mức độ nhất định mới quan tâm đến phân phối lại thu
nhập
- Các nước khởi nguồn lựa chọn : Mỹ, Canada, Phương tây, Nhật bản. Tiếp theo là các
nước Nam mỹ, một số nước Đông Nam Á (70 nước theo nghiên cứu của Kuznets)
4.2.3 Mơ hình phân phối lại với tăng trưởng giải quyết đồng thời
- Đặc trưng của mơ hình:
Q trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội cao hơn là những mục tiêu tương
hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ cơng
bằng, hoặc là khơng làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có
gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
- Các quốc gia lựa chọn: Các nước Bắc Âu, một số nước NIC Đơng Á như: Đài Loan,
Hàn quốc, Singapore
- Các chính sách áp dụng:
+ Chính sách tăng trưởng nhanh
+ Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây bất bình đẳng
(mơ hình Oshima)
+ Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đền nghèo đói và bất bình đẳng
B – ĐÁNH GIÁ CƠNG BẰNG XÃ HỘI TRONG PHÂN PHỐI THU
NHẬP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1 - Mơ hình giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng Việt Nam
Việt Nam sử dụng mô hình tăng trưởng và cơng bằng giải quyết đồng thời. Nét đặc
trưng của mơ hình này là trong q trình phát triển mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đơi
với mục tiêu cơng bằng xã hội. Q trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là
những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần
cải thiện mức độ cơng bằng hoặc là khơng làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất
là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
Nội dung chính của mơ hình này được Việt Nam thể hiện rõ nét qua những chính sách
can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra sự phát triển đồng
bộ của cả hai yếu tố này:
Một là chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh, thơng qua việc lựa
chọn các mơ hình cơng nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Hai là chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm đảm
bảo tăng trưởng nhanh nhưng khơng gây gia tăng bất bình đẳng.
Nằm trong chiến lược phát triển toàn diện, trong giai đoạn 2001-2010, mục tiêu tăng
trưởng nhanh được nhấn mạnh và coi là trung tâm của sự ưu tiên. Việc nhấn mạnh mục tiêu
tăng trưởng nhanh trong giai đoạn hiện nay của Chính phủ Việt nam là điều hoàn toàn phù
hợp với nhu cầu và khả năng thực hiện. Về nhu cầu, đó là xuất phát từ mục tiêu cải thiện vị
trí trong bảng xếp loại về thu nhập bình quân đầu người, nhằm đưa Việt nam thoạt khỏi
danh sách các nước nghèo trên thế giới,và chiến lược dài hạn là rượt đuổi các nước phát
triển. Về mặt khả năng, nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của chúng ta còn khá lớn, Việt
Nam vẫn còn khá nhiều tiềm lực về tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động để tạo
ra nhiều lợi thế so sánh trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh. Trước kia
chúng ta khơng có khả năng tăng trưởng nhanh do còn thiếu khá nhiều các yếu tố, xem như
là những rào cản cho thực hiện mục tiêu này như: sự thiếu hụt nguồn vốn cả về mặt tài chính
lẫn nguồn vốn vật chất; sự hạn chế về lực lượng lao động có tay ngề cao và cơng nghệ hiện
đại. Hiện nay những rào cản đó đã được thảo gỡ khi chúng ta đã gia nhập các tổ chức
thương mại quốc tế và khu vực. Sự hội nhập ngày càng đầy đủ này đã giúp chúng ta thhực
hiện lợi thế các nước đi sau để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và
liên tục hồn thiện các chính sách có liên quan, trong đó nổi bật lên, đó là:
- Chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế, với việc tuần tự gia nhập các tổ chức
thương mại và kinh tế khu vực cũng như quốc tế. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở ra chân trời mới cho sự cất cánh tăng
trưởng nhanh thông qua con đường hướng về xuất khẩu các hàng hóa vốn đất nước có nhiều
lợi thế.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư, cơ hội bỏ vốn cho các
doanh nhân trong và ngồi nước, trong đó bao gồm cả chính sách thu hút vốn trong nước và
vốn đầu tư nước ngoài. Trong chính sách thu hút vốn, chúng ta nhấn mạnh quan điểm đi tắt
đón đầu, rút ngắn hiện đại trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ với nước ngồi.
– Chính sách phát triển các vùng và khu vực động lực tăng trưởng kinh tế như: phát
triển vùng kinh tế trọng điểm, phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất,
khu kinh tế mở và các ngành mũi nhọn. Theo thể chế này, các vùng động lực tăng trưởng và
các ngành mũi nhọn sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa có tốc độ tăng trưởng cao
gấp 2,3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình qn của cả nước
- Chính sách phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện luật doanh nghiệp, với một loạt
các nội dung cụ thể như cổ phần hóa hố doanh nghiệp; đa dạng hóa các thành phần kinh tế
trong các doanh nghiệp nhà nước; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến hiện đại
như: tập đồn kinh tế, cơng ty mẹ - cơng ty con; mở rộng kinh tế tư nhân; hoàn chỉnh luật
doanh nghiệp nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân với khu vực nhà nước.
- Đặc biệt trong những năm vừa qua, khi thế giới rơi vào vịng xốy của cơn bão
khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, Chính phủ Việt nam đã sử dụng khá
linh họat các chính sách tài khóa, tiền tệ, nhất là các chính sách sử dụng các gói kích cầu đầu
tư, cho vay hỗ trợ lãi suất, chính sách tỷ giá, lãi suất linh họat v.v....để duy trì tăng trưởng
đối với các ngành sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa, phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp và xuất khẩu nông sản hàng hóa.
Ba là, chính sách xã hội nhằm giải quyết ngay từ đầu vấn đề xóa đói giảm nghèo
và cơng bằng xã hội
Chính phủ đóng một vai trị tích cực trong phân phối lại thu nhập bằng cách lấy tiền
của một số cá nhân và đưa cho những người khác. Có hai nhóm chính thuộc các chương
trình phân phối lại cơng khai: các chương trình hỗ trợ cơng cộng nhằm trợ giúp cho những
người nghèo có đủ tiêu chuẩn, và bảo hiểm xã hội nhằm trợ giúp cho những người về hưu,
tàn tật, thất nghiệp và ốm đau. Thông qua các chương trình:
Các chương trình hỗ trợ cơng cộng
Các chương trình hỗ trợ cơng cộng (giống như những chương trình bảo hiểm xã hội)
có hai dạng. Một dạng cung cấp tiền mặt, cịn dạng kia thì chi trả cho những dịch vụ hay
hàng hóa đặc biệt. Dạng thứ hai là loại trợ cấp hiện vật. Trong số các chương trình cấp tiền
mặt, các chương trình lớn nhất là: Trợ cấp cho các gia đình đơng con sống phụ
thuộc(AFDC) và thu nhập đảm bảo bổ sung (SSI) nhằm cung cấp tiền mặt cho những người
nghèo bị tàn tật, mù hoặc già cả. Chương trình trợ giúp cơng cộng bằng hiện vật lớn nhất là
trợ cấp y tế nhằm trợ giúp cho các chi tiêu về y tế của người nghèo.
Các chương trình bảo hiểm xã hội
Bảo trợ xã hội (BTXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính
nhân văn sâu sắc, đồng thời là nền tảng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Theo Nghị
định mới ban hành, kể từ ngày 13/4/2010 tới đây, sẽ mở rộng thêm đối tượng được hưởng
BTXH với mức cao hơn khoảng 50% so với quy định cũ tại Nghị định 67/2007/NĐCP ngày 13/4/2007
Các chương trình phân phối lại thu nhập xã hội
Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thơng qua các quy định
của pháp luật, của các chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao
đóng góp để cùng nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp. Đây là
một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện
kinh tế khó khăn hiện nay, phân phối lại thu nhập là chính sách rất cần thiết và có ý nghĩa.
Phân phối lại thu nhập có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Tóm lại, với xu hướng ngày càng giãn xa về khoảng cách thu nhập và mức độ giàu
nghèo hiện nay ở nước ta, nguy cơ về bất bình đẳng trong xã hội ngày một rõ nét. Từ đó có
thể phát sinh những vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của đất
nước. Do đó, một trong những giải pháp mà nhà nước cần quan tâm là nên có các chính sách
phân phối lại thu nhập sao cho hiệu quả, thiết thực để đảm bảo công bằng xã hội.
2 - Đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
Thứ nhất, cùng với quá trình theo đuổi các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, sự bất bình
đẳng về thu nhập giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng gia
tăng.
Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thể hiện trên cả 3 khía cạnh đánh giá bất
công bằng trong phân phối thu nhập mà các tổ chức quốc tế đang sử dụng:
- Khoảng giãn cách thu nhập giữa hai đầu giầu và nghèo ngày càng xa
Khoảng dãn cách thu nhập đo bằng Hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân đầu
người giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất (20%) và nhóm hộ thu nhập thấp nhất (20%) ngày
càng gia tăng.
Hệ số giãn cách thu nhập ở Việt Nam 2002-2008
Nguồn: Kết quả VHLSS 2002,2004,2006,2008 TCTK.
Thực tế cho thấy, nếu năm 1990, sự cách biệt về thu nhập của 20% số hộ giàu nhất và
20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần, năm 1995 là 7,0 lần, thì năm 2008 lên tới 8,9. Hệ số
chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ thu nhập cao nhất và nhóm hộ thu nhập thấp nhất ở khu
vực thành thị cao hơn ở nông thôn (năm 2002: thành thị là là 8,0 lần, nông thôn 6 lần; năm
2004 là 8,1 và 6,4 lần; năm 2006 là 8,2 lần và 6,5 lần, năm 2008 là 8,3 và 6,9). Theo vùng
lãnh thổ, chênh lệch cao nhất năm 2008 là ở Đông Nam Bộ (8,8 lần), thấp nhất là ở Bắc Trung
Bộ (6,3 lần).
- Tỷ trọng thu nhập của những người nghèo nhất (theo tiêu chí của WB là thu nhập
của 40% dân số có thu nhập thấp nhất) có xu hướng ngày càng thấp đi trong tổng thu nhập
dân cư
Số liệu thống kê từ các cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS)
các năm cho thấy, tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với các nhóm cịn
lại giảm dần: năm 1995 là 21,1%, năm 1999 là 17,98%, năm 2002 là 17,4%, năm 2004 là
17,4%, năm 2006 là 17,37% và năm 2008 còn là 15,1%. Điều này cho thấy mức bình đẳng
tương đối về thu nhập có xu hướng xấu đi, chúng ta đã bị chuyển từ nhóm nước có mức độ
cơng bằng xã hội cao sang nhóm nước có mức độ cơng bằng xã hội vừa.
- Sự bất bình đẳng chung có xu hướng gia tăng rõ ràng
Đo lường bất bình đẳng theo hệ số GINI cho thấy xu hướng của hệ số này ở Việt Nam
tăng lên, nhất là sau những năm 2000: năm 1995 là 0,357; năm 1999 là 0,370; năm 2002 là
0,378; năm 2004 là 0,38; năm 2006 là 0,388 và năm 2008 là 0,4, năm 2010 là 0,433. Điều
này chứng tỏ sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư vẫn chưa có chiều hướng được cải
thiện.
- Về tổng thể, bất bình đẳng gia tăng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng
vẫn ở mức thấp so với các nước trong nhóm nước so sánh
Ở Việt Nam, bất bình đẳng về thu nhập gia tăng cùng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
mức độ bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam vẫn cịn tương đối thấp so với các nước trong
khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaixia và Campuchia
Hình 2.1: Hệ số Gini và GDP bình quân đầu người theo PPP, USD
- Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điện nước, vệ
sinh, đồ dùng lâu bền... cịn rất lớn. Tỷ lệ nghèo ở nơng thôn cao gấp đôi ở thành thị, số
người nghèo ở nông thôn chiếm trên 90% tổng số hộ nghèo của cả nước.
Tóm lại: Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy rằng thành quả của tăng trưởng đã
không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư. Thực tế này đặt ra câu hỏi: Có bao
nhiêu phần trăm dân số Việt Nam có thu nhập ít nhất là ngang bằng với mức thu nhập bình
quân đầu người? Nếu tỷ lệ này là cao thì việc vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập
thấp mới thực sự có ý nghĩa. Kết hợp với các số liệu về tỷ lệ nghèo ở trên ở các vùng trong
cả nước, cho thấy tỷ lệ người sống dưới mức vượt ngưỡng nước nghèo còn khá lớn. Chúng
ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa cho mục tiêu vượt ngưỡng nghèo đích thực.
Thứ hai, so với tiêu chuẩn quốc tế đặt ra thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập vẫn còn ở mức chấp nhận được.
So sánh chỉ số bất công bằng trong phân phối thu nhập của VN với chuẩn quốc tế
Giãn cách thu nhập
Tiêu chuẩn “40”
Hệ số GINI
- Bất công bằng cao
Trên 10 lần
Dưới 12%
Trên 0,5
- Bất công bằng vừa
Trên 8 lần đến 10
Từ 12% đến 17%
Từ 0,4 đến 0,5
- Bất công bằng thấp
Dưới 8 lần
Trên 17%
Nhỏ hơn 0,4
- 2002
8,1
17,4
0,378
- 2004
8,34
17,4
0,38
- 2006
8,37
17,34
0,388
- 2008
8,9
15,1
0,4
- 2010
9,2
14,9
0,433
Tiêu chuẩn quốc tế
Việt Nam
Nguồn: Tính tốn từ Kết quả VHLSS 2002,2004,2006,2008 TCTK.
Bảng số liệu trên cho thấy mặc dù sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng lên
ở Việt Nam, nhưng so với các chuẩn quốc tế, được quy định bởi WB thì sự phân hóa giầu
nghèo của chúng ta vẫn cịn năm ở ngưỡng bất công bằng chấp nhận được (ở mức bất cơng
bằng vừa). Có được điều này là là bởi vì trong giai đoạn 2001-2010, chúng ta thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 2 với quan điểm chủ đạo là:
- Kết hợp tăng trưởng nhanh với giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và
trong tồn tiến trình phát triển kinh tế - xã hội;
-Coi vấn đề kinh tế là trung tâm. Với quan điểm này nhằm mục tiêu xây dựng các
động lực tăng trưởng và tạo dựng các yếu tố vật chất cần có, chúng ta phải chấp nhận có sự
phân hóa nhất định trong phân phối thu nhập cịn với quan điểm (1) thì sự phân hóa của
chúng ta vẫn ln được duy trì ở mức độ chấp nhận được.
C - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU BẤT CÔNG BẰNG
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.
Trên đây đã cho ta cái nhìn khái quát về vấn đề công bằng xã hội ở Việt Nam, các chỉ
số đo lường mức độ bất bình đằng ở Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn so với các chỉ tiêu
đánh giá của thế giới, tuy nhiên các chỉ số này lại có xu hướng gia tăng trong thời gian gần
đây, điều này cũng lã một vấn đề đáng được quan tâm đối với những nhà quản lý.
Hiện nay, Việt Nam đang hướng tới chiến lược phát triển toàn diện với sự kết hợp mục
tiêu tăng trưởng nhanh và và tiến bộ xã hội ngay từ đầu trong tiến trình phát triển đất nước.
Một trong những yếu tố mang tính cốt lõi cho thực hiện chiến lược trên là áp dụng phân
phối lại cũng với tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay để làm giảm sự bất bình đẳng
trong xã hội là cần quan tâm giải quyết vấn đềcơ bản sau đây:
Thứ nhất, làm giảm khoảng giãn cách giàu nghèo giữa nhóm người có thu nhập cao
nhất với nhóm người có thu nhập thấp nhất
Thứ hai, làm tăng thu nhập của nhóm người nghèo nhất trong tổng thu nhập của dân
cư.
Thứ ba, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư.
Sau đây nhóm xin đưa ra một số giải pháp trong chế độ phân phối thu nhập nhằm phần
nào giải quyết những vấn đề trên đây nhằm làm giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội.
1 - Thực hiện phương thức phân phối thu nhập theo chức năng.
Phân phối thu nhập theo chức năng là hình thức phân phối dựa trên cơ sở sự đóng góp
nguồn lực vào q trình hình thành thu nhập của nền kinh tế như thù lao cho yếu tố lao động
là tiền công, các yếu tố đất đai là địa tô, tiền và vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh là lãi suất và lợi nhuận. Phương thức phân phối này thúc đẩy các thành viên và hộ gia
đình đưa các nguồn lực sẵn cóvào hoạt động sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, nó cũng gây ra
q trình phân hóa, vì thế để giảm thiểu sự bất công bằng cần thực hiện một số yếu tố:
Thứ nhất, cần tiến hành phân phối lại tài sản như đất đai, vốn tài chính giữa các thành
viên trong xã hội thơng qua các hình thức thu thuế và trợ cấp, tạo điều kiện cho người thu
nhập thấp có cơ hội có nhà ở thơng qua các gói hỗ trợ mua nhà của Chính phủ…
Thứ hai, thực hiện định giá lại tài sản nhằm bảo đảm giá thị trường của các yếu tố
nguồn lực ngày càng phản ánh sát với giá trị thực sự của nó. Vì hiện nay các thành viên
trong xã hội sở hữu nguồn lực về vốn và tài sản đang nhận được những thu nhập cao hơn
những giá trị thực của nó, và những thành viên sở hữu nguồn lực về lao động lại bị đánh giá
thấp hơn.
Để tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập theo yếu tố nguồn lực bỏ ra thì cần
phải có sự định giá lại các yếu tố nguồn lực. Trong đó giảm bớt sự can thiệp sâu của chính
phủ trong việc định giá các nguồn lực nhất là những nguồn lực mang tính phi thị trường,
mặt khác chính phủ cần can thiệp kịp thời để ngăn chặn sự khống chế của các tổ chức độc
quyền vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất.
2 - Thực hiện chính sách phân phối hợp lý thu nhập tiêu dùng cá nhân
Đây thực chất là hình thức phân phối lại nguồn thu giữa các thành viên trong xã hội
trên cơ sở kết quả phân phối lần đầu theo chức năng nhằm tạo ra sự công bằng giữa các
thành viên trong xã hội. Phân phối lại được tiến hành dưới các hình thức là phân phối lại
trực tiếp, phân phối lại gián tiếp và các chương trình xã hội của Chính phủ.
Thực hiện các chính sách liên quan đến phân phối lại trực tiếp
Hình thức phân phối lại trực tiếp là hình thức mà Chính phủ thơng qua chính sách thuế
thu nhập để điều chỉnh bớt thu nhập của các doanh nghiệp, các cá nhân có thu nhập cao hơn
mức qui định để điều tiết cho các gia đình nghèo, các cá nhân hay ở các địa phương có thu
nhập và điều kiện thấp hơn hay gặp các rủi ro theo hình thức trợ cấp thường xuyên hay đột
xuất.
Luật thuế thu nhập cá nhân và luật bảo hiểm xã hội có bổ sung nội dung trợ cấp thất
nghiệp chính thức thực hiện từ năm 2009 là một bước tiến mới trong quản lý và điều tiết lại
thu nhập của Chính phủ và nó đã mang lại những kết quả rất khả quan góp phần nâng cao
được tính cơng bằng trong phân phối. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó khăn gặp phải trong
q trình thực hiện như thiếu các hướng dẫn thực hiện cụ thể hoặc chồng chéo trong việc
thực hiện, quản lý thu kém và đặc biệt là việc thanh toán dùng tiền mặt trong mua bán trao
đổi còn khá phổ biến dẫn đến việc kiểm soát thu nhập để chịu thuế gặp nhiều khó khăn…
chính vì vậy nên các nguồn thu từ thuế, thuế TNCN ở Việt Nam còn khá thấp.
Trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách từ thuế
như quản lý tốt các nguồn thu nhập của cá nhân đặc biệt là các cá nhân hoạt động kinh
doanh, ngăn chặn và có các chế tài xử lý mạnh với các trường hợp cố tình lách thuế, kê khai
thu nhập khơng đúng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thuế, đẩy
mạnh thực hiện các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt..
Thực hiện các chính sách liên quan đến phân phối lại gián tiếp
Tăng đầu tư các dự án công vào khu vực kém phát triển. Xây dựng các cơng trình cơng
cộng, cơ sở hạ tầng giao thơng, và cung cấp cấp điện có thể mang lại lợi ích cho các vùng
trọng điểm thông qua hai kênh chính; thứ nhất là tạo công ăn việc làm trong quá trình xây
dựng, và thứ hai là cung cấp dịch vụ sau khi q trình thi cơng các cơng trình hồn tất. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý, đầu tư công là con dao hai lưỡi. Rất nhiều dự án công tiêu tốn rất
nhiều chi phí của ngân sách nhưng khơng đem lại mấy hiệu quả cho người dân địa phương.
Kinh tế và chính trị ln ln có tác động qua lại, tuy nhiên cũng cần phải dựa trên các tiêu
chí về kinh tế để đánh giá hịêu quả của dự án.
Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công. Điều này trực tiếp tác động đến người
nghèo khác hẳn với các dự án đầu tư vào khu vực công với mục tiêu thúc đầy tăng trưởng
kinh tế địa phương và gián tiếp trợ giúp người nghèo. Giáo dục cơ sở và chăm sóc sức khoẻ
cần phải được cung cấp ở mọi nơi với chi phí phù hợp. Nước sạch và các dịch vụ vệ sinh
môi trường cũng không thể thiếu. Khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, các điểm mù
chữ cần phải xoá bỏ. Cải thiện hệ thống an sinh xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân cũng là nhiệm vụ quan trọng. Các nước đang phát triển có các hình thức cung
cấp dịch vụ cơng khác nhau. So với chuẩn quốc tế, việc cung cấp các dịch vụ công tại Việt
Nam tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần hồn thiện
Có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các ngành kinh tế như nông, lâm thủy hải
sản…và các vùng kinh tế cịn nhiều khó khăn như miền núi, vùng sâu vùng xa…Nâng cao
năng suất nông nghiệp. Đây là cách trực tiếp nhất nhằm nâng cao đời sống của người nông
dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nơng nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù chỉ một
lần, và tạo ra những khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp dựa trên
những giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu. Sự đa dạng hóa đối với các loại cây công
nghiệp và việc chăn nuôi gia súc cũng là một hướng giải quyết khác.
Tiến tới thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh
tế hướng về các ngành công nghiệp dịch vụ, tuy nhiên chú ý phát triển các ngành công
nghiệp chế từ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp làm tăng giá trị của các sản phẩm trên.
Khuyến khích các ngành và dịch vụ ở nông thôn. Ở Việt Nam, các làng thủ công mỹ
nghệ nằm rải rác khắp các vùng miền, và cũng đóng vai trị tương tự như tạo cơng ăn việc
làm ở nông thôn, tạo ra thu nhập cho người dân nông thôn.
Tổ chức đào tao nâng cao kỹ năng và tay nghề cho những lao động ở vùng quê, nhằm
làm tăng giá trị sức lao động, gia tăng thu nhập của những đối tượng này.
Các chương trình xã hội của chính phủ
- Tạo việc làm, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
Thực hiện nghiêm túc chủ trương kiềm chế tốc độ tăng dân số, đây là vấn đề cốt lõi
của chính sách việc làm và xóa đói giảm nghèo nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Phải tìm mọi cách duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo môi trường
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, từ đó tạo việc làm, thu hút lao động, nhất là đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh.
Tổ chức tốt công tác đào tạo nghề nhằm xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề phục
vụ yêu cầu của nền kinh tế và yêu cầu xuất khẩu lao động.
Xóa đói giảm nghèo ở cỏc vựng khó khăn phải gấn liền với phát triển sản xuất, phát
triển thị trường khu vực nông thôn.
- Hình thức bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội là lớp lá chắn quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mà tất cả các
nước có nền kinh tế thị trường đều tận dụng tối đa. Ở nước ta hình thức này đã thu được
một số kết quả song vẫn còn nhiều bất cập. Để phát huy hết vai trò của công cụ này chúng ta
hiện nay phải thực hiện các giải pháp sau.
Mở rộng lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Hiện nay, phạm vi bảo hiểm xã hội còn hẹp và chủ
yếu là bảo hiểm bắt buộc. Trong giai đoạn tới cần khắc phục tình trạng này. Trong đó cần
sớm triển khai hình thức bảo hiểm thất nghiệp và có chính sách khuyến khích mở rộng hình
thức bảo hiểm tự nguyện.
-
Trợ cấp và chính sách xã hội
Trợ cấp và chính sách xã hội chính là hình thức giúp đỡ những người khó khăn nâng
cao đời sống thơng qua ngân sách nhà nước . Cụ thể
Về thực hiện chính sách đối với người có cơng, cần phải có chính sách ưu đãi xã hội
nhằm bảo đảm mức sống của những người có cơng với cách mạng, ít nhất là ngang bằng với
mức sống trung bình ở địa phương. Cùng với việc nâng mức lương tối thiểu, mức trợ cấp
cho các đối tượng chính sách cũng phải được nâng lên.
Về chính sách trợ cấp xã hội giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương bao gồm
những người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang, mồ côi. Cần phát triển mạnh các
lọai hình dịch vụ phục vụ những người già cơ đơn (kể cả người có con nhưng muốn ở riêng)
như mở các trại dưỡng lão (có sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của những người vào
trại); phát triển các trại nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ lang thang. Ở đây, giải pháp
quan trọng nhất để chấm dứt tình trạng này là phát trển kinh tế hộ gia đình ở các vùng nơng
thơn, miền núi, vì số trẻ em lang thang ở các thành phố.
Chính sách tương trợ xã hội nhằm phát huy truyền thống tương thân tương ái “lá lành
đùm lá rách” trong cộng đồng để vượt qua khó khăn xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống,
thơng qua các hình thức như đóng góp cho quỹ Vì người nghèo, phong trào xóa nhà tranh
vách đất dưới những tên gọi như, “nhà tình thương”, “nhà đồn kết”
3 - Một số giải pháp khác
Bên cạnh giải pháp đưa ra ở trên là cơ bản, thì chúng ta cịn phải giải quyết vấn đề
tham nhũng, rửa tiền ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là rất lớn và phổ
biến đặc biệt là ở những cơ quan nhà nước và các cán bộ cấp cao, cán bộ quản lý nhà nước,
đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng về khoảng giãn cách thu
nhập của các đối tượng dân cư trong xã hội. Đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam sẽ
góp phần giải quyết vấn đề này.Để làm được điều này thì cầ có những chế tài xử phạt và
quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước, đồng thời nâng cao ý thức và tư cách đạo đức..
KẾT LUẬN
Trên đây theo quan điểm chủ quan của nhóm nghiên cứu là một số nột chính trong đề
tài này. Đây là vấn đề tồn tại một cách khách quan vì trình độ của chúng ta hiện nay chưa đủ
để xóa bỏ nó. Chúng ta chấp nhận bất bình đẳng trong thu nhập như chúng ta chấp nhận nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vậy, là một bước lui
của lịch sử. Song chúng ta khơng vì thế mà để mặc cho bất bình đẳng, chúng ta đang tích
cực hạn chế bằng các biện pháp đồng bộ và đang thu được những kết quả khả quan. Tuy
nhiên bất bình đẳng ở nước ta vẫn ngày một gia tăng qua các năm, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng miền và giữa các thành phần kinh tế, giữa các khu vực và giữa các
nhóm dân cư. Đảng và chính phủ đang tích cực thực hiện các biện pháp khắc phục bằng các
giải pháp như tăng cường phát triển kinh tế đi kèm với an sinh và phúc lợi xã hội, thực hiện
xúa đói giảm nghèo….
Chúng ta có quyền hy vọng vào một tương lai không xa khi Việt Nam tiến vào chủ
nghĩa xã hội, lúc đó bất bình dẳng đã được xóa bỏ và thay vào đó là hình thức phân phối
“làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Trong khi tiếp tục phấn đấu để đạt tới điều đó
chúng ta cần kiên trì thực hiện hạn chế bất bình đẳng trong thu nhập nhằm thể hiện từ sự ưu
việt của chủ nghĩa xã hội, góp phần khuyến khích mọi người hăng say làm việc nâng cao
năng suất lao động để phát triển đất nước.