Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

chương 4 quản lý tài nguyên thiên thiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TÀI
NGUYÊ
N SINH
VẬT
GVPT: TS. LÊ NGỌC TUẤN
NHÓM 4
Bảng phân công công việc
ST
T
1

Họ tên
Trần Ngọc Như

MSSV

Phân công
Tổng hợp tài liệu và trình bày

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
THIÊN THIÊN


word, soạn câu hỏi


2

Lê Thị Quỳnh Mai

Tìm tài liệu và soạn câu hỏi

3

Nguyễn Minh Tân

Thiết kế powerpoint

4

Nguyễn Khả Di

Thuyết trình

5

Đỗ Thị ThanhTrúc

Thuyết trình

6

Đoàn Như Thủy

Tìm tài liệu và soạn câu hỏi


7

Nguyễn Thị Hà Giang

Tìm tài liệu và soạn câu hỏi

8

Trần Hữu Nhân

9

Lê Mỹ Huyền

Tìm tài liệu và soạn câu hỏi

10

Nguyễn Thị Minh
Thanh

Tìm tài liệu và soạn câu hỏi


DÀN BÀI
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT.

Khái niệm tài nguyên sinh vật

Rừng.

2. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT.
 Vai trò của tài nguyên sinh vật nói chung.
 Vai trò của tài nguyên rừng.
3. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC.
 Khái niệm của ĐDSH.
 Vai trò và lợi ích của ĐDSH.
4. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC.
 Nguyên nhân suy giảm ĐDSH và suy thoái rừng.
 Bảo tồn ĐDSH.
5. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG.


1. Đặc điểm của tài nguyên sinh vật.
Định nghĩa: Tài nguyên sinh vật là tất cả các loài động - thực vật và vi sinh vật
trong các loại môi trường trên hành tinh chúng ta.

Nước ta có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú về giống loài và chủng loại:
 Thực vật: 14624 loài
 Động vật: 11217 loài (Đa dạng sinh học và bảo tồn Việt Nam 2014)
Tài nguyên rừng: rừng là một trong những loại tài nguyên có trữ lượng sinh vật
lớn nhất. Theo Luật BVPT rừng 2004, có 4 loại rừng:
 Rừng trồng.
 Rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất.
 Rừng tự nhiên trên đất rừng phòng hộ.
 Rừng tự nhiên trên đất rừng đặc dụng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng rừng được chia làm 3 loại:
 Rừng phòng hộ: để bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, bảo vệ môi
trường.

Rừng phòng hộ Cần Giờ


4


 Rừng đặc dụng: được sử dụng để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái,
nghiên cứu, phục vụ du lịch.

Vườn quốc gia Cúc Phương

 Rừng sản xuất: dùng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản, kết hợp
phòng hộ bảo vệ sinh thái.

Rừng trồng keo ở Nam
Vân, Bình Định

2. Vai trò của tài nguyên sinh vật.
2.1. Vai trò của tài nguyên sinh vật nói chung.
a. Về kinh tế
Sinh vật là nguồn dự trữ có tiềm năng to lớn và có khả năng đáp ứng những nhu
cầu của con người về lương thực-thực phẩm và những nguyên vật liệu khác như
da, lông, gia vị, hương liệu, sáp, dầu ăn, tinh dầu, các hóa chất, giấy, sợi, cao su,
phẩm nhuộm ....
5


Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, các động vật hoang dã còn được khai thác
những bộ phận khác của cơ thể như da, lông, sừng...để làm trang phục, đồ trang trí
và nhiều mục đích khác; các sản phẩm nầy cũng có một giá trị kinh tế rất lớn.
Mậu dịch quốc tế về cây và động vật hoang dã cũng đem lại một doanh thu lớn, tuy
nhiên nó cũng là một trong những quan tâm lớn của nhân loại hiện nay.


b. Về y học
Dù rằng chỉ có một phần rất nhỏ động vật và thực vật là đối tượng nghiên cứu về
lợi ích trong y dược, nhưng ngành y học hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào đó. Một
bảng phân tích cho thấy là khoảng 40% các đơn thuốc được các bác sĩ cung cấp
hằng năm tại Hoa Kỳ cho thấy có những vị thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp đều có chứa
các chất tự nhiên được lấy từ thực vật bậc cao (25%), từ các vi khuẩn và nấm
( 13%) hoặc từ các động vật (3%). Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, các vị thuốc được ly
trích từ thực vật bậc cao có giá trị khoảng 3 tỉ USD hằng năm và con số nầy còn
tiếp tục được gia tăng nữa.

6


Các ứng dụng quan trọng trong y học hiện nay có thể kể là:
* Các chất ly trích được sử dụng trực tiếp để chữa bệnh như Aspirin được sử dụng
rộng rải trên thế giới được lấy từ lá của cây Liễu ở vùng nhiệt đới, Penicillin được
lấy từ loài nấm Penicillium và Streptomycin được lấy từ loài vi
khuẩn Streptococcus....
* Các chất ly trích được dùng làm vật liệu ban đầu để tổng hợp nên thuốc như các
hormone Corticosurrenale được lấy từ vỏ thượng thận của động vật, các hợp chất
Corticoid thông thường được tổng hợp từ các chất Sapogenin steroid có nguồn gốc
từ thực vật...
* Các chất ly trích được dùng làm mô hình để tổng hợp nên thuốc như chất
cocain được lấy từ cây Côca có nguồn gốc ở Nam Mỹ, dựa theo đó người ta đã sản
xuất thuốc gây mê cục bộ hiện đại.
Nếu không có những gốc có hoạt tính tự nhiên trong cơ thể cuả các sinh vật, thì
con người khó có khả năng phát hiện được những gốc có hoạt tính đó mà sử dụng
hoặc dựa vào đó làm mô hình để tổng hợp.
Hiện nay, cũng phát hiện được nhiều loài động vật hoang dã có khả năng sử dụng

chúng để làm vật thí nghiệm và sản suất nên những loại vaccin dùng trong việc

7


phòng bệnh và cũng ước tính có khoảng 1400 loài thực vật bậc cao và 10% các loài
sinh vật biển có chứa các chất hóa học có khả năng chống bệnh ung thư.
c. Về tính đa dạng di truyền
Các loài sinh vật hoang dã là nguồn nguyên liệu di truyền quý giá dùng để cải tiến
những thứ cây trồng và những loài vật nuôi hiện có nhằm để nâng cao sản lượng
thu hoạch trong sản xuất nông -lâm -ngư nghiệp.
Nguyên liệu di truyền nằm trong các loài gây nuôi (bao gồm tất cả những thứ cây
trồng, các nòi vật nuôi, các thủy hải sản) đều có quan hệ mật thiết với nguồn
nguyên liệu di truyền của các loài sinh vật hoang dã, nguồn nguyên liệu nầy đã
đóng vai trò chủ yếu trong việc cải tạo giống cây trồng và vật nuôi như nâng cao
năng suất, chất lượng dinh dưỡng, mùi vị, tuổi thọ, sức đề kháng, sức chịu đựng và
khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau.
Nguồn nguyên liệu di truyền trong các loài hoang dã rất hiếm và gần như không
bao giờ là vĩnh cữu. Những giống cổ truyền quí thường chỉ phân bố ở từng điạ
phương, chính những đặc điểm hữu ích của nó như sản lượng cao hoặc sức đề
kháng dịch bệnh của nó làm nền tảng tạo nên những giống mới tiến bộ hơn. Việc
thay thế những giống cổ truyền bằng những giống mới trong sản suất là một việc
làm cần thiết và tích cực bởi vì chúng ta cần nhiều lương thực - thực phẩm hơn
nữa; nhưng điều đó sẽ trở thành nguy hại nếu như các giống cổ truyền có liên quan
lại không được bảo vệ vì những loài dịch hại có khả năng tiến hoá nên có khả năng
xâm nhiễm trở lại và chỉ có nguồn các giống cổ truyền mới có nguồn nguyên liệu
di truyền có khả năng chống lại những loài gây hại và dịch bệnh. Cho nên việc bảo
vệ tính đa dạng di truyền ở các loài hoang dã là hết sức cần thiết trong giai đoạn
hiện nay và cho cả tương lai.
d. Về môi trường sinh thái

Ðộng vật và thực vật là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái và có vai trò rất quan
trọng trong sự điều hòa các chu trình vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái của
quả đất. Trong hệ sinh thái, các thực vật là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho
các sinh vật trên đất liền và đại dương là mắt xích đầu tiên của chuỗi - lưới thức ăn,
cung cấp và duy trì sự cân bằng oxygen và các chất khí khác trong khí quyển, là
màng lọc khói bụi và những độc chất làm cho không khí trong lành hơn, điều hòa
khí hậu, dự trử và điều phối nước ngọt, duy trì và gia tăng độ phì nhiêu của đất, tái
8


tạo nguồn chất dinh dưỡng trong sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát dịch hại làm
ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi và cây trồng, là kho dự trử nguồn nguyên liệu di
truyền khổng lồ có khả năng đáp ứng khi các điều kiện môi trường biến động, là
nguồn dự trử năng lượng mặt trời dưới dạng hóa năng trong lương thực thực phẩm,
trong gổ và năng lượng trong các nhiên liệu hóa thạch.
e. Về giải trí và du lịch
Cuối cùng, động vật và thực vật còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải trí và
du lịch của con người sau thời gian làm việc mệt mỏi. Nhìn những chiếc lá vàng
rơi, những con chim bay lượn trên bầu trời, những con cá heo lướt trên mặt nước,
phảng phất đâu đây hương thơm của một loài hoa dại... con người sẽ có được
những cảm giác tươi vui và thích thú, những cảm giác đó không thể mua được
bằng tiền.
Ở một số quốc gia thì tài nguyên sinh vật đã đem lại một khoản lợi tức đáng kể từ
du lịch; chẳng hạn như ở Kenya, du lịch chủ yếu dựa trên các loài động vật hoang
dã là 1 trong 3 nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia nầy.
Ở một số quốc gia phát triển, thì động vật hoang dã được sử dụng trong săn bắn thể
thao là môn rất được ưa chuộng và được kiểm soát bởi luật pháp một cách chặt chẻ
như ở Canada chỉ có 11% dân số mới có giấy phép đi săn và 13% có giấy phép đi
câu; còn ở Thụy Ðiển con số nầy là 12% và 18%. Tuy nhiên cũng có một số đông
người họ chỉ thích ngắm các sinh vật hoang dã mà thôi, theo thống kê thì ở Hoa

Kỳ có 7 triệu người chuyên quan sát chim, 4,5 triệu người chuyên chụp ảnh các
động vật hoang dã và 27 triệu người thích ngắm cảnh vật hoang dã của tự nhiên
(Miller, 1988)

9


2. 2. Vai trò của rừng:
Đối với môi trường nói chung: Rừng là lá phổi xanh điều hòa khí hậu toàn cầu và
toàn khu vực, tham gia điều hòa nước, chống xói mòn,… Rừng là kho dự trữ sinh
khối khổng lồ, chiếm 60% tỉ lệ đạm thực vật và động vật.
a. Đối với khí quyển
Khí quyển và sự sống trên hành tinh là 1 thể thống nhất do những điều kiện cơ bản
trong thành phần cấu tạo của nó. Thành phần khí trong khí quyển trên trái đất hầu
như không thay đổi mặc dù chúng liên tục bị hấp thụ hoặc gắn vào các kết hợp hóa
học trong các chu trình Sinh Ðịa Hóa của tự nhiên, đều có vai trò đóng góp của
rừng.
Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, oxy là nhân
tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật. Thành phần oxy trong không khí
không đổi mặc dù oxy liên tục đi vào các phản ứng oxy hóa dưới nhiều dạng khác
nhau như đảm bảo cho quá trình hô hấp của động vật và thực vật, sự biến đổi các
hợp chất hữu cơ và tham gia hàng loạt các phản ứng hóa học trong tự nhiên....
Lượng oxy của khí quyển bị mất đi sẽ được hoàn trả lại bằng con đường quang hợp
của cây xanh. Người ta tính rằng, hằng năm bằng con đường quang hợp, cây xanh
đã tạo ra khoảng 1011 tấn chất hữu cơ và để thoát ra ngoài khí quyển một lượng
oxy tự do tương đương như thế; trong số nầy cây rừng đảm đương phần lớn. Như
vậy rừng là nhân tố chủ yếu tham gia vào việc giử cán cân oxy trong thành phần
của khí quyển.
Rừng không chỉ có vai trò cung cấp oxy cho khí quyển, rừng còn là màng lọc
không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi

khuẩn gây hại cho con người và các động vật. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan
trọng trong sự điều hòa khí hậu của quả đất. Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh
của quả đất.
b. Đối với đối với đất
Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện bởi rừng tham gia vào quá
trình hình thành và phát triển đất; ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát
triển của rừng. Hệ thống đất-rừng đảm nhiệm chức năng quan trọng là yếu tố tối
cần thiết cho sự sống của con người và các động vật khác.
10


Rừng lấy chất dinh dưỡng từ đất để phát triển; các cành, lá rụng xuống sẽ
được các vi sinh vật phân hủy thành mùn và mùn tiếp tục được khoáng hoá
cho ra những chất dinh dưỡng mới cung cấp lại cho cây. Theo sự ước tính, dưới
tán lá rừng thuần loại 5-6 tuổi, thì lượng cành, lá rụng hằng năm trung bình từ 5-10
tấn/ha tương đương với khoảng 80-90 kg N2, 8 kg P2O5 và 8 kg K2O (Nguyễn
Văn Trương, 1989).
Quá trình sinh học giữa đất và rừng là liên tục, đảm bảo cho độ phì nhiêu của
đất và cho cả năng suất sinh học của rừng. Tuần hoàn sinh học trong hệ sinh thái
rừng sẽ ở trạng thái cân bằng bền vững nếu như không có sự can thiệp của con
người.
Rừng phản ánh tính chất của đất: Tùy theo từng loại đất và điều kiện địa
hình khác nhau sẽ hình thành nên những loại rừng khác nhau. Rừng ngập mặn ở
vùng duyên hải có những loài cây khác hẳn với rừng đồi núi, mặc dù ở trong cùng
một đai khí hậu nhiệt đới.
Thí dụ: ở rừng ngập mặn chúng ta gặp các loài thực vật đặc trưng cho đất ngập
mặn mà những thực vật này ta không gặp chúng ở vùng đồi núi... Từ bờ biển vào
nội điạ, đất cao dần và độ mặn thấp dần nên các loài thực vật sinh trưởng trên
những vùng đất đó cũng khác nhau: trên đất lầy ven biển là Mắm, những cây tiếp
đến là Ðước, Vẹt vào sâu nữa là Cốc, Dà và trên đất khô là Chà là.... Những loài

thực vật xác định tính chất của đất có thể xem là các thực vật chỉ thị.
Rừng bảo vệ cho đất chống lại sự xói mòn: ở những nơi đất có độ dốc cao
và lượng mưa lớn thì tốc độ xói mòn của mưa và của các dòng chảy trên mặt đất sẽ
càng lớn. Vì vậy rừng có vai trò quan trọng trong sự bảo vệ lớp đất mặt chống lại
sự xói mòn do nước và do gió, vì lớp cành và lá mục có thể giữ được nước; thân và
rể cây có khả năng ngăn cản được phần nào tốc độ của dòng chảy, các tàng lá có
khả năng chắn gió và phân tán các hạt nước mưa bảo vệ được lớp đất mặt tránh
được sự tác động xói mòn khi hạt mưa rơi xuống..., như vậy rừng là cơ cấu hữu
hiệu nhất giữ lại được lớp đất mặt vốn dễ bị cuốn trôi.
c. Đối với mùa màng
Ðối với mùa màng, rừng có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất của cây
trồng và vật nuôi thể hiện ở các mặt sau:

11


Rừng có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng chảy... nên hạn
chế xói mòn đất, bảo toàn được chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây trồng.
Rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của đất giúp cho cây trồng
phát triển.
Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt và lớp khí quyển sát với tầng đất mặt, điều hòa
tiểu khí hậu giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi.
Rừng điều hòa nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước
của đất và giữ lại nước trong đất giúp cho sự hòa tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà
rể cây hấp thụ được dể dàng.
Rừng ngăn chận được các luồng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, giúp cho cây
trồng tránh được sự gãy đổ.
Rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực, chế biến thực
phẩm...
d. Rừng cung cấp nguồn gen quý

Trong thập kỷ 80, các nghiên cứu quốc tế về tài nguyên rừng cho thấy các tài
nguyên động vật và thực vật quí của nhân loại phần lớn tập trung ở trong các rừng
nhiệt đới (FAO, 1984), trong đó rừng nhiệt đới Châu Á có nhiều loại cây và con có
giá trị quí giá nhất hay nói khác đi là rừng nhiệt đới là một ngân hàng tài nguyên
gen to lớn và đa dạng.
Từ các nghiên cứu đó, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông- lâm nghiệp, các
nhà di truyền học đang tập trung nghiên cứu nguồn tài nguyên gen thực - động vật
nhằm để phát hiện các gen quý, để bảo tồn và phát huy những đặc tính di truyền
quí giá của chúng hướng chúng vào việc phục vụ lợi ích của con người.
e. Các vai trò khác của rừng
Trong các phần trình bày ở trên cho ta thấy được vai trò chung của rừng trong một
số mặt chủ yếu. Ngoài ra rừng còn có nhiều vai trò khác nữa trong cuộc sống của
con người:
- Rừng là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ: rừng cung cấp gổ được
sử dụng làm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, là nguồn cung cấp các sản phẩm
hóa học, cung cấp sợi dệt, làm bột giấy, lấy tinh dầu, nhựa cây, thuốc nhuộm...
12


- Rừng là nguồn cung cấp và điều hòa nguồn nước ngọt: ở những vùng có
lượng mưa nhiều; vào mùa mưa, nước mưa được giử lại trong thảm lá mục và
trong lớp đất tơi xốp rồi trực di xuống các tầng đất sâu hơn hình thành nên những
mạch nước ngầm, nên ta có thể xem rừng là kho dự trử nước và điều phối nguồn
nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của con người vào
mùa khô hạn.
- Rừng là kho thực phẩm: Rừng là nơi cung cấp những loài thực vật và động vật có
thể sử dụng làm nguồn lương thực và thực phẩm cho người.
- Rừng có tác dụng chống sự bồi lấp : rừng giúp cho đất chống lại sự xói mòn, gián
tiếp chống sự bồi lấp lòng sông, hồ, các công trình thủy điện và các công trình thủy
lợi.

- Rừng còn là kho thuốc vô giá: rừng có rất nhiều loài thực vật và động vật có dược
tính được sử dụng làm thuốc phục vụ sức khỏe của con người.

3. Đa dạng sinh học và lợi ích đa dạng sinh học.
3.1.

Khái niệm đa dạng sinh học.

Là sự phong phú về gene, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. (Điều 3 Luật
ĐDSH 2008)
Là tính biến thiên (đa dạng) giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm
các hệ sinh thái gián tiếp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập
hợp sinh thái mà chúng là một phần.( Điều 2 Công ước về ĐDSH năm 1992)
Tính đa dạng thể hiện ở:
 Đa dạng di truyền : là sự phong phú giữa biến dị trong cấu trúc di truyền của
các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài,các quần thể
 Đa dạng loài : là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.
 Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau
trên cạn cũng như dưới nước tại một vùng nào đó.Hệ sinh thái là hệ thống
bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng
tuần hoàn vật chất năng lượng và trao đổi thông tin .

13


3.2.

Vai trò và lợi ích của ĐDSH


Giá trị sinh thái và môi trường
 Các HST đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình sinh địa hóa, duy trì sự
ổn định và màu mỡ của đất giảm nhẹ sự ô nhiễm thiên tai.
 Bảo vệ tài nguyên đất và nước.
 Điều hòa khí hậu
 Các quần xã sinh vật , đặc biệt là các loại nấm và VSV có khả năng hấp phụ,
hấp thụ, phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các
chất nguy hại khác..
VD :
+ Sử dụng địa y làm sinh vật chỉ thị để quan trắc môi trường không khí.
+ Rừng hấp thụ CO2 giúp điều hòa không khí , góp phần giữ đất chống xói
mòn ở vùng đồi núi.
Giá trị kinh tế
 ĐDSH đảm bảo an ninh lương thực và PTBV của đất nước.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông
vải..
 Giá trị được tính ra tiền từ việc khai thác ,sử dụng,mua bán hợp lý các tài
nguyên ĐDSH.
 ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất làm tang giá trị nông sản.
VD:
+ Các côn trùng VSV dưới đất như giun tang độ phì nhiu cho đất
+ Việc khai thác thủy hải sản trên biển đảm bảo nguồn lương thực trong nước
cũng như xuất khẩu.
Giá trị nhân văn – xã hội
 ĐDSH góp phần ổn định xã hội thông qua việc đảm bảo an toàn lương thực,
thực phẩm, thỏa mãn nhu cầu và đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn mặc, vui chơi
giải trí .
VD: Tận dụng những nơi có sinh vật phong phú để xây dựng các khu du lịch
như Tràm Chim, VQG Núi Chúa…
14



4. Bảo vệ đa dạng sinh học.
4.1. Nguyên nhân suy giảm ĐDSH:
Nguyên nhân trực tiếp:
 Khai thác gỗ
 Khai thác động vật hoang dã
+ Tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang), tình trạng khai thác bào ngư, hải sâm, trai
ngọc đã đến lúc báo động.
 Cháy rừng
 Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Việc xây dựng các công trình hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, mở đường giao
thông, đường dẫn điện và nhiều cơ sở hạ tầng khác đã trực tiếp gây ra sự suy
thoái, chia cắt, làm mất các sinh cảnh tự nhiên, gây tác hại tới các quần thể
động vật hoang dã.
 Sự chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp
+Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dẫn đến lấn đất rừng
làm suy giảm ĐDSH.
 Di nhập các loài sinh vật ngoại lai
+Như ốc bươu vàng từ khi được di nhập vào Việt Nam đã phát triển thành
nạn dịch phá hoại lúa nghiêm trọng.
+Tại vùng Đồng Tháp Mười và vườn Quốc gia U Minh Thượng, các loài
thực vật hoang dại đã được di nhập vào đây như cây Trinh nữ, cây Mai
dương. Các loài cây hoang dại này có khả năng lan truyền và đã rất phát
triển, lấn át các loài thực vật bản địa khu vực này.
 Ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân gián tiếp:
 Gia tăng dân số và di cư
Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân làm suy
thoái ĐDSH. Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt: lương

thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên thì
hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn
tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, thu hẹp diện tích nơi sinh cư
của động vật hoang dã, gây suy thoái ĐDSH.
 Sự nghèo đói
Việt Nam là một quốc gia còn nghèo, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào
nông nghiệp và tài nguyên. Mức nghèo đói nhất ở các vùng núi phía Bắc và
15


cao nguyên Trung Bộ đồng thời cũng lànơi có mức ĐDSH cao nhất. Trong
các khu bảo tồn được nghiên cứu, 90% dân địa phương sống dựa vào nông
nghiệp và khai thác rừng. Hầu hết đang thiếu đất trồng trọt, mức sống gia
đình thấp, trên 50% gia đình thuộc diện đói nghèo. Như một quy luật, những
người nghèo thường không có ruộng đất hoặc ở vùng đất xấu. Người nghèo
không có vốn để đầu tư, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họ buộc phải khai
thác tài nguyên sinh vật hoang dã để sinh sống làm cho tài nguyên này càng
suy thoái một cách nhanh chóng.
 Sự thay đổi trong thành phần HST
 Sự biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới tự nhiên và xã
hội, gây ra những tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người. Biến đổi
khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới việc bảo tồn đa dạng sinh học cụ thể là:
- Một số loài sẽ bị biến mất, một số loài được ghi trong Sách Đỏ của IUCN,
nhất là các loài Rất nguy cấp và Nguy cấp mà chỉ còn sống sót ở một địa
điểm nhất định.
- Các hệ sinh thái, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài
nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp.
- Các hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh: Do mực nước biển dâng cao
nên một số địa điểm mà ở đó tập trung những chủng quần quan trọng mức

quốc tế hay là những chủng quần của các loài có vùng phân bố hạn hẹp có
thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo, vùng ven
biển v.v.
- Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế-xã hội, văn hóa
và khoa học hoặc là đại diện, là độc nhất hay là có tầm quan trọng về tiến
hoá hay cho các quá trình sinh học ở các đảo hoặc ven biển, cửa sông sẽ bị
mất hoặc bị thu hẹp.
 Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp
lý.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm nghiệp có giá trị
cao đã là một trong những nguyên nhân giảm ĐDSH từ năm 1986. Lợi
nhuận kinh tế đã kích thích các thành phần kinh tế tự do chuyển đổi phương
thức canh tác sử dụng đất đai, ĐNN cho các mục tiêu khác nhau. Kết quả là
diện tích những khu rừng tự nhiên bị thu hẹp.
4.2. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng:
16


 Đốt nương làm rẫy : sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất
hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong
thời gian từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong
đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do làm nương rẫy.
 Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá
rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 –
50% diện tích rừng bị mất trong khu vực.
 Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
 Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng
ở miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
 Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài
nguyên rừng.

 Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
4.3. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên
thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp
độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di
truyền. (Căn cứ pháp lý: Luật đa dạng sinh học 2008 20/2008/QH12)
Bảo tồn đa dạng sinh học chia thành 2 cấp:
 Cấp quần thể và loài: do những thay đổi thời tiết, sự diễn thế dịch bệnh và một loạt
các sự kiện khác, không có một quần thể nào tồn tại mãi mãi, tất cả quần thể có
thể dẫn đến sự tuyệt chủng. Các loài bị đe dọa được tạo thành bởi một hay một
vài quần thể, do đó bảo tồn quần thể  giải pháp bảo tồn loài.
 Cấp quần xã: bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn tính ĐDSH
có hiệu quả nhất. Có 3 cách bảo tồn quần xã:
Xây dựng khu bảo tồn
Thực hiện các biện pháp bên ngoài khu bảo tồn
Phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cư trú bị suy thoái
 Các giải pháp bảo tồn:

17


Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi
hay nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu
conservation).
1. Bảo tồn nội vi (in-situ):
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ
các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái (HST) trong điều kiện tự
nhiên. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các

khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. VN hiện nay đã xây dựng
hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên gọi chung là rừng đặc dụng.
 Có 3 hệ thống rừng đặc dụng ở nước ta :
Vườn quốc gia
Khu bảo tồn thiên nhiên : khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài/sinh cảnh
Khu bảo vệ cảnh quan
2. Bảo tồn ngoại vi (ex-situ) :
Biện pháp bảo tồn ngoại vi là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu
sinh học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có
của chúng. Bảo tồn ngoại vi bao gồm bảo quản giống, loài, nuôi cấy mô, thu thập
các cây để trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì vốn gen quý hiếm cho
sự nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi
tầng lớp nhân dân.
Một số các biện pháp bảo tồn ngoại vi đã được thực hiện ở Việt Nam.
- Vườn Động vật
- Trạm cứu hộ Động vật.
- Trạm cứu hộ Động vật
- Ngân hàng giống.
Một số luật về đa dạng sinh học và tài nguyên rừng
+ Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
+ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch
tổng thể về bảo tồn ĐDSH
18


+ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở cho
việc ban hành Kế hoạch, quy hoạch bảo tồn ĐDSH ở các địa phương...
+ Nghị định 65/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đa dạng sinh học

+ Nghị định 69/2010/NĐ-CP Về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật
di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
+ Nghị định 108/2011/NĐ-CP Sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP
+ Công ước đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity – CBD)
 Là công ước toàn cầu về đa dạng sinh học đã được thông qua tại Nairobi ngày
22/05/1992. Công ước được thoả thuận vào ngày 05/06/1992 tại Hội nghị Liên Hiệp
Quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro vào năm 1992 đến nay đã được 183
nước phê chuẩn, trong đó có Việt nam và có hiệu lực vào ngày 29/12/1993.
+ Công ước Ramsar (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,
đặc biệt là nơi cư trú của chim nước – The Convention on Wetlands of International
Importance, especially as Waterfowl Habitat)
Việt Nam đã tham gia vào Công ước này từ 20/9/1988 và đã thành lập một Khu
bảo tồn Đất ngập nước Xuân Thuỷ và khu này đã được đưa vào ‘Danh sách các
khu Đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế’ để bảo vệ các loài chim di cư, trong
đó có loài cò thìa (Platalea minor).

Loài cò thìa ở Khu bảo tồn Xuân Thủy.

+ Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật thực vật hoang dã đang bị nguy cấp –
Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora)
Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của
các loài hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật
hoang dã tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước CITES và trở
thành thành viên chính thức (số 121) vào ngày 20/01/1994

5. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

19



Để quản lí và sử dụng nguồn tài nguyên rừng hợp lý cần phải tuân theo 3 nguyên
tắc sau:
- Hợp lý về môi trường: các HST rừng cần có đủ khả năng hỗ trợ cho nhu cầu
của con người, duy trì được sự đa dạng sinh học, duy trì số lượng, chất
lượng ổn định và có tính phát triển, có khả năng phục hồi thông qua tái sinh;
điều này yêu cầu quản lý rừng cần tôn trọng và xây dựng trên cơ sở các quy
luật tự nhiên.
- Hợp lý về xã hội: điều này phản ánh mối liên hệ giữa phát triển và các tiêu
chuẩn xã hội trong sử dụng rừng, sử dụng tài nguyên rừng chỉ hợp lý khi nó
đảm bảo cho việc phát triển các nhu cầu đa dạng của xax hội loài người.
- Hợp lý về kinh tế: cân bằng được nhu cầu giữa cacs nhóm quản lý và sử
dụng tài nguyên rừng, cân đối giữa hiệu quả kinh tế với các nhu cầu về môi
trường và xã hội.

Quản lý rừng phòng hộ

Biện pháp

Đề án quản lý rừng bền vững

Phương pháp

Xây dựng bản đồ huy hoạch tổng
thể và chiến lược phát triển lâu dài QLMT thích ứng
nghành lâm nghiệp trong mối tương QLMT hợp tác
quan các nghành sản xuất khác.
20


Công cụ
Công cụ chỉ huy và
kiểm soát (đề ra chiến
lược)


Hoàn thiện, giám sát chặt chẽ và
thực hiện triệt để các chính sách, các
văn bản pháp quy, các công ước QLMT tổng hợp
quốc tế về sản xuất, kinh doanh
rừng và các sản phẩm từ rừng.

Công cụ chỉ huy và
kiểm soát (chính sách,
văn bản pháp quy)

Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút
nguồn vốn và tiến bộ khoa học kỹ
thuật để đầu tư cho phát triển lâm
Công cụ tài chính (trợ
QLMT hợp tác
nghiệp, xây dựng các ngân hàng
cấp)
gen, bảo tồn nhân giống các loài vật
có nguy cơ tuyệt chủng.
Quy hoạch xây dựng các khu bảo
tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu
dữ trữ sinh quyển, khu rừng cảnh QLMT thích ứng + Công cụ chỉ huy và
quan, rừng kinh tế và có cơ chế rõ tổng hợp
kiểm soát (quy hoạch)

ràng để quản lý, sử dụng hợp lý cho
từng đối tượng
Tăng cường phát động công tác
trồng rừng mới, phong trào trồng
cây phân tán. Khai thác chọn lọc với QLMT dựa
cộng đồng
cường độ hợp lý.

trên Công
cụ
khuyến
khích, giáo dục.

Câu hỏi ôn tập.
1)
a)
b)
c)
d)
2)
a)
b)
c)
d)

Đa dạng sinh học gồm ?
Đa dạng di truyền, đa dạng loài.
Đa dạng di truyền , đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng gene, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái .
Đa dạng loài , đa dạng di truyền, đa dạng gene.

Vai trò của đa dạng sinh học bao gồm các giá trị nào ?
Giá trị sinh thái , giá trị môi trường, giá trị xã hội.
Giá trị sinh thái và môi trường, giá trị kinh tế , giá trị nhân văn.
Giá trị kinh tế - xã hội , giá trị sinh thái và môi trường
Giá trị sinh thái và môi trường , giá trị kinh tế , giá trị nhân văn – xã hội.
21


3)
a)
b)
c)
d)
4)

Biện pháp tốt nhất nhằm bảo tồn ĐDSH là:
Bảo tồn ngoại vi.
Bảo tồn nội vi.
Cả hai đều đúng.
Cả hai đều sai.
Căn cứ vào mục tiêu sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành mấy loại.

a)
b)
c)
d)
5)

Kể tên.
4

5
2
3 (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)
Năm 2017, Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề ngày Quốc tế Đa dạng sinh

học là?
a) Đa dạng sinh học rừng
b) Các loài xa lạ xâm lấn
c) Đa dạng sinh học và du lịch bền vững
d) Đa dạng sinh học và sự biến đổi khí hậu
6) Vườn quốc qua nào ở Việt Nam được được đưa vào “Danh sách các khu
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế” để bảo vệ các loài chim di
a)
b)
c)
d)
7)

cư?
VQG Cát Tiên – Đồng Nai.
VQG Xuân Thủy – Nam Định
Tràm Chim – Đồng Tháp.
VQG U Minh Thượng – Kiên Giang.
“Sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể
bên trong loài hoặc giữa các loài; giữa các quần thể” là:
A. Đa dạng di truyền
B. Đa dạng loài
C. Đa dạng hệ sinh thái
D. Cả 03 đều sai.


8) Có nhiều biện pháp để bảo tồn ĐDSH, trong đó, bảo tồn nội vi (in-situ)
và bảo tồn ngoại vi (ex-situ) là hai biện pháp cơ bản nhất. Việc xây dựng
các khu bảo tồn thiên nhiên là biện pháp:
A. Bảo tồn tại chỗ
22


B. Bảo tồn ngoại vi
C. Bảo tồn chuyển vị
D. Cả 03 đều sai
9) Có nhiều biện pháp để bảo tồn ĐDSH, trong đó, bảo tồn nội vi (in-situ)
và bảo tồn ngoại vi (ex-situ) là hai biện pháp cơ bản nhất. Các vườn
thực vật, các vườn động vật, ngân hàng giống… là hình thức:
A. Bảo tồn nguyên vị
B. Bảo tồn tại chỗ
C. Bảo tồn nội vi
D. Bảo tồn chuyển vi
10)
Loại rừng nào được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch?
ĐA: Rừng đặc dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Hình ảnh nguồn Internet.
• Tài nguyên rừng và nguyên nhân suy thoái rừng ở Việt Nam (21/09/2011).
Tác giả: Phan Trọng Quỳnh.
• Đa dạng sinh học ở Việt Nam, thực trạng và thách thức (3-2017). Tác giả:
Nguyễn Văn Hiếu.
• Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học (05/06/2014). Tham khảo:

Đa dạng sinh học và bảo tồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005.
• Các công ước về bảo tồn đa dạng sinh học thế giới (26/06/2018). Tác giả:
Biodivn.
• Hệ thống các quy phạm pháp luật còn hiệu lực từ kết quả pháp điển đề mục
Đa dạng sinh học. Tác giả: Vũ Thị Mai.
• Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội : LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC.
23


• Báo điện tử: trithucvn.net “Rừng Việt Nam 2016: Cả nước còn hơn 10 triệu
ha rừng tự nhiên”. Ngày đăng: 20/05/2017. Tác giả: Minh Long.
• Tài liệu: Quản lý môi trường chương 3: Phương pháp và công cụ quản lý
môi trường. Chương 4: Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tác giả: TS.Lê Ngọc
Tuấn.

24



×