Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI CÁC ĐỒNG BÀO
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963)

Đà Nẵng, 1/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai Giang
Chuyên ngành

: Sư Phạm Lịch Sử

Lớp

: 15SLS

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương


Đà Nẵng, 1/2019
LỜI CẢM ƠN


Khóa luận tốt nghiệp luôn là bước ngoặt quan trọng trên chặng đường học tập
của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và trường đại học Sư phạm
Đà Nẵng nói riêng. Những công trình nghiên cứu này sẽ góp phần đi sâu hơn vào các
vấn đề của xã hội, mở ra tư duy mới cho các công trình nghiên cứu sau này tiếp tục
phát triển.
Là một sinh viên Khoa Lịch sử, em cảm thấy may mắn khi được học tập và được
tham gia những hoạt động liên quan đến học thuật, may mắn hơn khi được tham gia
thực hiện công trình khóa luận tốt nghiệp: “Chính sách Dân tộc của chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa đối với các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963)”, là một
đề tài ý nghĩa và giá trị.
Với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Duy
Phương – Cán bộ hướng dẫn khoa học và cũng là người hướng dẫn tận tình về mặt
tài liệu và nội dung để em có thể hoàn thành công trình khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm,
Thư viện tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện về thời gian, cũng như nguồn tư liệu để đề
tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn đồng
hành cùng em, động viên em thực hiện đề tài này. Dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng
không tránh khỏi những sai sót mong thầy cô thông cảm và tận tình góp ý. Đó sẽ là
những bài học kinh nghiệm giúp cho em hoàn thiện hơn trong công tác nghiên cứu
sau này.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Quốc Việt


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
6. Đóng góp của công trình......................................................................................7
7. Bố cục đề tài ........................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH DÂN TỘC DƯỚI THỜI
VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963)..................................8
1.1. Tổng quan về vùng đất Tây Nguyên.................................................................8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................8
1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành của vùng đất Tây Nguyên ..........................11
1.2. Vài nét về kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................15
1.2.1. kinh tế .......................................................................................................15
1.2.2. Văn hóa .....................................................................................................18
1.2.3. Xã hội .......................................................................................................19
1.3. Chính sách Dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên trước
1954 .......................................................................................................................20
1.3.1. Chính sách Dân tộc thời Lê ......................................................................20

1.3.2. Chính sách Dân tộc của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn ....................21
1.3.3. Chính sách Dân tộc của Thực Dân Pháp .................................................25
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC DƯỚI THỜI QUYỀN VIỆT NAM
CỘNG HÒA Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963) .....................................................29
2.1. Bối cảnh lịch sử miền Nam Việt Nam và Tây Nguyên giai đoạn 1954-1963 29


2.2. Chính sách Dân tộc dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ở Tây Nguyên ...............30
2.2.1. Về chính trị ...............................................................................................30
2.2.2. Về kinh tế ..................................................................................................31
2.2.3. Về văn hóa – xã hội ..................................................................................32
2.3. Đánh giá chung về chính sách Dân tộc của chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa
(1954 – 1963) .........................................................................................................37
2.3.1. Tích cực ....................................................................................................37
2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................39
KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46
PHỤ LỤC ẢNH


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.2. Thống kê địa danh truyền thống và địa danh theo cách gọi mới của các
địa phương ở Tây Nguyên .......................................................................34


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân
tộc có địa bàn cư trú riêng với những nét khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội riêng biệt. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có đối sách hợp lý cho từng dân tộc mới

có thể đoàn kết được nhân dân giữ gìn và xây dựng đất nước lâu bền. Vì vậy, không
phải ngẫu nhiên mà từ thời dựng nước đến nay, các bậc quân vương luôn luôn chú
trọng đề ra các chính sách thích hợp đối với các tộc người trên đất nước Việt Nam
nhằm làm cho dân giàu nước mạnh, trên dưới đồng lòng. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh sức mạnh đoàn kết toàn dân: “Đoàn kết là sức mạnh”, “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”; đồng thời Người
cũng đánh giá cao truyền thống cách mạng của đồng bào miền núi, Người nói: “Đồng
bào miền núi có truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời kì cách mạng và kháng
chiến đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt”. Thực tiễn lịch
sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc cũng đã minh chứng cho điều đó, từ thời
phong kiến đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đồng bào các dân tộc
thiểu số nói chung, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng đã có những đóng
góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng chung của dân tộc làm nên Cách
mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vẻ vang, chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm
châu, trấn động địa cầu, đại thắng mùa xuân 1975,… Như vậy, trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta, chính sách dân tộc luôn là chính sách lớn và quan
trọng của mọi thời đại.
Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, Tây Nguyên là địa bàn sinh sống của
phần lớn đồng bào các dân tộc ít người. Thành phần dân cư ở Tây Nguyên rất phức
tạp gồm nhiều tộc người cùng chung sống, trong đó tộc người Jarai, Hré, Bana chiếm
đại đa số,…Địa hình cao nguyên đã phức tạp, hiểm trở, người dân lại có lối sống du
canh du cư nên gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dân của nhà nước. Bên
cạnh đó, Tây Nguyên lại được thiên nhiên ưu ái ban cho nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đặc biệt là tài nguyên rừng – được mệnh danh là “kho vàng xanh” của cả
nước. Đồng thời, Tây Nguyên còn nắm giữ vai trò địa chính trị - quân sự quan trọng,
nằm ở vị trí “bản lề” của bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên có tác động to lớn cả về
1


kinh tế - chính trị, an ninh – quốc phòng. Do đó vấn đề quản lý vùng Tây Nguyên

thông qua việc đưa ra chính sách Dân tộc hợp lý từ các triều đại phong kiến Việt Nam
đến thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn là vấn đề nan giải
được giới chính khách quan tâm.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị, kinh tế của
vùng đất Tây Nguyên, ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp cả phe Cách mạng và
phe Thực dân Pháp đều luôn muốn khống chế và chiếm cứ vùng đất này. Cũng hiểu
rõ điều đó, sau khi lên nắm chính quyền, không chỉ Tổng thống Ngô Đình Diệm mà
các đời tổng thống kế nhiệm đã thực hiện hàng loạt các chính sách Dân tộc nhằm
kiểm soát chặt chẽ Tây Nguyên. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thực
hiện những chính sách đó ra sao? Hệ quả của những chính sách đó là gì thì đến này
vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập đến.
Trong thực tế, ở Tây Nguyên, sau sự kiện Fulro đã gióng lên hồi chuông cảnh
báo về chính sách dân tộc ở vùng đất này. Dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều
hơn đến các chính sách đối với cộng đồng đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Nhưng
với sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi một lần nữa, Đảng và Nhà
nước cần quan tâm nghiên cứu để thay đổi chính sách dân tộc cho phù hợp. Hiện nay
trên thế giới, vấn đề xung đột sắc tộc đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, là nguyên
nhân của nhiều cuộc nội chiến đẫm máu. Nước ta trong giai đoạn hiện nay đã và đang
xúc tiến hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để đề ra chính
sách dân tộc mới sáng tạo và đúng đắn, chúng ta cần nhìn lại chính sách dân tộc mà
đế quốc Mỹ - một cường quốc hàng đầu, đã từng áp dụng ở Tây Nguyên. Từ việc
phân tích những mặt làm được và hạn chế của nó, cũng như tác động của nó đến đời
sống con người Tây Nguyên, chúng ta có thể phát huy mặt tốt và tránh được những
sai lầm không đáng có.
Thông qua nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn phần nào các chính sách
Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất, phân tích những mặt đã
đạt được cũng như hạn chế của các chính sách trên. Từ đó, công trình góp phần bổ
sung, hoàn thiện chính sách Dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, đề tài cũng là một trong những lĩnh vực chưa được nghiên cứu rộng
rãi ở Việt Nam, với việc lựa chọn đề tài này tác giả mong muốn trên cơ sở tập hợp tư

2


liệu có liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về chính sách Dân tộc của chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa, giúp bổ sung thêm một nguồn tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời, trong những năm gần đây, chúng ta đã
có sự nhìn nhận lại về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và công nhận nó như một
thực thể chính trị đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam; nghiên cứu về chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa và những vấn đề xoay quanh nó đang là một hướng nghiên cứu
rất mới.
Chính vì những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài Chính sách Dân tộc
của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
(1954 – 1963) để làm nghiên cứu mặc dù nguồn tài liệu còn rất hạn hẹp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu sớm nhất về vấn đề này chủ yếu là của các tác giả ở
miền Nam - giới trí thức, công nhân viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền
Sài Gòn. Tác phẩm của tác giả Paul Nưr (1966), Sơ lược về chính sách Thượng vụ
trong lịch sử, Sài Gòn, đã trình bày khái quát về các chính sách của chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa từ năm 1954 đến năm 1966 đối với dân tộc thiểu số vùng miền núi
Nam Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá những mặt tích cực, cũng như hạn
chế trong chính sách Dân tộc của chính quyền đương thời, đưa ra những kiến nghị.
Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại ở những chủ trương, biện pháp mà chính quyền Việt
Nam Cộng Hòa cần đề ra, còn việc thực hiện và hiệu quả của các chính sách đó đến
đâu đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên
lại chưa được tác giả đề cập.
Công trình của Toan Ánh, Cửu Long Giang (1974), Cao Nguyên Miền Thượng,
NXB Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, đã cho chúng ta một bức tranh khá toàn diện về Tây
Nguyên từ nguồn gốc tộc người, thành phần dân cư, đặc điểm địa lý, đời sống kinh
tế, xã hội cho đến các phong tục tập quán của các tộc người nơi đây. Đây là công
trình nghiên cứu công phu về vùng đất và đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Công trình này giúp tác giả hiểu thêm về đời sống, phong tục, tập quán của các tộc
người Tây Nguyên. Từ đó, tác giả nhận thức rõ ràng hơn tác động của chính sách Dân
tộc do chính quyền Ngô Đình Diệm đề ra đối với các tộc người bản địa Tây Nguyên.

3


Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên, Những chặng đường lịch sử - văn hóa,
viện Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nội dung cuốn sách đề cập đến lịch sử và văn
hóa vùng đất Tây Nguyên qua các chặng đường lịch sử từ trước công nguyên tới sau
năm 1975. Trong đó tác giả dành riêng một chương để nói tổng quan về địa lý và dân
cư vùng Tây Nguyên.
Tác giả Nguyễn Duy Thụy (1/2010), “Mấy nét về chính sách kinh tế, xã hội của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Đắk Lắk trước ngày giải phóng ”, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử. Tác giả tập trung nghiên cứu về chính sách của chính quyền Sài gòn đối với
tỉnh Đăk Lăk (Buôn Mê Thuột) – là tỉnh trọng điểm kinh tế của Tây Nguyên. Trong
đó, Nguyễn Duy Thụy trong việc phân tích chính sách về kinh tế, đặc biệt lưu tâm
đến: Chính sách “Dinh điền”, “Đồn điền”, “Chương trình kiến điền Thượng”... Đối
với chính sách về xã hội, Nguyễn Duy Thụy khẳng định, Chính quyền Mỹ - Diệm
không những đàn áp dã man những người cộng sản, đánh phá phong trào đấu tranh
của quần chúng, ra sức thủ tiêu quyền tự do dân chủ, chia rẽ tôn giáo mà còn tiến
hành nhiều biện pháp mua chuộc tầng lớp trên, trí thức, binh lính, thành lập tổ chức
chính trị phản động mang màu sắc dân tộc gọi là “tự trị Mỹ”, “lực lượng đặc biệt
người Thượng ”, “FULRO” (Front unifié de Lutte du Racé Oppimées - Mặt trận
Thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức).
Tác giả Nguyễn Văn Tiệp (2013), “Mấy nhận xét về chính sách Dân tộc đối với
các dân tộc thiểu số Tây Nguyên của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng
thống Ngô Đình Diệm (1954- 1963)”, Tạp chí Science & Technology Development,
Vol 16, No.X1- 2013. Trong bài viết này, tác giả đã nêu được bối cảnh lịch sử, trình
bày một cách khái quát các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dưới

thời Ngô Đình Diệm đối với đồng bào các dân tộc thiếu số ở Tây Nguyên, cũng như
đã có đánh giá về các chính sách đó. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, tác giả
chưa thể cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về vùng đất và con người Tây
Nguyên. Trong phần trình bày các chính sách, tác giả cũng chỉ nêu tên các chính sách
và có một số nhận xét, chứ chưa đi sâu phân tích, cũng như chưa đưa ra được các sự
kiện lịch sử địa phương để minh chứng cho các đánh giá của mình. Tuy nhiên, tác giả
chưa đề ra bất kì kiến nghị cũng như góp ý nào để góp phần hoàn thiện chính sách
Dân tộc đương thời.

4


Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam, Lê Thị Hải Hiền, Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh, năm 2014. Nội dung công trình luận văn thạc sĩ này đề cập đến
lịch sử hình thành của vùng đất Tây Nguyên từ thế kỉ XV – XIX. Công trình đã tập
trung làm rõ nguồn gốc hình thành của Tây Nguyên và khái quát những nét đặc trưng
nhất của vùng đất Thủy Xá, Hỏa xá về phương diện lịch sử, văn hóa trong thời kỳ
phong kiến Đại Việt. Công trình này giúp tác giả có thêm căn cứ để xác minh nguồn
gốc của các tộc người Tây Nguyên, cũng như quá trình ra đời của vùng đất Tây
Nguyên trong lịch sử. Tuy nhiên, hạn chế của công trình này là chỉ tập trung làm rõ
phần lịch sử hình thành chứ chưa đề cập làm sáng tỏ vấn đề kinh tế - văn hóa và đời
sống xã hội của nhân dân vùng đất Thủy Xá, Hỏa xá xưa.
Năm 2017, tác giả cùng nhóm của mình đã thực hiện công trình nghiên cứu
khoa học sinh viên “Vùng đất Tây Nguyên dưới thời Nguyễn 1802 -1858”. Công
trình này đã khái quát được bức tranh khá hoàn chỉnh về diện mạo vùng đất và các
tộc người Tây Nguyên dưới thời Nguyễn. Kế thừa công trình trên, tác giả đưa vào
chương I của khóa luận “Chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
đối với các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963)” những hiểu biết về điều
kiện tự nhiên, lịch sử hình thành, cũng như vài nét về kinh tế - văn hóa – xã hội Tây
Nguyên; chính sách Dân tộc của triều Nguyễn đối với vùng đất Tây Nguyên.

Ngoài ra, còn có một số công trình, bài báo khoa học hay bài nghiên cứu khác
cũng có phần nào đề cập đến vấn đề các chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích khái quát các chính sách Dân tộc của chính
quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã thực hiện hòng kiểm soát và khai thác nguồn lợi từ vùng
đất Tây Nguyên. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu để làm rõ về nguyên nhân, bối
cảnh và hệ quả do chính sách Dân tộc của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Gòn đề ra; từ đó
rút ra đánh giá, nhận xét về các chính sách đó.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5


Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu khái quát về các tộc người Tây Nguyên, về nguồn gốc và địa vực cư trú,
cũng như vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của họ; Nghiên cứu hoàn
cảnh ra đời, nội dung cụ thể, cũng như tác động của chính sách Dân tộc của chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các chính sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đối với
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: vùng đất Tây Nguyên.
- Về thời gian: từ 1954 – 1963.
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
đứng trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp lịch sử:
+ Trình bày những chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo một trình tự thời gian và không
gian cụ thể.
+ Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các tài liệu, văn kiện
lịch sử;
- Phương pháp Logic: Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau
và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất
của sự kiện lịch sử.
- Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa
học, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, địa lý

6


học… để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lịch sử và văn hóa của tộc người Tây Nguyên thời
Nguyễn.
6. Đóng góp của công trình
Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần bồi lấp một mảng trống vắng trong lịch sử
dân tộc, vì từ trước đến nay có rất nhiều những công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề Tây Nguyên nhưng chủ yếu là nghiên cứu trên phương diện dân tộc học, nhân
học...mà chưa có nhiều công trình sử học nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài cũng sẽ
cho ta thấy vị thế của Tây Nguyên trên bàn cờ chính trị - quân sự tại Việt Nam thời
điểm 1954 -1963 và các chính sách họ dùng để cai trị Tây Nguyên, là tài liệu có ích
đối với những người quan tâm đến đề tài hoặc những lĩnh vực riêng mà đề tài đã đề
cập và nghiên cứu. Đặc biệt là đối với sinh viên khoa Lịch Sử và giáo viên lịch sử ở
các trường phổ thông có thêm tài liệu học tập và giảng dạy cho bài giảng thêm sinh
động khi nhắc đến các tộc người thiểu số trong lịch sử Việt Nam.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục khóa luận
có ba chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách Dân tộc dưới thời Việt Nam Cộng Hòa
ở Tây Nguyên (1954 – 1963)
Chương 2: Chính sách Dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối với
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (1954 – 1963)

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH DÂN TỘC DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở TÂY NGUYÊN (1954 – 1963)
1.1. Tổng quan về vùng đất Tây Nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tây Nguyên là vùng cao nguyên ở giữa vĩ tuyến 11°B và 15°30’B, bao trùm trên
450 cây số từ Bắc xuống Nam ( gần ¼ nước Việt Nam) và lan rộng từ Tây sang Đông
khoảng 150 cây số [43, tr.3]; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam
giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào)
và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng
diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 53.471 km² [5, tr.11].
Vùng núi Tây Nguyên với dãy Trường Sơn chạy dọc xương sống, là hệ núi chủ
đạo cho toàn bộ khu vực. Do đó có sự phân chia địa hình, khí hậu giữa sườn Đông và
sườn Tây rất rõ rệt. Vùng núi Tây Nguyên rất giàu có về hệ động thực vật với sự đa
dạng về giống loài, nguồn tài nguyên rừng phong phú, nguồn khoáng sản giàu có.
Điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài cây công nghiệp, lâm
sản có giá trị về kinh tế, y học, môi trường.
Địa hình vùng Tây Nguyên đa dạng hơn các vùng khác. Đó là các dãy cao

nguyên có độ cao thấp khác nhau liền kề nhau như: Cao nguyên Kon Tum cao
khoảng 500m, cao nguyên Kon Plong, cao nguyên Kon Hà Nừng, P leiku cao
khoảng 800m, cao nguyên M’Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột
cao khoảng 500m, cao ngu yên Mơ Nông cao khoảng 800 - 1000m, cao nguyên
Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di linh cao khoảng 900 - 1000m.
Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và
khối núi cao.
Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu
vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia
Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng các tỉnh Đắk Lắk, Đăk
Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với Lâm Đồng), Trung Tây Nguyên với độ cao
8


thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng Bắc, Nam. Nằm trong vùng nhiệt
đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến
hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai
tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên
cao 400 - 500m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên
1000m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa
cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng
4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4 đến
cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các
loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24oC; lượng ánh sáng dồi dào,
cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240-250 kcal/cm2.
Số giờ nắng trung bình 2.200 - 2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và
đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15 – 200C, mùa mưa biên độ từ 10 – 15oC). Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900 - 2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa
mưa. Nói chung, vì chịu ảnh hưởng luân chuyển của gió mùa, nên phần lớn đất đai

cao nguyên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới.
Về phần tài nguyên thiên nhiên, một trong những tài nguyên lớn được thiên
nhiên ưu đãi cho Tây Nguyên, đó là tài nguyên đất. Toàn vùng có diện tích tự
nhiên là 13.085km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số
nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Tây Nguyên có 1,8 triệu ha đất đỏ
bazan (chiếm 33,08% diện tích toàn vùng) tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đăk
Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng rất thuận lợi cho việc phát triển cây công
nghiệp; có 91.000ha đất phù sa, 52.000ha đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho việc
phát triển chăn nuôi đại gia súc. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì
khá cao (pH/H20 từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá) [25]. Sự đồng nhất
cao giữa phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất.Tây
Nguyên là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Thượng sông Xê Xan, thượng sông
Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét
khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn
nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét. Cùng với hàng trăm hồ chứa nước và 833
con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đăk Lăk một mạng lưới sông, hồ khá dày
9


đặc. Ngoài ra, có các nguồn nước ngầm, tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan
và trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Nước lỗ hỏng và nước khe
nứt. Tây Nguyên là vùng đất giàu tài nguyên rừng. Ở Cao Nguyên, rừng chiếm 4/5
đất đai, nhưng phần lớn không thuộc loại rừng nguyên thủy nên hiếm cây cổ thụ. Hơn
nữa, dân Thượng lại hay đốt rừng làm rẫy, khi đất hết màu họ dời sang vùng đất khác
để đốt nữa, cho nên rừng ít gỗ to và quý. Những cây lớn nhất không mấy khi cao quá
30 thước. Rừng ở Tây Nguyên phong phú, đa dạng bao gồm rừng rậm, rừng thưa,
rừng toàn một loại cây, rừng cỏ lau.
Tây Nguyên có tiềm năng lớn về rừng, nhưng về khoáng sản thì lại khá nghèo
nàn về chủng loại. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ
tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon

Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm
nghiệp của vùng. Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon
Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê Gia Lai và Bản Đôn - Đắk Lắk, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua,
làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắk Lắk.
Tóm lại, Tây Nguyên là vùng đất “Quan hà bách nhị do thiên thiết”, có thể hiểu
là nơi địa hình hiểm yếu, một người địch được 200 người [3]. Với địa hình rừng núi
hoang vu, hiểm trở đó, Tây Nguyên đặc biệt phù hợp với lối đánh truyền thống của
dân tộc Việt – chiến tranh du kích. Trong khi đó, địch lại gặp nhiều khó khăc trở ngại
trong việc thiết lập các cơ sở quân sự, bày bố trận địa ở đây. Lại nằm ở vị trí chiến
lược trọng yếu – “nóc nhà của Đông Dương”, Tây Nguyên có khả năng khống chế cả
một vùng rộng lớn – miền Trung Việt Nam, Hạ Lào, Bắc Campuchia. Chưa kể, Tây
Nguyên còn là nơi sinh sống của khoảng 20 sắc tộc thiểu số và có tài nguyên thiên
nhiên dồi dào. Các sắc tộc thiểu số nơi đây dù chưa từng học qua con chữ, chưa từng
được đào tạo qua trường lớp hay huấn luyện về quân sự. Nhưng họ là những người
dũng cảm, nắm rõ từng lối mòn miền sơn cước, lại rất anh dũng thiện chiến. Thực tế
lịch sử đã chứng minh điều đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những người con
Tây Nguyên đã hăng hái xung phong tham gia trong các phong trào kháng chiến
chống Pháp, lập nhiều công trạng và được vinh danh là anh hùng, dũng sĩ diệt Pháp
được ghi danh trong lịch sử dân tộc như Y Jut H'Wing (gọi ngắn gọn là Y Jút), Jhao
( tên thật Y Yên), N’Trang Gưh (tên là Gưh, họ H`Đơt), vua Lửa Ôi Ất, N’Trang
10


Lơng,…
Đặt Tây Nguyên lên cán cân chính trị - quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã
khẳng định “Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương” [32].
Đối với ta, Tây Nguyên chính là quân pháo (炮) trên bàn cờ chiến cuộc với Mỹ. Đại
Tướng Võ Nguyên Giáp sau này có nhận định, “Tây Nguyên là một địa bàn chiến
lược vô cùng quan trọng. Đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta, Tây
Nguyên không chỉ là căn cứ địa, mà sẽ là bàn đạp, là nơi phát động những chiến dịch

tiến công lớn của các binh đoàn chủ lực để tạo ra những đột biến có tính chất bước
ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược” [39]. Nếu làm chủ được Tây
Nguyên, ta sẽ dễ dàng tiến xuống làm chủ dải đồng bằng hẹp ven biển Nam Trung
bộ, hình thành thế chia cắt chiến lược, khiến hai đầu không ứng cứu được cho nhau.
Còn với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm coi Tây Nguyên là quân
tượng (像) trên bàn cờ chiến cuộc với quân Giải phóng miền Bắc Việt Nam, giữ được
Tây Nguyên là then chốt để phòng thủ Nam Trung Bộ và đầu não chính quyền ở Sài
Gòn. Đồng thời, chúng có thể khai thác nguồn lợi dồi dào từ Tây Nguyên. Nguyễn
Văn Thiệu từng tuyên bố: ((khối người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 1,5%, nếu được
tổ chức, hướng dẫn sẽ biến thành một lực lượng hùng hậu. Cho nên, chúng ta không
lãng quên, bằng mọi cách phải nắm lấy Tây Nguyên, để động viên đồng bào Thượng
góp phần vào công cuộc chống cộng)) [53, tr.410].
1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành của vùng đất Tây Nguyên
Đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về Tây Nguyên đều đồng tình với quan
điểm cho rằng cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguồn gốc từ tộc
người Mélanésien và Indonésie. Những nhóm người này sống phân tán ở những vùng
có khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sống khác nhau, nên mỗi một nhóm người hình
thành nét đặc trưng riêng về tính tình, ngôn ngữ, bản sắc, phong tục. Hơn nữa, do sự
cách trở của núi rừng rộng lớn, lại ít có sự giao lưu giữa các tộc người, khiến họ chỉ
sinh sống quanh quẩn trong các khu tự trị của mình.
Cũng vì thế, từ cuối thế kỉ XV cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, Tây Nguyên không
có một lực lượng quân đội chính quy, hay công trình phòng ngự quân sự nào để chống
sự tấn công từ bên ngoài. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, đồng bào miền
Thượng luôn luôn chịu sự tấn công, bành trướng của các nước láng giềng. Trong cuốn
11


Cao nguyên Miền thượng có nêu: “Các đời vua sau nước Lâm Ấp tiếp tục đàn áp các
bộ lạc Thượng, chiếm cứ đất đai của họ, nhất là đời vua Phạm Văn và liên tiếp đưa
quân ra Bắc đánh phá”. Nhiều trận đánh nhau dữ dội giữa dân tộc Mạ với Phù Nam,

tộc người Gia-Rai, Ê đê với Lâm Ấp nhằm giành đất đai sinh sống buộc họ phải di
cư lên vùng cao nguyên ẩn náu. Dù vậy, cuộc sống của họ không yên ổn, nhà nước
Lâm Ấp, Phù Nam luôn tổ chức các đợt tấn công lên vùng cao nguyên cướp nô lệ,
của cải, sản vật quý.
Tuy nhiên ở giữa hai vùng do Phù Nam và Lâm Ấp chiếm cứ còn có những khu
vực riêng biệt, độc lập của các bộ tộc sơ khai. “Do địa hình hiểm trở và phòng thủ
nên sự xâm nhập của hai nước này vào khu vực này rất khó khăn. Những vùng này
gọi là vùng “giang sơn người Mạ” và vùng ảnh hưởng của Vua Lửa, Vua Nước” [1,
tr.86]. Có lẽ, sau nhiều thế kỉ sống dưới quyền cai trị của Lâm Ấp, Phù Nam, người
Mạ đã rút khỏi đồng bằng sông Cửu Long lên sinh sống ẩn náu vùng Cao nguyên và
lập ra giang sơn riêng – Giang sơn người Mạ gồm vùng Đồng Nai thượng, Đồng Nai
trung và Cao nguyên Di Linh.
Ngoài việc tranh giành đất đai của các bộ tộc miền Thượng, Chân Lạp và Chiêm
Thành thường xuyên nổ ra các cuộc đấu tranh, đụng độ lẫn nhau. “Năm 1149, vua
Chàm Harivarman tiến đánh Chân lạp, thừa thắng tiến đánh các bộ lạc Thượng và
chiếm miền Cao nguyên. Năm 1150, được coi là niên hiệu quan trọng trong các bộ
lạc ở cao nguyên, đánh dấu sự chiếm đóng của người Chàm trong vòng 300 năm”
[2, tr.89]. Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đi đánh Đại Việt. Năm 1471,
đích thân vua Lê Thánh Tông đem quân đi dẹp, quân Chiêm bại trận, phá được thành
Chà Bàn, Trà Toàn bị bắt sống, sát nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại
Việt. Hai phần Champa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ
thuần phục Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng
Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm
Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương
tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên
ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn
vương. Nam Bàn được coi là lãnh thổ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pơtao Pui (vua
Lửa) và Pơtao Ia (vua Nước). Sau đó, người Việt đã Hán Việt hóa các chức danh này
thành Hỏa Xá và Thủy Xá. Theo Mộc bản triều Nguyễn, sách Đại Nam thực lục chính
12



biên đệ tam kỷ, quyển 5, mặt khắc 11 thì vị trí địa lý của hai nước Thủy Xá và Hỏa
Xá được chép lại như sau: “Nước Thủy Xá, phía tây giáp nước Hỏa Xá. Phía đông
giáp đồn Phúc Sơn thuộc tỉnh hạt Phú Yên và giáp thuế man ở Thạch Thành. Phía
Bắc giáp hoang man ở Bình Định”. Còn đất Hỏa Xá: “Phía nam và phía Bắc đều
giáp Lạc man. Giao giới của Thủy Xá và Hỏa Xá là hai quả núi đứng cao, địa thế
như nóc nhà”. Hằng năm, cả hai nước Thủy xá và Hỏa xá đều cống nạp các sản vật
cho triều đình Đại Việt.
“Sau khi chiến thắng Chiêm Thành, triều đình nhà Lê lo cải tổ hành chính và
đặt quan lại đối với những vùng đất chiếm được. Còn vùng Cao nguyên chỉ ấn định
một đường biên giới không cho người Thượng xuống đồng bằng”. [1, tr.90] Nhưng
các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn thường xuống đồng bằng cướp phá trong
những năm đói kém gọi là “loạn Đá Vách”. Đại Việt cử Bùi Tá Hãn và sau này là
Nguyễn Cư Trinh đề ra các chính sách trấn an sự cướp bóc lương thực ở đồng bằng
của người Đá Vách. Nhờ vậy, tình hình tràn xuống cướp bóc của người Đá Vách
không còn.
Từ một vùng đất với sự tự trị của các bộ tộc, bộ lạc, các tiểu vương quốc của
người Giarai, Êđê dần đã trở thành nơi xâm chiếm của các nước Lâm Ấp, Chiêm
Thành và sau này được đặt dưới sự bảo hộ của Đại Việt. Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng
xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn
lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây
Nguyên. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa
Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo
ở đây.
Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn
thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều đồng bào
thuộc các tộc người thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội
tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân
Kỷ Dậu (1789). Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ

chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thuở ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này
của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Bana của Nguyễn Nhạc. Đồng bào dân tộc
thiểu số Tây Nguyên đã có công giúp đỡ, che chở triều Tây Sơn trong công cuộc phù
Lê, diệt Trịnh, chống Thanh, đánh Nguyễn. Sau này, khi nhà Tây Sơn sụp đổ, sự truy
13


lùng, giết hại tàn bạo của nhà Nguyễn khiến cho con cháu nhà Tây Sơn chạy đi ẩn
náu khắp nơi, chạy lên vùng núi cao nguyên. Tại đây, một lần nữa, các tộc người
thiểu số Tây Nguyên lại che chở, giúp đỡ, quý mến và bảo vệ con cháu nhà Tây Sơn.
Nhìn chung, vùng đất Tây Nguyên trước thời Pháp thuộc vốn là vùng đất tự trị
của các dân tộc thiểu số, chỉ có một số ít tiểu vương quốc sơ khai của người Giarai,
Êđê... Vùng đất Tây Nguyên luôn bị các nước xung quanh lấn chiếm, cướp đất, cướp
bóc và dần dần trở thành sự bảo hộ lần lượt của Lâm Ấp rồi Đại Việt. Tuy nhiên, vì
vùng đất rộng lớn, địa bàn hiểm trở, cho nên sự quản lí của nhà nước Đại Việt đối với
Tây Nguyên còn khá lỏng lẻo và chưa được quan tâm nhiều như vùng đồng bằng.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta tại Đà Nẵng.
Đến ngày 6/6/1884, triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Patenotre đánh dấu sự mở
đầu thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc – thời Pháp thuộc. Từ 1859 đến 1867, sau khi
làm chủ Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu tổ chức những cuộc thám hiểm quy mô trên
vùng đất này. Nhưng trước đó, ngay từ thời Nguyễn, các nhà truyền giáo đã đi tiên
phong lên Tây Nguyên. Năm 1895, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định sáp nhập
Tây Nguyên vào lãnh thổ hành chánh Đông Dương nhưng vẫn để các tộc người thiểu
số Tây Nguyên sinh hoạt theo văn hóa truyền thống của họ. Chỉ từ sau Chiến tranh
Thế giới lần thứ 2 (1945), Tây Nguyên trở thành khu vực quân sự chiến lược giữa
quân đội Pháp và phong trào Việt Minh. Với luận điệu bảo đảm an ninh trật tự trên
vùng đất này, ngày 27/05/1946 chính quyền thuộc địa Pháp thành lập một lãnh thổ tự
trị dành cho người Tây Nguyên, gọi là “Pays Montagnard du Sud Indochinois” (Xứ
Thượng Miền Nam Đông Dương), viết tắt là PMSI, đặt dưới quyền cai trị trực tiếp
của người Pháp, biệt lập với người Kinh ở đồng bằng.

“Tây Nguyên lúc này được hưởng một quy chế đặc biệt - có nền hành chính
riêng, những tòa án phong tục riêng và chương trình giáo dục riêng dành cho người
thiểu số. Chính quyền Thực dân tuyển chọn và đào tạo những thanh thiếu niên thuộc
các gia đình vọng tộc người Tây Nguyên và Chăm vào Collège Sabatier (trường trung
học cấp hai) ở Buôn Ma Thuột và Lycée Yersin (trường trung học cấp ba) ở Đà Lạt,
một số khác được tuyển vào các đơn vị quân sự địa phương” [54]. Mục đích của
người Pháp trước hết là nâng cao trình độ dân trí của người thiểu số để sau đó giúp
họ quản trị vùng đất này. Ngoài ra, từ 1923 đến 1938, người Pháp cũng đã đầu tư rất

14


nhiều vào những dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhằm củng cố sự cai trị và khai thác
tài nguyên trên Tây Nguyên.
Lo sợ Tây Nguyên bị sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ, vua Bảo Đại yêu cầu chính
quyền thuộc địa Pháp thừa nhận chủ quyền của triều đình Huế trên vùng đất này và
đã được chấp nhận. Ngày 21/05/1951, Tây Nguyên được Pháp nhìn nhận trực thuộc
Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne), do Bảo Đại lãnh đạo, nhưng
được hưởng một quy chế đặc biệt : không ai có quyền sang nhượng lãnh thổ này cho
một quốc gia khác nếu không có sự đồng ý của nhà vua và cộng đồng người Tây
Nguyên được xác nhận không phải là người Kinh (non-annamites) [54]. Hoàng Triều
Cương Thổ trên danh nghĩa là một lãnh địa tự trị, trong thực tế mọi quyền quyết định
đều do người Pháp chủ động. Nói cách khác, Tây Nguyên là một vùng tự trị trực
thuộc Pháp.
Trong quy chế mới này, để bảo đảm cho người Tây Nguyên nếp sống tự do theo
truyền thống, người Pháp hạn chế tối đa, nếu không muốn nói là cấm hẳn, mọi phong
trào di dân của người Kinh vào lãnh thổ này, trừ những nhân viên hành chánh và quân
sự được người tuyển mộ lên làm việc nhưng phải trở về đồng bằng khi hợp đồng mãn
hạn. Chính vì thế, cho tới năm 1953, chỉ có khoảng 35.000 người Kinh sinh sống trên
một khu vực chạy dài từ cao nguyên Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc đến Lâm Đồng, đa

số là quân nhân, công chức làm việc trong các cơ quan hành chánh của Pháp, một số
khác đến canh tác hoa màu để phục vụ người Pháp tại đây và chỉ tập cư quanh các thị
trấn lớn như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột.
1.2. Vài nét về kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2.1. kinh tế
Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, bộ mặt kinh tế Tây Nguyên cơ bản đã
có nhiều thay đổi. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, vùng đất Tây Nguyên bị bòn
rút cả về nhân lực và vật lực. Một mặt, thực dân Pháp ra sức khai thác nguồn lợi trù
phú vốn có của núi rừng Tây Nguyên. Mặt khác, chúng cũng không bỏ qua nguồn
nhân công dồi dào nơi đây. Người dân Tây Nguyên phải sống trong cảnh nghèo đói,
thiếu thốn, bị buộc phải làm việc trong các đồn điền Pháp với những đồng lương ít
ỏi. Song nhìn về một khía cạnh khác, chúng ta cũng phải công nhận rằng dưới sự cai
trị của thực dân Pháp, phương thức kinh tế tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào Tây
15


Nguyên tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế của các tộc người
nơi đây.
Nông nghiệp là ngành có chuyển biến lớn nhất. Tây Nguyên được biết đến là
một vùng đất khu biệt và chỉ mới được biết đến trong lịch sử Việt Nam kể từ sau sự
kiện vua Lê Thánh Tông đánh bại Chiêm Thành năm 1471, phong cho vua nước Nam
Bàn (tên gọi của vùng đất Tây Nguyên lúc bấy giờ) là Nam Bàn Vương. Các tộc
người Tây Nguyên vốn sống trong một nền kinh tế tự cấp tự túc, canh tác nương rẫy,
tra hạt, chọc lỗ. Phương thức canh tác lạc hậu, phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, mang
màu sắc tâm linh huyền bí. Nông cụ thì đơn sơ gồm có con dao phát rẫy, chiếc gậy
chọc lỗ, ống đựng hạt giống và cái gùi. Cây trồng là các lúa rẫy, các loại ngũ cốc,
bầu, bí,…Họ không biết sử dụng trâu để cày bừa, dùng phân bón trong trồng trọt.
Đến nửa đầu thế kỉ XX thế kỷ XX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp gần
một thế kỷ, nền kinh tế của các tộc người Tây Nguyên đã có những chuyển biến mới.
Nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã

manh nha hình thành ở Tây Nguyên. Kinh tế đồn điền đưa đến việc hình thành ở đây
một lực lượng công nhân nông nghiệp. Họ có thể là những người đồng bào thiểu số
xin vào làm trong các đồn điền, gắn liền với nền sản xuất tư bản hoặc ký hợp đồng
làm theo mùa vụ, bán sức lao động để lấy lương. Làm việc trong các đồn điền, các
công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được tiếp cận với những tiến
bộ khoa học – kĩ thuật mà Pháp ứng dụng vào canh tác trong đồn điền. Trước hết là
giống mới, thực dân Pháp ưu tiên trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trong
đồn điền như cà phê, cao su, hồ tiêu và một số giống cây như ngô, đậu tương,…Trong
quá trình thâm canh, thực dân Pháp đã đưa vào các đồn điền trên Tây Nguyên các
loại phân bón, thuốc trừ sâu, một số loại máy móc và công cụ lao động mới. Được
tiếp cận với những thành tựu mới trong nông nghiệp và thấy được hiệu quả của chúng,
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng đã áp dụng một số phương pháp mới vào
canh tác. Bên cạnh các đồn điền của Pháp, một số công nhân sau khi hết hạn hợp
đồng với đồn điền Pháp hoặc số ít tay sai của Pháp có gốc là tộc người bản địa Tây
Nguyên cũng học hỏi Pháp trồng các vườn cà phê, cao su. Họ cũng đã biết dùng sức
kéo, dùng phân chuồng để bón cho cây trồng.
Về cơ bản, chăn nuôi của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn theo
lối truyền thống. Đối với đại gia súc (trâu, bò, dê), họ nuôi theo hình thức thả rông.
16


Họ buộc vào cổ con vật một chiếc lục lạc bằng tre có khắc kí hiệu riêng làm dấu rồi
thả con vật sống tự do trong rừng gần nhà, chỉ khi cần họ mới vào rừng tìm về. Còn
với lợn và gia cầm thì được nuôi theo hình thức bán thả rông. Tức là, họ sẽ thả con
vật đi ăn vào sáng sớm, chiều sẽ lùa vào chuồng trại riêng nằm cách xa nhà đối với
tộc người Bana hoặc nhốt ngay dưới sàn nhà sàn (kiểu nhà truyền thống của đồng bào
các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng, của các dân tộc ít người Việt Nam nói
chung) đối với hầu hết các tộc người còn lại ở Tây Nguyên. Với hình thức chăn nuôi
đơn giản như vậy, các tộc người Tây Nguyên gần như không cho vật nuôi ăn, cũng
không mất công chăm sóc. Nhưng cũng vì vậy mà năng suất chăn nuôi của họ rất

thấp, đồng thời cũng có rủi ro bị thú rừng ăn thịt, gia súc đi quá xa nên không tìm
được, thậm chí là bị người của buôn làng khác bắt mất. Sản phẩm có được từ chăn
nuôi không được dùng để phục vụ cuộc sống thường nhật, mà chỉ dùng để đãi khách
quý, cúng tế thần linh trong các lễ nghi. Đặc biệt, một số tộc người Tây Nguyên nổi
tiếng với nghề thuần dưỡng voi như Ê – đê, M’nông ở bản Đôn – Easup. Voi rừng
săn bắt được, họ dùng làm voi mồi, voi săn, để vận chuyển hàng hóa, để kéo gỗ, để
đi lại,… Đôi khi họ cũng bán voi, hoặc cưa lấy ngà dùng làm nguyên liệu chế tác đồ
trang sức quý. Họ huấn luyện voi rừng làm chiến tượng trong các cuộc chiến tranh
bộ lạc, thị tộc,… Trong sản xuất, voi được họ dùng để phá rừng, nhổ cây lớn ở nơi
làm rẫy.
Bao bọc bởi bốn bề là núi cao, địa hình hiểm hóc, Tây Nguyên từ lâu vẫn khá
biệt lập với bên ngoài. Thêm vào đó, các sắc tộc Tây Nguyên vẫn duy trì lối sống tự
cấp tự túc nên việc trao đổi mua bán gần như không tồn tại. Thỉnh thoảng nếu họ
muốn trao đổi vật phẩm với nhau thì chỉ áp dụng một hình thức trao đổi duy nhất là
vật đổi vật. Tuy nhiên, thực dân Pháp do nhu cầu phục vụ chiến tranh và sự phát triển
của bộ máy chính quyền, các đô thị, các trung tâm hành chính cũng phát triển theo
với tốc độ cao, được mở rộng nhanh chóng, đông thời hành loạt các trung tâm mới
được xây dựng tới mọi quận huyện [53, tr.423]. Song hành cũng hệ thống hành chính,
chợ len lỏi đến các huyện xã với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhờ đó, các tộc người
Tây Nguyên có thể dễ dàng đem những mặt hàng nông – lâm – thổ sản ra chợ bán,
cũng như thuận tiện hơn trong việc mua về những mặt hàng thiết yếu cho gia đình.
Nói cách khác, phải đến thời Pháp thuộc, thương nghiệp mới thực sự phát triển và trở
thành một ngành kinh tế chính của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
17


1.2.2. Văn hóa
Tây Nguyên là vùng đất của gần 20 tộc người thiểu số. Họ phân bố thưa thớt
trên các cao nguyên của khu vực Tây Nguyên, sinh sống ở những điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng, cảnh quan môi trường khác nhau nên hình thành ở mỗi dân tộc một sắc

thái văn hóa riêng nằm trong không gian văn hóa chung, không gian văn hóa Tây
Nguyên. Về cơ bản, thực dân Pháp muốn giữ những hủ tục lạc hậu của đồng bào các
dân tộc thiểu số nơi đây để dễ bề cai trị, nên chúng thi hành chính sách bảo tồn những
phong tục, tập quán cổ truyền. Do đó, văn hóa của các tộc người thiểu số Tây Nguyên
cho đến thời Pháp thuộc gần như chẳng có gì thay đổi.
Địa hình của Tây Nguyên đa phần là đồi núi, địa hình từ mặt phẳng nghiêng cho
đến dốc núi cheo leo. Do đó, các tộc người Tây Nguyên đều sinh sống trong những
ngôi nhà sàn. Mỗi tộc người lại có riêng cho mình một cách thiết kế nhà sàn riêng,
mang dáng dấp đặc trưng cho dân tộc mình. Nhưng chung quy lại, nhà sàn đều được
dựng trên một hệ thống cột trụ vững trãi, các chân nhà sàn có thể đều nhau hoặc cao
thấp khác nhau để phù hợp với mặt phẳng địa hình, có sàn cách mặt đất từ 1 – 2,5
mét để tránh thú giữ và mái thì lợp bằng cỏ gianh hoặc cọ. Cầu thang bắc lên nhà
thường được chạm trổ tinh vi, thì khi phần nội thất lại khá sơ xài. Gần như các sắc
tộc Tây Nguyên chẳng mảy may quan tâm đến việc trang trí nội thất như người Kinh.
Trong nhà sàn, họ đặt một bếp lửa ở trung tâm và nhiều bếp lửa nhỏ khác tùy theo số
thành viên trong gia đình. Dưới sàn nhà được họ tận dụng nuôi gia súc, gia cầm.
Phục sức của các sắc tộc Tây Nguyên cũng khá đơn giản nhưng không kém
phần độc đáo. Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên
nói chung là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc
áo, váy, bên cạnh đó được điểm xuyến thêm một số trang sức làm đẹp trên cơ thể theo
quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc. Trang phục của các tộc người Tây Nguyên
thường được tô điểm bằng những dải hoa văn chỉ màu, họa tiết hình sóng, hình thoi,
hình động – thực vật cách điệu,…Trang sức là các vòng bằng đồng, nhôm, nanh hoặc
vuốt thú, lông chim,…

18


Khác với người Kinh, các tộc người bản địa Tây Nguyên theo chế độ Mẫu hệ.
Quyền thừa kế và việc thờ cúng cha mẹ được giao cho con gái. Khi kết hôn, nhà gái

phải mang sính lễ đến nhà trai hỏi cưới và sau khi cưới người con trai sang ở rể bên
nhà gái.
Đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh
nên với họ bất kì cái gì cũng có linh hồn, cũng do đó mà hệ thống thần linh của họ rất
nhiều, đa dạng, trong đó cao nhất là Yang (ông trời). Trong việc ma chay, các tộc
người thiểu số Tây Nguyên cũng rất khác người Kinh. Họ quan niệm chết là sự giải
thoát, người sống cần mừng cho người chết. Vì vậy, đám tang không có cảnh khóc
thương, mà ta chỉ bắt gặp cảnh vui chơi, ăn uống suốt mấy ngày phát tang.
1.2.3. Xã hội
Vùng đất Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á
và một phần Nam Đảo. Trong đó, các nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á là Ba Na,
Xơ Đăng, Cơ Ho, M’Nông, Mạ, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ măm…và các nhóm người
thuộc ngữ hệ Nam Đảo là J’rai, Ê Đê, Chu ru, Raglei. Các thành phần này thường
được gọi là cư dân bản địa Tây Nguyên (12 thành phần tộc người). Các dân tộc phân
bố trải dài từ Bắc xuống Nam Tây Nguyên. Từ cuối thế kỉ XVIII, người Kinh bắt
đầu đặt chân lên Tây Nguyên với số lượng ít ỏi, phân bố thưa thớt. Tài liệu của Viện
Quốc gia thống kê chính quyền Sài Gòn cho biết dân số Tây Nguyên năm 1956 có
530.000 người. Năm 1963, mật độ dân số toàn vùng Tây Nguyên là 15 người/km2,
trong đó vùng thấp nhất là Quảng Đức (5 người/km2), cao nhất là Đà Lạt - Tuyên
Đức (26 người/km2). Thành phần dân cư chủ yếu là nông dân. Đặt dưới ách thống
trị của thực dân Pháp, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã xuất hiện
các tầng lớp mới như binh lính, công chức, người buôn bán, công nhân trong các đồn
điền…[18, tr.61-70].
Cho đến đầu thế kỷ XIX, các sắc tộc Tây Nguyên vẫn tồn tại ở hình thái xã hội
nguyên thủy chuyển dần sang xã hội có giai cấp và không đồng đều giữa các vùng.
Tiến bộ nhất có lẽ là thiết chế xã hội của người Gia – rai và Ê – đê với tên gọi Thủy
Xá, Hỏa Xá – một dạng nhà nước sơ khai. Buôn, làng là đơn vị cơ bản của xã hội.
Làng được điều hành bởi một hội đồng đặc biệt gồm một vài người cao tuổi có uy tín
gọi là già làng, đứng đầu là chủ làng. Già Làng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
19



×