Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nguồn nhân lực của nước ta trong bối cảnh hội nhập sau khi tham gia TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
--------------------

BÀI TẬP KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài:

Nguồn nhân lực của nước ta trong bối cảnh hội nhập sau
khi tham gia TPP

Giảng viên: PGS.TS.Đỗ Văn Đức
Lớp:4A.02


Lời giới thiệu
Hiệp định Kinh tế đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là
cụm từ rất nóng hổi hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức tham gia và là
một trong 12 thành viên của tổ chức phi chính phủ này.
Việc tham gia vào TPP là một bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế của
Việt Nam. Nó mang lại cho nền kinh tế non trẻ của Việt Nam nhiều cơ hội phát
triển nhưng cũng không ít thách thức lớn về nhiều mặt, trong đó vấn đề phát triển
nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.


I, Tổng quan về nguồn nhân lực
1, Nguồn nhân lực :
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp
Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng
lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và
của đất nước”.
Ngân hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây


nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất
khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Theo tổ chức lao động quốc tế thì: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn
bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động .
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực
là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người
cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển
bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là
nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi
lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí
lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên
hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc
theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về


chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề
của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động
quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao
động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm
này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao
động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc
làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi
lao động quy định nhưng đang đi học…
2, Những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực:
Lợi thế của nguồn nhân lực: là những mặt tích cực, những yếu tố vượt trội
của nguồn nhân lực so với các quốc gia khác, thể hiện khả năng cạnh tranh của
nguồn nhân lực.

Thách thức đối với nguồn nhân lực: là những mặt hạn chế, những khó khăn
đặt ra đòi hỏi nguồn nhân lực phải nâng cao để nâng cao tính cạnh tranh của mình.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất
định.
Trình độ lành nghề của người lao động thể hiện mặt chất lượng của lao
động. Nó biểu hiện sự hiểu biết về lý thuyết, kỹ thuật của sản xuất và kỹ năng lao
động để hoàn thành một công việc có trình độ nhất định thuộc một nghề nghiệp
hay một chuyên môn nào đó.
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi về số lượng chất lượng và cơ
cấu để đáp ứng tốt hơn cho nền kinh tế.
Xu hướng phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi nguồn nhân lực về
lượng và chất đi lên trong một thời gian dài, tương đối ổn định.



II, Hiệp định Kinh tế Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
1, Hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương là gì?
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Partnership
Agreement – TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập
một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á
Thái Bình Dương.
Hiệp định có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (còn gọi là Hiệp định P4 có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 quốc gia:
Singapore, Chile, New Zealand và Brunei). Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác
Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được Bộ trưởng Thương
mại của 12 nước thành viên (bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Malaysia, New Zealand,
Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Canada, Mexico và Nhật Bản) thông
qua.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa,

dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất
nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực
phẩm, hay an toàn lao động… Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia
này, thông qua các biện pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số
trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng
hóa và dịch vụ. Cùng với tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên.
2, Vấn đề lao động trong điều khoản của TPP
Chương về lao động là hoàn toàn mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn
đối với nhiều đối tác đàm phán TPP. Bởi vấn đề lao động là vấn đề phi thương mại,
hầu như chưa từng xuất hiện trong các đàm phán thương mại trước đây (bao gồm


cả Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO và các hiệp định thương mại tự do thế hệ
trước). Đàm phán về lao động trong TPP tập trung vào các cam kết liên quan tới
các quyền lao động cơ bản (hầu hết đã có trong các Công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế - ILO) nhưng lại đặt ra những thách thức lớn cho hầu hết các nước
tham gia đàm phán TPP (nhiều nước trong số này chưa phải thành viên các Công
ước liên quan của ILO).


III, Thực trạng, cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam sau khi
tham gia TPP.
1, Thực trạng của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016
ước tính là 54,4 triệu người, tăng 761,8 nghìn người so với cùng thời điểm năm
2015, bao gồm: Lao động nam 28,2 triệu người, chiếm 51,8%; lao động nữ 26,2
triệu người, chiếm 48,2%. Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên khu vực thành thị là 17,3 triệu người, chiếm 31,7%; khu vực nông thôn là 37,1
triệu người, chiếm 68,3%. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao

động ước tính 47,8 triệu người, tăng 128,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm
trước, trong đó lao động nam 25,9 triệu người, chiếm 54,2%; lao động nữ 21,9
triệu người, chiếm 45,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực
thành thị là 15,7 triệu người, chiếm 32,8 %; khu vực nông thôn là 32,1 triệu người,
chiếm 67,2%.
Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm nay ước tính là 53,3 triệu
người, bao gồm 22,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản, chiếm 42,3% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 13,0 triệu người,
chiếm 24,4%; khu vực dịch vụ 17,8 triệu người, chiếm 33,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I/2016 ước tính là 2,23%,
trong đó khu vực thành thị là 2,96%; khu vực nông thôn là 1,87%. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là
3,96%[21](cao hơn 1,73 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong
độ tuổi), trong đó khu vực thành thị là 3,39%; khu vực nông thôn là 5,29%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) quý I ước tính là 6,47%,
trong đó khu vực thành thị là 9,51%; khu vực nông thôn là 5,35%. Tỷ lệ thất


nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý I là 1,27%, trong đó khu vực thành thị là
1,79%; khu vực nông thôn là 1,02%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm nay ước tính là
1,77%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,77%; tỷ lệ thiếu việc
làm khu vực nông thôn là 2,25% (Tỷ lệ thiếu việc làm của quý I/2015 tương ứng là
2,43%; 1,15%; 3,05%).
2, Cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam sau khi tham gia TPP
a) Cơ hội của nguồn nhân lực sau khi Việt Nam tham gia TPP
- Đòn bẩy kinh tế mà TPP đem lại cho Việt Nam là một cánh cửa lớn đối với
lao động trong nước.Theo cam kết của hiệp định, các dự án và nhà đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam sẽ tăng lên. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho lao động
trong nước được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều kinh

nghiệm từ các quốc gia có bề dày phát triển.
- Người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả
về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về hiệp
hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong nước hoặc ở các nước
thành viên TPP.
- Đồng thời, cạnh tranh trong TPP tạo áp lực buộc người lao động phải chủ
động nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề, tinh thần liên kết và cạnh
tranh việc làm gắn với các nhóm lao động đặc thù (trong đó có lao động trong khu
vực phi chính thức) và lợi ích xã hội khác nhau trong môi trường quốc tế ngày
càng cao.
- Ngoài ra khi tham gia vào TPP cũng mang lại cho nguồn nhân lực Việt
Nam cơ hội việc làm nhiều hơn như việc các tập đoàn lớn đang suy xét về việc đầu
tư vào Việt Nam, tăng áp lực cho ngành giáo dục đào tạo và tự nâng cao trình độ để
tìm kiếm cơ hội việc làm cho nguồn lao động Việt Nam đặc biệt là lao động trẻ.


-Việc cho người lao động tham gia việc thực thi chương Lao động tăng sự
bình đẳng của người lao động. Ngoài ra giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về
người lao động từ đó có những chính sách làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực và có những quyết định sử dụng nguồn nhân lực đúng người đúng chỗ.
- Khả năng cạnh tranh cao đã tạo ra cơ hội cho một số sinh viên trở thành
những “công dân toàn cầu”, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, tìm
được chỗ đứng của mình trên thị trường lao động quốc tế vốn dĩ rất khắt khe trong
các tiêu chí tuyển dụng và làm việc. Tại thị trường lao động trong nước, khá nhiều
sinh viên được tuyển dụng vào những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có môi
trường và không gian làm việc tốt, cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở mặc dù
mức lương có thể chưa được cao như mong muốn.
b/Thách thức của nguồn nhân lực sau khi Việt Nam tham gia TPP
Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, TPP đem lại cơ hội nhưng
kèm theo khá nhiều thách thức như liệu lao động trong nước đã chuẩn bị tốt cho

quá trình hội nhập. TPP được biết đến là một trong những thị trường tự do thương
mại lớn nhất thế giới, do đó sẽ có những đòi hỏi rất cao về nguồn lực lao
động.Đây là lúc chúng ta phải nhìn nhận đúng ưu điểm và yếu điểm của nguồn
nhân lực trong nước để phát huy ưu điểm và khắc phục yếu điểm cho quá trình hội
nhập này.
- Áp lực cạnh tranh cao có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do tình trạng
giảm bớt nhân công, nhất là lao động phổ thông để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng
suất lao động nhờ đổi mới kỹ thuật và quản trị, cũng như do doanh nghiệp kém sức
cạnh tranh, buộc phá sản.
- Sau khi tham gia vào TPP các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó
khăn hơn đó là việc mất sức cạnh tranh trước các đại gia sản xuất và kinh doanh
theo phương thức sản xuất công nghiệp công nghệ cao từ Mỹ, Nhật, Australia…


khi TPP có hiệu lực thì vấn đề này không chỉ xuất hiện trong những ngành lợi Việt
Nam có lợi thế như dệt may, chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số cây lương thực.
Câu chuyện đùi gà Mỹ 15000 đồng/kg rẻ hơn rau vừa qua một thông điệp có tính
cảnh báo cao về điều này. Vì vậy, cần có những kịch bản tăng cường hỗ trợ công
nghệ, đào tạo lao động, chuyển đổi cơ cấu sản xuất-kinh doanh và cả phát triển
nghề mới cho những lao động trong các khu vực này.
-Những tranh chấp giữa người lao động với các chủ sử dụng lao động khu
vực tư nhân với nước ngoài cũng có thể tăng gắn với hệ quả phá sản, tái cơ cấu
kinh tế hoặc vi phạm điều kiện hợp đồng lao động và điều kiện lao động. Tuân thủ
để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt, cũng như áp lực cạnh tranh nhằm nâng cao
các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao
động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế
tài đặt ra trong các FTA, nhất là TPP… sẽ tạo ra không ít thách thức về chi phí và
phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất
khẩu khu vực và quốc tế.
- Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong

thời kỳ “dân số vàng”. Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam khá dồi dào, nhưng
chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn
nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức… chưa tốt. Chất lượng và cơ cấu lao
động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập, có khoảng cách
khá lớn so với các nước trong khu vực. Theo kết quả khảo sát của một số quốc gia
châu Á, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trong thang điểm
10 và xếp thứ 11/12 quốc gia được khảo sát. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt
Nam cũng chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn
chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


-Hệ thống thông tin của thị trường lao động còn yếu kém. Hệ thống thông
tin bị chia cắt bởi vùng miền, khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin
chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Hệ thống chỉ tiêu về lao động và
sử dụng nguồn nhân lực chưa được hoàn thiện và thống nhất, khó sánh với quốc tế.
-Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp.Theo đánh giá của tổ chức Lao
động thế giới (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 15 lần so với
Singapore, bằng 1/5 năng suất lao động của Thái Lan và Malaysia.Đó là chưa đề
cập đến so sánh với năng suất lao động của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn
Độ,…Đây là yếu tố làm giảm khả năng hấp dẫn lao động Việt Nam trước các nhà
tuyển dụng nước ngoài, thậm chí là khía cạnh để các nhà tuyển dụng tăng tính khắt
khe trong yêu cầu đối với lao động Việt Nam.


IV) Giải pháp cho nguồn nhân lực Việt Nam sau khi tham gia vào TPP
- Nâng cao chất lượng lao động trong nước. Chuyên môn hóa các ngành
nghề, đặc biệt cần có định hướng sớm cho nguồn nhân lực nhất là nhân lực trẻ.
Đẩy mạnh phát triển các trường dạy nghề có kiến thức chuyên sâu, trình độ chuyên
môn cao phù hợp với xu thế của thế giới. Ngoài ra chúng ta có thể tăng trình độ

chất lượng của nguồn nhân lực bằng cách đẩy mạnh quan hệ với các nước trong
TPP trao đổi kinh nghiệm hay cử kỹ sư đi học để học hỏi phổ biến nhằm mục đích
tăng hiệu quả của lao động trong sản xuất. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách
khuyến khích, tạo điều kiện để khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề
cho người lao động.
- Mở rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin trong sản xuất, cung ứng đầy đủ
kịp thời và đầy đủ những thông tin về việc làm và xu thế phát triển của thế giới.
đặc biệt đưa ra những chứng chỉ quốc tế để nguồn nhân lực Việt Nam tiếp nhận và
học hỏi.
- Đối với tổ chức công đoàn để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người lao động nhận thức được
tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề;
phối hợp với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền tôn vinh người lao động, xóa
bỏ bệnh sính bằng cấp, hình thành thang giá trị nghề nghiệp trong xã hội. Các cấp
công đoàn phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp xây dựng chiến lược phát
triển, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động cấp mình.
- Cần tăng cường hệ thống các công cụ điều tiết thị trường lao động bằng
cách hoàn thiện công cụ pháp luật bảo vệ người lao động như: Về việc làm, dịch
chuyển lao động, đóng và hưởng BHXH, tăng cường công tác giáo dục pháp
luật…; Áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế thay cho biện pháp hành chính trong
điều chỉnh quan hệ lao động.


-Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh
nghiệp, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Doanh nghiệp trực tiếp
tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề như xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề,
xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập
của người học nghề… Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ
sở dạy nghề về nhu cầu việc làm và các chế độ cho người lao động; phản hồi cho
cơ sở dạy nghề về trình độ của người lao động. Các cơ sở dạy nghề tổ chức theo

dõi, thu thập tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp; có trách nhiệm tiếp nhận
các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh
nghiệp.


Kết Luận
Phát triển nguồn nhân lực được coi là quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối
với sự thành bại trong phát triển của mỗi quốc gia.Những cơ hội và thách thức của
TPP đối với nguồn nhân lực Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam phải tự
mình nỗ lực tìm tòi để phát triển. Ngoài ra nhà nước và các doanh nghiệp cần có
những chính sách hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho nguồn nhân lực Việt Nam.
Với những đức tính của nguồn nhân lực Việt Nam như cần cù chăm chỉ thông minh
thì hy vọng rằng trong tương lai không xa không những nguồn nhân lực của nước
ta được nâng cao mà kinh tế Việt Nam phát triển lớn mạnh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------(Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục thống kê và các nguồn tham khảo trên
internet)



×