Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vật liệu xây dựng mới “gạch không nung siêu nhẹ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.79 KB, 22 trang )

Phụ Lục
1.Thực trạng sản xuất gạch ở nước ta hiện nay……………..…...2
2.Vật liệu xây dựng mới “Gạch không nung siêu nhẹ”…….…..3
2.1. Ưu nhược điểm của gạch không nung siêu nhẹ…………………..….4
2.2. Tiềm năng phát triển gạch không nung ở nước ta hiện nay…..……..7

3. Sản xuất gạch không nung siêu nhẹ………………………...…...8
3.1.Nguyênliệu…..……………………………………………………………....8
3.2. Một số máy móc thiết bị và quy trình sản xuất gạch không
nung…………………………………………………………………………….…9
3.2.1. Một số máy móc thiết bị và thông số kĩ thật……………………...….9
3. 2.2.Quy trình sản xuất gạch không nung………………………..… ….14
3.3. Thành phẩm………..………………………………………………….….15

4. Ngành sản xuất gạch không nung ở nước ta hiện nay và
chiến lược phát triển trong tương lai…………………………....…16
4.1. Tình hình của ngành hiện nay……………………………………….….16
4.2. Những khó khăn gặp phải trong tiêu thụ và sử dụng gạch không
nung…………………………………………………………………………..….17
4.3 . Cần những giải pháp đồng bộ và hiệu quả…………………….…..…18
4.4. Kết luận…………………………………………………………………….20


Đề tài: Vật liệu xây dựng mới “Gạch không nung siêu
nhẹ”

1.Thực trạng sản xuất gạch ở nước ta hiện nay.
Gạch xây là bộ phận cấu thành quan trọng của công trình xây dựng.
Hàng năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước tiêu
thụ khoảng 20- 22 tỷ viên/1 năm, chủ yếu là gạch nung thủ công chiếm tới
90%. Hội xây dựng vật liệu việt nam cho biết từ năm 2002-2009 để sản


xuất 140 tỷ viên gạch đất sét nung cần 210 triệu m3 đất sét. Với đà phát
triển này, đến năm 2020 lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu
m3, tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Sản xuất gạch nung còn tiêu
tốn một lượng lớn đất canh tác để sản xuất gạch, hàng chục ha đất nông
nghiệp bị biến thành ao hồ do lấy đất để làm gạch . Không những vậy, gạch
nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: than, củi, đặc biệt là than đá, quá
trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta chủ yếu là khí độc như: lưu
huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3), cacbon đioxit (CO2), cacbon
monoxit (CO), nitơ oxit (NOx), Ngoài ra, cũng tạo ra những hợp chất hữu
cơ độc hại khác, có khả năng gây tử vong như metan (CH4), benzen và
các hợp chất hữu cơ nhân thơm rất độc hại và có khả năng gây ung thư...
Những chất thải này không những gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường, mà con gây hại đến sức khỏe con người, còn giảm năng
suất cây trồng và vật nuôi.
Vậy đã có lời giải nào cho bài toán này? Chúng ta cùng đến với một công
nghệ sản xuất vật liệu mới!


2.Vật liệu xây dựng mới “Gạch không nung siêu nhẹ”.
Gạch không nung siêu nhẹ là gì?
-Gạch không nung siêu nhẹ ở Việt Nam được gọi là Gạch bê tông nhẹ hay
còn gọi là gạch AAC (là viết tắt của ba từ tiếng Anh là “Aerated Autoclaved
Concrete”, nghĩa là: Bê tông khí chưng áp). Là một loại gạch siêu nhẹ, kết
cấu bêtông với đa số các bọt khí nhỏ. ,... à một loại gạch mà sau nguyên
công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén,
uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt
để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của
viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn
rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.Gạch không nung thì
có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác

nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35MPa.
-Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có
thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình
kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình. Có nhiều loại
dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí... Hiện nay, gạch không nung
đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở
lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử
dụng gạch không nung, từ công trỉnh nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công
trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,...
Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower
(đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà
Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy
Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà
Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),...


2.1. Ưu nhược điểm của gạch không nung siêu nhẹ.
-Ưu điểm :
Ưu điểm chung
+ Độ cứng cao,giá thành thấp.
+ Nhẹ hơn nước, cách âm,cách nhiệt tốt.
+ Phòng hỏa, chống thấm, chống nước.
+ Kích thước chuẩn, có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu
sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây
dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị
khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất.
+ Giảm kết cấu móng, tiết kiệm vữa xây và giảm thời gian thi công.
+ Thân thiện với môi trường
=>>Có thể thay thế hoàn toàn gạch nung truyền thống.


-Nhược điểm:
.+ Khả năng chịu lực theo phương ngang yếu.
+ Không linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh.


-Ưu điểm dùng gạch không nung lát đường so với các phương pháp lát
đường hè khác:
- Cường độ chịu lực cao
- Giảm thời gian thi công. Đường, hè sau khi lát xong có thể sử dụng
được ngay lập tức
- Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do
vậy tiết kiệm vật liệu, nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác
dụng thoát nước cho mặt vỉa hè.
- Khi cần thiết có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng và kích thước đường
hoặc vỉa hè, trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng tháo dỡ các viên gạch
lát cũ để thay thế bằng các viên gạch lát mới một cách nhanh chóng
- Hình dáng hình học và màu sắc các viên gạch rất đa dạng để tăng tính
thẩm mỹ.
- Do đặc điểm của gạch block là gạch bê tông tự đông cứng nên trong quá
trình thi công không phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.


So sánh gạch nhẹ và gạch đất nung
Tỷ trọng khô ( kg/m3)

600

700


GẠCH NUNG

800

900

ƯU
ĐIỂM CỦA
GẠCH NHẸ SO VỚI
GẠCH NUNG

STT

THÔNG SỐ

1

Dùng lớp đất Ximăng,
Tro Tốt cho môi trường;
Công nghệ sản nông nghiệp, tạo bay , Cát, Nước Không ô nhiễm; Gạch
xuất
ô nhiễm môi & Phụ gia (Trộn nhẹ có thể sản xuất
trường
đều)
tại công trường

2

Tỉ trọng (kg/m3)


3

721 viên kích 125 viên kích
Số viên gạch /
Tốn ít vữa xây và rút
thước tiêu chuẩn thước
1m3
ngắn thời gian xây .
6x10,5x22 cm 10x20x40 cm

4

Số
lượng
75 viên
(viên/1m2)

1 viên gạch nhẹ = 6
viên gạch đất nung à
xây nhanh hơn gạch
đất nung

5

2,5 viên gạch tiêu
1 viên gạch tiêu 1 viên gạch nhẹ
chuẩn đã xây có
Trọng lượng (kg) chuẩn 6x10,5x22 10x20x40 cm =
trọng lượng nặng hơn
cm = 2,5 kg

6,5 kg
1viên gạch nhẹ

1800

GẠCH NHẸ

1000

600 – 900

12,5 viên

Nhẹ hơn, giảm thép
kết cấu móng đến
15%


6

Trọng lượng gạch
/
m2
tường
187,5 kg
( chưa tính vữa
xây )

7


Trọng lượng trên 260 kg
một m2 tường
xây tô ( trát ) (kg)

Gạch đất nung nặng
hơn 200 %

82 kg

110

kg

Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại vật liệu này vẫn chưa phát triển, chủ yếu vẫn
đang sử dụng gạch đất sét nung truyền thống.

2.2. Tiềm năng phát triển gạch không nung ở nước ta hiện nay.
. Ưu điểm lớn nhất của vật liệu không nung đó là không dùng đất sét để
sản xuất. Đất sét là nguồn nguyên liệu không thể tái tạo. Việc sử dụng đất
sét để sản xuất gạch nung khiến đất canh tác biến thành ao hồ, ruộng
đồng trũng sâu, ngập nước, giảm diện tích cây lương thực, đe dọa an ninh
lương thực. Theo tính toán, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét phải tiêu tốn
khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra
phải dùng tới 150.000 tấn than để đốt và thải ra khoảng 0.57 triệu tấn khí
CO2 gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2020, nhu cầu vật liệu xây của cả
nước khoảng 42 tỷ viên gạch. Nếu đáp ứng nhu cầu này bằng gạch đất sét
nung sẽ tiêu tốn từ 57 – 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 – 3.000
ha đất nông nghiệp. Đồng thời, khoảng 5,3 – 5,6 triệu tấn than bị thiêu đốt,
thải ra môi trường khoảng 17 triệu tấn khí CO2. Đây sẽ là mối đe dọa rất
lớn đến sự phát triển bền vững của ngành vật liệu xây dựng và ảnh hưởng

nghiêm trọng đến môi trường. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển của
ngành điện và luyện kim thì lượng tro, xỉ phát thải hàng năm tăng nhanh.


Dự kiến, đến năm 2020, sẽ có khoảng 45 triệu tấn tro, xỉ than thải ra môi
trường và phải cần đến khoảng 1.100 ha mặt bằng để chứa chất thải. Việc
sử dụng các loại phế thải này để sản xuất vật liệu không nung sẽ tiết kiệm
được quỹ đất lớn.
Ngoài ra ta có thể tận dụng những phế phẩm của địa phương như: rác
thải rắn trong xây dựng,,rác thải công nhiệp, rác thải nông nghiệp,….

-Ta có thể thấy với nguồn nguyên liệu vô cùng dồi dào là tiềm năng vô
cùng lớn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư dây
chuyền,máy móc,thiết bị để sản xuất gạch không nung.

3.Sản xuất gạch không nung siêu nhẹ.
3.1. Nguyên liệu.
Tùy vào nguồn nguyên liệu tại chỗ của từng địa phương ta có thể sử
dụng chúng để sản xuất gạch không nung siêu nhẹ.
Ta có thể dùng:
+ Xi măng.
+ Đất màu như đất đá, đất đồi núi bạc màu,đất đào móng ao hồ.
+ Các loại mạt đá vôi,cát, sạn, sỏi, vôi vữa.
+ Rác thải rắn trong xây dựng,
+ Than tổ ong nấu bếp,
+ Rác thải công nhiệp (không độc),tro bay, xỉ than,…


+ Rác thải nông nghiệp,vỏ trấu,mùn cưa,…
+ Kết hợp với phụ gia qua lực ép.

-Sau

khi ép tạo khuôn, viên gạch được để ra ngoài môi trường 25 - 30
ngày, trong thời gian này, phần đất trong viên gạch xảy ra phản ứng hoá
học, dần cứng hoá (hoá đá). Loại gạch này có ưu điểm: bề mặt phẳng,
kích thước đồng đều, tiết kiệm vữa, cách âm, cách nhiệt, chịu lực tốt, kém
hút nước, độ chắc độ bền cao…

3.2. Máy móc thiết bị và và quy trình sản xuất gạch không nung.
3.2.1. Một số máy móc thiết bị và thông số kĩ thuật.
THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SX GẠCH NHẸ BÊ TÔNG BỌT

THÔNG SỐ KỸ THUẬT




1. Si lô xi măng : 40 tấn hoặc 60 tấn



2. Si lô tro bay : 40 tấn hoặc 60 tấn



3. Vis tải : Ø219 – 11 kW



4. Máy trộn 500 lít – 750 lít – 1.200 lít ( tương ứng công suất : 40 – 60 – 100

m3/ca )



5. Công suất moter máy trộn : 11 kW – 12 kW – 15 kW ( tương ứng máy trộn 500
lít – 750 lít – 1.200 lít )



6. Công suất máy tạo bọt : 425 lít / phút



7. Máy nén khí 1.500 lít/phút – 7,5 kW



8. Hệ thống điều khiển : S7-200


THÔNG SỐ KỸ THUẬT


1. Trọng lượng: 450 kg – 500 kg



2. Vật liệu: CT3 hoặc SS400




3. Kích thước lòng khuôn: (80-90-100) x 200 x 400 mm



4. Số lòng khuôn 50 – 60 (viên)


THÔNG SỐ KỸ THUẬT


1. Kích thước: 700 x 1400 x 1600 mm



2. Trọng lượng: 350 kg



3. Công suất tạo bọt max: 425 lít/phút



4. Công suất điện: 2 kW




5. Điều khiển: PLC


THÔNG SỐ KỸ THUẬT


1. Công suất hệ thống thủy lực: 11 kW



2. Lực tháo khuôn max: 80 tấn



3. Kích thước 2.300 x 2.300 x 2.500 mm



4. Tổng trọng lượng: 3,8 tấn



5. Chu trình làm việc: 4 phút/khuôn



6. Hệ thống điều khiển: S7-200


THÔNG SỐ KỸ THUẬT


1. Kích thước: 1.600 x 1700 x 2.500 mm




2. Tổng trọng lượng: 2 tấn



3. Máy nén khí 1.500 lít/phút – 7,5 kW



4. Bình khí nén: 1.500 lít - @8 bar



5. Bơm dầu tháo khuôn: 15 lít /phút



6. Chu trình làm việc: 4 phút/khuôn

MÁY CHUYỂN KHUÔN TỰ HÀNH


THÔNG SỐ KỸ THUẬT


1. Kích thước: 600 x 1.400 x 1.700 mm




2. Trọng lượng: 390 kg



3. Công suất: 2,2 kW.

3. 2.2.Quy trình sản xuất gạch không nung.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu ta tiến hành
+ Đưa vật liệu cát, xi măng, tro bay,… vào máy trộn và phun chất phụ gia
tạo bọt, tạo thủy vữa bê tông.
+ Đổ hỗn hợp vữa vào khuôn.


+ Sau thời gian lâu khuôn từ 16-18 giờ. Gạch được đưa vào hệ thống tháo
khuôn tự động để tháo khối gạch ra khỏi khuôn. Mỗi khuôn chứa trên 50
viên gạch.
+ Gạch sau khi tháo khuôn được bảo dưỡng trong nilon nhờ hiệu ứng nhà
kính tạo nhiệt ẩm giúp bên trong khối sản phẩm đạt nhanh cường độ nén
tối đa.
+Trong thời gian bắt đầu đông kết phản ứng sinh khí tạo các lỗ rỗng kín
làm cho hỗn hợp bê tông trương nở, nhờ đó bêtông có khối lượng thể tích
thấp.

3.3. Thành phẩm.
- Siêu nhẹ: Sản phẩm này nhẹ hơn rất nhiều so với các loại vật liệu xây
dựng hiện tại, nó nhẹ hơn nước (tỷ trọng nhỏ hơn 1000kg/m 3). Đặc điểm
này sẽ giúp cho công trình xây dựng giảm được sức chịu tải của kết cấu
móng (giảm được khoảng 20% tải trọng ngôi nhà , giảm được 15% chi phí
thép làm kết cấu móng), đặc biệt là các công trình cao tầng, nhà chung cư,

cao ốc có nhiều tầng


- Cách nhiêt: Gạch nhẹ hấp thụ nhiệt và truyền nhiệt ít hơn gạch nung gấp
2 lần. Đây cũng là đặc điểm nổi trội so với các vật liệu hiện tại, nhất là thời
tiết nóng như ở Việt Nam.
-Cách âm: Gạch nhẹ cách âm hơn hẳn gạch đất nung đến 2 lần (trên
40dB), phù hợp cho việc xây dựng các công trình ở đô thị có mật độ công
trình cao, đặc biệt làm tường cách âm cho các phòng thu âm và quán
Karaoke, nhà hàng, khách sạn.
-Chịu nhiệt: Gạch nhẹ chịu nhiệt 1.200oC/4giờ (gạch đất nung chịu nhiệt 2
giờ)
-Độ bền cao: Gạch nhẹ có độ bền cao tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
thiết kế ứng dụng sáng tạo ra các công trình mà những loại vật liệu khác
không làm được. Theo kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm vật liệu xây
dựng, độ bền của sản phẩm này cao gấp 2 lần gạch nung thông thường.

4. Ngành sản xuất gạch không nung ở nước ta hiện
nay và chiến lược phát triển trong tương lai.
4.1. Tình hình của ngành hiện nay
Thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây đựng không nung theo
Quyết định số 567/QĐ – TTG của thủ tướng chính phủ. Trong 3 năm qua,
nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất gạch
không nung, bao gồm các sản phẩm chính: gạch xi măng cốt liệu, gạch


AAc, gạch bê tông bọt(gạch nhẹ) và tính tới thời điểm này, tổng công suất
đầu tư trong toàn lĩnh vực đạt khoảng 4,2 tỷ viên/năm ; trong đó gạch xi
gạch nhẹ chiếm khoản 28,6%.


Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn quốc đã đầu tư
khoảng hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất
khoảng 7-40 triệu viên/năm. Về gạch nhẹ hiện nay có hơn 17 cơ sỏ sản
xuất với công suất 190.000 triệu m3/năm.Giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ
đồng.

Với năng lực và công suất như hiện nay, có thể thấy nguồn cung cấp các
sản phẩm gạch không nung rất dồi dào, có đủ khả năng đáp ứng cho các
nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên,
thực tế nhu cầu sử sụng các sản phẩm gạch không nung hiện nay còn rất
hạn chế.

4.2. Những khó khăn gặp phải trong tiêu thụ và sử dụng gạch
không nung.


Thực tế thời gian qua cho thấy trong khi năng lực sản xuất gạch không
nung đạt khá cao thì việc tiêu thụ và sử dụng gạch không nung lại gặp
nhiều khó khăn, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Theo số liệu thống kê của vụ vật liệu xây dựng,Bộ trưởng bộ xây dựng.
các sản phẩm gạch xi măng cốt liệu, thị trường tiêu thụ cũng chỉ đạt 80%
lượng sản xuất.Còn với gạch nhẹ cũng rất hạn chế,đa số chỉ tiêu thụ được
50-60% sản lượng, đơn vị tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 90-95% sản lượng.
Một sô doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã phải ngừng sản xuất.
Nguyên nhân của thực trạng này đã được các bộ nhìn nhận, đó là do ảnh
hưởng từ thoái quen tiêu dùng của người dân vẫn thích sủ sụng gạch
nung đất sét có màu đỏ tươi, cũng như sản xuất gạch thủ công đơn
giản hơn, nó được coi là nghề truyền thống,cũng như người dân
chưa hiểu hết được ưu điểm và lợi ích của gạch không nung, và một
yếu tố quan trọng nữa nếu tính tổng thể cả công trình, sử dụng gạch

không nung đem lại lợi ích về kết cấu công trình nhẹ và đặc biệt là các lợi
ích về môi trường.Tuy nhiên nếu xét về phương diện kinh tế, thì chi phí xây
dựng công trình sử dụng gạch không nung cao hơn sử dụng gạch nung.
Đây chính là những trở ngại chính trong quá trình trình thực hiện chủ
trương sử dụng gạch không nung thay thế và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn
gạch nung.

4.3 .Cần những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.
Ở các nước phát triển, việc sử dụng vật liệu không nung trong xây dựng
như là điều kiện bắt buộc. Các yếu tố về môi trường, tài nguyên luôn được
coi trọng và các dự luật về nó có sức ảnh hưởng to lớn.


Ở Pháp, Anh khi đầu tư các nhà máy nhiệt điện, họ phải cam kết sử
dụngtrên 90% tro xỉ than cho sản xuất gạch, bê tông…đồng thời Chính phủ
cũng có chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất gạch không nung từ tro xỉ.
Ở Thái Lan, không cần ban hành chính sách khuyến khích khuyến khích
vật liệu xây không nung nhưng Nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng
đất đai và yếu tố về môi trường. Do đó, vật liệu nung có giá cao hơn rất
nhiều vật liệu xây không nung. Yếu tố thị trường điều tiết khiến công
nghiệp vật liệu xây không nung ở Thái Lan phát triển rất mạnh.
Hiện nay, ở Việt Nam việc sử dụng gạch không nung đang gặp một số khó
khăn, thách thức.Trước thực trạng trên có thể thấy rằng nguy cơ không
hoàn thành dược mục tiêu đến sau năm 2015, toàn bộ các công trình xây
dựng phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung đang hiện hữu. Thực tế
này , đòi hỏi các cơ quan quản lý doạnh nghiệp cần có những giải pháp
đồng bộ và hiệu quả .
-Về chính sách: Cần có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các
DN và cơ sở sản xuất đầu tư phát triển sản xuất gạch xây không nung
theo quyết định của thủ tướng chính phủ như: các chính sách ưu đãi về

thuế, đầu tư, thuê đất, vốn vay… Đặc biệt, đối với các công trình xây dựng,
cần có chính sách khuyến khích chủ đầu tư sử dụng gạch xây không nung.
Ngoài ra, cần cải tiến kĩ thuật, các quy trình kỹ thuật lien quan đén sản xuất
và sử dụng gạch xây không nung, tạo điều kiện cho các nhà tư vấn,thiết kế
đưa gạch xây không nung vào công trình. Ban hành các chỉ để thúc đẩy
việc sử dụng gạch không nung:
ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10/CT- TTg về việc
tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng
gạch đất sét nung đã nêu rõ một số nội dung yêu cầu các bộ, ngành địa
phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm;
+ Các công trình vốn ngân sách bắt buôcc phải sử dụng gạch xây không
nung. Các công trình nguồn vốn khác ưu tiên việc sử dụng gạch xây không
nung.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn các dự án nhiệt điện đầu tư công nghệ phù hợp
giảm thiểu phát thải ra môi trường góp phần giảm diện tích bãi thải, bảo vệ


môi trường; đồng thời thu hồi thu hồi tro, xỉ và thạch cao đảm bảo chất
lượng để làm nguyên liệu cho sản xuất dụng gạch xây không nung.
Thông tư số 00/2012/TT- BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng về quy
định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng yêu
cầu:
- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước theo
quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không
nungtheo lộ trình:
+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% loại vật liệu không nung
kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng
không nung kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau
năm 2015 thì phải sử dụng 100%.

- Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn,từ
nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử
dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu
xây (tính theo thể tích khối xây).

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên, chính quyền
các địa phương cần có những chế tài và biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn
chế, tiến tới dần xóa bỏ tình trạng dễ dãi, tùy tiện trong các hoạt động khai
tác và sử dụng nguyên liệu sản xuất gạch nung như hiện nay, có ngư vậy
mới tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các sản phẩm gạch
không nung.Bởi thực tế hiện nay do những nhà sản xuất gạch nung gần
như không phải trả tiền nguyên liệu đất, mặt khác nguyên liệu đốt thì lại
khai thác tùy tiện từ từng với giá rất rẻ nên giá thanhg sản phẩm gạch
nung đã tạo ra một sức ép cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm gạch
không nung.
-Về doanh nghiệp: Cần không ngừng nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và công
nghệ sản xuất. Tận dụng tối đa nguồn phế thải công nghiệp như: tro xỉ, mạt
đá,… Nâng cao năng lực cơ khí trong nước để chế tạo thiết bị sản xuất


gạch xây không nung để giảm nhập khẩu, phấn đấu đến năm 2020 không
nhập khẩu.
-Về người dân: Cần tuyên truyền cho người dân từ bỏ thói quen truyền
thống thấy rõ những tác hại cũng của sản xuất gạch nung đến môi trường
và những ưu điểm, lợi thế của sản xuất gạch không nung và lợi ích của họ
khi sử dụng loại gạch này.Nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng nước ta hiện đại, bền vững.

4.4. Kết luận
Sử dụng vật liệu gạch xây không nung siêu nhẹ thay thế gạch nung truyền

thống là xu thế hiện đại và tất yếu trong ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng. Giải pháp làm giảm phát thải vào môi trường, đồng thời có
thể tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải công nghiệp cho sản xuất như
tro xỉ than nhiệt điện , mạt đá, đất đồi… Có thể nói, công nghệ sản xuất vật
liệu gạch không nung là công nghệ sạch và tiên tiến. tuy nhiên cần có chủ
trương và các giải pháp đồng bộ trong việc thực hiện .



×