Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Những biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng ( gạch tuynel) của Công ty cổ phần Bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.24 KB, 66 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với nền sản xuất hiện đại và quá trình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, cùng
với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các nhà kinh tế đang đứng trước những thử
thách to lớn trong việc nắm bắt và thích nghi với trào lưu của thời đại. Nếu nhà kinh
doanh không nhận thức, không nắm bắt được thị trường thì họ sẽ bị bỏ lại đằng sau.
Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt tạo ra cơ hội cho bất cứ công ty nào cũng có thể
chiếm lĩnh được thị trường hay những kẽ hở của thị trường để len chân vào.
Một doanh nghiệp muốn thành công thì không những chỉ dành được một
phần thị trường mà hơn thế nữa họ phải vươn lên nằm trong nhóm doanh nghiệp
dẫn đầu trong lĩnh vực mà họ tham gia. Trong một nền kinh tế mà cạnh tranh được
coi là linh hồn của thị trường thì doanh nghiệp dẫu là giậm chân tại chỗ cũng là một
sự thụt lùi. Bởi vậy khai thác thị trường hiện có theo chiều sâu và mở rộng thị
trường theo chiều rộng được xem là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của một
doanh nghiệp kinh doanh trong nên kinh tế thị trường.
Mở rộng thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm khai thác triệt để mọi tiềm năng của thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh tăng lợi nhuận và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường.Vươn tới dẫn đầu thị trường là ước vọng của mỗi doanh nghiệp và một cũng
là một công việc hết sức khó khăn nhưng bảo toàn vị trí dẫn đầu đó lại khó khăn
hơn nhiều đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược và những biện pháp phù hợp với
điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại
Công ty CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Đồng Xuân Ninh
và các cô chú, anh chị phòng kế hoạch kinh doanh của công ty CỔ PHẦN BẠCH
ĐẰNG. Em đã chọn đề tài: “Những biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ vật
liệu xây dựng ( gạch tuynel) của CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG”.
1
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.


1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH
NGHIỆP
1. Khái niệm về thị trường
Thuật ngữ “Thị trường” đã xuất hiện khá lâu và ngày càng được sử dụng rộng
rãi với mọi người. Kể từ khi loài người biết đến trao đổi hàng hoá thì thị trường đã
xuất hiện. Theo thời gian nó dần được hoàn thiện và được tìm hiểu, nghiên cứu theo
nhiều khía cạnh khác nhau. Bởi vậy, không có một khái niệm chính xác về thị
trường mà tuỳ vào mục đích nghiên cứu ta có các cách tiếp cận khác nhau về thị
trường.
 Theo góc độ tiếp cận của kinh tế học cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra các quá
trình trao đổi mua bán, là tổng số cơ cấu cung cầu và điều kiện diễn ra tương tác
cung cầu thông qua mua bán bằng tiền tệ.
 Theo C.Mac: Hàng hoá là sản phẩm được tái sản xuất ra không phải cho người
sản xuất tiêu dùng mà để bán trên thị trường. Song không thể coi thị trường chỉ là
các cửa hàng, cái chợ ... mặc dù những nơi đó là nơi mua bán hàng hoá mà cần hiểu
rằng: Thị trường là một tổng thể nhu cầu( hoặc tập hợp nhu cầu về một loại hàng
hoá nào đó ), là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền.
 Theo L.Rendos định nghĩa: Thị trường là tổng hợp các quan hệ trao đổi giữa
người bán và người mua được thực hiện trong những điều kiện của sản xuất hàng
hoá.
2
 Theo Audiger: thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung cầu và các sản phẩm làm thoả
mãn một nhu cầu nhất định.
 Theo chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp J.U.Loren đưa ra khái niệm: thị
trường là toàn bộ môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố tác
động và các thị trường của nó.
Tóm lại, thị trường là một khái niệm rất rộng và có thể được hiểu theo nhiều
khía cạnh khác nhau. Song nói đến thị trường phải nói đến những yếu tố sau:
Một là, phải có khách hàng, không nhất thiết phải gắn với địa điểm nhất định.
Hai là, khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây chính là cơ sở

thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ.
Ba là, khách hàng phải có khả năng thanh toán.
2. Thị trường tiêu thụ và phân loại.
2.1 Khái quát về thị trường tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ hay thị trường đầu ra của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
là thị trường liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất
cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường đều có ảnh hưởng ở những mức độ
khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Đồng thời đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ còn là cơ sở
để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, kế
hoạch sản xuất kinh doanh-các công cụ điều khiển hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp mình.
2.2 Các yếu tố cấu thành nên thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
2.2.1 Tập khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tiêu
thụ được sản phẩm của mình. Điều này muốn thực hiện được phải thông qua khách
hàng. Khách hàng của doanh nghiệp có thể là đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ, những
3
người tiêu dùng cuối cùng ( hay tất cả những người mua hàng trên thị trường đều có
thể là khách hàng của doanh nghiệp). Song để họ thực sự trở thành khách hàng của
mình đòi hỏi doanh nghiệp phải thoả mãn được nhu cầu của họ hay phải tìm hiểu về
hành vi mua sắm của khách hàng.
Hành vi mua của khách hàng được thể hiện qua công thức:
Nhu cầu của khách hàng: Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định
đến việc bỏ tiền ra mua sản phẩm. Bởi vì, khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu,
khi nhu cầu này càng cao thì việc quyết định mua càng diễn ra nhanh chóng. Do
vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có biện pháp nghiên cứu thị trường như thế
nào để có cách tiếp cận gần hơn với họ để tìm hiểu và kích thích nhu cầu.
Khả năng mua: Gồm khả năng thanh toán và số lượng mà khách hàng có thể
mua. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào túi tiền khách hàng còn số lượng mà

khách hàng có thể mua phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán.
Thái độ đối với sản phẩm của doanh nghiệp: Đó là tâm lý của khách hàng khi
-->