Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÀI tập tố TỤNG dân sự tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.52 KB, 23 trang )

Anh A và chị B làm lễ cưới năm 1986 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện
nhưng không đăng ký kết hôn. Sau khi cưới, chị B về chung sống với gia
đình bốmẹ anh A tại phường P, quận H, nhưng chưa chuyển hộ khẩu về. Thời gian đầu hai.ng
ười chung sống hạnh phúc, đến năm 2000 bắt đầu phát sinh mâu thuẫn, nguyênnhân do anh A
nghi ngờ chị B có quan hệ ngoại tình. Từ năm 2002 đến nay, chị Bbỏ về sống với gia đình mẹ
tại thôn Y, huyện Đ, Hà Nội và đăng ý
tạm trú tại đây.Vợ chồng chưa có con chung. Tháng 5/2005, anh A đã làm đơn gửi đến Tòa á
nquận H với nội dung yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật giữa anh và chị B, vì anhchị không
đăng ký kết hôn và hiện chị B đang sống với người đàn ông khác.
a. Theo anh (chị) thì quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc nói trên
là quan hệ hôn nhân thực tế hay quan hệ hôn nhân trái pháp luật? Tại sao?
b. Tòa án nhân dân (TAND) quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này
hay không? Tại sao?

BÀI LÀM

a. Quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc trên là quan hệ
hôn nhân thực tế, được pháp luật thừa nhận.

Theo Khoản 3 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2000:

“Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký
kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”

Trong trường hợp trên, anh A và chị B làm lễ cưới hoàn toàn tự
nguyện nhưng không đăng ký kết hôn. Như vậy, đây không phải là trường hợp kết
hôn trái pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ – CP:


“Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm


1987, mà chưa đăng ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện
thuận tiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này
không bị hạn chế về thời gian.”
Theo các quy định trên, pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng xác lập
trước ngày 03 tháng 01 năm 1987. Trong trường hợp này, anh A và chị B làm lễ
cưới hoàn toàn tự nguyện nhưng không đăng ký kết hôn từ năm 1986. Như vậy,
pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B.
Qua phân tích, ta có thể thấy quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc
nói trên là quan hệ hôn nhân thực tế bởi bên cạnh việc làm đám cưới năm 1986,
anh chị chưa có con chung nhưng họ chung sống với nhau tại nhà bố mẹ anh A cho
tới năm 2000 khi mối quan hệ rạn nứt và năm 2002, chị B đã bỏ về sống với bố mẹ
chị tại thôn Y. Mặc dù không có con chung nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau
15 năm và pháp luật nước ta thừa nhận đó là quan hệ hôn nhân thực tế.

Theo Điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10:

“ Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03
tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà
chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có
yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000”
Như vậy, việc anh A gửi đơn đến Tòa án với nội dung yêu cầu hủy hôn
nhân trái pháp luật giữa anh và chị B là không đúng. Tòa án cần hướng dẫn anh
làm đơn xin li hôn thì mới đúng theo pháp luật hiện hành.


b. TAND quận H có thẩm quyền giải quyết
Thứ nhất, như đã phân tích ở câu a, TAND quận H cần hướng dẫn anh làm
đơn xin li hôn chứ không phải làm đơn yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật.
Thứ hai, chị B về nhà bố mẹ sống với gia đình mẹ chị tại thôn Y, huyện Đ,

Hà Nội và đăng ký tạm trú tại đây từ năm 2002. Như vậy, có thể coi chị B hiện
đang cư trú tại huyện Đ, Hà Nội. Bởi vậy, về vấn đề thẩm quyền của TAND quận
H, căn cứ vào Điểm a, b Khoản 1 Điều 35 BLTTDS ( phụ lục ) ta xác định được
thẩm quyền như sau:
- Nếu quận H nằm trong tỉnh khác, không thuộc thành phố Hà Nội và anh
A không đưa ra văn bản thỏa thuận giữa anh A và chị B về việc chọn TAND tỉnh
mà anh cư trú thì vụ án do TAND thành phố Hà Nội giải quyết. Trong trường hợp
anh A đưa ra được văn bản thỏa thuận thì vụ án do TAND tỉnh mà anh cư trú giải
quyết.
- Nếu quận H nằm trong thành phố Hà Nội, nếu anh A không đưa ra được
văn bản thỏa thuận của anh A và chị B về việc chọn TAND quận H là nơi giải
quyết vụ án thì vụ án do TAND huyện Đ giải quyết. Trong trường hợp có văn bản
thỏa thuận thì vụ án do TAND quận H giải quyết.
Vậy, TAND quận H có thẩm quyền giải quyết vụ án này nếu quận H nằm
trong địa phận Hà Nội và anh A đưa ra được văn bản thỏa thuận giữa anh và chị B
về việc chọn TAND quận H là nơi giải quyết vụ án.
Bài tập số 2
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
(bài kiểm tra giữa học kỳ) (nhóm3)
Phần I: Anh (chị) hãy cho biết, trong những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Đương sự có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho nhiều đương sự khác trong cùng vụ án dân sự.
2. Không phải tất cả các vụ việc dân sự đều do Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc của bị
đơn giải quyết;
ĐÚNG=> Xem điểm c,d,đ khoản 1 điều 36 BLTTDS.


3. Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của
đương sự.
SAI=> Xem điều 119 BLTTDS “Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp

tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong trường hợp
đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
4. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ,
quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự.
SAI=> Theo khoản 1 điều 39 BLTTDS “Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Toà án nhân dân;
b) Viện kiểm sát nhân dân.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự là rất rộng, tuy nhiên không
phải cơ quan nào cũng là cơ quan THTT. Chẳng hạn UBND tiến hành hòa giải các tranh chấp
về đất đai …
5. Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử.
Đúng=> Hiện nay trong pháp luật hiện hành quy định chỉ có 2 cấp xx đó là Sơ thẩm và Phúc
thẩm, GDT, TT chỉ là việc xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật trong một số trường hợp
luật định:
Điều 282. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Điều 304. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có
những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết
định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó.
6. Không phải tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều thuộc đối
tượng chứng minh.
ĐÚNG => Theo điều Điều 80. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:……………………….
7. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự Thẩm
phán có thể tự quyết định trưng cầu giám định.
SAI=> Theo điều 90 của BLTTDS thì việc quyết định trưng cầu giám định phải dựa trên yêu
cầu của đương sự. Khoản 3 điều 90 BLTTDS quy định” rong trường hợp xét thấy kết luận
giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các

bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại”
8. Người tiến hành tố tụng dân sự chỉ bao gồm những người có nhiệm vụ, quyền hạn
giải quyết vụ việc dân sự.
9. Trong mọi trường hợp, tòa án theo lãnh thổ có quyền giải quyết tranh cấp vụ kiện ly
hôn đều thuộc thẩm quyền nơi cư trú; làm việc của bị đơn.
SAI=> xem Luật hôn nhân gia đình
10. Trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu vụ viêc đã được giải quyết
bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
SAI=> Trường hợp GDT và TT
11. Tòa án thụ lý vụ án dân sự kể từ ngày nhận đơn khởi kiện.
SAI=> Xem khoản 3,4 Điều 171 BLTTDS.
12. Người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
ĐÚNG=> Xem điều 243 BLTTDS “Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ
chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải


quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo
thủ tục phúc thẩm”
13. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
SAI=> Chỉ 1 số cơ quan quy định tại Điều 162 BLTTDS mới có thẩm quyền
14. Trong mọi trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải tiến hành biện
pháp xem xét, thẩm định tại chỗ.
15. Tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu đương sự có yêu
cầu bằng văn bản.
16. Mọi vụ án dân sự Tòa án đều phải tự mình tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ.
17. Trong mọi trường hợp Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án
biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
SAI=> Xem khoản 4 điều 171 “Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không
phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện

và tài liệu, chứng cứ kèm theo”.
18. Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án
phí.
SAI=> khoản 4 điều 171 “Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp
tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài
liệu, chứng cứ kèm theo”
19. Trong mọi trường hợp cá nhân đều được ủy quyền cho người khác khởi kiện thay
cho mình.
20. Việc hòa giải trước khi xét xử phúc thẩm là bắt buộc, trừ những việc pháp luật quy định
không được hòa giải hoặc hòa giải không được.
21. Tòa án phải lấy lời khai của đương sự và người làm chứng khi giải quyết vụ kiện dân sự
phải thực hiện tại phiên tòa.
22. Tòa án cấp giám đốc thẩm phải triệu tập các đương sự đến tham gia phiên tòa.
23. Tòa án hoãn phiên tòa nếu đương sự được triệu tập hợp lệ hai lần nhưng vắng mặt.
SAI=> Xem khoản 2 điều 199 BLTTDS
24. Quan hệ giữa đương sự với đương sự là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
25. Trong mọi trường hợp khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì hội
đồng xét xử phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ viêc giải quyết vụ án.
26. nếu nguyên đơn rút tòa bộ yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm thì tòa
cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa phúc thẩm.
27. Khi đã nghị án, nếu Hội đồng xét xử quay trở lại phần xét hỏi thì sau đó phải tiếp tục
phần nghị án.
28. Tại phiên tòa sơ thẩm, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải
quyết trong vụ án, Hội đồng xét xử sẽ công nhận thỏa thuận đó bằng một quyết định.
29. Trong mọi trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại đối với phần bản án,
quyết định bị kháng nghị.
30. Sau khi đại diện Vện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về hướng giải quyết
vụ án, đương sự có quyền tranh luận với đại diện Viện kiểm sát.
31. Trong mọi trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở cấp phúc thẩm.

32. Thi hành án là một giai đoạn tố tụng dân sự.
33. Trong vụ án xin ly hôn, chủ nợ có yêu cầu vợ chồng trả nợ nhưng không nộp tiền tạm ứng
án phí dân sự sơ thẩm thì Tòa án không giải quyết yêu cầu của họ.


34. Trong mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được tham gia tố tụng với tư cách người
bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
35. Tòa án Việt Nam không có quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi
vi phạm của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
36. Trong mọi trường hợp người khởi kiện vụ án dân sự phải nộp đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo trực tiếp tại Tòa án.
37.Tòa án trả lại đơn khởi kiện nếu sau khi thụ lý vụ án mà phát hiện một trong các căn cứ
quy định tại khoản 1 điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.
38. Trong mọi trường hợp nếu quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa
án cấp sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ
lên Tòa án cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
39. Khi Tòa án đã giải quyết xong vụ án (có bản án có hiệu lực pháp luật) thì các đương sự
không được quyền khởi kiện lại vụ án đó nếu không có gì khác về chủ thể và nội dung vụ án.
40. Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm chưa phát
sinh hiệu lực pháp luật.
Phần II: Tình huống và bài tập
41. Tòa án giải quyết vụ án như thế nào nếu sau khi đã thụ lý vụ án mà:
a. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia hòa giải mà vẫn cố tình vắng
mặt.
b. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai để tham gia phiên tòa sơ thẩm mà
vẫn vắng mặt.
42. Phân biệt chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền với trả lại đơn khởi kiện.
43. Phân biệt người đại diện cho đương sự ủy quyền với người bảo vệ quyền lợi của đương
sự?
44. Tòa án phúc thẩm phải giải quyết như thế nào nếu:

a. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vi phạm thẩm quyền lãnh thổ.
b. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vi phạm thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án.
c.Tòa án cấp sơ thẩm không hòa giải theo quy định của pháp luật.
45. Phân biệt chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền với trả lại đơn khởi kiện.
46. Anh A và chị B kết hôn năm 1992. Sau khi kết hôn, anh chị sống cùng bố mẹ anh A tại
huyện H, tỉnh N. Năm 1999 anh, chị đi lao động hợp tác tại Đức.Do mâu thuẫn vợ chồng nâm
2001 chị B bỏ về Việt Nam và sống cùng bố mẹ đẻ tại thị xã B, tỉnh H. Năm 2002, sau khi hết
thời hạn lao động ở Đức, anh A bỏ đi đâu không rõ địa chỉ và chị B cũng không có tin tức gì
về anh. Nay chị B có đơn yêu cầu Tòa án thị xã P xác định anh A mất tích và xin ly hôn với
anh nhưng Tòa án này không thụ lý vì cho rằng chị phải yêu cầu Tòa án tỉnh N giải quyết.
Hỏi Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý vụ viêc nói trên? Tại sao?
47. Vợ chồng A,B yêu cầu Tòa án giải quyết viêc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng .
Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành điều tra thì được biết vợ chồng A, B có vai của ông M 60
triệu đồng, vay của bà N 40 triệu đồng. Ông M yêu cầu vợ chồng A, B trả số tiền nợ 60 triệu
đồng, còn số tiền nợ 40 triệu đồng, bà N không yêu cầu Tòa án giải quyết vì nợ chưa hết hạn.
Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
48.Căn nhà cấp 4 trên diện tích đất 250 m2 tại xã Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội là của ông A
và bà B. Ông bà có 5 người con là M, N, P, Q và chị H. Ông A chết năm 1989, bà B chết năm
1990. Ngày 13/5/1991 M, N viết giấy bán nhà đất cho anh K với giá 42 triệu đồng. Sau khi
mua nhà đất do chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên anh K đã cho M, N tạm thời quản lý sử
dụng. Năm 2000 M, N tuyên bố không bán nhà đất nữa và trả tiền cho K vì P, Q và H không
đồng ý bán nhà đất. Ngày 28/12/2001 anh K khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc M, N trả lại nhà


đất anh đã mua. Anh (chị) hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư
cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án?
49. Năm 1999 A cho B vay 100 triệu đồng với thời hạn 2 năm. B và vợ là C có đăng ký hộ
khẩu thường trú tại phường Cống Vị - Quận Ba Đình – Hà Nội. A đã nhiều lần yêu cầu B trả
nợ nhưng B không trả được. Năm 2003 B chuyển vào làm việc tại thành phố N tỉnh K nhưng
chưa chuyển hộ khẩu. Hỏi anh A có thể khởi kiện tại Tòa án nào để đòi nợ? Tại sao?

50. Tháng 5/2002 bà B cho ông T vay 2000 USD với thời hạn 2 năm. Ông T đã viết giấy biên
nhận nợ và Ký tên. Tháng 4/2004 bà B chết. Tháng 6/2004 chồng bà B là ông A yêu cầu ông
T trả nợ nhưng ông T không chịu trả với lý do đã trả cho bà B lúc bà còn sống. Tháng 1/2005
ông A cùng các con M, N, P khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông T phải trả nợ. Anh (chị) hãy
xác định quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết và tư cách tham gia tố tụng của các
đương sự trong vụ án? Để giải quyết vụ án này Tòa án cần xác minh những vấn đề gì?
-------------------HẾT--------------

-

@ Yêu cầu:
Mỗi câu lý thuyết ở phần 1 có số điểm là 0,05 điểm.
Mỗi câu tình huống và bài tập ở phần II là 0,1 điểm
Nhóm 3 báo cáo; nhóm 4 phản biện. Nếu nhóm 3 sai và nhóm 4 phản biện đúng thì điểm
câu đó thuộc về nhóm 4; nếu cả hai nhóm đều sai và thành viên trong lớp sửa đúng thì thành
viên sửa đúng được tổng điểm trừ của hai nhóm sai.
VD: câu 15 cả hai nhóm đều sai, anh K sửa đúng. Vậy, anh K có điểm = 0,05 (điểm trừ của
nhóm 3) + 0,05 (điểm trừ nhóm 4) = 0,1 điểm
Chúc các Anh (Chị) thành công!

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
(bài kiểm tra giữa học kỳ) (nhóm4)
Phần I. Các nhận định sau đây nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Tại sao?
1. Việc giải quyết yêu cầu “thay đổi bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm
đều phải được Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án.
2. Tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau và yêu cầu tòa án công
nhận thì hội đồng xét xử phải thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
3. Kháng cáo hợp lệ là kháng cáo do người có quyền kháng cáo thực hiện trong thời hạn
kháng cáo.
4. Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm.

5. Giám đốc thẩm là một cấp xét xử thứ ba.
6. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án xét xử giám đốc thẩm phải tham gia tát cả các phiên tòa
giám đốc thẩm.
7. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định
kháng nghị khi đã hết hạn kháng nghị.
8. Tất cả các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều là đối tượng của kháng cáo kháng nghị
phúc thẩm.
9. Thời hạn kháng cáo chỉ có 15 ngày kể từ ngày tuyên án.


10. Tòa án phải tạm hoãn phiên tòa nếu tại phiên tòa bị đơn bỏ về mất.
11. Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu sau 7 ngày kể từ
ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không thay đổi ý kiến.
12. Người thân thích của đương sự có thể là người làm chứng và họ phải có nghĩa vụ khai
báo tất cả những gì họ biết.
13. Trường hợp vắng mặt người bảo vệ quyền lợi của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án
không hoãn phiên tòa.
14. Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS thì có thể suy ra thời hạn chuẩn bị giải quyết việc
dân sự là 4 tháng vì BLTTDS không quy định.
15. Nếu đương sự xét thấy lời khai của người làm chứng quan trọng cho việc giải quyết vụ án
nhưng khi yêu cầu Tòa án triệu tập mà Tòa án không triệu tập thì họ có quyền mời người làm
chứng tham gia phiên tòa.
16. Yêu cầu hủy quyết định của Hội đồng trọng tài phải được giải quyết bằng một Hội đồng
gồm 3 Thẩm phán.
17. thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được BLTTDS quy định “… ba
lần trong ba ngày liên tiếp..” tức là Tòa án phải thông báo ngày ba lần và trong ba ngày liên
tiếp.
18. Trong mọi trường hợp, người dưới 18 tuổi đều không được tham gia với tư cách là người
đại diện cho đương sự.
19. Tất cả các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đều do Tòa án giải quyết

theo thủ tục tố tụng dân sự.
20. Khi giải quyết vụ án ly hôn, dù đương sự có tranh chấp về tài sản là bất động sản thì
nguyên tắc cũng phải do Tòa án nơi cứ trú, làm việc của bị đơn giải quyết.
21. Tất cả các tranh chấp về nhà ở phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày
1/7/1991 mà có người Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia thì Tòa án không thụ lý.
22. Trong mọi trường hợp khi có căn cứ xác định “Người khởi kiện không có quyền khở kiện
hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương
sự.
23. “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” chỉ được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm nếu việc vi phạm đó dẫn tới hậu quả là Tòa án ra bản án không đúng pháp luật
hoặc không đúng với thực tế khách quan của vụ án.
24. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi
thực hiện đăng ký kết hôn trái pháp luật hoặc nơi cư trú của một trong các bên đăng ký trái
pháp luật giải quyết.
25. Đình chỉ xét xử và đình chỉ giải quyết vụ án là hai khái niệm khác nhau.
26. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định hành chính.
27. Tranh chấp về hợp đồng mua bán giữa các cá nhân chỉ có thể thuộc thẩm quyền của tòa
án nơi bị đơn cư trú, làm việc; nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi cư trú, làm việc của nguyên
đơn nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản.
28. Trong cùng một vụ án, tư cách của bị đơn không bị thay đổi.
29. Không có nguyên đơn là người dưới 6 tuổi.
30. Thi hành án là thủ tục hành chính chứ không phải là thủ tục tư pháp.
Phần II: Câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống.
31. So sánh phạm vi xét xử phúc thẩm với phạm vi xét xử giám đốc thẩm?
32. Người đại diện ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những trường
hợp nào?
33. Phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm?


34. Thế nào là “triệu tập hợp lệ” các đương sự? Hậu quả của viêc Tòa án triệu tập hợp lệ các

đương sự đến tham gia phiên tòa nhưng các đương sự vẫn vắng mặt?
35. So sánh quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm với quyền hạn của Hội đồng xét
xử tái thẩm?
36. Tại sao nói giám đốc thẩm, tái thẩm là những thủ tục tố tụng đặc biệt?
37. Phân phân biệt người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với nguyên đơn.
38. Phân biệt tự hòa giải và hòa giải do Tòa án tiến hành?
39. Phân biệt phạm vi khởi kiện với phạm vi kháng cáo
40. Phân biệt nguyên đơn với nguyên đơn dân sự.
41. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào nếu phát hiện căn cứ : “Sự việc được pháp luật quy định
là phải do cơ quan tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết vụ án”.
42. Ông A chết năm 1998. Ngày 10/10/2000 các con của ông A là M, N, P khởi kiện yêu cầu
ông B trả lại căn nhà 80 m 2 trên diện tích đất 200 m2. Theo M, N, P căn nhà này ông A cho
ông B ở nhờ từ năm 1970, hiện gia đình còn giấy tờ sở hữu. M, N, P đồng ý thanh toán cho
ông B tiền xây dựng nhà ở là 500 triệu đồng để lấy lại nhà đất. Theo ông B trình bày thì năm
1972 ông A đã bán nhà đất cho ông, có giấy viết tay nhưng bị thất lạc, từ năm 1972 ông đã
nhiều lần xây dựng, cải tạo nhưng ông A không có ý kiến gì. Các nhân chứng sống cùng với
ông A là ông K, ông Q và bà D đều khẳng định có việc mua bán nhà đất giữa ông A và ông B.
Anh (chị) hãy xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự và cho biết hướng giải
quyết của vụ án này?
43. Ông A và bà B có 4 người con là C, D, I, K. Ông A, bà B chết năm 2000 không để lại di
chúc. Di sản để lại là một căn nhà máy bằng trên diện tích đất 100 m 2. Năm 2002 C đã bán
căn nhà đó được 800 triệu đồng. C chia cho D, H, K mỗi người 100 triệu đồng. D, I, K không
đồng ý vì cho rằng họ phải được hưởng 3/4 số tiền bán nhà và đã kiện ra Tòa án đòi C trả
thêm cho mỗi người 100 triệu đồng. Yêu cầu D, I, K được Tòa án xử chấp nhận.
Hỏi trong vụ án này Tòa án quyết định việc đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí
như thế nào?
44. Anh A và chị B kết hôn tự nguyện, có đăng ký kết hôn năm 1993. Do mâu thuẫn vợ
chồng ngày 20/12/2002 anh A và chị B cùng yêu cầu ly hôn. Tòa án đã tiến hành hòa giải
đoàn tụ nhiều lần nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như
thế nào trong các trường hợp sau:

a.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản
thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A, B lại tự giải
quyết được mâu thuẩn tự trở về sống chung với nhau.
b. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản
thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A lại có ý kiến
thay đổi theo hướng yêu cầu Tòa án xét xử về phần nuôi con và chia tài sản.
45. Anh A kết hôn với chị B năm 1996. Do mâu thuẫn vợ chồng, ngày 10/6/1998 chị B đã
gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn và chia tài sản. Khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án xác định
vợ chồng A, B có vay của M số tiền 80 triệu đồng nên đã quyết định anh A, chị B mỗi người
phải trả cho chị M 40 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Chị M nhiều lần yêu
cầu A,B phải trả số tiền trên nhưng không làm đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 20/8/2002 chị
mới có đơn yêu cầu thi hành án thì được cơ quan thi hành án trả lời đã hết thời hiệu thi hành
án. Nay chị M lại có đơn khởi kiện đòi A,B phải trả số tiền trên. Hỏi Tòa án có thể thụ lý giải
quyết vụ án được không? Tại sao?
46. Anh A kiện chị B về việc đòi nhà cho thuê. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết
định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với các tình huống sau:


a) Ngày 15/1/2005 Tòa án triệu tập hợp lệ chị B đến tham gia phiên tòa dự kiến mở vào
ngày 28/1/2005, nhưng ngày 27/1/2005 chị B đến Tòa án xin hoãn phiên tòa vì lý do sứ khỏe.
b) Tại phiên tòa mở vào ngày 28/1/2005 chị B có mặt, nhưng khi Hội đồng xét xử tiến hành
thủ tục xét hỏi, A lại bỏ phòng xử án và không tiếp tục tham gia phiên tòa nữa mà không có lý
do.
47. Ngày 1/1/2003 A cho B vay 100 triệu, thời hạn vay một năm lãi suất 1,5%/ 1 tháng . Do
nhà ăn thua lỗ B không trả được cho A nên ngày 1/10/2004 A kiện B ra tòa. Ngày 25/2/2005
Tòa án tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành ghi nhận A, B đã thỏa thuận được
với nhau là ngày 30/12/2005 B sẽ trả đủ cho A số tiền 100 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền lãi.
Ngày 28/2/2005 A,B lại thỏa thuận lại với nội dung B phải trả cho A số tiền là 100 triệu đồng
tiền nợ gốc vào ngày 30/10/2005. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào?
48. Công ty Hải Hà có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh có ký hợp đồng lắp máy điều hòa

nhiệt độ cho khách sạn của bà H ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trị giá 300 triệu
đồng. Khi hoàn thành xong công việc lắp đặt bà H mới thanh toán cho công ty được 250 triệu
đồng. Số tiền còn lại là 50 triệu đồng hai bên thỏa thuận hết thời hạn bảo hành trả bà H sẽ trả
nốt cho công ty. Hết thời hạn bảo hành bà H vẫn không trả nốt số tiền còn lại vì cho rằng có
một số máy điều hòa chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Nay công ty muốn kiện
bà H đòi sớ tiền còn thiếu. Hỏi Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết vụ án?
49. A lái xe gây tai nạn làm B bị thiệt hại. B đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường
thiệt hại. Để xác định mức độ thiệt hại B yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, nhưng A phản
đối. Hỏi theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có quyền quyết định trưng cầu
giám định không? Tại sao?
50. Năm 2000 A có vay của B 5 triệu đồng. Hai người thỏa thuận với nhau là một năm sau
A trả nợ. Đến nay A vẫn không trả nợ, sau nhiều lần đòi nợ không được nên B đã khởi kiện A
đòi nợ. Tòa án đã triệu tập A đến tham gia phiên tòa lần thứ hai, nhưng A bị ốm nên không
thể đến tham gia phiên tòa. Hỏi trong trường hợp này Tòa án có được xét xử vắng mặt A
không hay phải hoãn phiên tòa?
-------------HẾT------------BÀI KIỂM TRA
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
NHÓM: 1
Các nhận định sau đúng, sai? Giải thích.
1.
Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.
2.
Trước hoặc tại phiên tòa đương sự có quyền bổ sung thay đổi hoặc rút yêu cầu của
mình.
3.
Tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ.
SAI=> điểm b khoản 2 điều 58 về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về đương sự.
TA chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự có yêu cầusau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết
mà vãn không thu thập được chứng cứ, quy định tại khoản 1 điều 94 BLTTDS.
4.

Đương sự có quyền nhờ Tòa án thu thập chứng cứ.
Đ=> điều 94
5.
Tất cả các vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành hòa giải. => Sai
điều 181 BLTT DS
6.
Hội thẩm Nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.
7.
Hội thẩm Nhân dân có quyền tuyên án. => Sai điều 42 không quy định thẩm quyền
của HTND trong việc tuyên án, Điều 239 quy định việc tuyên án trong phiên tòa sơ thẩm
thuộc về chủ tọa phiên tòa hoặc 1 thành viên khác của HDXX.


8.
Xét xử kín là không công khai. => Sai khoản 2 điều 15 quy định về xx kín nhưng khi
tuyên án thì phải công khai.
9.
Người phiên dịch là người biết ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt=> Đúng điều 69
BLTTDS .
10.
Khi đương sự yêu cầu thì VKS phải tham gia phiên tòa. => Sai , trách nhiệm của
VKS là kiểm soát tuân theo pháp luật được quy định tại điều 21 BLTTDS.Đương sự có yêu
cầu hay không không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tham gia kiểm soát việc XX.
11.
Khi tham gia phiên tòa thì đại diện VKS có quyền tranh luận. => Tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm quy định tại điều 232 BLTTDS, nghĩa vụ của VKS quy định tại khoản 1
điều 21 LTTDS.
12.
Đại diện VKS phải tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
13.

Viện kiểm sát cấp nào kháng nghị thì cấp đó phải cử đại diện VKS tham gia phiên
tòa.
14. Viện kiểm sát Nhân dân có quyền thu thập chứng cứ khi đương sự yêu cầu.=> SAI
Điểm d khoản 2 điều 58 chỉ quy định được quyền yêu cầu TA khi không thể thu thập được,
đồng thời xuất phát từ vai trò của VKS quy định Đ21 BLTTDS, ko quy định về việc thu thập
chứng cứ của VKS.
15. Khi đương sự yêu cầu thì các cơ quan tổ chức đang giữ chứng cứ phải cung cấp cho
đương sự.=> Điều 7 BLTTDS có nói tới việc không cung cấp được chứng cứ của CQTC khi
có yêu cầu, xem thêm k2 điều 97…
16.Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.=> k1 Đ 25
( cá nhân với nhau ).
17.Tranh chấp về Sở hữu trí tuệ là tranh chấp về dân sự.=>SAI sẽ ko phải là tranh chấp ds
nếu rơi và k2 điều 29.
18. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì họ là nguyên
đơn.=>
Sai .k2 điều 56 quy định về nội hàm nguyên đơn, có thể trực tiếp hoặc dc người khác yêu cầu
TA bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
19.Trước khi tuyên bố một người là đã chết thì Tòa án phải ra thông báo tìm kiếm người
vắng mặt.=>
Đúng: k1 điều 331 BLTTDS.
20.Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài thuộc thẩm
quyền của Tòa án cấp Tỉnh.
21.Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án phải giải quyết cả về tài sản và con
chung.
SAI: đương sự yêu cầu tới đâu thì TA solve tới đó.
22. Nhận cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đúng: điểm a tiểu mục 4.1 NQ 01/2005.
23. Mua bán hàng hóa là tranh chấp kinh doanh thương mại.
SAI: tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức phải có dk kinh doanh và vì mục tiêu lợi nhuận thi
mới thuộc tranh chấp thương mại k1 điều 29.

24.Cung ứng dịch vụ, đại lý là tranh chấp kinh doanh thương mại.
SAI: k1 điều 29.
25.Các tranh chấp về lao động đều do Tòa án giải quyết.
SAI: k2 điều 31 BLTTDS.
26. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án có yếu tố nước ngoài.
SAI: khoản 3 điều 33 đã loại trừ .
27. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh doanh thương mại.


SAI: không phải mọi vụ án kinh doanh mà chỉ có 1 số ít quy định tại điều 33, còn một số
thuộc về TAND tỉnh điều 34 BLTTDS.
28. Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp
tỉnh?=>
SAI: xem điểm 1 tiểu mục 4.4 NQ 02/2005.
29. Nơi bị đơn cư trú là nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú?
30. Các đương sự có quyền thoả thuận với nhau về việc lựa chọn Toà án giải quyết?
SAI=> điểm a đến điểm I khoản 1 điều 36, không phải mọi đương sự đều có quyền mà chỉ có
nguyên đơn trong vụ án dân sự mới có quyền yêu cầu.
31. Sau khi thụ lý vụ án nếu Toà án phát hiện sự việc không thuộc thẩm quyền thì Toà án phải
ra quyết định chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền giải quyết?
32. Chánh án Toà án phải là thẩm phán?
33. Chánh án Toà án có quyền tham gia xét xử?
34. Chỉ có thẩm phán được phân công giải quyết vụ án mới có quyền tiến hành hoà giải vụ
án dân sự?
35. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia giải quyết việc dân sự?
SAI: điều 21, chỉ kiểm soát thôi !
36. Thẩm phán chỉ được tham gia giải quyết một lần đối với một vụ án?
SAI:
37. Người làm chứng có thể bị thay đổi tại phiên toà?
38. Đối với việc giải quyết việc dân sự thì do một thẩm phán tiến hành?

SAI: khoản 1 điều 55, gồm 1 tập thể do 3 TP
39. Người khởi kiện là nguyên đơn?
SAI: khoản 2 điều 56 BLTTDS.
40. Người khởi kiện là người tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền lợi của mình?
SAI=> người khởi kiện có thể khởi kiện vì lợi ích của người khác điều 162 BLTTDS.
41. Bị đơn có thể là Toà án nhân dân?Theo nội hàm khái niệm tại khoản 3 điều
42. Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên?
SAI: k3 điều 57 đã loại trừ người trên 18t nhưng bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
43. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu khi tham gia tố tụng?
44. Một người có thể vừa là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự vừa là người đại diện?
45. Đương sự có quyền nhờ nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích của mình?
46. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự nếu đã tham gia phiên Toà sơ
thẩm thì phải tham gia phiên Toà phúc thẩm?
47. Người biết các tình tiết về vụ án là người làm chứng?
48. Cá nhân câm, điếc đều không thể trở thành người làm chứng?
49
Tháng 10/2007 Thẩm phán K được phân công giải quyết vụ án ly hôn của chị M và
anh N. Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì chị M đang mang thai. Sau khi sinh con được 1
năm thì N làm đơn xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết. Chánh án Tòa án phân công thẩm
phán K tiếp tục giải quyết vụ việc trên. Theo điều 47 BLTTDS . Hãy xác định thẩm phán K có
được tiếp tục giải quyết vụ án trên không ?.
50
Anh A có 3 người con đã trưởng thành là C1, C2, C3. Trước khi chết A để lại di chúc,
toàn bộ tài sản cho C3 hưởng. Sau khi A chết, C1 làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án xác định
di chúc đó là vô hiệu vì cho rằng A lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn và đề nghị
Toà án chia di sản theo pháp luật. Hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách
đương sự trong vụ án.
-----------------HẾT-------------------* Yêu cầu:



- Mỗi câu 0.06đ. nhóm 1 báo cáo nhóm 2 sẽ phản biện và ngược lại khi nhóm 2 báo cáo thì
nhóm 1 sẽ phản biện
- Nếu nhóm trình bày lời giải sai mà nhóm phản biện phát hiện được điểm sai của của nhóm
trình bày thì điểm của câu đó được cộng cho nhóm phản biện. Nếu cả hai nhóm đều sai hoặc
không phát hiện điểm sai thì cả hai nhóm đều bị trừ điểm câu đó.
BÀI KIỂM TRA
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
NHÓM: 2
50. Người giám định có thể là tổ chức?
51. Người giám định phải tham gia phiên Toà đối với việc mà họ đã tiến hành giám định?
52. Đương sự có quyền lựa chọn người phiên dịch?
53. Thân nhân của đương sự có thể là người phiên dịch cho đương sự?
54. Khi đương sự mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện tham gia tố tụng?
55. Cán bộ công chức trong ngành Toà án, viện kiểm sát, công an không được làm người đại
diện cho đương sự?
56. Trong tố tụng dân sự, tòa cấp huyện có quyền hủy quyết định đang có hiệu lực của tòa
cấp tỉnh.
57:Đương sự khi tham gia tố tụng có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ
58:Tình tiết,sự kiện mà mọi người đều biết là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
59:Đương sự không đưa ra yêu cầu không có nghĩa vụ chứng minh
60: Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện VKS có quyền phát biểu tranh luận.
61:Vật chứng là chứng cứ
62:Kết luận của giám định viên là chứng cứ
63:Nội dung ghi âm,ghi hình là chứng cứ
64:Đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ ở cấp sơ thẩm
65:Khi đương sự yêu cầu thì toà án tiến hành lấy lời khai của họ
66:Khi đương sự yêu cầu người làm chứng tham gia tố tụng thì toà án có nghĩa vụ phải triệu
tập họ tham gia tố tụng
67:Toà án có quyền tự mình lấy lời khai của người làm chứng
68:Toà án có quyền tự mình xem xét,thẩm định tại chỗ

69:Đương sự có quyền lựa chọn việc giám định
70:Toà án có quyền tự mình định giá tài sản
71:Các căn cứ đều phải công khai tại phiên toà
72:Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng cùng với thời điểm thụ lý vụ án
73:Toà án có quyền ra quyết định tự mình thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời
74: Kháng nghị quá hạn là kháng nghị vượt quá thời hạn quy định.
75:Đương sự có quyền yêu cầu toà ánphong toả tài sản đang tranh chấp
76:Người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện biện
pháp bảo đảm
77:Trước hoặc tại phiên toà Toà án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
78:Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm tính từ ngày quyền lợi bị xâm phạm
79:Người khởi kiện phải là người có quyền,lợi ích bị xâm phạm
80:Sau khi thụ lý nếu toà án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì phải trả lại đơn kiện cho
đương sự
81:Một sự việc toà án chỉ được giải quyết một lần


82:Thời điểm thụ lý vụ án là khi đương sự nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí
83:Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn
84:Yêu cầu đòi bồi thường đối với việc gây thiệt hại đến tài sản nhà nước1 là vụ án không
được hoà giải
85: Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là vụ án không được hòa giải.
86: Bản án quyết định bị kháng nghị kháng cáo phần nào thì phần đó không được đưa ra thi
hành.
87: Thẩm phán có thể ủy quyền cho thư kí tiến hành hòa giải.
88: Hòa giải thành là trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được toàn bộ vụ án.
89: Tòa án có nghĩa vụ phải hòa giải từ lần thứ hai trở lên đối với mỗi vụ án.
90: Nếu các đượng sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án và không có thay
đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận.
91: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực như bản án phúc

thẩm.
92: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể được kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm.
93: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể được kháng nghị theo thủ giám
đốc thẩm.
94: Nếu người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần 2 thì Tòa án ra quyết định đình chỉ
xét xử phúc thẩm.
95: Nếu nguyên đơn khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án đình chỉ vụ án.
96: Sau khi Tòa án thụ lý mà phát hiện có căn cứ quy định tại điều 168 thì Tòa án ra quyết
định đình chỉ.
97: Những trường hợp đại diện VKS phải tham gia phiên tòa.
98: Thủ tục hỏi là thủ tục bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm.
99:
A cư trú tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh cho B vay 100 triệu(B có hộ khẩu thường
trú ở quận 2). Do B không trả A khởi kiện ra toà án quận 2.Sau khi thụ lý Toà án xác minh
được B hiện đang sống với mẹ ruột tại quận 3.Toà án quận 2 ra quyết định chuyển vụ án cho
Toà án giải quyết.Hỏi việc chuyển vụ án như vậy là đúng hay sai,vì sao?
100: A khởi kiện B đòi bồi thường thiệt hại 10 triệu đồng, Tòa án ra bản án buộc B bồi
thường 6 triệu, A kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, A và B thỏa thuận được mức bồi
thường là 6.5 triệu, Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Hỏi Tòa án
cấp phúc thẩm áp dụng đúng hay sai?
-----------------HẾT-------------------ĐỀ THI TTDS THAM KHAO 3
1. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án dân sự.
SAI=> theo quy định tại khoản 1 điều 29 BLTTDS thì tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh thương mại giữa các cá nhân tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và nhằm
mục đích lợi nhuận. Nếu tranh chấp giữa cá nhân tổ chức không dky kinh doanh or ko nhằm
mục đích sinh lợi thì không thuộc thẩm quyền của TA.
2. Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công
ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
ĐÚNG => theo điểm c tiểu mục 3.5 mục 3 NQ 01/2005 nếu tranh chấp không liên quan đến

việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất………….


3. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân
sự.
4. Trong một số trường hợp Tòa án có quyền quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời.
ĐÚNG => theo quy định tại điều 119 BLTTDS “Toà án tự mình ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 của Bộ luật này trong
trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”
5. Trong một số trường hợp nếu đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ đến lần
thứ hai mà vẫn không đến thì phải hoãn phiên toà.
SAI=> theo quy định tại khoản 2 điều 199 thì nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng
thì có thể xứ lý như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án nếu rơi vào điểm a khoản 2 điều này trừ trường hợp có đơn xét xử
vắng mặt
Bị đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa theo điểm b khoản 2 điều
này thì TA tiến hành xét xử vắng mặt họ.
6. Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định.
SAI=> Theo quy định tại Điều 90 BLTTDS, thẩm quyền của tóa án đối với việc trưng cầu
giám định là theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một
hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định

BÀI TẬP:
Anh A kiện đòi nhà cho thuê của anh B. Tòa án sơ thẩm tuyên anh B phải trả lại nhà cho anh
A. Anh B kháng cáo kiện lên cấp phúc thẩm. Anh chị hãy cho biết Hội đồng xét xử phúc
thẩm sẽ giải quyết như thế nào nếu:
1. Tại phiên tòa phúc thẩm anh A và Anh B thỏa thuận được với nhau là anh B sẽ trả nhà cho
anh A vào ngày 09/01/2009?
2. Trong quá trình xét xử phúc thẩm, anh A bị chết và ko có người thừa kế tài sản.

. Câu hỏi trắc nghiệm - Đúng, sai, giải thích
a. Trong 1 số trường hợp, mặc dù sự việc được TA giải quyết bằng bản án có Hiệu lực pháp
luật nhưng tòa án vẫn có thể thụ lý giải quyết mà không phải trả lại đơn khởi kiện cho đương
sự
b. Trong mọi trường hợp, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một
khoản tiền do tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải
thực hiện (hình như thế)
c. Trong một số trường hợp, tòa án có thể thụ lý vụ án khi nhận đơợc đơn khởi kiện và tài liệu
chứng cứ kèm theo.
2. A kiện B yêu cầu thực hiện hợp đồng mua bán nhà giao kết giữa A và B. TA sơ thẩm hòa
giải việc tranh chấp thì A, B thỏa thuận được về việc giải quyết HĐ nhưng không thỏa thuận
được với nhau về án phí dân sự sơ thẩm.
Trong trường hợp này TA cấp sơ thẩm phải đưa vụ án ra XXST để giải quyết vấn đề án phí
hay ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự. Tại sao?
3. So sánh quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm.


Câu 1: 14 câu Trắc nghiệm đúng sai ko phải giải thích
1, LTTDS chỉ điều chỉnh quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người
tham gia TTDS bằng phương pháp mệnh lệnh.
SAI=> Phương pháp thỏa thuận giữa các bên đương sự trong quá trình hòa giải…
2, Thẩm phán ra quyết định trưng càu giám định trên cơ sở thoả thuận lựa chọn của các
đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự
ĐÚNG => ĐIỀU 90 BLTTDS
3, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của
người đại diện đương sự
ĐÚNG => Điều 46 Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
4, Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm

quyền giải quyết của Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc
SAI=> Xem điểm c,d,đ điều 36 BLTTDS.
5, Toà án có thể tự mình đối chất khi có sự mâu thuẫn lời khai
SAI=> xem điều 88 BLTTDS. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn
trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các
đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng
với nhau.
6, Người chưa thành niên có thể tự mình tham gia tố tụng khi xét thấy cần thiết.
ĐÚNG=> Xem mục 1 phần III NQ 01/2005 “ trường hợp người chưa đủ 18 tuổi nhưng có
đầy đủ năng lực hành vi tố tụng DS, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn, và khi có yêu cầu TA
solve các vụ việc về HNGD thì họ có quyền tự mình tham gia TTDS
7, Sau khi thụ lý vụ án nếu phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Toà án khác theo
lãnh thổ thì Toà án đã thụ lý vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án và xoá sổ thụ lý
8, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ vụ án nếu có Toà án khác thụ lý đơn yêu
cầu mở thụ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà việc giải quyết vụ án có liên
quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã.
SAI=> ) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là
một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã đó; ( ĐIỀU 192 BLTTDS )
9, Mọi tranh chấp có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án cấp tỉnh
SAI=> Xem điểm a tiểu mục 4.4 mục 4 NQ 01/2005.
10, Thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số không có nghĩa vụ phải ghi ý kiến bằng
văn bản riêng và đưa vào hồ sơ vụ án....
Câu 2: Bài tập
A, B có tranh chấp. Ngày...Thẩm phán tiến hành hoà giải, các bên thoả thuận đựoc về toàn bộ
nội dung tranh chấp, kể cả án phí
1. Toà án phải thực hiện thủ tục tố tụng nào
2. Nếu trong quá trinh fgiải quyết vụ án, A chết, Toà án phải thực hiện những thủ tục tố tụng
nào



________________________________________
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ LUẬT SƯ
(DÀNH CHO LỰC LƯỢNG PA25 CÔNG AN HÀ NỘI)
Môn thi: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 16/04/2006
Ông Đào Xuân Hòe và vợ chồng anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà là hàng xóm. Chị
Hà và anh Cương làm nghề lao động tự do, có đặt vấn đề vay tiền của ông Hòe. Ngày
4/3/2005, anh Cương viết một “Giấy vay tiền”, nội dung như sau:
“Tôi tên là Bùi Văn Cương, sinh ngày 12/08/1979, quê quán huyện G, tỉnh N..., cùng vợ là
Ma Thị Minh Hà. Hiện hai vợ chồng tôi cùng cư trú tại số 94, ngõ 102, quận Đ. Hà Nội.
Hôm nay chúng tôi cùng nhất trí viết giấy vay tiền ông Đào Xuân Hòe, sinh năm 1939, cư trú
tại số 45, ngõ 102, quận Đ. Hà Nội, tổng số tiền hai vợ chồng chúng tôi xin vay là 42.000.000
đồng (bốn hai triệu đồng chẵn). Lãi suất vay là 30.000 đ/1 triệu/1tháng. Tổng số tiền lãi hàng
tháng là 1.260.000 đồng. Ngày trả lãi là ngày 25 hàng tháng.
Số tiền hai vợ chồng tôi xin vay ông Đào Xuân Hòe là ba tháng, kể từ ngày 4/3/2005. Hai bên
cùng thỏa thuận nhất trí với ý kiến trên.
Chúng tôi xin cam đoan những lời hứa trên, nếu có gì sai trái tôi xin chịu trách nhiệm.
Ngoài khoản này chúng tôi không còn khoản nào nợ ông Hòe”
Cuối Giấy vay tiền là chữ ký của người viết đơn là anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà,
chữ ký của người cho vay là ông Đào Xuân Hòe.
Câu hỏi 1: Căn cứ những quy định của Bộ luật dân sự, hãy cho biết quan hệ giữa ông Hòe và
vợ chồng anh Cương, chị Hà là quan hệ gì?
Tình tiết bổ sung:
Sau khi vay tiền, vợ chồng anh Cương, chị Hà có trả tiền lãi hàng tháng cho ông Hòe theo
đúng thỏa thuận. Số tiền lãi hàng tháng là 1.260.000 đồng. Tổng số tiền lãi ba tháng, vợ
chồng anh Cương đã trả cho ông Hòe là 3.780.000 đồng.
Được biết trong thời gian này, ngân hàng nhà nước quy định các mức lãi cơ bản như sau;

- Lãi suất tiết kiệm là 0,6%/tháng;
- Lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,75%/tháng;
- Lãi suất cho vay trung hạn là 0,72%/tháng.
Câu hỏi 2: Hãy cho biết, việc trả lãi của vợ chồng anh Cương cho ông Hòe có đúng quy định
của pháp luật hay không?
Tình tiết bổ sung:


Đến hạn trả nợ, vợ chồng anh Cương đề nghị ông Hòe ra thêm hạn một tháng nữa để vợ
chồng anh thu xếp công việc. Vợ chồng anh Cương cũng đề nghị được trả lãi với mức 3%/
tháng như đã thỏa thuận trước đây. Ông Hòe đồng ý.
Đến hạn trả lãi (ngày 25), không thấy vợ chồng anh Cương trả lãi, ông Hòe có yêu cầu vợ
chồng anh Cương sang gặp nhưng hẹn mãi không thấy sang. Đến hạn trả nợ (ngày 4/7), vợ
chồng anh Cương sang gặp ông Hòe và trình bày, do có khó khăn trong làm ăn nên xin ông
Hòe một thời gian nữa thì vợ chồng anh Cương mới có thể thu xếp được tiền cả gốc và lãi trả
cho ông Hòe. Ông Hòe không đồng ý gia hạn và yêu cầu vợ chồng anh Cương phải thu xếp
trả nợ. Ông Hòe đã tìm cách gặp vợ chồng anh Cương, có lần gặp được trực tiếp tại nhà anh
Cương, nhưng cũng có nhiều lần đến nhà anh Cương, ông Hòe chỉ gặp mẹ vợ anh Cương là
bà Lý. Ông Hòe có viết giấy nhắn để lại cho vợ chồng anh Cương, yêu cầu phải thanh toán
ngay số nợ gốc cũng như số tiền lãi như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, đã hết năm 2005 mà vợ
chồng anh Cương vẫn chưa trả được nợ cho ông Hòe. Sự việc buộc ông Hòe quyết định khởi
kiện ra Tòa án.
Câu hỏi 3: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án đòi nợ của ông Hòe.
Câu hỏi 4: Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hãy cho biết đơn kiện của ông Hòe
phải gửi kèm theo những giấy tờ, tài liệu nào?
Tình tiết bổ sung:
Thời điểm ông Hòe khởi kiện là tháng 2/2006, thời điểm Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực
pháp luật (Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 14/6/2005, được Chủ tịch nước công bố ngày 27/6/2005, có hiệu lực từ
1/1/2006).

Có ý kiến cho rằng vụ án của ông Hòe được giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 1995; có ý
kiến lại cho rằng vụ án của ông Hòe được giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 2005.
Câu hỏi 5: Ý kiến của anh, chị về vấn đề trên.
Tình tiết bổ sung:
Lời khai chị Hà thừa nhận có khoản nợ ông Hòe số tiền 42.000.000 đồng đúng như ông Hòe
đã trình bày. Tuy nhiên việc vay tiền làm gì và đã dùng số tiền ra sao thì chị Hà không biết cụ
thể mà toàn bộ là do anh Cương sử dụng. Khi đi vay tiền, theo yêu cầu của ông Hòe, anh
Cương đưa chị Hà đi cùng để cùng ký vào giấy vay nợ. Sau khi nhận được tiền từ ông Hòe,
anh Cương đã đưa toàn bộ số tiền này đi làm ăn. Chị Hà không được cầm tiền và cũng không
được sử dụng số tiền đó. Hiện tại anh Cương đang đi làm ăn xa. Theo ý kiến chị Hà thì chị
không có khả năng trả nợ cũng như không có trách nhiệm trả nợ mà anh Cương phải có trách
nhiệm trả nợ cho ông Hòe.
Câu hỏi 6: Anh, chị có đồng ý với ý kiến của chị Hà hay không?
Tình tiết bổ sung:
Về anh Cương, anh có một “Đơn xin vắng mặt” gửi Tòa án. Trong đơn, anh Cương thừa nhận
“vợ chồng tôi có vay của ông Đào Xuân Hòe với số tiền là 42.000.000 đồng (bốn hai triệu
đồng). Do điều kiện còn quá khó khăn nên chưa thể trả cho ông Đào Xuân Hòe số tiền trên.


Nay ông Hòe có đơn kiện ra tòa về việc đòi lại tài sản. Vì điều kiện ở xa tôi không thể có mặt
tại Tòa. Vậy tôi viết đơn này xin quý tòa cho phép tôi vắng mặt tại tòa trong thời gian diễn ra
vụ kiện, kể cả ngày xét xử”.
Câu hỏi 7: Tòa án có thể giải quyết vắng mặt theo yêu cầu của anh Cương được hay không?
Tình tiết bổ sung:
Trong đơn khởi kiện của ông Hòe cũng như trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án, ông
Hòe giữ nguyên yêu cầu đòi toàn bộ số tiền nợ gốc, toàn bộ số tiền lãi chưa trả theo thỏa
thuận là 3%/tháng. Ông Hòe cũng yêu cầu vợ chồng anh Cương phải trả toàn bộ nợ ngay một
lần.
Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm vào tháng 3 năm 2006.
Ông Hòe muốn mời luật sư tham gia tố tụng.

Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư có thể tham gia tố tụng theo yêu
cầu của ông Hòe với tư cách gì?
Câu hỏi 9: Trình bày hướng giải quyết vụ án.
(Thí sinh được phép sử dụng Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự)
ề thi môn : Luật Tố Tụng Dân Sự 1 (Phần chung)
Khoa: Luật dân sự - Đại học Luật TP.HCM
Thời gian làm bài: 60 phút
Được sử dụng tài liệu
I. Lý thuyết (6 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý.
1. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nếu phản đối yêu
cầu của đương sự khác
2. Chánh án tòa án có quyền quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng.
3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp án phí khi yêu cầu của họ không
được tòa án chấp nhận.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người đại diện cho đương sự để
tham gia tố tụng tại tòa án.
5. Đương sự có thể lựa chọn tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự.
6. Bị đơn có quyền thay đổi và bổ sung yêu cầu trong vụ án.
II. Bài tập (4 điểm)
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà là bà X và người thuê
nhà là Cty Y về việc điều chỉnh giá thuê nhà theo HĐ (HĐ quy định sau mỗi năm gía thuê
nhà sẽ điều chỉnh theo giá thị trường), Tòa án đã yêu cầu cơ quan hữu quan cho ý kiến về giá
thuê nhà tại thời điểm gỉai quyết tranh chấp để làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án đồng thời
cũng gửi công văn đến một số DN kinh doanh nhà ở yêu cầu cung cấp thông tin với nội dung
tương tự.
Đại diện VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm phản đối các hành vi tố tụng nêu trên của tòa án
với lý do tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà không có yêu cầu của đương sự. Tuy nhiên,
các đương sự không có phản đối các hành vi nêu trên của tòa.



Anh (chị) nhận xét gì về hành vi tố tụng nêu trên của Tòa và nêu quan điểm, cơ sở pháp lý
của mình về việc có chấp nhận những chứng cứ mà tòa đã thu thập nêu trên hay không.

LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
a. Tòa án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm khi tòa án sơ thâm áp dụng không đúng pháp luật tố
tụng?
b. Tòa án có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
c. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu khi tham gia tố tụng.
d. Thủ tục phúc thẩm các quyết định sơ thẩm phải tuân thủ nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng
lời nói và liên tục?
e. Nếu đương dự được triệu tâp tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tham gia
tranh luận?
f. Khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì họ phải thực hiện biện pháp
bảo đảm?
2. Bài tập
Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2003. Hai người chung sống
hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/8/2008, do mâu thuẫn, anh A đã yêu cầu Tòa
án Quận X cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý vụ án và sau khi hòa giải không thành đã ra bản án
cho anh A ly hôn với chị B. Tài sản chung anh A sở hữu một căn nhà, Chị B sở hữu một căn
nhà và các tài sản khác. Cháu M chị B nuôi và không yêu cầu cấp dưỡng.
Chị B đã kháng cáo về việc tòa án quận X cho chị ly hôn với anh A, nhưng đồng thời chị B
cũng yêu cầu thi hành án quận X thi hành về tài sản mà chị được sở hữu theo bản án.
Có ý kiến cho rằng bản án nêu trên chưa có hiệu lực pháp luật toàn bộ nên yêu cầu thi hành
án của chị B là không đúng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chị B yêu cầu thi hành án là đúng
với quy định của pháp luật tố tụng.
Theo anh (chị) yêu cầu thi hành án của chị B là đúng hay sai? Tại sao?
Ề THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - HP2
Thời gian: 60 Phút

Chỉ được sử dụng Bộ luật TTDS
1. LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
a. Đình chỉ là hình thức tòa án giải quyết vụ án dân sự.
b. Đương sự vắng mặt lần thứ 1 thì HĐXX sơ thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa
c. Các tài liệu của vụ án phải được công khai tại phiên tòa.
d. Khi người kháng cáo chết thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm
e. Nếu kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ thì HĐXX phúc thẩm giữ nguyên bản án ,
quyết định sơ thẩm
f. Phạm vi tái thẩm căn cứ vào nội dung kháng nghị của người có thẩm quyền
2. Bài tập


Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2003. Hai người chung sống
hạnh phúc và có một con chung là M. Ngày 20/8/2008, do mâu thuẫn, anh A đã yêu cầu Tòa
án Quận X cho ly hôn. Tòa án đã thụ lý vụ án và sau khi hòa giải không thành đã ra bản án
cho anh A ly hôn với chị B. Tài sản chung anh A sở hữu một căn nhà, Chị B sở hữu một căn
nhà và các tài sản khác. Cháu M chị B nuôi và không yêu cầu cấp dưỡng.
Chị B đã kháng cáo về việc tòa án quận X cho chị ly hôn với anh A, nhưng đồng thời chị B
cũng yêu cầu thi hành án quận X thi hành về tài sản mà chị được sở hữu theo bản án.
Có ý kiến cho rằng bản án nêu trên chưa có hiệu lực pháp luật toàn bộ nên yêu cầu thi hành
án của chị B là không đúng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chị B yêu cầu thi hành án là đúng
với quy định của pháp luật tố tụng.
Theo anh (chị) yêu cầu thi hành án của chị B là đúng hay sai? Tại sao?
LÝ THUYẾT
Nhận định đúng sai? Giải thích?
1. Nguyên đơn là người thực hiện hành vi khởi kiện.
2. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
3. Hòa giải chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền hoãn phiên tòa để nghị án trong thời hạn 5 ngày làm
việc.
5. Tòa phúc thẩm có quyền phúc thẩm bản án , quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của tòa án quận huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
6. Chỉ có hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới có quyền giữ nguyên bản án, quyết định đã bị
hủy hoặc bị sửa.
II. BÀI TẬP ( 4 điểm)
Do việc chi Nguyễn Bích N. (cư trú tại thành phố Biên hòa tỉnh Đồng nai) thường xuyên nghỉ
việc không lý do chính đáng nên công ty Dosen, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trụ sở
tại huyện X, tỉnh Đồng nai, đã quyết định kỷ luật chị N bằng hình thức sa thải. Chị N làm đơn
khởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân hủy quyết định kỷ luật trên với lý do ban lãnh đạo công ty
đã không tiến hành phiên họp xét kỷ luật mà chỉ xin ý kiến các thành viên ban lãnh đạo thông
qua phiếu thăm dò ý kiến, từ đó GĐ công ty là ông Kim đã ra quyết định kỷ luật chị N.
Hãy trả lời đúng sai và giải thích:
1. Tòa án huyện X có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
2. Đây là loại tranh chấp cần phải qua hòa giải cơ sở thì tòa án mới giải quyết.
3. Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa chị N và ông Kim vì 2 bên đạt được
thoả thuận Công ty Dosen sẽ nhận chị N trở lại làm việc.
. Lý thuyết (6 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai và giải thích các nhận định sau:
1. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều được đưa ra thi hành án.
2. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải làm đơn gởi đến tòa án yêu cầu giải
quyết.
3. Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm giống Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên
tòa sơ thẩm
4. Chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ chứng minh.
5. Tại tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có nghĩa vụ nghe lời trình bày của đương sự


6. Việc hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ của tòa án

II. Bài tập (4 điểm)
A cho B vay 1.000 usd, thời hạn vay là 05 tháng, có làm hợp đồng bằng giấy tay. Do B không
trả theo thời hạn thỏa thuận, A đã kiện B tại tòa án quận X, thành phố H. Tại tòa án, B thừa
nhận nghĩa vụ của mình nhưng đề nghị Tòa án cho B được trả số tiền trên trong thời hạn một
năm. A không nhất trí và yêu cầu Tòa án buộc B phải trả một lần sau khi án có hiệu lực pháp
luật.
Để các bên có phương hướng giải quyết tranh chấp, tòa án quận X đã tiến hành hòa giải về
phương thức trả nợ giữa A, B và các bên đã thống nhất được là B trả A số tiền tương ứng
1.000usd trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật. Xét thấy các bên đã
thống nhất được về việc giải quyết vụ việc, nên tòa án quận X đã lập biên bản hòa giải thành
và sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, các bên đương sự không thay đổi ý kiến nên tòa án
quận X đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Có ý kiến cho rằng tòa án quận X đã vi phạm pháp luật tố tụng về hòa giải. Ý kiến anh (chị)?
ĐỀ THI TTDS HP 1 lớp QT32A :thời gian 60p đc sử dụng tài liệu
A. Phần lý thuyết ( 6 điểm ) trả lời ngắn gọn
1. Vụ án dân sự có đương sự là Việt kiều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương.
2. Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.
3. Đại diện ủy quyền của đương sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
trong vụ án đó.
4. Thư kí tòa án có thể lấy lời khai của đương sự theo sự ủy quyền của thẩm phán.
5. Hãy cho 1 ví dụ và phân tích rò nguyên tắc " Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự" trong ví dụ đó.
B. Phần bài tập: 4 điểm
Tháng 10 năm 2005 Tòa án quận X thụ lý vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên đương
sự A và B ( gọi tắt là vụ án Y ). Chánh án tòa án đã phân công thẩm phán M và thư ký N chịu
trách nhiệm giải quyết vụ án Y. Thư ký N đã thực hiện các công việc theo trách nhiệm của
thư ký tòa án do BLTTDS quy định ( Ghi biên bản lời khai, biên bản hòa giải và các biên bản
tố tụng khác...) Tháng 12 năm 2005, thẩm phán M chuyển công tác sang Tòa án khác, thư ký
N có quyết định bổ nhiệm Thẩm phán. Nhằm thuận lợi cho việc giai quyết vụ án Y, chánh án

tòa quận X tiếp tục phân công N là thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án Y. Câu nhận định
nào sau đây là đúng nhất ? Tại sao ?
1. N không thể tiếp tục tham gia giải quyết vụ án Y.
2. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y với tư cách Thẩm phán.
3. N có thể tiếp tục giải quyết vụ án Y.
Giáo viên ra đề: cô Ths. Đặng Thanh Hoa
ĐỀ THI TTDS HP 2 lớp QT32A thời gian 60 phút CHỈ ĐC SỬ DỤNG BỘ LUẬT TTDS
2005


A. Phần lý thuyết : 6 điểm : trả lời ngắn gọn
1. Đại diện của đương sự có quyền kháng cáo thay cho đương sự.
2. Thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án không tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử.
3. Tòa Dân sự tòa án tối cao có quyền giám đốc thẩm các quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án Tình thành phố.
4. Đương sự ko có nghĩa vụ tham gia phiên toà Giám đốc thẩm.
5. Liệt kê các quyết định sơ thẩm và giá trị pháp lý của các quyết định đó.
B. Phần bài tập: 4 điểm
Nguyễn Thị A. làm đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn với Trần Văn B. A và B có 1 con chung là
C ( 4 tuổi ). Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án ly hôn nói trên, A và B đã ko thỏa thuận
đc với nhau về khoản tiền cấp dưỡng nuôi con. Theo đó, A yêu cầu B cấp dưỡng nuôi con
khoản tiền 5 triệu/ tháng. B ko đồng ý và chỉ chấp nhận cấp dưỡng nuôi con khoản tiền 1
triệu/ tháng với điều kiện C là con của B và yêu cầu Tòa án giám định để xác định C có phải
là con của B hay ko? Hãy trả lời các câu hỏi sau đây và giải thích tại sao?
1. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu ly hôn khi chưa xác định đc việc cấp dưỡng cháu C ?
2. Tòa án ko thể giải quyết yêu cầu giám định của B ?
3. Tòa án phải tách yêu cầu xác định con của B thành một vụ án khác ?




×