Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ÔN THI VX HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.42 KB, 8 trang )

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP.
Đề 1: Anh hoặc chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) thể hiện
trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
DÀN Ý CHI TIẾT
1_ Cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra của Mị là một cuộc đời đầy bi kịch. Mị luôn sống trong những mâu
thuẫn có tính chất bi kịch:( ý làm tiền đề)
Mị ra đời và lớn lên cùng với món nợ truyền kiếp mà bố mẹ Mị cũng như bao người nghèo Hồng Ngài khác
phải còng lưng gánh chịu. Chính vì thế mà những gì Mị có được đều phải trở thành vật chuộc nợ của nhà giàu:
_ Mị trẻ đẹp, khao khát tự do, khao khát tình yêu , có năng khiếu nghệ thuật nhưng cũng chính vì thế Mị lọt vào
tầm mắt cú vọ của cha con Pá Tra, phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, phải làm vợ A sử dù không hề
yêu hắn. Trước bi kịch ấy , Mị toan tự tử nhưng vì thương cha già nên đành phải sống một cuộc sống công cụ.
_ Thủ đoạn lợi dụng mê tín thần quyền của nhà thống lí đã cột chặt số phận của Mị một cách có hiệu quả ( Trong
truyện nhiều lần Mị sợ hãi về việc này), ách lao động khổ sai nặng nề hơn cả trâu ngựa, cuộc sống vợ chồng vô cảm
đã biến Mị thành một con vật người câm lặng, nhẫn nhục , vô cảm,…( HS chọn những câu văn tiêu biểu để dẫn
chứng)
2_Nhưng thực chất, ở Mị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy chính là niềm khao khát tự do
và hạnh phúc. Sức sống ấy như hòn than ủ kín trong đống tro tàn lạnh hễ có cơ hội thuận lợi là nó lại bùng
lên ( ý trọng tâm)
a_ Đêm tình mùa xuân:
+ Tác nhân quan trọng: Không khí sôi động của ngày Tết, sự gợi cảm của cảnh sắc thiên nhiên, sự kích thích của
men rượu, nhất là sức quyến rủ của tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức niềm khát khao của Mị.
+Diễn biến tâm lí của Mị theo lối gấp khúc, đầy mâu thuẫn và cuối cùng là sự thắng thế của hồi ức, của khát
vọng hạnh phúc , tự do trong tâm tưởng dù cho thể xác Mị có bị A Sử trói chặt một cách tàn nhẫn:
Nghe tiếng sáo , nhẩm thầm bài hát của người đang thổi / từ từ bước vào buồng, căn buồng chật hẹp , kín mít
gợi hình ảnh một nhà tù.
Ý thức tuổi trẻ ào về, muốn đi chơi / muốn chết ngay.
1
Bỏ mỡ thêm vào đèn, lấy váy áo , quấn lại tóc / không hề hay biết sự có mặt của A Sử, không hề phản ứng khi
A Sử trói vào cột nhà.
Ý nghĩ đi theo những đám chơi / toàn thân bị dây trói thít chặt , tê cứng , tím bầm.
Như vậy lần trỗi dậy nầy của Mị đã bị vùi dập tàn nhẫn, để rồi Mị rơi vào trạng thái tê dại vô cảm nặng nề hơn.


b_ Một đêm đông , Mị đột ngột cởi trói cho A Phủ và chạy theo anh ta:
+ Đã từ lâu sau cái đêm vượt rào trong tưởng tượng nói trên, Mị đã hoàn toàn rơi vào trạng thái tê dại nặng nề.
Nàng sống triền miên trong trạng thái vô cảm, không để tâm gì đến chung quanh , cả đêm chỉ còn biết sống cùng
ngọn lửa.A Phủ bị trói đứng gần đấy Mị cũng không mảy may để ý đến.
+ Nhưng đến khi dòng nước mắt bất lực , tuyệt vọng vủa A Phủ từ từ lăn xuống đôi gò mà đã xám đen lại lấp
lánh lên dưới ánh sáng bập bùng của ngọn lửa , cảm xúc của Mị thực sự được đánh thức :
Ban đầu là trí nhớ Mị được phục hồi để có thể nhớ lại đêm mùa xuân nọ mình cũng đã từng chịu dựng cực
hình này, nhớ lại câu chuyện về người đàn bà xưa kia cũng bị chồng trói đứng đến chết trong nhà Pá Tra.
Từ đó , nhận thức của Mị được khởi động , Mị nhận thấy sự phi lí trong cái chết sắp chụp xuống cuộc đời A
Phủ, nhận thức sâu sắc bản chất độc ác của cha con nhà Pá Tra. Đó là sự độc ác thâm căn cố đế trong bản chất của
giai cấp của nhà P á Tra.
Tiếp đó, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã bùng lên mạnh mẽ, lớn hơn cả sự sống chết của bản thân. Đến
lúc đó, Mị đã đù sức mạnh để cắt dây trói cứu A Phủ. Cuối cùng chỉ trong khoảnh khắc Mị đã thay đổi ý định ban
đầu (sẵn sàng chịu trói chịu chết thay cho A Phủ) để vùng chạy theo A Phủ. Có thể thấy đây là một bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đấu tranh âm thầm bền bỉ của Mị. Mị đã bước qua ngưỡng cửa của sự sợ hãi , của tâm lí cam
chịu “ chỉ còn biết chết rũ xương ở đây thôi”. Ở phần sau của truyện , hai con người dám đấu tranh tự giải phóng
cho mình đã bắt gặp ánh sáng cách mạng, đã thật sự đổi đời trong cuộc kháng chiến toàn dân.
3 Nghệ thuật : Để thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật , nhà văn đã bộc lộ một nghệ thuật văn xuôi điêu
luyện:
_ Miêu tả sinh động , gợi cảm cảnh sắc thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của vùng cao Tây Bắc.
_ Dẫn chuyện khéo léo, kết hợp trần thuật theo quan điểm tác giả và trần thuật theo quan điểm nhân vật, khắc hoạ
tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật.
===========================
2
Đề 2 (SGK trang 203) : Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn
VỢ NHẶT của KIM LÂN
DÀN Ý CHI TIẾT
1) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và tình huống truyện:
- Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của
cuộc sống nông thôn.

- Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim
Lân.
- Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo. Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
2) Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.
- Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.
- Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn
bị cái chết đe dọa.
3) Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống
độc đáo
- Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao (Ngoại hình xấu, thô, tính tình có phần
không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già, nạn đói đe dọa, cái
chết đeo bám).
- Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
- Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ
+ Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.
+ Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên
+ Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ".
3
- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí
+ Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng.
+ Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được.
=======================
4) Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói
- Cái đói dồn đuổi con người.
- Cái đói bóp méo cả nhân cách.
- Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.
- Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.
====================
5) Giá trị nhân đạo:

- Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.
+ Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình.
+ Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"
+ Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.
- Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:
+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.
+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin
cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.
+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật hé mở tương lai đổi đời cho
nhân vật trong cách mạng.
========================================
4
Đề 3: Phân tích tính sử thi của RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)

1- Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt
Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là
một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra, với các tác phẩm thuộc loại này, chỉ nói đến
tính sử thi là đủ, bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó).

2 Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới.
Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây
Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man
trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày
Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô
Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm
đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.
Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một
tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả
một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh
hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những

phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng
mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả
mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh
Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn
có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần
mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và
cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối.
Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh
hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với
những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới
giọng nói "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng
chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời
cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả
làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự
tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm
màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×