Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) TRÊN 15 TRẠI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TẠI MỘT TRẠI THUỘC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD) TRÊN 15
TRẠI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TẠI MỘT
TRẠI THUỘC TỈNH LONG AN

Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ THÙY DƯƠNG
Lớp

: TC07TY

Ngành

: Thú y

Niên khóa

: 2007 – 2012

Tháng 05/ 2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************



HỒ THỊ THÙY DƯƠNG

CHẨN ĐOÁN BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH
(CRD) VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TẠI MỘT
SỐ TRẠI THUỘC TỈNH LONG AN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
THS. BÙI NGỌC THÚY LINH

Tháng 05/ 2013

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Thùy Dương.
Tên đề tài: “Chẩn đoán bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên 15 trại và các
bệnh thường gặp trên gà tại một trại thuộc tỉnh Long An”. Đã hoàn thành luận
văn đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp
của hội đồng chấm thi tốt nghiệp, khoa chăn nuôi thú y, ngày ........................
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
THS. BÙI NGỌC THÚY LINH

ii



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm tạ công ơn sinh thành và dưỡng dục của
cha mẹ đã lo lắng, an ủi, động viên và tạo điều kiện cho em được học tập như ngày
hôm nay.
Lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: tiến sĩ Nguyễn Thị Phước Ninh
Xin cảm ơn:
Quý thầy cô, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đang công tác tại bệnh xá
thú y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, các chủ trang trại chăn
nuôi gà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp TC07TY đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ cho tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện bài luận văn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
HỒ THỊ THÙY DƯƠNG

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Chẩn đoán bệnh hô hấp mãn tính (CRD) và các bệnh
thường gặp trên gà tại một số trại thuộc tỉnh Long An”, đã được tiến hành tại
Long An, từ 01/10/2012 đến 01/01/2013. Nội dung: Khảo sát các biểu hiện nghi ngờ
CRD trên gà ở 15 trại khảo sát, xác định MG, MS từ các ca bệnh nghi ngờ CRD bằng
kỹ thuật PCR, phân lập E.coli và thực hiện kháng sinh đồ, ghi nhận các triệu chứng,
bệnh tích của bệnh truyền nhiễm xảy ra trên trại, điều trị và ghi nhận kết quả.

Kết quả thu được: Kết quả khảo sát 15 trại gà tại Long An, tất cả các trại đều
có triệu chứng: khò khè, sưng mí mắt, chảy nước mũi. Bệnh tích: túi khí dày đục, tích
casein, khí quản xuất huyết, phổi viêm.
Kiểm tra Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae của 15 mẫu
bệnh tích bằng kỹ thuật PCR cho kết quả là 7 mẫu dương tính với MG (46,66%) và
14 mẫu dương tính với MS (93,33%) và 7 mẫu dương tính với cả 2 loài chiếm tỷ lệ
46,66%.
Phân lập 15 mẫu bệnh phẩm có 11 mẫu hiện diện E.coli. Vi khuẩn nhạy cảm
cao với gentamycin (82%), norfloxacine (73%) Vi khuẩn đề kháng với tetracycline
(92%) và amoxicillin (73%).
Tại trại khảo sát, nghi ngờ những bệnh xãy ra: E.coli, bạch lỵ, tụ huyết trùng,
CRD, sổ mũi truyền nhiễm, câù trùng, viêm ruột hoại tử, nấm phổi, sán dây.
Trại kết hợp 2 hình thức điều trị là cho uống và chích. Gà giảm lệ chết và trở
lại bình thường trong 3-5 ngày điều trị.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................... x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1

Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về Mycoplasma ....................................................................... 3
2.2 Bệnh hô hấp mãn tính ........................................................................................... 4
2.2.1 Mycoplasma gallisepticum ................................................................................. 4
2.2.2 Mycoplasma synoviae ........................................................................................ 9
2.3 Kỹ thuật PCR ...................................................................................................... 14
2.3.1 Giới thiệu về kỹ thuật PCR .............................................................................. 14
2.3.2 Nguyên tắc của kỹ thuật PCR .......................................................................... 14
2.3.3 Thành phần phản ứng PCR .............................................................................. 15
2.3.4 Kiểm tra kết quả PCR ...................................................................................... 15
2.4 Các bệnh thường gặp trên gà............................................................................... 16
2.4.1 Bệnh bạch lỵ ..................................................................................................... 16
2.4.2 Bệnh cầu trùng ................................................................................................. 18
2.4.3 Bệnh nấm phổi ................................................................................................. 19
2.4.4 Bệnh viêm ruột hoại tử ..................................................................................... 21
2.4.5 Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ............................................................................... 22

v


2.4.6 Bệnh E.coli ....................................................................................................... 24
2.4.7 Bệnh tụ huyết trùng .......................................................................................... 25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 26
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 26
3.2 Nội dung .............................................................................................................. 26
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 26
3.3.1 Khảo sát các biểu hiện nghi ngờ CRD trên gà ở 15 trại khảo sát ................... 27
3.3.1.1 Dụng cụ lấy mẫu ........................................................................................... 27
3.3.1.2 Phương pháp khảo sát ................................................................................... 27
3.3.1.3 Kỹ thuật mổ khám tử..................................................................................... 28

3.3.2 Xác định Mycoplasma từ các ca bệnh nghi ngờ CRD bằng kỹ thuật PCR ...... 28
3.3.2.1 Xác định MG từ các ca bệnh nghi ngờ CRD bằng kỹ thuật PCR ................. 28
3.3.2.2 Xác định MS từ các ca bệnh nghi ngờ CRD bằng kỹ thuật PCR ................. 29
3.3.3 Phân lập E.coli từ các ca bệnh nghi ngờ C.CRD ............................................. 30
3.3.3.1 Dụng cụ lấy mẫu ........................................................................................... 30
3.3.3.2 Môi trường nuôi cấy ...................................................................................... 30
3.3.3.3 Phương pháp lấy mẫu .................................................................................... 30
3.3.3.4 Thực hiện kháng sinh đồ ............................................................................... 30
3.3.3.5 Đánh giá kết qủa............................................................................................ 32
3.3.5.6 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 32
3.3.4 Ghi nhận triệu chứng, bệnh tích của bệnh thường gặp trên trại Hồng Chích .. 32
3.3.4.1 Ghi nhận triệu chứng ..................................................................................... 32
3.3.4.2 Ghi nhận bệnh tích ........................................................................................ 33
3.3.5 Điều trị và ghi nhận kết quả ......................................................................................... 34
3.3.6 Xử lý số liệu .................................................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 35
4.1 Kết quả đánh giá các biểu hiện nghi ngờ do CRD .............................................. 35
4.1.1 Triệu chứng ...................................................................................................... 35
4.1.2 Kết quả đánh giá bệnh tích đại thể trên trên gà khảo sát ................................. 35

vi


4.2 Kết quả xác định Mycoplasma bằng kỹ thuật PCR từ mẫu bệnh phẩm .............. 36
4.3 Kết quả phân lập E.coli và kháng sinh đồ ........................................................... 39
4.3.1 Kết quả phân lập E.coli ................................................................................... 39
4.3.2 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E.coli phân lập được ........................ 40
4.4 Các bệnh thường gặp trong quá trình khảo .....................................................................41
4.4.1 Triệu chứng thường gặp ..............................................................................................41


4.4.2 Ghi nhận bệnh tích đại thể khi mổ khám một số gà bệnh ................................ 42
4.5 Hiệu quả điều trị .............................................................................................................47

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 50
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 50
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 52

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCR: Polymerase chain reaction
ELISA: Enzyme linked immuno – sorbent assay
CRD: Chronic Respiratory Disease
HI: Haemagglutination – inhibition test
MG: Mycoplasma gallisepticum
MS: Mycoplasma synoviae
C.CRD: E.coli Chronic Respiratory Disease
CAM: Chorio Allantoic Membrain
SPA: Serum plate agglutinaton
EM: Electron microscopy
SDS – PAGE: Sodium dodecyl sulfate – polyacrylamide gel electrophoresis
NAD: Nicotinamide-adenine dinucleotide
DNA: Deoxyribo nucleotic acid
NA: Nutrient – Agar

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1 Bệnh tích đại thể trên 15 ca gà bệnh ......................................................... 36
Bảng 4.2 Kết quả xác định MG, MS và cả 2 loài bằng kỹ thuật PCR..................... 37
Bảng 4.3 Tỷ lệ dương tính E.coli trên 15 trại gà khảo sát ........................................ 39
Bảng 4.4 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli. (n=11) ..................... 40
Bảng 4.5 Kết quả quan sát triệu chứng trên trại gà khảo sát ................................... 41
Bảng 4.6. Kết quả quan sát bệnh tích đại thể trên trại gà khảo ................................ 43
Bảng4.7 Tình hình bệnh thường gặp tại trại khảo sát............................................... 45
Bảng 4.8 Tỷ lệ chết trên các đàn gà khảo sát tại trại ................................................ 47
Bảng 4.9 Tỷ lệ chết của đàn gà sau 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày sau khi sử dụng kháng
sinh trên trại khảo sát ................................................................................................ 48

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 4.1 Mí mắt sưng ............................................................................................... 35
Hình 4.2 Kết quả chạy PCR ..................................................................................... 38
Hình 4.3 Túi khí tích casein .............................................................................................38
Hình 4.4 Khí quản xuất huyết................................................................................... 38
Hình 4.5 Phổi viêm ................................................................................................... 39
Hình 4.6 Phân trắng bết hậu môn ............................................................................. 42
Hình 4.7 Sưng mặt .................................................................................................... 42
Hình 4.8 U nấm tràn lan túi khí ................................................................................ 45
Hình 4.9 Tá tràng xuất huyết .................................................................................... 45
Hình 4.10 Manh tràng sưng to .................................................................................. 46
Hình 4.11 Tích casein xoang mặt ............................................................................. 46

Hình 4.12 Sán dây .................................................................................................... 46
Hình 4.13 Viêm màng bao gan ................................................................................. 46
Hình 4.14 Gan nhạt màu và bở ................................................................................. 46
Hình 4.15 U nấm ở phổi ........................................................................................... 46

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 3.1 Các bước thực hiện nội dung 1, 2, 3 ......................................................... 26
Sơ đồ 3.2 Các bước thực hiện nội dung 4, 5............................................................. 27
Sơ đồ 3.3 Qui trình phân lập E.coli .......................................................................... 31

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Trong 24 loài Mycoplasma phân lập được trên gia cầm thì Mycoplasma
gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS)đã được biết là nguyên nhân gây
bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Disease - CRD), viêm xoang mũi truyền
nhiễm (Infectious Sinusitis), viêm khớp truyền nhiễm (Infectious Synovitis) ở trên gà
và gà tây. Bệnh do Mycoplasma tiến triển chậm, kéo dài, ít có biểu hiện lâm sàng rõ
rệt. Một số dấu hiệu rối loạn hô hấp như: thở khò khè, khịt mũi, chảy nước mũi,
viêm xoang, viêm kết mạc làm mắt sưng to hoặc sưng khớp và chậm tăng trưởng
trên gà giò (4-8 tuần tuổi) làm giảm hiệu quả thức ăn, tăng tỉ lệ loại thải, tăng chi phí
thuốc thú y. Trên gà lớn bệnh thường ở thể ẩn với tỉ lệ đẻ và tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ chết
phôi tăng. Bệnh thường kết hợp với các

nhân tố gây bệnh khác như: virus


Newcastle, virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm, virus viêm phế quản truyền
nhiễm. Vi trùng như: E.coli, Haemophilus, Pasteurella, Samonella,... Đồng thời,
những yếu tố bất lợi của môi trường sống như: nồng độ khí ammoniac, ẩm độ cao,
nhiệt độ cao, sự thông thoáng kém, bụi...; những yếu tố gây stress như: mật độ gà
cao, thao tác tiêm chủng ngừa, cắt mỏ, dồn chuồng...; dinh dưỡng thiếu chất thường
được xem là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Tuy tỷ lệ chết không cao nhưng
bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế và còn làm tiền đề, tạo điều kiện cho những bệnh
khác như: tụ huyết trùng, nấm phổi, thương hàn, sỗ mũi truyền nhiễm... phát triển và
gây bệnh. Vì vậy, ngoài thiệt hại về kinh tế như đã nêu trên, chi phí dành cho
chương trình kiểm soát, khống chế và tiêu diệt bệnh thường hết sức tốn kém. Từ
thực tế này, được sự đồng ý của bộ môn bệnh Truyền nhiễm và thú y cộng đồng,
khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, được sự hướng dẫn

1


của TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và Ths. Bùi Ngọc Thúy Linh, chúng tôi đã tiến
hành đề tài: "Chẩn đoán bệnh hô hấp mãn tính (CRD) trên 15 trại và các bệnh
thường gặp trên gà tại một trại thuộc tỉnh Long An".
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Phát hiện nguyên nhân gây bệnh trên gà, có biện pháp phòng và điều trị bệnh
hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu
Quan sát triệu chứng, ghi nhận bệnh tích đại thể từ những gà bệnh và chết.
Xác định MG, MS từ các ca bệnh nghi ngờ CRD bằng kỹ thuật PCR. Phân lập
E.coli từ các ca bệnh nghi ngờ C.CRD. Thực hiện kháng sinh đồ của các gốc E.coli
phân lập được. Ghi nhận các liệu pháp điều trị và hiệu quả.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Mycoplasma
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes.
Lớp này chứa khoảng 170 loài phân bố rộng rãi trong tự nhiên và là những nguyên
nhân quan trọng gây ra các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, thực vật và tế
bào nuôi cấy.
Lớp Mollicutes được chia làm 4 bộ gồm có: Mycoplasmatales,
Acheloplasmatales, Anaeroplasmartales và Entomoplasmatales. Tất cả các loài gây
bệnh lý quan trọng trên người, động vật thuộc về giống Mycoplasma hoặc
Ureaplasma. Cả 2 giống này đều trong bộ Mycoplasmatales, họ Mycoplasmataceae.
Số loài đã được nhận biết hiện nay trong bộ này là 108.
Giống Mycoplasma có trên 85 loài, guanin + cytosine chứa trong DNA thấp
(23-40%). Kích thước bộ gene 200-1350 kb, cần cholesterol cho tăng trưởng, nhiệt độ
tăng trưởng tối ưu là 37°C. Hầu hết chúng yếm khí tùy nghi và vi hiếu khí.
Mycoplasma là những tiền nhân của prokaryote, G- nhưng bắt màu kém với
thuốc nhuộm Gram, nhuộm tốt hơn với Giemsa và Romanowsky đồng thời nó là vi
sinh vật nhỏ nhất sống tự do, có thể sinh sản trong môi trường không có tế bào.
Mycoplasma không có thành tế bào, chỉ được bao bọc bởi`một màng bào tương
có 3 lớp, thành phần bao gồm: protein, glycoprotein, glycolipid và phospholipid chính
vì thế tế bào dẻo và đa dạng. Hình dạng tế bào bao gồm: cầu, xoắn, sợi và vòng,
chúng có khả năng đi qua màng lọc 0,22µm mặc dù đơn vị sinh sản nhỏ nhất chỉ là
0,3µm đường kính. Đồng thời điều này cũng giải thích cho hình dáng khuẩn lạc hình
trứng chiên với khuẩn lạc rất nhỏ, sinh sản bên trong môi trường thạch. Đề kháng với
những kháng sinh ảnh hưởng đến sự tổng hợp tế bào. Mycoplasma nhạy cảm với các
chất tẩy rửa và chất sát trùng.

3



Mycoplasma sinh sống tự do hay ký sinh trên cơ thể động vật, cộng sinh trên
màng nhày của đường hô hấp trên, ruột, cơ quan sinh dục, trên bề mặt khớp và trong
tuyến vú của bò.
Những Mycoplasma ký sinh có khuynh hướng kết dính một cách vững chắc
với màng nhày vật chủ. Chúng ở bên ngoài tế bào, sản xuất haemolysin, protease,
nuclease và những yếu tố gây độc khác. Chúng có thể làm chết tế bào vật chủ hay dẫn
đến sự nhiễm trùng mãn tính. Một số loài gây bệnh thì ưa chuộng những tế bào trung
mô phủ các khớp và những xoang chứa dịch thể. Đường hô hấp, phổi thường có
những điểm nhiễm trùng. Các Mycoplasma có khả năng phá hủy lông rung của tế bào
trong đường hô hấp vì thế dẫn đến sự xâm nhập dễ dàng của các vi khuẩn kế phát.
Bệnh ở dạng tiềm ẩn kết hợp với những stress ảnh hưởng đến bệnh trầm trọng hơn. Sự
nhiễm trùng thường ở mức độ thấp hay mãn tính, nội sinh hoặc ngoại sinh. Sự lan
truyền của bệnh theo đường sinh dục, chiều dọc hay qua không khí. Nhiều
Mycoplasma trên gà thường truyền bệnh qua trứng (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2000).
2.2 Bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Disease - CRD)
2.2.1 Mycoplasma gallisepticum (MG)
M.gallisepticum thường gây bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory
Disease – CRD) ở gà và bệnh viêm xoang trên gà tây. Đặc điểm của bệnh là có âm
ran đường hô hấp, ho, chảy nước mũi và thường xuyên viêm xoang ở gà tây. Triệu
chứng lâm sàng có biểu hiện chậm, bệnh có tiến trình dài. Sự nhiễm trùng do MG
thường kết hợp với sự nhiễm trùng của một số virus gây bệnh trên đường hô hấp khác
đồng thời kết hợp với E.coli gây ra bệnh C.CRD.
2.2.1.1 Yêu cầu tăng trưởng
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006), M. gallisepticum yêu cầu môi trường
nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng với 10 - 15% huyết thanh ngựa, heo hoặc gia cầm.
Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 37 - 38°C, pH = 7,8. Thời gian nuôi cấy trên thạch từ 2
- 5 ngày với không khí rất ẩm.
Khuẩn lạc có đặc điểm: nhỏ, trơn, những khối mờ dày đặc, nhô lên ở vùng

trung tâm. Đường kính ít khi lớn hơn 0,2 – 0,3mm.

4


Mycoplasma dung huyết hoàn toàn hồng cầu ngựa và ngưng kết hồng cầu của
gà và gà tây.
2.2.1.2 Sức đề kháng với tác nhân hóa chất và nhiệt độ
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006), hầu hết các chất sát trùng đều chống lại
Mycoplasma một cách có hiệu quả. Phenol, formalin, β - propiolactone và merthiolate
được dùng bất hoạt Mycoplasma. Nó đề kháng với penicillin và nồng độ thấp thalous
acetate (1/4000), những chất này cho vào môi trường nuôi cấy để ngăn cản sự vấy
nhiễm vi khuẩn, nấm.
Mycoplasma có thể tồn tại trong phân gà 1 – 3 ngày ở 20oC, trên vải muslin 3
ngày ở 20oC, 1 ngày ở 37oC. Mycoplasma có thể sống sót từ 2 – 4 ngày trên lông gà
và tới 3 ngày trên tóc người. Trong màng CAM mất tính gây nhiễm sau 1 giờ ở 46oC,
sau 20 phút ở 50oC, vào tuần thứ 3 tại 5oC. Nhưng trong nước xoang niệu mô vẫn còn
tính gây nhiễm 4 ngày trong tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng, 32 – 60 ngày ở tủ lạnh.
Mycoplasma bị bất hoạt trong những trứng gà bệnh tại 46,5oC trong 12 – 14 giờ.
Trong canh trùng tồn tại 2 – 4 năm khi dự trữ ở -30oC. Trong canh trùng đông khô tồn
tại ít nhất 7 năm.
2.2.1.3 Tính gây bệnh
a. Tiêm truyền trên gà và gà tây
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006), gà tây mẫn cảm với M. gallisepticum
hơn gà ta. Các đường tiêm truyền như: nhỏ mắt, nhỏ mũi, nội khí quản thường gây
bệnh tích ít hơn và nhẹ hơn đường tiêm trong xoang hay trong túi khí.
M. gallisepticum nuôi cấy trên phôi gà 7 ngày tuổi, đường tiêm là túi lòng đỏ,
gây chết phôi trong vòng 5 – 7 ngày. Bệnh tích điển hình trên phôi là phôi chậm phát
triển và tăng trưởng, phù toàn thân, hoại tử gan và lách sưng lớn.
Trong thiên nhiên bệnh thường xảy ra trên gà và gà tây nhưng M. gallisepticum

cũng đã được phân lập từ sự nhiễm trùng tự nhiên của chim trĩ, chim đa đa, công và
chim cút. Người ta cũng đã phân lập được Mycoplasma từ vịt ở Anh, Nam Tư và từ
ngỗng ở Pháp và Nam Tư.

5


b. Cách lây lan
Sự tiếp xúc giữa con mang trùng và con lành là nguyên nhân nổ ra bệnh. Bệnh
lây lan qua đường hô hấp do không khí bị ô nhiễm. Ngoài ra còn do tiếp xúc với dụng
cụ chăn nuôi bị ô nhiễm.
c. Thời gian nung bệnh
Trong điều kiện tự nhiên rất khó xác định được thời gian nung bệnh, có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bùng nổ bệnh. Còn trong điều kiện thí nghiệm thời
gian nung bệnh thay đổi từ 6 đến 21 ngày (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006)
2.2.1.4 Triệu chứng
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006), triệu chứng trên gà trưởng thành bao
gồm: âm ran khí quản, chảy nước mũi và ho. Tiêu thụ thức ăn giảm, giảm trọng lượng
cơ thể. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm nhưng vẫn được duy trì ở mức thấp. Trên gà dò,
bệnh thường xảy ra trên gà 4 đến 8 tuần tuổi, triệu chứng thường rõ ràng hơn gà
trưởng thành. Bệnh nặng trên gà dò thường do kết hợp với các bệnh khác. Những ca
viêm kết mạc mắt – giác mạc mắt do Mycoplasma được báo cáo trên gà đẻ thương
phẩm ở Nhật Bản, triệu chứng xuất hiện đầu tiên vào khoảng 30 ngày bệnh sưng da
mặt, sưng mí mắt, tăng chảy nước mắt, những mạch máu ở kết mạc xung huyết và thở
có âm ran. Điều đáng chú ý CRD chỉ là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp đặc biệt là
sự kết hợp với E.coli (C.CRD) làm tình trạng bệnh nặng hơn, tỷ lệ chết trên gà dò
khoảng 30% nhất là trong các tháng mùa đông.
2.2.1.5 Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), viêm cata có nhiều chất nhày ở mũi,

xoang cạnh mũi, khí quản, phế quản và túi khí. Viêm xoang thường nổi bật ở gà tây
nhưng cũng có thể thấy trên gà và những gia cầm khác. Thành túi khí phù thường
chứa casein nhưng có khi xuất hiện các dạng hạt hoặc các nang lympho. Viêm phổi ở
mức độ khác nhau.

6


Trong các ca bệnh viêm túi khí nặng trên gà thường do kết hợp với E.coli gây
nhiễm trùng huyết (septicemia), viêm màng bao gan có sợi huyết (firin) hay sợi huyết
mủ và viêm màng bao tim chạy dọc theo những đám viêm túi khí.
Mycoplasma làm tăng tỷ lệ vòi trứng ở gà và gà tây. Gà đẻ thương phẩm bị
viêm kết – giác mạc, phù mô dưới da mặt, mí mắt thỉnh thoảng mờ đục giác mạc.
b. Bệnh tích vi thể
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), trên gà và gà tây màng nhày dày lên do
sự thấm nhập bạch cầu đơn nhân và sự tăng sinh của tuyến nhày. Tăng sinh lympho ở
những vùng trung tâm thường được thấy ở lớp dưới màng nhày.
Tại phổi, ngoài những thay đổi ở nang lympho và những vùng viêm phổi còn
thấy những bệnh tích u hạt. Những thay đổi bệnh tích tế bào bởi M. gallisepticum ở
biểu mô khí quản đã được Dykstra và ctv (1985) nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử
(electron microscopy – EM ) cho biết có sự giải phóng những hạt chất nhầy theo sau
sự bong tróc những tế bào biểu mô có lông rung và không có lông rung, hiếm khi mất
lông rung ở tế bào riêng lẻ. Trong suốt quá trình nhiễm trùng, tăng độ dày của biểu
mô do thấm nhập tế bào và phù.
Bệnh tích viêm não được biểu lộ viêm não từ nhẹ đến nặng với những đường
viền tế bào lympho của mạch máu, viêm mạch có fibrin, ổ hoại tử ở nhu mô và viêm
màng não.
Viêm kết mạc mắt bao gồm tăng sinh biểu mô, sự thấm nhập nhiều tế bào, phù
lớp dưới biểu mô, xơ mạch trung tâm liên kết với mô đệm mà kết quả là làm dày mí
mắt.

2.2.1.6 Chẩn đoán
a. Phân lập giám định
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), bệnh phẩm là khí quản, chất dịch của túi
khí, loa xương xoang mũi, phổi, chất dịch ở các xoang có thể được nuôi cấy trực tiếp
trong môi trường canh hay thạch. Có thể dùng gạc để lấy bệnh phẩm ở khí quản hay
khe hở ở lỗ mũi cho nuôi cấy M. gallisepticum. Môi trường Frey’s được bổ sung thêm
10 – 15% huyết thanh ngựa hay heo, loại trừ sự vấy nhiễm vi khuẩn bằng thallous

7


acetate (1/4000) và penicillin (có thể cho vào môi trường lên tới 2000UI/ml). M.
gallisepticum cũng có thể được phân lập từ tinh dịch và ống dẫn trứng. Trong thời
gian nuôi cấy, nên ủ ít nhất từ 5 – 7 ngày tại 37oC. Người ta dùng triphenyl
tetrazolium hay phenol red với một lượng vừa đủ destrose như là một hệ thống chỉ thị
sự tăng trưởng. M. gallisepticum làm giảm 2,3,5 – triphenyl tetrazolium để sản xuất
màu đỏ trong môi trường hoặc nó lên men dextrose làm thay đổi phenol red thành
màu vàng khi môi trường trở thành acid.
Dĩa thạch phải được nuôi cấy tại 37oC trong không khí rất ẩm từ 3 – 7 ngày.
Phương pháp xét nghiệm bệnh tích vi thể hổ trợ thêm cho việc chẩn đoán.
Nuôi cấy chất dịch trên phôi gà 7 ngày tuổi với đường tiêm là túi lòng đỏ. Phôi
chết trong vòng 5 – 8 ngày.
Để xác định các chủng của M. gallisepticum phân lập được có thể dùng sodium
dodecyl sulfate – polyacrylamide gel electrophoresis (SDS – PAGE) hoặc kỹ thuật
PCR (polymerase chain reaction).
b. Huyết thanh học
Phản ứng huyết thanh ngưng kết nhanh trên phiến kính (serum plate
agglutination test – SPA test) nhằm xác định kháng thể chống M. gallisepticum.
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (haemagglutination – inhibition test –
HI ) đã được sử dụng thường xuyên để xác định lại kháng thể đã được phát hiện bởi

phản ứng SPA và mới đây là là phản ứng ELISA.
Phản ứng ELISA (enzyme linked immuno – sorbent assay) nhạy hơn, đặc hiệu
hơn so với phản ứng SPA và HI trong việc xác định kháng thể của M. gallisepticum.
Phản ứng ELISA đã từng được dùng để xác định kháng thể M. gallisepticum
trong những mẫu lớp phủ khí quản và lòng đỏ trứng.
2.2.1.7 Điều trị
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006), điều trị bệnh CRD bằng các nhóm
kháng sinh: tetracycline, macrolide, lincosamide, quinolone. Kháng sinh được trộn
vào trong thức ăn, nước uống hoặc chích như oxytetracycline hay chlotetracycline
trộn vào thức ăn, tylosin tiêm dưới da 6 – 10 mg/kg thể trọng hoặc pha vào nước

8


uống. Nhúng trứng vào dung dịch kháng sinh hay xử lý trứng bằng nhiệt độ để bất
hoạt Mycoplasma.
2.2.1.8 Phòng bệnh
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), ngoài những đường truyền lây như
thông thường M. gallisepticum còn truyền qua trứng do đó muốn có một đàn gà hoàn
toàn không bị nhiễm M.gallisepticum thì phải mua đàn gà đã biết trước là hoàn toàn
sạch, sau đó nuôi dưỡng chúng trong điều kiện cô lập tuyệt đối với bệnh. Muốn làm
được như vậy thì các nhà chăn nuôi phải tuân theo qui trình quản lý và phòng chống
dịch bệnh và chịu sự quản lý của cơ quan thú y chuyên nghành.
Phòng bệnh bằng vaccine
Vaccine M. gallisepticum chết đã được sử dụng từ những năm 70, dùng chất bổ
trợ nhũ tương dầu. Qua các điều tra người ta thấy rằng vaccine này có thể bảo vệ gà
dò không bị viêm túi khí, gà đẻ không bị giảm sản lượng trứng so với các nhóm đối
chứng. Tuy nhiên vaccine chỉ làm giảm chứ không loại trừ được sự tạo khuẩn lạc của
M. gallisepticum cường độc.
Vaccine sống: những nghiên cứu dùng vaccine M. gallisepticum sống (chủng F

Conecticut) lần đầu tiên được báo bởi Van Der Heider và Capenter. Trên gà dò đã
được chủng được bảo vệ không bị viêm túi khí sau khi thử thách bởi chúng có độc lực
R nhưng vaccine F không ngăn cản được sự tạo thành khuẩn lạc M. gallisepticum.
Chủng F có thể truyền sang trứng và từ gà sang gà.
Mới đây người ta sản xuất vaccine sống 6/85 và ts -11. Các báo cáo cho biết
những vaccine này không có độc lực với gà và gà tây.
2.2.2 Mycoplasma synoviae (MS)
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), mầm bệnh M. synoviae có thể gây nên bệnh viêm
khớp truyền nhiễm và thỉnh thoảng gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên của gà và
gà tây, đặc biệt khi nó kết hợp với các bệnh khác như bệnh Newcastle, Gumboro
truyền nhiễm hoặc là tiêm vaccine. M. synoviae có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến
gà thịt. Một số tác giả nghiên cứu tác hại của bệnh đối với gà đẻ cho thấy, bệnh làm
giảm trung bình 10 quả trứng /mái/năm. Sự khác biệt còn rõ hơn nếu như điều kiện

9


vệ sinh chuồng trại kém, mật độ nuôi cao. Tổn thất có thể tới 5-10% sản lượng
trứng, giảm tỷ lệ ấp nở tới 7% và tỷ lệ chết khoảng 5% ở đàn con. Những con số này
được quan sát ở đàn gà bị nhiễm M. synoviae mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vì
những sự khác biệt rất lớn về độc lực và đặc điểm kháng nguyên giữa các chủng MS
đã dẫn tới những ý kiến cho rằng M. synoviae không quan trọng và chính vì vậy
người ta ít chú ý tới việc phòng chống bệnh này, kết quả là M. synoviae đã lây lan
rất mạnh trong vài năm gần đây.
2.2.2.1 Tính gây bệnh
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), M. synoviae xuất hiện chủ yếu ở gà và gà tây, tuy
nhiên người ta cũng đã phân lập được M. synoviae ở vịt, ngỗng, bồ câu, chim cút, gà
gô, chim sẻ... Hơn nữa, những loại chim trên rất nhạy cảm khi gây nhiễm nhân tạo.
Bệnh này đang bị nhiễm ngày càng rộng và lan tràn, giống như M. gallisepticum, M.
synoviae lan truyền theo 2 con đường tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp và cũng

lây cho thế hệ sau qua trứng. Tỷ lệ nhiễm trong đàn cao nhất vào tuần thứ 4 đến
tuần thứ 6 sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và như vậy bệnh nhiễm nhanh và mạnh
hơn bệnh do M. gallisepticum. M. synoviae rất phổ biến ở các trại nuôi tập trung và
nuôi nhiều lứa tuổi xen kẽ. Sự khác biệt lớn về độc lực thể hiện trong các chủng M.
synoviae dẫn tới những khác biệt rất lớn về biểu hiện bệnh. Những đặc điểm về di
truyền, tuổi và tình trạng miễn dịch của vật chủ cũng như sự có mặt của các yếu tố
khác như các mầm bệnh khác, điều kiện vệ sinh kém có những ảnh hưởng rất lớn
đến việc phối hợp biểu hiện bệnh và quá trình lây nhiễm bệnh. M. synoviae cũng
phân lập được ở mật.
2.2.2.2 Căn bệnh
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), với sự khác biệt rất lớn về độc lực giữa các
chủng và thậm chí ở cả vị trí gây bệnh, ví dụ như ở đường hô hấp khác với ở khớp.
Tuy nhiên sự khác biệt đó không phát hiện được bằng phương pháp kiểm tra miễn
dịch học. Có sự khác biệt nhỏ về bệnh học giữa chủng có khả năng và không khả
năng gây ngưng kết hồng cầu. Về mặt bệnh lý thì số lượng mầm bệnh và con đường
xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể vật chủ đóng vai trò khá quan trọng trong biểu

10


hiện bệnh. Xâm nhiễm qua chân thì dẫn tới bị viêm khớp, trong khi đó nếu mầm
bệnh xâm nhiễm qua con đường hô hấp thì sẽ dẫn đến viêm túi khí. Sự khác biệt này
có thể được phát hiện bằng phương pháp lai ADN hoặc phân tích đa hình ADN. Sự
truyền lây qua trứng có thể biểu hiện ở cả 2 dạng bệnh. Cơ chế sinh bệnh của MS
giống với M. galliseptcum, nhưng đối với M. synoviae, sự thiếu máu thể hiện là do
hậu quả của việc phá vỡ hồng cầu, đây là đặc điểm khác biệt quan trọng. Quá trình
định cư của M. synoviae tại mô bào và sản phẩm trao đổi chất của nó hấp dẫn bạch
cầu đa nhân trung tính, khi nó bị phá hủy thì giải phóng ra lysosmes và chất này có
khả năng phá vỡ hồng cầu hàng loạt. Điều này cũng có thể giải thích quá trình tích
lũy các chất bã đậu xung quanh gân và khớp. Những tổn thương này cũng giải thích

sự thâm nhập của tế bào đơn nhân, tương bào, đại thực bào vào những nơi bị tổn
thương (khớp hoặc túi khí), trong quá trình này những tế bào tham gia đáp ứng miễn
dịch qua trung gian tế bào phụ thuộc tuyến ức cũng có liên quan. Sự tương đồng
kháng nguyên thể hiện rất rõ giữa M. synoviae và M. galliseptcum làm cho việc
chẩn đoán và xác định bệnh trở nên khó khăn.
2.2.2.3Triệu chứng lâm sàng
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), thời gian ủ bệnh có khác nhau rất rõ rệt, nó phụ
thộc vào số lượng, con đường xâm nhiễm và độc lực của mầm bệnh. Khả năng mẫn
cảm của vật chủ cũng như sự tồn tại của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cũng có ảnh
hưởng tới quá trình này. ở những con gà bị nhiễm bệnh qua trứng thì thời gian ủ
bệnh khoảng 6 tuần, những con bị nhiễm thông qua tiếp xúc là 11-21 ngày, nhiễm
qua chân là 2-10 ngày, tiêm tĩnh mạch là 7-10 ngày, nhỏ mũi sau 7 đến 14 ngày, qua
màng kết mạc là 20 ngày. Kháng thể của cơ thể có thể quan sát trước khi con vật
biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Dạng bệnh hô hấp rất phổ biến hiện nay, những con
bị bệnh thường biểu hiện bệnh ở đường hô hấp trên, què, sinh trưởng chậm, tăng tỷ
lệ chết và giảm sản lượng trứng. Ở gà tây, bệnh trầm trọng hơn gà thường nhưng
dấu hiệu lâm sàng thường không quan sát thấy.

11


2.2.2.4. Bệnh tích
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), những tổn thương chủ yếu của bệnh là sưng, phù
nề các khớp với sự xuất tiết dịch viêm, thoái hoá khớp sụn (viêm khớp, viêm bao
gân), sưng gan, sưng lách, thận sưng và nhạt màu, teo túi fabricius, thymus. Những
tổn thương ở đường hô hấp cũng tương tự với bệnh do M. gallisepticum nhưng
thường biểu hiện nhẹ hơn.
2.2.2.5. Chẩn đoán.
Theo Nhữ Văn Thụ (2002), những triệu chứng và tổn thương thì chưa đủ để
khẳng định con vật bị bệnh. Việc chẩn đoán M. synoviae cũng được thực hiện các

bước giống ở M. galliseptcum. Trong các khâu phân lập, cần phải lưu ý rằng M.
synoviae đòi hỏi môi trường có NAD (nicotinamide-adenine dinucleotide) và
cystein. Dùng tăm bông trơn hoặc tăm bông có xử lý than hoạt tính thì có khả năng
thu được kết quả cao hơn là dùng tăm tơ nhân tạo hoặc que nhôm vì 2 loại vật liệu
sau có thể gây ức chế sinh trưởng. Việc phân lập M. synoviae ở khớp và bao hoạt
dịch của những con bị nhiễm bệnh thì rất khó khăn và việc lấy mẫu phân lập ở
đường hô hấp dễ dàng hơn nhiều. M. synoviae có thể được phân lập ở những con gà
không cho phản ứng SPA dương tính. Khi sử dụng các phương pháp kiểm tra sinh
hóa học và huyết thanh học để xác định chủng thì cũng cần làm các thủ tục tương
đương như ở M. galliseptcum. Một kỹ thuật mới là phản ứng ngưng kết được phát
triển, nó sử dụng kháng thể đơn dòng để xác định chủng M. synoviae trong phòng
thí nghiệm. Kháng thể đơn dòng S2 (IgG3 isotype) làm ngưng kết M. synoviae, mà
nó gắn với protein p55 kDa và một số protein p11 và p75 của M.synoviae (nhưng
không gắn với protein của M. galliseptcum) được hấp phụ với Staphilococcus
aureus (chủng Cowan 1) nó có protein A. Trộn lẫn với canh trùng M. synoviae thì
xuất hiện kết tủa với M. synoviae. Đây là phản ứng đặc hiệu với M. synoviae.
2.2.2.6 Điều trị
Theo Vân Anh (2012), bệnh do vi khuẩn gây ra thì có thể sử dụng kháng sinh
để điều trị. Tuy nhiên, do là bệnh thường ghép với các bệnh khác nên việc sử dụng
kháng sinh cần chọn lọc để giảm nguy cơ kháng thuốc.

12


Do Mycoplasma cư trú chủ yếu ở màng nhầy của đường hô hấp và sinh dục,
nếu dùng các loại kháng sinh có tính hướng và tập trung vào các mô bào trên thì sẽ
có hiệu quả điều trị cao hơn.
Khi bệnh xâm nhiễm và trở nên trầm trọng do kế phát với các loại bệnh khác
như:
Khi gà bệnh CRD kết hợp với bệnh Newcastle cần đồng thời dùng vắc xin

khống chế bệnh Newcastle và dùng thuốc điều trị CRD. Gà dưới 01 tháng tuổi nhỏ
lại vắc xin la-sota, gà trên 1 tháng tuổi tiêm ngay vắc xin H1, nếu chưa dùng la-sota
lần nào thì trước hết nhỏ la-sota, sau 01 tuần mới tiêm vắc xin H1. Đồng thời điều
trị bệnh CRD liên tục 5-7 ngày với một trong các loại thuốc sau: CRD – pharm,
Pharma – Cmix, D.T.C – Vít, Pharbiozym, Phargentylo – F, Pharselenzym, ….
Khi bệnh kếp hợp với bệnh Tụ huyết trùng: dùng kháng sinh và kết hợp cho
uống với các loại sau: Genta-Tylo; Spectylo; Tylovet; ETS, CRD plus; Tylofos,…
Nếu gà bệnh kết hợp với bệnh tiêu chảy: Pharmequin, Dia-pharm,
pharmpicin,…
Theo kinh nhiệm điều trị trước khi dùng thuốc, cho gà nhịn uống 30 phút và
chia lượng thuốc dùng trong vòng 3 giờ buổi sáng và 3 giờ buổi chiều, giữa hai đợt
dùng kháng sinh cho uống Dizavit và men pharbiozym, pharselenzym là tốt nhất.
Đối với những cá thể nặng, ngoài việc dùng một trong các cách nêu trên cần
tiêm thêm một trong các loại thuốc sau: Licoseptin, Prenacin, Tiamulin,
Enrofloxacin, Tylosin, Oxytetracilline, Anti CRD,…
Cách dùng thuốc: gà con từ các đàn bố mẹ bị nhiễm cần điều trị ngay bằng
các kháng sinh thích hợp trong 48 giờ đầu, sau đó dùng thuốc nhắc lại lần 2 khi gà
được 20 – 24 ngày tuổi.
2.2.2.7 Phòng bệnh
Theo Vân Anh (2012), cần mua đàn bố mẹ và đàn thương phẩm từ đàn giống
biết chắc chắn không bị bệnh Mycoplasma (giấy chứng nhận trại giống). Tiêm
phòng vắc xin Mycoplasma phòng bệnh cho gà, chú ý rằng vắc xin sẽ giảm các triệu
chứng lâm sàng của bệnh song không loại trừ trạng thái mang trùng.

13


2.3 Kỹ thuật PCR
2.3.1. Giới thiệu về kỹ thuật PCR
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2006). để phát hiện M.galliseptcum bằng

phương pháp nuôi cấy là điều rất khó khăn. Hơn nữa, dù có sự tạo kháng thể chống lại
M.galliseptcum nhưng các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học chỉ thành công
hạn chế vì các phản ứng chéo với những loài Mycoplasma khác.
Đây là phương pháp khuếch đại đoạn gene đã biết lên hàng triệu lần trong thời
gian ngắn, mục đích nhằm tạo ra một lượng lớn các bản sao của một giai đoạn mã hóa
di truyền nào đó để có thể phát hiện DNA đích dễ dàng hơn. Nhưng kỹ thuật này phức
tạp, đòi hỏi phòng thí nghiệm phải trang bị hiện đại, kỹ thuật viên phải thao tác tốt,
đồng thời kỹ thuật phân tử dễ bị dương tính giã do bị tạp nhiễm và đòi hỏi những quy
trình kiểm soát chất lượng cẩn thận.
2.3.2 Nguyên tắc của kỹ thuật PCR
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh(2006), mục đích của phản ứng PCR là nhằm tạo
ra một lượng lớn các bản sao của một đoạn mã hóa di truyền đặc biệt bào đó.
Tất cả các DNA polymerase khi hoạt động tổng hợp một mạch DNA mới từ
mạch khuôn đều cần sự hiện diện của những mồi chuyên biệt. Mồi là đoạn DNA ngắn
có khả năng bắt cặp bổ sung với một đầu của mạch khuôn và DNA polymerase sẽ kéo
dài mồi để hình thành mạch mới. Nếu ta cung cấp hai mồi chuyên biệt để bắt cặp bổ
sung với hai đầu của trình tự DNA, ta sẽ tổng hợp được đoạn DNA nằm giữa 2 mồi.
Kỹ thuật PCR đòi hỏi chúng ta phải biết trình tự của các đầu tận cùng của đoạn DNA
cần khuếch đại để tạo nên các oligonucleotide bổ sung cho chúng. Đoạn mồi tác động
lên dây DNA 3’ – 5’ gọi là mồi xuôi (forward primer: R). Sự sắp xếp như vậy đảm
bảo cho vùng bị can thiệp được tăng cường hoạt động theo 3 bước: biến tính, bắt cặp,
kéo dài, tạo nên một chu kỳ và được lặp lại nhiều lần.
Phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu kỳ nối tiếp nhau và mỗi chu kỳ có 3
bước sau:

14


×