Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AA –NUTRI ™ FOCUS SW12 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG TIÊU CHẢY TRÊN HEO TỪ 1 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.71 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AA –NUTRI™ FOCUS
SW12 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG TIÊU CHẢY TRÊN
HEO TỪ 1 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện :NGUYỄN MẠNH TUẤN
Lớp

: DH08TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2008 - 2013

Tháng 9/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬



NGUYỄN MẠNH TUẤN

HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẾ PHẨM AA –NUTRI™ FOCUS
SW12 LÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG TIÊU CHẢYTRÊN
HEO TỪ 1 ĐẾN 65 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 9/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Mạnh Tuấn
Tên đề tài: “Hiệu quả bổ sung chế phẩm AA-NutriTM Focus SW12 lên tăng
trọng và phòng tiêu chảytrên heo từ 1 đến 65 ngày tuổi”
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
đóng góp, nhận xét của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi - Thú Y,
ngày….tháng…năm 2013.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii



LỜI CẢM ƠN
Suốt đời nhớ ơn
Công lao sinh thành, dưỡng dục và bao khó khăn vất vả của bố mẹ để con có
được ngày hôm nay. Gia đình là chỗ dựa tinh thần, nguồn động lực giúp con vững
bước trên con đường học tập và chuẩn bị hành trang bước vào tương lai.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình học
tập.
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn
Chú Nguyễn Hữu Thắng chủ trại heo, cùng các cô, chú và anh em trong trại
đã tận tình giúp đỡvà tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập ở trại.
Cảm ơn
Toàn thể bạn bè trong và ngoài lớp TY34 đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập ở trường.
Chân thành cảm ơn
Nguyễn Mạnh Tuấn

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Hiệu quả bổ sung chế phẩm AA – NutriTM Focus SW12 lên tăng
trọng và phòng tiêu chảy trên heo từ 1 đến 65 ngày tuổi” được chúng tôi tiến hành
tại trại heo Hoa Phượng, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ
28/10/2012 đến 25/03/2013. Thí nghiệm được bố trí làm 4 lô theo kiểu hoàn toàn

ngẫu nhiên một yếu tố trên 298 heo con từ 60 heo nái khác nhau tương đối đồng đều
về giống, trọng lượng, giới tính và tình trạng sức khoẻ.Lô đối chứng (71 con): heo
nái và heo con không bổ sung chế phẩm. Lô thí nghiệm 1 (71 con): heo nái không
bổ sung chế phẩm, heo con bổ sung AA – NutriTM Focus SW12 với liều
1,5g/con/ngày giai đoạn 1-2 ngày tuổi và 0,75g/con/ngày giai đoạn 3-5 ngày tuổi.
Lô thí nghiệm 2 (78 con): heo nái bổ sung 3g/con/ngày AA – NutriTM Focus SW12
giai đoạn trước và sau sinh 7 ngày, heo con không bổ sung chế phẩm. Lô thí nghiệm
3 (78 con): heo nái bổ sung 3g/con/ngàyAA – NutriTM Focus SW12 giai đoạn trước
và sau sinh 7 ngày, heo con bổ sung AA – NutriTM Focus SW12 với liều
1,5g/con/ngày giai đoạn 1-2 ngày tuổi và 0,75g/con/ngày giai đoạn 3-5 ngày tuổi.
Qua thời gian tiến hành đề tài chúng tôi ghi nhận được một số kết quả như sau:
Tỷ lệ con tiêu chảygiai đoạn 1-25 ngày tuổi của lô thí nghiệm 3 là
35,90%thấp hơn lô đối chứng là 52,11% (P<0,05) và thấp hơn lô thí nghiệm 1, thí
nghiệm 2. Tỷ lệ con tiêu chảy lô thí nghiệm 3: giai đoạn 26-65 ngày tuổi là 69,70%
thấp hơn lô đối chứng: 83,33% (P>0,05).Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn 1-25
ngày tuổi của lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 3 lần lượt là: 4,06%; 3,26% thấp hơn lô
đối chứng: 10,58%(P<0,05). Tỷ lệ bệnh khác của lô có bổ sung chế phẩm thấp hơn
lô không bổ sung chế phẩm thấp nhất là lô có bổ sung chế phẩm cho cả nái và con
Trọng lượng bình quân lúc 25 và 65 ngày tuổi của lô thí nghiệm 3 là 6,44
kg/con; 13,51kg/con cao hơn lô đối chứng: 6,21kg/con; 12,70 kg/con và cao hơn

iv


lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2. Tăng trọng bình quân của lô thí nghiệm 3giai đoạn
26- 65 ngày tuổi cao hơn lô đối chứng, lô thí nghiệm 2 lần lượt là 0,42 kg/con; 0,15
kg/con. Tăng trọng tuyệt đối của lô có bổ sung chế phẩm giai đoạn 26 - 65 ngày
tăng 9,18 g/con/ngày; 10,42 g/con/ngày và 14,04 g/con/ngày lần lượt ở lô thí
nghiệm1, thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lô bổ sung
chế phẩm thấp hơn lô không bổ sung chế phẩm. Lợi nhuận trên 1 kg trọnglượng heo

thời điểm kết thúc thí nghiệm ở lô bổ sung chế phẩm so với lô không bổ sung chế
phẩm.
Bổ sung chế phẩm AA – NutriTM Focus SW12 mang lại hiệu quả kinh tế cho
nhà chăn nuôi.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ......................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... ix
Danh sách các bảng ................................................................................................ x
Danh sách các hình ............................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu trại heo Hoa Phượng ........................................................................ 3
2.l.2 Thức ăn và nước uống ................................................................................... 4
2.1.3 Quy trình vệ sinh ........................................................................................... 5
2.1.4 Chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................................... 6
2.1.5 Lịch chủng ngừa ............................................................................................ 7
2.2 Đặc điểm sinh lý và hấp thu của heo con .......................................................... 8
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của heo con .............................................. 8

2.2.2 Hoạt động của các enzyme tiêu hóa ............................................................... 9
2.2.3 Đặc điểm hấp thu qua thành ruột ................................................................... 9
2.3 Tiêu chảy trên heo con ....................................................................................10

vi


2.3.1 Khái niệm.....................................................................................................10
2.3.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con ................................................11
2.3.3 Cơ chế gây tiêu chảy trên heo con ................................................................13
2.3.4 Hậu quả sinh lý của tiêu chảy .......................................................................14
2.4 Một số bệnh liên quan đến tiêu chảy trên heo .................................................15
2.4.1 Tiêu chảy do E. coli......................................................................................15
2.4.2 Viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringenstype C ....................................16
2.4.3 Tiêu chảy do Coronavirus ............................................................................16
2.5 Chế phẩm AA – Nutri Focus SW ....................................................................18
2.5.1 Giới thiệu Chế phẩm AA – Nutri Focus SW .................................................18
2.5.2 Nguyên tắc chế tạo .......................................................................................18
2.5.3 Thành phần và tác dụng của AA –Nutri Focus SW12 ..................................19
2.5.4 Tính ưu việt của chế phẩm............................................................................20
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu .............................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................22
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................22
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................22
3.1.2 Địa điểm.......................................................................................................22
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................22
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................22
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................22
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ..........................................................................................22
3.3.3 Khả năng phòng tiêu chảy trên heo ...............................................................23

3.3.4Khảo sátcác chỉ tiêu tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn ...................24
3.3.5 Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................26
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................27
4.1 Khả năng phòng tiêu chảy trên heo ..................................................................27

vii


4.1.1 Tỷ lệ heo tiêu chảy .......................................................................................27
4.1.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...............................................................................29
4.1.3 Tỷ lệ bệnh khác ............................................................................................31
4.1.4 Tỷ lệ chết và loại thải ..................................................................................32
4.2.1.Trọng lượng bình quân .................................................................................33
4.2.2 Tăng trọng bình quân ...................................................................................34
4.2.3 Tăng trọng tuyệt đối .....................................................................................35
4.2.4 Khả năng chuyển hóa thức ăn .......................................................................36
4.3 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................39
5.1 Kết luận...........................................................................................................39
5.2 Đề nghị ...........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................40
PHỤ LỤC ............................................................................................................44

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DFM


: Directly Food Microoganisms

ĐC

: Đối chứng

HSCHTĂ : Hệ số chuyển hóa thức ăn
MMA

: Mastitis Metritis Agalactia

PED

: Porcine Epidemic Dỉarrhea

TGE

: Transmissible Gastro Enteritis

TN

: Thí nghiệm

TLBK

: Tỷ lệ bệnh khác

TLBQ

: Trọng lượng bình quân


TLC/LT

: Tỷ lệ chết và loại thải

TLNCTC:Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
TLTC

: Tỷ lệ tiêu chảy

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Công thức cám cho các nhóm heo ............................................................ 5
Bảng 2.2 Lịch chủng ngừa vắc-xin của trại ............................................................. 7
Bảng 2.3 Một số mầm bệnh gây tiêu chảy trên heo con ......................................... 13
Bảng 2.4 Hàm lượng globin miễn dịch .................................................................. 19

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 23
Bảng 4.1 Tỷ lệ heo tiêu chảy ................................................................................. 27
Bảng 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................ 29
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh khác ...................................................................................... 31
Bảng 4.4 Tỷ lệ chết và loại thải ............................................................................. 32
Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân của heo ở từng thời điểm ................................... 33
Bảng 4.6 Tăng trọng bình quân của heo qua các giai đoạn .................................... 34
Bảng 4.7 Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn ...................................... 35
Bảng 4.8 Hệ số chuyển biên thức ăn...................................................................... 37
Bảng 4.9 So sánh hiệu quả kinh tế ......................................................................... 38

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Chuồng heo nái đẻ và nuôi con …………………………………………..4
Hình 2.2 Khu vực úm cho heo con…………………………………………………4
Hình 2.3 Chuồng heo cai sữa……………………………………………………….4
Hình 2.4 Quạt hút gió………………………………………………………………4
Hình 2.5 Quy trình sản xuất kháng thê Ig Y ……………………………………...19

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo công nghiệp nói
riêng đã có nhiều bước tiến vượt bậc.Theo Tổng cục thống kê(2008), cả nước có
26,7 triệu con heo, sản lượng thịt heo hơi đạt 2.771.000 tấn, chiếm tỷ lệ 73,9% tổng
sản lựơng thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, việc phát triển đàn heo nhanh chóng làm
gia tăng xuất hiện các lọai bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và hiệu quả
chăn nuôi. Một trong những trở ngại lớn nhất của của các nhà chăn nuôi là “hội
chứng tiêu chảy trên heo con”,bệnh lý thường gặp nhất ở hầu hết các trang trại. Tiêu
chảythườngxảy ra trênheo con theo mẹ và heo cai sữa do các nguyên nhân như:
stress, dinh dưỡng kém hoặc do nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm với tỷ lệ mắc
bệnh cao và tỷ lệ chết có thể lên đến 90%. Ngoài ra tiêu chảy còn làm cho heo chậm
lớn, còi cọc, tăng tỷ lệ loại thải, tăng chi phí thức ăn hơn 6% và chi phí thuốc hơn
50%, làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi
(Nguyễn Ngọc Hải, 2011; Châu Bá Lộc và ctv, 2000; Nguyễn Tất Toàn, 2012).
Sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh tỉêu chảy là biện phápđược thực
hiện phổ biếnở các trại chăn nuôi heo. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh
khôngđúng cách sẽ gây ra hiện tượngđề kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong
thực phẩm gây ảnh hưởng xấuđến sức khỏe con người (trích dẫn bởi Dương Thanh
Liêm, 2013). Để thay thế kháng sinh có nhiều giải pháp đựơcáp dụng như sử dụng
enzyme, các hợp chất hữu cơ, probiotic, prebiotic, thảo dựơc.Đặc biệt, chế phẩm
sinh họccó chứa kháng thể lòng đỏ trứng gà dùng để phòng và trị bệnh cho vật
nuôiđựoc xem là biện pháp tốiưuvà hiệu quả giúp cân bằnghệ vi sinh đường ruột,

1


tiêu hóa và hấp thu tốt, giảm các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, giảm ô
nhiễm môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn chúng

tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả bổsung chế phẩm AA-Nutri™ Focus SW12 lên
tăng trọng và phòng tiêu chảy trên heo từ 1 đến 65 ngày tuổi”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quảcủa chế phẩm AA- Nutri FocusTM SW12lên tăng trọng và
phòng tiêu chảy trên heo từ 1- 65 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm thành 2 nhóm lô: lô không bổ sung chế phẩm và lô có bổ
sung chế phẩm trên 2 nhóm heo nái và heo con của 2 nhóm heo này
- Theo dõi tỷ lệ bệnh tiêu chảy và bệnh khác
- Khảo sát các chỉ tiêu tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn
- Tính hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu trại heo Hoa Phượng
2.1.1 Hệ thống chuồng trại
Chuồng trại được bố trí theo từng khu với các kiểu chuồng khác nhau tùy
vào từng loại heo: đực giống, hậu bị, chờ phối và mang thai, nái đẻ, cai sữa và heo
thịt.Chuồng heo đực giống ở cuối mỗi dãy chuồng nái, đực giống ở trại sử dụng để
phát hiện nái lên giống và lấy tinh phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo. Kích thước
mỗi ô chuồng là 2,5x 3,5 (m). Heo hậu bị được nuôi chung với heo thịt, khoảng 5
tháng tuổi được đưa về ô chuồng riêng dành cho heo hậu bị để có chế độ nuôi
dưỡng hợp lý và thuận tiện cho việc chủng ngừa vắc-xin nhằm hạn chế sự lây lan
dịch bệnh giữa các khu vực trong trại và từ bên ngoài vào trại.Chuồng heo nái mang
thai và chờ phối gồm 440 ô chuồng, chia làm 2 khu khác nhau mỗi khu có 2 dãy
chuồng, mái lợp tole và có phủ lớp cách nhiệt ở phía dưới. Mỗi dãy chuồng có một

máng ăn chung bằng xi măng, và núm uống nước riêng ởmỗi ô chuồng. Kích thước
mỗi ô chuồng là 0,65x 2,1 (m).Heo nái trước khi đẻ 1 tuần được chuyển xuống dãy
chuồng dành cho nái đẻ. Mỗi ô chuồng được thiết kế với một lồng ép ở giữa dành
cho heo mẹ, sàn bằng xi măng, kích thước 0,65 x 2,1 (m) và 2 khoảng 2 bên là sàn
bằng nhựa cho heo con bú và vận động, có lắp đèn úm, lồng úm, kích thước lần lượt
là 0,4 x 2,1 (m) và 0,8 x 2,1(m). Xung quanh chuồng đựơc che bạt kín để chống gió
lùa, duới mái tôn có phủ một lớp vận liệu cách nhiệt để chống nóng.

3


Hình 2.1 Chuồng heo nái đẻ

Hình 2.2 Khu vực úm cho heo con

Chuồng heo cai sữa được thiết kế theo kiểu chuồng kín nền sàn, có gắn lưới
lọc gió ở đầu trại và quạt hút gió ở phía cuối trại. Đồng thời, bên trong trại còn có
bảng điều chỉnh nhiệt độ để kiểm soát và điều tiết tiểu khí hậu. Mỗi ô chuồng có 2
máng ăn tự động 6 núm uống nước. Kích thước mỗi ô chuồng là 16 x5 (m).

Hình 2.3 Chuồng heo cai sữa

Hình 2.4 Quạt hút gió

2.l.2 Thức ăn và nước uống
2.1.2.1 Thức ăn
Tùy vào từng loại heo mà trại sử dụng các loại thứcăn khác nhau và hàm
lượng các chất dinh dưỡng cũng khác nhau phù hợp với các giai đoạn phát triển của
heo. Tất cả heo đều sử dụng thức ăn dạng bột do trại tự phối trộn. Công thức cám
cho heo ởtrại được thể hiện qua Bảng 2.1


4


Bảng 2.1 Công thức cám cho các nhóm heo
Nhóm heo

Giai đoạn

Loại cám

Lượng thức ăn tiêu thụ
(kg/con/ngày)

Chửa kỳ 1
Heo nái mang thai

1,8 -2,2
Cám bầu

Chửa kỳ 2

Nái đẻ và nuôi con

Heo con – 60 ngày tuổi

3 - 3,5

Cám nái


4-6

5– 35 ngày tuổi

Tập ăn

0,01 -0,05

36– 60 ngày tuổi

Số 1

0,05 -1.2

( Nguồn Trại heo Hoa Phượng, 2013)
Chú thích: Chửa kỳ 1: phối – mang thai 84 ngày; chửa kỳ 2: mang thai 85 ngày –
đẻ (114 ngày). Tên các loại cám khác nhau cho từng nhóm heo do trại tự đặt.
2.1.2.2 Nước uống
Nước được bơm lên bể chứa lớn từ các giếng khoan rồi qua hệ thống lọc
bằng cát, đá, than, và cuối cùng qua hệ thống xử lý nước bằng tia cực tím. Sau đó,
nước được phân phối ở các bể chứa nhỏ hơn ở các khu chuồng khác nhau. Cuối
cùng, nước từ bể chứa này theo ống dẫn nước dọc theo trại phân bố đến từng ô
chuồng. Heo sẽ sử dụng nguồn nước này đểuống.
2.1.3 Quy trình vệ sinh
Người và phương tiện vận chuyển mỗi khi ra vào trại đều đưọc phun xịt sát
trùng cẩn thận. Đầu mỗi dãy chuồng có hố sát trùng bằng vôi nhằm hạn chế lây lan
dịch bệnh giữa các khu vực bên trong và bên ngoài trại. Thường xuyên sát
trùngchuồng trạisát trùng định kỳ 1- 2 lần/ tuần (tùy tình hình dịch tễ).
Hàng ngày, dụng cụ, máng ăn cho heo nái và heo con tập ăn được vệ sinh
sạch sẽ. Thức ănkhông để rơi vãi ra nền và sàn. Chuồng trại mỗi khi xuất bán,

chuyển chuồng được vệ sinh, tiêu độc khử trùng và để trống chuồng khoảng 5 -7
ngày trứơc khi nhập heo mới về.Trước khi lên trại, công nhân và khách tham quan
được trang bị đồ bảo hộ lao động, ủng, đi qua hố sát trùng ở đầu mỗi dãy
chuồng.Định kỳ hàng tháng, trạithực hiện các biện pháp tiêu diệt các loại côn trùng
gây hại như chuột, muỗi, ruồi.
5


2.1.4 Chăm sóc nuôi dưỡng
Khoảng 1 tuần trước khi đẻ, heo nái được chuyển xuống chuồng sàn dành
cho nái đẻđể làm quen với chuồng, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.Ngày
tắm 2-3 lần tùy vào nhiệt độ chuồng nuôi.Trước ngày đẻ dự kiến3 ngày, giảm dần
lượng thứcăn cho nái. Ngày nái đẻ cho nhịn ăn, vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị lồng úm,
đèn úm, khăn lau, bột lăn và dụng cụ cần thiết khác.
Nái sau khi đẻ xong, vệ sinh tắm rửa sạch sẽ và tiêm 2 ml/con HAN-PROST
(cloprostenol 250 mcg)để tống sản dịch ra ngoài và hạn chế việc sót nhau. Trường
hợp heo đẻ khó thì người đỡ đẻ phải theo dõi và hỗ trợ cho náibằng cách tiêm
oxytocin 1.000.000 UI liều 3-5 ml/con để kích thích nái co bóp tử cung đẩy thai ra
ngoài, nếu nái không đẩy thai ra ngoài được thì cần có sự can thiệp bằng tay của các
cán bộ kỹ thuật. Sau khi nái đẻ xong, tiêm 1 mũi kháng sinh NOVA-SONE
(prednisolone 500 mg; lindocain HCl: 1 g; oxytetracylin HCl: 5 g; thiamphenicol:
10 g; bromhexin HCl: 100 mg) với liều 1ml/ 10 kg thể trọng và 1 mũi NOVADEXA (dexamethasone 200 mg) liều 1ml/ 10-15 kg thể trọng trong vòng 3 ngày
liền để tránh hiện tượng viêm nhiễm sau khi sinh. Những nái nào có dấu hiệu sốt thì
chích thêm 1 mũi ANAC (dipyrone 20.000mg; vitamin C: 10.000mg), liều 1ml/ 10
kg thể trọng và theo dõi thân nhiệt nái vào buổi sáng trong vòng 3 ngày tiếp theo
xem có biểu hiện khác thường không.
Heo con mới sinh ra dùng khăn sạch lau sạch nhớt ở miệng, cho vào lồng
úm. Trong vòng 24 giờ sau sinh heo con được cho bú sữa đầu đầy đủ, cắt răng,cắt
rốn, bấm đuôi và sát trùng vết thương cẩn thận. Heo con đựơc 3 ngày tuổi thì
chíchsắt với liều 2 ml/con và cho mỗi con uống 2 ml Ig-one (sản phẩm chứa 9 loại

kháng thể IgY từ lòng đỏ trứng:PorcineRotavirus, TGE virus, PED virus,
Escherichia coli K88, E. coli K 987P, E. coli K F41, SalmonellaTyphimurium, S.
Cholerasuis, betain (tối thiểu): 9%, fructooligosaccharide(tối thiểu): 20%). Ngày
thứ 4 bắt đầu tập ăn cho heo con bằng thức ăn ở trại. Những heo đực không để làm
giống sẽ thiến vào giai đoạn 5-7 ngày tuổi. Heo con đựơc 24-25 ngày tuổi thì cai

6


sữa, đồng thời tiêm 0,5 ml/con Alfamec 1% (Ivermectin 10mg) trị ký sinh trùng và
1 ml/con NOVA-AMOX LA(amoxicillin 15.000 mg)để phòng bệnh.
2.1.5 Lịch chủng ngừa
Quy trình chủng ngừa của trại được áp dụng, tuân thủ một cách nghiêm ngặt
nhằm bảo vệ sức khỏe cho heo mẹ và đàn heo con. Lịch chủng ngừa bằng vắc-xin
cho heo ở trại được thể hiện ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Lịch chủng ngừa vắc-xin của trại
Nhóm heo

Heo nái

Thời gian

Vắc-xin phòng bệnh

Tên thương mại

Công ty

6 tuần trước đẻ


Dịch tả

Colapest

Ceva

4 tuần trước đẻ

Lở mồm long móng

Aptopor

Merial

3 tuần trước đẻ

Giả dại

PR vacplus

Prizer

10-14 ngày

Viêm phổi địa

Ingelvac

Boehringer


phương

MycoFLEX

Rối loạn sinh sản và

Ingelvac PRRS

hô hấp

MLV

5 tuần

Dịch tả

Colapest

Ceva

6 tuần

Lở mồng long

Aftopor

Merial

Heo con
theo mẹ


Heo con cai
sữa

17-21 ngày

Boehringer

móng
(Nguồn phòng kỹ thuậttrại Hoa Phượng, 2013)

Ngoài lịch chủng ngừa nói trên, cứ 3 tháng trại tiến hành tiêm phòng bệnh
hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp một lần, cứ 6 tháng tiêm phòng dịch tả cho
toàn đàn heo. Ngoài ra, trong dịch tiêu chảy cấp nghi do PED gây ra thì trại sẽ tiến
hành tạo miễn dịch thụ động cho heo nái bằng cách cắt nhỏ đoạn ruột của heo bị
bệnh cho nái ăn, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khácnhư
tiêm vắc-xinđầyđủ cho heo, cách ly giữa heo bệnh và heo khỏe, thừơng xuyên vệ
sinh sát trùng chuồng trại định kỳ, hạn chế khách tham quan và heo mới nhập về
trạiđểgiảm thiểucác thiệt hại do bệnh gây ra.

7


2.2 Đặc điểm sinh lý và hấp thu của heo con
Tiêu hóa là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp có trong thức ăn
thành những chất đơn giản giúp cơ thế dễ dàng hấp thu. Quá trình này được diễn ra
nhờ tác động cơ học và hóa học của các cơ quan tiêu hóa.Hệ tiêu hóa cùng một số
tổ chức khác trong cơ thể như gan, tuyến tụy là cơ quan tiếp nhận và chế biến mọi
dạng vật chất được đưa từ môi trường bên ngoài vào trong cơ thể thành dinh dưỡng
nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh trường và phát triển của cơ thể. Sau quá trình biến

đổi cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng như glu-xít, li-pít và proteinở dạng phức
tạp được chuyển hóa thành dạng đơn giản như đường đơn, các a-xít béo và glycerin,
các a-xít amin. Cuối cùng các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ống tiêu hóa
vào máu, trở thành nguyên liệu để xây dựng, dự trữvà cung cấp cho mọi hoạt động
sống của cơ thể đồng thời các chất cặn bã được thải ra ngoài. Bên cạnh việc thực
hiện chức năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa còn có chức
năng làm hàng rào bảo vệ và phòng ngừa sự xâm nhập của các mầm bệnh truyền
nhiễm (Đào Trọng Đạt và ctv, 1995).
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của heo con
Khi còn trong bào thai, các tếbào phức tạp làm nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng
giúp heo con dần dần phát triển. Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa được hình thành
trong thời kỳ đầu mang thai. Sau đó, cấu tạo của chúng trở nên hoàn thiện hơn làm
tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
Khi có dấu hiệu sinh, cơ quan tiêu hóa của heo phát triển nhanh chóng. Sau
khi sinh 24 giờ, khả năng phân tiết các chất trong dạ dày tăng gấp 2 lần và khoảng
1-3 ngày sau tăng thêm lên gấp 2 lần trong khi độ pH giảm xuống còn 2,4 nhằm hạn
chế sự phát triển của vi khuẩn và thúc đẩy sự tổng hợp các chất tham gia trong quá
trình tiêu hóa. Mật độ các tế bào tổ chức ruột gia tăng, thành ruột có khả năng phân
tiết các chất men. Sau 7 ngày tuổi, dạ dày lớn gấp 2 lần so với lúc mới sinh, khả
năng phân tiết của các chất phân giải đạm tăng gấp 9 lần và tăng nhanh đạt đến mức
cần thiết (Pig và Pork, 2010).

8


Trong thời gian bú sữa đầu, hệ thống tiêu hóa của heo con tiếp tục hoàn
thiện. Nếu cai sữa càng chậm thì hệ thống tiêu hóa càng phát triển vì chất dinh
dưỡng trong sữa mẹ sẽ giúp heo con chuyển hóa các chất dinh dưỡng được dễ dàng.
Ở giai đoạn cai sữa, các bộ phận của cơ quan tiêu hóa phát triển với tốc độ khác
nhau. Sau cai sữa khoảng 10 ngày, dạ dày sẽdần dần phát triển, tuy nhiên trong

vòng 3 ngày đầu độ lớn ruột non giảm sút và có thể 10 ngày sau cũng chưa phục hồi
lại lại được như ban đầu. Nhưng ruột già thì ngược lại, nó phát triển rất nhanh giúp
heo con sống độc lập sau cai sữa.
2.2.2 Hoạt động của các enzyme tiêu hóa
Trong quá trình mang thai, các enzyme được hình thành trong ruột và dần
gia tăng trong tuyến tụy. Elastase II và chymotrypsin được tăng nhiều nhất ở cuối
thai kỳ. Tuy nhiên, theo Nguyễn Như Pho (2011), khi ra khỏi bụng mẹ sự phân tiết
các enzyme tiêu hóa ở dạ dày và ruột non của heo rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các
loại thức ăn đơn giản, dễ tiêu như sữa mẹ. Khả năng phân tiết a-xít chlohydric
(HCl) của dạ dày rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin. Do pepsin
hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ enzyme trypsin của tuyến tụy. Mặt khác,
lượng HCl tự do quá ít không đủ làm tăng độ toan của dạ dày, do đó không ức
chếđược sự phát triển của vi sinh vật có hại, chúng vẫn phát triển và gây tiêu chảy
cho heo con (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Hoạt tính enzyme lipase từ lúc mới sinh đến 1 tháng tuổi rất cao, sau đó giảm
dần theo ngày tuổi một cách rõ rệt. Trước 20 ngày tuổi đến 1 tháng, dạ dày heo hầu
như không tiêu hóa được protein thực vật. Hoạt tính của enzyme lactase cũng giảm
dần theo lứa tuổi. Ở heo 1 tháng tuổi, lượng dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa
chính (miệng, dạ dày, tụy, ruột) tiết ra trong một ngày đêm khoảng 1,2 – 1,7 (lít).
Số lượng và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa sẽ tăng dần theo ngày tuổi và đến
tuần thứ 7 mới đạt mức độ như ở heo trưởng thành.
2.2.3 Đặc điểm hấp thu qua thành ruột
Khi heo con mới sinh ra, các chất dinh dưỡng được hấp thu từ đáy của khe
nhung mao tới đỉnh của nhung mao, nhưng trong thời kỳ bú sữa việc hấp thu chủ

9


yếu xảy ra tại đỉnh nhung mao. Sau khi cai sữa, hình thái của ruột bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tỷ lệ khe nhung mao và độ cao của nhung mao sau khi cai sữa 24 giờ

thay đổi rất rõ, từ 3-5 ngày sau càng trở nên khác biệt. Sự gia tăng về số lượng và
độ sâu của khe nhung mao không thể quan sát rõcho đến khi cai sữa được khoảng 5
ngày. Ở ngày thứ 6 sau cai sữa, độ sâu của khe nhung mao hầu như không thay đổi.
Sau thời gian này nó gia tăng rất nhanh và gấp 2 lần so với ngày đầu tiên. Quá trình
phát triển của khe nhung mao được diễn ra liên tục và không phụ thuộc vào độ tuổi
cai sữa ( 18, 21, 28 hoặc 35 ngày tuổi) (Pig và Pork, 2010).
Độ cao từ đáy khe nhung mao đến đỉnh nhung mao không bị ảnh hưởng bởi
lứa tuổi. Nhưng sau cai sữa khoảng 5 ngày khoảng cách này bị rút ngắn và dần
được định hình do sự kéo dài của đáy nhung mao. Heo con cai sữa lúc 21 ngày tuổi
khi chuyển qua ăn cám, độ cao nhung mao, độ sâu khe nhung mao và số lượng tế
bào ruột sẽ không bị ảnh hưởng.
Để thích nghi với những thay đổi trên, bộ máy tiêu hóa của heo con phải trải
qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung tích và sự thay đổi về hoạt động
sinh lý để có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn phức tạp cũng như thích nghi
được với môi trường sống (Pig và Pork, 2010).
2.3 Tiêu chảy trên heo con
2.3.1 Khái niệm
Tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động của ruột diễn ra
bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột non,
ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già
chưa hấp thu được nước. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất
nhiều ion và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con
vật suy nhược rất nhanh và có thể chết nếu là thú sơ sinh, gầy ốm, kém sức chịu
đựng (VõVăn Ninh, 2008).
Tỷ lệ nước trong phân bình thường chiếm 80%, phân táo bón chiếm 70%,
phân nhão 85%, phân lỏng trên 85% thì được xem là tiêu chảy. Theo Nguyễn Văn
Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy là bệnh lý xảy ra trên các loài động vật

10



với đặc điểm: gia tăng lượng phân thải ra hàng ngày, gia tăng lượng nước trong
phân, gia tăng số lần thải phân.
2.3.2 Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con
Theo Nguyễn Ngọc Tuân- Trần Thị Dân (1997), tiêu chảy do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra. Bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ và heo con sau cai
sữa. Nguyên nhân gây bệnh cho heo con thường là vi sinh vật đường ruột, ký sinh
trùng hoặc các nguyên nhân gián tiếp như ẩm độ chuồng nuôi cao, chất lượng sữa
mẹ thay đổi đột ngột, stress, thức ăn có nấm mốc và các chất độc của nó.
2.3.2.1 Môi trừơng sống
Lúc mới sinh, heo con có thân nhiệt khoảng 38,9 -39,10C và có thể giảm
xuống còn 36,7-37,10C sau 30 phút. Tuy nhiên, khi đựơc bú sữa đầu và ủ ấm thì
thân nhiệt của heo con sẽ ổn định sau 8-12 giờ (Đào Trọng Đạt và ctv, 2000). Ở
chuồng nuôi heo con theo mẹ, độ ẩm thích hợp là 70-85%, nhiệt độ thích hợp 32340C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc ẩm độ quá cao sẽ làm thay đối hoạt động sinh lý
bình thừơng của heo con gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (2001), sự thay đổi môi trường sống như chuyển chuồng,
nhập đàn, tách mẹ, tiểu khí hậu,…làm cho heo con bị stress dẫn đến cơ thể suy
nhựơc, nhu động ruột giảm đột ngột nên thức ăn nằm tại chỗ, một số vi khuẩn bình
thừơng vô hại như E. colităng nhanh, gia tăng số lượng, trở nên có sức gây bệnh và
sinh độc tố.
Nhiệt độ môi trừơng cũng ảnh hửơng, nếu nhiệt độ quá lạnh làm giảm sức để
kháng của heo, từ đó heo dễ nhiễm vi trùng gây tiêu chảy.
2.3.2.2 Do bản thân heo con
Khi mới sinh ra bộ máy tiêu hóa heo con phát triển chưa hoàn thiện, thể hiện
qua sự phân tiết a-xít chlohydric (HCl) và các men tiêu hóa ở dạ dày, ruột không đủ
số lượng và chất lượng. Lượng HCl tự do quá ít không đủ làm tăng độ toan dạ dày,
do vậy vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột
non phát triển mạnh, gây tiêu chảy (Đặng Thanh Tùng - Chi cục thú y An Giang,
2007)


11


Khi còn nhỏ, heo con có khả năng chịu lạnh kém do lớp mỡ dưới da mỏng,
diện tích bề mặt lớn so với trọng lượng cơ thể nên cơ thể dễ bị mất nhiệt, các tác
nhân ngoại cảnh dễ dàng xâm nhập gây rối loạn thần kinh dẫn tới rối loạn tiêu hóa
(Đào Trọng Đạt và ctv, 2000).
2.3.2.3 Do chăm sóc nuôi dưỡng
Trong thời gian mang thai, heo nái không được cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng như thiếu protein, vitamin A, Cu, Zn, Fe,… làm rối loạn quá trình trao đổi
chất ở bào thai nên heo con mới sinh ra yếu, còi cọc, chậm lớn, dễ mắc bệnh nhất là
về đường tiêu hóa.
Giai đoạn heo con theo mẹ, vấn đề vệ sinh chuồng trại rất quan trọng. Nếu vệ
sinh không tốt, nái dễ bị viêm nhiễm qua đường sinh dục dẫn tới viêm vú, viêm tử
cung, mất sữa (MMA: Mastitis Metritis Agalactia) làm giảm năng suất của nái.
Đồng thời, heo con bú sữa dư thừa, các sản dịch viêm từ heo mẹnên dễ mắc các
bệnh về đường tiêu hóa: viêm ruột, tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995). Đặc biệt,
khi chích trên 200 mgFe/con/ngày cho heo con thì vi khuẩn E. coli có thể phát triển
và gây tiêu chảy cho heo (Trần Thị Dân, 2003).
Tiêu chảy có thể do thiếu sắt (Fe), mỗi ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa
mẹ chỉ cung cấp 1mg mỗi ngày. Trong khi đó, tốc độ sinh trưởng của heo con rất
nhanh, lượng máu cũng phải tăng lên cho phù hợp, thiếu Fe sẽ làm ngưng trệ quá
trình thành lập heamoglobin của hồng cầu dẫn đến thiếu máu và sẽ gây tiêu chảy
(Nguyễn Như Pho, 1995).
Heo con sử dụng thức ăn, nước uống không đạt vệ sinh như nước dơ bẩn, có
nhiều mầm bệnh, thức ăn kém phẩm chất (ôi, mốc). Ngoài ra, khi cắt rốn cho heo
con không vệ sinh, sát trùng cẩn thận dễ làm viêm rốn, tiêu chảy.
2.3.2.4 Do vi sinh vật
Trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật rất phong phú và đa dạng.
Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ. Do tác động của yếu

tốbất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, gây ra
hiện tượng loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, hậu quả là thú bị tiêu chảy. Vi sinh vật gây

12


tiêu chảy cho heo con có thể là vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nguyên sinh
động vật. Theo Nguyễn Như Pho (2001), hiện nay có khoảng 12 loại vi sinh vật gây
bệnh tiêu chảy trên heo con.
Bảng 2.3Một số mầm bệnh gây tiêu chảy trên heo con
Nhóm vi sinh vật gây bệnh

Tên bệnh
Tiêu chảy do E. coli
Tiêu chảy do Clostridium perfringens
Viêm ruột hoại tử
Phó thương hàn

Vi trùng

Tiêu chảy do Campylobacter
Hồng lỵ
Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm( TGE)
Vi-rút

Dịch tiêu chảy (PED)
Tiêu chảy do Rotavirus

Ký sinh trùng


Tiêu chảy do Ascaris suum
Tiêu chảy do Fasciola hepatica

Nguyên sinh động vật

Cầu trùng
(Nguyễn Như Pho, 2001)

2.3.3 Cơ chế gây tiêu chảy trên heo con
Theo Trần Thị Dân (2003), có 5 cơ chế gây tiêu chảy như sau:
(1) Thú non bú quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa dẫn tới tiêu chảy do hấp thu
kém. Tuy ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3 -5 lần lượng nước đi
vào ruột non nhưng khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột
già thì hệ thống đệm ở ruột già không đủ để trung hòa a-xít. Do đó, pH trong ruột
già giảm và ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết quả là thú bị tiêu
chảy.
(2) Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy
do thay đổi tính thẩm thấu của thành ruột, khi đó tiêu hóa và hấp thu đều giảm.
Chẳng hạn, vi-rút gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm làm nhung mao bất
13


×