Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP

KHẢO SÁT THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA MỘT SỐ MÔI
TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRUNG HIẾU
Lớp: DH08TY
Ngành: Bác sĩ thú y
Niên khóa: 2008-2013

Tháng 08/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN TRUNG HIẾU

KHẢO SÁT THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA MỘT SỐ MÔI
TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. Lâm Quang Ngà
KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh

Tháng 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sin viên thực tập: Nguyễn Trung Hiếu
Tên luận văn: “Khảo sát thời gian bảo quản của một số môi trường trên tinh
dịch heo”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày……………………….

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Lâm Quang Ngà

KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính thành ghi ơn
Cha, mẹ đã sinh thành, giáo dưỡng, lo lắng và luôn động viên để con có được ngày
hôm nay.
Chân thành ghi ơn
ThS. Lâm Quang Ngà và KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này.

Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật – Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đã tạo điều kiện học tập, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm tạ
PGS.TS Dương Nguyên Khang cùng tập thể thầy cô, nhân viên trại thực nghiệm
trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Cảm ơn
Tập thể lớp DH08TY, tất cả những người thân và bạn bè, đã luôn chia sẽ, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Nguyễn Trung Hiếu

iii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2013 đến ngày 01/07/2013 tại trại thực nghiệm
chăn nuôi heo thuộc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM với mục đích khảo sát thời gian bảo quản của một số môi
trường trên tinh dịch heo.
Nghiên cứu được chia làm 2 phần:
• Phần 1: Khảo sát thời gian bảo quản của 3 loại môi trường KIEV, BTS,
MODENA trên tinh dịch heo cho tới khi hoạt lực A = 0,5.
• Phần 2: Khảo sát thời gian bảo quản khi thêm gelatine, cysteine vào môi
trường tốt nhất ở phần 1 và kết quả có tốt hơn hay không. Thí nghiệm được theo dõi cho

tới khi hoạt lực A = 0,5 và A = 0.
Kết quả thu được như sau:
• Phần 1: Thời gian bảo quản tinh dịch cho tới khi hoạt lực A=0,5 của môi
trường MODENA là dài nhất, kế đến là môi trường BTS và môi trường KIEV, cụ thể:
MODENA (35,08 giờ)> BTS (21,92 giờ)> KIEV (10,38 giờ). Sự khác biệt này
rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,001.
• Phần 2:
 Thời gian bảo quản trung bình của từng môi trường khi hoạt lực A=0,5.
M (30 giờ) > M+G (28,5 giờ) > M+G+C (24,75 giờ).Sự khác biệt này không có ý
nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
 Thời gian bảo quản trung bình của từng môi trường khi hoạt lực A=0.
M (49 giờ) > M+G (41,5 giờ) > M+G+C (37 giờ).
Sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P<0,001.
Với M: MODENA, M+G: MODENA + Gelatine 175, M+G+C: MODENA +
Gelatine 175 + Cysteine.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................ ii
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................... iii
TÓM TẮT .................................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..................................................................................xi
Chương 1MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1


1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.2.MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 1
1.3.YÊU CẦU .............................................................................................................. 1
Chương 2TỔNG QUAN .............................................................................................................2

2.1.KHÁI NIỆM VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO ............................................................ 2
2.2.SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC ............................................................................ 2
2.3. TINH DỊCH (SEMEN) ......................................................................................... 4
2.3.1.Tinh trùng (sperm) .................................................................................................. 5
2.4.CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ (EPIDIDYMUS) .................................... 7
2.5.TINH THANH VÀ CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC PHỤ
(ACCESSORY GLAND) ............................................................................................. 8
2.5.1.Tuyến tinh nang (Vesiculary gland) ................................................................. 8
2.5.2.Tuyến tiền liệt (Prostate gland) ........................................................................ 8
2.5.3.Tuyến cầu niệu đạo (Cowper’s gland or Bulbourethral gland) ......................... 9
v


2.6.NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG ............................................................ 9
2.6.1.Đặc tính sinh lý................................................................................................ 9
2.6.2.Đặc tính hướng về ánh sáng ........................................................................... 10
2.6.3.Đặc tính tiếp xúc ............................................................................................ 10
2.6.4.Tính chạy ngược dòng ................................................................................... 10
2.7.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA TINH TRÙNG ........ 10
2.8.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH ................................................................................................... 11
2.8.1.Dinh dưỡng.................................................................................................... 11
2.8.2.Chăm sóc quản lý .......................................................................................... 13
2.8.3.Kỹ thuât lấy tinh ............................................................................................ 14
2.8.4.Bệnh lý .......................................................................................................... 14

2.9.PHA CHẾ TINH DỊCH ........................................................................................ 15
2.9.1.Mục đích........................................................................................................ 15
2.9.2.Các điều kiện cần thiết trong việc pha chế tinh dịch ....................................... 15
2.9.3.Các chất thường dùng trong pha chế tinh dịch................................................ 15
2.9.4.Công thức pha chế ......................................................................................... 17
2.10.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC ..................................................... 17
2.10.1.Nghiên cứu “Phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống ngoại Yorkshire và
Landrace nuôi tại Vĩnh Phúc”. ................................................................................ 17
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 20

3.1.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ 20
3.1.1.Thời gian ....................................................................................................... 20
3.1.2.Địa điểm ........................................................................................................ 20
vi


3.2.ĐIỀU KIỆN KHẢO SÁT ..................................................................................... 20
3.2.1.Giới thiệu chung về Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ....................................................................... 20
3.2.2.Giống............................................................................................................. 21
3.2.3.Chăm sóc nuôi dưỡng đàn nọc ....................................................................... 22
3.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 23
3.4.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 23
3.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 24
3.5.1.Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 24
3.5.2.Dụng cụ và hóa chất ...................................................................................... 24
3.5.3.Phương pháp lấy mẫu tinh ............................................................................. 29
3.5.4.Pha chế tinh dịch............................................................................................ 29
3.5.5.Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 32
3.5.6.Tiến hành khảo sát thời gian bảo quản của từng loại môi trường trong 2 phần ...... 33

3.6.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................... 34
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................... 35

4.1.Thời gian bảo quản của 3 môi trường KIEV, BTS, MODENA trên tinh dịch heo
đến khi hoạt lực A = 0,5 ............................................................................................. 35
4.2.Thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C trên tinh dịch heo đến khi
hoạt lực A = 0,5 ......................................................................................................... 38
4.3.Thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C trên tinh dịch heo đến khi
hoạt lực A = 0 ............................................................................................................ 41
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 44

5.1.KẾT LUẬN.......................................................................................................... 44

vii


5.2.ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 46
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 47

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TSTK

Tham số thống kê

n


Số lần lặp lại

SD

𝑋𝑋�

Thời gian bảo quản trung bình của các lần lặp lại
Độ lệch tiêu chuẩn giữa các lần lặp lại

SE

Sai số của số trung bình

CV (%)

Hệ số biến dị

F

Khác biệt về thống kê giữa các môi trường

A

Hoạt lực

C

Nồng độ tinh trùng


V’

Dung lượng một liều tinh

C’

Nồng độ một liều tinh

F

Lượng môi trường thêm vào

V

Dung lượng tinh dịch

M

MODENA

M+G

MODENA + Gelatine 175

M+G+C

MODENA + Gelatine 175 + Cysteine

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tuổi thành thục (tháng) ở một số loài ...........................................................................3
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của tinh dịch một số loài động vật ................................................5
Bảng 2.3 Thể tích tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng, tinh thanh và nồng độ tinh trùng trung bình ở một số
loài vật nuôi ................................................................................................................................5
Bảng 2.4 Công thức của 2 môi trường BTS và MODENA ......................................................... 18
Bảng 2.5 Số lượng vầ chất lượng tinh dịch heo.......................................................................... 19
Bảng 2.6 Thời gian bảo tồn tinh dịch heo trong môi trường pha loãng BTS và MODENA......... 19
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn ........................................................................ 23
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................ 24
Bảng 3.3 Công thức môi trường trong phần 1 ............................................................................ 26
Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá hoạt lực ..................................................................................... 33
Bảng 4.1 Thời gian bảo quản tinh dịch heo trên 3 môi trường KIEV, BTS, MODENA đến khi
hoạt lực A = 0,5 (giờ) ................................................................................................................ 35
Bảng 4.2 Tham số thống kê về thời gian bảo quản của 3 môi trường KIEV, BTS, MODENA đến
khi hoạt lực A = 0,5................................................................................................................... 36
Bảng 4.3 Thời gian bảo quản tinh dịch heo trên 3 môi trường M, M+G, M+G+C đến khi hoạt lực
A = 0,5 (giờ) ............................................................................................................................. 38
Bảng 4.4 Tham số thống kê về thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C đến khi
hoạt lực A = 0,5 ........................................................................................................................ 39
Bảng 4.5 Thời gian bảo quản tinh dịch heo trên 3 môi trường M, M+G, M+G+C đến khi hoạt lực
A = 0 (giờ) ................................................................................................................................ 41
Bảng 4.6 Tham số thống kê về thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C đến khi
hoạt lực A = 0 ........................................................................................................................... 42

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Giống heo Landrace .................................................................................................... 21
Hình 3.2 Giống heo Duroc ....................................................................................................... 22
Hình 3.3 Kính hiển vi ............................................................................................................... 25
Hình 3.4 Máy nước cất .............................................................................................................. 25
Hình 3.5 Tủ bảo quản tinh ......................................................................................................... 25
Hình 3.6 Cân điện tử ................................................................................................................. 25
Hình 3.7 Waterbath ............................................................................................................................ 25
Hình 3.8 Buồng đếm hồng cầu .................................................................................................. 25
Hình 3.9 D - Glucose ............................................................................................................... 27
Hình 3.10 Natricitrate................................................................................................................ 27
Hình 3.11 Natribicarbonate ....................................................................................................... 27
Hình 3.12 EDTA ....................................................................................................................... 27
Hình 3.13 Tris ........................................................................................................................... 28
Hình 3.14 Citric Acid Monohydrate .......................................................................................... 28
Hình 3.15 Cysteine .................................................................................................................... 28
Hình 3.16 Gelatine 175 ............................................................................................................. 28
Hình 3.17 Môi trường trong phần 1 ........................................................................................... 30
Hình 3.18 Môi trường trong phần 2 ........................................................................................... 30
Biều đồ 4.1 So sánh thời gian bảo quản của 3 môi trường KIEV, BTS và MODENA đến khi hoạt
lực A = 0,5 ............................................................................................................................... 37
Biều đồ 4.2 So sánh thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C đến khi hoạt lực A
= 0,5.......................................................................................................................................... 40
Biểu đồ 4.3 So sánh thời gian bảo quản của 3 môi trường M, M+G, M+G+C đén khi hoạt lực A
= 0 ............................................................................................................................................ 43

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo được ứng dụng rộng khắp thế giới và
mang lại lợi ích kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi heo nói
riêng. Các lợi ích mà phương pháp này mang lại như nâng cao năng suất truyền giống,
nâng nhanh chất lượng đàn heo, kiểm soát được tinh trùng tốt hay xấu, giảm chi phí chăn
nuôi và sử dụng lao động có hiệu quả.
Tinh trùng có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh. Do đó, cần phải có một
môi trường thích hợp để duy trì hoạt lực và kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ
thể, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đực giống và mang lại lợi nhuận cho người
chăn nuôi. Vì vậy, việc tìm ra một môi trường tối ưu nhất để bảo quản tinh dịch là yêu
cầu cần được đặt ra.
Xuất phát từ những yêu cầu trên và nguyện vọng của tôi, được sự cho phép của ban
chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Di Truyền Giống trường Đại học Nông Lâm
TP. HCM và sự giúp đỡ của ban quản lý trại heo, các nhân viên trong trại cùng với sự
hướng dẫn của ThS. Lâm Quang Ngà và KS. Đoàn Trần Vĩnh Khánh giúp tôi thực hiện
đề tài “Khảo sát thời gian bảo quản của một số môi trường trên tinh dịch heo”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Tìm môi trường tốt nhất để kéo dài thời gian bảo quản tinh dịch để phục vụ công tác
thụ tinh nhân tạo.
1.3. YÊU CẦU
Khảo sát chỉ tiêu về hoạt lực (A) và thời gian bảo quản của từng môi trường thí
nghiệm. Bảo quản tinh dịch đến khi hoạt lực A = 0,5 đối với 3 môi trường đang sử dụng
ở Việt Nam, A = 0,5 và A = 0 đối với môi trường tốt nhất sau khi bổ sung dưỡng chất.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. KHÁI NIỆM VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp truyền giống một cách gián tiếp sau khi lấy tinh,
kiểm tra, pha chế, bảo tồn nếu tốt mới gieo tinh.
Ưu điểm: Kiểm soát được tinh trùng tốt hoặc xấu, nâng cao được hiệu suất sử dụng
của đực giống, cải tạo giống nhanh, tỷ lệ đực cái tăng (phương pháp truyền giống tự
nhiên 1/20, phương pháp thụ tinh nhân tạo 1/100) do đó tiết kiệm được đực giống và có
điều kiện chọn những con đực tốt nhất, tránh được sự chênh lệch về tầm vóc, có thể bảo
tồn và vận chuyển đi xa, tránh được một số bệnh lây lan do tiếp xúc.
Tuy nhiên phương pháp thụ tinh nhân tạo cũng có những khuyết điểm như: Phải có
phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị, phải có kỹ thuật viên có tay nghề và yêu nghề,
sổ sách không rõ ràng và cẩn thận sẽ dễ dẫn đến tình trạng đồng huyết (do ít đực giống),
nếu kiểm tra bệnh không đảm bảo quy trình và không tốt sẽ gây lây lan bệnh rất nhanh.
2.2. SỰ THÀNH THỤC TÍNH DỤC
Bất cứ một loại gia súc nào đến một tuổi nhất định sẽ đạt đến sự trưởng thànhvề
tính dục hay được gọi là sự thành thục về tính. Trên thú cái, đó là tuổi bắt đầu động dục
hoặc tuổi bắt đầu xuất noãn (khám trực tràng, siêu âm, nội soi) hoặc khi thú cái có thể
mang thai nhưng không ảnh hưởng xấu đến thú. Thú đực đạt tuổi thành thục khi hành vi
tính dục thay đổi (phối giống, dương vật lộ ra ngoài) hoặc xuất tinh lần đầu, khi tinh
trùng bắt đầu xuất hiện trong tinh dịch xuất ra hoặc trong nước tiểu, khi tinh dịch chứa
một lượng tinh trùng đạt ngưỡng. Khả năng xuất tinh thường xảy ra sớm hơn khả năng
sản xuất đủ lượng tinh trùng để thụ thai.
Sự sinh tinh bắt đầu vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi sinh, trong các ống sinh tinh
đã có xuất hiện các tinh bào sơ cấp, sau thời kỳ này các biến đổi về cơ thể và các hormon
xuất hiện làm thay đổi hình thái cấu trúc của tinh hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh
chóng làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của tinh hoàn.

2


Giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của ống sinh tinh đã đạt 130 - 140 µm, 240


ngày tuổi đạt 210 µm. Từ 3 tháng tuổi, trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào sinh
dục từ nguyên tinh bào đến tiền tinh trùng. Tới 4 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng, 8

tháng tuổi thì ống sinh tinh đã đạt mức độ ổn định, không đổi về kích thước, các tế bào
sertoli rất dày đặc. Từ 5 -6 tháng tuổi, tế bào leydig đã sản xuất ra hormon androgen.
Bảng 2.1 Tuổi thành thục (tháng) ở một số loài
Loài
Thú đực
Thú cái

11 (7-18)
11(9-24)*
Cừu
7 (6-9)
7 (4-14)*
Heo
7 (5-8)
6 (5-7)
(* Do ảnh hưởng của thức ăn và mùa nên biến động khá lớn)
(Theo Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2007)
Tuổi trưởng thành về tính dục ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
• Loài, giống: những giống nhỏ con thường có tuổi thành thục sớm hơn. Ở
các giống heo nội (Ỉ, Móng Cái) thì sự xuất hiện tinh trùng càng sớm hơn so với các
giống heo ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc…), 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành
thục, hoạt lực 0,6 - 0,7, đến 50 - 55 ngày tuổi đã có thể giao phối thụ thai.
• Kích thích tố: quá trình thành thục sinh dục của heo đực chịu sự điều khiển
của hoạt động nội tiết tuyến yên, chủ yếu là FSH và LH (hay ICSH). FSH kích thích sự
phát triển của các ống sinh tinh, kích thích quá trình sinh tinh làm cho các tế bào sinh dục
biến đổi qua các giai đoạn cho đến lúc tạo thành tinh trùng, làm cho testosteron xâm nhập
dễ dàng vào tế bào sertoliđể tế bào này làm chức năng dinh dưỡng đối với các tế bào

dòng tinh, kích thích sự phát triển của các nhân cảm thụ gắn LH trong tế bào leydig. LH
làm sản sinh và phát triển các tế bào leydig để tiết ra hormon testosteron.
• Khí hậu: bao gồm sự tương tác giữa nhiệt độ, độ ẩm, biên độ nhiệt độ, thời
gian chiếu sáng… Nói chung, điều kiện nhiệt độ nhiệt đới giúp cho động vật thành thục
sớm hơn.
• Mùa: thường ảnh hưởng lớn đối với thú giao phối theo mùa, tuổi thành
thụccó thể đến sớm hoặc phải kéo dài đến mùa sau. Ví dụ: cừu 150 ngày có thể kéo
dài450-500 ngày.
3


• Dinh dưỡng: dinh dưỡng tốt thì thú có thể thành thục sớm hơn tuy nhiên
dinhdưỡng kém không ngăn ngừa sự thành thục, mặc dù nó đến muộn hơn.
• Phái tính: thú cái thành thục sớm hơn thú đực vài tuần, vài tháng hoặc
vàinăm tùy loài.
Nhìn chung, sự thành thục sinh dục ở các giống heo ngoại (Yorkshire, Landrace,
Duroc…) vào lúc 7- 8 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 110 - 120 kg. Thời kỳ 4 -8
tháng tuổi, tinh hoàn phát triển rất nhanh để đạt tới độ thành thục sinh dục nếu được
chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Thời gian bắt đầu sử dụng là 8 - 10 tháng tuổi đối với các giống heo ngoại. Khoảng
thời gian 2 -3 tháng từ khi thành thục, chúng ta kiểm tra tinh dịch của chúng bằng việc
cho phối với các con nái kiểm tra (số nái dùng kiểm tra: 40 - 50 con, ít nhất 30 con).
2.3. TINH DỊCH(SEMEN)
Tinh dịch là sản phẩm hoạt động của bộ máy sinh dục đực khi con đực thực hiện
hoàn chỉnh một phản xạ sinh dục. Tinh dịch gồm hai thành phần: tinh trùng (tế bào sinh
dục đực) và tinh thanh. Tinh trùng là sản phẩm bài tiết của các ống sinh tinh, trong khi đó
tinh thanh là sản phẩm bài tiết của các tuyến sinh dục phụ.
Về mặt hóa học, tinh dịch của các loài động vật chứa một lượng lớn nước (từ9098%), vật chất khô chiếm từ 2-10%. Nhìn chung, tinh dịch của các loài động vậtgiàu
protein, hàm lượng protein trong tinh dịch bò chiếm tới 5,8% và trong tinhdịch heo chiếm
3,8%. Ngoài ra, tinh dịch còn chứa các loại muối khoáng (Na, K,Zn, Cl, Ca, P...), axit

carbonic, các loại đường (fructose, glucose, galactose) vànhững chất khác như: acid
sialic, phosphorylcholin, ergothionin,cholin, prostaglandin ... và một số enzyme. Thành
phần hóa học của tinh dịch các loài động vật khác nhau là hoàn toàn khác nhau.
Thể tích tinh dịch của một lần phóng tinh, nồng độ tinh trùng có trong tinhdịch và tỷ
lệ giữa thể tích tinh thanh và tinh dịch là khác nhau giữa các loàiđộng vật.
• Những gia súc giao phối ở tử cung (ngựa, heo) cho tinh dịch nhiều,
tinhthanh nhiều, nồng độ tinh trùng thấp.
• Những gia súc giao phối ở âm đạo (bò, cừu, dê) cho tinh dịch ít, tinh thanh
ít,nồng độ tinh trùng cao.
4


Bảng 2.2Thành phần hóa học của tinh dịch một số loài động vật
Thành phần
Tinh dịch heo
Tinh dịch bò
Tinh dịch ngựa
Nước
95,00
90,00
98,00
Protein
3,80
5,80
1,04-2,28
Lipid
0,03
0,15
0,04
Fructose

0,01
0,23-0,87
0,005
Axit citric
0,13
0,72
0,06
Axit lactic
0,02
0,04-0,06
0,03
P tổng số
0,06
0,08
0,02
K
0,10
0,23
0,07
Na
0,28
0,28
0,07
Ca
0,09
0,04
0,02
Cl
0,33
0,22

0,48
(Theo Serghin và Milovanop.Trích dẫntheo Lâm Quang Ngà, giáo trình truyền tinh
truyền phôi)
Bảng 2.3Thể tích tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng, tinh thanh và nồng độ tinhtrùng trung
bình ở một số loài vật nuôi
Thể tích 1 lần Tinh trùng (% ) Tinh thanh (%)
Nồng độ tinh
xuất tinh (ml)
trùng (triệu/ml)
Heo đực ngoại
300 - 500
3
97
20-100

4-5
10
90
200-600
Ngựa
50-100
2-5
95-98
20-80
Cừu
1-2
30
70
200-500-800
(Theo Milovanov. Trích dẫn theo Lâm Quang Ngà, giáo trình truyền tinh truyền phôi)

Loài vật nuôi

2.3.1. Tinh trùng (sperm)
Tinh trùng được hình thành trong ống sinh tinh nhỏ của dịch hoàn. Sự hình thành
tinh trùng xảy ra mạnh mẽ khi con đực đến tuổi thành thục về tính (ở heo nội: 5-6 tháng
tuổi; heo ngoại: 6-8 tháng tuổi; bò: 8-12 tháng tuổi; dê,cừu: 6 tháng tuổi...). Quá trình
hình thành tinh trùng được chia thành 4 giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, thành thục (chín)
và biến thái (biệt hóa) thành tinh trùng, thời gian kéo dài khoảng 42-47 ngày.
Về mặt hóa học, thành phần cấu tạo của tinh trùng gồm: 75% H2O và 25% vậtchất
khô, trong đó: 85% protein, 13,2% lipid và 1,8% khoáng.
Về hình thái, tinh trùng gồm có 3 phần phân biệt rõ ràng gồm đầu, cổ thân và đuôi.
Bằng phương pháp siêu âm người ta nhận được tỷ lệ khối lượng các thành phần tinh
trùng như sau: Đầu: 61%, cổ thân: 16%, đuôi: 33%.
5


2.3.1.1. Đầu tinh trùng
Đầu là phần chính của tinh trùng, có dạng hình trứng bên ngoài bao bởi lớpmàng
mỏng lypoprotein được thành lập khi qua phó dịch hoàn, màng này có khả năng bánthấm
giúp tinh trùng định hình cũng như có khả năng chống chọi các điều kiện bất lợi.Phía trên
đầu tinh trùng có hệ thống Acrosome. Hệ thống này có tác dụng quyếtđịnh đến năng lực
thụ thai của tinh trùng, nếu bảo quản tinh trùng trong môi trường vànhiệt độ thích hợp
không đổi trong vòng 2-3 ngày thì tinh trùng vẫn còn năng lực hoạtđộng, nhưng sau đó sẽ
bị biến dạng do hệ thống Acrosome bị bóc ra làm mất khả năngthụ thai dù tinh trùng vẫn
còn hoạt động. Nếu bảo quản ở nhiệt độ 370C thì chỉ sau vàigiờ hệ thống Acrosome bị
biến dạng, nhất là môi trường nhược trương. Menhyaluronidase cũng dễ bị thẩm xuất ra
ngoài ngay khi hệ thống Acrosome chưa bị bóckể cả môi trường đẳng trương.
Đầu tinh trùng chứa nhiều N trong protein hơn bình thường: 18,5% so với 16%, do
đầu tinh trùng chứa nhiều Arginine mà thành phần của nó chứa 32% N. Đầu tinhtrùng
chứa nhiều men hyaluronidase và neuraminidase và khi tiếp cận với trứng thì mennày có

tác dụng hòa tan màng mucopolysaccharide của tế bào trứng tạo điều kiện chotinh trùng
xâm nhập vào tế bào trứng.
2.3.1.2. Cổ và thân
Cổ và thân nối liền với phần đầu một cách lỏng lẻo, nó chứa chủ yếu là nguyên sinh
chấtcủa tinh trùng, phần này rất dễ bị đứt ra khỏi đầu. Phần cổ và thân có chứa nhiều
chấtở thể tế bào sắc tố (Sytine Cytocrime), chất này có liên quan mật thiết với sự hô
hấpcủa tinh trùng bởi vì nó có tác dụng trong quá trình oxy hóa. Ngoài ra phần này còn
cóchứa ty thể để tham gia quá trình hô hấp và cung cấp năng lượng cho tinh trùng.
2.3.1.3.

Đuôi

Đuôi tinh trùng có chứa nhiều ty thể, ty thể có các enzyme oxy hóa và enzyme oxy
phosphoryl hóa, cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Ngoài ra, phần đuôi có
chứa đến 23% lipid và giúp cho tinh trùng vận động được.

2.4.

CHỨC NĂNG CỦA DỊCH HOÀN PHỤ (EPIDIDYMUS)
6


Dịch hoàn phụ với vai trò tạo môi trường thích hợp cho quá trình trưởng thành cuối
cùng của tinh trùng, nhờ vậy tinh trùng đạt được khả năng vận động và thụ tinh. Dịch
hoàn phụ còn là nơi dự trữ tinh trùng, khoảng 10-50.109 tinh trùng được dự trữ trong dịch
hoàn phụ ở phần lớn gia súc. Hoạt động của dịch hoàn phụ phụ thuộc vào testosterone.
Dịch hoàn phụ gồm có 3 phần:
• Đầu (thể đỉnh của dịch hoàn phụ): Phình lên, dính rất chặt với dịch hoàn,
đâylà nơi tập hợp của những ống dẫn tinh ra.
• Thân: có hình dẹt, được tạo thành bởi các ống dẫn tinh ngoằn ngoèo,

uốnkhúc.
• Đuôi: là phần phình to của những ống tinh đi ra.
Khi thú hưng phấn sinh dục, phần đuôi của dịch hoàn phụ co thắt mạnh để đẩy tinh
trùng vào ống dẫn tinh. Vận tốc vận chuyển tinh trùng qua phần đầu và phần thân của
dịch hoàn phụ không thay đổi khi thú hưng phấn sinh dục, do đó số lượng tinh trùng ở
phần đuôi rất thay đổi tùy theo số lần lấy tinh.
Dịch hoàn phụ có đặc điểm: Môi trường của chất tính toan tính pH = 6,13, nồng độ
ion [H+] cao gấp 10 lần trong dịch hoàn, áp suất CO2 cao ức chế quá trình tiêu đường,
nhiệt độ ở dịch hoàn phụ thấp hơn dịch hoàn, tế bào ống của dịch hoàn phụ tiết
lypoprotein, tinh trùng hấp thu lypoproteinmang điện tích âm (-), vì vậy mà chúng không
bị kết dính nhau thành từngmảng; cũng do bề mặt tinh trùng hấp thu lypoprotein (chủ yếu
ở phần đuôicủa dịch hoàn phụ) đã giúp cho tinh trùng có một màng mỏng bao lấy
mặtngoài của nó làm cho nó có sức đề kháng rất lớn với môi trường acid và cácmuối có
hại.
Tất cả những điều kiện trên đã làm cho tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh(anabiose).
Năng lượng tiêu hao giảm đến mức thấp nhất cho nên tinh trùng có thể ởtrong dịch hoàn
phụ đến 1-2 tháng vẫn có khả năng thụthai, tuy nhiên nếu ở quá lâutrong dịch hoàn phụ
thì nó sẽ dần dần thay đổi về sinh lý và hình thái, mất khả năngthụ thai. Vì vậy, nếu gia
súc lâu ngày không được lấy tinh thì lần lấy tiếp sau đó tinh trùngcó tỷ lệ kỳ hình cao,
hoạt lực thấp.

7


TINH THANH VÀ CHỨC NĂNG CỦA TUYẾN SINH DỤC

2.5.

PHỤ(ACCESSORY GLAND)
Tinh thanh chủ yếu do các tuyến sinh dục phụ tiết ra. Chức năng chính của tinh

thanh là rửa sạch ống niệu-sinh dục con đực và đường sinh dục cái trước khi phóng tinh,
hoạt hóa tinh trùng và làm cho tinh trùng có khả năng vận động (ở dịch hoàn
phụtinhtrùng hầu như không vận động, khi tiếp xúc với tinh thanh thì tinh trùng bắt đầu
hoạtđộng), pha loãng và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng.
2.5.1. Tuyến tinh nang (Vesiculary gland)
Tuyến tinh nang là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến, chất tiết của tuyến này chiếm 20 26% trong tinh thanh, có các chất như fructose, PGF2α, acid amin, protein, γ
globulin,lipid, acid citric, Na, K. Các chất này có tác dụng làm môi trường cho tinh trùng
vận động, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, có tác dụng đệm cho tinh trùng, trung hòa
pH ở âm đạo tạo điều kiện cho tinh trùng đi qua.
2.5.2. Tuyến tiền liệt (Prostate gland)
Chất tiết của tuyến này chiếm phần lớn trong tinh thanh (55-70%). Chất tiết
củatuyến tiền liệt có chứa dịch thể protid trung tính có khả năng hấp thu CO2 để thúcđẩy
tinh trùng hoạt động. Tinh trùng tăng hoạt động rõ rệt khi gặp chất tiết củatuyến tiền liệt.
Ngoài ra trong chất tiết của tuyến này còn có chứa các ion kim loại như Zn, Mg, Ca…
giúp tinh thanh có khả năng diệt khuẩn và làm ổn định cácnucleoprotein của DNA tinh
trùng.
Tuyến tiền liệt còn có chức năng nội tiết, tuyến này tiết ra hormone dưới
dạngPGF2α làm tăng co thắt cơ trơn ống dẫn tinh, xoang chứa tinh và cơ trơn niệu đạođể
thực hiện phóng tinh, giúp tinh dịch được đẩy nhanh vào đường sinh dục thú cáiđồng thời
làm cho cơ trơn đường sinh dục thú cái co bóp mạnh và nhanh.

2.5.3. Tuyến cầu niệu đạo (Cowper’s gland or Bulbourethral gland)

8


Chất tiết tuyến này chiếm 15 - 18% trong tinh thanh, tuyến này hoạt độngmạnh ở
heo, ngựa là dịch thể keo có chứa globulin, dưới tác dụng của menvesiculase dịch này kết
thành khối keo phèn (Tapioca). Keo phèn có tác dụng hútnước rất mạnh, trong giao phối
trực tiếp keo phèn tạo thành cái nút ở cổ tử cungngăn không cho tinh trùng chảy ra ngoài.

Trong thụ tinh nhân tạo phải nhanh chónglọc bỏ chất này vì nó làm nghẽn ống dẫn tinh
và ảnh hưởng đến số lượng và sứcsống của tinh trùng. Ngoài ra, chất tiết tuyến này còn
chứa γ globulin là chất chốngvi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào đường sinh dục thú cái,
cũng như chứa fructose,các hormone peptid hay cá chất tương tự khác.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG

2.6.

2.6.1. Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thu O2 thải CO2, càng hoạt động càng tiêu hao năng lượng, giảmsức
sống.
Tinh trùng tiến hành trao đổi chất theo hai phương thứclà hô hấp và phân giảiđường
glucose, fructose.Hô hấp là quá trình chủ yếu sử dụng O2 để đốt cháy các chất hữu cơ có
trongbản thân tinh trùng hoặc để oxy hóa triệt để hơn đường có trong tinh dịch. Do đó để
bảo tồn tinhdịch được lâu, người ta thường hạn chế quá trình tinh trùng hô hấp với oxy và
cố gắnggiữ cho tinh trùng ở trạng thái tiềm sinh, cụ thể là phải đậy kín lọ chứa và không
để cóbọt khí trong lọ chứa tinh.
Trong trường hợp tinh trùng ở dịch hoàn phụ và trong ống sinh tinh, tinh trùngsử
dụng nguồn năng lượng chính trong trao đổi chất là các loại đường và chủyếu là fructose.
Fructose là một loại đường thường xuyên có mặt trong tinh dịch củaphần lớn các loài
động vật. Kếtquả của việc phân giải fructose là acid lactic và ATP.Acid lactic được hình
thành trong quá trình phân giải đường sẽđược thải ra làm thay đổi pH của môi trường làm
cho tinh trùng ở trạng thái ít hoạtđộng nhưng nếu tích tụ quá nhiều sẽ gây độc cho tinh
trùng.

2.6.2. Đặc tính hướng về ánh sáng
9


Tinh trùng rất nhạy với ánh sáng. Trong thí nghiệm nhỏ 1 giọt tinh lên lame kính

hiển vi đặt trong phòng tối, rọi một tia sáng nhỏ vào một phía giọt tinh, người ta nhận
thấy hầu hết các tinh trùng đều bơi về phía có ánh sáng.
2.6.3. Đặc tính tiếp xúc
Khi gặp vật lạ, tinh trùng sẽ bao vây và bám vào. Nhờ vậy mà khi gặp trứng, tinh
trùng bao quanh để chui vào tế bào trứng và thụ tinh.
2.6.4. Tính chạy ngược dòng
Tinh trùng có đặc tính chạy từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp,trong tử
cung hay ống dẫn trứng luôn có một điện thế. Bản thân tinh trùng luôn mangđiện tích. Do
đó, tinh trùng luôn chạy theo một phương hướng nhất định khi vào tửcung hay ống dẫn
trứng.
Đặc tính hướng về phía trước có được là nhờ vào cấu tạo đặc biệt của tinhtrùng.
Đuôi tinh trùng ngoằn ngoèo, uốn khúc do đó khi tinh trùng chuyển động nógây ra xung
động để tinh trùng tiến về phía trước. Ngoài ra do tinh trùng có đầu hìnhdạng quả lê nên
nó tự chuyển động xung quanh cái trục của thân nó. Sự chuyển độngcủa đuôi kết hợp với
sự xoay của trục giữa làm cho tinh trùng vận động tiến thẳng vềphía trước. Tốc độ di
chuyển của tinh trùng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiềuyếu tố nhưng chủ yếu
tùythuộc vào khả năng vận động của tinh trùng và sự co bópcủa tử cung và ống dẫn
trứng.
2.7.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SỐNG CỦA TINH TRÙNG
• Nước: dù là nước cất hay nước đã tiêu độc cũng làm cho tinh trùng đầu to ra, lắc

lư tại chỗ rồi chết vì nước làm cho giảm áp suất thẩm thấu của môi trường (nhược năng).
• Nhiệt độ: ở khoảng nhiệt độ 5-15oC tinh trùng hoạt động ít, nhiệt độ càng gia
tăng tinh trùng càng gia tăng hoạt động. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37oC, nhiệt độ
tăng cao thì tinh trùng tăng hoạt động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dẫn đến giảm
sức sống.
• Các hóa chất có tính sát trùng: tinh trùng rất nhạy cảm với các hoá chất có tính
sát trùng như cồn, crezyl… nênkhi tồn trữ tinh hoặc pha chế không nên để hoá chất rơi

vào.
10


• Không khí: trong không khí có O2 làm tinh trùng tăng hoạt động, do đó sẽ làm
giảm sức sống.
• Khói thuốc có H2S làm hại tinh trùng.
• Sóng lắc.
• Vật dơ bẩn, vi trùng: trong 1 ml tinh dịch có 13.000 vi khuẩn thì tinh dịch đó
xem như bị nhiễmkhuẩn nặng, nếu dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và đời con.
2.8.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ

PHẨM CHẤT TINH DỊCH
2.8.1. Dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn để con vật cho tinh tốt,
nếuthiếu sẽ làm thiếu những yếu tố sinh dục từ hypothalamus đến hypophyse.Chú ý rằng
hiệu quả thức ăn đối với đực giống không phải một sớm một chiều.
Một số dưỡng chất cần lưu ý:
2.8.1.1. Nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với các sinh vật và là mộtdung môi không
thể thiếu được để cho sự sống được tiến hành. Trong dinh dưỡng,nước có vai trò như:
tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, vận chuyển vật chất, tham gia vào các phản
ứng hóa học khác của sự sống, điều hòa áp suất thẩm thấu, giữ cho thể hình thú được ổn
định, giảm tác dụng của ma sát trong cơthể thú, tham gia quá trình điều tiết thân nhiệt và
quá trình tạo sản phẩm chăn nuôi (trong thịt, sữa, trứngđều có chứa tỷ lệ nước khá cao
như: Thịt chứa 80% nước, sữa 85% và trứng là 70%).
Với vai trò thiết yếu của nước cho nên thú nuôi cần phải đảm bảo được cung cấpđầy
đủ nước hằng ngày theo đúng nhu cầu của từng loài thú. Heo cần 3 - 6 lít/ngày, gà cần

1,7 - 2,7 lít/ngày, bò cần 4 - 6 lít/ngày, riêng bò sữa cần cộng thêm số lít sữa/ngày.
2.8.1.2. Chất đạm ( protein)
Protein đầy đủ giúp gia súc phát triển được cân đối, bảnthân protein giúp quá trình
hình thành nhân bào của tinh trùng, giúp sự phát triển vàthành thục nhanh chóng.
Khi cung cấp thiếu đạm, thú sẽ cónhững triệu chứng như: chậm lớn, còi cọc, thành
thục chậm, mọc lông kém, chịu lạnh kém, giảm tiết sữa, giảm đẻ trứng, chu kỳ lên giống
11


dài, tỉ lệ đậu thai kém, sức đề kháng kém, hiệu giá kháng thể sau chủng vaccine không
cao, thú hay cắn mổ, ăn thịt lẫn nhau.
2.8.1.3. Chất béo (lipid)
Lipidquan trọng trong việc phối hợp với các vitamine tan trong dầu A, D, K, E. Nếu
thiếu năng lực thụ thai giảm.
2.8.1.4. Vitamin
• Vitamine A:ảnh hưởng đến sức khỏe chung của gia súc, nó góp phầntrong việc
bảo vệ biểu mô của cơ quan sinh dục. Nếu thiếu thì số lượng tinh trùng giảm(do ống sinh
tinh bị thoái hóa), tinh trùng không hoạt động.
• Vitamine E: thiếu E gây nên việc sinh tinh gặp trở ngại, tuy có tinh trùng nhưng
hoạt động kém, nhanh chết và chết nhiều, cuối cùng mất khả năng sinh dục. Bổ sung 40 –
80 mg E choheo giống thì sau 6 tháng kích thước của dịch hoàn cũng như năng lực sinh
sản hơnhẳn so với lô đối chứng, bổ sung 0,5-1 gram vitamine E cho bò đực thì tinh dịch
tăng18%, nồng độ tinh dịch tăng 11% so với lô đối chứng.
• Vitamine D: giúp cho đực giống cứng cáp. Nếu thiếu D thời gian sửdụng không
lâu, lượng tinh trùng giảm và có thể gây nguy hiểm cho người lấy tinh, nógiúp cho sự
tổng hợp Ca và P.
2.8.1.5. Chất khoáng
Ngoài việc tham gia cấu tạo nên bộ xương, nó còn tham giahầu hết các hoạt động
trao đổi chất trong cơ thể như hoạt động cơ, thần kinh, hô hấp…. Đối với đực giống các
nguyên tố quan trọng là: Ca, P, Na, Se, Zn, Mn, I2 …

• Ca: là thành phần cùng với P tạo nên xương, nếu thiếu làm cho xốp xương,
xương già dễ gãy, ảnh hưởng đến giao phối. Ngoài ra Ca còn ảnh hưởng đến hoạt động
thần kinh heo đực giống, khi thiếu giảm tính hưng phấn, phản xạ kém làm giảm tính
hăng.
• Phospho:cũng có vai trò rất quan trọng hình thành nên xương. Nếu thiếu gây
xốp xương, xương kỳ hình, các đầu xương phình to gây khó chịu khi đực giống giao
phối, đồng thời P còn tham gia cấu tạo nhân tinh trùng.

12


• Na: là thành phần quan trọng liên quan đến tính hưng phấn của thần kinh. Nếu
thiếu làm giảm hưng phấn, heo đực không muốn giao phối.
• Se:cần thiết cho sự sinh trưởng, thụ tinh.
• Mn: góp phần tham gia hoạt hóa các enzyme biến dưỡng lipid, glucid,acid
nhân và chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu thú chậm lớn, chân yếu, các khớp phìđại, đực
giảm tính hăng, phẩm chất tinh giảm.
• Zn:giúp tính hăng, giúp khả năng duy trì nòi giống vì Zn là nguyên tố cơ bản
tạo nên cáchormone kiểm soát sự phát triển cơ thể, đặc biệt là hormone testosterone. Khai
thácdày có thể gây thiếu Zn, làm cho dung lượng tinh dịch giảm và phẩm chất tinh
dịchcũng giảm theo. Ngoài ra Zn còn phòng ngừa bệnh ở tuyết tiền liệt, làm mất khả
năngsinh sản.
• I2:iodlà thành phần cấu tạo của hormone tuyết giáp trạng, giữ vai trò điềuhòa
cường độ trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu I2 thú đực giảm tính hăng, phẩm chấttinh kém
và tỉ lệ đậu thai kém.
2.8.2. Chăm sóc quản lý
2.8.2.1. Chuồng nuôi
Khi thú thành thục tính dục thì nhốt riêng 1 ô/con tránhcắn nhau và nhảy lên nhau.
Chuồng phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, có sân chơi.Trong không khí, O2chiếm
21%,phần còn lại là N2, CO2, khí hiếm. Tuylượng O2 dồi dào nhưng trong thực tế môi

trường chăn nuôi thường bị thiếu dưỡng khí(O2) do: chuồng trại chật hẹp, kém thông
thoáng, vệ sinh không tốt, do đó các khí CO2, H2S, NH3, CH4trongchuồng nuôi tăng cao
làm ảnh hưởng đến sự hô hấp, làmrối loạn đến sự cân bằng sinh trưởng bình thường của
heo. Cho nên chuồng nuôi cầnphải thông thoáng, đối lưu tốt.
2.8.2.2. Nhiệt độ
Đối với gia súc, nhiệt độ thích hợp là 200Ccó tác dụng tốttrong việc cho tinh. Khi
nhiệt độ lên 400C gia súc cho tinh trùng kỳ hình nhiều.
2.8.2.3. Ánh sáng
Đối với heo, trung bình 10 giờ chiếu sáng /ngày. Nếu nuôitrong tối, thể tích và nồng
độ tinh dịch giảm, kỳ hình tăng, chết tăng.
13


×