Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC TỔN HẠI SỨC KHỎE VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA CƯ DÂN LÂN CẬN KÊNH BA BÒ CHO VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG (Q.THỦ ĐỨC, TP.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN LÊ TRĂM

ĐÁNH GIÁ MỨC TỔN HẠI SỨC KHỎE VÀ MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA CƯ DÂN LÂN CẬN KÊNH BA BÒ
CHO VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
(Q.THỦ ĐỨC, TP.HCM)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN LÊ TRĂM

ĐÁNH GIÁ MỨC TỔN HẠI SỨC KHỎE VÀ MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA CƯ DÂN LÂN CẬN KÊNH BA BÒ
CHO VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên Môi trường



Người hướng dẫn: TS.Lê Công Trứ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo kháo luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận:“Đánh giá mức tổn hại sức
khỏe và mức sẵn lòng trả của cư dân lân cận kênh Ba Bò để cải thiện môi trường
tại quận Thủ Đức, TP.HCM” do Nguyễn Lê Trăm, sinh viên khóa 35, ngành Kinh tế
tài nguyên môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày……. …………

TS.LÊ CÔNG TRỨ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến cha mẹ đã chăm sóc và nuôi dưỡng con, tạo điều kiện học tập tốt nhất
cho con được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế,
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho em trong quá trình học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang cần thiết giúp
em bước vào cuộc sống.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài những cố gắng bản thân, tôi
còn nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và những người bạn giúp đỡ trong quá
trình phỏng vấn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đến thầy Lê Công Trứ, người đã
hướng dẫn và giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Thầy đã tận tình chỉ
dẫn và động viên cho em để hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Chính quyền địa phương phường Bình
Chiều,quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực
hiện cuộc phỏng vấn điều tra.
Xin cám ơn đến những người bạn, những người đồng hành bên tôi trong suốt
quảng đường Đại học, luôn bên tôi những lúc vui buồn, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong
khó khăn nhất.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Lê Trăm


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN LÊ TRĂM, Tháng 07 năm 2013, “Đánh giá mức độ tổn hại sức
khỏe và mức sẵn lòng trả của cư dân lân cận kênh Ba Bò để cải thiện môi trường
tại quận Thủ Đức, TP.HCM”
NGUYEN LE TRAM, July, 2013,”Evaluating The Healthy Damage And
Willingness To Pay For Reducing Enviromental PollutionIn TheNeighborhood
Of Ba Bo Canal, Thu Duc District,Ho Chi Minh City ”.
Khóa luận đã phân tích được quá trình cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm
kênh Ba Bò, ước lượng giá trị kinh tế tổn hại sức khỏe do ô nhiễm kênh gây ra đối với
người dân trong khu vực bằng phương pháp chi phí bệnh tật và phương pháp phân tích
hồi qui. Kết quả cho thấy chi phí điều trị bệnh của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: thu nhập bình quân của hộ/tháng, tuổi của người bị bệnh, người bị bệnh có hút
thuốc hay uống rượu hay không, nhưng tác động mạnh nhất vẫn là yếu tố khoảng cách.
Sau đó là ước tính mức sẵn lòng trả trung bình của người dân để cải thiện ô nhiễm tại
khu vực này. Mức sẵn lòng trả của họ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập,
có ảnh hưởng do ô nhiễm hay không, số người trong gia đình và yếu tố giá thì có tác
động mạnh nhất. Qua quá trình tính toán đề tài đã xác định được chi phí điều trị bệnh
trung bình của người dân là 1,555 (triệu đồng/hộ/năm),và tổng thiệt hại do ô nhiễm
gây ra đối với sức khỏe ngưới dân trong khu vực điều tra là 108.865.000(đồng/năm),
Trong đó, chi phí cơ hội mà xã hội mất đi là 49.406.000 (đồng/năm )và toàn khu vực
khu phố 1 và 2 phường Bình Chiểu là 2,535 tỷ đồng.Đây cũng là một cơ sở để các
banngành lãnh đạo đề ra các chính sách và dự án để giúp người dân nơi đây.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung: .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:........................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4.2.Phạm vi thời gian ........................................................................................ 3
1.4.3.Phạm vi không gian ..................................................................................... 3
1.5.Cấu trúc khóa luận ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu........................................................................ 4
2.1.1.Tài liệu nghiện cứu trong nước .................................................................... 4
2.1.2.Tài liệu nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 4
2.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 6
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 7
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của phường Bình Chiểu ........................................ 10
2.2.4.Tổng quan kênh Ba Bò .............................................................................. 11
2.3.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ......................................................... 12
2.3.1. Tình trạng nguôn nước trên thế giới ......................................................... 12
2.3.2 Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.............................................. 12
2.3.3. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh ..................... 13
2.3.4.Tình hình sức khỏe của người dân tại một số vùng có ô nhiễm .................. 13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 15
v


3.1.Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 15
3.1.1 Ô nhiễm môi trường: ................................................................................. 15
3.1.2 Ô nhiễm môi trường nước. ........................................................................ 15
3.1.3 Ô nhiễm không khí: ................................................................................... 16
3.1.4 Ô nhiễm môi trường đất. ........................................................................... 16
3.1.5. Chỉ tiêu phân tích và tiêu chuẩn so sánh ................................................... 17
3.1.6 Các tác nhân gây ô nhiễm chính và tác hại: ............................................... 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 20
3.2.2.Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 20
3.2.3.Phương pháp chi phí bệnh tật .................................................................... 20
3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy ................................................................ 21
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32
4.1. Phân tích thực trạng ô nhiễm Kênh.................................................................. 32
4.1.1.Nguyên nhân gây ô nhiễm kênh................................................................. 32
4.1.2.Hiện trạng ô nhiễm nước kênh ................................................................... 34
4.1.3.Chất lương không khí tại Kênh .................................................................. 43
4.2. Kết quả nghiên cứu thông qua điều tra chon mẫu. ........................................... 44
4.2.1. Quan điểm về nhận thức của con người về các vấn đề môi trường và ô
nhiễm môi trường tại kênh. ................................................................................ 45
4.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ dân trong khu vực ............................. 51
4.3. Thiệt hại về sức khỏe ...................................................................................... 53
4.3.1. Tình hình sức khỏe của dân cư ................................................................. 53
4.3.2. Ước tính thiệt hại đến sức khỏe do ô nhiễm kênh ..................................... 55
4.4. Mô hình ước lượng hàm chi phí sức khỏe........................................................ 56

4.4.1.Kết quả ước lượng các thông số của mô hình ............................................ 56
4.4.2.Phân tích mô hình – tính toán hệ số co giãn và mức tác động biên của các
yếu tố đến chi phí sức khỏe. ............................................................................... 57
4.5.Ước lượng mức sẵn lòng trả ............................................................................. 63
4.5.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng đóng góp của mẫu điều tra 63
vi


4.5.2.Kiểm định tính hiệu lực của mô hình hồi quy ............................................ 65
4.5.3.Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình và tổng mức đóng góp của
mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 67
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 67
5.2.Nhận xét về giới hạn của đề tài ........................................................................ 68
5.3.Kiến nghị ......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHĐBM

Chất hoạt dộng bề mặt

CN -TTCN

Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp


DN

Doanh nghiệp

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

KCN

Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TM -DV

Thương Mại -Dịch vụ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


Ủy ban Nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số Hộ Được Chọn Theo Tỉ Lệ Số Hộ Dân Không Nằm Trong Diện Giải
Phóng Mặt Bằng cho Dự Án Cải Tạo Kênh Ba Bò..................................................... 45
Bảng 4.2.Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Tật Của Các Hộ Được Điều Tra 2012 .................. 55
Bảng 4.3. Kết QuảƯớc Lượng Mô Hình Hồi Quy ...................................................... 56
Bảng 4.4. Kết Quả Kiểm Ðịnh Ða Cộng Tuyến Bằng Ma Trận Tương Quan ............. 59
Bảng 4.5. Kết Xuất Kiểm Ðịnh LM ........................................................................... 59
Bảng 4.6 Phương Sai Sai Số Thay Đổi (Heterocedasticity) ........................................ 60
Bảng 4.7 Kết Quả Ước Lượng Lại Mô Hình .............................................................. 60
Bảng 4.8.Kết quả kiểm định lại phương sai sai số thay đổi: ....................................... 61
Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đóng Góp 63
Bảng 4.10. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy ............................................. 64
Bảng 4.11. Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Trong Mô Hình .................................. 66

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ phường Bình Chiểu,quận Thủ Đức ................................................... 6
Hình 4.1.Giá Trị pH Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 ......... 35
Hình 4.2.Giá Trị DO Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 ........ 36
Hình 4.3.Giá Trị COD Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 ...... 37
Hình 4.4.Giá Trị BOD5Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát 2008 .............. 38
Hình 4.5 Giá Trị SS Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 .......... 39
Hình 4.6 Giá Trị Tổng P Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 ... 39

Hình 4.7 Giá Trị Tổng N Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 .. 40
Hình 4.8.Giá Trị Cd Các Kênh Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 41
Hình 4.9.Giá Trị CHĐBM Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008 42
Hình 4.10.Giá Trị Coliform Các Kênh Đổ Ra Kênh Ba Bò 3 Đợt Khảo Sát Năm 2008
.................................................................................................................................. 43
Hình 4.11 Các Vần Đề Môi Trường Cần Giải Quyết Khẩn Cấp trên Địa Bàn Phường
Bình Chiểu................................................................................................................. 46
Hình 4.12.Đánh Giá Chất Lượng Nước Kênh Của Các Hộ Dân Được Phỏng Vấn ..... 46
Hình 4.13.Đánh Giá Chất Lượng Không Khí Khu Vực Kênh .................................... 47
Hình 4.14.Đánh Giá Mức Thiệt Hại Do Ô Nhiễm ...................................................... 49
Hình 4.15. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày .......................................... 49
Hình4.16.Cách Xử Lý Nước Trước Khi Dùng Cho Sinh Hoạt ................................... 50
Hình 4.17.Mức Độ Ô Nhiễm/Màu Nước Của Nước Giếng Khoan ............................. 50
Hình 4.18.Trình Độ Học Vấn Của Người Dân Sống Lân Cân Kênh Ba Bò ................ 51
Hình 4.19.Sự Phân Công Lao Động Trong Các Ngành Nghề Điều Tra ...................... 52
Hình 4.20.Thu Nhập Bình Quân/ Người/Tháng Của Người Dân ................................ 53
Hình 4.21.Những Bệnh Thường Mắc Phải Do Ô Nhiễm Kênh ................................... 54
Hình 4.22. Đồ Thị Thể Hiện Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sức Khỏe Và Khoảng Cách
Từ Hộ Gia Đình Đến kênh. ........................................................................................ 62

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KÊNH BA BÒ ............................................ 71
PHỤ LỤC 2.KẾT XUẤT HÀM NĂNG SUẤT.......................................................... 72
PHỤ LỤC 3.KẾT XUẤT KIỂM ĐỊNH LM .............................................................. 72
PHỤ LỤC 4.MÔ HÌNH HỒI QUY NHÂN TẠO ....................................................... 73
PHỤ LỤC 5.MÔ HÌNH SAU KHI KHẮC PHỤC VI PHẠM PHƯƠNG SAI SAI SỐ
THAY ĐỔI ................................................................................................................ 74

PHỤ LỤC 6.KẾT XUẤT HÀM MỨC SẢN LÒNG TRẢ.......................................... 75
PHỤ LỤC 7. KHẢ NĂNG DỰ ĐOÁN CỦA MÔ HÌNH ........................................... 75

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặtvấn đề
Thời gian gần đây cùng với quá trình đô thị hóa, những dòng kênh rạch Q. Thủ
Đức, TPHCM đã bị lạm dụng, san lấp để xây dựng nhà ở, các công trình phụ, làm cho
dòng chảy bị thu hẹp, nước thải không thoát được, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và
sinh hoạt của người dân. Ở khu vực gần cầu phường Bình Chiểulà một ví dụ.Gần đây,
dòng kênh chảy qua khu vực này đã bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán, san
lấp để xây dựng nhà ở và các công trình. Vì thế, dòng nước chảy qua khu vực này bị
thu hẹp, quá trình thoát nước rất khó khăn. Để giữ gìn mỹ quan đô thị và bảo vệ các
dòng kênh rạch trên địa bàn P. Bình Chiểu, mong UBND Q. Thủ Đức và các ngành
chức năng có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm và san lấp kênh.
Một người đàn ông 40 tuổi đã tự mày mò học cách sử dụng internet để đưa
tiếng nói của người dân kênh Ba Bò lên trang nhật ký trực tuyến sau tám năm trực tiếp
đi phản ánh khắp nơi, đủ các cơ quan chức năng nhưng không có kết quả. Nhật ký đó
như sao:“Chúng tôi, những cư dân dọc kênh Ba Bò, khu phố 2, phường Bình Chiểu,
TPHCM đã sống trong ô nhiễm hơn mười năm nay. Chúng tôi sống trong “3 cùng”:
“Ăn, uống, thở cùng ô nhiễm”! Mùi nước kênh Ba Bò đã ăn sâu vào máu thịt, tâm
tưởng, ký ức của nhiều thế hệ gia đình chúng tôi.Nước kênh Ba Bò đã từng làm hư
nhiều máy móc, vật dụng, huỷ hoại giếng nước, sập nhà cửa, vào mùa mưa thì ngập
đến tận giường ngủ của chúng tôi! Nhìn những cháu bé còi cọc, xanh xao mà chạnh
lòng!...”. Từ đó ta thấy được mức độ ô nhiễm kênh Ba Bò đã lên mức đáng báo
động,nó đã ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,sức khỏe, mĩ quan….của người dân sinh

sống gần đó.Các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm cần thiết đến thực trạng
này.Đề tài này sẽ tiến hành phỏng vấn khoảng 70 người dân tại khu vực từ đó tính toán

1


mức thiệt hại do ô nhiễm và mức sẵn lòng trả của người dân nơi đây để cải thiện sự ô
nhiễm này.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế - trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy Th.s LÊ CÔNG TRỨ,
tôi quyết định tiến hành đề tài “Đánh giá mức độ tổn hại sức khỏe và mức sẵn lòng trả
của cư dân lân cận kênh Ba Bò để cải thiện môi trường tại quận Thủ Đức, TP.HCM”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân do ô nhiễm kênh Ba
Bò và xem họ sẳn sàng trả bao nhiêu tiền để khắc phục tình trạng ô nhiễm đó!
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về tình trạng kênh Ba Bò xả thải như thế nào ra môi trường.
-Phân tích thành phần nước thải ô nhiễm ra sao.
-Mức độ quan tâm của nhà nước và người dân về vấn đề này như thế nào.
-Phân tích các yếu tố liên quan tới xác suất bệnh của người dân do ô nhiễm
kênh Ba Bò gây ra.
- Tính toán tổng chi phí tổn hại sức khỏe do ô nhiễm.
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và tổng mức sẳn lòng trả của người dân tại nơi
thực hiện nghiên cứu.
-Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục hay hạn chế tình hình
ô nhiễm nguồn nước kênh như hiện nay!
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứutài “Đánh giá mức độ tổn hại sức khỏe và
mức sẵn lòng trả của cư dân lân cận kênh Ba Bò để cải thiện môi trường tại quận Thủ

Đức, TP.HCM”dùng kiến thức xã hội để phân tích quá trình gây ô nhiễm của kênh Ba
Bò, sử dụng lượng pháp chi phí bệnh tật để ước lượng chi phí sức khỏe người dân do ô
nhiễm gây ra, phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức sẵn lòng trả
(WTP) trung bình, rồi từ đó xác định tổng chi phí tổn hại sức khỏe và tổng mức đóng
góp của người dân tại khu vực.

2


1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng 50 hộ dân sống lân cận kênh Ba Bò,vì họ là
những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
1.4.2.Phạm vi thời gian
Đềtài được thực hiện trong thời gian từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 8 năm
2013.
1.4.3.Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn chịu ô nhiễm ở khu dân cư lân cận kênh Ba
Bò thuộc phường Bình Chiểu,quận Thủ Đức (tp.HCM)
1.5.Cấu trúc khóa luận
Khóa luận được chia thành 5 nội dung chính và được chia thành năm chương
như sau:
Chương 1.MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài,mục tiêu nghiên cứa và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2.TỔNG QUAN
Tổng quan địa bàn nghiên cứu:điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội.Nêu lên thực
trạng ô nhiễm nước trên thế giới,Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.tìm hiều
chung về tình trạng sức khỏe người dân tại một số nơi có nguồn nước ô nhiễm trong cả
nước.Trình bày tổng quan các tài liệu tham khảo.
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nêu lên cơ sở lý luận để tiến hành đề tài,trình bày các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài như: phương pháp thống kê mô tả phương pháp phân tích
hồi quy,phương pháp chi phí bệnh tật… phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích thực trạng ô nhiễm kênh Ba Bò và đặc điểm kinh tế - xã hội,nhận
thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.Ước tính chi phí sức
khỏe từ đó tính toán thiệt hại mà xã hội mất do ô nhiễm kênh gây ra.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài còn tồn đọng
và những đề xuất giải quyết tình trạng ô nhiệm nước kênh Ba Bò.
3


CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN
Chương này mô tả tổng quan về những vấn đề liên quan trong nội dung nghiên
cứu,bao gồm những thông tin chung về phường Bình Chiểu,kênh Ba Bò, chương này
cũng sẽ đề cập tới những vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới,Việt
Nam,TP.HCM và tóm tắt những tài liệu nghiên cứu đã tham khảo.
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tham khảo một số tài nghiên cứu cửa các tác
giả trong và ngoài nước.Những nghiên cứu này là tư liệu đáng quí để tôi thực hiện đề
tài này.
2.1.1.Tài liệu nghiện cứu trong nước
Lê Thị Thanh Trà,2009,đánh giá tổn hại sức khỏe do ô nhiễm kênh Ba Bò, phân
tích thực trạng ô nhiễm,tính thiệt hại của xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
trong khu vực.
Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
trẻ em thông qua biến số lần bệnh, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và mức sẵn lòng trả
của phụ huynh trong việc tránh bệnh cho con em họ. Sử dụng phương pháp đánh giá

thị trường, dùng phương pháp đánh giá tổn hại môi trường để đánh giá tổn hại do ô
nhiễm không khí gây ra đối với sức khỏe trẻ em trong thành phố, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm ước lượng mức sẵn lòng trả của
phụ huynh để tránh bệnh cho trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức tổn hại sức
khỏe do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ở trẻ em ước tính khoảng 97.350
đồng/trẻ em trong năm 2007 và mức sẳn lòng trả mỗi người là 85.724 đồng.
2.1.2.Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
John B Braden & Charles D.Kolstad,1991,đã đưa ra những chú ý trong tính
toán ảnh hưởng của mội trường đến sức khỏe con người: Thứ nhất là, xã hội đã phát
triển một vài cơ cấu mà nó chuyển một vài chi phí bệnh tậ ra khỏi cá nhân khi họ bệnh
vào trong xã hội nói chung. Những ví dụ bao gồm bảo hiểm y tế sẽ chi trả những chi
4


phí điều trị cho tất cả những người mua bảo hiểm, và chính sách cho phép nghỉ làm
khi bị bệnh sẽ chuyển chi phí do những ngày nghỉ làm vào người chủ, và cuối cùng là
vào những người tiêu dùng sảm phẩm đó. Thứ hai là quan tâm đến tầm quan trọng
được đưa ra đối với những cá nhân quan tâm đến bệnh tật của chính bản thân họ.Mà
tầm quan trọng này không ngăn cản lòng vị tha bởi vì một cá nhân có thể cũng chú ý
đến sức khỏe và thể trạng người khác, đặc biệt là người thân và chồng/vợ người đó.
Ngoài ra thì điều này cũng không thích hợp khi nói về mức sẵn lòng trả của trẻ em để
cải thiện sức khỏe cho bản thân, mà chỉ dựa vào mức sẵn lòng trả của những bậc phụ
huynh cho việc cải thiện sức khỏe của chúng.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người có thể làm suy yếu
thể trạng của họ thông qua ít nhất là năm kênh:
 Những phí tổn y tế có liên quan đến việc điều trị những bệnh do ô nhiễm gây ra,
bao gồm cả chi phí cơ hội của thời gian cho việc điều trị này.
 Tiền công bị mất
 Những chi tiêu có tính chất ngăn ngừa và bảo vệ có liên quan đến nổ lực ngăn
chặn những bệnh do ô nhiễm gây ra

 Bất thỏa dụng có liên quan đến những triệu chứng và những cơ hội bị mất do
hoạt động thư giãn
Những thay đổi trong tuổi thọ trung bình và rủi ro chết yểu
Và những cơn đau có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một cách phân loại
đó là tùy theo khoảng thời gian mà bệnh đó tồn tại như: kinh niên khác với cấp tính.
Một cách phân loại khác là tùy vào mức độ ảnh hưởng xấu của nó đến các hoạt động:
thời kì kiêng hoạt động, thời kì nằm trên giường, thời kì thất nghiệp. Cách thứ 3 để
phân loại là dựa vào các triệu chứng hay căn bệnh. Một vài nghiên cứu đo lường cơn
đau bằng thời kì triệu chứng. Thời kì triệu chứng thường được sử dụng để đo lường
những căn bệnh mà mức độ chưa đủ để cản trở những hoạt động thường niên của một
người nào đó. Cách phân loại cuối cùng dựa trên số trường hợp được báo cáo về căn
bệnh nào đó.

5


2.2.Tổng quanvề địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ phường Bình Chiểu,quận Thủ Đức

Nguồn tin:muabannhadat.com.vn
Bình Chiểu là phường mới được thành lập từ ngày 01/04/1997,tách ra từ xã
Tam Bình cũ.Khi mới thành lập phường có 3 ấp,42 tổ dân phố.1999 được quận Thủ
Đức chuyển ấp thành khu phố, từ 3 ấp nay trở thành 6 khu phố có 66 tổ dân phố.
Phường có tổng diện tích là 542,7 ha:
+ Phía Đông giáp xã Bình Hòa - Thuận An -Bình Dương.
+Phía Tây giáp xã Vĩnh Phú -Thuận An -Bình Dương.
+Phía Nam giáp phường Tam Bình - Thủ Đức - TP.HCM.
+Phía Bắc giáp thị trấn Dĩ An - Dĩ An - Bình Dương.

b)Thời tiết -khí hậu -đất đai
-Thời tiết:
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ít bi ảnh hưởng của bão, thời tiết trong
năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa:
Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10
Mùa nắng từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.
-Khí hậu:
+Nhiệt độ trung bình là 240C tới 320C, trung bình cả năm là 280C.
Tháng 4 có nhiệt độ thấp nhất là 29,10C
6


Tháng 10 nhiệt độ thấp nhất là 26,70C.
+ Số giờ nắng trong năm là 2.245,9h.
Tháng 2 có số giờ nắng nhiều nhất là 193,1h.
Tháng 10 có số giờ nắng ít nhất là 105,6h.
+Lượng mưa cả năm là 1.779,4mm.
Tháng 5 có lượng mưa nhiều nhất là 478 mm.
Tháng 2 có lượng mưa ít nhất là 273,3mm.
Vào những ngày có lượng mưa cao nhất kết hợp với triều cường đã gây ngập
úng trên diện rộng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt,đời sống bà con nhân dân.
+Độ ẩm trung bình cả năm là 74%.
Tháng 10 có độ ầm cao nhất là 86%
Tháng 1 và 2 có độ ẩm thấp nhất là 71%.
-Đất đai:
Tổng diện tích dất là 542,7ha gồm hai loại đất chính: đất nông nghiêp là
225,0484ha,chiếm 41,58% so với tổng diện tích đất tự nhiên cao hơn tỷ lệ đất nông
nghiệp của thành phố là 37%(2006), đất phi nông nghiệp là 317,6516ha chiếm 58.42
% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Tình hình kinh tế
-Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Trước năm 1997, số lượng các cơ sở kinh doanh cá thể,các doanh nghiệp các
công ty tư nhân trên địa bàn phường chưa nhiều, quy mô hoạch động và vồn đầu tư
còn thấp.Qua quá trình phát triển,phường không ngừng chú trọng khuyến khích các
DN,các cơ sở sản xuất trên địa bàn mở rộng sản xuất,kinh doanh,.. đến nay nhiều có
nhiều DN có quy mô lên tới hàng chục công nhân,nhiều DN ứng dụng công nghệ hiện
đại vào sản xuất để giảm chi phí,nâng cao chất lượng để phù hợp với yêu cầu thị
trường. Công nghiệp phát triển đã giải quyết được phần lớn lao động tại địa phương và
các vùng lân cận,đồng thời góp phần quan trọng cho ngân sách Quận và Thành phố.
-Thương mại và dịch vụ:
Trên lĩnh vực TM -DV và TTCN,số cơ sở kinh doanh là 556 hộ tăng hơn 453
hộ vào năm 1997.Doanh thu của ngành TM - DV tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng ngày
7


càng cao trong toàn nền kinh tế.Ngành TM-DV từng bước mở rộng thị trường,đápứng
nhu cầu tiêu dùng của người dân.Lưu thông hàng hóa là đòn bẩy kích thích sản xuất
phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Trong năm 2008,hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Bình Chiểu
tương đối ổn định, nhân sự được cũng cố, tình hình kinh doanh đã khắc phục được tình
trạng thua lỗ, doanh thu tăng cao,tính đến tháng 11/2008 tổng doanh thu đạt được
2,870/3,1 tỷ đồng đạt 92,6%.
-Sản xuất nông nghiệp:
Quá trình đô thị hóa, đòi hỏi người nông dân phải thay đổi phương thức sản
xuất nông nghiệp cho phù hợp với sự phát triển.Từ sản xuất nông nghiệp truyền thống
chuyển sang ứng dụng KHKT vào sản xuất cho phù hợp với quy hoạch của đô
thị,trong đó đã chú trọng chuyển đổi cây trồng và vật nuôi.Công tác khuyến nông được
tăng cường như: hỗ trợ nông dân vay vốn, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả
góp phần nâng cao thu nhập,giải quyết được lực lượng lao động tại chỗ,ổn định đời

sống nông dân.
Kết quả chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp giúp nhiều hộ nông dân
vươn lên thoát nghèo.Số hộ nông dân có đời sống khá tăng nhanh, không ít nông dân
đã làm giàu trên mãnh đất của mình.Mặt khác do quá trình đô thị hóa nhanh nên diện
tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dần, năm 2008 diện tích gieo trồng 18ha, đa
phần thuộc khu phố 2 và 3,dẫn đến nông dân phải chuyển đổi ngành nghề từ nông
nghiệp sang DV – TM.
-Đầu tư xây dựng cơ bản
Khi mới chia cách, cơ sở hạ tầng kỹ thuật – văn hóa, xã hội chưa đáp ứng yêu
cầu của một môi trường đô thị. Trước tình hình đó, các phường đã chọn và đề xuất
những công trình xây dựng cơ bản để Thành Phố - Quận đầu tư. Công tác đầu tư xây
dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật luôn luôn được quan tâm.
Nhiều công phúc lợi xã hội được đưa vào sử dụng góp phần phục vụ nhu cầu
thiết thực của nhân dân. Liên tục nhiều năm qua, các tuyến đường trục chính, đường
liên tổ, liên Khu phố đã đươc trải nhựa và xi măng, phủ kín lưới điện quốc gia ở tất cả
các khu phố, nhiều công trình được thực hiện thao công thức “ nhà nước và nhân dân
cùng làm”, trong 10 năm qua đã xây dựng và đưa vào sử dụng 143 công trình lớn –
8


nhỏ với tổng kinh phí 6,67 tỷ đồng, trong đó vận động nhân dân là 1,14 tỷ đồng đã làm
thay đổi nhanh diện mạo địa bàn dân cư. Đến nay, trên địa bàn phường đã có 02
trường Tiểu học, 01 trường Trung học cơ sở, 01 trường Mần non, 01 nhà Bia ghi danh
anh hùng liệt sĩ, 01 Nhà văn hóa – thể thao phường, trụ sở UBND phường và 06 trụ sở
Ban điều hành khu phố, 08 trạm cung cấp nước sạch nông thôn.
Nhiều công trình trọng điểm của Thành phố trong lĩnh vực giao thông, xây
dựng các KCN, khu chế xuất đã góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế Quận và
Phường.
b) Tình hình văn hóa – xã hội
-Giáo dục

Được sự quan tâm của Quận, sau 10 năm thành lập, số trường học trên địa bàn
được xây dựng mới, tăng nhanh, song song đó đội ngũ giáo viên được bổ sung kịp
thời, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Trong
năm 2008, hội đồng giáo dục thường xuyên liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường,
phối hợp tổ chức các hoạt động trong năm, tiếp tục thực hiên chủ trương xã hội hóa
giáo dục, huy động mọi nguồn lực chăm lo sự nghiệp giáo dục, vận động các mạnh
thường quân hổ trợ quỹ học bổng Nguyễn Thị Minh Khai gồm 30 triệu đồng.
-Y tế
Công tác y tế, chăm sóc sức khẻo nhân dân được quan tâm chú trọng. Được sự
quan tâm của Quận đã đầu tư xây dựng tram y tế phường và Trạm đã thực hiện tốt
nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như: SARS, dịch cúm gia cầm, bệnh sốt xuất
huyết, phòng chống HIV – AIDS, v.v. Công tác đân số - kế hoạch hóa gia đình được
triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đạt hiệu quả cao. Từ năm 1997
đến nay đã kéo giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
-Hoạt động văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
Hoạt động thông tin với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, phát huy và giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động, tổ
chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lể lớn của dân tộc, các hoạt động lể hội, ngày
truyền thống, cùng các phong trào quần chúng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi
giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” phát triển sâu rộng, góp phần xây dựng đời
9


sống văn hóa tinh thần trong cộng đồng dân cư. Phong trào xây dựng khu phố văn hóa,
Phường văn hóa, công sở văn hóa sạch đẹp, trường học sạch – đẹp – an toàn, tuyên
dương gia đình văn hóa, gương người tốt, việc tốt,v.v được đông đảo nhân dân đồng
tình ủng hộ đạt kết quả cao. Hoạt động thể dục thể thao, các phong trào rèn luyện thân
thể được quần chúng quan tâm đúng mức. Qua 10 năm phát động phong trào “Rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã huy động các giới, các ngành, các lứa

tuổi tham gia luyện tập thường xuyên tăng lên không ngừng.
-Dân số
Phường Bình Chiểu thuộc quận ven thành phố có tổng diện tích tự nhiên là
542,7ha, tổng số hộ là 3.526 hộ, với 50.000 nhân khẩu(2008), riêng khu phố 1 là 6.867
nhân khẩu với 239 hộ. Trong đó, có 101 hộ nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng
cho dự án và khu phố 2 là 16.381 nhân khẩu với 926 hộ, trong đó có 152 hộ nằm trong
khu vực giải phóng mặt bằng cho dự án. Mật độ dân số hiện nay là 1.641 người/km2,
bình quân hàng năm tăng dân số tư nhiên và cơ học chiếm tỷ lệ 1,5%. Lao động phi
nông nghiệp chiếm 16,3% dân số. Trên địa bàn phường có: 01khu chế xuất Linh Trung
II, 01 KCN Bình Chiểu, 18 xí nghiệp, 51 cơ sở sản xuất, 01 trường học. Ngoài ra, còn
có 02 KCN giáp ranh đại bàn là KCN Sóng Thần và KCN Đồng An.
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của phường Bình Chiểu
Với điều tư nhiên và kinh tế xã hội như trên đã đem đến phường Bình Chiểu
nhiều thuận lợi và khó khăn.
a)Thuận lợi
Tốc độ phát triển kinh tế của Phường hàng năm luôn đạt và vượt so với chỉ tiêu
kế hoạch đề ra. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện khí hóa nông thôn
được quan tâm tăng cường hơn so với trước. Nhiều vấn đề về văn hóa từng bước được
quan tâm. Đời sống nhân dân, trình độ dân trí có bước cải thiện hơn, phong trào xây
dựng nông thônmới ngày càng một chuyển biến tích cực. Mặt khác, an ninh quốc
phòng được củng cố, giữ vững, đảm bảo ổn định chịnh trị, trật tự an toàn xã hội.Trên
cơ sở phát huy tình năng động,sáng tạo với nhiều cách làm hay,nhiều hướng đi đột
quá,biết tận dụng tiềm năng thế mạnh sẵn có,Phường đã đạt cách thành tích trên các
lĩnh vực đời sống,diện mạo đô thị hình thành ngày một rõ nét hơn.

10


b)Khó khăn
Điạ bàn quản lý rộng,dân cư phân bố không đồng đều mặt bằng dân trí có sự

chênh lệch giữa các vùng khá cao.Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông
còn thiếu có nơi còn xuống cấp nghiêm trọng.Hệ thống loa phát thanh chưa phủ
kín,thời lượng, chất lượng tuyên truyền đạt kết quả chưa cao, chưa đảm bảo mọi thông
tin đến với nhân dân kịp thời. Đời sống người dân còn thấp, quá trình đô thị hóa diễn
ra khá nhanh, số lượng dân nhập cư tăng nhanh gây khó khăn cho công tác quản lý
quy hoạch và định hướng phát triển đô thị, tình trạng mua bán sang nhượng và xây
dựng trái phép vẫn còn diễn ra.Công tác quản lý,kê khai nhà trọ chưa chặt, tiến độ thu
thuế nhà trọ vẫn còn gặp nhiều khó khăn,về chăn nuôi trồng trọt có hướng giảm nhanh
vì do quá trình đô thị hóa,một số công trình cơ bản còn thực hiện chậm do vướng trong
việc giải tỏa mặt bằng để thi công.
Sự xả thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,đặc biệt là KCN Sóng thần I,Sóng
Thần II và Đồng An làm cho môi trường nước mặt ở đây bị ô nhiễm một cách nghiêm
trọng,ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất công nghiệp của người dân nhưng tiến độ
khác phục rất chậm.Đặc biệt là vấn đề sức khỏe của người dân đang bị đe dọa hằng
ngày.Vì vậy việc nghiên cứu,tính toán và đề ra các biện pháp quản lý là cần thiết.
2.2.4.Tổng quan kênh Ba Bò
Kênh Ba Bò nằm trên địa bàn khu phố 1 và 2 phường Bình Chiểu,quận Thủ
Đức,TP.HCM,có chiều dài 2,5km bắt nguồn từ đập nước của Quân đoàn 4 chảy qua
rạch Cầu Đất vào rạch Vĩnh Bình và cuối cùng đỗ ra sông Sài Gòn.Kênh Ba Bò có vai
trò chủ yếu thoát nước cho nhiều KCN cũng như lượng nước thài sinh hoạt của các
khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương và khu dân cư Bình Chiểu.
Kênh tiêu Ba Bò là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa
bàn TP.HCM hiện nay.Qua kết quả giám sát của Chi cụ Bảo vệ môi trường từ năm
2004 đến nay cho thấy chất lượng kênh Ba Bò đã ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh hưởng
tới đời sống của người dân trong khu vực,đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
nước sông Sài Gòn.

11



2.3.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
2.3.1. Tình trạng nguôn nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ.
Sau đây là vài ví dụ tiêu biểu: đầu thế kỷ 19, Anh Quốc có sông Tamise rất sạch. Nó
đã trở thành ống cống lộ thiên vào gữa thế kỷ này.Các sông khác, cũng có tình trạng
tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.Rồi đến nước
Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn,nhưng vấn đề cũng không khác
bao nhiêu.Cuối thế kỷ 18, các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm
nước sinh hoạt được nữa, 5.000km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Một ví dụ
khác là Hoa Kỳ Vùng Đại hồ bị ô nhiễm tăng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng. Mới đây, ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm
( Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức dộ ô nhiễm dầu gấp
50 lần mức độ cho phép, v.v.
2.3.2 Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các KCN và các đô thị chưa
đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước xảy ra ở nhiêu nơi với mức độ nghiêm trọng
khác nhau. Trong đó, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng để tưới lúa
và hoa màu, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông
dược và phân bón hóa học ngày càng nhiều đã làm ô nhiễm môi trường nông thôn
ngày càng tăng. Bên cạnh đó, không thể không kể đến là công nghiệp – ngành làm ô
nhiễm nước quan trọng với nhiều loại chất thải khác nhau như: KCN Thái Nguyên thải
nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chuc cây số.
KCN Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc
trừ sâu, giấy, dệt v.v xuống sông Hồng làm nươc bị nhiễm bẩn đáng kể, KCN Biên
Hòa và TP.HCM tạo ra nguồn nước thải của các cơ sở TTCN trong khu dân cư là đặc
trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta. Ngoài ra, nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước
sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràng lan nươc ngầm làm
cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven sông Hồng, sông
Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung, v.v.


12


2.3.3. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Ô nhiễm môi trường tại TP.HCM trong những năm gần dây đã đến mức báo
động do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa kéo theo đô thị hóa làm tình hình ô
nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Biểu hiện hóa kéo dài là ô nhiễm về
chất lượng nước, hầu hết các kênh rạch trong thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo khảo sát của Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM hiện nay, mỗi ngày có đến
60% -70% chiều dài của các tuyến kênh rạch trong nội thành phải hứng chịu khoảng40
tấn rác sinh hoạt và 70.000m3
Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa qua sử lý xả trực tiếp xuống hệ
thống kênh rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng nước và môi trường.
Tại kênh Nhiêu Lộc – Thị nghè, ở thời điểm hai đợt nước lớn và nước ròng,
nồng độ DO đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23 mg/lít nhưng không đạt tiêu chuẩn cho phép
nước mặt loại B; nồng độ DO tại kênh Tham Lương – Vàm Thuật cũng không đạt tiêu
chuẩn cho phép của nước mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả DO tại kenh Tân Hóa – Lò
Gốm, kênh Tàu Hũ – bên Nghé, kênh Đôi – Tẽ đều có nồng độ DO = 0 mg/lít (không
có sinh vật nào có thể sống được). Chi cục BVMT thành phố cho biết “mức độ ô
nhiễm ở các con kênh này ngày cáng nặng và không có dấu hiệu được cải thiện”. các
chỉ số khác như nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) và ô nhiễm
vi sinh (coliform) đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 1 dến 11 lần. Bên cạnh đó, các
con kênh ở khu vực ngoại thành cũng bị ô nhiễm rất nặng nề cụ thểnhư: nước ở suối
cái Xuân Trường bị ô nhiễm hữu cơ vượt từ 2 đến 10 lần, BOD5 vượt tiêu chuẩn từ 2
dến 7 lần và ô nhiễm vi sinh vượt từ 2 đến 5,5 triệu lần; kênh Thầy Cai – An Hạ bị ô
nhiễm vi sinh vượt từ 2,5 đến 48 lần; kênh Ba Bò - Thủ Đức có hàm lượng vi sinh
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 5.000 lần.
2.3.4.Tình hình sức khỏe của người dân tại một số vùng có ô nhiễm
Thế giới càng phát triển thì mặt trái ngược của sự phát triển càng rõ nét.Một

trong những lo âu đáng kể nhất là tình trạng sức khỏe của người dân ngày càng bị đe
dọa bởi nạn ô nhiễm môi trường,đặc biệt là môi trường nước.
Theo đáng giá tổng quan của Ngân hàng Châu Á,tính đến đầu năm 2007,Việt
Nam vẫn còn tới 22 triệu người dân chưa được cung cấp đủ nước sạch. Các chuyên gia
cũng cho biết, với tình trạng nước ngầm bị ô nhiễm nặng nể như hiện nay thì phương
13


×