Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DU LỊCH BÃI BIỂN NHA TRANG, THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC HƯƠNG BÌNH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DU LỊCH BÃI BIỂN NHA TRANG,
THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC HƯƠNG BÌNH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DU LỊCH BÃI BIỂN NHA TRANG,
THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA.

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ CÔNG TRỨ



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định giá trị du
lịch bãi biển Nha Trang, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” do Nguyễn Ngọc
Hương Bình, sinh viên khóa 35, ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TS. Lê Công Trứ
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các bậc sinh thành,
những người đã sinh ra con, nuôi nấng - dạy bảo con lớn khôn và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho con được học tập từ lúc bé cho đến hôm nay. Con rất tự hào vì là con của
Bố Me, là em của các Anh, và con sẽ cố gắng hết mình để đền đáp công ơn to lớn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô
trong khoa Kinh Tế, các Thầy Cô bộ môn Kinh tế Tài nguyên Môi trường, những
người đã tận tâm dìu dắt, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu. Đặc biệt,
em xin kính gửi đến Thầy - TS. Lê Công Trứ lòng biết ơn chân thành nhất! Cảm ơn
Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý giá
giúp cho em hoàn thành khóa luận này. Kính mong Thầy sẽ luôn luôn khỏe mạnh để
tiếp tục dìu dắt các thế hệ sinh viên sắp tới.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến các anh chị công tác tại Phòng Nghiệp vụ
Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu.
Và sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp DH09KM nói riêng cũng
như tất cả bạn bè, anh chị em mà tôi quen biết nói chung đã nhiệt tình ủng hộ và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn và chúc tất cả
mọi người sẽ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Hương Bình



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC HƯƠNG BÌNH. Tháng 07 năm 2013. “Xác Định Giá Trị
Du Lịch Bãi Biển Nha Trang, Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa”.
NGUYEN NGOC HUONG BINH. July 2013. “Determining the Tourism
Value of Nha Trang Beach, Nha Trang City, Khanh Hoa Province”
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định giá trị du lịch của bãi biển Nha Trang
thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở phương pháp Chi phí du hành
cá nhân (ITCM).
Dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được từ 100 du khách trong và ngoài nước,
tổng hợp số liệu thứ cấp, sau đó phân tích số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội của
khách du lịch khi đến bãi biển Nha Trang, đề tài đã xây dựng hàm cầu du lịch dựa vào
các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch. Từ đó, đề tài cũng đã xác định được giá trị du
lịch bãi biển Nha Trang năm 2012 là 62.740 tỷ VNĐ. Ngoài ra đề tài còn xác định giá
trị này ứng với các suất chiết khấu khác nhau, từ 6% đến 10%. Cụ thể, với suất chiết
khấu 6%, giá trị du lịch của bãi biển Nha Trang là 1.045.667 tỷ VNĐ; ứng với suất
chiết khấu 8%, giá trị du lịch của bãi biển Nha Trang là 784.250 tỷ VNĐ; và giá trị
này là 627.400 tỷ đồng khi ứng với suất chiết khấu 10%.
Kết quả của đề tài cho thấy rằng giá trị du lịch của bãi biển Nha Trang là rất
lớn, vì đã phần nào phản ánh được giá trị thực của cả khách trong nước và khách quốc
tế. Giá trị này không chỉ dừng lại ở hàng tỷ VNĐ mà còn có thể vươn tới hàng tỷ
USD, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp và cả người
dân địa phương.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 4
1.3.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 4
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện ............................................................... 4
1.4. Cấu trúc của để tài ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .................................................................... 5
2.2. Tổng quan về Thành phố Nha Trang............................................................... 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 7
2.2.2. Các nguồn tài nguyên ........................................................................ 9
2.2.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực ................................................... 12
2.2.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội. ................................................................. 13
2.2.5. Đặc điểm giao thông vận tải, an ninh quốc phòng và môi trường 16
2.3. Tổng quan về vịnh Nha Trang ....................................................................... 18
2.3.1. Vị trí và đặc điểm địa lí ................................................................... 18
2.3.2. Giới thiệu một số địa điểm du lịch thuộc vịnh Nha Trang ............ 19
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 22
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 22
v


3.1.1. Định giá tài nguyên môi trường và ý nghĩa của việc định giá ...... 22
3.1.2. Một số khái niệm về du lịch ............................................................ 23
3.1.3. Cung du lịch ..................................................................................... 24

3.1.4. Cầu du lịch........................................................................................ 26
3.1.5. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường ........................................ 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 31
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: ......................................................... 31
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................ 31
3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy....................................................... 31
3.2.4. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí .... 32
3.1.5. Phương pháp xây dựng hàm cầu ..................................................... 38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 41
4.1. Hoạt động du lịch tại Nha Trang ................................................................... 41
4.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách ............................................ 42
4.2.1. Độ tuổi .............................................................................................. 42
4.2.2. Giới tính ............................................................................................ 43
4.2.3. Trình độ học vấn .............................................................................. 43
4.2.5. Thu nhập ........................................................................................... 45
4.3. Nhu cầu, hành vi của du khách ...................................................................... 47
4.3.1. Nơi xuất phát .................................................................................... 47
4.3.2. Số lần đến Nha Trang ...................................................................... 48
4.3.4. Số người đi trong nhóm ................................................................... 49
4.3.5. Thời gian lưu trú .............................................................................. 50
4.3.6. Lý do du lịch đến Nha Trang .......................................................... 51
4.3.7. Phương tiện du lịch .......................................................................... 51
4.3.8. Tham gia hoạt động bãi biển ........................................................... 52
4.3.9. Hành vi chi tiêu ................................................................................ 53
4.3.10. Hoạt động thay thế ......................................................................... 54
4.4. Cảm nhận, đánh giá của du khách ................................................................. 54
4.4.1. Cảm nhận của du khách ................................................................... 54
4.4.2. Đánh giá về các địa điểm du lịch tại Nha Trang ............................ 55
vi



4.4.3. Đánh giá về môi trường biển Nha Trang ........................................ 56
4.5. Xây dựng đường cầu du lịch theo phương pháp ITCM ............................... 58
4.5.1. Ước lượng các tham số của mô hình theo dạng log-log ................ 58
4.5.2. Kiểm định các giả thiết của mô hình .............................................. 59
4.5.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết ................................................... 61
4.5.4. Nhận xét và phân tích mô hình đường cầu du lịch ........................ 63
4.6.1. Xác định giá trị thặng dư cho mỗi du khách .................................. 64
4.6.2. Tính thặng dư cho 1 lần đi du lịch .................................................. 66
4.6.3. Xác định giá trị của điểm du lịch .................................................... 66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 68
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 68
5.2. Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 69
5.3. Kiến nghị ......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 73

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi phí du hành

CVM

Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation
Method)

DLST


Du lịch sinh thái

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

ITCM

Phương pháp Chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Cost
Method)

TCM

Phương pháp Chi phí du hành (Travel Cost Method)

USD

Đô la Mỹ

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VNĐ

Đồng Việt Nam

WTP


Mức sẵn lòng trả (Willingness To Pay)

ZTCM

Phương pháp Chi phí du hành vùng (Zone Travel Cost Method)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đóng Góp của Thành Phố Nha Trang trong Nền Kinh Tế Tỉnh Khánh Hoà
.............................................................................................................................. 14
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Các Hệ Số của Mô Hình .......................................... 39
Bảng 4.1. Tình Hình Hoạt Động Du Lịch ở Nha Trang từ Năm 2009 – 2012 ......... 41
Bảng 4.2. Xếp Hạng Mức Độ Hài Lòng của Du Khách ......................................... 56
Bảng 4.3. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Log-Log ............... 58
Bảng 4.4. Dấu Của Các Thông Số Ước Lượng trong Mô Hình Đường Cầu ........... 60
Bảng 4.5. Ma Trận Hệ Số Tương Quan Cặp Giữa Các Biến Giải Thích ................. 62
Bảng 4.6. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung .............................................. 62
Bảng 4.7. Giá Trị Bãi Biển Nha Trang Được Thể Hiện Ở Các Mức Suất Chiết Khấu
.............................................................................................................................. 67

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Nha Trang.............................................. 7
Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan ....... 33

Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan......................................................... 36
Hình 4.1. Đồ Thị Phân theo Độ Tuổi của Du Khách ............................................. 42
Hình 4.2. Biểu Đồ Phân theo Giới Tính của Du Khách ......................................... 43
Hình 4.3. Đồ Thị Phân theo Trình Độ Học Vấn của Du Khách .............................. 43
Hình 4.4. Đồ Thị Phân theo Nghề Nghiệp của Du Khách....................................... 44
Hình 4.5. Đồ Thị Phân theo Thu Nhập của Du Khách Trong Nước ........................ 45
Hình 4.6. Đồ Thị Phân theo Thu Nhập của Du Khách Nước Ngoài ........................ 46
Hình 4.7. Biểu Đồ Phân theo Nơi Xuất Phát của Du Khách Trong Nước ............... 47
Hình 4.8. Biểu Đồ Phân theo Nơi Xuất Phát của Du Khách Nước Ngoài ............... 47
Hình 4.9. Đồ Thị Phân theo Số Lần đến Nha Trang ............................................... 48
Hình 4.10. Đồ Thị Phân theo Hình Thức Tổ Chức Du Lịch của Du Khách ............ 48
Hình 4.11. Đồ Thị Phân theo Số Người Đi Trong Nhóm........................................ 49
Hình 4.12. Đồ Thị Phân theo Thời Gian Lưu Trú của Du Khách............................ 50
Hình 4.13. Đồ Thị Phân theo Lý Do của Du Khách ............................................... 51
Hình 4.14. Đồ Thị Phân theo Phương Tiện Du Lịch của Du Khách ....................... 52
Hình 4.15. Đồ Thị Phân theo Hoạt Động Bãi Biển của Du Khách .......................... 52
Hình 4.16. Đồ Thị Phân theo Hành Vi Chi Tiêu của Du Khách.............................. 53
Hình 4.17. Đồ Thị Phân theo Hoạt Động Thay Thế của Du Khách ........................ 54
Hình 4.18. Đồ Thị Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách ......................................... 55
Hình 4.19. Đồ Thị Thể Hiện Mức Đánh Giá của Du Khách về Môi Trường Biển Nha
Trang ..................................................................................................................... 57
Hình 4.20. Đồ Thị Thể Hiện Ý Định Quay Lại Nha Trang của Du Khách .............. 57
Hình 4.21. Đường Cầu Du Lịch Bãi Biển Nha Trang của Du Khách Trong Nước và
Quốc Tế ................................................................................................................. 65

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Log-Log

Phụ luc 2: Kiểm Định White
Phụ lục 3: Kiểm Định LM
Phụ luc 4: Ma Trận Hệ Số Tương Quan Cặp giữa Các Biến Giải Thích
Phụ lục 5: Mô Hình Hồi Quy Phụ với Từng Biến Độc Lập
Phụ lục 6: Giá Trị Trung Bình của Các Biến Độc Lập
Phụ lục 7: Bảng Câu Hỏi Du Khách Trong Nước
Phụ lục 8: Bảng Câu Hỏi Du Khách Quốc Tế
Phụ lục 9: Một Số Hình Ảnh về Bãi Biển Nha Trang

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc. Từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế Việt Nam đã tăng
trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,3%, thu nhập bình quân đầu người tăng
gần gấp năm lần. Sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và từ một đất nước
nông nghiệp lạc hậu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới trong
vòng chưa đến 20 năm là một điều rất đáng hoan nghênh. Chính vì sự phát triển ấy mà
nhu cầu của người dân cũng được nâng cao hơn. Bên cạnh nhu cầu về vật chất, “ăn
ngon mặc đẹp” thì nhu cầu về tinh thần, chẳng hạn như giải trí, tham quan du lịch và
nghỉ dưỡng cũng trở nên thiết yếu đối với cuộc sống con người. Bên cạnh đó, trong
tình hình kinh tế hiện nay, ngành Du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cơ
cấu GDP của đất nước ta. Chẳng hạn vào năm 2012, mặc dù phải đối diện với những
tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng dưới sự chỉ đạo kịp
thời của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Du lịch Việt Nam đã tiếp tục

phát huy đà tăng trưởng của năm 2011, huy động hiệu quả các nguồn lực duy trì tốc độ
tăng trưởng cao, hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể, kết thúc năm 2012,
ngành Du lịch Việt nam đã đón và phục vụ 6,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%;
32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn
tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011, đóng góp 5,3% GDP cả nước. Chính vì thế Du
lịch đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Ngoài ra, “Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nền tảng cơ bản và định


hướng phát triển Du lịch lâu dài với những mục tiêu hết sức cụ thể và quan trọng như:
Tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5% đến
12% mỗi năm. Đến năm 2020, Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế
và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD,
đóng góp từ 6,5-7% GDP cả nước, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao
động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Ngành Du lịch Việt Nam phát triển như thế là nhờ thiên nhiên đã ưu đãi cho
nước ta rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch trải dài từ Bắc tới Nam. Đặc
biệt với đường bờ biển trải dài 3,260 km (không kể các đảo) thì du lịch biển là một ưu
thế rất lớn. Khi nhắc tới du lịch biển thì không ai không nghĩ tới Nha Trang – Khánh
Hòa, một địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế. Năm 2012
các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm sáng
của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực
Trung Bộ và cả nước. Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507 km², nằm ở trung tâm
tỉnh Khánh Hòa, bao gồm bãi biển Nha Trang và 19 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh, trong
đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ
khoảng 4 ha. Vịnh Nha Trang có khí hậu tốt, quanh năm tràn ngập ánh nắng, nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 260C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong
những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu
hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất

ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh
thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Vịnh còn là môi trường sống lý tưởng cho
các loài động vật quý hiếm như: chim yến (còn gọi là vàng trắng của Khánh Hòa bởi
tính quý hiếm của nó), đồi mồi, san hô đỏ, trai ngọc môi vàng, ốc kim khôi, bào ngư
bầu dục... Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có mức đa dạng sinh học
cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Vào tháng 6-2003,
Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế
giới cùng với vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh. Vào đầu năm 2013, biển Nha Trang
được tạp chí Lonely Planet bình chọn là bãi biển đẹp nhất Việt Nam và khuyến khích
du khách quốc tế nên lựa chọn khi tới du lịch tại đất nước ta. Qua đó có thể thấy rằng,
2


vịnh Nha Trang là một tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh Khánh Hòa nói riêng, cũng
như là của đất nước Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên để có thể khai thác và sử dụng điểm du lịch này theo hướng bền
vững, cũng như tạo cơ sở để các cơ quan nhà nước xây dựng các biện pháp, chính sách
hợp lý và thiết thực nhằm mang lại lợi ích cao cho dân cư trong vùng cũng như cho
ngân sách Nhà nước thì trước hết cần phải xác định được giá trị vịnh Nha Trang dưới
một giá cả nhất định. Bên cạnh đó nếu như giá trị này được xác định và công khai thì
người dân trong vùng sẽ có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản và cảnh quan cũng như bảo
tồn tài nguyên và khai thác bền vững hơn.
Với những mục tiêu thiết thực trên, việc xác định giá trị du lịch của vịnh Nha
Trang là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên giới hạn trong quy mô nhỏ và hạn hẹp
về thời gian lẫn kinh phí nên đề tài chỉ tập trung xác định giá trị du lịch một khu vực
trong vịnh Nha Trang, đó là bãi biển Nha Trang. Vậy giá trị của bãi biển Nha Trang là
bao nhiêu và chúng ta phải làm gì để nâng cao giá trị hơn nữa? Để trả lời các câu hỏi
này, đề tài “ Xác định giá trị du lịch bãi biển Nha Trang, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa” đã được chọn để xác định đường cầu du lịch để tìm ra được giá trị
du lịch của bãi biển Nha Trang, từ đó làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đề ra

các chính sách phát triển du lịch bền vững, đồng thời người dân sẽ có ý thức hơn trong
việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch quý giá này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định giá trị và đề xuất giải pháp nâng cao giá trị, phát triển du lịch cho bãi
biển Nha Trang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đường cầu du lịch của khách du lịch (nội địa
và quốc tế) đến bãi biển Nha Trang.
• Xác định đường cầu du lịch bãi biển Nha Trang.
• Xác định giá trị du lịch bãi biển Nha Trang.
• Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch nơi đây phát triển
mạnh mẽ trong tương lai.
3


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là khách du lịch trong nước và quốc tế
tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành điều tra, thu thập sơ liệu tại bãi biển Nha Trang thuộc thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài là từ ngày 04/03/2013 đến ngày 04/07/2013.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến đường cầu du lịch bãi biển Nha
Trang của du khách, đồng thời tìm ra giá trị du lịch của bãi biển này. Từ đó kiến nghị
các giải pháp để phát triển du lịch bền vững.
1.4. Cấu trúc của để tài

Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1 – Mở đầu: Giới thiệu lý do và ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên
cứu.
Chương 2 – Tổng quan: Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội – văn hóa – du lịch của Thành phố Nha Trang và tổng quan các tài liệu liên quan.
Chương 3 – Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu: Khái niệm về tài
nguyên, du lịch, các thuật ngữ kinh tế… Trong chương này cũng nêu lên một số
phương pháp mà đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tổng quan về tình hình du lịch và
các yếu tố tác động đến cầu du lịch bãi biển Nha Trang; Xác định đường cầu du lịch;
Xác định tổng giá trị bãi biển Nha Trang.
Chương 5 – Kết luận, Kiến nghị: Tóm tắt các kết quả đạt được trong quá trình
nghiên cứu, nêu ra các hạn chế của đề tài và kiến nghị các giải pháp để phát triển du
lịch tại Nha Trang một cách bền vững.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Giá trị tài nguyên du lịch không thể xác định thông qua việc trao đổi, mua bán
trên thị trường và cũng không có quan hệ mật thiết nào đối với các loại hàng hóa khác.
Vì vậy không thể dựa vào thị trường để xác định giá trị của một tài nguyên du lịch. Do
đó chúng ta tiến hành định giá giá trị kinh tế theo phương pháp dựa trên cơ sở bộc lộ
và phát biểu sở thích (các giá trị tài nguyên được suy ra từ thái độ của con người thực
tế). Trong kinh tế học môi trường có hai phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên
thế giới để xác định giá trị của những loại hàng hóa không có giá trị trường, đó là
Phương pháp chi phí du hành (TCM) và Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

(CVM).
Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng các lý thuyết này để
đánh giá giá trị của những loại hàng hóa, dịch vụ không có giá trị trường. Phạm Khánh
Nam và Trần Võ Sơn (2001) đã dùng phương pháp TCM để xác định giá trị du lịch
của đảo Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bằng cách ước lượng giá trị
thặng dư của khách du lịch trong và ngoài nước. Bằng 2 phương pháp ITCM và
ZTCM, nghiên cứu trên đã ghi nhận giá trị du lịch giải trí của đảo Hòn Mun lần lượt
là 126.948 tỷ VNĐ và 259.849 tỷ VNĐ mỗi năm. Tác giả cũng sử dụng phương pháp
CVM để xác định mức sẵn lòng trả WTP của du khách cho khu vưc bảo tồn biển Hòn
Mun là 6.041.571.008 VNĐ.
Xét trên qui mô cấp trường, một số bài luận văn tốt nghiệp đã sử dụng rất hiệu
quả các phương pháp trên, chẳng hạn như bài luận văn tốt nghiệp Đại học “Đánh giá
giá trị tiềm năng du lịch sinh thái đảo Cù Lao Chàm, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam”
của sinh viên Nguyễn Thị Thuyền (tháng 07/2011) đã xác định được giá trị DLST đảo


Cù Lao Chàm thuộc tỉnh Quảng Nam vào năm 2010 là 16.943 tỉ đồng. Giá trị dự báo
tương ứng năm 2015 là 28.956 tỉ đồng. Giá trị tiềm năng DLST Cù Lao Chàm sau 4
năm là 12.013 tỉ đồng ứng với các suất chiết khấu khác nhau từ 8% đến 12% là
150.163 tỉ đồng với suất chiết khấu 8%; 120.130 tỉ đồng với suất chiết khấu 10%;
100.108 tỉ đồng với suất chiết khấu 12%. Qua đó có thể thấy giá trị tiềm năng đảo Cù
Lao Chàm là tương đối lớn.
Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo luận văn tốt nghiệp Đại học: “Định giá giá
trị du lịch vườn quốc gia Nam Cát Tiên, xã Đức Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”
của sinh viên Nguyễn Xuân Khoa (06/2009). Đề tài đã sử dụng phương pháp ITCM,
phỏng vấn 120 du khách đến tham quan vườn quốc gia Nam Cát Tiên và thu được kết
quả là tổng giá trị du lịch của Nam Cát Tiên là 792.652.000 VNĐ/năm. Ngoài ra, đề
tài này cũng sử dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả của du khách
cho việc xây cầu vào Nam Cát Tiên là 18.500 VNĐ/người/lần và tổng mức sẵn lòng
trả của du khách cho việc xây cầu là 529.045.000 VNĐ. Đề tài cho thấy việc xây cầu

vào Nam Cát Tiên là việc làm cần thiết vì đa số du khách cho rằng việc qua sông bằng
đò là rất nguy hiểm.
Ngoài ra những thông tin trên báo đài, internet và những bài giảng của Thầy Cô
cũng là những tài liệu hữu ích và cần thiết cho nghiên cứu này.
2.2. Tổng quan về Thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh
Khánh Hòa. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 252,6 km2, dân số trung bình
năm 2010 có 394.455 người, mật độ dân số 1.562 người/km2, chiếm 4,84% tổng diện
tích tự nhiên và 33,7% dân số toàn tỉnh. Thành phố được chia thành 27 đơn vị hành
chính cấp xã, phường, trong đó có 19 phường nội thành và 8 xã ngoại thành. Thời gian
qua, với những kết quả phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, vào ngày 22/04/2009
Nha Trang vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực
thuộc tỉnh Khánh Hòa, tạo ra thế và lực mới để thành phố phát triển nhanh và
mạnh hơn trong tương lai.

6


2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí – kinh tế
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm khu vực Nam Trung Bộ, có tọa độ
địa lý từ 1208’33’’ đến 12025’18’’ vĩ độ Bắc và từ 109007’16’’ đến 109014’30’’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm và Diên
Khánh, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp huyện Diên Khánh.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Nha Trang

Nguồn: nhatrang-travel.com
Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ
1A, đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách
không xa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang

là cảng du lịch và vận chuyển hàng hóa ... tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn
chỉnh.
Nha Trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Nam, cách không
xa các đô thị lớn như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột là các trọng điểm kinh tế lớn của cả
nước. Yếu tố này là lợi thế trong giao lưu, hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, mở rộng
thị trường…
7


Với lợi thế về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, Nha Trang được xác
định là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động
lực thúc đẩy phát triển chung của cả nước, đặc biệt là Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
b. Địa hình
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng trũng là khu vực nội
thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc - Nam và phía Tây thành phố, vùng
ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ. Nha Trang có độ cao từ 0 m
đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như Hòn Rớ cao 338
m, Hòn Ngang cao 320 m, Hòn Thơm cao 224 m v.v.
c. Khí hậu
Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng
của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa; so với các tỉnh phía Bắc
thì mùa đông ít lạnh và mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các tỉnh phía Nam, Nha
Trang có mùa mưa lệch về mùa đông và xuất hiện một mùa mưa ngắn giữa mùa đông;
so với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời
tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm. Những đặc trưng chủ yếu
của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250C - 260C), sự phân mùa
khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão.
- Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào
các tháng 5, 6, 7 và 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối năm là 37,40C, nhiệt độ tối thấp vào các
tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,80C).

- Nắng. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.570 giờ, trung bình tháng có 214
giờ nắng. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình tháng từ 220- 280
giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7- 9 giờ. Vào mùa mưa, trung bình tháng có từ 150210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5- 7 giờ.
- Độ ẩm. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.
- Lượng mưa. Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả
năm (1.025 mm).
- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/năm.
8


d. Thủy văn
- Sông Cái Nha Trang: Là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà có diện tích lưu vực
2.000 km2. Sông có chiều dài 75 km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475 m. Đoạn
hạ lưu thuộc địa phận TP. Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km và đổ ra biển. Lưu
lượng nước bình quân: Q0=55,70 m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt: Qk=7,32 m3/s.
Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh) và cho sản xuất công
nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt dân cư (của thành phố Nha
Trang).
- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh phía
Đông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) dài 6 km. Lưu
lượng nước bình quân Q0=20,40 m3/s; lưu lượng nước mùa kiệt: Qk=2,90 m3/s.
- Biển và thuỷ triều: Thủy triều vùng biển Nha Trang thuộc dạng nhật triều
không đều, biên độ trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m. Độ mặn biến thiên theo mùa từ
1 - 3,6%. Độ pH nước vùng cửa sông và đầm thay đổi từ 7,5 - 6,6. Mức nước biển
dâng trung bình 1,28 m.
2.2.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất

Theo kết quả Điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha
Trang có những nhóm đất sau:
- Nhóm đất cát, bãi cát ven biển: Diện tích 1.423 ha, chiếm 5,66% tổng diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương và Phước Đồng.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.678 ha, chiếm 6,67% tổng diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương, Vĩnh Thái, phường Phước Long, Phước Hải.
- Nhóm đất phèn: diện tích có 578 ha, chiếm 2,29 % diện tích tự nhiên, tập
trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Hiệp.
- Nhóm đất phù sa: diện tích có 1.416 ha, chiếm 5,63 % diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ven sông Cái Nha Trang và các sông suối khác, tập trung chủ yếu ở các xã
Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương.
- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 1.518 ha, chiếm 6,04 % diện tích tự nhiên
và phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phước Đồng.
9


- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 16.936,43 ha, chiếm 67,35 % diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực
vật chủ yếu là cây bụi xen gỗ rải rác.
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có 84 ha, chiếm 0,33 % diện tích tự nhiên.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá có 922,79 ha, chiếm 3,67 % diện tích tự nhiên.
- Các loại đất khác có 591,58 ha (đất sông suối và mặt nước chuyên dùng không
điều tra).
b. Tài nguyên biền
Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, có diện tích
khoảng 507 km. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự
nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới, có hầu hết các hệ sinh thái điển
hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô,
rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái
bãi cát ven bờ. Đặc biệt vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao với 350 loài rạn san

hô, có 40% số loài san hô trên thế giới.
Tài nguyên biển Nha Trang mang nhiều giá trị kinh tế cho phép phát triển tổng
hợp kinh tế biển: có tiềm năng to lớn về du lịch ven bờ, du lịch biển đảo; có tiềm năng
phát triển kinh tế cảng; đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn sinh thái biển.
Bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài trên 10 km.
Ngoài ra trong vịnh Nha Trang còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có tiềm năng phát
triển du lịch vui chơi giải trí trên đảo, thám hiểm dưới nước. Đặc biệt đảo Hòn Tre là
đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre, Bích Đầm, khu bảo tồn
biển Hòn Mun... Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp,
khí hậu ôn hòa gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp Bà, biệt
điện Bảo Đại, chùa Long Sơn v.v. là những điều kiện lý tưởng cho mùa du lịch kéo
dài. Nha Trang đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc
biệt là loại hình du lịch biển-đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước.
Bờ biển Nha Trang có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng hoá,
thương mại và quốc phòng. Hiện nay trên địa bàn thành phố đang khai thác cảng Nha
Trang vào vận chuyển hàng hoá, du khách, ngoài ra còn có cảng quân sự của trường
Học viện Hải quân và cảng đưa đón khách du lịch Cầu Đá. Sự phát triển kinh tế cảng
10


sẽ kéo theo một loạt các ngành dịch vụ khác.
Biển Nha Trang còn có tiềm năng lớn về đánh bắt thuỷ sản với nhiều loại thủy
hải sản quý như cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú, cua biển, cá ngựa,
mực...Trữ lượng hải sản vùng biển Nha Trang - Khánh Hoà ước khoảng trên 100 nghìn
tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng
30 nghìn tấn.
Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Nha Trang còn là nơi trú ngụ
của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một
đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong nước cũng có thể có được. Nó không chỉ
góp phần cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến

dược liệu bổ dưỡng cao cấp.
Biển Nha Trang còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối. Nước biển có nồng độ
muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau
muối, nhất là muối công nghiệp. Tuy nhiên, do việc mở rộng phát triển đô thị nên hiện
nay vùng sản xuất muối của thành phố đã bị thu hẹp, hiện nay diện tích còn không
đáng kể.
c. Tài nguyên rừng
Nha Trang có 2.768,07 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là rừng sản xuất
2.502,36 ha, chiếm khoảng 90,4% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 265,71
ha, chiếm 9,6%. Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện nay không còn mà chủ
yếu là rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc còn nhiều, cần tích cực trồng
rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ rừng.
d. Tài nguyên khoáng sản
Theo khảo sát sơ bộ, trên địa bàn Nha Trang hiện nay chủ yếu chỉ có đá xây
dựng, đất sét để sản xuất gạch, cát xây dựng ở sông Cái; đá chẻ, đá dăm ở Vĩnh Thái,
Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương... Ngoài ra còn có nguồn khoáng sản quý là nước khoáng
nóng, bùn khoáng nóng. Hiện nay khu du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà đang khai
thác hiệu quả nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển du lịch tắm khoáng, nghỉ
dưỡng, phục hồi sức khỏe.
e. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch biển - đảo. Vịnh Nha trang được công nhận là một trong
11


những vịnh đẹp nhất thế giới, có hệ sinh thái biển rất đa dạng, trong đó đặc biệt nổi
trội là các rạn san hô. Trong vịnh Nha Trang có 19 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều cảnh
quan thiên nhiên và bảo tồn sinh thái còn khá hoàn chỉnh và độc đáo của Việt Nam
như đảo Hòn Mun là nơi có rạn san hô và quần thể sinh thái biển phong phú và đa
dạng nhất Việt Nam; đảo Hòn Miễu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có nhiều sinh vật
biển kỳ lạ; đảo Hòn Tằm là một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn; đảo Hòn Tre

có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, có quần thể các dự án du lịch cao
cấp, tuyến cáp treo Vinpearl vượt biển dài nhất thế giới; đảo Hòn Chồng, Hòn Một,
các đảo yến v.v.
Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn. Bên cạnh tài nguyên du lịch biển - đảo,
Nha Trang còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, nhiều di sản văn hóa lịch sử
quý giá. Một số di sản văn hóa - lịch sử có giá trị tại Nha Trang như Tháp Bà Pônaga,
Nhà thờ Núi, Chùa Long Sơn, Chiến khu Đồng Bò, Dinh Bảo Đại, Viện Pasteur, Viện
Hải dương học, Chợ Đầm, Suối Khoáng v.v. Ngoài ra, còn có một số văn hóa phi vật
thể gần đây đã được khai thác như lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội xứ Trầm
hương, Festival biển v.v. Tuy nhiên hiện nay một số công trình đang bị xuống cấp,
chưa được trùng tu, tôn tạo nên chưa phát huy được các giá trị của di tích. Tiềm năng
du lịch Nha Trang cho phép phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mạnh, xây dựng
được thương hiệu Nha Trang trên bản đồ du lịch thế giới.
2.2.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực
a. Dân số
Năm 2010, dân số trung bình toàn thành phố có 394.455 người, trong đó dân số
thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Trong thành phần dân số, nam
chiếm 48,5%, nữ chiếm 51,5%.
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành , ven biển và ven các trục đường
giao thông.
b. Nguồn nhân lực.
Số người trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2010 có 266.769 người,
trong đó có khả năng lao động có 209 nghìn người, chiếm 53% tổng dân số. Bình quân
mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.700-5.000 người. Bên cạnh sự gia tăng
12


nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn,
thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống. Đây là nguồn

nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo
việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.
Phần lớn lao động tham gia hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất
công nghiệp; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang các ngành
nghề phi nông nghiệp.
2.2.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội.
a. Kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
Với chức năng là trung tâm tỉnh lỵ - là một trong những trọng điểm kinh tế của
tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua tiềm lực kinh tế của thành phố không ngừng
lớn mạnh, tăng trưởng liên tục đạt mức khá cao, luôn dẫn đầu toàn tỉnh.
Trong 5 năm qua 2006-2010, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng
tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và tình hình thiên tai bão lụt đã tác động mạnh
đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng với
tốc độ tương đối cao, trung bình đạt 10,6%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng
tăng 11,39%/năm; khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng cao hơn, đạt 13,38%/năm.
Do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên
nông nghiệp có xu hướng giảm.
GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 49,9 triệu đồng/năm (tăng gần
2 lần so năm 2005), tương đương 2.380 USD. Đời sống của dân cư trên địa bàn
không ngừng được nâng cao.
- Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP- giá hiện hành)
Thực hiện định hướng đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, do đó cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 27,7%,
dịch vụ 56,4%, nông nghiệp 15,8%. Đến năm 2010, dịch vụ chiếm 62,1%, công
nghiệp 31,9%, nông nghiệp 6,0%.
13



×