Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ÁNH HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.57 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM ÁNH HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH
THỰC PHẨM ÁNH HỒNG

Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn: ThS LÊ ÁNH TUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM ÁNH HỒNG” do
Nguyễn Ngọc Phương Thảo, sinh viên khóa 35, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________ .

ThS. Lê Ánh Tuyết
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

 

tháng

năm

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực, phấn đấu của
bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ cũng như sự động viên từ phía gia đình,
thầy cô, bạn bè và các anh chị trong công ty tôi thực tập. Đó là những động lực lớn
giúp tôi hoàn thành được đề tài tốt nghiệp của mình. Nay đề tài đã hoàn thành, tôi
muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian
vừa qua.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lê Ánh Tuyết, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy và
các anh chị trong phòng nhân sự công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng đã tạo điều
kiện cho tôi có cơ hội làm quen thực tế, học hỏi kinh nghiệm làm việc và hoàn thành
tốt đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã cho tôi niềm tin và nghị lực,
luôn bên cạnh và cổ vũ cho tôi trong mọi bước đường tôi đi để có được ngày hôm nay;
cảm ơn bạn bè tôi đã đồng hành cùng tôi, động viên tôi.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho những người thân mà tôi

luôn yêu mến và kính trọng.
TP. Hồ Chí Minh
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Phương Thảo

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO. Tháng 12 năm 2012. “Thực Trạng Và
Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Và Đào Tạo Nguồn
Nhân Lực Của Công Ty TNHH Thực Phẩm Ánh Hồng”.
NGUYEN NGOC PHUONG THAO. December 2012. “Situation And Some
Solutions To Improve The Recruitment And Training Of Human Resources At
Anh Hong Food Company Limited”.
Khóa luận sử dụng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn
mẫu ngẫu nhiên và dùng phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá công tác tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng qua năm
2010 và năm 2011. Nội dung phân tích bao gồm các hoạt động tuyển dụng và đào tạo
nguồn nhân lực, đồng thời phân tích kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo nhân
viên thông qua mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty khá chú trọng đến công tác tuyển dụng và
đào tạo nhân viên. Công ty đã thực hiện hai công tác này với quy trình khá hợp lý và
đã mang lại những thành công nhất định, đã tuyển được những nhân viên có chất
lượng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty; công tác đào tạo được nhân
viên đánh giá khá cao về nội dung lẫn hình thức và đã được thực tế chứng minh về
mức độ hữu dụng của các khóa đào tạo đối với công việc hiện tại của nhân viên. Bên
cạnh những mặt đạt được công ty cũng còn đó một số hạn chế như chưa hoạch định
được kế hoạch cho công tác tuyển dụng và đào tạo cho tương lai mà chỉ khi nào phát
sinh nhu cầu mới lên chương trình thực hiện và một số các vấn đề khác. Những hạn

chế đó đã được giải quyết trong khóa luận này.

 


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.3.1 Phạm vi không gian .........................................................................................3
1.3.2 Phạm vi thời gian .............................................................................................3
1.4 Cấu trúc khóa luận .................................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .........................................................................................4
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty ..........................................4
2.1.1 Giới thiệu về công ty .......................................................................................4
2.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn........................................................................................4
2.1.3 Lịch sử hình thành ...........................................................................................4
2.1.4 Quá trình phát triển ..........................................................................................5
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty .......................................................................6
2.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ...................................................................6
2.2.2 Chức năng các phòng ban của công ty ............................................................6
2.3 Nguồn lực của công ty ...........................................................................................8
2.3.1 Về nguồn tài chính ...........................................................................................8

2.3.2 Về nhân lực ......................................................................................................8
2.4 Thị trường, sản phẩm - dịch vụ, đối thủ cạnh tranh của công ty ..........................9
2.4.1 Sản phẩm của công ty ......................................................................................9
2.4.2 Thị trường tiêu thụ của công ty .....................................................................10
2.4.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty ......................................................................10
2.5 Sơ lược tình hình kinh doanh của công ty ..........................................................10
v


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................12
3.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................12
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Quản trị nguồn nhân lực .............................................12
3.1.2 Chức năng thu hút, tuyển dụng nhân lực .......................................................14
3.1.3 Chức năng đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ............................................20
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................27
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..........................................................27
3.2.2 Phương pháp phân tích ..................................................................................28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29
4.1 Đặc điểm về tình hình lao động của công ty ........................................................29
4.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................................30
4.2.1 Độ tuổi của những người được phỏng vấn ....................................................31
4.2.2 Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn .....................................32
4.3 Thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty .............................32
4.3.1 Nội dung, trình tự tuyển dụng nhân sự của công ty.......................................32
4.3.2 Tình hình tuyển dụng nhân sự của công ty ....................................................37
4.3.3 Thái độ của nhân viên đối với công tác tuyển dụng của công ty ..................42
4.4 Thực trạng công tác đào tạo nhân viên của công ty ............................................47
4.4.1 Những quy định, chính sách của công ty về công tác đào tạo nhân viên ......47
4.4.2 Tình hình đào tạo nhân viên của công ty .......................................................48
4.4.3. Thái độ của nhân viên đối với công tác đào tạo của công ty ........................54

4.5 Một số giải pháp nhằm hoàn thiệc công tác tuyển dụng và đào tạo – phát triển
nhân viên của công ty .................................................................................................58
4.5.1 Về công tác tuyển dụng .................................................................................58
4.5.2. Về công tác đào tạo.......................................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................68
5.1 Kết luận ................................................................................................................68
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IT

Công nghệ thông tin (Information Technology)

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Trưởng phòng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty ..............................................11
Bảng 3.1. Số Lượng Mẫu Điều Tra ...............................................................................27
Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động Trong Công Ty ..............................................................29
Bảng 4.2. Các Nguồn Tuyển Dụng của Công Ty ..........................................................34
Bảng 4.3. Số Lượng Hồ Sơ Ứng Viên Nộp vào Công Ty .............................................38
Bảng 4.4. Số Lượng Hồ Sơ Ứng Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Tuyển Dụng ......................38
Bảng 4.5. Số Lượng Nhân Viên Đề Nghị Tuyển và Được Tuyển Mới Năm 2010 .......39
Bảng 4.6. Số Lượng Nhân Viên Đề Nghị Tuyển và Được Tuyển Mới Năm 2011 .......39
Bảng 4.7.Tình Hình Nghỉ Việc của Nhân Viên Mới Năm 2010, 2011 .........................40
Bảng 4.8. Chi Phí Cho Công Tác Tuyển Dụng của Công Ty .......................................41
Bảng 4.9. Giai Đoạn Ký Hợp Đồng Thử Việc Nhân Viên ở Công Ty .........................50
Bảng 4.10. Danh Sách Khóa Học Đào Tạo của Công Ty .............................................53
Bảng 4.11. Chi Phí Cho Công Tác Đào Tạo của Công Ty............................................53
Bảng 4.12. Chi Phí Tuyển Dụng Dự Kiến Cho Công Ty Năm 2013 ............................62
Bảng 4.13. Dự Trù Chi Phí Thực Hiện Khóa Đào Tạo Cho Nhân Viên của Công Ty .65 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty TNHH Thực Phẩm Ánh Hồng .............6
Hình 3.1 Các Yếu Tố Thành Phần Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực ...........14
Hình 3.2 Quy Trình của Quá Trình Tuyển Dụng Trong Các Doanh Nghiệp .................16
Hình 4.1. Độ Tuổi của Những Người Được Phỏng Vấn.................................................33
Hình 4.2. Trình Độ Học Vấn của Những Người Được Phỏng Vấn ................................32
Hình 4.3 Trình Tự Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự của Công Ty .................................32
Hình 4.4 Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty ......................................................37
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Các Mẫu Quảng Cáo Tuyển Dụng của
Công Ty ...........................................................................................................................42
Hình 4.6. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Công Tác Thu Nhận và Lưu Trữ Hồ Sơ
của Công Ty ....................................................................................................................43
Hình 4.7. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Sự Hiệu Quả của Tiến Trình Cuộc Phỏng
Vấn ..................................................................................................................................44
Hình 4.8. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Mức Độ Hợp Lý của Thời Gian Chờ Kết
Quả Phỏng Vấn ...............................................................................................................44
Hình 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Việc Bố Trí Công Việc, Cách Đối Xử với
Nhân Viên Mới Trong Những Ngày Đầu Làm Việc.......................................................45
Hình 4.10. Đánh Giá về Nội Dung của Các Khóa Đào Tạo đến Nghiệp Vụ Công Tác
Thực Tế của Nhân Viên ..................................................................................................54
Hình 4.11. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên về Phương Pháp của Các Khóa Đào Tạo ..55
Hình 4.12. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên Về Hiệu Quả Làm Việc Sau Khi Tham Gia
Các Khóa Đào Tạo ..........................................................................................................56
Hình 4.13. Tỷ Lệ Đánh Giá của Nhân Viên Về Cơ Hội Thăng Tiến, Thu Nhập Sau Đào
Tạo ...................................................................................................................................56

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Khảo Sát

Phụ lục 2: Phiếu Thông Tin Dự Tuyển
Phụ lục 3: Phiếu Đánh Giá Khóa Đào Tạo
Phụ lục 4: Dự Kiến Khóa Đào Tạo Cho Nhân Viên của Công Ty

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tri thức, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
hay mở rộng hơn là cạnh tranh của các quốc gia thực chất là cạnh tranh về con người.
Con người trong doanh nghiệp sẽ tạo nên văn hóa kinh doanh – cái có thể làm nổi lên
vị thế và sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong khi tài
chính chỉ là phương tiện giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà
còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì phải tìm mọi cách để trang
bị cho mình đội ngũ lao động lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Để làm được
điều này doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng thời nhiều công việc và một trong số
đó là công tác tuyển dụng, đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. Tuyển dụng, đào tạo –
phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp có thể nâng cao cả về mặt số lượng và
chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đồng thời cũng tạo điều kiện để có thể thu
hút và giữ gìn được lao động tới công ty làm việc và cống hiến. Tuyển dụng, đào tạo phát triển là công tác thu nhận người lao động vào làm việc tại công ty đồng thời đào
tạo những kỹ năng và kiến thức để người lao động có thể vận dụng chúng một cách
linh hoạt vào quá trình thực hiện công việc thường ngày và chuẩn bị để thực hiện tốt
hơn những công việc trong tương lai. Công tác tuyển dụng, đào tạo – phát triển nguồn
nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí. Nhưng thực hiện tốt công tác này

sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển
bền vững.

1


Trong những năm gần đây, an toàn thực phẩm đang là một trong những tiêu chí
hàng đầu trong việc mua sắm có rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, khi chọn mua
thực phẩm hay bất cứ sản phẩm nào người tiêu dùng đều cân nhắc 4 yếu tố: vệ sinh an
toàn thực phẩm, thực phẩm tươi và ngon, giá cả phải chăng, không có chất bảo quản.
Đặc biệt, nhiều người tiêu dùng sẽ tẩy chay hoặc thay đổi nhãn hiệu khác ngay lập tức
khi phát hiện sản phẩm có thể vi phạm quy định an toàn. Công ty TNHH Thực phẩm
Ánh Hồng hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và mua bán thực phẩm với các
sản phẩm tráng miệng như bánh flan, jelly hương trái cây, yaourt, rau câu, … thực
phẩm tráng miệng đang ngày càng được người tiêu dùng sử dụng và ưa chuộng nhiều
hơn. Với tinh thần khát khao chiến thắng, phục vụ khách hàng ngày một lớn hơn, đòi
hỏi nguồn nhân lực của công ty phải thật sự lớn mạnh, chuyên nghiệp để có thể tạo ra
những sản phẩm tốt nhất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tuyển dụng, đào tạo – phát triển
nguồn nhân lực và nhu cầu thực tế của công ty, vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài
“Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo - phát
triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
của công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng và đề ra một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả rõ về đặc điểm nhân sự của công ty và mẫu nghiên cứu;
- Phân tích công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty;

- Phân tích công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của công ty;
- Đánh giá chung về công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên của công ty;
- Từ những hạn chế, đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tuyển
dụng, đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của công ty.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng ( số 61, đường
Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).
1.3.2 Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện từ ngày 13/08/2012 đến ngày 31/10/2012. Số liệu
được sử dụng phân tích so sánh về nguồn nhân lực của công ty trong khóa luận này
được giới hạn từ năm 2010 đến năm 2011.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và cấu trúc luận văn. Chương 2 giới thiệu những thông tin cụ thể về công ty TNHH
Thực Phẩm Ánh Hồng, về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của
công ty, sơ lược tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, … trong thời gian
qua. Chương 3 nêu lên những khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận sử dụng trong quá trình phân tích.
Chương 4 làm rõ những vấn đề đã nêu trong phần mục tiêu nghiên cứu và đề xuất một
số ý kiến, giải pháp nhân sự nhằm giúp công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Chương 5 đưa ra kết luận và kiến nghị đối với
công ty, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân lực tại công ty.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Thực Phẩm Ánh Hồng
Địa chỉ: số 61, đường Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3836.0921 – 08 3837.8821

Fax: 08 3837.7665

Email:

Website: anhhongfood.com

Mã số thuế: 0302441346
Lĩnh vực hoạt động: Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực
phẩm tráng miệng với các nhãn hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao như bánh flan
sữa tươi caramen, jelly trái cây, thạch dừa, sữa chua, …
Phạm vi hoạt động: Khu vực Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,Vũng Tàu,…
2.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn
Sứ mệnh: Mang các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, vì an
toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng. Thông qua các nhãn hàng được cải tiến không
ngừng. Công ty cam kết và nỗ lực hết mình, góp phần thúc đẩy sự phát triên thể chất,
sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.
Tầm nhìn: Công ty mong muốn trở thành một trong những công ty hàng đầu

trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng Việt
Nam. Một công ty có môi trường làm việc cạnh tranh, luôn hướng đến sự phát triển
bền vững, lấy con người làm trọng tâm.
2.1.3 Lịch sử hình thành
Đầu thập niên 90, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng
của người dân còn đơn giản vì hàng hóa chưa phong phú. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng
4


có một cửa hàng nhỏ tại số 61 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và
tự chế biến các sản phẩm như: bánh Flan, sữa tươi, yaourt, rau câu,… để phục vụ trực
tiếp người tiêu dùng tại cửa hàng.
Với tâm nguyện kinh doanh có được công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng tự
nhiên của nguyên liệu, hạn sử dụng ngắn, sản phẩm luôn tươi mới, đem đến người tiêu
dùng sản phẩm giữ nguyên tối đa tinh chất tự nhiên từ nguyên liệu. Nên Chị thường
xuyên dành nhiều thời gian để cùng trò chuyện với khách hàng dùng sản phẩm tại cửa
hàng, mong muốn nắm bắt được những góp ý chân thành về chất lượng sản phẩm cũng
như nhu cầu rất lớn từ thị trường, để từ đó mở ra cơ hội làm ăn lớn.
2.1.4 Quá trình phát triển
Ngày 17/04/1995, mẻ bánh đầu tiên với số lượng 200 hộp bánh flan nhãn hiệu
Ánh Hồng được đưa ra thị trường, giới thiệu bán tại các cửa hàng tạp hóa có tủ mát.
Những ngày sau đó là những phản hồi của người bán và người tiêu dùng góp ý cải tiến
cho chất lượng phù hợp hơn. Cơ sở đã hình thành ngay từ đó, khắc phục những khó
khăn để cơ bản bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp.
22/12/2000: Khánh thành xưởng sản xuất tại Bình Dương với quy mô 700 m2
17/10/2001: Thành lập công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng.
30/04/2004: Mở rộng xưởng săn xuất với quy mô 2100 m2.
2007 đến 2011: Công ty Ánh Hồng tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở cho việc
kiểm soát và quản lý hiệu quả hoạt động của công ty.
2012: Thành lập nhà máy sản xuất với quy mô 10.000 m2, tại khu công nghiệp

Vsip 1.

5


2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
2.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty TNHH Thực Phẩm Ánh Hồng
Giám đốc

Phó giám
đốc

TP
Kinh doanh

TP
Kế toán

TP
Hành chánh nhân sự

TP
Sản xuất

Nguồn: Phòng Hành chánh – Nhân sự
2.2.2 Chức năng các phòng ban của công ty
 Giám đốc
Là người đại diện hợp pháp duy nhất của công ty, chỉ đạo chung mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và các

phòng ban tham mưu. Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong từng thời kỳ sản xuất. Mọi quy định của công ty phải được giám đốc thông qua
và xét duyệt.
 Phó giám đốc
Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của
công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm
vụ được phân công.
 Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện.
Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối.
Phối hợp công việc với phòng kế toán, hành chánh nhân sự, phòng sản xuất,
chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua
bán của công ty, trình giám đốc xem xét, ký kết.
6


Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho
công ty.
Theo dõi, kiểm tra hàng hóa tồn kho chậm luân chuyển của các nhà phân phối,
các đơn vị hạch toán phụ thuộc để đề xuất hướng xử lý.
Tổng kết đánh giá kết quả doanh số qua từng tháng so với kế hoạch đã đề ra.
Đưa ra hướng thay đổi, bổ sung, khắc phục giúp công ty luôn đi theo chiều hướng kinh
doanh có lợi.
Lập kế hoạch kinh doanh, bố trí sắp xếp điều động công việc trong công ty,
khai thác công việc, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, bố trí phân công công việc cho
nhân viên.
 Phòng kế toán
Tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính, thuế và các chiến lược tài chính
của công ty.
Đánh giá việc sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của

Nhà nước.
Lập dự toán ngân sách và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty.
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh và việc đầu tư của
công ty có hiệu quả.
Thực hiện các chức năng quản lý kế toán của công ty theo Luật kế toán và các
quy định kế toán hiện hành khác.
Kiểm tra bảng lương từ phòng nhân sự, trình giám đốc ký duyệt, tiến hành
chuyển trả cho nhân viên.
Lập báo cáo quản trị tài chính.
 Phòng hành chánh nhân sự
Tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương, các chính sách, chế độ với người lao động,
công tác quản trị tài chính và bảo vệ nội bộ.
Tổ chức và sắp xếp hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội một cách khoa học
đầy đủ, không để hư hỏng hoặc để thất lạc.

7


Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của công việc để hỗ trợ,
thực hiện tổ chức tuyển dụng nhân viên, bồi dưỡng tập huấn nâng cao trình độ cho phù
hợp với yêu cầu của công việc.
 Phòng sản xuất
Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất theo kế hoạch và phương án chỉ đạo
của giám đốc.
Thực hiện việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất theo đơn hàng. Ngoài ra, còn
làm nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị hàng ngày và định kỳ.
2.3


Nguồn lực của công ty

2.3.1 Về nguồn tài chính
Từ vốn ban đầu: 200.000.000 đồng, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, số vốn
điều lệ của công ty đã tăng lên 2.600.000.000 đồng. Với số vốn này công ty đã tiến
hành mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mở xưởng sản xuất ở Bình Dương. Đến nay,
tổng số vốn của công ty đã được nâng lên 2.800.000.000 đồng.
Tổng tài sản: 35.726.000.000 đồng bao gồm mặt hàng và đầu tư máy móc, trang
thiết bị.
Diện tích văn phòng Công ty: 175 m2, diện tích nhà xưởng: 10.000 m2.
Hệ thống các nhà phân phối của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
nhà phân phối quận 4, quận 6, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh (9C),
hệ thống nhà phân phối ở các tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa), Vũng Tàu, Tây Ninh, nhà
máy sản xuất và phân phối tại Bình Dương.
2.3.2 Về nhân lực
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng là
thực phẩm tráng miệng. Chính vì thế phải có một đội ngũ nhân viên và lực lượng lao
động có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng.
Hiện nay tổng số lao động bình quân của công ty là 84 người (chỉ tính số lượng
nhân viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh).

8


2.4 Thị trường, sản phẩm - dịch vụ, đối thủ cạnh tranh của công ty
2.4.1 Sản phẩm của công ty
Lĩnh vực chuyên môn của công ty là thực phẩm tráng miệng với những sản
phẩm như: bánh flan, rau câu, thạch dừa, yaourt, jelly, … Hiện nay, Ánh Hồng là một
công ty dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm tráng miệng.

Với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng và mong muốn cung cấp cho thị
trường những sản phẩm đạt chất lượng cao và hợp khẩu vị với người Việt Nam, đặc
biệt là trẻ em và người già đều có nhu cầu về năng lượng và sức khỏe, từ đó đội ngũ
nhân viên của công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng đã nghiên cứu và phát triển
những sản phẩm giàu thành phần dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho cơ
thể, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi
người.
 Bánh flan
Bánh flan Ánh Hồng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất và đóng
gói dạng hũ với nước caramel mang lại hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
 Jelly hương trái cây
Jelly là tên thương mại cho dòng sản phẩm ăn chơi vui miệng. Jelly của công ty
Ánh Hồng sản xuất có nguồn gốc từ Carageenan được chiết xuất từ rong đỏ. Một loại
rong được nuôi trồng nhiều tại vùng biển miền Trung và Phú Quốc Việt Nam, sau đó
được xử lý thô và xuất khẩu.
 Yaourt
Sản phẩm Yaourt Ánh Hồng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại,
đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam. Hiện sản phẩm yaourt
đang có mặt ở trường học trong thành phố và trở thành món ăn tráng miệng dinh
dưỡng cho các em học sinh.
 Rau câu
Rau câu Ánh Hồng được sản xuất từ nguyên liệu tinh chất agar agar. Chiết xuất
từ rong chân vịt tại Hải Phòng – Việt Nam mang hương vị truyền thống đậm đà bản
sắc và rất hợp khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.

9


2.4.2 Thị trường tiêu thụ của công ty

Công ty TNHH Thực phẩm Ánh Hồng hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản
xuất và mua bán thực phẩm với các sản phẩm tráng miệng nên rất phù hợp với nhiều
thị trường, khách hàng ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty có thị
trường tiêu thụ tiềm năng rộng lớn tại các siêu thị, nhà hàng, trường học, nhà trẻ, …
Hiện nay, công ty đang dần mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận như Đồng
Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, nhưng chủ yếu tập trung phân tán rộng khắp
các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là hệ thống siêu thị Big C, hệ thống
siêu thị CoopMart, hệ thống siêu thị Maximart, các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ và hơn
200 trường mầm non và trường tiểu học, …
2.4.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty
Bên cạnh việc thâm nhập vào những thị trường mới, để phát triển sản phẩm và
tăng nguồn lợi nhuận thì công ty đã gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt
với các công ty có các sản phẩm cùng loại trên thị thường như:
- Bánh Flan: Sumi, Happy Cake, bánh Flan Bí đỏ
- Thạch – rau câu: Long Hải, New Choice, ABC, Tropical, …
- Yaourt: Vinamilk – một thương hiệu đã tồn tại khá lâu và nổi tiếng trên thị
trường, đây là một đối thủ khá lớn mà công ty phải vượt qua.
Chính vì vậy, trước những khó khăn trên muốn giữ vững được thị trường tiêu
thụ hiện tại công ty đã có những chính sách hợp lý về chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
cách thức bán hàng, chính sách giá cả mềm dẻo, linh hoạt theo xu hướng, diễn biến
của thị trường.
2.5 Sơ lược tình hình kinh doanh của công ty
Theo số liệu như bảng 2.1, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2
năm 2010 và 2011 là khá tốt. Qua 2 năm hoạt động, lợi nhuận và doanh thu của công
ty đều tăng, cụ thể là doanh thu năm 2011 tăng 39,67% với mức tăng là
11.879.932.750 đồng so với năm 2010; lợi nhuận năm 2011 tăng 4.488.563.655 đồng,
với tốc độ tăng 70,42% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ được khả năng chinh
phục, duy trì và mở rộng thị trường ngày càng cao của công ty, qua việc ký kết nhiều
hợp đồng, mở thêm nhiều đại lý giới thiệu sản phẩm đồng nghĩa với sản lượng tiêu thụ
tăng lên. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2011, các khoản chi phi của công ty cũng

10


tăng theo, chi phí bán hàng tăng 1.788.514.927 đồng, với tốc độ tăng là 60,08% do
công ty đẩy mạnh công tác kinh doanh tiếp thị, có chính sách bán hàng phù hợp để duy
trì khách hàng đang có và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Các khoản chi phí
như chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với tốc độ tăng 86,93%, điều này làm cho
tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần phải
điều chỉnh mức chi phí hợp lý hơn, tiết kiệm so với doanh thu đạt được; cũng như phải
có các giải pháp tăng doanh thu sao cho xứng đáng với chi phí đã bỏ ra.
Bảng 2.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chênh lệch

Chỉ tiêu

2010

1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

29.966.082

41.854.321

11.888.239

39,67


21.478

29.784

8.306

38,67

3. Doanh thu thuần bán hàng

29.944.604

41.824.537

và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán

23.570.983

30.962.352

7.391.369

31,36

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay


6.373.622

10.862.185

4.488.564

70,42

34.648
12.558

43.642
21.986

8.994
9.428

25,96
75,07

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.976.696
2.673.953

4.765.211
4.998.526


1.788.515
2.324.573

60,08
86,93

745.062

1.120.104

375.042

50,34

30.006
164.859

51.725
372.655

21.719 72,38
207.796 126,04

-134.854

-320.931

-186.077 137,98

14. Lợi nhuận trước thuế

15. Thuế thu nhập phải nộp

610.208
77.649

799.174
102.412

188.965
24.763

30,97
31,90

16. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

532.559

696.762

164.202

30,83

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác


2011

%

11.879.933

39,67

Nguồn: Tính toán tổng hợp

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Quản trị nguồn nhân lực
a. Khái niệm Nguồn nhân lực
Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi người mà nguồn lực này bao gồm cả
thể lực và trí lực.
Nguồn nhân lực của một tổ chức là bao gồm tất cả những người lao động làm
việc trong tổ chức đó. Hay nguồn nhân lực của tổ chức được hình thành trên cơ sở của
các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất
định.
b. Khái niệm Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

c. Vai trò Quản trị nguồn nhân lực
Đối với nhà quản trị, thực hiện được các nội dung của quản trị nguồn nhân lực
như: hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển chọn đào tạo và huấn
luyện lao động, đánh giá năng lực thực hiện của lao động, trả công lao động, các quan
hệ nhân sự (luật pháp, công đoàn, kỷ luật, thăng chức,…)
Đối với người lao động, có cách nhìn tổng quát về các vấn đề quản trị nguồn
nhân lực, có các kiến thức cụ thể, hiểu được cách thức tuyển dụng (tìm thông tin xin
việc, viết đơn xin việc, viết lý lịch, nộp hồ sơ xin việc, cách phỏng vấn); hiểu được
quyền hạn và trách nhiệm của mình khi ký hợp đồng (dựa vào luật lao động, các quy
định của tổ chức, doanh nghiệp,…); hiểu được các tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ
của công việc (bản mô tả công việc); hiểu được các phẩm chất, kỹ năng cần phải có
12


(bản tiêu chuẩn công việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm, các kỹ năng khác); hiểu
được điểm mạnh, điểm yếu của mình (thông qua bảng đánh giá năng lực, việc tự xem
xét mình), từ đó có phương hướng kế hoạch tự hoàn thiện mình.
d. Ý nghĩa Quản trị nguồn nhân lực
Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích,
kết quả thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây
dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác, … nhưng nhà
quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc
không biết cách khuyến khích động viên nhân viên làm việc. Để quản trị có hiệu quả
nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết cách lôi kéo người
khác làm theo mình.
Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các quản trị gia học được cách
giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu
cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi kéo nhân viên
say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết
cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức với mục tiêu của cá nhân, nâng cao hiệu

quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận
hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực
Các chương trình và hoạt động quản trị nguồn nhân lực rất đa dạng, phong phú,
mô hình quản trị nguồn nhân lực có ba nhóm chức năng chủ yếu:
Thứ nhất là nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực, nhóm chức năng này chú
trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công
việc của doanh nghiệp; để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết
doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng
nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển
thêm người; nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt động: dự báo và hoạch
định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và
xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Thứ hai là nhóm chức năng đào tạo và phát triển: nhóm chức năng này chú
trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh
13


nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được
giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.
thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực
hành cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức
quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ ba là nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: nhóm này chú trọng đến
việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; nhóm chức
năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì,
phát triển các mối quan hệ tốt đẹp trong doanh nghiệp.trọng vấn đề đảm bảo có đủ số
lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp.
Hình 3.1 Các Yếu Tố Thành Phần Chức Năng Của Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Thu hút

nhân lực

Mục tiêu
QTNNL
Đào tạo,
phát triển
NNL

Duy trì
NNL

Nguồn: Trần Kim Dung, 2003
3.1.2 Chức năng thu hút, tuyển dụng nhân lực
a. Khái niệm, mục đích
Tuyển mộ (chiêu mộ) là một quá trình thu hút những người có đủ khả năng đến
nộp đơn xin việc của tổ chức.
Tuyển dụng (lựa chọn) là một quá trình sàng lọc trong số những người tham gia
dự tuyển những người phù hợp nhất với vị trí cần tuyển.
Tuyển dụng nhân viên là một quá trình phân tích, thu hút, lựa chọn và quy định
tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của doanh nghiệp.

14


×