Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH HẤP THỤ CACBON ĐIOXIT CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH HẤP THỤ CACBON ĐIOXIT
CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH HẤP THỤ CACBON ĐIOXIT
CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TẠI
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 12 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH
HẤP THỤ CACBON ĐIOXIT CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ TẠI TỈNH LÂM
ĐỒNG” do Nguyễn Thị Minh Hiền, sinh viên khóa 2009 - 2013, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________
.

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

________________________

Ngày


Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của nhiều người cùng với sự nổ lực
của bản thân, để đáp lại sự giúp đỡ đó em xin gửi lời cảm ơn đến:
Lời đầu tiên, con xin thành kính cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ con
thành người, tạo điều kiện cho con được ngồi trên giảng đường đại học để con đạt
được kết quả như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào
đời.
Em xin trân trọng tỏ long biết ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế. Đặc
biệt là thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Tỉnh Lâm Đồng đã rất nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẽ cùng mình trong suốt quãng thời gian qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Nguyễn Thị Minh Hiền



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MINH HIỀN. Tháng 12 năm 2012. “Đánh Giá Lợi Ích Hấp
Thụ Cacbon đioxit của Rừng Thông Ba Lá tại Tỉnh Lâm Đồng”.
NGUYEN THI MINH HIEN, December 2012. “Evaluate Carbon Dioxide
Absorption Benefits of Three Leaf Pine in Lam Đong”.
Khóa luận đánh giá được lợi ích hấp thụ khí cacbon đioxit của rừng thông ba lá
tại tỉnh Lâm Đồng, từ đó thấy được hiệu quả của việc trồng rừng thông ba lá nói riêng
và trồng rừng nói chung để bán khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính CO2. Đề tài dựa
vào kết quả “Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của rừng thông ba lá tại tỉnh Lâm
Đồng” của Tôn Thiện An (2009) làm cơ sở để tính toán, tỷ lệ tích lũy cacbon của thân
cây cá thể là cao nhất và tăng khi đường kính cây tăng nên theo thời gian khả năng hấp
thụ khí CO2 của cây thông càng cao, đề tài chỉ ra khả năng hấp thụ CO2 của rừng
thông tự nhiên và rừng thông trồng, nếu dự án bán khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính
được thực hiện với giá trên thị trường Châu Âu trung bình trong năm 2011 là 8,5 euro/
tấn thì áp dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí tính được giá trị NPV trong
100 năm của rừng thông ba lá tự nhiên là 253.649.769,27đồng/ha, giá trị NPV của
rừng trồng là 249.245.774,27 đồng/ha và hiệu quả của dự án sẽ tăng mạnh vào những
năm tiếp theo.
Với kết quả tính toán thì lợi ích thu được từ rừng thông ba lá tự nhiên là
37.549.804.532.829,60 đồng, tương đương 1.422.341.081 Euro, của rừng trồng
11.039.344.588.192,60  đồng tương đương với 418.156.992 Euro. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lợi ích hấp thụ CO2 từ rừng thông ba tại tỉnh Lâm Đồng là rất lớn mang lại
hiệu quả kinh tế cho Tỉnh. Từ đó cho thấy việc trồng rừng mang lại rất nhiều lợi ích từ
lợi ích kinh tế đến lợi ích về môi trường góp phần đẩy lùi các vấn nạn về biến đổi khí
hậu.  


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu tổng quát




1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài



1.2.4. Cấu trúc của đề tài



CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu



2.2.1. Vị trí địa lý




2.2.2. Địa hình



2.2.3. Đất đai và thổ nhưỡng

10 

2.2.4. Khí hậu

10 

2.2.5. Thủy văn

11 

2.2.6. Dân tộc, dân cư

11 

2.3. Tổng quan về rừng thông ba lá

12 

2.3.1. Đặc điểm hình thái

12 

2.3.2. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh


12 
v


2.3.3. Phân bố

13 

2.3.4. Công dụng và ý nghĩa kinh tế

13 

2.4. Giới thiệu về công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị
định thư Kyôtô

14 

2.4.1. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)

14 

2.4.2. Nghị định thư Kyôtô

16 

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

19 

19 

3.1.1. Các khái niệm liên quan

19 

3.1.2. Đánh giá giá trị của rừng với hấp thụ cacbon

26 

3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị sự hấp thụ CO2 của cây thông

27 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28 

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

29 

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

29 


3.2.4. Phương pháp xác định lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây

29 

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng rừng thông ba lá tại Lâm Đồng

30 
30 

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng thông tự nhiên

30 

4.1.2. Thực trạng rừng trồng Thông ba lá Lâm Đồng

36 

4.2. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của thông ba lá

39 

4.2.1. Cơ sở tích tụ cacbon của cây thông

39 

4.2.2. Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể

40 


4.3. Đánh giá lợi ích hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá

43 

4.3.1. Lợi ích hấp thụ CO2 từ rừng thông ba lá tự nhiên

45 

4.3.2. Lợi ích hấp thụ CO2 từ thông ba lá trồng

47 

vi


4.3.3. Một số lợi ích khác của rừng thông ba lá
4.4. Giải pháp về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng thông ba lá
4.4.1. Chính sách thu hút đầu tư

51 
51 
51 

4.4.2. Chính sách liên quan đến việc sử dụng đất, quản lý bảo vệ sử dụng rừng,
bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái

52 

4.4.3. Chính sách về giao khoán rừng, bảo vệ rừng


54 

4.4.4. Các chính sách liên quan đến tài chính, thuế, lệ phí

54 

4.4.5. Chính sách đầu tư hỗ trợ vốn ngân sách và tín dụng

56 

4.4.6. Chính sách đầu tư nước ngoài

57 

4.4.7. Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

57 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58 

5.1. Kết luận

58 

5.2. Kiến nghị

59 


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAUs
BCR
CDM
CERs
CP
D1,3
ERUs
ET
EU
GEF
Gt
H
IET
IPCC
IRR
JI
KNK
N/ha
NN&PTNT
NPV
ODA
OECD
PES
PHĐN

QLBV

REDD
RMUs
TEV
Tt
UBND
UNFCCC
UNEP
WMO

Đơn vị định lượng
Tỷ suất lợi ích chi phí
Cơ chế phát triển sạch
Chứng nhận lượng giảm phát thải
Chính Phủ
Đường kính cây ở chiều cao ngang ngực 1,3m
Đơn vị giảm phát thải
Mua bán phát thải
Liên minh Châu Âu
Quỹ Môi trường toàn cầu
= 109t = 1015g
Chiều cao của cây
Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Tỷ suất nội hoàn
Cơ chế đồng thực hiện
Khí nhà kính
Mật độ cây cá thể trên một đơn vị diện tích
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Lợi ích ròng hiện tại
Viện trợ phát triển

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Tế
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Phòng hộ đầu nguồn
Quyết Định
Quản lý bảo vệ
Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
Đơn vị hấp thụ
Tổng giá trị kinh tế
= 1012t = 1018g
Ủy Ban Nhân Dân
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
Tổ chức Khí tượng Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lượng Cacbon Tích Lũy trong Các Kiểu Rừng

5

Bảng 3.1. Lượng Phát Thải Khí CO2 của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới

21

Bảng 3.2. Dự Đoán Phát Thải Khí Nhà Kính CO2 Đến Năm 2030

24


Bảng 4.1. Hiện Trạng Đất Lâm Nghiệp Tỉnh Lâm Đồng Giai Đoạn 2008-

31

2020
Bảng 4.2. Hiện Trạng Diện Tích Rừng Thông trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng

32

Bảng 4.3. Tổng Hợp Diện Tích Rừng Trồng Toàn Tỉnh Từ Các Nguồn Vốn

37

Bảng 4.4. Kết Quả Khai Thác Rừng Trồng Từ Năm 2005 – 2007

38

Bảng 4.5. Các Phương Trình Tương Quan Giữa Cacbon của Các Bộ Phận Cây

41

Cá Thể Với D1,3

Bảng 4.6. Khả Năng Hấp Thụ CO2 của Rừng Thông Ba Lá Tự Nhiên

42

Bảng 4.7. Khả Năng Hấp Thụ CO2 của Rừng Thông Ba Lá Trồng


43

Bảng 4.8. Giá Trị CO2 Hấp Thụ của 1ha Rừng Thông Ba Lá Tự Nhiên

45

Bảng 4.9. Giá Trị Hấp Thụ CO2 và Chi Phí của Rừng Thông Ba Lá Tự Nhiên

46

Bảng 4.10. Tương Quan Giữa Giá Trị NPV và Suất Chiết Khấu r của Rừng

47

Tự Nhiên
Bảng 4.11. Giá Trị CO2 Hấp Thụ của 1ha Rừng Thông Ba Lá Trồng

48

Bảng 4.12. Giá Trị Hấp Thụ CO2 và Chi Phí của Rừng Thông Ba Lá Trồng

49

Bảng 4.13. Tương Quan Giữa Giá Trị NPV và Suất Chiết Khấu r của Rừng

50

Trồng

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Chu Trình Cacbon Toàn Cầu

5

Hình 2.2. Lượng Cacbon Được Lưu Trữ Trong Thực Vật và Dưới Đất Theo

6

Các Kiểu Sử Dụng Rừng Nhiệt Đới Ở Brazil, Cameroon, Indonesia
Hình 2.3. Mô Hình Hàm ½ Log Biểu Diễn Sự Suy Giảm Lượng C Tích Lũy

7

trong Các Kiểu Rừng Nhiệt Đới Ở Brazil, Cameroon, Indonesia
Hình 2.4. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng

9

Hình 2.5. Phân Bố Cây Thông Ba Lá Ở Việt Nam

13

Hình 3.1. Lượng Phát Thải CO2 của Một Số Khu Vực Trên Thế Giới

20


Hình 4.1. Tỉ Lệ Cacbon trong Các Bộ Phận của Cây theo Cấp Tính

41

Hình 4.2. Bảng Giá CO2 Trên Thị Trường Châu Âu từ 06/08/2010 –

44

01/01/2012

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tính Toán Các Giá Trị của Rừng Thông Ba Lá Tự Nhiên Từ Năm 1 Đến
Năm 100
Phụ lục 2. Tính Toán Các Giá Trị của Rừng Thông Ba Lá Trồng Từ Năm 1 Đến Năm
100

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thế kỷ XXI, nhân loại tiến rất xa trên con đường thỏa mãn tốt hơn những nhu
cầu vật chất của mình. Tuy nhiên, xã hội phát triển đó cũng ra cho con ngưởi rất nhiều
vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến sự phát triển bền vững. Một trong số đó là
vấn đề bảo vệ môi trường sống.

Sự phát triển công nghiệp ồ ạt, nạn phá rừng nghiêm trọng, mất cân bằng tài
nguyên và dân số đã và đang khiến con người đối diện với những vấn đề về ô nhiễm
môi trường sống, sự suy thoái tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mực nước biển dâng lên,
hạn hán, lũ lụt, mất đa dạng sinh học…Những hậu quả đó là do tình trạng phát thải khí
cacbon đioxit (CO2) trong khí quyển ngày càng tăng. Theo Hội đồng liên chính phủ về
biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) dự báo sự
thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới hoặc sự tàn lụi của nó sẽ làm phát thải đi
khoảng 1,5 tỷ tấn cacbon. Con số đó gây nên việc phát thải khí CO2 trong tầng khí
quyển lên đến 1/5 tổng lượng phát thải CO2 vào môi trường. Lượng khí CO2 phát thải
do sự thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới nhiều hơn cả phát thải khí CO2 trong
giao thông toàn cầu, vì thế vấn đề đặt ra cho con người là làm sao giảm bớt hàm lượng
khí thải CO2, giảm bớt tình trạng suy thoái môi trường bằng nhiều hoạt động thiết thực
trong số đó việc phục hồi những cánh rừng giữ vai trò quan trọng.
Để chống lại sự biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ
sinh thái trên trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất
ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể hóa bằng
Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu bằng việc
đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát triển. Việc


thực hiện Nghị định thư Kyôtô tạo cơ hội cho các nước đang phát triển nhận được
những giá trị kể cả kinh tế và môi trường cho phát triển bền vững, đặc biệt là ở các
nước vùng nhiệt đới. Trong khi các vấn đề về chính trị, xã hội, thể chế còn đang được
thảo luận để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định thư Kyôtô, nhằm quản lý có hiệu
quả khí nhà kính và đánh giá được đúng đắn ảnh hưởng của nó đối với trái đất, cộng đồng
khoa học quốc tế vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ tiềm năng của các bể hấp thụ cacbon và
đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chu trình cacbon, triển vọng và biện pháp tăng
khả năng đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy
nhiên hiện nay chưa có đánh giá, nghiên cứu nào chỉ ra lợi ích kinh tế cũng như môi

trường của việc trồng rừng để bán tín chỉ cacbon. Từ nhu cầu đó, tôi quyết định chọn
đề tài “Đánh giá lợi ích hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá tại tỉnh Lâm Đồng” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá lợi ích hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá tại tỉnh Lâm Đồng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng rừng thông ba lá tại tỉnh Lâm Đồng.
- Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của cây thông ba lá.
- Đánh giá lợi ích hấp thụ CO2 của rừng thông tại Lâm Đồng.
- Đề xuất các chính sách nhằm phát triển và bảo vệ rừng thông ba lá tại tỉnh
Lâm Đồng.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu lợi ích hấp thụ CO2 của rừng
thông ba lá.
- Giới hạn về mặt không gian: đề tài nghiên cứu về cây thông ba lá tại tỉnh Lâm
Đồng.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ 08/2012 đến
12/2012.

2


1.2.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương.
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên tính cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Tổng quan đề tài nghiên cứu, tổng quan về tỉnh Lâm Đồng (điều kiện tự nhiên,

khí hậu, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, dân tộc dân cư…). Tổng quan về cây thông ba
lá (đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái lâm sinh, diện tích phân bố…).
Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận có liên quan như: Các khái niệm về cacbon đioxit, hiệu
ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, thị trường cacbon và các cơ sở nghiên cứu có liên
quan. Nêu lên các phương pháp để thực hiện đề tài và các công cụ để thực hiện đánh
giá liên quan như NPV, BCR, IRR.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nêu lên thực trạng rừng thông ba lá tại tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá được lợi ích
của hấp thụ khí CO2 của rừng thông ba lá từ đó đề xuất một số chính sách nhằm bảo vệ
và phát triển rừng thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chương 5. Kết luận và Kiến nghị
Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng như những hạn chế của đề tài.
Ngoài ra còn đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan liên quan để bảo vệ tốt hơn
rừng thông ba lá tại Lâm Đồng nói riêng và rừng nói chung.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhà bác học Pháp Lavoisier (1672 - 1725) là người đầu tiên phát hiện ra các
thành phần cơ bản của không khí. Không khí của khí quyển chứa nhiều loại khí khác
nhau: oxy, nitơ, đioxit cacbon, ôzôn, mêtan, oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, neon, kripton,
radon, hêli... và một lượng hơi nước rất thay đổi. Ngoài ra còn có những loại khí nhân tạo
do con người tạo ra như các freon…Trong đó nitơ chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 75%,
tiếp theo là oxy: 21%, các khí tự nhiên khác có tỷ lệ thấp như CO2 với 0,03%, acgon
0,93%; các khí hiếm thường là khí trơ như neon có hàm lượng 18ml/ m3 không khí, hêli

5ml/ m3 và kripton 1ml/ 1m3 không khí …Ngoài ra còn có các chất phóng xạ tự nhiên với
tỷ lệ rất thấp 6.10-8.
Trải qua nhiều thế kỷ, hàm lượng các chất khí vốn có trong không khí bị biến động
hoặc xuất hiện những loại khí mới do con người tạo ra. Điều đó đã dẫn tới sự ô nhiễm
không khí. Người ta đã định nghĩa về ô nhiễm không khí như sau: “Không khí gọi là bị
ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi hay có sự hiện diện của những chất lạ, gây
ra những tác hại mà khoa học chứng minh được hay gây ra sự khó chịu đối với con
người”.
Khi mà một trong những thành phần khí nói trên của khí quyển tăng lên hay
giảm đi đến một mức nào đó thường là do hoạt động của con người thì gây nên ô
nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và các hệ sinh thái của sinh
quyển.
Những nghiên cứu về sự tích lũy cacbon trong các hệ sinh thái Theo Schimel và
cộng sự, trong chu trình cacbon toàn cầu, lượng cacbon lưu trữ trong thực vật thân gỗ
và trong lòng đất khoảng 2.5Tt2, trong khi đó khí quyển chỉ chứa 0.8Tt.


Hình 2.1. Chu Trình Cacbon Toàn Cầu

Nguồn: Schimel, 2001
Theo chu trình trên, trong tổng số 6.3Gt3 - 6.6Gt lượng cacbon thải ra từ các hoạt
động của con người, có khoảng 0.7Gt - 1.7Gt được hấp thụ bởi các hệ sinh thái bên trên
bề mặt trái đất.
Và hầu hết lượng cacbon trên trái đất được tích lũy trong sinh khối cây rừng, đặc
biệt là rừng mưa nhiệt đới. Từ những nghiên cứu trong lĩnh vực này, Woodwell
đã đưa ra bảng thống kê lượng cacbon theo kiểu rừng như sau:
Bảng 2.1. Lượng Cacbon Tích Lũy Trong Các Kiểu Rừng
Kiểu rừng

Lượng cacbon (tỷ tấn)


Tỷ lệ (%)

340
12
80
108
7

62,16
2,19
14,63
19,74
1,28

Rừng mưa nhiệt đới
Rừng nhiệt đới gió mùa
Rừng thường xanh ôn đới
Rừng phương bắc
Đất trồng trọt
Tổng cacbon ở lục địa

547

100
Nguồn: Woodwell, Pecan, 1973
Số liệu bảng 1 cho thấy lượng cacbon được lưu giữ trong kiểu rừng mưa nhiệt đới

là cao nhất, chiếm hơn 62% tổng lượng cacbon trên bề mặt trái đất, trong khi đó đất trồng
5



trọt chỉ chứa khoảng 1%. Điều đó chứng tỏ rằng, việc chuyển đổi đất rừng sang đất
nông nghiệp sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà
kính.
Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) đã định lượng được
lượng cacbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các loại hình sử dụng đất ở
Brazil, Indonesia và Cameroon bao gồm trong sinh khối thực vật và dưới mặt đất từ 0 20cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng cacbon lưu trữ trong thực vật giảm dần từ
kiểu rừng nguyên sinh đến rừng phục hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại
đất nông nghiệp. Trong khi đó phần dưới mặt đất lượng cacbon ít biến động hơn, nhưng
cũng có xu hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng.
Qua mô hình trên cho thấy ở các kiểu rừng tự nhiên, lượng cacbon tích lũy
trong thực vật lớn gấp nhiều lần so với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
Hình 2.2. Lượng Cacbon Được Lưu Trữ Trong Thực Vật và Dưới Đất Theo Các
Kiểu Sử Dụng Rừng Nhiệt Đới Ở Brazil, Cameroon, Indonesia

Nguồn: Joyotee Smith và Sara J.Scherr, 2002
Từ dẫn liệu trên, Bảo Huy (2005) đã dùng hàm nửa logarit để mô phỏng sự suy
giảm lượng cacbon lưu giữ của các kiểu rừng và các loại đất theo quan hệ:
y = -188.62Ln(x) + 318.83 với hệ số tương quan rất chặt, R=0.9538

6


Hình 2.3. Mô Hình Hàm ½ Log Biểu Diễn Sự Suy Giảm Lượng C Tích Lũy trong
Các Kiểu Rừng Nhiệt Đới Ở Brazil, Cameroon, Indonesia

Nguồn: Bảo Huy, 2005
Qua mô hình trên cho thấy ở các kiểu rừng tự nhiên, lượng cacbon tích lũy
trong thực vật lớn gấp nhiều lần so với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

Hay nói cách khác, sự suy giảm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối thực vật
từ trạng thái rừng nguyên sinh đến đồng cỏ diễn ra rất mạnh. Về vấn đề này, Maine van
Noorwijk đưa ra nhận định: “Một ha đất nông nghiệp thoái hóa hoặc một ha đất đồng cỏ
không hấp thụ được dù chỉ là một chút khí cacbonic, nhưng nếu chuyển sang canh tác
nông lâm, một ha có thể giữ được hơn 3 tấn cacbon”. Vì vậy, cần phải có những giải pháp
hữu hiệu để bảo vệ rừng tự nhiên nói chung rừng nhiệt đới nói riêng và những chương
trình khuyến khích nông dân sử dụng đất theo hướng nông lâm.
Nghiên cứu lượng cacbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain
Pirard (2005) đã tính lượng cacbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi trên mặt đất,
thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tươi
nhân với hệ số 0.49, sau đó nhân sinh khối khô với hệ số 0.5 để xác định lượng cacbon
lưu trữ trong cây.
Những nghiên cứu về phương pháp xác định cacbon trong sinh khối:
Cacbon được xác định thông qua việc tính toán sự thu nhận và điều hoà CO2 và
O2 trong khí quyển của thực vật bằng cách phân tích hàm lượng hoá học của cacbon,
hydro, oxy, nitơ và tro trong 1 tấn chất khô.
7


Ví dụ đối với cây Vân sam hàm lượng kg/1 tấn chất khô lần lượt là: C =
510,4; H = 61,9; O = 408,0; N = 5,3 và tro = 14,4. Từ đây tính được lượng CO2 mà loài
này hấp thụ và lượng O2 mà loài này điều hoà trong khí quyển ứng với 1 tấn chất khô.
(Below (1976), dẫn theo Nguyễn Văn Thêm (2002)).
Để tạo được 510.4 kg cacbon, cây rừng cần phải hấp thụ 1 lượng CO2 được xác
định theo phương trình hóa học sau :
CO2 = C + O2 = 510.40 + (510.40 * 2.67) = 510.40 + 1362.77 = 1873.17kg.
Tương tự, trong quá trình hình thành nên 61.9kg hydro, cây rừng đã sản xuất một
lượng oxy là: H2O = H2 + 1/2 O2 = 61.90 + (61.9*8) = 61.90 + 495.20 = 557.10kg
Từ kết quả tính toán ở trên, ta được:
Để tạo ra 01 tấn chất khô, cây rừng đã hấp thụ 1873.17kg CO2 và thải ra khí

quyển (1362.77 + 495.20) - 408.00 = 1449.97kg O2
Để tạo thành 01 tấn sinh khối khô tuyệt đối, cây rừng đã sử dụng khoảng 1.87
tấn CO2 và thải vào khí quyển 1.5 tấn O2 tự do. Điều đó cho thấy rằng rừng là một
‘‘nhà máy xanh’’ khổng lồ sản xuất ra ôxy tự do cần thiết cho con người và mọi sinh vật
sống khác trên trái đất này.
Như vậy, dựa vào lượng cacbon trong sinh khối thực vật, chúng ta xác định
được lượng CO2 mà cây hấp thụ được trong không khí.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là Tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, có độ cao trung bình
từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2, địa hình
tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những
thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu,
thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Địa giới hành
chính, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh
Đồng Nai, phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông
lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia

8


thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng
sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Hình 2.4. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng

Nguồn: UBND tỉnh Lâm Đồng
2.2.2. Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ

yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, động – thực vật
và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc
xuống nam.
- Phía bắc Tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh
cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m).
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

9


- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình
nguyên.
2.2.3. Đất đai và thổ nhưỡng
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao
gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:
+ Nhóm đất phù sa (fluvisols)
+ Nhóm đất glây (gleysols)
+ Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
+ Nhóm đất đen (luvisols)
+ Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
+ Nhóm đất xám (acrisols)
+ Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
+ Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất
lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn Tỉnh có khoảng 255.400 ha đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao
nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000

ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa
khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa
ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả
năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư,
khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu
hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao...Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc khoảng 40%.
2.2.4. Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

10


Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của Tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ
quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Lượng mưa trung bình 1.850 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 79 – 86%, số giờ nắng trung bình cả năm 2.028 – 2.347 giờ, thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và
nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
2.2.5. Thủy văn
Lâm Đồng là Tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất
phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa
nước, 92 đập dâng.
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình
0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc
xuống tây nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở

đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
Các sông lớn của Tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Ba sông chính ở Lâm Đồng là:
+ Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)
+ Sông La Ngà
+ Sông Đa Nhim
Hệ thống cung cấp nước: Hệ thống cung cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt,
hiện có: Nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước
thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng,
công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500
m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng
thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được
hoàn thiện.
2.2.6. Dân tộc, dân cư
Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông
thôn 649.412 người, chiếm 61,47%, mật độ dân số 118 người/km2. Lâm Đồng là miền
11


đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và
sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm
12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru
1,5%, còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng
sâu trong Tỉnh.
Lễ hội rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại
Lâm Đồng. Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập
nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự
do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy
có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000
người di cư tự do vào Lâm Đồng.

2.3. Tổng quan về rừng thông ba lá
2.3.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn cao 30-36m, đường kính ngang ngực 60-100cm, thân thẳng, gỗ màu
hồng chứa nhựa, vỏ màu nâu, nứt dọc và bong thành lớp chồng nhau. Lá mọc đầu cành
thường có 3 lá kim trong một bẹ. Tiết diện hình tam giác rộng 1-31mm, lá dài 1020cm, màu xanh lá mạ, không rụng hàng năm. Lá mọc trên vòng cành, mỗi năm có 1-2
đôi khi ba vòng cành. Rễ phát triển nằm ngang, rễ cọc không rõ rệt, rễ cám có nhiều rễ
cộng sinh. Hoa ra vào mùa xuân (khoảng tháng 2, 3); nón quả hình trứng dài 5-10cm,
rộng 4-5cm; chín vào tháng 11, 12 năm sau. Khi chín, hạt tách ra, có cánh dài 1-2cm
để phát tán, nón quả không rụng.
2.3.2. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh
Cây ưa đất chua hoặc ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt.
Chịu được đất nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết vón, không chịu được đất sét nung úng
nước và bị phân hóa mạnh.
Cây ưa ánh sáng mạnh từ lúc còn non đến lúc trưởng thành. Tái sinh hạt tự
nhiên rất nhanh sau khi khai thác hoặc sau nương rẫy như cây tiên phong, không tái
sinh chồi.
Sinh trưởng nhanh, tuổi non mỗi năm tăng 1m chiều cao, 1cm đường kính.
Lượng tăng trưởng bình quân đạt 7-10 m3/ha/năm ở rừng thuần loài.

12


Hạn chế đáng chú ý nhất là cây con dễ bị nhiễm bệnh lở cổ rễ và rơm lá ở giai
đoạn vườn ươm, bệnh đuôi chồn ở giai đoạn rừng non và dễ bị cháy rừng trong mùa
khô.
2.3.3. Phân bố
Thông ba lá mọc tự nhiên trên các vùng núi cao nhiệt đới (Ấn Độ, Thái Lan,
Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Philippin).
Ở Việt Nam chúng mọc thành quần thể thuần loài hoặc hỗn loài với thông
nhựa, du sam và một số cây lá rộng khác phân bố tập trung ở Hà Giang, Yên Bái, Lai

Châu, Sơn La, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Nông và nhiều nhất là ở Lâm Đồng. Độ cao
tuyệt đối 500-1000m, riêng Lâm Đồng từ 900-2500m, nhiệt độ trung bình 18-200C, có
nơi 250C. Độ ẩm tương đối trên 70%. Lượng mưa trung bình từ 1500-3000mm/năm.
Ở Lâm đồng thông ba lá mọc trên các loại đất feralit màu đỏ vàng hoặc nâu đỏ
trên granit, phiến sét, axit và badan có tầng dày ít chua và thoát nước tốt.
Hình 2.5. Phân Bố Cây Thông Ba Lá Ở Việt Nam

Nguồn: Sở NN&PTNT
2.3.4. Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Là loài cây gỗ lớn, sản phẩm chính là gỗ, nhựa, chất đốt. Gỗ phục vụ cho xây
dựng, làm trụ mỏ, trụ điện, nguyên liệu giấy, sợi nhân tạo, gia dụng…Nhựa thông
thường để chưng cất tinh dầu, colophon, làm sơn, vecni, dược liệu, văn phòng
phẩm…Gỗ và nhựa cung cấp cho hơn 50 ngành công ngiệp khác nhau.
13


×