Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HIỆP TÂN HUYỆN HÒA THÀNH TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.28 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM
NGHÈO TẠI XÃ HIỆP TÂN HUYỆN HÒA THÀNH
TỈNH TÂY NINH

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM
NGHÈO TẠI XÃ HIỆP TÂN HUYỆN HÒA THÀNH
TỈNH TÂY NINH

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Nguời hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn:“Thực trạng nghèo và một
số biện pháp giảm nghèo tại xã Hiệp Tân huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh”do Nguyễn
Thị Trúc Phương, sinh viên khóa 36, lớp DH10KT, Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ________________

T.S TRẦN ĐỘC LẬP
Người hướng dẫn

Ngày………..tháng……….năm 2013

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày……tháng…… năm 2013

Ngày……. Tháng…….năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Người đầu tiên tôi muốn cảm ơn nhất đó là ba mẹ tôi những người đã sinh ra và

nuôi nấng tôi để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Đặc biệt tôi muốn gửi đến
người mẹ quá cố của tôi lời nhắn: “ Mẹ à! Mẹ hãy an nghĩ đi con hứa khi ra trường con
sẽ có một việc làm ổn định để phụ giúp gia đình mình, con sẽ luôn chăm sóc yêu
thương kính trọng ba và con muốn nói với mẹ rằng con rất nhớ và thương mẹ”.
Người thứ hai tôi muốn gửi lời cảm ơn đó là anh trai tôi người đã nuôi học tôi
suốt 4 năm đại học, người đã không ngại công việc khó khăn để kiếm tiền vừa nuôi
học tôi, vừa phụ giúp gia đình và vừa phải trang trải cuộc sống cho mình. Tôi thật sự
rất biết ơn anh và thương anh nhiều lắm.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy - Cô Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM nói chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm cho tôi trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn Thầy Trần Độc Lập, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình làm đề tài.
Cho tôi gửi lời cám ơn tới quý Cô - Chú, Anh - Chị ở UBND xã Hiệp Tân đã
tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như trong cuộc sống hằng
ngày và chúc tất cả mọi người đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin gửi những lời tốt đẹp nhất đến trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM và UBNN xã, cùng với quý thầy cô và các anh chị bạn bè lời chúc sức khỏe
và yêu thương nhất.
TP. Hồ Chí Minh, …………..
Sinh viên
Nguyễn Thị Trúc Phương


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG. Tháng 12 năm 2013. “Thực trạng nghèo và
một số biện pháp nhằm giảm nghèo tại xã Hiệp Tân huyện Hòa Thành tỉnh Tây

Ninh”.
NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG. December 2013.“Poverty situation and
proposed of solutions to alleviate poverty in Hiep Tan social, Hoa Thanh District,
Tay Ninh Province”.
Đề tài “Thực trạng nghèo và một số biện pháp giảm nghèo tại xã Hiệp Tân
huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh” tập trung nghiên cứu thực trạng nghèo và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình tại xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành,
tỉnh Tây Ninh. Cụ thể đề tài đi sâu nghiên cứu các mặt sau:
-

Thực trạng nghèo của hộ gia đình trong xã dựa trên chuẩn nghèo của tỉnh.

-

Các nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia đình tại xã Hiệp Tân huyện Hòa

Thành tỉnh Tây Ninh.
-

Tình hình thu nhập và vay vốn của các hộ nghèo.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo tại xã.
Qua đó phản ánh một cách chân thực về thực trạng nghèo, xác định xem những

nguyên nhân nào dẫn đến nghèo ở xã… Từ đó đề xuất một số biện pháp xóa đói giảm
nghèo (XĐGN) ởxã nhằm giảm dần tỷ lệ nghèo đói, thúc đẩy kinh tế xã Hiệp Tân tăng
trưởng nhanh một cách bền vững.
Để thực hiện đề tài nay, tác giả đã thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban

thuộc UBND xã Hiệp Tân, qua báo chí và Internet. Số liệu sơ cấp được thu thập thông
qua việc điều tra phỏng vấn 50 hộ nông dân trên địa bàn xã của huyện sau đó xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel và Word.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x 
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi 
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii 
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... xiv 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 3 
1.2.2Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3 
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 
1.4. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 3 
1.5. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 4 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 5 
2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 5 
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 5 
2.1.2. Khí hậu thời tiết .......................................................................................... 6 
2.1.3. Nguồn nước thủy văn .................................................................................. 6 
2.1.4. Địa hình ....................................................................................................... 7 
v



2.1.5. Thỗ nhưỡng ................................................................................................. 7 
2.2. Điều kiền xã hội ................................................................................................. 7 
2.2.1. Dân số và lao động ...................................................................................... 7 
2.2.2. Tình hình sử dụng đất ................................................................................. 9 
2.2.3. Dân tộc ...................................................................................................... 10 
2.2.4. Tôn giáo .................................................................................................... 11 
2.3. Điều kiện kinh tế .............................................................................................. 11 
2.3.1. Nông nghiệp .............................................................................................. 11 
2.3.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .......................................................... 11 
2.3.3 Thương mại dịch vụ ................................................................................... 11 
2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.................................................................. 12 
2.4.1. Thủy lợi ..................................................................................................... 12 
2.4.2. Giao thông ................................................................................................. 12 
2.4.3. Điện ........................................................................................................... 12 
2.4.4. Trường học – Giáo dục ............................................................................. 12 
2.4.5. Y tế ............................................................................................................ 13 
2.5. Đánh giá chung về hiện trạng tự nhiên - kinh tế - xã hội................................. 13 
2.5.1. Thuận lợi ................................................................................................... 13 
2.5.2. Khó khăn ................................................................................................... 13 
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 15 
3.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................. 15 
3.1.1. Khái niệm về hộ gia đình .......................................................................... 15 
3.1.2. Khái niệm về thu nhập .............................................................................. 15 
3.1.3. Một số khái niêm về nghèo ....................................................................... 16 
vi


3.1.4. Quan niệm về chuẩn nghèo ....................................................................... 17 
3.1.5 Chỉ tiêu đánh giá nghèo ............................................................................. 19 

3.2. Nghèo ở Việt Nam ........................................................................................... 20 
3.2.1. Thực trạng nghèo ở Việt Nam .................................................................. 20 
3.2.2. Ngưỡng đánh giá ....................................................................................... 23 
3.3. Nguyên nhân nghèo ......................................................................................... 24 
3.4. Công tác xóa đói giảm nghèo........................................................................... 25 
3.4.1. Một số thành tựu đạt được ........................................................................ 25 
3.4.2. Một số khó khăn và thách thức trong công tác xóa đói giảm nghèo ....... 26 
3.5. Vấn đề tín dụng ................................................................................................ 28 
3.5.1. Chương trình tài chính vi mô .................................................................... 28 
3.5.2. Tín dụng tiết kiệm vi mô ........................................................................... 29 
3.6. Vòng luẩn quẩn của nghèo đói......................................................................... 29 
3.7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30 
3.8. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói ............................................................................. 32 
3.8.1. Chỉ tiêu về thu nhập .................................................................................. 32 
3.8.2. Chỉ tiêu nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt khác.......................................... 33 
3.8.3. Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất........................................................................ 33 
3.8.4. Chỉ tiêu về vốn .......................................................................................... 33 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34 
4.1. Thực trạng nghèo ở xã ..................................................................................... 34 
4.1.1. Tình trạng nghèo ở xã ............................................................................... 34 
4.1.2. Nguồn gốc nghèo ở xã .............................................................................. 35 
4.2. Phân loại hộ nghèo ........................................................................................... 35 
vii


4.2.1. Nghèo theo nguyên nhân........................................................................... 35 
4.2.2. Nghèo theo ngành nghề............................................................................. 36 
4.2.3. Hộ nghèo theo thu nhập ............................................................................ 37 
4.2.4. Tình hình thoát nghèo ............................................................................... 38 
4.3. Các hoạt động thực hiện công tác giảm nghèo ................................................ 39 

4.3.1. Ưu điểm..................................................................................................... 40 
4.3.2. Hạn chế...................................................................................................... 40 
4.3.3. Kế hoạch thực hiện giảm nghèo trong thời gian tới.................................. 41 
4.4. Khái quát tình hình đời sống của 50 hộ điều tra .............................................. 41 
4.4.1 Tình hình sử dụng đất ................................................................................ 41 
4.4.2 Số hộ có đất và không có đất để canh tác .................................................. 43 
4.4.3. Diện tích đất canh tác bình quân của hộ điều tra ...................................... 43 
4.4.4. Tình hình lao động .................................................................................... 44 
4.4.5. Tình hình nhà ở và điều kiện sinh hoạt ..................................................... 45 
4.4.6. Trình độ học vấn ....................................................................................... 46 
4.4.7. Số hộ nghèo được miễn giảm học phí ....................................................... 47 
4.4.8. Số hộ nghèo được cấp Bảo Hiểm Y Tế..................................................... 48 
4.4.9. Mức độ tiếp cận thông tin của các hộ nghèo............................................. 48 
4.4.10. Tình hình chỉ tiêu của các hộ nghèo ....................................................... 49 
4.4.11. Ảnh hưởng công tác khuyến nông đến người nghèo .............................. 50 
4.4.12. Thu nhập từ trồng lúa .............................................................................. 51 
4.4.13. Thu nhập từ làm thuê .............................................................................. 52 
4.4.14. Thu nhập từ các ngành nghề khác ........................................................... 53 
4.5. Tình hình vay vốn của hộ nghèo ...................................................................... 54 
viii


4.5.1. Nguồn vay vốn và số tiền vay năm 2012 .................................................. 54 
4.5.2. Mục đích sử dụng vốn ............................................................................... 55 
4.5.3. Tình hình hoàn vốn của người nghèo ....................................................... 56 
4.6. Nguyên nhân nghèo ......................................................................................... 57 
4.6.1. Thiếu đất sản xuất ..................................................................................... 57 
4.6.2. Thiếu vốn sản xuất .................................................................................... 57 
4.6.3. Thiếu trình độ, thông tin ........................................................................... 57 
4.6.4. Thiếu lao động, không biết làm ăn............................................................ 58 

4.6.5. Tuổi già sức yếu, bệnh tật ......................................................................... 58 
4.7. Một số biện pháp nhằm giảm nghèo ................................................................ 59 
4.7.1. Nâng cao trình độ học vấn, đào tạo tay nghề, giới thiệu việc làm ............ 59 
4.7.2. Hỗ trợ vốn kết hợp với hương dẫn tập huấn khuyến nông cho người nghèo
............................................................................................................................. 60 
4.7.3. Các chính sách hỗ trợ khác và tinh thần ................................................... 62 
4.7.4. Đối với công tác XĐGN ........................................................................... 63 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 65 
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 65 
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 67 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................  

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

DS & KHHGĐ Dân số và kế hoạch hóa gia đình
ĐT & KSTT

Điều tra và khảo sát thực tế


Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

ESCAP

Ủy Ban Kinh Tế Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GQVL

Giải Quyết Việc Làm

HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

LHPN

Liên Hiệp Phụ Nữ


NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

ODC

Tổ chức hoạt động phát triển đối ngoại

PQLI

Chỉ số về chất lượng cuộc sống (The Physical Quality of Life Index)

THCS, THPT

Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

TW

Trung Ương

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WB


Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo
x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Cơ Cấu Dân Số Của Xã Năm 2012 ............................................................ 7 
Bảng 2.2 : Tình Hình Lao Động Qua Các Năm ........................................................... 8 
Bảng 2.3: Cơ Cấu Đất Đai Của Xã Năm 2012 ............................................................. 9 
Bảng 2.4 :Cơ Cấu Dân Tộc ở Xã Năm 2012 .............................................................. 10 
Bảng 3.1: Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Theo Thành Thị và Nông Thôn ............................ 21 
Bảng 3.2: Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Theo Vùng ............................................................ 22 
Bảng 3.3: Tiêu Chuẩn Nghèo Của World Bank ......................................................... 23 
Bảng 3.4: Ngưỡng Nghèo Theo Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Năm .................. 24 
Bảng 3.5: Mẫu điều tra của các ấp ............................................................................. 31 
Bảng 3.6: Tổng Hợp Điều Tra Khảo Sát Thực Tế Hộ Nông Dân .............................. 31 
Bảng 4.1: Cơ Cấu Nghèo ở Xã Năm 2012 ................................................................. 34 
Bảng 4.2: Cơ Cấu Nghèo Theo Nguyên Nhân ........................................................... 36 
Bảng 4.3: Cơ Cấu Nghèo Theo Ngành Nghề ............................................................. 36 
Bảng 4.4: Cơ Cấu Nghèo Theo Thu Nhập ................................................................. 37 
Bảng 4.5: Số Hộ Thoát Nghèo Qua 3 Năm ................................................................ 38 
Bảng 4.6 :Tình Hình Sử Dụng Đất Của 50 Hộ Nghèo ............................................... 42 
Bảng 4.7: Số Hộ Nghèo Có Đất Và Không Có Đất Canh Tác ................................... 43 
Bảng 4.8: Diện Tích Đất Canh Tác Bình Quân Của Hộ Nghèo................................. 43 
Bảng 4.9:Nguồn lao động và hệ số phụ thuộc của hộ nghèo ..................................... 44 
Bảng 4.10: Nhà ở Và Điều Kiện Sinh Hoạt Của 50 Hộ ............................................. 46 

Bảng 4.11 : Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ ............................................................. 46 
Bảng 4.12: Số Hộ Nghèo Được Miễn Giảm Học Phí ................................................ 47 
Bảng 4.13: Số Hộ Nghèo Được Cấp Bảo Hiểm Y Tế ................................................ 48 
Bảng 4.14: Tình Hình Chỉ Tiêu Của Các Hộ Nghèo/Tháng ...................................... 49 
Bảng 4.15: Kết Quả Và Hiệu Quả Từ 1000 m2 Sản Xuất Lúa Bình Quân 1 Hộ/Năm.51 
Bảng 4.16: Kết Quả Thu Nhập Từ Làm Thuê Trong Một Năm ................................ 52 
Bảng 4.17: Thu Nhập Từ Các Ngành Nghề Khác ...................................................... 53 
xi


Bảng 4.18: Nguồn Vốn Và Số Tiền Vay .................................................................... 54 
Bảng 4.19: Mục Đích Sử Dụng Vốn .......................................................................... 55 
Bảng 4.20 : Tình Hình Hoàn Vốn Của Người Nghèo ................................................ 56 

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
 
Hình 2.1: Sơ Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Hiệp Tân Trong Huyện Hòa Thành -Tây Ninh. ... 5 
Hình 3.1: Sơ Đồ Vòng Luẩn Quẩn Của Nghèo Đói Và Mối Quan Hệ Giữa Nghèo Đói
Với Dân Số. ................................................................................................................ 29 

xiii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Phiếu Điều Tra Các Hộ Nghèo
Phụ Lục 2: Danh Sách Tên Các Hộ Nghèo


xiv


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế Thế Giới đã có
những bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân khắp các quốc gia đã được
nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó nghèo vẫn là vấn đề xã hội bức xúc của các quốc
gia trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thế giới có đến 35.000 trẻ em
phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp dinh dưỡng và sự
chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Các quốc gia phát triển, giàu có cũng không tránh khỏi
những điều đó. Liên minh một nước có tỉ lệ nghèo đói châu âu (EU) có 12% số hộ
sống dưới mức nghèo. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có
thêm 4 triệu trẻ em rơi vào cảnh bần hàn. Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng
ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy.Trên thực
tế, từ sau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành công
cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cũng chính sự thay đổi đó đã
khiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện cuộc sống của mình. Các cá nhân, hộ gia
đình và các tổ chức kinh tế , xã hội cũng như các công ty càng kiểm soát được nguồn
lực phát triển. Song song với điều đó là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hình
hàng hóa dịch vụ.
Sự thay đổi của nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các
giai tầng xã hội. Vì vậy trong xã hội xuất hiện sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nhóm
giàu và nhóm nghèo. Nhóm giàu tập trung chủ yếu ở đô thị. Nhóm nghèo chủ yếu tập
trung ở nông thôn, trung du, miền núi. Hiện nay Việt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ



cao. Theo báo cáo về tình hình phát triển quốc tế của ngân hàng thế giới ( WB) , Việt
Nam vẫn đứng thứ 19 kể từ nước nghèo nhất (1999) .
Nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ
tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các
quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế
chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói
của từng quốc gia có khác nhau.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây
dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia đình Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện "Làm cho
người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu thêm". Vấn đề xóa
đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
(1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định:"Thực
hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ quân sự cách mạng, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001) tiếp tục khẳng định hướng đi đó và
nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong
từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu
đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo". Công cuộc đổi mới của đất nước đã
đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân
cư được cải thiện, công tác XĐGN đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống
của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận
khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng
vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận
những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại.
Chính vì những điều trên tôi đã chọn đề tài : “Thực trạng nghèo và một số biện
pháp giảm nghèo tại xã Hiệp Tân-huyện Hòa Thành- tỉnh Tây Ninh”. Với mong muốn
có thể tìm hiểu được điều kiện sinh sống của người dân nơi đây qua đó có thể đóng
góp một phần nào vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng nghèo của các hộ gia đình tại xã Hiệp Tân huyện Hòa
Thành tỉnh Tây Ninh và từ đó đề xuất một số biện pháp giảm nghèo nhằm giúp cho
người dân nơi đây có đời sống tốt hơn.
1.2.2Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về thực trạng nghèo trên địa bàn xã.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình.
Tìm hiểu tình hình thu nhập cũng như tình hình vay vốn của các hộ nghèo.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo tại địa phương giúp người dân thoát
nghèo một cách nhanh chóng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình thuộc diện nghèo tại xã
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi xã Hiệp Tân huyện Hòa
Thành tỉnh Tây Ninh.
Thời gian: Từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương :
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên
cứu, nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khái quát các điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội.
Chương 3: Nêu lên các cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu, những phương
pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
3



Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận, cụ thể bao gồm các
nội dung như xác định nguyên nhân chính dẫn đến nghèo, kết quả đạt được của các hộ
nghèo khi sử dụng nguồn vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo.Từ đó nêu lên một
số giải pháp nhằm giảm nghèo.
Chương 5: Nêu lên những kết luận và kiến nghị chung của quá trình nghiên cứu
đề tài.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu tình hình sinh hoạt, tập quán, lối sống của các hộ nghèo để làm cơ
sở cho việc giúp người nghèo thoát nghèo một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện các chương trình ở địa phương những
năm qua để xem xét kết quả, hiệu quả mang lại cũng như những khó khăn gặp phải để
làm cơ sở đề ra các mục tiêu và giải pháp phù hợp.
Xem xét tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay, số hộ và số tiền vayvà những
tác động chính của chương trình xóa đói giảm nghèo ảnh hưởng đến thu nhập và mức
sống của người dân như thế nào?.
Từ đó đề xuất một số giải pháp XĐGN sẽ giúp cho việc định hướng đúng đắn
mục tiêu, kinh tế xã hội tiến tới ổn định chính trị, kinh tế an ninh quốc phòng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Sơ Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Hiệp Tân Trong Huyện Hòa Thành -Tây Ninh.


SƠ ĐỒ: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA XÃ HIỆP TÂN TRONG HUYỆN HÒA THÀNH

TX TÂY NINH
H.DƯƠNG MINH CHÂU

T.T. Hßa Thµnh

x
HIỆP
· TÂN

x
LONG· THÀNH BẮC

H CHÂU THÀNH

x· TRƯỜNG HÒA
x
LONG·THÀNH TRUNG
X TRƯỜNG TÂY

x
LONG·THÀNH NAM
H GÒ DẦU
H CHÂU THÀNH

x· TRƯỜNG ĐÔNG

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân xã



Xã Hiệp Tân nằm ở hướng Tây Bắc của huyện Hòa Thành, giáp ranh với thị xã
Tây Ninh.
- Hướng Đông giáp Thị trấn Hòa Thành
- Hướng Tây giáp với xã Thanh Điền huyện Châu Thành
- Hướng Nam giáp với xã Long Thành Trung
- Hướng Bắc giáp với Phường 4, thị xã Tây Ninh
Xã Hiệp Tân là xã có đặc trưng như một đô thị với 5.047 hộ và 19.523 nhân
khẩu (năm 2012), đại đa số người dân với đặc điểm chung là sống bằng ngành nghề
thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, một số ít là sản xuất nông nghiệp, trong đó
thương mại dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 664,87 ha, trong đó đất nông nghiệp là
383,85 ha, đất phi nông nghiệp là 281,02 ha.
Xã Hiệp Tân bao gồm 5 ấp: ấp Hiệp An, ấp Hiệp Long, ấp Hiệp Hòa, ấp Hiệp
Trường, ấp Hiệp Định.
2.1.2. Khí hậu thời tiết
Mang đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, nóng ẩm mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau, thời tiết ôn hòa. Trong vùng không ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nhưng
vào mùa mưa thường có giông với tốc độ cao, mưa lớn kéo dài gây ngập úng cục bộ.
2.1.3. Nguồn nước thủy văn
Nước mặt: Nguồn nước cung cấp chính trong sản xuất cây trồng là rạch Tây
Ninh.
Nguồn nước ngầm: Xã Hiệp Tân có nguồn nước ngầm phong phú với chất
lượng tốt, đang khai thác sử dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân trong khu vực.

6



2.1.4. Địa hình
Xã Hiệp Tân có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây hướng ra sông Vàm Cỏ
Đông, nền đất cao và ổn định, có độ dốc nhỏ nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
bố trí các công trình giao thông, thủy lợi. Bên cạnh đó vẫn còn một phần diện tích thấp
trũng, thường bị ngập úng, dọc theo các sông, suối nên mức độ gây ảnh hưởng chung
không lớn lắm.
2.1.5. Thỗ nhưỡng
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất, nhưng cũng là nguồn tài nguyên có
giới hạn, theo tài liệu điều tra nông hóa của huyện Hòa Thành cho thấy xã Hiệp Tân có
2 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa glay chua và nhóm đất xám bạc màu.Nhìn chung
thỗ nhưỡng xã Hiệp Tân tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, cây trồng
đa dạng phong phú. Tuy vây độ phì của đất không cao, đất chua và hàm lượng chất
dinh dưỡng thấp. Cho nên muốn thâm canh tăng năng suất cây trồng cần phải chăm
bón tốt, bón nhiều loại phân hữu cơ kết hợp bón phân NPK.
2.2. Điều kiền xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
a.

Dân số

Bảng 2.1 : Cơ Cấu Dân Số Của Xã Năm 2012
Khoản mục

Nhân khẩu (người)

Cơ cấu (%)

Ấp Hiệp An

3.182


16,30

Âp Hiệp Long

3.582

18,35

Ấp Hiệp Hòa

5.685

29,12

Âp Hiệp Trường

4.592

23,52

Ấp Hiệp Định

2.482

12,71

19.523

100,00


Tổng

Nguồn: Phòng thống kê xã
7


Dân số toàn xã năm 2012 là 19.523 người trong đó ấp Hiệp Hòa có dân số cao
nhất là 5.685 người chiếm 29,12%, đứng ở vị trí thứ hai là ấp Hiệp Trường với 4.592
người chiếm 23,52%. Trong khi đó số nhân khẩu ở ấp Hiệp Định là thấp nhất với
2.482 người chiếm 12,71% dân số của toàn xã.
b.

Tình hình lao động

Bảng 2.2 : Tình Hình Lao Động Qua Các Năm
Chênh lệch
Khoản mục

2010

2012
+-∆

%

10.931

11.351


420

3,84

Nông nghiệp

6.611

6.521

-90

-1,36

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

1.320

1.630

310

23,48

Thương mại - Dịch vụ

3.000

3.200


200

6,67

Tổng số lao động

Nguồn: Phòng thống kê xã
Qua bảng 2.2, tổng số lao động trong toàn xã năm 2012 tăng lên 420 người so
với năm 2010. Trong đó số lao động trong nông nghiệp năm 2012 là 6.521 người,
giảm so với năm 2010 là 1,36%, còn số lao động trong Công nghiệp - Tiểu thủ công
nghiệp năm 2012 tăng lên 310 người so với năm 2010 và số lao động trong Thương
mại - dịch vụ trong năm 2012 cũng tăng lên 200 người so với năm 2010. Nhìn chung
cơ cấu lao động ở xã đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

8


2.2.2. Tình hình sử dụng đất
Bảng 2.3: Cơ Cấu Đất Đai Của Xã Năm 2012
Loại đất

Diện tích (ha )

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích

664,87

100


1 Đất nông nghiệp

383,85

57,73

a. Đất sản xuất nông nghiệp

370,82

55,77

Đất trồng cây hằng năm

286,57

43,10

- Đất trồng lúa

269,06

40,47

- Đất trồng cây hằng năm khác

17,51

2,63


Đất trồng cây lâu năm

84,25

12,67

12,92

1,94

0,11

0,02

2 Đất phi nông nghiệp

281,02

42,27

a.Đất ở

170,48

25,64

Đất ở tại nông thôn

170,48


25,64

71,84

10,81

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1,26

0,19

Đất quốc phòng

0,33

0,05

Đất an ninh

0,90

0,14

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

4,18

0,63


65,17

9,80

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

b.Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
c.Đất nuôi trồng thủy sản
d.Đất làm muối
e.Đất nông nghiệp khác
Nghĩa trang
Chuyên dùng khác

Đất ở tại thành thị
b.Đất chuyên dùng

Đất có mục đích công cộng
9


c.Đất tôn giáo tín ngưỡng

2,02

0,30


d.Đất nghĩa trang, nghĩa địa

7,73

1,16

28,65

4,31

0,30

0,05

e.Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
f.Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử dụng
a.Đất bằng chưa sử dụng
b.Đất đồi núi chưa sử dụng
c.Núi đá không có rừng cây

Nguồn : Phòng địa chính ở xã
Diện tích đất của toàn xã là 664,87 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 383,85 ha
chiếm 57,73% diện tích tự nhiên của toàn xã, còn lại đất phi nông nghiệp là 281,02 ha
chiếm 42,27%diện tích tự nhiên của toàn xã.
Qua bảng 2.3 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm cũng khá cao, chủ yếu là
trồng lúa còn lại là các cây hằng năm các cây lâu năm và đất để nuôi trồng thủy sản.
Còn đất phi nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ đáng kể là 42,27%, chủ yếu là dùng cho đất
ở với 170,48 ha chiếm 25,64%, đất chuyên dùng 71,84 ha chiếm 10,81%...Hiện tại xã
đã sử dụng hết đất và không có đất bị bỏ hoang hay chưa sử dụng tới.

2.2.3. Dân tộc
Bảng 2.4 :Cơ Cấu Dân Tộc ở Xã Năm 2012
Dân tộc
Kinh
Hoa
Tổng

Hộ

Cơ cấu (%) Nhân khẩu (người)

Cơ cấu(%)

5.036

99,78

19.480

99,78

11

0,22

43

0,22

5.047


100

19.523

100

Nguồn: Phòng thống kê xã
Qua bảng 2.4 thì xã có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Hoa. Trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số với 5.036 hộ tương đương với 19.480 người chiếm
10


×