Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM SINH THÁI Ở TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGUYỄN VĂN SANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM
SINH THÁI Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 7 năm 20131


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN SANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM
SINH THÁI Ở TỈNH BẾN TRE
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S MAI ĐÌNH QUÝ



Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 7 năm 20132


Hội đồng chấm báo cáo khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh xác nhận bài luận“PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾVÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM SINH THÁI Ở
TỈNH BẾN TRE” do Nguyễn Văn Sang, sinh viên khóa 2009 – 2013, ngành Kinh Tế
Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công trước hội đồng
vào ngày _____________________________.

ThS. Mai Đình Quý
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm


Ngày

3

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên cho con tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã không ngại khó khăn vất vả lo cho con
ăn học nên người.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt cho em những kiến thức, những bài học quý báu mà nhờ đó em có thể vận dụng nó
một cách thiết thực vào công việc và cuộc sống.
Em xin trân trọng tỏ lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Mai
Đình Quý, người đã giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp trong quá trình thực tập và hoàn
thành Khoá Luận Tốt Nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ Ban xã Vĩnh An, xã
Bảo Thuận, HĐND huyện Ba Tri, và huyện Thạnh Phú đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốtnghiệp.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ
và bên cạnh tôi, những bạn bè, những người thân quen đã giúp tôi về mặt kiến thức
cũng nhưtrong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Sang

4


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN SANG, tháng 8 năm 2013,“Phân Tích Hiệu Quả và Các Yếu
Tố Ảnh Hưởng Đến Lựa Chọn Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái Ở Tỉnh Bến Tre”.
NGUYEN VAN SANG, August 2013, “Analysis theEconomic Efficiency
And The Factors Affecting The Choice ofOrganic Shrimp Farming In Ben Tre
Province”
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng
mô hình nuôi tôm sinh thái của hộ nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre. Việc thu thập các số liệu
điều tra từ hộ nuôi tôm và từ phòng TNMT, phòng PTNT huyện Ba Tri cho biết tình
hình áp dụng mô hình tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu đạt được cho biết hộ đầu tư nuôi tôm sinh thái có lợi ích
ròng gần 15 triệu VNĐ/1 vụ. Việc nuôi tôm có trồng thêm cây rừng có hiệu quả kinh
tế cao hơn mô hình vuông tôm với kết hợp trong rừng ngập mặn. Đồng thời, đề tài
cũng tính toán hộ nuôi tôm thuần có lợi nhuận trung bình đạt gần 21 triệu VNĐ/1 vụ.
Tuy nuôi tôm thuần đạt lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro và chi phí đầu tư cao hơn, vì
vậy các hộ dân nghèo khó có thể nuôi tôm thuần.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm sinh
thái cho biết các biến diện tích đất nuôi tôm, hiểu biết kỹ thuật nuôi tôm sinh thái, tỷ lệ
diện tích rừng trong vuông tôm, kỳ vọng giá tôm sinh thái có tác động mạnh đến quyết
định chọn lựa mô hình nuôi tôm sinh thái. Các yếu tố trình độ học vấn, kinh nghiệm
nuôi tôm cũng có tác động đến quyết định chọn lựa của chủ hộ nhưng mà thấp.

5



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chính............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
1.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. .Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3
1.3.1. Phạm vi không gian ..................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................ 3
1.3.3. Phạm vi nội dung......................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................ 5
2.1. Tổng quan các tài liệu có liên quan .................................................................... 5
2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre ................................................................................ 5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 5
2.1.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................ 7
2.2. Tổng quan về huyện Ba Tri................................................................................ 8
2.2.1. Điền kiện tự nhiên ....................................................................................... 8
2.2.2. Kinh tế xã hội ............................................................................................ 12
v


2.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội ......................................................................... 14

2.3. Tổng quan về huyện Thạnh Phú ....................................................................... 15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 18
3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.2. Các khái niệm và cơ sở lý luận ........................................................................ 19
3.2.2

Mô hình nuôi tôm thuần (không có cây rừng) ......................................... 24

3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 26
3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 26
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 27
3.3.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng ............................................................. 27
3.3.5. Phương pháp phân tích .............................................................................. 27
3.3.6. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí ..................................................... 27
3.3.7. Phương pháp phân tích hồi quy ................................................................. 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 32
4.1. Thực trạngnuôi tôm ở huyện Ba Tri ................................................................. 32
4.2. Đặc điểm mô hình nuôi tôm sinh thái tại các hộ ............................................... 33
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sinh thái ............................... 41
4.3.1. Phân tích hiệu quả chung của mô hình nuôi tôm ........................................ 41
4.3.2. Sự khác biệt về năng suất tôm giữa 3 mô hình nuôi tôm ............................ 46
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình nuôi tôm sinh thái ........ 47
4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm sinh
thái ...................................................................................................................... 47
4.4.2. phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi
tôm sinh thái ....................................................................................................... 47
4.5. Thuận lợi và khó khăn trong việc nuôi tôm sinh thái ........................................ 52
vi



4.5.1. Thuận lợi ................................................................................................... 52
4.5.2. Khó khăn ................................................................................................... 53
4.5.3. Đánh giá lợi ích môi trường từ mô hình nuôi tôm sinh thái với nuôi
tôm công nghiệp .................................................................................................. 55
4.5.4. Một số ý kiến đề xuất nhằm khuyến khích hộ chăn nuôi tôm áp dụng
mô hình nuôi tôm sinh thái. ................................................................................. 55
4.5.5. Một số khuyến cáo đối với người dân khi áp dụng mô hình ....................... 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 58
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0B

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


KHCN

Khoa học công nghệ

KNKN

Khuyến nông khuyến ngư

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1B

Trang
Bảng 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa mô hình nuôi tôm sinh
thái

30

Bảng 4.1. Tình Hình Biến Động Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ba Tri

33

Bảng 4.2. Cơ cấu Nhóm Tuổi Của Hộ Điều Tra

35

Bảng 4.3. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ


36

Bảng 4.4. Cơ Cấu Số Năm Nuôi Tôm của Chủ Hộ

37

Bảng 4.5. Diện Tích Đất Nuôi Tôm

38

Bảng 4.6. Tình Hình Tham Gia Các Lớp Khuyến Ngư của Chủ Hộ

38

Bảng 4.7. Sự Hiểu Biết Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sinh Thái Của Chủ Hộ

40

Bảng 4.8. Tỷ Lệ Diện Tích Rừng Trong Vuông Tôm

41

Bảng 4.9. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Chi 1ha Nuôi Tôm

42

Bảng 4.10. Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Cho 1ha Nuôi Tôm

43


Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Cho 1ha Của 2 Hình Thức Nuôi Tôm

44

Bảng 4.12. So Sánh Hiểu Quả Kinh Tế Giữa 2 Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái

45

Bảng 4.13. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế 3 Mô Hình Nuôi Tôm

46

Bảng 4.14. Dự Đoán Năng Suất Tôm trên 1ha Các Mô Hình Nuôi Tôm Của Hộ
Dân

46

Bảng 4.15. Giá Trị Trung Bình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Lựa
Chọn Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái

47

Bảng 4.16. Kết Xuất Mô Hình Logit

48

Bảng 4.17. Dấu Ước Lượng và Kết Quả Kiểm Định P – value (α = 10%)

50


Bảng 4.18. Sác xuất chọn lựa mô hình nuôi tôm sinh thái của chủ hộ khi một yếu
tố tăng một đơn vị và các yếu tố khác.

51

Bảng 4.19. Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình

52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
2B

Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Ba Tri

9

Hình 3.1. Mô hình nuôi tôm sinh thái

20

Hình 3.2. Đồ Thị Thể Hiện Các Mô Hình Nuôi Tôm Của Hộ Nuôi Tôm

23

Hình 4.1. Cơ Cấu Giới Tính của Chủ Hộ


34

Hình 4.2. Số Nguồn học hỏi Kinh nghiệm của Chủ Hộ

39

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
3B

Phụ lục 1. Các bảng kết xuất mô hình Logit
Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh về Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
B
4

1.1. Đặt vấn đề
B
0
1


Nền kinh tế nước ta hiện nay ngành thủy sản có vai trò quan trọng với người
dân sống vùng ven biển, ven sông và các hải đảo. Trong nuôi trồng thủysản trên thế
giới cũng như ở Việt Nam, nghề nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh.
Trong khi đó nuôi tôm đang trở thành nghề mũi nhọn của ĐBSCL nói chung và Bến
Tre nói riêng. Nghề nuôi tôm những năm gần đây phát triển mạnh ở tỉnh Bến Tre, phát
triển không chỉ về chất lượng mà còn tăng trưởng về diện tích. Điều này dẫn đến rất
nhiều diện tích rừng ngập mặn nước ta bị tàn phá nặng nề do người dân phá rừng nuôi
tôm.
Năm 1943, ở Việt Nam có khoảng 408.500 ha rừng ngập mặn, diện tích này tập
trung chủ yếu ở phía nam (Đỗ Đình Sâm, et al, 2005). Theo báo cáo của cục lâm
nghiệp, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã suy giảm một cách nghiêm trọng.
Năm 1962, diện tích là 290.000 ha và đến năm 1982 diện tích chỉ còn 252.000 ha vào
năm 2000 chỉ còn 155.290 ha (FAO, 2007). Hiện nay diện tích chỉ khoảng 209.740 ha,
trong đó chỉ có 21% diện tích là rừng tự nhiên và phần còn lại được trồng. Diện tích
rừng ngập mặn đã suy giảm đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do áp lực gia tăng
dân số, phá rừng lấy đất canh tác, đặc biệt con người phá rừng nuôi thủy sản chủ yếu
là nuôi tôm.
Hằng năm, ở các cửa sông một lượng lớn phù sa bồi lắng tạo ra các bãi phù sa,
bãi bùn tạo điều kiện cho các loài cây chịu mặn phát triển như bần, sú, vẹt, dừa nước,
đước.v.v. Chúng phát triển thành rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn đem lại vô số nguồn
lợi ích cho chúng ta: Giúp duy trì đa dạng sinh học, là nơi cung cấp thức ăn, cư trú rất
nhiều loài chim di cư, nhiều loài thủy sản.v.v.Rừng ngập mặn phát triển ở khu vực ven


biển, chúng như một con đê chắn sóng, giảm tốc độ gió, hạn chế thiệt hại do sóng thần
gây ra. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn hạn chế, ngăn chặn quá trình xâm nhập mặn, làm
giảm phạm vi đất bị nhiễm mặn.Nếu không có rừng ngập mặn thì nước mặn sẽ theo
dòng triều lên và được gió hỗ trợ sẽ lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến vùng nước
ngọt. Ngoài ra, chúng như một “bức tường xanh” vững chắc. Hệ thống rễ trên mặt đất
của các cây này làm giảm tác hại của sóng, nhờ đó bảo vệ được bờ biển và chân đê

khỏi bị xói lỡ do sóng và nước biển dâng. Đồng thời chúng cũng như lá phổi xanh của
vùng cư dân vùng ven biển.
Bến Tre là một Tỉnh của ĐBSCL, nằm giáp với biển đông rất thuận lợi cho
nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nghề nuôi tôm của Tỉnh phát triển rất mạnh
trong những năm gần đây. Diện tích nuôi tôm không ngừng mở rộng dẫn đến rất nhiều
cánh rừng ngập mặn ven biển đã biến mất do người dân phá rừng nuôi tôm. Đồng thời,
diện tích nuôi tôm sinh thái ven biển cũng giảm dần theo sự gia tăng diện tích nuôi
tôm thuần.
Dịch bệnh phát triển đã làm nhiều gia đình nuôi tôm phá sản, thua lỗ do môi
trường nước, môi trường đất bị ô nhiễm. Nếu có rừng ngập mặn, tất cả các chất độc đó
sẽ được thanh lọc dần. Chính rừng ngập mặn là yếu tố trung hòa và tiêu hủy chất thải
do hoạt động nuôi tôm. Sự kết hợp hài hòa giữa rừng nhập mặn và nuôi tôm sẽ là yếu
tố sống còn cho cư dân vùng này. Bài toán đó không phải một gia đình làm được. Nó
đòi hỏi cả cộng đồng phải cùng chung sức và đồng lòng thế mới có thể thực hiện thành
công.
Đứng trước yêu cầu vừa bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là rừng
ngập mặn vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân nói
chung và người nuôi tôm nói riêng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiệu
quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình nuôi tôm sinh thái ở
tỉnh Bến Tre”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
B
1

1.2.1. Mục tiêu chính
B
8
2

Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình nuôi

tôm sinh thái ở tỉnh Bến Tre.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
B
9
2

-

Tìm hiểu thực trạng nuôi tôm thuần và nuôi tôm sinh thái ở huyện Ba Tri.

-

Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thuần và mô hình nuôi tôm

sinh thái.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nuôi tôm sinh thái và

-

xây dựng mô hình ước lượng quyết định lựa chọn của người dân.
Đề xuất các giải pháp và khuyến cáo cho nhà nước, người dân và các tổ chức về

-

mô hình nuôi tôm sinh thái.
1.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu
B

0
3

Đề tài xuất phát từ thực trạng nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại tỉnh Bến Tre
nên có ý nghĩa thiết thực. Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho bà con nông dân và chính
quyền xã, huyện giúp cho hoạt động nuôi tôm ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao
thu nhập ổn định đời sống cho người dân, đồng thời chất lượng môi trường qua đó
cũng được cải thiện.
1.3. .Phạm vi nghiên cứu của đề tài
B
2
1

1.3.1. Phạm vi không gian
B
1
3

Tỉnh Bến Tre. Cụ thể ở huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú.
1.3.2. Phạm vi thời gian
B
2
3

Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013.
1.3.3. Phạm vi nội dung
B
3

1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu

B
3
1

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bài về điệu kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bài một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu.
3


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bài các kết quả nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu mà khóa
luận đạt được trong quá trình nghiên cứu khảo sát thực nghiệm 95 mẫu điều tra ở địa
bàn nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị của tác giả.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
B

5

2.1. Tổng quan các tài liệu có liên quan
B
4
1

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Phân tích hiểu quả kinh tế và các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình nuôi tôm sinh thái ở tỉnh Bến Tre” có tham
khảo các tài liệu liên quan chuyên ngành kinh tế, chuyển đổi nông nghiệp cũng như
tham khảo các luận văn tốt nghiệp của các sinh viên khoa Kinh Tế - Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Chí Hải, 2011, Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình
canh tác “lúa sạch” tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, thì với 1 công lúa – tôm trong
một năm sẽ thu được lợi nhuận là 5.483.000 (VNĐ) với chi phí là 3.171.000 VNĐ và
doanh thu 8.654.000 VNĐ, lợi nhuận gấp đôi lúa thường. Đồng thời, đề tài cũng phân
tích các yếu tố như: Lao động, phân bón, số lần tham gia tập huấn,... ảnh hưởng nhiều
đến năng suất cùng với biến Dummy là biến mô hình (sạch và thường) dẫn đến sự
khác biệt về năng suất.
Nguyễn Hữu Tiến, 2009, Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường mô hình nuôi
tôm sinh thái tại Phân Trường 184, Huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau. Đề tài tìm hiểu về
hiệu quả kinh tế môi trường của mô hình nuôi tôm sinh thái ở Phân trường 184 trên cơ
sở điều tra 70 hộ nuôi tôm sinh thái tại Phân trường 184, huyện Năm Căn, tỉnh Cà
Mau. Đồng thời đề tài còn dùng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các yếu
tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm sinh thái. Qua đề tài cho thấy nuôi tôm sinh
thái còn gặp khó khăn về vốn, con giống, tỷ lệ rừng, tuổi rừng.
2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
B
5
1


2.1.1. Điều kiện tự nhiên
B
4
3

a)Vị trí địa lý


Bến tre là một tỉnh của ĐBSCL, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển
Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh
Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành Phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây
qua tỉnh Tiền Giang và Long An.
Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh
ngòi chằn chịt. Phía Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền,
phía Tây và phía Nam giáp với Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ
Chiên, phía Đông giáp với Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bến Tre có bốn
con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc, đồng thời chia
Bến Tre thành ba phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây
trái sum sê.v.v.Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ
10020’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106048’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh
độ 105057’.
b) Địa hình
Địa hình Bến Tre có độ cao trung bình từ 1 – 2 mét so với mực nước biển, thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 mét. Trong
đó, phần cao nhất thuộc huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành, độ cao tuyệt
đối có nơi cao trên 5 mét, nhưng đa số từ 3 – 3,5 mét. Phần đất thấp có độ cao trung
bình khoảng 1,5 mét, tập trung tại các vùng Phước An, Phước Tú ở huyện Châu Thành
hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, độ cao không quá 0,5
mét, phân bố ở các huyện ven biển như huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa

hình bờ biển của Tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng ra biển hàng ngìn mét, tạo thuận lợi
cho nuôi trồng thủy sản.
Bến tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn
và nhóm đất mặn. Trong đó nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất
của Tỉnh 43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% diện tích toàn Tỉnh, nhóm đất phèn
chiếm khoảng 6,74% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất
giồng chiếm diện tích thấp nhất 6,4% diện tích toàn Tỉnh.
c) Khí hậu
Bến tre nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
6


nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng
11, giữa hai mùa này thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và
tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
B
5
3

Bến tre có diện tích trồng lúa khá lớn, do phù sa sông Cửu Long bồi đấp, đặc
biệt là ở Hàm Luông. Cây lương thực chính là cây lúa, hoa màu phụ cũng chiếm phần
quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất
phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm.
Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng.
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh. Chúng được
trồng nhiều ở Chợ Lách, Giồng Trôm,Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài đặc sản là kẹo

dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh Phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ
Lách, hằng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi
tiếng khắp nơi. Năm 2012, tỉnh Bến Tre đề ra mục tiêu cơ bản của năm là tăng trưởng
đạt 10%, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11%, bảm đảm
an sinh xã hội, giữ vững chính trị.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù kinh tế tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng
vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 6,29%, thị
trường xuất khẩu được giữ vững và có bước phát triển, xuất khẩu tăng trưởng khá,
tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197,72 USD. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển theo
hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả mô hình trồng xen, nuôi xem trong vườn
dừa tiếp tục được triển khai và nhân rộng, dịch bệnh nguy hiểm trên gia xúc, gia cầm
không xảy ra. Sản xuất công nghiệp duy trì và phát triển khá, hoạt động thương mại
nội địa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Tổng vốn đầu tư
cho toàn xã hội 5.360 tỷ đồng. Chất lượng phục vụ các ngành dịch vụ đáp ứng tốt nhu
cầu.

7


2.2. Tổng quan về huyện Ba Tri
B
6
1

2.2.1. Điền kiện tự nhiên
B
6
3

a) Vị trí địa lý

Huyện Ba Tri nằm phía cuối dãy cù lao Bảo, phía Đông của tỉnh Bến Tre, là
một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Trung tâm huyện Ba Tri cách thành
phố Bến Tre 37 km theo đường tỉnh 885, nằm trong tọa độ địa lý từ 9057’38” đến
10011’14” độ Bắc và từ 106028’17” đến 106041’14” kinh độ Đông.
Có ranh giói như sau:
-Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là
sông Ba Lai.
- Phía Nam giáp với huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm
Luông.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm.
- Huyện Ba Tri nằm trên đoạn cuối của trục đường tỉnh 885 nối thành phố Bến
Tre qua Giồng Trôm. Về đường thủy, Ba Tri nằm giữa hai tuyến sông lớn là Ba Lai và
Hàm Luông.
Huyện Ba Tri nằm cuối dãy cù lao Bảo, giáp với biển Đông với khoảng 12 km
bờ biển, làm cho Ba Tri có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản.
Về giao thông đường bộ, huyện Ba Tri nằm cuối trục Đường tỉnh 885, cách
thành phố Bến Tre khoảng 37 km, cách thị trấn Giồng Trôm khoảng 15 km nên thuận
lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong nội bộ cù lao Bảo. Mặt khác, cống
đập Ba Lai sau khi hoàn thành đã nối liền Huyện với huyện Bình Đại và bến phà An
Đức – Mỹ An sau khi đi vào hoạt động nối liền Ba Tri với huyện Thạnh Phú qua sông
Hàm Luông đã rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa cũng như tạo điều kiện
thuận lợi trong đi lại cho nhân dân huyện Ba Tri đến các Huyện lân cận.

8


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Ba Tri


Nguồn: bentre.gov.vn
b) Tổ chức hành chính
Huyện Ba Tri có tổng diện tích tự nhiên 35.837,61 ha, dân số 189.000 người
chiếm 15,29% di tện tích toàn tỉnh (2011). Huyện gồm có 24 đơn vị hành chính, trong
đó có 23 xã: Tân Xuân, Mỹ Hòa, Mỹ Chánh, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh, An Phú Trung,
Tân Hưng, An Ngãi Tây, An Hiệp, An Bình Tây, Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, Bảo
Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, An Đức, An Hòa Tây, An Thủy.
Và một thị trấn Ba Tri.
c) Khí hậu và thời tiết
- Nhiệt độ
Ba Tri nằm trong vùng miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Vì vậy,
nhiệt độ trung bình khá cao, ít biến đổi nhiều trong năm. Nhiệt độ trung bình khoảng
26 – 270C.
- Quang năng
Quang năng có nhiều nắng, nhưng tháng 4 và tháng 5 hằng năm là thời tiết có
lượng bức xạ cao nhiều nhất. Số giờ nắng trung bình mùa khô từ 7 đến 8 giờ/ngày.
Còn trong mùa mưa số giờ nắng trung bình là 4 đến 5 giờ/ngày. Tổng số giờ nắng
trong năm khoảng 2.630 giờ. Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình khoảng 160
kcal/cm2. Từ tháng 4 đến tháng 12 là thời kỳ khô hạn do phải chịu ảnh hưởng của gió
9


mùa Đông Bắc. Đây cũng là thời kỳ khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, chăn nuôi và
trồng trọt, nước sinh hoạt cho người dân trong huyện, nhất là các xã ven biển như Bảo
Thuận, Tân Xuân,...
- Mưa
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm do chịu ảnh
hưởng của chế độ gió mùa Tây Nam. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.250 –
1.500 mm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 6 – 7 , lượng mưa trung bình từ
170 – 250 mm. Trong hai tháng này, mỗi tháng có 13 đến 14 ngày có mưa, chiếm

khoảng 90% lượng mưa cả năm, vào mùa này quang năng thấp, độ ẩm cao, lượng bốc
hơi yếu,...
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm, trùng với gió Đông Bắc
(vận tốc khoảng 2,4 m/s), vào mùa khô quang năng cao, lượng bốc hơi cao, ẩm độ thấp,
nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền dưới tác động của triều cường, gió. Xu
hướng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng.
d) Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
- Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Do vị trí nằm ở giữa các sông chính của tỉnh nên huyện Ba Tri
chịu ảnh hưởng của biển Đông, các con sông lớn là Hàm Luông và Ba Lai với chế độ
bán nhật triều. Bên cạnh 2 con sông lớn Ba Tri còn có hệ thống sông rạch chằn chịt
như: rạch Ba Tri, rạch Cái Bông, rạch Kênh 9A,.v.v. Các kênh rạch có xu hướng phát
triển theo hướng Bắc – Nam, mật độ càng về phía biển càng dày, trung bình dọc theo 2
bờ sông Hàm Luông và Ba Lai cứ 1 km có một con rạch. Do đó, huyện có đầy đủ các
yếu tố thuận lợi về thủy văn, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt và biên độ triều thích hợp cho
việc tưới tiêu. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng trong mùa khô còn hạn chế do tình hình
nước mặn xâm nhập sâu.
Nước mưa: Là nguồn nước mặt quan trọng cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Nước mưa còn là nguồn nước dự trữ quan trọng dành để uống
đối với các vùng bị xâm nhập mặn quanh năm mà nguồn nước máy không đáp ứng
được.
10


Nước kênh rạch: Vốn là huyện ven biển, nước mặn, đồng chua nên chỉ thích
hợp với cây chà là gai phát triển, thiếu nguồn nước ngọt nghiêm trọng. Nhưng với sự
cố gắng của huyện trong việc cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
cho người dân, đến nay có khoảng 3/4 diện tích đất nông nghiệp của huyện được cung
cấp nước ngọt. Chưa tính hệ thống thủy lợi ven sông Hàm Luông đang thi công, đến

nay huyện có hệ thống kênh chính dài 46,7 km và các hệ thống kênh tưới gồm kênh
Láng Sen, Bến Than, Vàm Hồ, An Bình Tây, Rạch Nò – Bà Hiền và kênh Giồng Quít.
Ngoài ra, Ba Tri còn có hệ thống ngăn mặn dài 42,85 km
+ Nước ngầm: Kết quả thăm dò và kết quả ban đầu cho thấy các tầng nước
nước ngầm của huyện cơ bản đã bị nhiễm mặn, nước ngầm ngọt còn lại rất ít trên đất
giồng cát và trữ lượng thay đổi thùy thuộc vào hai mùa mưa, nắng. Do vậy, lượng
nước ngầm ngọt của huyện có ý nghĩa không đáng kể trong việc sản xuất nông nghiệp
và phục vụ sinh hoạt của người dân.
Nhìn chung, với hơn 50 sông, rạch vào sâu nội đồng có chiều dài khoảng 128
km phân bô điều khắp trên địa bàn huyện, có thể nói nguồn nước mặt ở huyện rất dồi
dào, khá thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, sản xuất muối,... Tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn do giao thông bị chia cắt,
nước mặn xâm nhập sâu vào mùa khô, nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các
nguyên nhân như: Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt và sản xuất, nhất là vào mùa mưa,
khi nước dân cao, ô nhiễm bởi tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp (sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật), do các chất thải từ các phương tiện giao thông thủy, các cơ sở
sản xuất chế biến gây nên.
- Chế độ thủy văn
Địa bàn huyện Ba Tri nằm giữa sông Hàm Luông và sông Ba Lai đoạn đổ ra
biển, điều kiện thủy văn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông, biên độ triều dao động trong khoảng 2,0 – 2,4m (vùng nội địa) và trên
3m (vùng ven biển).
Vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng III – IV), độ mặn tối đa vùng cửa sông
Ba Lai và sông Hàm Luông có thể lên đến 23 – 28 g/l; vào đầu mùa mưa (tháng VI),
vùng cửa sông vẫn nhiễm mặn 10 – 15 g/l và ranh mặn 4 g/l vượt khỏi Tân Hưng.
Nhìn chung đi từ vùng cửa sông đến ranh giới huyện Giồng Trôm, thời gian qua ranh
11


mặn tối đa < 4 g/l tăng dần 3 – 4 tháng/năm. Tuy nhiên, dưới tác động các công trình

thuê bao tạo nguồn trên vùng ngọt hóa (khu vực phía Bắc đường tỉnh 885 từ ranh
Giông Trôm đến Tân Thủy) vẫn đảm bảo nguồn nước ngọt cho canh tác các loại cây
trồng.
Sau khi hoàn thành công trình cống đập Ba Lai (thuộc hệ thống thủy lợi Bắc
Bến Tre), sông Ba Lai được ngọt hóa hoàn toàn từ Tân Xuân trở về thượng lưu. Tuy
nhiên các tác động lên môi trường nước mặt vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Bờ biển Ba Tri được bồi đấp khá mạnh, trong vòng 100 năm qua, bờ biển được
bồi thêm khoảng 200 – 250m (Bảo Thạnh), 400 – 600m (An Thủy) và gần 1.000m
(Bảo Thuận),
e) Đất thổ nhưỡng
Phù sa của Ba Tri là do hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, còn nằm
kề biển Đông nên đất đai của huyện chủ yếu là đất ruộng và đất giồng, không có vườn
cây trù phú như các huyện phía Tây. Vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX, nơi đây là
rừng hoang và đầm lầy, nơi ngự trị của những loài thú dữ như heo rừng, cá sấu,.v.v.
Tổng diện tích tự nhiên của Ba Tri là 355km2 được chia thành 2 vùng chính,
vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn và vùng không chịu ảnh hưởng của mặn.
Vùng chịu ảnh hưởng nước mặn bao gồm các xã tiếp giáp ven biển và các xã
nằm tiếp giáp 2 con sông Ba Lai và Hàm Luông. Với đặc điểm của nước mặn, lợ thì
nguồn thu nhập của người dân vùng này chủ yếu dựa vào ngề nuôi, khai thác thủy sản
và nghề làm muối, một ít từ nông nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
của Huyện tập trung chủ yếu ở các xã này, với tổng diện tích 5.210 ha.
Vùng không chịu ảnh hưởng của nước mặn bao gồm các xã còn lại trong huyện.
Thu nhập của các hộ nông dân trong vùng này rất đa dạng từ cây lúa, cây ăn quả, chăn
nuôi. Diện tích trồng lúa ba vụ của Huyện là 37.703,4 ha với sản lượng 184.848,4 tấn.
2.2.2. Kinh tế xã hội
B
7
3

a) Một số kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Huyện năm 2012

Năm 2012, trước tình hình trước tình hình chung của cả nước như thời tiết
không thuận lợi, mưa kéo dài, giá hàng nông sản thấp, không ổn định, người nuôi thủy
sản kém hiệu quả nhưng UBND Huyện đã tích cực chỉ đạo, điều hành, kịp thời có
những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu
12


đề ra năm 2011. Kết quả, trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 13,1 %.
Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng 10,2%, giá trị sản xuất công nghiệp –
xây dựng tăng 14,48%, các ngành sản xuất dịch vụ tăng 15,87%, thu nhập bình quân là
21,44 triệu đồng người/năm, tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,25%, tỉ lệ hộ dân sử dụng
nước máy là 30%,....
b)Tình hình sản xuất nông nhiệp
Trồng trọt
Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 39.291 ha, sản lượng 200.460 tấn tăng 8,5%
so với năm trước. Cụ thể như sau:
+Vụ Thu Đông: Thu hoạch 14.171 ha, năng suất bình quân đạt 46,37 tạ/ha sản
lượng 65.714 tấn đạt 107,27% kế hoạch tăng 10,79% so với cùng kỳ.
+Vụ Đông Xuân: Thu hoạch 12.667 ha, năng suất bình quân đạt 56,8 tạ/ha, sản
lượng 71.946 tấn, đạt 104,65% kế hoạch tăng 14,2% so với cùng kỳ.
+Vụ hè thu 2012: Thu hoạch 12.453 ha, năng suất bình quân đạt 50,43 tạ/ha,
sảng lượng 62.800 tấn, bằng 100,43% so với cùng kỳ.
Cây màu, cây thực phẩm: Diện tích 2.564 ha, sản lượng 36.400 tấn, tăng 10,9%
so với cùng kỳ.
Cây mía: Diện tích 203 ha, năng suất đạt 72,5 tấn/ha, sản lượng 14.720 tấn, đạt
89,21% kế hoạch, bằng 89,25% so với cùng kỳ.
Cây dừa: Thự hiện chủ trương hỗ trợ người trông dừa, tổng diện tích dừa qua
điều tra là 2.874 ha, tăng 1.384 ha so với số liệu thống kê đầu năm 2012.
Cây ăn quả: Diện tích là 325 ha, sản lượng 4.355 tấn, giảm 6,9% so với năm
trước.

Chăn nuôi
Tổng đàn trâu 974 con, đạt 89,85% kế hoạch; đàn bò 72.392 con, đạt 101,96%
kế hoạch, tăng 3,45% so với cùng kỳ; đàn heo 24.090 con, đạt 120,45% kế hoạch, tăng
42% so với cùng kỳ; đàn gia cầm đạt 690.361 con, đạt 86,30% kế hoạch, giảm 8,6% so
với cùng kỳ
c)Tình hình phát triển thủy sản
Tổng diện tích nuôi là 5.197 ha, đạt 99,8% kế hoạch, giảm 0,3% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng 13.149 tấn, đạt 84,4% kế hoạch, giảm 9,48% kế hoạch so với cùng kỳ.
13


×