Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC GIANG ĐIỀN HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI
THÁC GIANG ĐIỀN HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯƠNG THỊ HOA PHƯỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THỊ HOA PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH SINH THÁI
THÁC GIANG ĐIỀN HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo Thực tập tổng hợp khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU
DU LỊCH SINH THÁI THÁC GIANG ĐIỀN HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG
NAI” do Trương Thị Hoa Phượng, khóa 2008 – 2012, ngành KINH TẾ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________.

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồng
thời cám ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến và là
động lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đặng Minh Phương đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc, lãnh đạo
khu du lịch đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa đủ sâu sắc nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô và các bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2013
Sinh viên
Trương Thị Hoa Phượng



NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG THỊ HOA PHƯỢNG. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2013. “ Đánh Giá Giá Trị Khu Du Lịch Sinh Thái
Thác Giang Điền Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai”.
TRUONG THI HOA PHUONG. Faculty of Economics, Nong Lam University
– Ho Chi Minh City, July 2013. “Evaluating The Ecotourism of Giang Dien
Waterfall Ecological Tourist Park Trang Bom District Dong Nai Province”.
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị tiềm năng du lịch sinh thái
thác Giang Điền. Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 70 khách du
lịch tại khu DLST thác Giang Điền, đề tài đã tìm ra giá trị DLST thác Giang Điền
được đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong một năm là 959,927 tỷ đồng.
Thông qua kết quả nghiên cứu và phân tích đề tài cũng hướng đến đề xuất
những định hướng phù hợp để đủ điều kiện đưa loại hình du lịch sinh thái chất lượng
cao phổ biến hơn tại Đồng Nai.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian


2

1.3.4. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về huyện Trảng Bom

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Dân số

5

2.2. Tổng quan về khu đô thị dịch vụ - du lịch – sinh thái thác Giang Điền
2.2.1. Vị trí địa lý

5

5

2.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

7

2.3.1. Tài liệu nước ngoài

7

2.3.2. Tài liệu trong nước

8

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

9
9

3.1.1. Khái niệm và phát triển du lịch sinh thái

9

3.1.2. Phát triển bền vững Du lịch Sinh thái

12

3.1.3. Khái niệm khu du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch


13

3.1.4. Khái niệm Cung và Cầu du lịch

14
v


3.2. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí

16

3.2.1. Phương pháp chi phí du hành (TCM-Travel Cost Method)

16

3.2.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM – Contingent Valuation Method)
20
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.

21

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

21

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

21


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội, hành vi của khách du lịch trong nước
4.1.1 Những đặc điểm xã hội của khách du lịch

26
26
26

4.2. Nhu cầu, hành vi của khách du lịch

30

4.3. Đánh giá giá trị Khu DLST thác Giang Điền theo phương pháp ITCM

31

4.3.1. Đối với dạng hàm tuyến tính

32

4.3.2. Kiểm định mô hình

34

4.3.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu du lịch

36

4.4. Xác định giá trị DLST thác Giang Điền
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


36
39

5.1. Kết luận

39

5.2. Kiến nghị

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi phí du hành
(Travel Cost)

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

(Contingent Valuation Method)

BQL

Ban Quản Lý

DLST

Du lịch sinh thái
(Ecotourism)

ĐVT

Đơn vị tính

ITCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân
(Individual Travel Cost Method)

NPV

Hiện giá ròng
(Net Present Value)

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(Ordinary Least Squares)


TCM

Phương pháp chi phí du hành
(Travel Cost Method)

TP

Thành phố

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

WTA

Mức giá chấp nhận đền bù
(Willing To Accept)

WTP

Mức giá sẵn lòng trả
(Willing To Pay)

ZTCM

Phương pháp chi phí du hành theo vùng
(Zone Travel Cost Method)

THPT


Trung học phổ thông

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kiểm Định Tự Tương Quan

24

Bảng 4.1. Tỷ lệ Khách Du Lịch Từ Nơi Xuất Phát

30

Bảng 4.2. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Hàm Cầu Du Lịch

33

Bảng 4.3. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình ĐườngCầu

34

Bảng 4.4. R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

35

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan

17

Hình 4.1. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

26

Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ

27

Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Giới Tính.

28

Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi

28

Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập

29

Hình 4.6. Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Đi

30


Hình 4.7. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Cho Chuyến Đi Lần Sau.

31

Hình 4.8. Đường Cầu Du Lịch Sinh Thái thác Giang Điền

36

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phụ Lục Tiêu Chuẩn các Biến Số của Mô Hình
Phụ lục 2: Mô hình kết xuất
Phụ lục 3: Mô hình hồi qui phụ Kiểm tra PSSSTĐ
Phụ lục 4: Mô hình hồi qui phụ kiểm tra đa cộng tuyến
Phụ lục 5: Kiểm tra tự tương quan
Phụ lục 6: Những định hướng phát triển DLST theo quy mô chất lượng cao ở Khu
DLST thác Giang Điền.
Phụ lục 7. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đối với nhiều quốc gia, du lịch không những là một thế mạnh, mà còn là một
tiềm lực kinh tế quan trọng. Việt Nam, một quốc gia không nằm ngoài xu thế đó,
chúng ta đang nắm bắt xu hướng phát triển du lịch do vậy, kinh tế nước ta đang

chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản
phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ.
Vào thời điểm 2011 du lịch Việt Nam đóng góp 15% trong tổng sản phẩm quốc
nội. Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch,
định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tỉnh Đồng Nai được biết đến như một tỉnh có thế mạnh về công nghiệp nhưng bên
cạnh đó du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái đang là một yếu tố được chú trọng với các
khu du lịch nổi tiếng trong tỉnh như: Cù Lao Phố, khu DLST Vườn Xoài, khu sinh thái
Sân Golf...và đặc biệt là khu du lịch rất nổi tiếng của huyện Trảng Bom mà thu hút rất
nhiều du khách từ các tỉnh thành khác đến tham quan đó là khu DLST thác Giang
Điền.
Khu DLST thác Giang Điền nằm dọc thác Giang Điền có địa hình nhấp nhô,
phong cảnh nên thơ nhưng cũng không kém phần sinh động, được quy hoạch hợp lý,
bao gồm đầy đủ những tiện ích như trung tâm thương mại rộng, trường học, công viên,
khu thể dục thể thao đa năng… An ninh tại đây cũng được chú trọng, đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho các cư dân nơi đây. Khu đô thị dịch vụ du lịch Giang Điền là sự lựa chọn
lý tưởng cho cuộc sống lâu dài hoặc nghỉ dưỡng. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa
có nghiên cứu nào nghiên cứu định giá cho khu sinh thái này để phục vụ cho những dự
án phát triển du lịch dựa trên tiềm năng sẵn có. Giá trị kinh tế của DLST thác Giang
Điền và những giải pháp như thế nào để phát triển mang lại lợi ích cao nhất cho khu
1


du lịch này, cho Huyện, cho Tỉnh cũng như người dân địa phương. Bản thân là một
người dân sống ở trong khu vực đã thêm động lực cho tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh Giá Giá Trị Khu Du Lịch Sinh Thái Thác Giang Điền Huyện Trảng Bom
Tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị phát triển DLST thác Giang Điền.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình DLST tại thác Giang Điền.
- Xác định giá trị niềm năng DLST của khu du lịch.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 4/2013 đến 7/2013. Trong đó
khoảng thời gian từ ngày 01/ 04 đến ngày 20/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp,
điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập số liệu. Thời
gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn thác Giang Điền, huyện Trảng Bom thuộc tỉnh
Đồng Nai. Số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại khu DLST thác Giang
Điền. Các thông tin về tình hình hoạt động du lịch, số lượng khách du lịch tại thác
Giang Điền qua các năm được thu thập tại Phòng Thống Kê Huyện Trảng Bom.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp, kiến thức và thời gian nên đề tài chỉ tập trung
vào nghiên cứu một số nội dung chính như sau:
-

Dựa trên những thông tin thu thập được và đánh giá tổng thể về phát triển du lịch của
huyện Trảng Bom.

-

Xây dựng hàm cầu du lịch cho thác Giang Điền từ đó xác định giá trị tiềm năng.
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thác Giang Điền, chủ yếu tập trung vào DLST.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
2



Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài này. Từ đó đề ra những mục tiêu chính
và cụ thể để thực hiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Và giới thiệu nội dung của
khóa luận, khóa luận được thực hiện ở đâu, trong khoảng thời gian nào và cấu trúc
khóa luận được trình bày ra sao.
Chương 2. Tổng quan
Chương này nhằm giới thiệu tình hình hoạt động du lịch tại huyện Trảng Bom
và thác Giang Điền bao gồm đặc điểm tự nhiên, tổng quan về tài liệu nghiên cứu trước
đây về định giá giá trị sử dụng TCM ở các nước và Việt Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp TCM, CVM và mô hình OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu điều tra,
về phương pháp nghiên cứu thì ngoài những phương pháp cơ bản như: Phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, tính toán, tổng hợp và phương pháp TCM được sử dụng để
thực hiện điều tra thu thập số liệu sơ cấp.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết về kết quả của cuộc nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài, và đề xuất
những giải pháp phát triển DLST chất lượng cao hơn và quy mô rộng rãi hơn ở Trảng
Bom theo quy hoạch và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về huyện Trảng Bom
2.1.1. Vị trí địa lý
Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30
km. Là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện
Thống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và hồ
Trị An.
Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, nổi tiếng với khu DLST thác Giang Điền. Trảng
Bom có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh
Đồng Nai, với các khu công nghiệp như Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo. Gần đây nhất,
Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt thành lập khu công nghiệp Giang Điền, cụm công
nghiệp Thanh Bình,... Trảng Bom có trường THPT Thống Nhất A là trường điểm của
huyện, ngoài ra còn có các trường THPT tư thục khác như: THPT Trần Đại Nghĩa,
THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Văn Lang. Trảng Bom là một huyện phát triển của
Đồng Nai kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành và thành phố Biên Hòa tạo
thành khu trung tâm công nghiệp của tỉnh. Đây cũng là một huyện có nhiều người dân
Công giáo của tỉnh Đồng Nai Hiện nay, hầu hết mọi vùng nông thôn của huyện đều có
cơ sở vật chất hiện đại và dân trí tương đối phát triển. Giao thông đã được nhựa hóa
các con đường nội bộ trong vùng. Trảng Bom là một trong những huyện có thu nhập
bình quân đầu người vào loại cao nhất tỉnh khoảng 980 USD/năm.
Với vị trí kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh,
Trảng Bom có nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như đường cao tốc TP Hồ Chí Minh Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành
phố Biên Hòa.
4


Thị trấn Trảng Bom đang ngày cành trở nên xinh đẹp với các khu nhà phố, các
khu quy hoạch đô thị lớn. Theo Đại hội đảng bộ Huyện khẳng định đưa Trảng Bom trở
thành Thị xã vào năm 2015. Theo đó từ nay đến năm 2015, Trảng Bom còn nhiều việc
phải làm để đạt được mục tiêu trên. Vì hiện nay, cơ sở hạ tầng và nền tảng xã hội của

huyện chưa phát triển đều và đồng bộ.
2.1.2. Dân số
Trong những năm gần đây, dân số của Trảng Bom tăng nhanh chủ yếu là dân
nhập cư từ phía Bắc vào do sự phát triển của các khu công nghiệp của Huyện.
Dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn lên chính quyền trong vấn đề nhà ở, môi
trường, phúc lợi xã hội và thu nhập lao động.
2.2. Tổng quan về khu đô thị dịch vụ - du lịch – sinh thái thác Giang Điền
2.2.1. Vị trí địa lý
Là một dự án được quy hoạch trên diện tích đất đá có địa hình và cảnh quan độc
đáo sông - thác - đồi, có thiên nhiên và khí hậu trong lành. Khu đô thị dịch vụ DLST
Giang Điền tọa lạc tại ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Khu đô thị dịch vụ DLST thác Giang Điền từ tuyến QL 1A đi vào 3km từ thị trấn
Trảng Bom cách tuyến Quốc Lộ 1A, cách thành phố Biên Hòa 15km, tiếp giáp với khu
công nghệ cao Giang Điền và khu dân cư Suối Son, cách khu đô thị Tam Phước,
huyện Long Thành 4km, cách Sân Golf Long Thành 8km và Sân Bay Quốc Tế Long
Thành 12 km. Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
được quy hoạch xây dựng cách khu Đô thị dịch vụ DLST Giang Điền khoảng 8 km;
tuyến đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh cách khu dự án 5 km; mặt tiền khu dự án là
tuyến đường nối giữa đường vành đai 3 - quốc lộ 1A - đường cao tốc rộng 45m, chỉ
mất 20 phút xe chạy với khoảng cách khoảng 50 km đến trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh.
Trên địa bàn chung quanh Khu Đô thị dịch vụ DLST Giang Điền đã quy hoạch
và đang hình thành các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Bàu Xéo ở Trảng
Bom; khu công nghiệp An Phước; khu công nghiệp Tam Phước; khu công nghiệp xã
Lộ 25; khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn; khu công nghiệp Long Thành; khu công
nghiệp Giang Điền. Khu đô thị dịch vụ DLST Giang Điền đáp ứng đủ nhu cầu ngày
5


càng cao của khách tham quan thuộc tầng lớp trung lưu; các nhu cầu về lưu trú, nghỉ

dưỡng cuối tuần và trong các ngày lễ lớn hoặc sinh sống tại đây.
Thác Giang Điền là tập hợp gồm ba dòng thác: thác Chàng, thác Nàng và thác chính
Giang Điền.
Một số hình ảnh về khu du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Nguồn: Tự chụp ngày 20-04-2013

6


2.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Hiện nay, du lịch đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Chính vì
vậy, những nghiên cứu về giá trị kinh tế cũng như những lợi ích mà du lịch mang lại
ngày càng nhiều và với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều là làm sao
để đánh giá được giá trị thực nhằm đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư, bên
cạnh là tìm ra những phương pháp để phát triển và đảm bảo môi trường bền vững. Để
xác định được giá trị giải trí của các điểm du lịch các nhà nghiên cứu thường sử dụng
các phương pháp xác định giá trị cho tài nguyên không có giá trên thị trường như
TCM và CVM. Tuy những phương pháp này vẫn tồn tại những giới hạn và khuyết
điểm nhất định. Nhưng với cái nhìn tổng thể, việc đánh giá nghiên cứu này đều rất
thiết thực, đều có một ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường.
2.3.1. Tài liệu nước ngoài
Ở Nhật Bản, nhóm nghiên cứu gồm Pawinee Iamtrakul, Kazunori Hokao, Kardi
Tekomo đã thực hiện nghiên cứu xác định giá trị kinh tế của các công viên lớn, cụ thể
là Công viên Saga Castle, Công viên Kono và Công viên Shinrin của thành phố Saga,
Nhật Bản. Bằng việc áp dụng phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) tác giả đã
đánh giá giá trị kinh tế dựa trên chi phí du lịch đối với việc sử dụng hàng hóa công
cộng. Kết quả cho thấy du khách đến công viên trả nhiều thời gian và chi phí du lịch
cho hoạt động thụ động và hoạt động tập thể hơn là hoạt động cá nhân (vì hoạt động cá
nhân tốn nhiều chi phí hơn). Vì vậy khả năng tiếp cận của công viên cũng đóng vai trò

quan trọng đối với việc lựa chọn điểm đến của du khách.
Ở Campuchia, một nhóm nghiên cứu về các vườn quốc gia cùng với bộ Môi
Trường do Thanakvaro Thyl de Lopez, nhà nghiên cứu Campuchia dẫn đầu khảo sát
vấn đề kinh tế của công viên quốc gia Phead Sihanoukvarman, Campuchia. Khác với
các nghiên cứu trên, ông đã kết hợp phân tích lợi ích chi phí và điều tra sở thích, mức
độ thoả mãn trong việc quản lý rừng của 15% cộng đồng địa phương và mức sẵn lòng
trả của khách tham quan tại đây. Nghiên cứu đã kết luận giá trị du lịch to lớn và vai trò
quản lý của người dân với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ trong việc
đảm bảo cho quản lý rừng hiệu quả.

7


2.3.2. Tài liệu trong nước
Một trong những nghiên cứu được biết đến là nghiên cứu của hai tác giả Trần
Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, Khoa Kinh tế phát triển trường Đại học Kinh tế,
TP. HCM thực hiện nghiên cứu về một địa danh nổi tiếng của tỉnh Khánh Hoà là Hòn
Mun. Với nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá giá trị của DLST bằng phương pháp
TCM (trong đó ZTCM xác định được giá trị là 17,9 triệu USD, ITCM xác định được
giá trị là 8,7 triệu USD) và những thu thập cuối cùng thu được từ WTP của những
người đến tham quan đảo được sử dụng để cải thiện môi trường nơi đây.
Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên các khoá trước cũng
chọn đánh giá giá trị du lịch ở các khu du lịch nổi tiếng và tiềm năng. Đó là đề tài
nghiên cứu của sinh viên Mai Thị Huệ, Khoa Kinh tế Đại học Nông Lâm đã thực hiện
đề tài định giá giá trị khu DLST Măng Đen – Kon Tum. Tác giả đã sử dụng phương
pháp ZTCM để nghiên cứu và giá trị tính được cho khu giải trí là 275,49 tỷ đồng. Song
song đó, tác giả cũng đã phân tích những ảnh hưởng của hoạt động DLST ảnh hưởng
đến đời sống người dân. Gần đây nhất là khoá luận tốt nghiệp của Phạm Thị Ánh
Nguyệt, 2009 với đề tài nghiên cứu là xác định giá trị tiềm năng DLST Hồ Đa Nhim,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Với nhiều khác biệt so với các đề tài khác, tác giả

đã đưa ra giả định cho mô hình DLST chưa được xây dựng tại địa bàn nghiên cứu là
Hồ Đa Nhim vốn chủ yếu phục vụ cho thuỷ điện để tiến hành đánh giá những giá trị to
lớn nếu triển khai phát triển DLST tại đây. Kết quả cho thấy, với giá trị tiềm năng
DLST của Hồ Đa Nhim là 7.328,074 tỷ đồng thì việc đưa ra chính sách phát triển du
lịch nơi đây là đúng đắn.
Qua những nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã cho thấy rằng việc đánh
giá đúng tiềm năng kinh tế rất đáng khích lệ và việc phát triển tiềm năng đó là một
điều nên làm. Với chính sách đẩy mạnh phát triển DLST bên cạnh công nghiệp của
Tỉnh thì việc đánh giá giá trị tiềm năng của khu DLST thác Giang Điền là việc làm
thiết thực để hiểu được giá trị thực sự và những giá trị tiềm ẩn của khu DLST này từ
đó có hướng đầu tư và phát triển phù hợp, khai thác tối đa lợi thế về DLST sẵn có.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này của đề tài sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến du
lịch sinh thái và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa
luận sử dụng để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo trình tự:
mở đầu với những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan, cuối chương là các phương
pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và phát triển du lịch sinh thái
a) Khái niệm du lịch sinh thái
“Bước rón rén, chỉ chụp ảnh và chỉ để lại dấu chân” được xem như là một khẩu ngữ
ngắn gọn để bất cứ ai cũng có thể hình dung thật đầy đủ về DLST. DLST thường được
nhắc đến bằng một vài cái tên như du lịch thiên nhiên (Natural tourism), du lịch môi
trường (Environmetnal tourism), du lịch xanh (Green tourism), v.v.

Khái niệm DLST xuất hiện vào cuối thập niên 1960, nhiều nhóm khác biệt nhau đã ca
ngợi DLST là một phương cách thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhà
bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos-Lascuráin, được cho là người đặt ra
thuật ngữ DLST (Ecotourism).
Ceballos-Lascuráin định nghĩa như sau: du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên
nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên
cứu, ngưỡng mộ và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vật
hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại)
được tìm thấy trong các vùng này…Điểm chính yếu là người đi DLST có cơ hội đắm
mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trong môi trường đô thị.
Các định nghĩa khác
Các nhà bình luận khác đã định nghĩa ngành du lịch này hơi khác. Cụ thể như:
9


- DLST là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên mà bảo
tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương. (Hiệp Hội Du
lịch Sinh thái)
- DLST là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ ích mà góp
phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn
của các cộng đồng chủ nhà (Hội đồng Tư vấn Môi trường Canada).
Và từ đó, trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà khoa học quốc tế, hội
thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam từ ngày 7 đến 9
tháng 9 năm 1999 tại Hà Nội đã đưa định nghĩa về DLST như sau: Du lịch Sinh thái là
một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương. (Lê Huy Bá, 2006)
b) Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
DLST cũng phải đảm bảo 10 nguyên tắc của du lịch bền vững theo IUCN
(1998), cụ thể là:

1. Sử dụng tài nguyên bền vững bao gồm: tài nguyên tự nhiện, xã hội và văn
hoá.
2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái
môi trường, đồng thời cũng nâng cao chất lượng du lịch.
3. Duy trì, phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá tạo ra sức bật
cho ngành du lịch.
4. Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.
5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
7. Có sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng.
8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch chuyên nghiệp.
9. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm.
10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi
ích cho môi trường quanh khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.
Ngoài những nguyên tắc chung, DLST cũng cần có những nguyên tắc riêng:
quan sát, chiêm ngưỡng, nghiên cứu giới tự nhiên gắn liền với mục tiêu bảo tồn, hạn
10


chế sự can thiệp của con người hay tiêu dùng tài nguyên vượt mức cho phép, tích cực
việc bảo vệ, cải thiện môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên, duy trì và phát huy bản
sắc văn hoá bản địa. Đảm bảo phúc lợi cho cộng đồng địa phương như phát triển cơ sở
hạ tầng, dịch vụ giáo dục, y tế, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, du khách cần được
nâng cao hiểu biết về trách nhiệm của mình trong việc đóng góp phần chi phí nhất
định như vé vào cửa, phí bảo tồn khi đến các khu DLST vì một phần doanh thu từ
DLST được sử dụng trực tiếp cho hoạt động bảo tồn tự nhiên.
c) Tác động của du lịch sinh thái và phát triển bền vững
Tác động của du lịch nói chung và DLST nói riêng là những ảnh hưởng (xấu
hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi
trường tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế và các yếu tố môi trường xã hội - nhân

văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực
hoặc tiêu cực.
* Tác động tích cực
- Đối với môi trường
Cung cấp động cơ khuyến khích bảo vệ môi trường, cả chính thức (các khu vực
được bảo vệ) và không chính thức; cung cấp các động cơ khuyến khích cho việc phục
hồi và bảo tồn nơi sinh sống cải biến; trợ giúp trong việc cải thiện nơi sinh sống
(những khoản tặng biếu, việc giám sát, bảo dưỡng, v.v.); thúc đẩy sự cam kết rộng hơn
đối với phúc lợi về môi trường; những khoảng đất trống được bảo vệ vì có DLST.
- Đối với kinh tế
DLST làm tăng doanh thu cho nền kinh tế đất nước, vùng, địa phương có sẵn
tiềm năng về du lịch; cơ sở hạ tầng, giao thông được cải thiện, thông tin liên lạc phát
triển; tạo ra các cơ hội việc làm trực tiếp cho người dân lao động bản địa; phát triển
tiềm năng liên kết với các khu vực khác của nền kinh tế địa phương; tạo nguồn doanh
thu gián tiếp từ khách DLST, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
đặc sản, các loại hình dịch vụ chất lượng; văn hóa và di sản theo đó được giữ gìn và
phát huy như là "những điểm phụ trội"; các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng bền vững
các khu vực được bảo vệ (dược phẩm, dược liệu, nghiên cứu).

11


- Đối với xã hội – văn hoá
Một diện rộng dân số có thể tiếp cận được DLST, thúc đẩy nhận thức về môi
trường trong số khách DLST và cư dân địa phương; tạo cơ hội giao lưu với các nền
văn hoá đặc sắc, ngôn ngữ, phong tục tập quán từ khách du lịch trong nước và quốc tế.
* Tác động tiêu cực
- Đối với môi trường
Rác thải: vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và

nảy sinh xung đột xã hội.
Nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát không
hợp lý có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ
các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi
bông, côn trùng, v.v).
3.1.2. Phát triển bền vững Du lịch Sinh thái
DLST là một bộ phận của du lịch. Vì vậy, sự phát triển bền vững là khái niệm
chung cho tất cả các loại hình du lịch, kể cả DLST. Hay nói theo cách khác: Việc di
chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường
để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo,
có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động
thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã
hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996)
Xuất phát từ khái niệm trên, phát triển bền vững DLST được định nghĩa:
“Các hình thức DLST đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và
cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ
mai sau”.
“DLST khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du
lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng
đồng”.

12


3.1.3. Khái niệm khu du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch
a) Khái niệm về khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
b) Khái niệm về khách du lịch

Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Roma (1963) thống nhất quan niệm về
khách du lịch quốc tế và nội địa, sau này được tổ chức du lịch Thế Giới WTO chính
thức thừa nhận:
Khách du lịch quốc tế: là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không
quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác
nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.
Khách du lịch nội địa: là một người đang sống trong một quốc gia không kể
quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc
gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với mục đích khác
nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.
Theo pháp lệnh du lịch ở nước ta quy định :
Khách du lịch quốc tế: là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch nội địa: là công nhân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
c) Sản phẩm du lịch
Khách đi du lịch với mong muốn được đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu về vui
chơi, giải trí, chữa bệnh, phương tiện, vật chất trong chuyến đi. Hay nói cách khác các
cơ sở kinh doanh du lịch phải thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của du khách
thông qua các sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm: dịch vụ du lịch, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng
cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ
thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó.
13


Như vậy sản phẩm du lịch gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu
tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay có thể nói sản phẩm du lịch bao
gồm các hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch.
3.1.4. Khái niệm Cung và Cầu du lịch
a) Khái niệm cung du lịch
Cung du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ du lịch và hàng hoá du lịch (cả hàng
hóa vật chất và dịch vụ du lịch) mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở những
mức giá khác nhau trong một thời gian và không gian xác định.
b) Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu của xã hội, có khả năng thanh toán về vật chất và
dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia chương
trình đặc biệt và các mục đích khác.
* Các yếu tố tác động đến cầu du lịch
Yếu tố tự nhiên: Với các yếu tố như cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà, bầu không
khí mát mẻ trong lành, hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng thường được
khách du lịch ưa thích.
Yếu tố kinh tế: Nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển của cầu du
lịch nơi có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù tài nguyên rất phong phú nhưng
du lịch không thể phát triển được; thu nhập dân cư tăng sẽ dẫn đến cầu du lịch tăng và
ngược lại, giá cả tăng thì đi du lịch sẽ giảm; tỉ giá trao đổi và ngoại tệ cũng ảnh hưởng
nhiều đối với du khách nước ngoài vì khách du lịch sẽ quyết định đi đến những nơi mà
tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền nước họ với nơi đến du lịch cao hơn; cách mạng khoa
học kỹ thuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hóa tác động sâu sắc đến toàn bộ
hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có du lịch vì khi phát triển, các yếu tố này phá vỡ
sự cân bằng nhịp sống buộc con người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại sức khỏe và
tinh thần dẫn đến cầu du lịch tăng.
Giao thông vận tải: Giao thông là một trong những nhân tố quan trọng cho sự
phát triển của du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt sẽ làm cho hoạt động du lịch
14



×