Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Dự án Nghiên cứu về bảo hiểm thất nghiệp và kinh nghiệm về bảo hiểm việc làm ở khu vực Châu Á và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.11 KB, 99 trang )

Dự án ILO/Nhật Bản
“Thúc đẩy và xây dựng dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp trong
khu vực ASEAN

Dự thảo
Nghiên cứu về bảo hiểm thất nghiệp và kinh nghiệm về bảo
hiểm việc làm ở khu vực Châu Á và trên thế giới

Tác giả:
Biên soạn:

John Carter, Chuyên gia tư vấn bảo hiểm thất nghiệp
Michel Bédard, Chuyên gia tư vấn về xác suất bảo hiểm
Celine PeyronBista, Cố vấn trưởng,
Văn phòng ILO khu vực Châu Á và Thái Bình Dương

Tháng 3/2012

1


Thuật ngữ
(Sẽ được hoàn thiện sau khi nhận được ý kiến đóng góp vào
bản thảo cuối cùng)

2


LỜI CẢM ƠN

Các tác giả báo cáo xin gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ Nhật Bản trong việc hỗ trợ các


quốc gia đang phát triển thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thong qua Tổ chức ILO/Các
chương trình song phương-đa phương của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản nhận thức được sự cần thiết phải
hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á – TBD thong qua việc hoạch định các chiến lược
phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới lĩnh vực lao động. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc
gia Châu Á được bắt đầu từ năm 1974 kết hợp giữa hiểu biết chuyên môn của Tổ chức Lao động quốc tế và
hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản. Dự án “Thúc đẩy và xây dựng bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc
làm trong ASEAN” là tâm điểm của hoạt động hỗ trợ đó nhằm thiết lập và củng cố các chương trình an sinh
xã hội và các dịch vụ việc làm.
Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các chuyên gia ở các bộ/ngành tại 14 quốc gia liên quan tới vấn đề bảo
hiểm thất nghiệp (BHTN)/Bảo hiểm việc làm (BHVL) đã hỗ trợ chúng tôi xem xét tình hình và mô hình ở
từng quốc gia. 14 quốc gia đó bao gồm: Argentina, Bahrain, Canada, Chile, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp,
Đức, Nhật Bản, Mông Cổ, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam. Các chuyên gia đã tư vấn về các vấn đề
mang tính kỹ thuật liên quan đến chính sách BHTN/BHVL.
Chúng tôi rất biết ơn Bà Isssiree Reungpoj – Trợ lý hành chính và chương trình của Dự án BHTN ASEAN
do ILO/Nhật Bản hỗ trợ. Chúng tôi rất cám ơn sự chỉ dẫn và hỗ trợ trong việc hợp tác với các văn phòng
ILO cấp vùng khác nhau cũng như các bộ/ngành tại các quốc gia khác nhau chuyên trách về BHTN/BHVL.
Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bà Celine PeyronBista, Tư vấn trưởng của Văn
phòng ILO khu vực Châu Á-TBD đã hướng dẫn và đóng góp các ý kiến hữu ích.

3


Mục Lục
Mục Lục.......................................................................................................................................4
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................................44
Tổng quan về các chương trình BHTN/BHVL ở một số nước.........................................................................44
ARGENTINA......................................................................................................................................................45
BAHRAIN..........................................................................................................................................................48
CANADA...........................................................................................................................................................52
CHILE................................................................................................................................................................57

TRUNG QUỐC...................................................................................................................................................61
ĐAN MẠCH.......................................................................................................................................................64
PHÁP.................................................................................................................................................................67
ĐỨC..................................................................................................................................................................71
NHẬT BẢN.........................................................................................................................................................74
MÔNG CỔ.........................................................................................................................................................79
HÀN QUỐC.......................................................................................................................................................82
THÁI LAN..........................................................................................................................................................87
HOA KỲ.............................................................................................................................................................91
VIỆT NAM.........................................................................................................................................................96

4


Từ viết tắt
ACOSS
ADA
AFC
AFIP
ALMP
ANSES
ASEAN
BA
BoE
CIO
CRA
DE
DoLISA
DSD
DWRR

EBSM
EI
EPL
ESC
ESO
FEA
FLO
FNE
FUTA
GDP
HCMC
I&C
ILO
LF
MLSGS
MoHRSS
MoLISA
MTySS
NBLSS
OECD
PPC
PSI
RSA
SA
SI
SIO
SOE
SSA
SSO
SSS

STA
TAA
UNEDIC
UI
U.S.
VSS
WIA

Agence centrale des organismes de sécurité sociale) (France)
Americans with Disabilities Act (United States)
Administradora de Fondos de Cesantía – a privatecompanymanaging UI (Chile)
Administración Federal de IngresosPúblicos - the national agency for tax collections - (Argentina)
Các chính sách thị trường lao động chủ động
Cơ quan quốc gia về an sinh xã hội (Argentina)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BundesagenturfürArbeit (Germany)
Cục Việc làm (Việt Nam)
Trung tâm thông tin trung ương (Bahrain)
Cơ quan trợ giúp thuế quan Canada
Bộ Việc làm (Hàn Quốc)
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Bộ Phát triển kỹ năng nghề (Hàn Quốc)
Lao động dôi dư/Chương trình phản ứng nhanh (Mỹ)
Các biện pháp hỗ trợ và phúc lợi liên quan tới việc làm (Canada)
Bảo hiểm việc làm
Luật Xúc tiến việc làm
Trung tâm giới thiệu việc làm (Việt Nam)
Trung tâm đảm bảo việc làm (Hàn Quốc)
Cục Việc làm liên bang (Đức)
Trung tâm lao động liên bang (Đức)

Quỹ quốc gia về việc làm (Argentina)
Đạo luật liên bạng về thuế trợ cấp thất nghiệp (United States)
Tổng sản phẩm quốc nội
Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)
Điều tra và kiểm soát (Việt Nam)
Tổ chức lao động quốc tế
Lực lượng lao động (Chile)
Chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu (Trung Quốc)
Bộ Nguồn nhân lực và dịch vụ xã hội (Trung Quốc)
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam)
Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (Argentina)
Hệ thống an sinh quốc gia về mức sống tối thiểu (Hàn Quốc)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Ủy ban nhân dân tỉnh (Việt Nam)
Dịch vụ xã hội cấp tỉnh (Việt Nam)
Revenu de solidarité active
Social Assistance (Canada)
Bảo hiểm xã hội (Việt Nam)
Tổ chức Bảo hiểm xã hội (Bahrain)
Doanh nghiệp quốc doanh (Trung Quốc)
Đạo luật an sinh xã hội (Mỹ)
Trung tâm an sinh xã hội (Hàn Quốc)
Hệ thống an sinh xã hội (Hàn Quốc)
Trợ cấp ngắn hạn (Đức)
Trợ cấp điều chỉnh thương mại (Mỹ)
Union nationale interprofessionnelle pour l'emploi dans l'industrie et le commerce (France)
Bảo hiểm thất nghiệp
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Việt Nam)
Đạo luật đầu tư vào lực lượng lao động (Mỹ)


5


Bảo hiểm thất nghiệp ở các quốc gia khác nhau
Tháng 03/2012
A) Giới thiệu
Bối cảnh của nghiên cứu
Tại các quốc gia thuộc ASEAN, Chương trình đa phương-song phương ILO/Nhật Bản đang triển khai một
dự án nhằm thúc đẩy chương trình BHTN và các dịch vụ việc làm (Sau đây gọi là Dự án Bảo hiểm thất
nghiệp ASEAN). Một trong các mục tiêu của dự án là nhằm khuyến khích chia sẻ kiến thức và xây dựng
mạng lưới chuyên gia trong khu vực ASEAN về các biện pháp đảm bảo thu nhập và các dịch vụ xúc tiến việc
làm. Bên cạnh đó là các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong khu vực cũng như thúc đẩy các dự án tầm
quốc gia thiết kế các hệ thống BHTN/BHVL (ví dụ như tại Malaysia, Indonsia và Philippines), Dự án BHTN
ASEAN tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc điều chỉnh và cải thiện chương trình quốc gia về BHTN.
Nghiên cứu này nhằm minh chứng cho một loạt các chương trình thực tế kết hợp trợ cấp bằng tiền mặt và
phát triển kỹ năng nghề có thể được áp dụng hiệu quả nhằm bảo vệ những người lao động bị rơi vào tình
trạng thất nghiệp. Nghiên cứu cũng sẽ trình bày một số các chương trình BHTN/BHVL của một số quốc gia
trên thế giới. Các bài học kinh nghiệm cũng như điển hình tiên tiến được rút ra từ đó sẽ giúp thúc đẩy và
củng cố hệ thống BHTN và các dịch vụ việc làm tại khu vực ASEAN.
Mục đích của Báo cáo này nhằm trình bày khái quát các đặc trưng và thực tiễn triển khai trong một số các
chương trình BHTN tại một số quốc gia trên thế giới. Có 14 chương trình ở các quốc gia được lựa chọn trình
bày trong báo cáo. Báo cáo không nhằm đưa ra một loạt các cách tiếp cận khác nhau, mà theo chúng tôi bản
báo cáo này sẽ đưa ra một góc nhìn bao quát về các chương trình tại các quốc gia khác nhau. Hy vọng sẽ đủ
để cung cấp thông tin nhằm thảo luận và xem xét.
Với mục đích đó, chúng tôi chọn các quốc gia sau đây: các quốc gia khu vực Bắc Mỹ: Mỹ và Canada; khu
vực Nam Mỹ: Chile và Argentina; Châu Âu: Đan Mạch, Pháp và Đức; Trung Đông: Bahrain, Châu Á: Việt
Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mông cổ. Đặt 14 quốc gia trên trong bối cảnh hiện có
khoảng 70 quốc gia trên thế giới đang thực hiện trợ cấp thất nghiệp dưới một số hình thức khác nhau.
Điều kiện kinh tế, xã hội và thị trường lao động của mỗi quốc gia mang tính chất riêng biệt, nên cách tiếp cận

và giải pháp được áp dụng ở mỗi quốc gia thường phản ảnh điều kiện riêng biệt đó, phản ánh sự đồng thuận
xã hội đặc thù, phản ánh các mối liên hệ lịch sử đặc biệt, các tiến bộ và sự thỏa hiệp. Không thể minh họa sự
đa dạng của các điều kiện trên, không có nghiên cứu nào có liên quan được coi là hoàn hảo.
Chúng tôi xin được lượng thứ trước vì dù cho chúng tôi đã cố gắng để minh họa một bức tranh chân thực đối
với quốc gia mà đưa ra nhiều minh chứng nhất, vẫn còn có các sai sót, bất cập và các chi tiết quan trọng có
thể bị bỏ sót.

Lịch sử phát triển
14 quốc gia được nghiên cứu trong Báo cáo này đã học hỏi kinh nghiệm từ quá trình triển khai chương trình
bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)/bảo hiểm việc làm (BHVL) trong vòng 578 năm, với quốc gia triển khai sớm
nhất là Đan Mạch năm 1907 và quốc gia triển khai chương trình mới nhất là Việt nam năm 2009. Các quốc
gia có nhiều kinh nghiệm nhất, thường ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ, đã thực hiện nhiều thay đổi đáng kể
đối với các chương trình trên trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo tính bền vững của Quỹ BHTN/BHVL
và nhằm đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu đối với nền kinh tế và các thách thức của thị trường lao động.
6


Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), kể từ khi thành lập vào năm 1919, đã ủng hộ việc triển khai chương trình
BHTN. BHTN là một trong chín nội dung của an sinh xã hội được nêu trong Công ước về an sinh xã hội (các
tiêu chuẩn tối thiểu), 1952 (Số 102) và đây cũng là công ước quan trọng nhất của ILO về an sinh xã hội.
Công ước 102 quy định về các tiêu chuẩn tối thiểu như phần trăm dân cư được hưởng các chế độ an sinh xã
hội, mức trợ cấp tối thiểu, điều kiện hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp. Công ước về xúc tiến việc làm
và ngăn ngừa thất nghiệp, 1988 (Số 168) phát triển them các tiêu chuẩn và xác định các điều kiện hưởng
BHTN như quá trình đủ điều kiện hưởng cũng như tạm dừng trợ cấp.
Trong khi phần lới các quốc gia triển khai chế độ BHTN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada đã triển khai kế
hoạch BHVL trong đó kết hợp trợ cấp bằng tiền mặt với chính sách thị trường lao động chủ động nhằm hỗ
trợ người lao động thất nghiệp tìm được việc làm nhanh chóng hoặc thực hiện đào tạo kỹ năng nghề để tìm
kiếm và duy trì việc làm.
Nhiều quốc gia ở khu vực Nam Mỹ và Châu Á đã triển khai các chương trình BHTN/BHVL với nguyên
nhân từ cuộc khủng hoảng trong khu vực hoặc ở phạm vi quốc tế xảy ra – Hàn QUốc (từ khủng hoảng dầu

mỏ ở thập kỷ 70), Mông Cổ (từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1991), Thái Lan (từ cuộc khủng hoảng tài
chính Châu Á năm 1997) và Việt Nam (từ khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008). Một số quốc
gia khác đã áp dụng chương trình BHTN/BHVL nhằm thực hiện các biện pháp để đối phó với khủng hoảng
như Chile (thảm họa động đất năm 2010) và Nhật Bản (thảm họa động đất năm 2011) và nhiều quốc gia khác
đang tăng mức và thời gian hưởng trợ cấp với nguyên nhân là từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu
năm 2008) như Canada, Nhật Bản và Mông Cổ. Tương tự như vậy, Trung Quốc và Mông Cổ khi chuyển từ
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế định hướng thị trường dẫn đến tình trạng nhiều người lao động
bị mất việc làm và ảnh hưởng tiêu cực tới các nhóm yếu thế cũng như tăng tỷ lệ nghèo.
Hàn Quốc và Mỹ áp dụng các quy định hạn chế đối với số người lao động được sử dụng bởi một doanh
nghiệp để người sử dụng lao động có thể tham gia bảo hiểm việc làm. Hàn Quốc bắt đầu với quy định tối
thiểu 20 người lao động sau đó giảm xuống còn 10 lao động và sau đó là xóa bỏ quy định hạn chế. Tương tự
như vậy, Luật Liên bang của Mỹ đầu tiên áp dụng đối với các cơ sở thuê từ 8 người lao động trở lên. Mức
này sau đó được giảm xuống 4 lao động và cuối cùng là 01 lao động vào năm 1972. Hiện tại, Việt Nam đang
áp dụng số lao động của người chủ sử dụng lao động từ 10 người trở lên để đủ điều kiện tham gia bảo hiểm;
tuy nhiên, hiện quy định này cũng đang được sửa đổi.

Tác động của việc áp dụng chế độ BHTN/BHVL đối với tỷ lệ thất nghiệp/sa thải lao động
Một chương trình BHTN được thiết kế hoàn chỉnh sẽ đóng một vai trò quan trọng nhằm tạo sự ổn định trong
quá trình suy thoái kinh tế và tại các khu vực chịu ảnh hưởng. Như đã trình bày, “Chương trình BHTN, góp
phần bù đắp một phần thu nhập bị mất, giúp phá vỡ chu kỳ tiêu cực từ nạn thất nghiệp gia tăng dẫn đến giảm
khả năng tiêu dung, gây lên sự suy giảm sâu hơn đối với các hoạt động kinh tế”. Các nghiên cứu tương tự
cũng đưa ra kết luận, đối với cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Mỹ giai đoạn 2008-2009, “Tác động bình
ổn của chương trình BHTN thường xuyên ước tính khoảng gần 1/10 tổng mức suy giảm GDP thực tế gây ra
bởi cuộc khủng hoảng. Việc mở rộng các khoản trợ cấp cũng đóng vai trò bình ổn quan trọng. Các tác động
tương tự cũng thể hiện ở các quốc gia có chương trình BHTN được triển khai với đối tượng và quy mô lớn.
Liên quan tới mục tiêu tổng thể của người sử dụng lao động và Chính phủ nói chung, việc triển khai chương
trình BHTN có thể tạo động lực cho người thất nghiệp tìm kiếm các công việc thuộc diện tham gia bảo hiểm.
Sự hỗ trợ từ chương trình BHTN trở thành một phần của các ưu điểm bao gồm hệ thống việc làm theo hợp
đồng được trả lương và do vậy có thể đóng góp vào việc giảm việc làm phi chính thức, bằng cách giúp người
sử dụng lao động có thể áp dụng một chế độ tiền lương hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh so với khu vực

phi chính thức và so với các công việc độc lập. Các chế độ của BHTN cũng giúp ngăn chặn tình trạng sa thải
nhân công dẫn đến tăng số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức trong thời điểm suy thoái kinh tế.

7


Người sử dụng lao động và xã hội nói chung cũng được hưởng lợi từ việc triển khai chính sách BHTN, giúp
giảm bớt khó khăn khi xử lý việc sa thải lao động, giảm bớt khả năng gây bất ổn xã hội. Người lao động có
thể chấp nhận dễ dàng hơn đối với việc bị mất việc khi biết rằng ít nhất cũng có một sự hỗ trợ tạm thời đối
với họ trong quá trình tìm kiếm công việc mới.
Cuối cùng, các chế độ BHTN cũng đóng vai trò ngăn chặn người lao động khỏi rơi vào tình trạng nghèo đói
và giúp họ giữ được tinh thần ổn định khi bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có những tranh luận cho rằng trợ cấp thất nghiệp có thể tạo ra các động lực cản trở việc làm,
dẫn đến tình trạng người lao động gian lận để hưởng trợ cấp và làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp. Tại Chi lê,
các vấn đề nêu trên được xem xét kỹ lưỡng nhất và dẫn tới thành lập một chương trình dựa chủ yếu vào các
tài khoản tiết kiệm cá nhân, hơn là dựa vào các khái niệm bảo hiểm 1.
Việc áp dụng các độ BHTN giúp người tìm việc có thêm thời gian để họ tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh
nghiệm và năng lực, thay vì buộc người lao động phải chấp nhận làm công việc đầu tiên tìm được. Nhờ đó
giúp cải thiện sự phù hợp giữa công việc và người lao động, đó là lợi ích đối với cả người sử dụng lao động
và người lao động cũng như đối với nền kinh tế nói chung, ngay cả khi có thể dẫn đến khả năng tăng khoảng
thời gian không có việc làm của người lao động.
Do đó, có thể liên tưởng đến trường hợp người lao động được người sử dụng lao động cho phép nghỉ ốm, và
có thể có thời gian để bình phục thay vì phải làm việc với tình trạng sức khỏe không tốt.
Có hai khía cạnh liên quan tới vấn đề nêu trên: thứ nhất, bất kỳ gian lận nào đều phụ thuộc rất lớn vào mức
độ tương đối của các chế độ BHTN hiện có, đặt biệt là tỷ lệ thu nhập thay thế cũng như vào giá trị tối đa
tuyệt đối được chi trả cho một tuần hay một tháng thất nghiệp; thứ hai, tác động bù đắp sẽ ở mức khiến cho
đối tượng thất nghiệp cần phải tích cực tìm kiếm việc làm, và sự giám sát hiệu quả quá trình tìm kiếm việc
làm của các đối tượng đó. Nếu thiếu sự giám sát hiệu quả, các chế độ BHTN đối với một số trường hợp sẽ
trở thành các chế độ phúc lợi mang tính thụ động, như vẫn thường bị chỉ trích như vậy.
Điều quan trọng là sự kết hợp giữa hai yếu tối. Các chế độ trợ cấp rộng rãi hơn cần phải kèm theo quy định

chặt chẽ về tìm kiếm việc làm, dù vậy thì ở những mức trợ cấp thấp hơn thì những tỷ lệ thay thế thu nhập vẫn
yêu cầu liên quan đến hoạt động tìm kiếm việc làm của người lao động tuy ở một mức độ bớt chặt chẽ hơn.
Cho dù ở điều kiện nào thì trong thời gian gần đây các yêu cầu về nỗ lực tích cực tìm kiếm việc làm đã mang
tính phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Có ý kiến tranh luận cho rằng điều cần thiết trên thực tế là sự vận hành
hữu hiệu của chương trình BHTN, đặc biệt khi các chế độ ở mức khá cao. Tuy vậy, việc tăng cường sự tập
trung vào hệ thống lưu trữ dữ và báo cáo điện tử có thể dẫn đến các nguy cơ theo phương diện này vì lý do
bỏ qua các mối quan hệ trực tiếp giữa con người với con người. Ở Mỹ đã áp dụng một quá trình để xác định
các đối tượng hưởng trợ cấp có khả năng phụ thuộc trợ cấp, qua đó tư vấn họ để báo cáo tới cho dịch vụ tái
tìm việc làm và giúp cho họ duy trì được sự đáp ứng các điều kiện hưởng trợ cấp khi họ tham gia vào các
dịch vụ như trên.
Mặt khác, ở Canada dịch vụ trực tiếp trở nên tốn kém và phiền phức, và hiện tại thay vì vậy chuyển sang dựa
nhiều vào các báo cáo của đối tượng hưởng lợi, được thực hiện 2 tuần một lần, liên quan tới hoạt động tìm
kiếm việc làm tích cực của họ. Việc xác minh có chọn lọc vẫn được thực hiện đối với những đối tượng
hưởng lợi “có nguy cơ cao”, có thể thực hiện phỏng vấn với một số đối tượng trong nhóm đối tượng trên.
Đây có thể là cách tiếp cận thực tế khi mức trợ cấp không ở mức quá cao, ví dụ như tỷ lệ thu nhập thay thế ở
mức 55% của thu nhập trước đó được áp dụng tại Canada.

1

Chương trình BHTN tại Chi lê bao gồm một chế độ bảo hiểm hạn chế hoặc gồm các thành tố riêng rẽ đã được mở
rộng ở mức độ nhất định vào tháng 5/2009.

8


Các ví dụ hiện tại về yêu cầu chặt chẽ liên quan đến nỗ lực tìm kiếm việc làm là Đan Mạch và Pháp. Ngược
lại, các chế độ BHTN ở Chi lê và Argentina ít chú trọng đến nỗ lực tìm kiếm việc làm tích cực, cho dù có áp
dụng chế độ báo cáo chính thức, thay vì vậy đặt phần lớn sự quan tâm vào việc thiết kế các chế độ phúc lợi trên thực tế là việc áp dụng các chế độ phúc lợi thất nghiệp ở mức rất thấp.

Các chế độ phúc lợi xã hội đảm bảo thu nhập phi đóng góp

Ở hầu hết các quốc gia có áp dụng chương trình trợ giúp xã hội phi đóng góp nhằm hỗ trợ người thất nghiệp
không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đã sử dụng hết khoản trợ cấp thất nghiệp được nhận. Các
chương trình trợ cấp xã hội được được quản lý chung bởi các tỉnh/vùng và được tài trợ từ nguồn thuế của
Chính phủ.
Tại Hàn Quốc và Mỹ, có sự liên hệ giữa sự hộ trợ và yêu cầu tìm kiếm việc làm tích cực. Tại Nhật Bản,
Chính phủ xem xét nhu cầu của hộ gia đình, nếu trong trường hợp thu nhập của hộ gia đình xuống dưới một
mức nhất định, sẽ tiến hành trợ cấp cho hộ gia đình. Tại Mông Cổ, Chính phủ dựa vào các biện pháp của các
tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho các đối tượng có nhu cầu. Bahrain áp dụng chế độ hỗ trợ xã hội miễn
phí vì quy mô dân số nhỏ và sản lượng GDP cao. Argentina áp dụng chế độ trợ cấp phổ cập đối với trẻ em
cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc bị thất nghiệp có con dưới 18 tuổi hoặc bị khuyết tật.
Pháp và Trung Quốc cũng triển khai một chương trình đảm bảo thu nhập tối thiểu, chương trình này rất có
ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình. Tại Pháp, chương trình có tên là “Revenu de solidarité active - RSA
(Chế độ làm việc thu nhập tối thiểu) 2”. Được bắt đầu thực hiện năm 1998 dưới tên gọi “Revenu Minimum
d’Insertion” (RMI), chương trình thực hiện hỗ trợ các đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong khi tìm kiếm
việc làm. Mục tiêu là hướng tới các đối tượng không có bất kỳ nguồn thu nhập nào, các đối tượng ở độ tuổi
lao động nhưng không có các đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Để có đủ điều kiện hưởng
chế độ RMI, đối tượng phải từ 25 tuổi trợ lên hoặc có con, phải tìm việc trong vòng 03 tháng khi nhận được
khoảng trợ cấp đầu tiên, cư trú tại Pháp (Đối tượng không phải là công dân EU cần có thời gian cư trú 05
năm), không phải là đối tượng học sinh/sinh viên/có kinh nghiệm làm việc và chưa kết hôn. Năm 2009,
chương trình RMI được thay thế bằng chương trình “Revenu de solidarité active-RSA” trong đó kết hợp hỗ
trợ thu nhập cho người thất nghiệp và các biện pháp khuyến khích trở lại thị trường lao động. Ý tưởng của
chương trình RSA là việc làm sẽ đem lại thu nhập cao hơn so với trợ cấp xã hội.
Tại Trung Quốc, sự chuyển dịch từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh đã có
các tác động tiêu cực lên dân cư thành thị ở các đô thị lớn. Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một chương
trình phúc lợi nhằm giúp các cư dân thành thị chịu tác động năng nề nhất của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế,
đó là chương trình trợ cấp bằng tiền mặt có tên là “Đảm bảo mức sống tối thiểu”, thường được biết đến với
tên là dibao3. Chương trình Dibaowas nhằm trợ giúp cho các cư dân thành thị có thu nhập của hộ gia đình ở
dưới mức thu nhập tối thiểu do địa phương quy định, cần thiết để đáp ứng mức sống tối thiểu. Kinh phí
chương trình được chia sẻ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương (chính quyền cấp tỉnh).
Chương trình dibaoline được xác định ở dưới mức lương tối thiểu và dưới mức trợ cấp BHTN nhằm khuyến

khích người lao động tìm kiếm việc làm.

B) So sánh về mặt thiết lập chương trình BHTN/BHVL
Các đặc trưng chính của Chương trình BHTN/BHVL
Hầu hết các quốc gia coi các chương trình bảo đảm việc làm như là chương trình bảo hiểm thất nghiệp vì liên
quan tới các mục tiêu chính của BHTN nhằm giúp hỗ trợ về mặt tài chính đối với người lao động bị thất
nghiệp tạm thời. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, điển hình là Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản, việc áp dụng
chương trình BHVL chỉ bởi vì chương trình sẽ mang lại tên gọi mang tính chủ động hơn đối với chính sách
2

/>
3

The Dibao Recipients: Mollified Anti-Emblem of Urban Modernization: Dorothy J Solinger:
/>
9


đang áp dụng. Ví dụ, Hàn Quốc gọi đó là chương trình bảo đảm việc làm nhằm nhấn mạnh sự kết hợp giữa
an sinh xã hội với các chính sách thị trường lao động.
Nhìn chung, tất cả các quốc gia được nghiên cứu có một chương trình bảo hiểm quốc gia theo quy định của
pháp luật cung cấp các khoản trợ cấp liên quan tới thu nhập trước đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp
ngoại lệ; ví dụ như Đan Mạch áp dụng chương trình bảo hiểm tự nguyện, thực hiện trợ cấp bằng tiền mặt có
thời hạn 02 năm căn cứ vào thu nhập trước đó. Hệ thống bảo hiểm của Mỹ bao gồm 53 chương trình bảo
hiểm riêng biệt của các Bang, thực hiện trợ cấp tiền mặt tạm thời cho những người thất nghiệp bắt buộc trong
quá trình họ tìm kiếm việc làm. Chile đã triển khai một chương trình kết hợp giữa tiết kiệm và bảo hiểm,
thực hiện trợ cấp tiền mặt khi người lao động bị mất việc làm. Các trợ cấp liên quan trước tiên đến các
khoản tiết kiệm cá nhân và có thể được hỗ trợ bởi một cấu phần bảo hiểm. Trung Quốc ban hành các chính
sách quốc gia có liên quan nhưng chính quyền các tỉnh mới quản lý việc thực thi luật về BHTN, thu phí và
chi trả trợ cấp BHTN (mức đóng và tỷ lệ trợ cấp được quyết định tại cấp tỉnh và cấp địa phương).

Một số quốc gia có các phương thức độc đáo để cung cấp trợ cấp BHTN cho đối tượng thụ hưởng. Bahrain
ban hành hai dạng chi trả trợ cấp: 1) Chế độ bồi thường đối với những người thất nghiệp bắt buộc và đang
tích cực tìm kiếm việc làm và 2) Chế độ trợ giúp dành cho người tìm việc làn đầu, đó là những người không
có việc làm khi họ mới tham gia vào thị trường lao động. Chile áp dụng chế độ kết hợp giữa tiết kiệm và
chương trình bảo hiểm, thực hiện trợ cấp bằng tiền mặt khi người lao động bị mất việc làm. Đan Mạch áp
dụng một chương trình bảo hiểm tự nguyện, thực hiện trợ cấp bằng tiền mặt căn cứ vào thu nhập trước đó và
kéo dài trong khoảng thời gian 02 năm danh cho người lao động đăng ký tham gia Quỹ BHTN trong trường
hợp bị mất việc làm.
Ở hầu hết các trường hợp, lao động nước ngoài cũng được tham gia bảo hiểm ngoại trừ ở Việt Nam (Điều 6
của Công ước ILO 168: tham gia bảo hiểm theo tiêu chuẩn cư trú). Hầu hết các chương trình theo quy định
của luật pháp đều có sự tham gia của lao động làm công ăn lương hoặc người lao động toàn thời gian nhưng
cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Các công chức đều được tham gia vào những chương trình bảo hiểm
trên ở hầu hết các quốc gia (Công ước ILO 168: bao gồm cả công chức, viên chức ngoại trừ các đối tượng
thực hiện các công việc cho đến độ tuổi về hưu được đảm bảo bởi luật pháp quốc gia).

Tham chiếu cụ thể đối với sự phù hợp của chương trình BHTN/BHVL
Pháp áp dụng một chương trình đảm bảo tiền lương theo quy định của pháp luật, chương trình được giới chủ
sử dụng lao động giám sát và tài trợ, đồng thời được quản lý bởi “Union nationaleinterprofessionnelle pour
l'emploidansl'industrie et le commerce (UNEDIC)”. Một quỹ tương tự có tên là Chương trình đảm bảo tiền
lương (WCG) giúp đảm bảo việc chi trả khoản tiền lương còn nợ đối với người lao động (tiền lương, trợ cấp
thôi việc.v.v.) trong trường hợp người sử dụng lao động bị phá sản. Canada cũng áp dụng một chương trình
đảm bảo tiền lương có thu phí, giúp đảm bảo việc chi trả các khoản còn nợ như tiền lương, tiền nghỉ phép,
trợ cấp thôi việc, trợ cấp chấm dứt hợp đồng nếu doanh nghiệp tuyên bố phá sản và không thể trả được các
khoản nợ.
Các chương trình chia sẻ việc làm (tại Canada, Đức và Pháp) rất phổ biến đối với người sử dụng lao động
đặc biệt trong các thời điểm khó khăn hoặc trong cơn khủng hoảng. Chia sẻ công việc là chương trình điều
chỉnh được thiết kế nhằm giúp người sử dụng lao động và người lao động tránh tình trạng sa thải nhân công
tạm thời do có sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh bình thường vượt ngoài tầm kiểm soát của người sử
dụng lao động. Tại Canada, có các chế độ hỗ trợ thu nhập cho người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp
BHVL đang thực hiện công việc bị giảm giờ làm tạm thời trong khi hoạt động kinh doanh của người sử dụng

lao động đang phục hồi. Người lao động tại Canada tham gia chương trình chia sẻ công việc được coi là sẵn
sàng làm việc và khoảng tiền lương bị suy giảm của họ được bù đắp bởi trợ cấp thất nghiệp để có được mức
lương bình thường.

10


Nhiều quốc gia kết hợp giữa trợ cấp bằng tiền mặt với các chính sách thị trường lao động chủ động nhằm hỗ
trợ người lao động thất nghiệp có thể tìm việc làm nhanh chóng và duy trì được các công việc dài hạn.
Chương trình BHVL của Hàn Quốc kết nối chặt chẽ giữa chương trình trợ cấp thất nghiệp với chương trình
ổn định việc làm cũng như chương trình phát triển kỹ năng nghề. Theo đó, trợ cấp thất nghiệp được chia
thành: 1) Trợ cấp tìm việc làm, nhằm hỗ trợ để tìm việc làm mới và 2) Trợ cấp xúc tiến việc làm, cùng với
trợ cấp tìm việc làm nhằm cung cấp phúc lợi và và hỗ trợ tìm việc làm, tham gia đào tạo nghề và trang trải
chi phí đi lại.
Ở Nhật Bản, hệ thống BHVL được chia thành: i) Chương trình trợ cấp thất nghiệp (có đóng góp từ người lao
động và người sử dụng lao động) hỗ trợ cho người thất nghiệp (thu nhập thay thế, tư vấn nghề nghiệp, trợ
cấp đào tạo) và ii) Chương trình “Hai dịch vụ” (có đóng góp từ người sử dụng lao động và Chính phủ) cung
cấp các dịch vụ ổn định việc làm và nâng cao năng lực của người lao động. Trong quá trình triển khai, các
trung tâm Hello Work quản lý hệ thống BHTN và thực hiện tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm. Bên
cạnh đó, trung tâm Hello Work hướng dẫn quản lý việc làm đối với các doanh nghiệp nhờ vậy ngay từ thời
điểm mới bắt đầu hoạt động, các doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường thuận lợi để duy trì việc làm,
đặc biệt nhằm duy trì việc làm liên tục cho người cao tuổi cho đến khi họ được 65 tuổi và lên tới 70 tuổi theo
nhiều cách thức khác nhau.
Một đặc trưng độc đáo khác của hệ thống Hello Work là giúp đỡ người mới ra trường tìm việc làm thông qua
việc bố trí các chuyên gia tư vấn đặc biệt. Việc tăng cường chức năng của Hello Work nhằm hỗ trợ người
mới ra trường phản ánh tình hình khó khăn về việc làm mà lao động trẻ gặp phải kể từ năm 2010.
Các chính sách thị trường lao động của Đan Mạch đã được gọi là “an sinh linh hoạt’’ hoặc “tam giác vàng”:
i) Thị trường lao động linh hoạt với sự hạn chế tối thiểu đối với quyền của người sử dụng lao động khi sa thải
hoặc thuê mướn lao động; ii) hệ thống an sinh xã hội toàn diện và gọn nhẹ bao gồm chế độ BHTN cao, đặc
biệt đối với các trường hợp có thu nhập thấp và iii) Chính sách thị trường lao động chủ động, đòi hỏi người

tìm việc phải nỗ lực ngày càng tăng để tìm việc làm thông qua tích cực tìm kiếm việc làm, giới thiệu việc
làm, tư vấn và đào tạo kỹ năng.

Thiết lập thể chế của các Quỹ BHTN/BHVL
Điều 27 của Công ước số 168 đề xuất các đại diện của đối tượng và người sử dụng lao động tham gia bảo
hiểm cần phối hợp quản lý chương trình BHTN, ít nhất ở mức độ thực hiện tư vấn.
Ba chức năng chính của các chương trìn BHTN/BHVL là thu phí bảo hiểm, xử lý đề nghị hưởng trợ cấp
BHVL và chi trả trợ cấp BHTN. Nhìn chung, các cơ quan thuế vụ và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm
thu phí BHTN (ở một số nước, các cơ quan trên còn tham gia chi trả trợ cấp BHTN – như tại Việt Nam và
Bahrain). Các Bộ quản lý bảo hiểm xã hội và/hoặc lao động sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các yêu cầu
hưởng trợ cấp BHTN (cũng có một số cơ quan tham gia chi trả trợ cấp BHTN – như tại Argentina, Canada,
Pháp, Hàn Quốc)
Mông Cổ có ba thành tố riêng biệt tham gia vào chương trình BHTN: Tổng cục Bảo hiểm thất nghiệp – thu
phí bảo hiểm, Cục Lao động và dịch vụ phúc lợi xã hội – tiếp nhận và xử lý các đề nghị hưởng trợ cấp
BHTN và Bộ Phúc lợi xã hội và Lao động – chi trả trợ cấp.
Tại Đan Mạch, đối tượng tham gia và các chế độ BHTN được tài trợ bởi các quỹ tư nhân, theo quy định của
Nhà nước đặt ra. Mức phí bảo hiểm của các quỹ là khác nhau nhưng ít hơn mức cần thiết để tài trợ cho các
chế độ BHTN. Cơ quan quản lý thị trường lao động quốc gia chịu trách nhiệm đối với phần lớn các quy định
liên quan đến BHTN. Cuối cùng, Tổ chức lương hưu Thụy Điển giám sát chương trình BHTN thông qua
việc kiểm soát, sự tuân thủ quy định và chức năng kiểm toán đối với từng Quỹ, nhằm đảm bảo rằng các Quỹ
được quản lý tuân theo chính sách, mục tiêu, quy định và hướng dẫn của pháp luật.

Hệ thống vận hành hoạt động
11


Đối với hầu hết các trường hợp, khi kết thúc hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ ra thông báo
chính thức chấm dứt việc làm và người thất nghiệp phải thông báo sớm về văn phòng việc làm hoặc văn
phòng BHTN để nộp thông báo trên sau khi mất việc làm. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia sử dụng một cuốn sổ
tay hoặc báo cáo về thu nhập được bảo hiểm và thời gian làm việc do người sử dụng lao động thực hiện và

cấp cho người thất nghiệp tại thời điểm hoặc ngay sau khi người lao động bị mất việc làm. Cuốn sổ tay hoặc
báo cáo cũng được cơ quan thụ lý yêu cầu hưởng bảo hiểm để đánh giá tỷ lệ phúc lợi, thời gian hưởng của
người thất nghiệp cũng như xem xét liệu người lao động bị mất việc là tự nguyện hay bắt buộc.
Tại Canada, người thất nghiệp được yêu cầu báo cáo cho Văn phòng xử lý đề nghị hưởng trợ cấp BHTN với
hầu hết các đề nghị hưởng trợ cấp đều được gửi qua mạng Internet. Nhưng nhìn chung các các dịch vụ việc
làm được cung cấp cho người lao động thất nghiệp khi họ đã hoàn thành việc gửi đề nghị hưởng trợ cấp qua
mạng.

Hàn Quốc cũng thực hiện một chu trình theo đó người lao động thất nghiệp cần được xác nhận đủ điều kiện
hưởng trợ cấp từ Giám đốc Trung tâm đảm bảo việc làm (ESO) cũng như cần báo cáo cho ESO trong khoảng
thời gian từ 1 đến 4 tuần (được quyết định bởi Giám đốc ESO) để chứng minh nỗ lực tìm kiếm việc làm của
họ trước khi được phép nhận trợ cấp BHTN.
Về thực hiện trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp có thể nhận chuyển trợ cấp trực tiếp qua tài khoản hoặc
dưới dạng tiền mặt. Ở Mông Cổ, hầu như tất cả người thất nghiệp đều nhận trợ cấp bằng tiền mặt. Người thất
nghiệp ở các thành phố lớn tại Việt Nam được nhận trợ cấp thất nghiệp qua chuyển khoản vào tài khoản cá
nhân của người thất nghiệp trong khi người lao động tại khu vực nông thôn thường nhận bằng tiền mặt.

C) SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC CẤU PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
BHTN/BHVL
Phân tích về tình hình thực tế và cách tiếp cận khác nhau tại 14 quốc gia liên quan tới thực hiện các chế độ
BHTN. Khi xem xét các quy định, chúng tôi sẽ tham chiếu vào hai công ước chính của ILO liên quan đến trợ
cấp thất nghiệp là Công ước số 102 năm 1952 “Công ước An sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu)” và Công
ước 168 năm 1952 “Công ước xúc tiến việc làm và phòng chống thất nghiệp”
Đặc biệt, Công ước ILO số 102 được coi là “Công ước mang tính tiên phong của các Công ước ILO về an
sinh xã hội, và là công cụ quốc tế duy nhất, dựa trên các nguyên tắc an sinh xã hội cơ bản, thiết lập các tiêu
chuẩn tối thiểu trên phạm vi toàn cầu đố với tất cả 09 nhánh an sinh xã hội” 4 Công ước ILO số
168 và Đề xuất số 176 thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn liên quan tới trợ cấp thất nghiệp, chủ yếu được áp
dụng ở các nước công nghiệp phát triển nhưng cũng có thể áp dụng cho các quốc gia khác.

4


Trích từ trang web của ILO ( Năm
2002, Cơ quan điều hành ILO nhấn mạnh rằng Công ước số 102 và 168 là hai trong số 06 công ước được cập nhất
nhất về các công ước liên quan tới an sinh xã hội. Xem thêm “Thiết lập các tiêu chuẩn an sinh xã hội trong một xã hội
toàn cầu, phân tích thực tiễn và các phương hướng tương lai về thiếp lập tiêu chuẩn an sinh xã hội toàn cầu trong Tổ
chức lao động quốc tế”, ILO, Geneva, 2008, Trang 6 ( />
12


Quy mô bảo hiểm
Từ quan đểm của lĩnh vực bảo hiểm, mục tiêu cơ bản của BHTN nhằm bảo trợ người lao động khỏi nguy cơ
bị mất việc làm. Bên cạnh đó, một hệ thống được hỗ trợ kinh phí toàn bộ hoặc một phần thông qua nguồn
đóng góp phí bảo hiểm chỉ bền vừng khi căn cứ vào một mức ngăn ngừa rủi ro đủ lớn. Hai mục tiêu song
suongs trên được thỏa mản bằng cách mở rộng quy mô bảo hiểm tới phần lớn người lao động, thứ nhất nhằm
đảm bảo trợ cấp trên thực tế cho càng nhiều càng tốt đối với số người lao động bị mất việc làm; thứ hai và
có tầm quan trong tương tự đó là việc chia sẻ kinh phí giữa số lượng lớn các nhóm đối tượng tham gia bảo
hiểm.
Đóng góp bắt buộc sẽ là một rào cản về chi phí khi chỉ dựa vào đóng góp phí từ những người lao động có
nhiều rủi ro bị mất việc làm, hoặc, xét theo một khía cạnh hoàn toàn khác, chương trình bảo hiểm sẽ là vô ích
nếu chỉ nhằm bảo trợ các đối tượng có nguy cơ mất việc làm thấp.
Điều 11 của Công ước ILO số 168 nhìn chung đòi hỏi các quốc gia phải áp dụng chương trình cho 85% tổng
số người lao động, bao gồm cán bộ việc chức trừ khi các đối tượng này được bảo trợ bằng chương trình
khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 6, Công ước cũng quy định các quốc gia cần đối sử công bằng
và không phân biệt đối với tất cả đối tượng tham gia bảo hiểm. Theo quy định của các hai Công ước, không
yêu cầu bao gồm cả đối tượng lao động tự làm, do thực tế khó có thể đánh giá tình hình công việc của họ.
Công ước số 168 cũng đề cập tới lao động bán thời gian, bằng cách yêu cầu họ cần tham gia bảo hiểm trừ khi
số giờ làm việc hoặc thu nhập của họ được cho là ở mức rất thấp. Do đó, Điều 25 quy định: “Mỗi quốc gia
thành viện phải đảm bảo các chương trình an sinh xã hội theo quy định của pháp luật dựa vào các hoạt động
nghề nghiệp được điều chỉnh theo tình trạng công việc của người lao động bán thời gian, trừ khi giờ làm việc
hoặc thu nhập của họ, được xem xét theo các điều kiện được quy định bởi pháp luật, ở mức rất thấp.” Các

đối tượng làm việc gần hết khoảng thời gian quy định cần được bao gồm trong đối tượng bảo hiểm, ngoại trừ
các đối tượng chỉ làm việc một vài giờ trong tuần/tháng. Các trường hợp ở giữa các điều kiện nêu trên, cần
phải xác định một điểm giới hạn phù hợp.
Tại Bảng 1, trên thực tế 14 quốc gia được nghiên cứu đã áp dụng các chương trình bảo hiểm có quy mô khá
lớn mở rộng tới hầu hết số lao động làm công ăn lương. Tuy nhiên, tình trạng bị loại trừ tham gia bảo hiểm
vẫn còn tồn tại. Ở một số quốc gia, cán bộ viên chức nhà nước được loại trừ áp dụng như tại: Argentina,
Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Các trường hợp bị loại trừ khác là nhóm người lao động có điều
kiện làm việc rất đặc thù hoặc có mối liên hệ rất ít với lực lượng lao động. Ví đụ như trường hợp lao động
giúp việc gia đình tại Argentina, Bahrain và Chile; người lao động có thu nhập thấp tại Đức, Nhật Bản và
Hàn Quốc; hoặc lao động tạm thời hoặc thời vụ tại Việt Nam.
Một phương thức khác có tác dụng loại trừ những người lao động tại các doanh nghiệp sử dụng số lao động
thấp hơn mức quy định, nhưng trên thực tế cách thức giới hạn như vậy được coi như là một rào cản hơn là
một biện pháp hỗ trợ, dẫn đến tình trạng thị trường lao động phi thực tế hoặc tới các vấn đề về quản lý và
thực thi khi các doanh nghiệp tìm cách tránh đóng phí bảo hiểm. Trên thực tế, những phương thức hạn chế đó
sẽ được dỡ bỏ sau một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như tại Hàn Quốc (xóa bỏ các giới hạn tương tự vào
năm 1998, sau khoảng thời gian 03 năm triển khai chương trình BHVL) và tại Việt Nam (bắt đầu triển khai
chương trình BHTN năm 2009 và đang dự định xóa bỏ quy định áp dụng bảo hiểm cho các doanh nghiệp sử
dụng từ 10 lao động trở lên). Bahrain cũng sử dụng phương thức hạn chế áp dụng bảo hiểm đối với người lao
động của các chủ sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất nhỏ theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội, nhưng
hạn chế đó cũng đã được dỡ bỏ trước khi chương trình BHTN được triển khai năm 2006. Mỹ thực hiện dỡ bỏ
hạn chế tương tự năm 1972.

13


Bảng 1: Quy định về quy mô của các chương trình BHTN/BHTN

14



Quốc gia
Argentina

Đối tượng tham gia
- Gồm tất cả lao động làm công ăn lương ở khu vực tư nhân, ngoại trừ (i) lao động giúp việc gia đình, (ii) cán bộ
viên chức (Cấp liên bang, tỉnh và vùng), (iii) nhân viên của các cơ sở đào tạo tư nhân và (iv) Giảng viên tại các
trường đại học dân lập.

Bahrain

- Gồm tất cả lao động làm công ăn lương, bao gồm viên chức và người tìm việc làm lần đầu.
- Gồm lao động nước ngoài và được hưởng trợ cấp thất nghiệp trên nguyên tắc.
- Ngoại trừ: lực lượng vũ trang và an ninh.

Canada

- Gồm tất cả lao động làm công ăn lương, bao gồm cả lực lượng vũ trang và công chức viên chức.
- Ngoại trừ: Lao động tự làm và chủ sử dụng lao động.

Chile

Trung Quốc
Đan Mạch

- Gồm tất cả lao động làm công ăn lương nếu làm việc kể từ tháng 10/2002; tham gia tự nguyện nếu làm việc
trước thời điểm đó.
- Ngoại trừ: Viên chức công chức, lao động giúp việc gia đình, thực tập sinh, lao động trẻ dưới 18 tuổi và người
về hưu.
- Bao gồm tất cả người lao động tại các doanh nghiệp ở khu vực thành thị và các cơ quan tổ chức nhà nước.
- Gồm lao động di cư nông thông có việc làm ổn định và có hợp đồng lao động.

- Bao gồm tất cả lao động làm công ăn lương hoặc lao động tự làm theo cơ sở tham gia tự nguyện.
- Xấp xỉ 80% số người lao động tham gia Quỹ BHTN.

Pháp

- Bao gồm lao động làm công ăn lương ở khu vực tư nhân, bao gồm người lao động nước ngoài, kèm theo các
cam kết được áp dụng trong Cộng đồng Châu Âu.
- Các cơ quan tổ chức nhà nước và các cơ sở đào tạo bậc cao phải tự bảo hiểm hoặc tự quyết định việc tham gia
chương trình BHTN.
- Bao gồm cả người lao động giúp việc gia đình.
- Có các quy định đặc biệt cho từng nhóm nhất định, ví dụ lao động phái cử, lao động tạm thời, người làm việc
tại nhà hoặc người lao động tham gia ngành nghệ thuật biểu diễn.

Đức

- Bao gồm tất cả người lao động, ngoại trừ các đối tượng có thu nhập dưới 400 EURO/tháng.
- Các đối tượng tự nguyện tham gia: Người lao động nuôi con trong thời kỳ bú sữa mẹ, người lao động tự làm
trong thời gian tối thiểu 15 giờ/tuần hoặc làm việc ngoài nước Đức, các quốc gia không thuộc Liên minh Châu
Âu.

Nhật Bản

- Bao gồm tất cả người lao động, cả lao động trong nước và lao động nước ngoài, ngoại trừ: (i) người lao động
trên 65 tuổi (Trừ đối tượng người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia bảo hiểm); (ii) lao động bán thời gian có
thời gian làm việc dưới 200 giờ (ngoại trừ đối tượng bảo hiểm lao động công nhật); (iii) lao động tạm thời có
thời gian làm việc dưới 31 ngày và (iv) lao động thời vụ có thời gian làm việc dưới 04 tháng và 30 giờ/tuần.

Mông Cổ

- Bao gồm tất cả người lao động, cả các công chức viên chức.


Hàn Quốc

- Bao gồm tất cả người lao động ngoại trừ công chức viên chức và các đối tượng làm việc cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và quản lý nhà ở.
- Cũng ngoại trừ các đối tượng: người lao động làm việc dưới 60 giờ/tháng (dưới 15 giờ/tuần) và đối tượng lao
động là chủ gia đình.
- Bao gồm cả lao động nước ngoài (phụ thuộc và dạng visa của người lao động).
- Người chủ doanh nghiệp nhỏ (dưới 50 lao động) được tự nguyện tham gia bảo hiểm.

Thái Lan

- Bao gồm tất cả người lao động làm việc ở khu vực tư nhân, ngoại trừ: nông dân, người làm việc tại các tổ chức
ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế, lao động tạm thời và mùa vụ, các doanh nghiệp tham gia vào
chương trình “Chương trình phúc lợi ưu đãi lao động” từ năm 2004 trở về trước.
- Ngoại trừ: Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài (tham gia vào
một chương trình riêng biệt).

Mỹ

- Hầu hết các lao động làm công ăn lương được tham gia vào Chương trình BHTN liên bang – bang, bao gồm
các lao động trong các nghề dịch vụ gia đình và người lao động tại các cơ sở công lập.
- Trừ các nhóm đối tượng: người lao động tại cơ quan liên bang (gồm lực lượng vũ trang) và công nhân ngành
đường sắt (tham gia các chương trình riêng biệt). Tương tự, hầu hết các bang giới hạn sự tham gia đối với lao
động nông nghiệp tại các trang trại lơn. Vợ/chồng và con cái của chủ doanh nghiệp cũng thường được loại trừ
tham gia.
- Tại California, người chủ doanh nghiệp lao động tự làm có thuê lao động có thể tự nguyện tham gia bảo hiểm.

Việt Nam


- Bao gồm các người lao động có hợp đồng lao động dài hạn hoặc không thời hạn, đối với chủ sử dụng lao động
sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, đơn vị sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

15


Ở hầu hết các quốc gia, các quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm gặp khó khăn trong việc bao gồm cả
người lao động làm các công việc phi chính thức, vì lý do hiển nhiên hoặc là do ý kiến cá nhân của họ hoặc
do thói quen của người sử dụng lao động, một số đối tượng người lao động làm việc trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh không đăng ký. Cũng có thể khuyến khích những người lao động chưa đăng ký giúp họ
tham gia vào chương trình BHXH, nếu những người lao động đó nhận thức được các lợi ích như tiết kiệm
chi phí, đặc biệt là về các phúc lợi tiềm năng trong tương lai gần như việc có thể được hưởng chính sách
BHTN trong trường hợp bị thất nghiệp.
Cùng với xu hướng tương tự nêu trên, Hàn Quốc đã triển khai một dự án thí điểm vào tháng 02/2012 nhằm
giảm bớt sự loại trừ đối tượng tham gia BHXH bằng cách trợ cấp phí BHXH cho các đối tượng thu nhập
thấp chưa tham gia bảo hiểm trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ. Mục tiêu nhằm thúc đẩy sự tham gia của
người lao động vào chương trình BHVL và các chế độ hưu trí quốc gia. Hàn Quốc đang có kế hoạch nhân
rộng dự án ra toàn quốc từ tháng 7/20125.
Phương pháp tiếp cận của Đan Mạch cũng đáng chú ý, không bởi vị việc tham gia vào chương trình BHTN
là tự nguyện mà còn là vì việc bao gồm cả các lao động tự làm. Có thể thực hiện điều đó do trên thực tế hệ
thống BHTN được hỗ trợ kinh phí rất lớn từ Nhà nước, chiếm khoảng 70% tổng kinh phí. Do vậy, người lao
động nhận thức được sự hấp dẫn về phí tham gia đối với chương trình BHTN, do vậy có xấp xỉ 80% số
người lao động lựa chọn tham gia bảo hiểm. Tình trạng lựa chọn không tham gia bảo hiểm vì lý do có thể rơi
vào tình trạng nghèo vẫn tồn tại nhưng hiển nhiên không là một trở ngại lớn, tham trí đối với các các lao
động tự làm6, vì số đối tượng lớn đã tham gia bảo hiểm.
Gần đây, một số các quốc gia khác cũng mở rộng đối tượng tham gia BHTN tới các đối tượng lao động tự
làm, nhưng thường giới hạn với các đối tượng chủ doanh nghiệp và theo các điều kiện đặc biệt. Ví dụ như
Hàn Quốc áp dụng bảo hiểm tự nguyện đối với các chủ doanh nghiệp quy mô nhỏ từ tháng 01/2012; từ năm
2006, Đức áp dụng bảo hiểm tự nguyện đối với người lao động khởi sự doanh nghiệp khi họ đang có việc

làm hoặc khi đang nhận trợ cấp thất nghiệp; Áo (không trình bày trong nghiên cứu này) áp dụng chương
trình BHTN tự nguyện từ năm 2009 với thời gian tham gia bảo hiểm 08 năm liên tiếp; bang California cũng
áp dụng bảo hiểm tự nguyện đối với các chủ doanh nghiệp sử dụng từ 01 lao động trở lên. Còn quá sớm để
đánh giá mức độ thành công của việc mở rộng đối tượng tham gia nhưng qua đó cho thấy rằng ở một số điều
kiện nhất định, có thể bao gồm cả các lao động tự làm vào trong một số các chương trình bảo hiểm.

Điều kiện hưởng trợ cấp: các công việc đáp ứng điều kiện
Có hai khía cạnh liên quan tới điều kiện hưởng đầu tiên: thứ nhất, công việc trước đó và việc đóng phí bảo
hiểm cần thiết để đủ điều kiện hưởng và thứ hai, bản chất của rủi ro thất nghiệp, nghĩa là cho dù việc thất
nghiệp là hoàn toàn bị bắt buộc, dù được tính cả các trường hợp tự nguyện thôi việc, và cách thức giải quyết
đối với các trường hợp từ chức bắt buộc hoặc bất khả kháng. Đối với vấn đề thứ nhất, cả Công ước 102 và
168 đều quy định thời gian đủ điều kiện hưởng không dài hơn thời gian đủ để tránh tình trạng lạm dụng.

5

6

Nước Áo, không được trình bày tại nghiên cứu này, cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự vào năm 2008.
Xem phân tích tại “Rủi ro đạo đức quản lý trong bảo hiểm thu nhập”, MetteEjrnæs& Stefan Hochguertel, Tinbergen
Institute Discussion Paper, TI 2008-065/3.

16


Các quốc gia thường quy định thời gian tham gia đóng phí khoảng 06 hoặc 12 tháng để đủ điều kiện hưởng.
Một số quốc gia áp dụng quy định thời gian đóng phí 06 tháng là Argentina, Chile (đối với các lao động thời
vụ ở hai quốc gia), Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Các quốc gia áp dụng quy định thời gian đóng phí
12 tháng để đủ điều kiện hưởng là Trung Quốc, Bahrain (tuy vậy cũng cho phép người tìm việc lần đầu cũng
được hưởng trợ cấp), Chi lê (đối với người lao động làm việc với hợp đồng dài hạn), Đan Mạch, Đức và Việt
Nam. Pháp có quy định thời gian để đủ điều kiện hưởng ngắn nhất, chỉ cần 04 tháng đối với các công việc có

tham gia bảo hiểm. Mông cổ có quy định thời gian đủ điều kiện hưởng dài nhất, tới 24 tháng tham gia đóng
phí bảo hiểm, trong đó, 09 tháng gần nhất phải là khoảng thời gian đóng phí liên tục.
Các quy định ở Canada có tính độc đáo nhất vì có sự kết nối với tỷ lệ thất nghiệp khu vực; vì vậy, có đối
tượng có thể đủ điều kiện hưởng với khoảng thời gian làm việc chỉ đạt 420 giờ làm việc, hoặc khoảng từ 10
đến 12 tuần làm việc toàn thời gian, nếu như đối tượng đó sống ở khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao (khi tỷ lệ
thất nghiệp cao hơn 13%). Chương trình BHVL của Canada cũng rất độc đáo thông qua việc thể hiện điều
kiện làm việc chỉ bằng chỉ tiêu giờ làm việc (so sánh với chương trình BHTN tại Pháp quy định từ 122 ngày
hoặc 610 giờ làm việc). Ví dụ cho dù chương trình có ưu đãi, ví dụ đối với các lao động mùa vụ hoặc các đối
tượng khác có thời gian làm việc nhiều, nhưng lại quy định chặt chẽ hơn đối với điều kiện hưởng dành cho
lao động bán thời gian mà trong đó phần lớn là lao động nữ.
Xét vấn đề liên quan đến việc làm thời vụ và tình trạng thất nghiệp, Các quốc gia phải quyết định việc có thể
xem xét trợ cấp thất nghiệp đối với lao động thời vụ, quyết định này dựa trên cấu trúc của nền kinh tế và
mong muốn hay nhu cầu hỗ trợ việc làm ở khu vực kinh tế có tính thời vụ hoặc tại các khu vực có tỷ trọng
việc làm thời vụ chiếm đa số. Liên quan đến nội dung này, Điều 17.1 của Công ước số 168 giới hạn ở mức
đề xuất, bằng cách khuyến nghị các quốc gia “...nỗ lực điều chỉnh thời gian đủ điều kiện hưởng cho phù hợp
với tình trạng của lao động thời vụ”.
Các nguyên tắc thực tế thường ngăn chăn việc yêu cầu hưởng trợ cấp có tính chất thời vụ lặp lại đối với trợ
cấp thất nghiệp, bởi vì việc chi trả trợ cấp sau đó sẽ trở thành một vấn đề gần với thực tế hơn là đối tượng
chính của bảo hiểm. Theo các nguyên tắc đó, khoảng thời gian gần một năm có thể được xác định là một
khoảng thời gian đủ điều kiện hưởng trợ cấp, cho dù cũng sẽ có một số trường hợp linh động khi áp dụng. Ví
dụ, các quy định linh hoạt như các quy định về các tháng tham gia đóng phí bảo hiểm liên tục, như 09 tháng
tại Bahrain hay thậm chí 09 tháng tại Mông Cổ sẽ loại trừ nhiều người tìm việc có điều kiện hưởng. Trường
hợp tương tự là Chile, áp dụng thời gian làm việc 12 tháng liên tiếp để đủ điều kiện tham gia một số chế độ
thuộc BHTN, nhưng sau đó từ năm 2009 thay thế bằng quy định thời gian đóng 12 tháng trong khoảng thời
gian 24 tháng và chỉ có 03 tháng gần nhất yêu cầu tham gia đóng phí liên tục.
Canada, Pháp, Đức và phần lớn các bang của Mỹ (38 trong tổng số 53 đơn vị lập pháp địa phương) áp dụng
trên thực tế các chương trình BHTN chi trả trợ cấp cho lao động thời vụ. Ví dụ tại Canada khoảng 50% tổng
số trợ cấp thất nghiệp được chi trả cho những đối tượng đề nghị hưởng lần đầu tiên (được xác định là các đối
tượng không đề nghị được hưởng trợ cấp trong khoảng thời gian 05 năm trước đó), phần còn lại được chi trả
cho các đối tượng hoặc là đề nghị chi trả trợ cấp hàng năm hoặc khá thường xuyên. Tại Đức, trợ cấp ngắn

hạn dành cho lao động thời vụ được chi trả với chức năng tương tự, thông qua việc cho phép các doanh
nghiệp chuyển đổi giờ làm việc cho phù hợp với sự biến động kinh tế mang tính thời vụ trong ngành xây
dựng hoặc các ngành khác có sự biến động mùa vụ, thường gây ra bởi điều kiện thời tiết xấu.

17


Điều kiện hưởng trợ cấp: lý do thất nghiệp
Có việc làm đáp ứng điều kiện hưởng trợ cấp là một mặt, mặt khác là cách thức và nguyên nhân tại sao
người lao động bị mất việc làm. Trợ cấp thất nghiệp thường với mục đích chính là giúp giải quyết đối với
tình trạng sa thải nhân công vì lý do kinh tế hoặc do sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Do vậy, Điều 20 của
Công ước 168 cho phép từ chối chi trả trợ cấp đối với trường hợp người lao động mất việc làm do hành vi sai
phạm của họ hoặc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng, hoặc trường hợp họ mất việc làm do tranh chấp
lao động. Công ước 102 cũng có các quy định tương tự.
Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia đều cho phép chi trả trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động
bị buộc phải nghỉ việc vì lý do như nợ lương, lạm dụng, điều kiện làm việc nguy hiểm hoặc các hành vi trái
pháp luật của người sử dụng lao động. Khi thảo luận về các trường hợp loại trừ và các biện pháp xử phạt liên
quan đến BHTN; năm 2000, Tổ chức OECD có nhận xét: “Tất cả các quốc gia đều nhận thức được các hành
vi vi phạm nghiêm trọng của người sử dụng lao động có thể được coi là lý do xác đáng để chấm dứt công
việc” 7
Ở một số trường hợp khác, cho dù không liên quan tới công việc của người lao động, cũng thường được chấp
nhận, ví dụ như trường hợp người lao động nghỉ việc để đi cùng vợ/chồng tới nơi ở mới hoặc chuyển chỗ ở
để tránh bạo hành gia đình; các lý do trên được chấp nhận tại Pháp, Canada, phần lớn các bang của Mỹ và có
lẽ cũng được chấp nhận ở các quốc gia khác.
Việc xác định hành vi sai phạm của người sử dụng lao động hoặc xác định các lý do xác đáng khác khi nghỉ
việc sẽ thường đòi hỏi sự xem xét và đánh giá kỹ lưỡng. Cũng có thể có nhu cầu cân đối và đánh giá các ý
kiến trái ngược nhau của người sử dụng lao động và người lao động đã làm việc cho họ. Do vậy, sẽ cần tới
một đội ngũ cán bộ có năng lực và được đào tạo kỹ càng bên cạnh sự hướng dẫn cụ thể để xác định “nguyên
nhân xác đáng” dẫn đến nghỉ việc.
Trong nhóm 14 quốc gia hiện tại, Chỉ có Chile hoàn toàn từ chối chấp nhận các lý do xác đáng dẫn đến nghỉ

việc, khi người lao động đề nghị hưởng trợ cấp BHTN. Cách thức duy nhất của người lao động là khiếu nại
người chủ sử dụng lao động cũ. Nhưng cũng trong cùng một quóc gia và ở một thái cực khác, thậm chí cả
người tự nguyện thôi việc cũng được nhận đủ và ngay lập tức khoản trợ cấp khi đề nghị chi trả trợ cấp từ cấu
phần tiết kiệm cá nhân của chương trình BHTN. Chương trình BHTN của Việt Nam cũng chi trả trợ cấp
BHTN cho cả những người lao động tự nguyện thôi việc. Cho dù đã có hai ví dụ trên, việc chi trả trợ cấp một
cách vô điều kiện đối với những người lao động tự nguyện thôi việc rất khó hài hòa với các mục tiêu cơ bản
của chương trình BHTN.
Một số quốc gia đã thực hiện cách tiếp cận hữu hiệu hơn, khi chỉ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho các đối
tượng thôi việc tự nguyên sau khi đã chờ đợi một khoảng thời gian kéo dài (ví dụ, sau khoảng thời gian chờ 5
tuần tại Đan Mạch, 4 tuần tại Pháp, 12 tuần tại Đức và 3 tháng tại Nhật Bản). Tại Thái Lan, việc chi trả trợ
cấp đối với người thôi việc sẽ không bị chậm chễ nhưng sẽ chỉ được chi trả ở một mức thấp (30% thu nhập
trước đó) và trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Mỗi cách tiếp cận nêu trên thể hiện sự hài hòa mang tính
thực tiễn và có thể quản lý được.

7

Triển vọng việc làm của OECD năm 2000, Chương 4, “Tiêu chuẩn hưởng BHTN”, trang 148.

18


Khoảng thời gian chờ trước khi nhận được khoản trợ cấp đầu tiên
Khi điều kiện hưởng đã được xác định, hầu hết các quốc gia sẽ quy định một khoảng thời gian chờ đợi ban
đầu trước khi thực hiện chi trả trợ cấp. Khoảng thời gian chờ hưởng trợ cấp BHTN là khoảng thời gian bắt
đầu thất nghiệp mà chưa được nhận chi trả trợ cấp, điều này đòi hỏi đối tượng bảo hiểm chịu một phần rủi ro
bị thất nghiệp. Khoảng thời gian đó nhằm vào các mục tiêu sau:







Thứ nhất, để tạo ra một khoản đóng góp, tương tự như bảo hiểm ôtô và các loại hình bảo
hiểm khác, giúp ngăn ngừa việc các đối tượng đề nghị hưởng các trợ cấp có giá trị nhỏ hoặc
vô bổ;
Thứ hai, để loại bỏ các chi phí xử lý các đề nghị hưởng trợ cấp đối với khoảng thời gian bị
thất nghiệp rất ngắn, mà chi phí xử lý có thể vượt quá cả khoản trợ cấp được chi trả;
Thứ ba, để tạo khoảng thời gian cho việc xem xét các đề nghị hưởng trợ cấp và xác định
quyền hưởng trợ cấp của người lao động;
Thứ tư, nhằm giảm tổng chi phí của chương trình BHTN, thông qua việc người thất nghiệp
phải tự chịu một phần thu nhập bị mất đi, dựa trên cơ sở người lao động cần có năng lực và
trách nhiệm nhất định để có thể tự xoay xở được.

Tóm lại, trợ cấp thất nghiệp nhìn chung không nhằm giải quyết đối với các quá trình chuyển đổi ngắn hạn từ
công việc này sang công việc khác mà nhằm vào các khoảng thời gian ngắt quãng việc làm lâu hơn, có thể
dẫn tới những khó khăn về mặt tài chính.
Công ước 168 và 102 đều quy định khoảng thời gian chờ tối đa là 07 ngày. Hầu hết các quốc gia có quy định
thời gian chờ là 01 tuần và một số trường hợp không phổ biến lại không quy định khoảng thời gian chờ đợi
nào. Các nước như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Bahrain và hầu hết các bang của Mỹ áp dụng
khoảng thời gian chờ là 01 tuần. Trong khí đó Argentina, Trung Quốc, Đức và Mông Cổ không áp dụng
khoảng thời gian chờ. Canada áp dụng khoảng thời gian chờ 02 tuần. Đan Mạch không áp dụng thời gian chờ
đối với lao động làm công ăn lương nhưng áp dụng thời gian chờ là 03 tuần đối với lao động tự làm.

Bồi thường thôi việc và các thu nhập khi thôi việc
Các khoản thu nhập khi thôi việc gồm có bồi thường thôi việc, thường được chi trả nhằm bù đắp cho khoảng
thời gian làm việc lâu dài, nhưng cũng liên quan đến khoản tiền lương còn nợ hoặc tới kỳ nghỉ được trả
lương chưa thực hiện. Pháp luật quốc gia cũng thường xuyên yêu cầu người sử dụng lao động thông báo
trước khi sa thải lao động, trừ khi người lao động bị mất việc được trả một khoản tiền tương ứng: người sử
dụng lao động cần phải chi trả khoản tiền tương ứng, ví dụ như chi trả khoản tiền tương ứng với 04 tuần tiền
công thay vì thông báo trước cho người lao động rằng họ sẽ nghỉ việc sau 04 tuần tới.

Khoản tiền lương còn nợ được xác định liên quan tới các dịch vụ được người lao động trước khi bị mất việc
làm. Khoản tiền đó cũng được coi là cơ sở để tính mức phí BHTN/BHVL cũng như tính gộp vào với tiền
lương cơ sở được sử dụng nhằm xác định thu nhập trước đó và khoản trợ cấp thất nghiệp có liên quan.
Thanh toán đối với các kỳ nghỉ được trả lương nhưng chưa thực hiện có thể tương tự xét theo mặt khái niệm
đối với việc tiếp tục chi trả tiền lương của người lao động trong một khoảng thời gian phù hợp, và cũng được
căn cứ để xác định phí đóng BHTN/BHVL. Trên nguyên tắc, trợ cấp thất nghiệp không được chi trả cho đến
khi hết khoảng thời gian đó. Áp dụng tương tự như vậy đối với bất kỳ khoản thanh toán nào được chi trả gắn
với việc báo trước quyết định sa thải lao động.

19


Nếu các trường hợp nêu trên đã khá rõ ràng, trường hợp tương tự không thể được áp dụng đối với bồi thường
thôi việc. Khoản bồi thường thôi việc và trợ cấp BHTN có thể phục vụ một mục đích chung và vì vậy có thể
phần nào bổ trợ cho nhau, vì cả hai công cụ đó đều hỗ trợ về mặt tài chính đối với người lao động bị mất việc
làm. Tuy nhiên, bồi thường thôi việc được chi trả cho dù người lao động sau đó có bị thất nghiệp hay không,
và số tiền được xác định không xem xét đến khả năng hoặc khoảng thời gian bị thất nghiệp trong tương lai.
Thông thường, người lao động bị sa thải vì hành vi sai phạm không được nhận bồi thường mất việc, điều này
dẫn tới tình trạng một số người sử dụng lao động kiến nghị một cách bất công về hành vi sai phạm của người
lao động. Bồi thường thôi việc và trợ cấp BHTN cũng được phân biệt dựa trên thực tế là một khoản được
quy định theo Luật Việc làm và không được ứng trước, trong khi khoản kia được quy định tại Luật Bảo hiểm
xã hội và được Nhà nước đảm bảo.
Nhìn chung, bồi thường thôi việc do vậy là công cụ kém độ tin cậy và hiệu quả hơn trợ cấp BHTN trong việc
bảo trợ người lao động khỏi tác động của tình trạng thất nghiệp. Việc chi trả thực tế tùy thuộc vào năng lực
tài chính của người sử dụng lao động và khả năng của người lao động trong việc đề nghị thanh toán, đây có
thể và thường là vấn đề nan giải.
Theo bối cảnh đó, làm thế nào các quốc gia có thể lồng ghép chương trình BHTN với bồi thường thôi việc,
trường hợp nào và khi nào có thể thực hiện được điều đó?
Chúng tôi nhận thấy tại Argentina, Chile và Thái Lan, các chương trình BHTN không quan tâm tới khoản bồi
thường thôi việc. Do vậy, trợ cấp BHTN được chi trả toàn bộ ngay cả trong trường hợp tồn tại yêu cầu theo

luật định về việc chi trả khoản tiền khi chấm dứt sử dụng lao động. Luật của Argentina cũng bao gồm một
quy định cho phép giảm trừ bồi thường thôi việc ra khỏi các khoản trợ cấp BHTN nhưng quy định này chưa
được áp dụng. Đặc biệt đối với trường hợp của Chile, theo đó tổng thời gian lũy kế người sử dụng lao động
đóng góp vào tài khoản tiết kiệm BHTN của người lao động, kể từ khi bắt đầu chương trình BHTN năm
2002, bị khấu trừ ra khỏi khoản bồi thường thôi việc trong tương lai, khoản này được sử dụng gián tiếp nhằm
tạm ứng trước đối với các khoản thanh toán đó (như vậy, người sử dụng lao động ứng trước khoảng 20%
tổng giá trị bồi thường thôi việc của họ). Theo cách này, trợ cấp BHTN không giảm đi, thay vì đó bồi thường
thôi việc bị giảm xuống.
Tại Canada và một số bang của Mỹ, bồi thường thôi việc được khấu trừ khỏi khoản trợ cấp BHTN nếu được
thanh toán, được thực hiện nhằm trì hoãn việc bắt đầu đề nghị hưởng trợ cấp BHTN. Tuy nhiên, điều này
không tương tự tại tất cả các bang của Mỹ vì luật pháp ở một bang coi bồi thường thôi việc có liên hệ toàn bộ
đối với công việc được thực hiện trước đó. Theo chương trình BHTN của Mông Cổ, có thể trì hoãn việc bắt
đầu hưởng trợ cấp BHTN cho đến thời điểm sau khi được thanh toán lần cuối về bồi thường thôi việc. Tại
Việt Nam, người sử dụng đã phải chi trả bồi thường thôi việc cho đến thời điểm này 01/01/2009 nhưng
không cần thiết chi trả cho bất kỳ người lao động nào đang tham gia chương trình BHTN kể từ thời điểm
nêu trên8.
Trong hai thái cực đó, Pháp dường như ở vị trí trung gian, vì chương trình BHTN có thể trì hoãn quá trình
bắt đầu hưởng trợ cấp BHTN nhưng chỉ ở trường hợp khoản tiền bồi thường thôi việc cao hơn mức tối thiểu
theo quy định của pháp luật. Mức bồi thường thôi việc tối thiểu được quy định bởi pháp luật và có thể được
cải thiện thông qua các Thỏa ước lao động tập thể.
Không có hiểu hiện về ảnh hưởng từ việc khấu trừ bồi thường thôi việc khỏi trợ cấp thất nghiệp hoặc ảnh
hưởng của bồi thường thôi việc đến việc chi trả trợ cấp thất nghiệp ở các quốc gia còn lại được nghiên cứu
trong báo cáo này, đó là Bahrain, Đan Mạch, Đức, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

8

Điều 139.- Quy định chuyển hưởng, Khoản 6 của Luật Bảo hiểm xã hội (2006) quy định: " Khoản thời gian người lao
động đóng phí BHTN theo quy định của luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc hoặc bồi thường thôi
việc theo các quy định của Luật Lao động hoặc Luật cán bộ và công chức."


20


Tiếp tục hưởng trợ cấp
Khi người thất nghiệp đã được xác định đủ điều kiện hưởng trợ cấp, họ phải duy trì các điều kiện hưởng trợ
cấp nhằm nhận khoản hỗ trợ một cách thường xuyên. Các quy định về BHTN/BHVL thường yêu cầu người
tìm việc tích cực tìm việc làm và họ duy trì khả năng và sự sẵn sàng làm việc ở mọi thời điểm. Điều này
tương tự như quy định tại Điều 10.1 của Công ước số 168. Trên thực tế, các đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp
thường được yêu cầu báo cáo thường xuyên cho Trung tâm việc làm địa phương một các trực tiếp hoặc, theo
một số chương trình BHTN/BHVL ở một số quốc gia, qua thư tín hoặc điện thoại hoặc thậm chí qua mạng
Internet. Người lao động cũng được yêu cầu báo cáo các biện pháp đã thực hiện để tìm kiếm việc làm, như
tên của người sử dụng lao động đã có liên hệ. Các yêu cầu báo cáo đó thường trùng với tần suất thanh toán,
nghĩa là báo cáo hàng tháng trong trường hợp trợ cấp được chi trả hàng hàng (như tại hầu hết các chương
trình BHTN/BHVL) hoặc hai tuần/lần trong trường hợp trợ cấp được chi trả 2 tuần/lần (như ở Canada và
Mỹ).
Người đề nghị hưởng trợ cấp cũng phải chấp nhận bất kỳ công việc nào phù hợp và được giới thiệu cho họ,
có xét đến kinh nghiệm, trình độ đào tạo và các đặc trưng của các nhân, theo như quy định tại Điều 21 của
Công ước số 168 liên quan tới các biện pháp đào tạo và việc làm cũng cần được tuân thủ, cùng với các quy
định tại Điều 20 (f) của Công ước số 168 và Điều 69 (h) của Công ước số 102.
Tuy nhiên, mức độ thực hiện các quy định trên ở các quốc gia có sự khác biệt khá lớn, và nếu trong trường
hợp không được triển khai, có nguy cơ rằng trợ cấp thất nghiệp có thể bị coi là “trợ cấp thụ động” như đôi
khi được đề cập tới như vậy. Nhưng đặc tính này không nên áp dụng một cách đồng đều đối với các cá nhân
người tìm việc, phần lớn trong số người tìm việc ở hầu hết các trường hợp mong muốn có việc làm đem lại
thu nhập hơn là được nhận trợ cấp thất nghiệp. Ví dụ như tại Canada, chỉ có 27% số người hưởng trợ cấp thất
nghiệp hưởng hết khoảng thời gian trợ cấp và phần lớn người hưởng trợ cấp (55%) báo cáo tìm được việc
làm được trả công trong thời gian hưởng trợ cấp9.
Một phần trong chiến lược nhằm hỗ trợ các đối tượng thất nghiệp, tại Pháp, Đức và một số các quốc gia khác
đã áp dụng các chương trình phát triển kỹ năng và tái tìm việc làm được cá nhân hóa ngay khi đối tượng đề
nghị hưởng trợ cấp. Đan Mạch đã thực hiện việc kết nối chế độ trợ cấp thất nghiệp ở mức cao với yêu cầu
bắt buộc người lao động phải nỗ lực tích cực tìm kiếm việc làm, mức độ nỗ lực của người lao động dự tính

ngày càng tăng khi thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp kéo dài hơn. Tại Mỹ, một quá trình được thực hiện
với tên gọi là các Dịch vụ tái tìm việc và đào tạo kỹ năng cho người lao động nhằm phát hiện và xác định
mục tiêu để thực hiện các biện pháp với các đối tượng có xu hướng bị thất nghiệp trong khoảng thời gian dài.

Những đề xuất trên nêu bật lên nhu cầu có các biện pháp và cách tiếp cận được cá nhân hóa ngay cả trong kỷ
nguyên hệ thống tự động hóa và các quá trình ra quyết định hiện đại. Với bản chất của rủi ro thất nghiệp xét
theo khía cạnh về mặt cá thể và mặt cá nhân, các chương trình BHTN không thể đủ tin cậy để chỉ phụ thuộc
vào các hệ thống máy tính thuần túy. Để thực hiện như vậy có thể áp dụng hình thức quản lý thụ động hơn là
áp dụng các hỗ trợ tích cực. Theo đó, các chi phí hành chính có thể giảm đến mức tối thiểu nhưng tính hiệu
quả của các chương trình có thể bị giảm sút khi hỗ trợ người lao động tìm việc làm phù hợp. Chương trình
BHTN của Chile thể hiện rõ vấn đề này: đồng thời, nếu chương trình đạt hiệu quả cao trong việc thu phí bảo
hiểm và chi trả trợ cấp, sẽ có ít hoặc không có vai trò hoặc động lực đễ hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc
làm.

9

Nguồn: Báo cáo đánh giá và giám sát BHVL năm 2010, xuất bản tháng 3/2011 bởi Ủy ban BHVL Canada,
/>
21


Khoản thưởng một lần về tái tìm việc làm
Có hai quốc gia thực hiện chi trả khoản trợ cấp một lần khi người lao động tìm được việc làm thay thế. Tại
Hàn Quốc, trường hợp người sử dụng lao động tìm được việc làm trước khi nhận tất cả trợ cấp thì được
thưởng khoản tiền bằng 50% tổng khoản trợ cấp chưa được chi trả. Ví dụ, trường hợp người lao động được
hưởng trợ cấp trong khoảng thời gian 06 tháng và đã tìm được việc làm sau khoảng thời gian 02 tháng hưởng
trợ cấp, người lao động đó có thể được nhận một lần khoản trợ cấp tương ứng với số tiền trợ cấp của 02
tháng. Do kinh phí ngày càng tăng đối với khoản thưởng nêu trên đã dẫn tới việc thắt chặt các quy định liên
quan vào năm 2009, các ảnh hưởng của việc thắt chặt nêu trên chưa được đánh giá 10.
Tại Việt Nam, chương trình BHTN cho phép các cá nhân có thể nhận trợ cấp một lần đối với tất cả khoản trợ

cấp BHTN chưa được chi trả trong trường hợp tìm được việc làm hoặc nhập ngũ, thậm chí khi người lao
động trở lại làm việc với cùng chủ sử dụng trước đó. Như đã trình bày trước đó, kết hợp với các quy định
cho phép chi trả trợ cấp đối với tất cả các đối tượng thôi việc hoặc bị mất việc làm, dường như tất cả những
người mất việc hoặc thôi việc đều được nhận trợ cấp tối đa – đây là hình thức có thể không hợp lý trong dài
hạn.
Các dự án thí điểm về chi trả khoản thưởng về tái tìm việc làm được thực hiện ở 04 bang khác nhau tại Mỹ
trong thập kỷ 80 và 90. Đầu tiên, các kết quả được đánh giá mang tính tổng hợp hoặc không chắc chán, cho
dù các đánh giá tiếp theo liên quan tới các dự án thí điểm trên đã mang tính tích cực hơn.
Nhìn chung, cần chú ý tới các kết luậu sau đây được rút ra từ một nghiên cứu vào năm 2010: “Tổng kết lại
các nghiên cứu về xử phạt liên quan tới trợ cấp và các khoản thưởng về tái tìm việc làm, điều rõ ràng là các
biện pháp khuyến khích về mặt tài chính, không xét tới liệu các biện pháp đó có tác động tích cực hay tiêu
cực, giúp tăng tỷ lệ người lao động tìm kiếm việc làm. Ảnh hưởng của các xử phạt liên quan tới trợ cấp
dường như lớn hơn ảnh hưởng của các khoản thưởng về tái tìm việc làm 11 tương tự nhu vậy, đối với nhiều
hay đa số các chính sách thị trường lao động, trên thực tế rất cần phải thiết kế và xác định mục tiêu của các
biện pháp đó một cách kỹ lưỡng.

Thời gian hưởng trợ cấp
Khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp, yếu tố thời gian và mức độ trợ cấp là các yếu tố chính
trong chế độ trợ cấp. Theo Điều 19 của Công ước số 168, thời gian hưởng trợ cấp tối thiểu là 26 tuần trong
tình trạng thất nghiệp trong mỗi khoảng thời gian thất nghiệp tương ứng; hoặc từ 39 tuần trở lên đối với bất
kỳ khoảng thời gian 02 năm. Công ước số 102 quy định khoảng thời gian hưởng trợ cấp tối thiểu là 13
tuần/năm.
Khoảng thời gian hưởng trợ cấp tối đa đối với người tìm việc làm thay đổi tương đối ít giữa các quốc gia.
Các quyết định đó phản ánh tình hình cụ thể ở mỗi quốc gia, các đặc trưng về người thất nghiệp ở mỗi quốc
gia, cũng như các quan điểm mang tính địa phương về sự công bằng và lợi ích tương đối, dẫn tới các quan
ngại về tình trạng gian lận và mức tiêu dùng mong muốn.
Khoảng thời gian hưởng trợ cấp cũng gắn liền với các điều kiện hưởng trợ cấp, do vậy các quốc gia với điều
kiện “thông thoáng” về các điều kiện hưởng trợ cấp lại có xu hướng áp dụng khoản thời gian hưởng trợ cấp
tương đối ngắn với các đối tượng đủ điều kiện hưởng nhưng có nỗ lực làm việc tối thiểu.


10

Xem: “Các vấn đề lao động của Hàn Quốc 2010”, Biên tập: Kiu-SikBae, Việc Lao động Hàn Quốc, tháng 04/2011,
từ trang 28 đến 30, tại trang web –
/>11
“Củ Cà rốt và cây gậy: Thưởng tái tìm việc và xử phạt liên quan đến trợ cấp ảnh hưởng tới tỷ lệ tìm việc làm như thế
nào”, Bas van der Klaauw& Jan C. van Ours (TI 2010-064/3, Tinbergen Institute Discussion Paper).

22


Một số quốc gia thực hiện chi trả trợ cấp BHTN nhiều hơn 12 tháng. Thường được thực hiện cho các đối
tượng đề nghị hưởng trợ cấp có thời gian làm việc lâu hơn. Mông Cổ thực hiện chi trả trợ cấp BHTN thấp
nhất (2,5 tháng). Đan Mạch chi trả trợ cấp trong vòng 02 năm đối với các đối tượng đủ điều kiện tham gia
đóng phí bảo hiểm trong vòng 52 tuần 12. Tương tự như vậy, Bahrain cũng áp dụng khoảng thời gian hưởng
trợ cấp ngắn là 06 tháng (với khoảng thời gian 12 tháng làm công việc có tham gia bảo hiểm).
Cũng giống như Đan Mạch, Pháp áp dụng thời gian hưởng trợ cấp lên tới 02 năm. Tuy nhiên, bắt đầu ở
khoảng thời gian 04 tháng hưởng trợ cấp sau 04 tháng tham gia bảo hiểm cho tới khoảng thời gian giới hạn
nêu trên. Canada cũng áp dụng một khoảng thời gian hưởng trợ cấp ngắn dành cho các đối tượng có đủ điều
kiện hưởng trợ cấp với tổng số thời gian làm việc tương đối thấp, ngoại trừ trường hợp chương trình BHVL
của Canada chi trả trợ cấp với khoản thời gian lâu hơn đối với những đối tượng sống ở trong các khu vực có
tỷ lệ thất nghiệp cao13.
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia khá đặc thù khi chú trọng vào khoảng thời gian làm việc dài hạn.
Trung quốc áp dụng khoảng thời gian hưởng trợ cấp 01 năm đối với các người lao động thực hiện các công
việc có tham gia bảo hiểm trong khoảng thời gian từ 01 đến 05 năm, nhưng kéo dài khoảng thời gian hưởng
trợ cấp tới 24 tháng đối với người lao động có thời gian 10 năm làm việc. Ở khía cạnh tương tự, Việt Nam
cũng công nhận khoảng thời gian làm việc lâu dài, thông qua áp dụng khoảng thời gian 03 tháng hưởng trợ
cấp nếu tham gia bảo hiểm được 01 năm, 06 tháng sau khi tham gia bảo hiểm 03 năm, 09 tháng sau khi tham
gia bảo hiểm 06 năm và 12 tháng sau thời gian tham gia bảo hiểm 12 năm.
Ở một số các quốc gia như Argentina, Pháp, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc quy định khoảng thời gian hưởng

trợ cấp không chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian làm việc trước đó mà còn phụ thuộc vào độ tuổi của người
tìm việc, theo đó người cao tuổi đề nghị hưởng trợ cấp được áp dụng thời gian hưởng trợ cấp lâu hơn.
Một số các quốc gia cũng có các quy định kéo dài khoảng thời gian hưởng trợ cấp trong các thời điểm có tỷ
lệ thất nghiệp cao hoặc vì lý do thiên tai hay thảm họa tự nhiên. Mặt khác, việc kéo dài khoảng thời gian
hưởng trợ cấp thường được quy định bằng các quy định đặc biệt khi phát sinh nhu cầu. Ví dụ các quy định
đặc biệt được áp dụng tại Chile, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ và Canada.
Do đó, có nhiều phương thức tiếp cận để thiết lập khoảng thời gian hưởng trợ cấp tối đa, tùy vào tình hình và
lựa chọn của từng quốc gia, liên quan tới cấu trúc thất nghiệp và các cơ hội tái tìm việc làm tiềm năng, và
thậm chí liên quan tới các tình hình thời sự đang diễn ra. Dường như không có công thức tối ưu xét theo khía
cạnh thực tiễn, ngoại trừ quan niệm cho rằng hiển nhiên cần phải xem xét sự cân bằng giữa tính hoàn chỉnh
và và chi phí liên quan.
Nghiên cứu cụ thể hơn về chi trả trợ cấp cho thấy việc trợ cấp được thực hiện chi trả hàng tháng, thường gắn
với khoảng thời gian chi trả mang tính truyền thống hoặc thông thường. Tuy nhiên, Canada và Mỹ thực hiện
chi trả trợ cấp thất nghiệp 2 tuần/lần. Thậm chí nếu thực hiện chi trả như trên có thể đòi hỏi nhiều hơn về mặt
quản trị, nhưng cũng mang lại một số ưu điểm: trước tiên, khoảng thời gian chi trả ngắn giúp tạo điều kiện
cho việc kiểm tra các hoạt động cũng như tình hình của người nhận trợ cấp thất nghiệp, ưu điểm này còn có
tính bù đắp cao hơn so với các gánh nặng hoạt động cũng như chi phí hành chính gây ra. Thứ hai, chi trả tiền
mặt nhanh chóng và thường xuyên hơn cho người hưởng trợ cấp, điều này có thể đặc biệt hữu ích trong
trường hợp người lao động bị mất việc làm và do đó không có nguồn thu nhập nào khác.

12
13

Thời gian trước, Đan Mạch áp dụng khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp kéo dài tới 04 năm.
Khoảng thời gian hưởng trợ cấp theo chương trình BHVL Canada được trình bày trong bảng ở trang web />
23


Làm việc trong khi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Một số nước cho phép người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục nhận toàn bộ hoặc một phần trợ cấp

thất nghiệp trong khi làm các công việc bán thời gian. Các quy định thông thường vẫn được áp dụng với các
đối tượng hưởng trợ cấp đó. Tuy nhiên, các đối tượng đó phải tiếp tục tìm kiếm việc làm và phải chấp nhận
các công việc toàn thời gian phù hợp, cũng như tiếp tục tham gia bất kỳ khóa đào tạo và thực hiện các biện
pháp kiếm việc làm mà họ được giới thiệu. Trường hợp thu nhập từ công việc bán thời gian vượt quá một
mức nhất định, có thể dừng chi trả hoặc giảm mức trợ cấp thất nghiệp của các đối tượng đó.
Mục đích của các quy định trên có ba mục đích: thứ nhất, khuyến khích người hưởng trợ cấp tiếp tục tham
gia vào thị trường lao động và như vậy duy trì hoặc cải thiện kỹ năng làm việc của họ, thậm chí sử dụng các
công việc bán thời gian như là một bước đệm để tiến tới việc làm toàn thời gian; thứ hai, cho phép người sử
dụng lao động tìm được những người lao động sẵn sàng thực hiện các việc tương đối nhỏ nhặt; và thứ ba,
giúp người lao động duy trì một mức sống hợp lý trong thời gian chuyển việc.
Các nước áp dụng những quy định nêu trên như Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và Mỹ. Tại Pháp, người lao
động được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thu nhập từ việc làm bán thời gian thấp hơn 70% thu nhập bình
quân trước đó và thời gian làm việc thấp hơn 110 giờ/tháng. 14 Tại Đức, người hưởng trợ cấp làm việc dưới
15 giờ/tuần có thể tiếp tục nhận trợ cấp BHTN, nhưng sẽ dừng nhận trợ cấp nếu thời gian làm việc có thời
gian làm việc từ 15 giờ trở lên. Tại Canada, người lao động thất nghiệp có thể nhận khoản trợ cấp ở mức 57$
hoặc 40% khoản trợ cấp hàng tuần mà không bị khấu trừ trợ cấp; bất kỳ thu nhập bổ sung nào đều được khấu
trừ trong khoản trợ cấp của họ. Tại Nhật Bản, người lao động được phép có các thu nhập từ công việc bán
thời gian trong thời kỳ được xác định thất nghiệp nhưng có thể bị khấu trừ khoản trợ cấp thất nghiệp nếu các
thu nhập đó vượt quá một giới hạn nhất định (như quy định tại Điều 19 của Luật BHTN Nhật Bản). Các quy
định tương tự cũng được áp dụng tại Mỹ, tuy có sự khác biệt giữa các bang liên quan đến mức thu nhập từ
công việc bán thời gian được phép mà không ảnh hưởng đến mức trợ cấp thất nghiệp được chi trả.

Các mức trợ cấp
Mức trợ cấp, theo Điều 15 của Công ước số 168, không thấp hơn 50% thu nhập trước đó, Điều 15 cũng quy
định về mức trần liên quan tới tiền lương bình quân. Theo Công ước số 102 quy định ở mức 45%.
Xét theo khía cạnh thực tế đối với các mức trợ cấp và khoảng thời gian hưởng được quy định khoảng gần 70
năm trước bởi Ông Alfred D.Watson, một chuyên gia về lĩnh vực bảo hiểm đã có những đóng góp quan trọng
trong việc xây dựng các quy định của chương trình BHTN Canada: “Với vai trò là nền tảng cho một chương
trình bảo hiểm hiệu quả, vấn đề sẽ trở lên nghiêm trọng hơn nếu mức trợ cấp cao một cách bất hợp lý hơn so
với khoảng thời gian trợ cấp phù hợp cần có xét về mặt dài hạn, vì mức trợ cấp cao một cách bất hợp lý gây

cản trở đối với người nhận trợ cấp trong toàn bộ khoảng thời gian hưởng trợ cấp, dài hạn hay ngắn hạn, có
thể tìm kiếm việc làm hiệu quả”15 ngày nay, lời khuyên đó dường như vẫn có tính hợp lý.
Mức trợ cấp phổ biến nhất là từ 50% đến 60% thu nhập trước đó được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm. Quy
định trên được áp dụng khác nhau ở mỗi quốc gia ví dụ như tại Argentina (áp dụng cho 04 tháng hưởng trợ
cấp đầu tiên), tại Đức (áp dụng mức tiêu chuẩn), Hàn Quốc và Thái Lan (áp dụng đối với người lao động bị
mất việc làm phi tự nguyện), Mỹ và Việt Nam. Tại Đức, người lao động nuôi từ một con trở lên được hưởng
mức trợ cấp là 67%, trong khi đó tại Pháp và Nhật Bản áp dụng mức trợ cấp còn cao hơn đối với người tìm
việc có thu nhập thấp (tương ứng lên towis75% và 80%). Chương trình BHTN Đan Mạch áp dụng mức trợ
cấp cao nhất, đạt mức 90%.
14

Nếu thỏa mãn các điều kiện trên, trợ cấp thất nghiệp được chi trả ở mức bị khấu trừ (thu nhập từ việc làm bán thời
gian được chuyển đổi sang ngày làm việc toàn thời gian và trợ cấp thất nghiệp được chi trả cho những ngày còn lại
trong tháng).
15
Giải thích các nguyên tắc và quy định cơ bản của Đạo luật Bảo hiểm thất nghiệp”, Ottawa, 1953.

24


Ở một thái cực khác, Chile và Argentina đều áp dụng mức trợ cấp hàng tháng giảm dần, theo đó Chile áp
dụng mức trợ cấp giảm dần từ 50% xuống mức 30% tổng thu nhập trước đó, Argentina thực hiện chi trả trợ
cấp giảm dần từ 50% xuống mức 35%. Tại Chile, các lao động tạm thời chỉ được nhận trợ cấp thất nghiệp
trong khoảng thời gian 02 tháng ở mức tương ứng 35% và 30%. Trung Quốc áp dụng các mức trợ cấp bằng
nhau không liên quan tới thu nhập trước đó, các mức trợ cấp, theo quy định của nhà nước, không được vượt
mức lương tối thiểu tại địa phương. Tuy nhiên, các mức trợ cấp có thể cao hơn mức “đảm bảo mức sống tối
thiểu” (Theo chương trình Di Bao), được địa phương xác định và thiết lập nhằm chống lại tình trạng nghèo
cùng cực. Cuối cùng, Mông Cổ là quốc gia áp dụng mức trợ cấp thất nhất, ở mức 15% thu nhập trước đó trừ
người lao động đã làm việc trước đó tối thiểu 05 năm, và sau đó mức trợ cấp được tăng lên tối thiểu ở mức
50%.

Luôn có mức tối đa trong chi trả khoản trợ cấp thất nghiệp định kỳ. Các quốc gia quy định mức tối đa dựa
vào mức được tin là có giá trị hợp lý, ví dụ như so với tiền lương bình quân của lao động làm công ăn lương
hoặc các điểm tham chiếu khác. Tuy vậy, không có các quy định cứng nhắc hay nhanh chóng về mức tối đa
nêu trên. Tại Pháp, mức trợ cấp tối đa hàng tháng vào khoảng gấp 3 lần thu nhập của một người lao động
bình thường có thể kiếm được. Tại Canada là khoảng 50% tiền lương bình quân. Các quốc gia khác có mức
giới hạn tối đa thậm chí còn thấp hơn.
Trên quan điểm bảo hiểm, mức lợi ích và đóng góp theo nguyên tắc được tính toán dựa trên cơ sở thu nhập
như nhau, đây là phương thức tiếp cận được hầu hết các quốc gia áp dụng. Ngoại trừ Bahrain tính thuế đối
với tổng tiền lương nhưng xác định mức tối thiểu đối với trợ cấp hàng tháng và Trung Quốc áp dụng mức trợ
cấp không liên quan đến thu nhập trước đó mà áp dụng mức trợ cấp như nhau. Hoặc là dựa trên việc áp dụng
của nguyên tác trên tại Mỹ với giới hạn về thu nhập được dùng làm căn cứ tính phí bảo hiểm (Đối với mức
phí do người sử dụng lao động đóng) ở hầu hết các bang thấp hơn so với mức được dùng làm cơ sở cho việc
tính trợ cấp.
Có một thực tế khá thú vị đối với các nhà hoạch định chính sách, đó là ở hầu hết nếu không muốn nói là tất
cả các quốc gia, rủi ro rơi vào tình trạng thất nghiệp đối với nhóm có thu nhập thấp là nhiều hơn so với nhóm
có thu nhập cao, như vậy mức phí bảo hiểm tối thiểu được xác định ở mức cao hơn trên nguyên tắc sẽ mang
lại nhiều thu nhập hơn là một mức tăng tương ứng trong trợ cấp thất nghiệp.

25


×