Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiết 49 bài 29 oxi ozon(tiết 1) bùi thị minh tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.91 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Lớp: 10A2 - Trường THPT Hai Bà Trưng

Chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh

GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang

Tiết 49 – Bài 29: OXI – OZON( Tiết 1)

Giáo sinh: Bùi Thị Minh Tâm

Ngày soạn: 25/02/2019
Ngày dạy: 04/03/2019
I.

MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Học sinh trình bày được
 Vị trí , cấu hình electron, cấu tạo của oxi.
 Tính chất hóa học cơ bản của oxi.
 Một số phương pháp, nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
và trong công nghiệp.
 Những ứng dụng thực tế của oxi trong công nghiệp và trong cuộc
sống.
Học sinh giải thích được oxi có tính oxi hóa mạnh
Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để giải các bài tập hóa hoc có
liên quan.
2. Kỹ năng
 Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của oxi.
 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh để rút ra được nhận xét về tính chất và


phương pháp điều chế của oxi.
 Viết phương trình hóa học để chứng minh tính chất hóa học cơ bản
của oxi.
 Giải các bài tập hóa học có liên quan.
3. Thái độ
 Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.


 Say mê, yêu thích môn học.
 Nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong đời sống và có ý thức
bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
 Năng lực tính toán hóa học.
 Năng lực hợp tác.
 Năng lực tư duy.

II.

PHƯƠNG PHÁP
 Thuyết trình, vấn đáp
 Trực quan
 Phương pháp dạy học theo nhóm.

III.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 Giáo viên: Kế hoạch bài học, đồ dùng dạy học, máy tính, máy chiếu,
video thí nghiệm, phiếu học tập
 Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi


IV.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút )
2. Tiến trình dạy bài mới:


Đặt vấn đề : Ở lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu được khí oxi có vai trò rất quan trọng
trong đời sống con người và sinh vật, vì khí oxi đã duy trì sự sống hàng ngày cho
con người và các sinh vật. Nhưng chúng ta thường quan sát thấy những vật bằng
sắt để lâu ngoài không khí sau một thời gian thường có hiện tượng bị gỉ sét hay ở
các hồ nuôi tôm cá thường được lắp đặt các hệ thống sục khí. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Tiết 49 – Bài 29: OXI –
OZON( Tiết 1)”
Xin chào các em tiết trước chúng ta kiểm tra nên cô sẽ kết hợp kiểm tra bài cũ
trong bài mới. Ở nhà chúng ta có thường hay dùng nhìn thấy các vết gỉ sét của
dao, nan hoa xe đạp, khung sắt của cửa sổ không? (Có nhà bạn nào có bể nuôi
cá cảnh không? Nhà em dùng hệ thống gì để duy trì sự sống cho cá cảnh?)
Được rồi để trả lời cho lý do tại sao đồ vật bằng sắt để ngoài không khí thì bị
gỉ sét( nuôi cá cảnh sử dụng hệ thống sục khí) chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
bài hôm nay“Tiết 49 – Bài 29: OXI – OZON( Tiết 1)”

A. OXI
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Vị trí và cấu tạo của oxi
- Dựa vào bảng tuần

hoàn, hãy xác định vị trí
của nguyên tố oxi (ô,
chu kỳ, nhóm) và nêu
cấu hình electron của
nguyên tử oxi
- Dựa vào kiến thức đã
được học, hãy viết công
thức electron, công thức
cấu tạo và công thức
phân tử của oxi.
- Gọi hs khác nhận xét và
chốt lại kiến thức.

- Oxi thuộc ô số 8, chu
kỳ 2, nhóm VIA
- Cấu hình e: 1s22s22p4

- CT e:
- CTCT: O=O
- CTPT: O2

Nội dung cần đạt
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO
8O : Z=8
- Cấu hình electron 1s22s22p4
- Chu kì 2
- Nhóm VIA
- CT e:
- CTCT: O=O
- CTPT: O2



Hoạt động 2: Tính chất vật lý
- Chúng ta để duy trì sự
sống sẽ hít khí Oxi và
thải ra khí CO2 dựa vào
kiến thức đó các em
hãy nêu cho cô biết
mùi, vị, màu sắc của
khí O2?
- Yêu cầu hs xác định tỷ
khối của oxi so với
không khí và đưa ra
nhận xét.
- Như vậy, càng lên cao
lượng oxi càng thấp.
- Vì vậy các nhà leo núi
thường phải mang theo
bình đựng khí oxi vì
càng lên cao lượng oxi
trong không khí càng
giảm.
- Mọi sinh vật sống trên
mặt đất được là do
chúng có thể lấy oxi từ
trong không khí để hô
hấp, nhưng các loài cá
lại có thể sống được ở
dưới nước chứng tỏ
điều gì? Vậy tại sao oxi

tan được trong nước mà
chúng ta vẫn cần phải
lắp các hệ thống sục khí
ở các ao hồ nuôi tôm
cá?
- Chúng ta có thể nhìn
thấy oxi hóa lỏng ở
đâu?

- Khí, Không màu,
không mùi, không vị

- Nặng hơn không khí
(d=32/29=1,1)

- Oxi tan được trong
nước

- Vì oxi ít tan trong
nước và giúp tăng hàm
lượng oxi trong nước
- Trong các bình thở của
thợ lặn hoặc các bình
oxi trong bệnh viện.
Người ta thường nén ở
thể lỏng để chứa được

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Khí, Không màu, không mùi,
không vị

- Nặng hơn không khí (d=1,1)
- Ít tan trong nước
- Hóa lỏng ở -183 oC ( có màu
xanh da trời)


nhiều oxi hơn.

Hoạt động 3: Tính chất hóa học
- Dựa vào cấu hình e và
giá trị độ âm điện của
oxi, hãy cho biết tính
chất hóa học cơ bản của
oxi
- Dựa vào kiến thức các
em đã học ở trung học cơ
sở, hãy hoàn thành phiếu
học tập sau(1)
- Yêu cầu hs lên bảng viết
các phương trình pư
trong phiếu học tập
- Chiếu từng video thí
nghiệm và chữa từng
phần trong phiếu học tập
cho học sinh
- GV bổ sung: sản phẩm
của phản ứng đốt cháy C
trong oxi ngoài khí CO2
còn có khí CO. Đây là
một khí rất độc và có thể

gây chết người. Vì vậy,
chúng ta không nên đốt
than sưởi trong phòng
kín và không nên sử
dụng nguồn năng lượng
là than vì nó sẽ giải
phóng ra khí CO2, khí
CO2 không độc nhưng nó
lại là một trong những
nguyên nhân gây hiệu
ứng nhà kính, phá hủy

- Oxi có 6e lớp ngoài
cùng nên dễ dàng
nhận thêm 2e để đạt
cấu hình bền của khí
hiếm.
- Oxi là nguyên tố phi
kim hoạt động hóa
học, có tính oxi hóa
mạnh

- HS hoàn thành phiếu
học tập dưới sự hướng
dẫn của giáo viên

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Oxi có tính oxi hóa mạnh
O2 + 2.2e  O-2
1. Tác dụng với kim loại

( trừ Au,Ag, Pt )
0

0

2

o

2

t
VD : 2 Mg  O 2 ��
� 2Mg O

0

0

8/3

o

2

t
3 Fe 2 O2 ��
� Fe 3 O 4

2. Tác dụng với phi kim

Oxi tác dụng hầu hết với các phi
kim, trừ halogen, tạo thành oxit
axit.
0

0

4 2

o

t
VD : C  O 2 ��
�C O2
0

0

4 2

o

t
S  O 2 ��
� S O2
0

0

5 2


o

t
4 P  5 O 2 ��
� 2 P2 O 5

- Hs các nhóm lên bảng
trình bày

3.Tác dụng với hợp chất
Oxi tác dụng với nhiều hợp chất
vô cơ và hữu cơ như C2H5OH,
CO, CH4, …
2

0

o

4 2

2

t
VD : C 2 H 5OH  3 O 2 ��
� 2 C O 2  3H 2 O


môi trường.

- Gv đưa ra kết luận

4

0

4 2

o

2

t
C H 4  2 O 2 ��
�C O2  2 H 2 O

2

0

4 2

o

t
2 C O  O2 ��
� 2 C O2

 Kết luận : Những phản ứng mà
oxi tham gia đều là phản ứng

oxi hóa khử, trong đó oxi là
chất oxi hóa, trong hầu hết các
hợp chất thì số oxi hóa của O là
-2
Hoạt động 4: Ứng dụng
- Dựa vào kiến thức thực
tế kết hợp với SGK, nêu
các ứng dụng của oxi.

-

V.
ỨNG DỤNG
- Oxi có vai trò quyết định đối
Thuốc nổ nhiên liệu
với sự sống của con người.
tên lửa
- Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa
Hàn cắt kim loại
- Hàn cắt kim loại
Y khoa
- Y khoa
Công nghiệp hóa chất - Công nghiệp hóa chất
Luyện thép.
- Luyện thép.

Hoạt động 5: Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm,
khí oxi được điều chế
bằng cách phân hủy

những hợp chất giàu oxi
và ít bền đối với nhiệt
như KMnO4, KClO3,…
- Chiếu video thí nghiệm
điều chế oxi từ KMnO4
sau đó yêu cầu hs lên
bảng viết phương trình
phản ứng minh họa
- Dựa vào tính chất vật lý
của oxi đó là có tỉ khối
nặng hơn không khí và ít
tan trong nước thì chúng

- HS thực hiện dưới dự
hướng dẫn của GV
- Đẩy nước và đẩy
không khí
- Từ không khí và từ

VI. ĐIỀU CHẾ
1.Trong PTN
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi
được điều chế bằng cách phân hủy
những hợp chất giàu oxi và ít bền
đối với nhiệt như KMnO4, KClO3,


KMnO4
O2↑


0

t
���

K2MnO4+ MnO2 +
0

MnO2 , t
� 2KCl +3O2↑
2KClO3 ����


ta có những cách gì để
thu được khí oxi?
- Dựa vào sách giáo khoa
em hãy nêu cách điều
chế khí oxi trong công
nghiệp?
- Trong tự nhiên, oxi còn
được sinh ra nhờ quá
trình quang hợp của cây
xanh để làm giảm CO2
có trong không khí,
chống ô nhiễm môi
trường. Do đó, cần phải
có ý thức trồng và bảo vệ
cây xanh vì đó cũng
chính là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta.


nước
2. Trong công nghiệp
- Từ không khí : Chưng cất phân
đoạn không khí lỏng.
- Từ nước :
dien phan

2H2O ����

2H2↑ + O2↑

V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1) Củng cố
a. Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 2, nhóm VIA.
C. Chu kì 3, nhóm IVA.
D. Chu kì 2, nhóm IVA.
b. Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là
A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính khử mạnh.
C. Tính oxi hóa yếu.
D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
c. Oxi không phản ứng trực tiếp với :
A. Flo
B. Crom
C. Cacbon
D. Lưu huỳnh

d. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là
A. Mg, Al, C, C2H5OH
B. Al, P, Cl2, CO
C. Au, C, S, CO
D. Fe, Pt, C, C2H5OH
e. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. Điện phân nước.
B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.


C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

2) Dặn dò
 Yêu vầu học sinh làm bài tập 1, 2,4 SGK trang 127
 Đọc và chuẩn bị bài OZON.
VI.

Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Giáo viên hướng dẫn

Giáo sinh thực tập

Nguyễn Thị Thu Trang


Bùi Thị Minh Tâm


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
HOÀN THÀNH CÁC PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG HÓA HỌC SAU:
1. Tác dụng với kim loại
Mg + O2 
Fe + O2 

Xác
định
số oxi
hóa
của
các

Na + O2 

2.

Tác dụng với phi kim
C+ O2 
S+ O2 

P+ O2 

3.

Tác dụng với hợp chất

C2H5OH + O2 
CO + O2 
CH4+ O2 

nguyên tố trong phản ứng? Và cho biết chúng có thuộc loại phản ứng oxi hóa
khử không ?



×