Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất giống chè kim tuyên tại công ty xây dựng miền tây, thôn phia đén, xã thành công huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

QUAN TRUNG CHUYỂN

NGHIÊN CƯU ANH HƯƠNG CUA PHÂN HƯU CƠ VI SINH ĐÊN
SINH TRƯƠNG VA NĂNG SUÂT GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI
CÔNG TY XÂY DỰNG MIỀN TÂY, THÔN PHIA ĐÉN,
XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông Học

Khóa học

:2015 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

QUAN TRUNG CHUYỂN

NGHIÊN CƯU ANH HƯƠNG CUA PHÂN HƯU CƠ VI SINH ĐÊN
SINH TRƯƠNG VA NĂNG SUÂT GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI
CÔNG TY XÂY DỰNG MIỀN TÂY, THÔN PHIA ĐÉN,
XÃ THÀNH CÔNG, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K12 – LTTT

Khoa

: Nông Học

Khóa học


:2015 – 2017

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Hoàng Kim Diệu

Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ÕN
Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn, thiếu thốn. Mặc dù vậy, Đảng và Nhà nước vẫn luôn luôn quan tâm
đầu tư tạo mọi điều kiện cho giáo dục. Coi giáo dục là mặt trận quan trọng
trong quá trình đưa Đất nước thoát khỏi đói nghèo. Dù điều kiện học tập và
nghiên cứu của học sinh, sinh viên nước ta còn hạn chế so với một số nước
khác trong khu vực, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn luôn tạo mọi điều
kiện để sinh viên phát huy tối đa khả năng của mình.
Để học luôn đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế như Bác Hồ
đã dạy, cuối mỗi khoá học tất cả các trường đều tổ chức cho sinh viên đi thực
tập. Với mục đích đạo tạo được người cán bộ giỏi về lý thuyết, vững tay nghề.
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá
trình học tập của các trường Đại học nói chung và sinh viên trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian hết sức cần thiết để sinh
viên củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực
tế sản xuất ngoài đồng ruộng, tạo điều kiện để sinh viên học hỏi và hiểu biết
thêm về kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững
phương pháp tổ chức, tiến hành và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả. Tạo

cho mình một tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo để khi ra
trường trở thành những kỹ sư có đủ trình độ, năng lực góp phần xây dựng quê
hương đất nước.
Xuất phát từ quan điểm đó. Được sự nhất trí của nhà trường, khoa
Nông học em được phân công về công ty Xây dựng miền tây, thôn Phia Đén,
xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng về chuyên đề “Nghiên
cưu anh hương phân hưu cơ vi sinh đên sinh trương va năng suât

giống


2

chè Kim Tuyên tại công ty Xây dựng miền Tây, thôn Phia Đén, xã Thành
Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” Trong thời gian thực tập vừa
qua em nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo,
bạn bè, anh chị em trong công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của giảng
viên hướng dẫn: Th.S: Hoàng Kim Diệu đã dành nhiều thời gian tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này.
Do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế, nên chuyên đề thực tập
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn bè để nội dung chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thành và đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Sinh viên

Quan Trung Chuyển


3



4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2009 – 2013..................................................................................... 4
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2009 – 2013..................................................................................... 5
Bảng 2.3: Sản lượng của thế giới và một số nước trồng chè chính năm 2009 –
2013 ... 6
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2007 – 2013 ......
12
Bảng 2.5. Diện tích trồng chè trông mơi của Công ty giai đoan 2013-2016 .. 18
Bảng 2.6. Năng suất chè của Công ty năm 2014-2016 ................................... 19
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh đến các chỉ tiêu
sinh trưởng của giống chè Kim Tuyên ......................................... 25
Bảng4.2:Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh đên cac yêu tô
câu thanh năng suât. ...................................................................... 27
Bảng4.3:Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh đên
năngsuấtvàchấtlượngnguyênliệu che Kim Tuyên .........................
28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh tới thành phần
sâu hại giống chè Kim Tuyên ....................................................... 29
Bảng4.5:Chiphísửdụngphân HCVS cho1lứachèError! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT


: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

Đv

: Đơn vị

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

HCVS

: Hữu cơ vi sinh

KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

LSD.05

: Sai khác có ý nghĩa

NN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn


NXB

: Nhà xuất bản

TB

: Trung bình



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục đich nghiên cưu.................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Tình hình sản xuất trên thế giới và tiêu thụ chè ở Việt Nam. ....................
3
2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới....................................................... 3
2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên Thế Giới....................................................... 7
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ...................................... 9
2.2. Một số nét về tình hình hoạt động của công ty Xây Dựng Miền Tây. .... 16
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ....................................

16
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. .................................................... 17
2.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. ................................................. 18
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2014 – 2016 ..
18
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................... 21
3.1. Vât liêu nghiên cưu .................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 21
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 21
3.4. Phương pháp thực hiện......................... .................................................... 21
3.4.1. Phương phap bô tri thi nghiêm.............................................................. 21


3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 22
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 25
4.1. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh tới các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của giống chè Kim Tuyên .......................................... 25
4.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh đên cac yêu tô câu
thành năng suất của giông che Kim Tuyên ............................................. 26
4.3. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ vi sinh tới thành phần sâu
hại giống chè Kim Tuyên ........................................................................ 29
PHÂN 5 .KÊT LUÂN VA ĐE NGHI........................................................... 31
5.1. Kêt luân .................................................................................................... 31
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32
PHỤ LỤC


1



2

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng có
điều kiện thiên nhiên trù phú, khí hậu mát mẻ, đất đai tươi tốt. Tận dụng lợi
thế đó, những năm qua người dân nơi đây tích cực trồng chè, phát triển thành
cây trồng mũi nhọn giúp xóa đói giảm nghèo. Nhận thấy tiềm năng tại vùng
đất này, từ số ít hộ trồng chè ban đầu, đến nay cây chè dần được nhân rộng ra
cả xóm Phia Đén với hơn 30 hộ tham gia và xem đây là cây trồng mũi nhọn
để xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, để tận dụng nguồn lực sẵn có, tăng hiệu quả
sản xuất và hỗ trợ cho bà con, năm 2011, Công ty TNHH Miền Tây đã đầu tư
xây dựng nhà xưởng, cùng nhân dân cải tạo đất trống đồi trọc, vận động
người dân quanh vùng trồng các giống chè như: Ô long, Phúc vân tiên, Hồng
trà, Kim tuyên... để cung cấp cho công ty.
Hiện nay, công ty xây dựng hệ thống nhà xưởng sản xuất chè tại chỗ,
thực hiện cấp giống, phân bón, hướng dẫn kĩ thuật cho nhân dân. Cùng với sự
liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, cũng như hiểu rõ thế mạnh của địa
phương, những năm qua huyện Nguyên Bình cũng luôn tạo điều kiện hỗ
trợ người dân phát triển kinh tế, nhân rộng diện tích trồng chè. Bên cạnh đó
huyện cũng phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ, đào tạo kỹ thuật trồng chè, góp
phần đưa sản phẩm chè Phia Đén thành sản vật mang thương hiệu của địa
phương. Có thể thấy, trồng và phát triển diện tích trồng chè đã đem lại hiệu
quả kinh tế cho người dân vùng núi cao Phia Đén.
Hiên tai Công ty Xây dưng Miên Tây đasửdụng

phân hưu cơ vi sinh


chê biên tư phu phâm nông nghiêp la ba cây dong riêng
trongcanhtáccâychèlàmộthướngđiđúngđắn,hướngtớimộtnềnnôngnghiệphữucơ
,sinhtháibềnvữngvàthânthiệnvớimôitrường.Tuynhiên,trênthựctế,việcsửdụng


phê phu phâm bon cho cây che cua công ty

chưa đươc tinh toan cu thê vê

mưc bon va sô lân bon hơp ly đê cây che co kha năng sinh trương tôt

, cho

năng suât cao va ôn đinh.
Xuất phát từ thưc tê trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cưu anh hương
của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trương va năng suâtgiống chè Kim Tuyên
tại công ty Xây dựng miền Tây, thôn Phia Đén, xã Thành Công, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”
1.2. Mục đich nghiên cưu.
- Xác định đư ợc anh hương cua cac mưc phân bon hưu cơ vi sinh đên
sinh trương va năng suât cua giông che Kim Tuyên.
1.3. Ý nghĩa – yêu cầu của đề tài
- Nghiên cưu anh hương cua cac mưc phân bon hưu cơ vi sinh đên sinh
trương cua cây che
- Nghiên cưu anh hương cua cac mưc phân bon hưu cơ vi sinh đên năng
suât cua cây che
- Nghiên cưu anh hương cua cac mưc phân bon hưu cơ vi sinh đên mưc
đô nhiêm sâu bênh cua cây che
1.4. Ýnghĩakhoahọcvàthựctiễn

- Ýnghĩakhoahọc

Cáckếtquảnghiêncứucủađềtàihươngđếnsựpháttriểnbềnvững



gópphầnnângcao năng suât che cua Công ty.
-Ýnghĩathựctiễn
Đề tài có thể được coi là cơ sở để từ đó có những định hướng cho việc
sử dụng phân vi sinh chê biên tư phu phâm nông nghiêp cho cây chè vào thực
tiễn sản xuất. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cũng như góp phần
nâng cao năng suất và chất lượng chè tại công ty Xây dựng miền Tây,
thôn Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng


PHẦN2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình sản xuất trên thế giới và tiêu thụ chè ở Việt Nam.
2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thê giới.
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm). Ngày nay
chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến đa dạng và phong phú. Ngoài việc
thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng thưởng thức chè ở nhiều nước đã
được nâng lên tầm văn hóa với cả nghi thức trang trọng và thanh cao của trà
đạo. (Lê Tất Khương và cs, 1990)[5]
Hiện nay, hàng tỷ người trên Thế Giới đã sử dụng chè làm thứ nước
uống hàng ngày, ngay cả nước Tây Âu thì số người chuyển từ uống cà phê
sang trà ngày càng nhiều.
Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ [2], quốc gia đầu tiên trên Thế Giới phát triển
sản xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những
năm 805 sau Công Nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780,

vào Nga năm 1833, vào Malaixia năm 1914, đến năm 1920 thì tiến tới các
nước Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine,... Trên Thế Giới cây chè được phát
triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 18 trở lại đây. Đến năm
2000, đã có hơn 100 nước trồng và xuất khẩu chè. Sản lượng chè Thế Giới
năm
2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng chè
lớn nhất (chiếm hơn nửa tổng sản lượng) và cũng là hai nước tiêu thụ chè lớn
nhất Thế Giới. Chè được xuất khẩu trên Thế Giới dưới hai dạng chính là chè
đen và chè xanh, trong đó, chè đen chiếm phần lớn lượng chè xuất khẩu
(84%). Shrilanka và Kenya là hai nước xuất khẩu chè đen lớn nhất, chiếm
27,88% và
20,63% thị phần xuất khẩu.
Các nước Liên Xô cũ là thị trường nhập khẩu chè đen lớn nhất, chiếm
22%, tiếp theo là Anh (13%), Parkistan (11%) và Mỹ (8%). Không như chè


đen, chè xanh được sản xuất ít hơn (chiếm 25% tổng sản lượng) và chủ yếu
được tiêu thụ nội địa. Trung Quốc, Nhật Bản là các nước sản xuất và tiêu thụ
chính. Các nước xuất khẩu chè xanh lớn nhất gồm có Trung Quốc (83,4%),
Việt Nam (10,16%) và Inđônêsia (4,28%). Chè xanh được xuất khẩu
nhiều nhất sang Morocco (18,7%).
Theo FAO (2014) thì tình hình sản xuất chè tính đến năm 2013 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2009 – 2013
(Đơn vị:ha)
Nước
Trung Quốc

Năm
2009

2010
2011
2012
2013
1.320.873 1.419.530 1.514.000 1.513.000 1.763.500

Ấn Độ

579.000

579.000

600.000

605.000

563.980

Indonexia

123.506

124.573

123.300

122.500

122.400


Việt Nam

111.400

113.200

114.399

115.964

121.649

Mianma

77.975

78.746

78.604

79.000

79.900

Nhật Bản

47.300

46.800


46.200

45.900

45.400

Bangladest

59.000

52.236

56.670

58.000

58.300

Kenya

158.294

171.916

187.855

190.600

198.600


Thế Giới

3.028.446 3.129.831 3.267.712 3.275.991 3.521.221
(Nguồn: Theo FAO Satistics Division 2015)[9].

Như vậy, tính đến năm 2013 diện tích chè thế giới đạt 3.521.221 ha
tăng
492.775 ha tương đương với 13,9% so với năm 2009. Trong đó Trung Quốc là
nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích là 1.763.500 ha năm 2013
tăng 442.627 ha so với năm 2009 chiếm 50,08% diện tích chè toàn thế giới.
Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với diện tích là 563.980ha, giảm 15.020 ha tương.
Diện tích chè Việt Nam đạt 121.649 ha tăng 10.249 ha so với năm 2009.


Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2009 – 2013
(Đơn vị: Tạ chè khô/ha)
Năm

Nước
2009

2010

2011

2012

2013


Trung Quốc

10.416

10.338

10.834

11.334

10.998

Ấn Độ

16.800

17.119

16.112

16.529

21.433

Indonexia

12.704

12.069


12.182

12.253

12.100

Việt Nam

16.670

17.532

18.060

18.704

17.616

Mianma

3.880

3.944

3.944

4.051

3.967


Nhật Bản

18.182

18.162

17.771

18.715

18.678

Bangladest

10.085

11.486

10.676

10.603

10.978

Kenya

19.849

23.209


20.117

19.381

21.771

Thế Giới

14.072

14.609

14.152

14.707

14.624

(Nguồn: Theo FAO Satistics Division 2015)[9].
Qua bảng 2.3 cho thấy năng suất chè của thế giới ở mức khá ổn định.
Trong đó Kenya là nước có năng suất chè cao nhất 21,771 tạ khô/ha, vượt quá
năng suất bình quân của thế giới 48,87%. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 có năng
suất chè là 21.433 tạ khô/ha, Mianma là nước có năng suất chè thấp nhất
3.967 tạ khô/ha bằng 27,12% năng suất chè trung bình toàn thế giới. Trong đó
Việt Nam tính đến năm 2013 đạt năng suất là 17.616 tạ khô/ha.


Bảng 2.3: Sản lượng của thế giới và một số nước trồng chè chính năm
2009 – 2013
(Đơn vị: Tấn)

Năm
Nước
2009
Trung Quốc

2010

2011

2012

1.375.780 1.467.467 1.640.310 1.714.902

2013
1.939.457

Ấn Độ

972.700

991.182

966.733

1.000.000

1.208.780

Indonexia


156.901

150.342

150.200

150.100

148.100

Việt Nam

185.700

198.466

206.600

216.900

214.300

Mianma

30.255

31.060

31.000


32.000

31.700

Nhật Bản

86.000

85.000

82.100

85.900

84.800

Bangladest

59.500

60.000

60.500

61.500

64.000

Kenya


314.198

399.006

377.912

369.400

432.400

Thế Giới

4.261.725 4.572.251 4.624.001 4.818.118

5.345.523

( Nguồn: Theo FAO Satistics Division 2015) [9]
Qua bảng 2.4 cho thấy sản lượng chè trên thế giới năm 2013 là
5.345.523 tấn tăng 1.083.798 tấn so với năm 2009. Trung Quốc là nước có
sản lượng chè lớn nhất thế giới đạt 1.939.457 tấn chiếm 36,28% tổng sản
lượng thế giới. Sản lượng chè thấp nhất là nước Mianma đạt 31.700 tấn chiếm
0,59% tổng sản lượng chè thế giới. Việt Nam đạt sản lượng 214.300 tấn
chiếm 4,01 % tổng sản lượng chè thế giới.


2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên Thê Giới
Năm 2007 chè đen tiêu thụ trên thế giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng trung
bình hàng năm là 2,8%. Trong đó mức tăng chủ yếu ở các nước phát triển đạt
1,95 triệu tấn tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước phát triển cũng đạt mức
tăng hàng năm là 2% đạt 719.000 tấn.

Đặc biệt tiêu thụ chè đen của Ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh đạt 832.000
tấn tính trung bình 3,2% (theo FAO Satistic tation 2006)[9].
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, các nước tiêu thụ chè hàng
năm thường phải nhập khẩu chè bao gồm 115 nước 34 nước Châu Phi, 29
nước Châu Á, 28 nước Châu Âu, 19 nước Châu Mỹ, 5 nước Châu Đại Dương.
Năm 2008 tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất Thế Giới
đạt 2,18 tỷ đô la mỹ chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn Thế Giới.
So với cũng kỳ năm 2007 kim ngạch chè các nước này tăng trung bình
16,89%. Nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất năm 2008 là Nga (510,6
triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1
triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la). Trong khi đó tổng kim ngạch của 10
nước xuất khẩu chè lớn nhất Thế Giới đạt 3,5 tỷ đô la mỹ tăng 18,8% so với
cùng kỳ năm 2007. Danh sách các nước trong bảng xếp hạng 10 nước xuất
khẩu chè lớn nhất Thế Giới năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm
2007 với 3 nước dẫn đầu là Srilanka (đạt 1,2 tỷ đô la), Trung Quốc (682,3
triệu đô la) và Ấn Độ (501,3 triệu đô la).
Sản lượng chè của Kenya nước xuất khẩu chè đen lớn nhất Thế
Giới đã giảm 9% xuống còn 278 triệu kg trong 11 tháng đầu năm 2009.
Srilanka nước xuất khẩu chè lớn nhất thứ 4 trên Thế Giới đã sản xuất
263,8 triệu kg chè trong 11 tháng đầu năm 2009 cũng giảm 12% so với
cùng kỳ năm trước đó. Theo thống kê chính thức trong giai đoạn tháng 1
– 9 năm 2009, sản lượng chè thế giới đạt 1275.5 triệu kg, giảm khoảng


89 triệu kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của Hội đồng Chè Kenya, sản lượng chè của nước này cả
năm 2011 sẽ sụt giảm 9% so với năm 2010, đạt mức 365 triệu kg.
Kenya xuất khẩu 221,7 triệu kg chè, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm
trước. Thị trường chè xuất khẩu của nước này trong những tháng vừa qua đã
được mở rộng tới 40 nước và vũng lãnh thổ. Pakistan hiện vẫn đang là nước

nhập khẩu chè lớn nhất của Kenya với sản lượng nhập khẩu 40,1 triệu kg,
chiếm 18% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước.Tiếp đó là Ai Cập với 36,9
triệu kg.
Mặc dù sản lượng chè xuất khẩu cả năm 2011 của Kenya giảm nhưng
do nhu cầu tiêu tiêu thụ chè thế giới tăng cao dẫn tới giá xuất khẩu của mặt
hàng này có nhiều thuận lợi trong thời gian vừa qua. Dự báo doanh thu xuất
khẩu chè của nước này trong năm 2011 đạt 1,06 tỉ USD, tăng 9.3% so với
năm 2010.
Theo số liệu của Ủy ban Chè, sản lượng chè Ấn Độ tăng 10% đạt
114.700 tấn trong tháng 6/2011. Tháng 6/2010, Ấn Độ chỉ sản xuất được
104.300 tấn. Sản lượng chiếm 50% chè của Ấn Độ, tăng 24% lên 62.820 tấn
trong tháng 6/2011 từ 50.700 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu chè từ Ấn Độ, nước trồng chè thứ 2 thế giới sau Trung
Quốc, giảm 18% còn 74.600 tấn trong 6 tháng tính đến hết ngày 30/6/2011.
Xuất khẩu trong tháng 6 giảm còn 12.300 tấn so với 12.800 tấn của cùng
kỳ năm ngoái.
Trong năm 2011 Tại Kenya, giá bình quân các loại chè hàng đầu đạt
3,80 USD/kg, so với 3,74 USD/kg trong tuần cuối năm 2010.
Tại Bănglađét, giá trung bình các loại chè tăng 1,59% lên 195,72 taka,
tương đương 2,76 USD/kg nhờ chất lượng tốt cho dù nhu cầu giảm.
Tại Chittagong, đã có 1,33 triệu kg chè được đem ra chào bán nhưng tỷ


lệ thu hồi chiếm tới 16,49%.
Giá của các loại chè dao động từ 165 taka đến 264 taka/kg, trong đó có
lô 500kg chè bụi Red Dust được giá nhất.
Tại Ấn Độ năm 2011 giá chè Coonoor với 12,45 lakh kg (1 lakh =
100.000), cao hơn 81.000 kg so với phiên đấu giá cuối năm 2010.
Trên thị trường thế giới hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh, người tiêu
dùng tại Mỹ vẫn có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cafe,

nước trái cây sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Đặc biệt là những loại chè
có chất lượng trung bình. Tại Châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga cũng đều có
xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2009 – 2010 nhập khẩu chè của Nga tăng từ 223.600
tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên mức tiêu
thụ chè đen (loại chè chiếm 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ có xu hướng giảm.
Như vậy có thể thấy nhu cầu sử dụng chè của các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống
liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và Châu Á vẫn
thích dùng các sản phẩm chè truyền thống. Điều này giúp cho các nước trồng
và xuất khẩu chè trên thế giới có phương pháp chế biến chè phù hợp cho từng
vùng cũng như định ra được vùng sản xuất chè phù hợp cho sản phẩm của
mình.
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Với 3/4 là diện tích đồi núi Việt Nam có điều kiện tự nhiên phong phú
phù hợp cho cây chè sinh trưởng ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên chè ở
Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1925. Trước năm 1925 chè chỉ
dùng làm chè xanh để uống và chưa được chế biến thành chè khô như ngày
nay.
Lịch sử phát triển của cây chè có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1890 - 1945:
Vào các năm 1890; 1891 người Pháp tiếp tục điều tra và thành lập


những đồn điền chè đầu tiên ở Việt Nam: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích
60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) với diện tích 250 ha, ở giai đoạn này 2 tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi có 1990 ha chè. Các Trạm nghiên cứu chè cũng
được thành lập ở Phú Hộ (Phú Thọ) năm 1918, ở Plâyku năm 1927 và ở Bảo
Lộc (Lâm Đồng) năm 1931 (theo Nguyễn Mạnh Khôi, 1983)[4].
Trong những năm 1925 - 1940, người Pháp đã mở thêm các đồn điền

chè ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích 2750 ha.
Đến năm 1938, Việt Nam có 13.405 ha chè với sản lượng 6.100 tấn chè
khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ và cao nguyên Trung
Bộ, trong đó trên 75% diện tích là do người Việt quản lý.
Đến năm 1939, Việt Nam đạt diện tích 13.408 ha với sản lượng 10.900
tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật
Bản và Indonexia.
Ở giai đoạn này, diện tích chè vẫn còn phân tán, lẻ tẻ mang tính chất tự
cung tự cấp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ với phương thức quảng canh là
chính.
- Giai đoạn 1945 - 1954:
Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên các vườn chè bị
bỏ hoang, ít được đầu tư chăm sóc, diện tích và sản lượng chè đều bị giảm sút
rất nhiều.
- Giai đoạn 1954 - 1990:
Ở giai đoạn này các chương trình phát triển nông nghiệp đã được hoạch
định. Cây chè được xác định là cây có giá trị kinh tế cao có tầm quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là ở vùng Trung du miền
núi.
Trong những năm 1958 - 1960 hàng loạt các nông trường chè quân đội
được thành lập. Từ năm 1960 đến 1970 chè được phát triển mạnh ở cả 3 khu
vực: Nông trường quốc doanh, Hợp tác xã chuyên canh chè và hộ gia đình.
Các cơ sở nghiên cứu chè, Phú hộ, Bảo Lộc được củng cố và phát triển,


hàng loạt các vấn đề như: Giống, kỹ thuật canh tác, chế biến được đầu tư
nghiên cứu, phát triển. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản
xuất, góp phần làm tăng thêm diện tích sản lượng chè Việt Nam. Từ năm
1980 đến năm 1990, diện tích chè tăng từ 46.900 ha lên 60.000 ha tăng 28%.
Sản lượng tăng từ 21.000 tấn chè khô lên 32.200 tấn chè khô, tăng 53,3%.

Trong giai đoạn này, công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nhiều nhà
máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở Nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Cao bằng, Thái Nguyên.... Với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, vật chất
của Liên Xô, Trung Quốc, phần lớn sản phẩm chè được xuất khẩu sang Liên
Xô và các nước Đông Âu.
Trong giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của 1 số tổ chức sản xuất,
kinh doanh chè như: Tổng công ty chè Việt Nam (VinaTea) vào năm 1987,
Hiệp hội chè Việt Nam (ViTas) năm 1988... Các tổ chức này ra đời đã quản lý
và lãnh đạo ngành chè, giúp ngành chè từng bước ổn định và phát triển.
- Giai đoạn 1990 đến nay:
Từ năm 1990 - 1997, diện tích chè từ 60.000 ha tăng lên 81.700 ha tăng
26,2%, sản lượng chè khô tăng từ 32,2 nghìn tấn lên 52 nghìn tấn. Công nghệ
chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, sự chồng chéo về quản lý
ngành chè đã phần nào làm cho ngành chè chững lại. Diện tích chè vẫn tăng
nhưng năng suất chè giảm, đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam, thống
nhất quản lý ngành chè được tiến hành, một số liên doanh liên kết với nước
ngoài được thành lập, công nghệ chế biến bước đầu được chú trọng, đổi mới
thị trường xuất khẩu mở rộng sang Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đã củng cố và tạo
được niềm tin cho người trồng chè và làm chè.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư ưu


tiên phát triển cây chè, cây chè được xem là cây trồng có khả năng xóa đói,
giảm nghèo làm giàu của hộ nông dân. Do đó diện tích, năng suất và sản
lượng chè không ngừng tăng lên từ những năm 90 trở lại đây.
Thời gian gần đây chè đã phát triển mạnh do liên kết sản xuất với nước
ngoài và hiện nay nhu cầu sử dụng chè chuyển sang một giai đoạn mới, giai
đoạn sử dụng chè sạch. Từ đó cũng đã có nhiều bước chuyển đổi để đưa
ngành chè Việt Nam mở rộng và phát triển cùng thế giới.

Do đặc điểm địa hình của nước ta phức tạp đã tạo nhiều vùng khí hậu
khác nhau do đó cũng chia ra nhiều vùng chè phân bố khác nhau.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2007 –
2013
Năm

Diện tích
(Nghìn ha)

Năng suất
(tạ /ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2007

107,400

15,270

164,000

2008

108,800

15,947

173,500


2009

111,400

16,670

185,700

2010

113,200

17,532

198,466

2011

114,399

18,060

206,600

2012

115,964

18,704


216,900

2013

121.649

17,616

214.300

Nguồn:(Theo FAO satistics Division 2015)[9].
Từ năm 2007 đến 2012 diện tích, năng suất, sản lượng chè tăng nhanh.
Năm 2012 diện tích chè là 115.964ha, tăng 8.564ha. Năng suất bình quân năm
2012 là 18,704 tạ/ha, tăng 3,434 tạ/ha. Sản lượng chè theo đó cũng tăng mạnh
đạt 216.900 tấn búp khô vào năm 2012 tăng 52.900 tấn tương ứng 24,38% so
với năm 2007. Mặc dù diện tích năm 2013 tăng mạnh là 121.649 ha nhưng do


điều kiện thời tiết bất thuận và diện tích người dân trồng lại nhiều dẫn đến
năng suất giảm nhẹ còn 17,616 tạ/ha và sản lượng giảm hơn so với năm 2012
là 214.300 tấn.
Việt Nam là nước có ngành chè truyền thống hàng trăm năm với nhiều
vùng chè đặc sản nổi tiếng, có 35/63 tỉnh, thành phố trồng chè, tập trung chủ
yếu ở trung du miền núi phía bắc và cao nguyên Lâm Đồng với gần 130.000
ha. Hiện có khoảng 690 nhà máy chế biến chè trong đó có 31 nhà máy có quy
mô sản xuất lớn, 103 nhà máy có quy mô sản xuất vừa còn lại là các cơ sở sản
xuất chế biến nhỏ và hàng vạn các lò thủ công chế biến do các hộ gia đình tự
chế, đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống
trong vùng chè.

Theo báo cáo quý I năm 2009 ngành hàng chè Việt Nam của trung tâm
thông tin. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGROINFO) xuất khẩu
chè của Việt Nam năm 2008 [4] và quý I năm 2009 đều tăng về giá trị so với
năm 2007. Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý I,
Nga vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về
lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,4 nghìn tấn
chè sang thị trường Nga với trị giá 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất
khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ 2 với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1
nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với
tháng đầu năm 2010.
Lượng chè xuất khẩu năm 2009 đạt 133 nghìn tấn, với kim ngạch 178
triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 21,27% về giá trị so với năm 2008.
Năm 2009 kết thúc, ngành chè đã đạt kết quả vượt kế hoạch đề ra. Đây
là tiền đề và cơ hội cho ngành chè phát triển hơn nữa. Theo số liệu thống kê,
trong tháng 1/2010 lượng chè Việt Nam xuất khẩu đạt 10.580 tấn với kim


ngạch 14,55 triệu USD, so với tháng12/2009 giảm cả lượng và kim ngạch là
5,6% và 12,4%, so với cùng kỳ năm trước lại tăng 72,2% về lượng và tăng
82,1% về kim ngạch.
Trong tháng 2/2010 xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống
nhất chỉ đạt 354 tấn chè các loại, trị giá 704,2 nghìn USD, giảm 17,59% về trị
giá và 20,81% về lượng so với tháng 1/2010. Nhưng nếu so sánh 2 tháng đầu
năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh
cả về lượng lẫn trị giá với 801 tấn chè các loại, trị giá 1,55 triệu USD, tăng
4.527,64% về trị giá và 2.706,71% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Năm
2010, ngành chè Việt Nam đã có những đột phá về giá nhờ có chất lượng
được cải thiện và giá tăng trên thị trường thế giới. Giá chè xuất khẩu năm qua
đạt bình quân 1.450 đô la Mỹ/tấn, giúp giá chè Việt Nam từ chỉ bằng 50%
leolên mức 70% so với giá chè trung bình của thế giới.

(w.w.w.viettrade.gov.com)[11]
Hai tháng đầu năm 2011, sản lượng xuất khẩu chè Việt Nam đạt 14
nghìn tấn với kim nghạch đạt 20 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 1,45
USD/kg, giảm 17% về lượng nhưng tăng 13% về giá so với cùng kỳ năm
2010, trong đó chè đen chiếm 67%, chè xanh 30%, còn lại là các loại chè
khác với thị trường lần lượt là: Pakistan, Nga, Đài Loan, Afganistan. Chè đen
chiếm 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, đối với loại sản
phẩm này thì Đài Loan là thị trường lớn nhất, chiếm 17%, tiếp đến là Nga,
Irăc, Pakistan, Đức và Singapore.
Năm 2011 giá chè ở thị trường trong nước cũng đã tãng 30% lên bình
quân 70.000 đồng/kg. Giá chè nước ta sẽ tiếp tục tăng nhờ chất lượng tiếp tục
được cải thiện và nhu cầu cao từ phía khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm
nay được Hiệp Hội Chè dự đoán sẽ tăng 20% so với mức 197 triệu đô la Mỹ
của năm 2010, lên trên 200 triệu đô la Mỹ.


×