Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN huệ 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.71 KB, 34 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng
dạy Công nghệ 10.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ - Lớp 10.
3. Tác giả:
Họ và tên:

Vũ Thị Huệ

Giới tính: Nữ.

Ngày tháng/năm sinh:

20 - 06 - 1982

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Sinh học.
Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Miện III.
Điện thoại: 0986 566 942
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THPT Thanh Miện III – Xã
Ngũ Hùng - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Thanh Miện III
Địa chỉ: Thôn La Ngoại – Xã Ngũ Hùng - Huyện Thanh Miện.
Điện thoại: 02203 736 397
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự quan tâm nghiên cứu kĩ các kiến thức về các phương pháp dạy học
tích cực giáo viên, sự tích cực chủ động, ham học hỏi của học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường: Có đầy đủ các điều kiện đảm bảo việc
dạy học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016
HỌ TÊN TÁC GIẢ


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

(KÝ TÊN)

ĐƠN VỊ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM

Vũ Thị Huệ

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đòi hỏi con người làm việc phải năng động sáng tạo. Ngành giáo
dục là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, để đáp ứng được mục tiêu trên
của giáo dục, đổi mới các phương pháp dạy và học cho các bộ môn học nói
chung và bộ môn Công nghệ nói riêng có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời kì “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Chính vì vậy việc dạy - học Công nghệ trong nhà trường THPT
hiện nay là rất quan trọng, nó góp phần tạo cơ hội lập nghiệp, giúp thế hệ trẻ
trong tương lai có một kiến thức vững vàng để phù hợp với sự phát triển của
đất nược.
Trong thực tế, môn Công nghệ là môn không thi trung học phổ thông
Quốc gia, cũng không sử dụng kết quả để xét đại học cao đẳng nên các em
thường coi nhẹ kiến thức môn học. Đặc biệt kiến thức về Nông, Lâm, Ngư
nghiệp là kiến thức đơn điệu, nhàm chán, nội dung trong sách giáo khoa phần
nhiều mang tính áp đặt dẫn đến học sinh không có hứng thú trong học tập.
Ngoài ra, với bản thân trong suy nghĩ của giáo viên bộ môn cũng không coi
trọng môn học mà mình giảng dạy, nên ít đổi mới phương pháp, ít đầu tư thời

gian để tìm tòi các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn để tăng hứng
thú cho môn học của mình.
Vì vậy, nhằm kích thích tính sáng tạo, gây hứng thú học bộ môn tôi đã
mạnh dạn đề xuất và áp dụng sáng kiến: Vận dụng phương pháp dạy học tích
cực trong giảng dạy Công nghệ 10.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Thời gian: Người viết sáng kiến đã tiến hành áp dụng sáng kiến từ tháng 9
năm 2015
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 10 THPT.

2


- Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong
giảng dạy phần Nông - Lâm - Ngư nghiệp môn Công nghệ 10.
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Phòng bộ môn, đồ dung học tập, phương tiện
dạy học…
3. Nội dung của sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của
người giáo viên, người sắp xếp, điều khiển và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Giáo viên phải biết sắp xếp và tổ chức các hoạt động trên lớp làm sao cho hợp
lí, vừa sức và gây được hứng thú đồng tời giảm căng thẳng cho học sinh trong
lúc học đặc biệt là khi dạy học Công nghệ. Với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm,
học hỏi đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm trong việc sử
dụng phần mềm cho học sinh qua bài học cụ thể. Học sinh tiếp thu bài tốt hơn,
phát huy tính tư duy, kích thích sự sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt khi áp dụng
phần mềm vào bài giảng tôi nhận thấy học sinh tích cực học tập, không khí lớp
học sôi nổi hơn. Học sinh có hứng thú tìm hiểu linh kiện và mạch trên thực tế
Đa số học sinh tập trung học, một số trước kia kiểm tra chỉ được 5 đến 7
điểm sau khi học tập theo cách này học sinh đã đạt điểm 7 đến 8.

Thời gian nghiên cứu và đúc rút viết kinh nghiệm từ năm học 2015 2016 đến tháng 01 năm 2018 hoàn thành.
4. Kết quả đạt được của sáng kiến.
Qua quá trình nghiên cứu cũng như thực nghiệm đã chứng tỏ vai trò của
việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đối với học tập của học sinh
trong bộ môn Công nghệ 10 nói chung cũng như việc rèn kĩ năng và phát triển
năng lực của người học.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần chỉ ra rằng với bộ môn thường xuyên
được coi là môn học phụ, đơn điệu nhàm chán cũng có thể trở nên thú vị, vui
vẻ và đáng học như bao bộ môn học được coi là chính khác. Nếu được triển
khai, vận dụng thường xuyên một cách đồng bộ có thể giúp học sinh quen với
phương pháp học tập khoa học, kích thích sự tìm tòi, tích cực chủ động sáng
tạo trong học tập.
3


5. Đề xuất và kiến nghị.
Từ những giá trị đạt được, chúng ta đều nhận thấy vai trò cũng như
tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy tích cực, tôi xin mạnh dạn đề xuất
với các cấp lãnh đạo ủng hộ và tạo điều kiện để phương pháp này được sử dụng
rộng rãi trong dạy học ở các trường phổ thông, ngày càng cần thiết vì vậy rất
mong Sở giáo dục, nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho
môn học (các phòng học có máy chiếu, máy tính, sách tham khảo cho học sinh
mượn...) .

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Cơ sở lí luận

Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và
đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào
trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri
thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp
THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Môn Công nghệ 10 là môn học ứng dụng nhằm trang bị cho học sinh hệ
thống kĩ thuật Nông - Lâm - Nghiệp đại cương, những cơ sở khoa học của
những giải pháp kĩ thuật - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Làm
tiền đề cho bậc học tiếp theo và vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời hình thành
cho học sinh một số kĩ năng cơ sở, phổ biến. Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng
hợp. Do đó đối với học sinh phổ thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp
gắn bó với lĩnh vực của ngành Nông nghiệp hay không thì những hiểu biết về
về lĩnh vực vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của các em. Chính vì vậy
để có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc hơn về kĩ thuật nông nghiệp là một vấn đề có
ý nghĩa rất quan trọng hướng nghiệp cũng như đời sống thực tiễn cho học sinh.
Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn để mỗi
người giáo viên giảng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có
trách nhiệm tìm ra con đường để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu
kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và có hiệu quả.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Giáo viên.
5



Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng:
phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên,
việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ
yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư
duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà
không có thêm các sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn.
Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Qua hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường cũng như sinh
hoạt chuyên môn qua mạng bằng những chuyên đề, thảo luận nhóm, tôi đã tiến
hành tìm hiểu nhận thức của các giáo viên khác về đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực ở các bộ môn nói chung và môn Công nghệ 10 nói
riêng thu được những nhận định như sau:
Đa số giáo viên nhận thức đúng về phương pháp dạy học tích cực cũng
như vai trò của dạy học tích cực đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã quan tâm nhiều tới việc
thiết kế các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập để học sinh được hoạt động tích cực
chủ động đặc biệt là trong các tiết thực hành giúp phát triển ở các em các kĩ
năng, năng lực.
Một bộ phận giáo viên được hỏi nếu áp dụng phương pháp tích cực vào
giảng dạy Công nghệ 10 còn lưỡng lự do lo ngại khi áp dụng gặp nhiều khó
khăn như mất thời gian cho khâu chuẩn bị, thiết kế bài giảng, học sinh không
hợp tác, trang thiết bị dạy học thiếu thốn...
1.2.2. Học sinh.
Hiện nay, việc học các bộ môn nói chung và môn Công nghệ 10 nói riêng ở
đại bộ phận học sinh rất thụ động chủ yếu nghe giảng, ghi chép và học thuộc
những kiến thức thầy cô truyền thụ nên đa số các em không đọc bài và chuẩn bị
trước bài ở nhà do đó hầu như các em không có những thắc mắc muốn hỏi giáo
viên trong giờ học, không đọc thêm các tài liệu gì để giải đáp các thắc mắc.
Chính vì vậy khi giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận, học sinh ngại phát biểu

6


vì sợ trả lời sai hoặc chỉ chờ các bạn và giáo viên trả lời nên kiến thức qua đi
mờ nhạt. Học sinh tiếp thu bài chậm, kết quả thể hiện qua các bài kiểm tra thấp.
Lớp (số
HS)
10A (40
HS)
10B( 40
hs)
10C( 40
hs)
10E( 40h
s)

Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình

Giỏi
Số
lượng
6

Yếu

Tỉ lệ

Số lượng


Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

15%

18

45%

14

35%

2

5%

6

15%

17


42,5%

15

37,5%

2

5%

6

15%

16

40%

16

40%

2

5%

7

17,5%


16

40%

15

37,5%

2

5%

Bên cạnh thực trạng đại bộ phận các lớp học sinh được phân công giảng
dạy có thái độ học tập như vậy, bản thân tôi đã trao đổi với học sinh của mình
và được biết hầu hết các em đều muốn những giờ học được tự mình khám phá
ra kiến thức, được tự mình tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá để giải quyết
vấn đề và đó là bản chất của các phương pháp dạy học tích cực.
Như vậy qua điều tra thực tiễn về giáo viên cũng như học sinh, tôi nhận
thấy việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hoàn toàn phù
hợp để đổi mới dạy – học trong giai đoạn mới, tạo hứng thú học tập, phát huy
tính tích cực của học sinh, nâng cao nhận thức, kĩ năng cho người học. Đáp ứng
yêu cầu giáo dục toàn diện con người trong thời đại mới. Những vấn đề nêu
trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn để mỗi người giáo viên giảng
dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra con
đường để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu kiến thức một cách chủ
động, tích cực, sáng tạo và có hiệu quả.
2. Nội dung nghiên cứu.
2.1. Khái quát chung về phương pháp dạy học tích cực.
2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở
nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc
7


hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học,
nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của
thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng
giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực
hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái
áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn
quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt
động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách
vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy
và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành
công.
2.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được áp dụng
trong giảng dạy môn Công nghệ 10:
a. Phương pháp đóng vai.
Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách
tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực,
thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai
- Thứ tự các nhóm đóng vai

- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở
điểm nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống
nên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.
* Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
8


- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành
vi đạo đức và chính trị – xã hội
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của
các vai diễn.
* Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
- Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để
không lạc đề
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
- Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi
đóng vai
b. Phương pháp bàn tay nặn bột.
Các bước dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột như sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do
giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống

xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất
phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì
việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên có những trường hợp
không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn
đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể).
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay kiến thức mà học sinh
sẽ được học). Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ,
gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, tìm tòi, nghiên cứu của học
sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi khám phá, lĩnh hội kiến
thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng
(trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng
9


đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực
hiện thành công.
Bước 2: Hình thành quan niệm ban đầu của học sinh
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của học
sinh là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp bàn tay nặn bột. Trong
bước này, giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban
đầu của mình trước khi được học kiến thức mới. Để làm bộc lộ quan niệm ban
đầu của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học
có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày
quan niệm ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện
của học sinh như có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng
cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ. Từ những quan niệm ban đầu của học
sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi. Chú ý xoáy sâu vào những
quan niệm liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số quan niệm ban đầu khác biệt
trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan

đến nội dung bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì giáo viên cần phải
chọn lựa các quan niệm ban đầu tiêu biểu trong số hàng chục quan niệm của
học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt
điều khiển sự thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ
những sự khác biệt đó theo ý đồ dạy học. Việc chọn lựa các quan niệm ban đầu
không tốt sẽ dẫn đến việc so sánh và đề xuất câu hỏi của học sinh gặp khó
khăn.
Bước 3: Xây dựng giả thuyết và đề xuất phương án thực nghiệm
Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị
các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu
hỏi đó. Các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây là các phương

10


án để tìm ra câu trả lời như quan sát, thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tài
liệu…
Tùy theo kiến thức hay vấn đề đặt ra mà học sinh có thể đề xuất các
phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu khác nhau. Trong quá trình đề xuất
phương án thực nghiệm, nếu ý kiến của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn
từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì giáo viên nên gợi ý và từng bước
giúp học sinh hoàn thiện diễn đạt. Giáo viên cũng có thể yêu cầu các học sinh
khác chỉnh sửa cho rõ ý. Đây là một vấn đề quan trọng trong việc rèn luyện
ngôn ngữ cho học sinh. Trường hợp học sinh đưa ra ngay phương án đúng
nhưng vẫn còn nhiều phương án khác khả thi thì giáo viên nên tiếp tục hỏi các
học sinh khác để làm phong phú các phương án tìm câu trả lời. Giáo viên có thể
nhận xét trực tiếp nhưng yêu cầu các học sinh khác cho ý kiến về phương pháp
mà học sinh đó nêu ra thì tốt hơn. Phương pháp BTNB khuyến khích học sinh
tự đánh giá ý kiến của nhau hơn là của giáo viên nhận xét.
Sau khi học sinh đề xuất được phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên

cứu, giáo viên nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án với các
dụng cụ đã chuẩn bị sẵn.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu ra,
giáo viên khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy
học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu
tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể
tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể làm trên mô hình, hoặc cho học sinh
quan sát tranh vẽ. Đối với phương pháp quan sát, giáo viên cho học sinh quan
sát vật thật trước, sau đó mới cho học sinh quan sát tranh vẽ khoa học hay mô
hình để phóng to những đặc điểm không thể quan sát rõ trên vật thật.
Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức

11


Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần
dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình
thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.
Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi
vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, giáo viên
nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm (rút
ra kiến thức của bài học). Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách
cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (quan niệm ban đầu)
trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá
trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai
hay đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh
tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách
chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến
thức. Nếu kiến thức phức tạp và dài giáo viên có thể in sẵn tờ rời để học sinh

kẹp vào vở học để tập tránh mất nhiều thời gian cho việc ghi chép các kiến thức
cơ bản của nội dung bài học.
Với nội dung kiến thức của bộ môn Công nghệ 10, phương pháp bàn tay
nặn bột được áp dụng cho các bài thực hành sẽ rất phù hợp như bài thực hành:
Xác định độ chua của đất, Trồng cây trong dung dịch, Nhận biết một số loại
sâu, bệnh hại cây trồng...
c. Phương pháp hoạt động nhóm.
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục
đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có
chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được
giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công
mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc
tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các
thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi
12


đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết
quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước
toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình
bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành :
* Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
* Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong

nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
* Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp
theo trong bài
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ
các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu
biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học
trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ
giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi
thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia.
Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học,
bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý
và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ
13


rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy
và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa
các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề
phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất
của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp
dạy học càng đổi mới.
Với kiến thức của Công nghệ lớp 10 có rất nhiều bài giảng có thể giảng theo
phương pháp hoạt động nhóm như các bài: Khảo nghiệm giống cây trồng, sản
xuất giống cây trồng, biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói

mòn mạnh trơ sỏi đá...
d. Phương pháp học đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh
tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc
biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và
giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân,
gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà
phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề thường như sau
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập kế hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
14


+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới.
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực
hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá

kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết
vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên
khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh
phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải
pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng
đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc
cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng,
hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

Các
mức
1
2
3
4

Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải
GV
GV
GV
GV
GV
HS
GV + HS HS
HS
HS
HS

HS
Trong dạy học theo phương pháp

quyếtKết

luận,

vấn đề
đánh giá
HS
GV
HS
GV + HS
HS
GV + HS
HS
GV + HS
đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa

nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát
triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời
sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

2.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Công nghệ 10.

15


2.3.1. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 12 “Đặc điểm, tính
chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” -Công nghệ 10.

Đối với bài này tôi sử dụng đóng vai theo cách 1 sau đây:
Cách 1: Học sinh đóng vai mình chính là các loại phân bón
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (15-16 người), tương ứng với 3
loại phân bón
+ Nhóm 1: Phân hóa học
+ Nhóm 2: Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên phát đồ dùng gồm 1 giấy
A0, 1 bút xạ và yêu cầu trong thời gian 10 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, xây
dựng “kịch bản”, sau đó cử đại diện lên bảng “đóng vai” chính là loại phân bón
đó. Giới thiệu “về mình” cho cả lớp (xem như là bà con nông dân) trong thời
gian 5 phút.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu
cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Hà Thị Liên - lớp 10C
lên đóng vai:
“…Xin chào tất cả bà con, tôi xin tự giới thiệu tôi là phân hóa học, là loại
phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng nguyên liệu tự
nhiên hoặc tổng hợp. Nếu xét theo số nguyên tố tham gia tôi thường được chia
làm 2 loại đó là: phân đa nguyên tố và phân đơn nguyên tố, phân đơn nguyên
tố ví dụ như: đạm, lân, kali… phân đa nguyên tố ví dụ như NPK...
Bà con nông dân nên sử dụng tôi bởi tôi có những đặc điểm sau: thứ nhất,
chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nên chỉ cần bón lượng ít.
Thứ hai, tôi phần lớn dễ tan (trừ lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả
16



nhanh. Tuy nhiên, tôi lại có nhược điểm là bón nhiều và liên tục nhiều năm sẽ
làm đất chua, do đó để sử dụng tôi có hiệu quả bà con cần lưu ý một số vấn đề
sau: Đạm, kali bón thúc là chính. Lân (khó tan) chủ yếu bón lót. Đất dễ bị chua
hóa nên cần kết hợp bón vôi cải tạo.
Bà con lựa chọn tôi chính là đầu tư có hiệu quả, tôi hy vọng sẽ là người
bạn đưa lại năng suất cao cho các bác. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu và
thắng lợi…”.
Ghi chú: Từ in nghiêng là nội dung chính được HS trình bày trên giấy A0.

GIÁO ÁN
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, học sinh phải:
1. Về kiến thức: - Kể tên được một số loại phân bón thường dùng trong
nông, lâm nghiệp. Cho ví dụ từng loại.
- Nêu được đặc điểm và tính chất của một số loại phân bón thường dùng
trong nông, lâm nghiệp.
- Mô tả được cách sử dụng các loại phân bón và giải thích được cơ sở
khoa học của việc sử dụng. Nêu được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được cách sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh.
2. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, trình bày trước lớp
3. Về thái độ: Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phân bón để
tham gia và vận động mọi người sử dụng phân bón hợp lý, tăng năng suất cây
trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
con người.
4. Năng lực: Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
thu thập và xử lí thông tin, năng lực ngôn ngữ, năng lực thể hiện bản thân...

II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY

- Mẫu một số loại phân bón thường dùng (đạm, lân, kali, NPK…)
- Tranh ảnh liên đến bài dạy
17


- 3 tờ giấy A0 , 3 tờ nguồn, 3 bút xạ, 3 cốc (hoặc bình tam giác)
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Thảo luận nhóm – phương pháp đóng vai
- Làm việc với sách giáo khoa
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (2 phút)
2. Vào bài mới (4 phút)
GV hỏi: Trong việc cải tạo 4 loại đất trồng đã học, muốn cung cấp chất
dinh dưỡng cho đất người ta thường sử dụng biện pháp nào? (HS: Bón phân)
GV giảng thêm: Tại Hội nghị phân bón thế giới (1937) từng nói: “Cơ sở
sản xuất nông nghiệp là độ phì nhiêu. Cơ sở độ phì nhiêu là phân bón, nhờ
phân bón mà đất xấu củng trở thành đất tốt…”
? Vậy phân bón gồm những loại nào?
HS trả lời → GV sắp xếp ở bảng
Phân đạm, lân, kali
Phân hoá học

Phân hỗn hợp NPK
Phân vi lượng
Phân xanh: bèo…


Phân bón

Phân hữu cơ

Phân chuồng…
Phân rác, phân bùn…

Phân vi sinh vật
GV kết luận và vào bài mới: Như vậy, có rất nhiều loại phân bón khác nhau. Muốn
sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu đặc điểm, tính chất và cách sử dụng của các loại
phân đó. Để hiểu rõ các loại phân này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay (ghi bảng).

Thời

Hoạt động của

Nội dung chính

gian
giáo viên – học sinh
10’ GV chia lớp làm 3 nhóm, cử nhóm
trưởng, thư ký và phát mỗi nhóm 1
bút xạ + 1 tờ giấy A0
Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm, phân
loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
18


hoá học.
Nhóm 2: Tìm hiểu khái niệm, phân

loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
hữu cơ.
Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm, phân
loại, đặc điểm và cách sử dụng phân
vi sinh vật.
HS: làm việc theo nhóm, viết vào
giấy A0, cử người đóng vai.
8’

- Đại diện nhóm 1 lên bảng “đóng I. PHÂN HOÁ HỌC
vai”

1. Khái niệm

HS khác bổ sung → GV tổng kết

- Là loại phân bón được sản xuất
theo quy trình công nghiệp, có sử

? Em hãy kể tên một số loại phân hoá dụng một số nguyên liệu tự nhiên
học mà em biết.

hoặc tổng hợp.

? Kể tên một số nhà máy sản xuất 2. Phân loại
phân bón.

- Phân đơn nguyên tố: N, P, K…
- Phân đa nguyên tố: NPK…


GV lấy ví dụ:

3. Đặc điểm

Đạm urê có 46% đạm nguyên chất.

- Chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất

Đạm Cloruaamon có 25% đạm dinh dưỡng cao.
nguyên chất

- Phần lớn dễ tan (trừ lân) → cây dễ

GV biễu diễn thí nghiệm: hoà tan một hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
ít đạm, kali và lân vào 3 cốc nước.

- Bón nhiều và liên tục nhiều năm →

GV lấy ví dụ:

đất chua hoá

H+

4K+

+ KCL →
+ ALCl3 + HCL
K
K

3+
Đ AL
Đ
ALCl3 + 3H20 → AL(0H)3 + 3HCL

GV hỏi thêm: Vì sao đạm, kali bón
19

4. Cách sử dụng
- Đạm, kali bón thúc là chính


lót lượng nhỏ?Bón lượng lớn thì sao? - Lân chủ yếu bón lót
GV lấy ví dụ: Bón đạm nhiều sẽ cháy - Đất dễ chua hóa → bón vôi cải tạo

VD: CaCO3 + 2H2O → Ca(OH)2 +

- Đại diện nhóm 2 lên bảng “đóng H2CO3
8’

Ca(OH)2 + 2HCL → CaCL2 + H2O

vai”
HS khác bổ sung → GV tổng kết

? Kể tên một số loại phân hữu cơ mà II. PHÂN HỮU CƠ
1. Khái niệm
em biết.
- Là loại phân bón có nguồn gốc từ
chất hữu cơ.

2. Phân loại: chia làm 2 loại chính
- Phân xanh: bèo, thân lạc, đậu…
- Phân chuồng:
Ngoài ra có các loại phân bùn, phân
rác
3. Đặc điểm
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
- Thành phần và tỷ lệ không ổn định
- Quá trình phân hóa chậm nên hiệu
? Vì sao phân hữu cơ dùng bón lót là quả chậm (lâu dài).
- Bón nhiều không hại đất mà có khả
chính? Bón thúc được không?
năng cải tạo đất tốt.

- Vì sao phải ủ hoai? Tác dụng?

- Nhiều nước nên sử dụng và khó
- Đại diện nhóm 3 lên bảng “đóng vận chuyển do đó phải ủ.
4. Sử dụng
vai”
8’

HS khác bổ sung → GV tổng kết

- Bón lót là chính
VD: Bón lúc cày → bừa lấp đất
Bón thúc phải ủ hoai
III. PHÂN VI SINH VẬT

20



1. Khái niệm
- Là loại phân bón có chứa các loài
vi sinh vật.
2. Phân loại
- Phân VSV cố định đạm:
+ Nitragin (cây họ đậu)
+ Azogin (hội sinh cây lúa)
- Phân VSV chuyển hóa lân:
+ Photpho bacterin
+ Phân lân hữu cơ vi sinh
- Phân VSV phân giải chất hữu cơ:
+ Estrasol (Nhật)
+ Mana (Nga)
3. Đặc điểm
? Đặc điểm có liên quan gì đến cách - Có chứa VSV sống, thời hạn sử
sử dụng.

dụng ngắn.
- Mỗi loại phân chỉ thích hợp với
một hoặc một nhóm cây nhất định.
- Không làm hại đất
4. Sử dụng
- Sử dụng ngay, không để lâu
- Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi
gieo
- Có thể bón trực tiếp vào đất

V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5 phút)

1. Củng cố (sử dụng tình huống dạy học): Bác An có làm 3 sào ruộng,
nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo nên bác đang phân vân lựa chọn phân bón
nào cho phù hợp (biết bác An có chăn nuôi trâu và lợn).

21


- Dựa vào kiến thức đã học về các loại phân bón em hãy cho bác An lời
khuyên?
2. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới
----------------------------------------------------------------Đối với bài này có thể sử dụng phương pháp đóng vai theo 3 cách sau đây:
Cách 2: Học sinh đóng vai là bà con nông dân 3 xã sử dụng 3 loại phân
bón.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với bà con nông dân
sử dụng 3 loại phân bón của 3 xã là: A, B, C
+ Nhóm 1: xã A - Phân hóa học
+ Nhóm 2: xã B - Phân hữu cơ
+ Nhóm 3: xã C - Phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Chọn 1 người
làm dẫn chương trình (MC) dưới hình thức tổ chức cuộc thi “Nhà nông đua tài”
với chủ đề về cách sử dụng phân bón.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. MC lần lượt mời đại diện 3 đội chơi trình
bày về cách sử dụng phân bón ở địa phương mình.
Bước 4: Cả 3 đội chơi cùng thảo luận. Các học sinh khác theo dõi, phỏng
vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, tổng kết cuộc thi trao giải
(động viên).

Cách 3: Học sinh đóng vai là bà con nông dân 3 xã sử dụng 3 loại phân bón.
Cách này phân công nhóm giống cách 2 nhưng được tổ chức tương tự cách 1.
Cách 4: Học sinh đóng vai người dân đi mua 3 loại phân bón ở 3 cửa
hàng khác nhau.
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:

22


Bước 1: Giáo viên cử một học sinh đóng vai người dân đi mua phân bón
và chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với 3 cơ sở sản xuất và bán phân bón.
+ Nhóm 1: Cửa hàng bán phân hóa học
+ Nhóm 2: Cơ sở sản xuất và bán phân hữu cơ
+ Nhóm 3: Cửa hàng bán phân vi sinh vật
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Sau đó mời đại
diện 3 nhóm lên 3 vị trí đã sắp xếp trước, lần lượt người đóng vai nông dân sẽ
ghé thăm hỏi mua và nghe 3 “cơ sở” giới thiệu về phân bón của mình (mỗi cơ
sở trình bày 3 phút).
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. Người nông dân lần lượt ghé vào 3 “cơ sở”
phân bón.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Lưu ý: “Cơ sở” sản xuất và bán phân hữu cơ có thể là hộ gia đình hoặc
trang trại chăn nuôi.
Sau đây tôi xin giới thiệu một “kịch bản” được soạn thảo làm ví dụ:
Bác An là một nông dân ở xã A, gia đình bác làm 3 sào ruộng nhưng bác
chưa biết lựa chọn sử dụng phân bón nào cho phù hợp nên bác đã đi xin “tư
vấn” của 3 cơ sở sản xuất và bán phân bón.

- Bác vào cửa hàng bán phân hóa học, được người bán hàng giới thiệu:
Bác nên dùng phân hóa học vì đây là loại phân bón ……… (thông tin về phân
hóa học) (3 phút).
- Bác vào cơ sở sản xuất phân hữu cơ, được người chủ cơ sở giới thiệu:
Bác nên dùng phân hữu cơ vì đây là loại phân bón …… (thông tin về phân hưu
cơ) (3 phút).
- Bác vào cửa hàng bán phân vi sinh vật, được người bán hàng giới thiệu:
Bác nên dùng phân vi sinh vật vì đây là loại phân bón … (thông tin về phân vi
sinh vật) (3 phút).
23


Sau khi bác An nghe lời tư vấn của 3 cơ sở, bác rất băn khoăn chưa biết
lựa chọn loại phân nào cho phù hợp. Giáo viên sử dụng tình huống mở này
làm củng cố bài học.
Em hãy cho bác An một lời khuyên?
HS tham gia trao đổi thảo luận đưa ra lời khuyên dựa vào nội dụng bài học
và sự hiểu biết của học sinh.
Giáo viên tổng kết, bổ sung, đánh giá.
2.3.2. Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học bài 8:
"Thực hành: Xác định độ chua của đất"
1. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS tiến hành xác định được độ chua của đất bằng máy đo pH đất.
- Tiến hành thực hiện đúng qui trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi
trường.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành, làm thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác với các dụng và hóa chất trong phóng thí nghiệm
* Thái độ: Nghiêm túc, tích cực chủ động trong học tập.

* Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Chuẩn bị của thầy và trò:
* GV: Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất.
- Dụng cụ: + Máy đo pH, đồng hồ bấm giây, bình tam giác dung tích 100 ml.
+ Ống đong dung tích 50 ml, cân kĩ thuật...
- Hóa chất: Nước cất, dung dịch KCl
* HS: Chuẩn bị mẫu vật đất khô đã nghiền nhỏ (2 - 3 mẫu)
3. Tiến trình bài giảng.
24


a. Ổn định tổ chức lớp.
b. Kiểm tra bài cũ.
- Phản ứng của dung dịch đất là gì? Phản ứng của dung dich đất được xác định
bởi yếu tố nào?
c. Bài mới.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* Bước 1: GV nêu vấn đề.
- Chúng ta đã biết phản ứng của
dung dịch đất do nồng độ H+
và ,OH- qui định, Vậy phản ứng của
dung dịch đất được xác định bằng - HS thảo luận và trả lời: Phản ứng của
chỉ số nào? tố quang hợp gồm dung dịch đất được xác định bằng chỉ số
những nhóm nào?
- Làm thế nào để xác định được pH
đất?


pH đất.
- HS nảy sinh tình huống có vấn đề tư
duy tìm câu trả lời.

* Bước 2: HS đưa ra quan niệm
ban đầu.
- GV yêu cầu HS dự kiến cách xác - HS thảo luận và ghi nội dung theo ý
định pH đất.

hiểu vào giấy nháp.

* Bước 3: HS đề xuất phương án
thực nghiệm để kiểm chứng.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về các
cách xác định pH đất và nêu một số
ý kiến của HS.
- Ghi tóm tắt các ý kiến của HS lên
bảng.

HS thảo luận có thể đưa ra các ý kiến:
+ Đo bằng máy.
+ Đo bằng cách dùng dung dịch trung
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×