CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH
CAO BẰNG
Cao Bằng, năm 2017
000033
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................1
Phần I. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT....................................4
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................4
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI
TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT ...............................................................................6
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung ĐKTN, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường...............6
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................. 22
2.3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất....................... 39
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH Q.LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM
2015 ...................................................................................................................................................... 42
3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số n.dung quản lý nhà nước về đất đai. 42
3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất........................................................... 51
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ........................................................................................................................................ 75
4.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước................................................ 75
4.2. Kết quả thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua
danh mục các dự án cần thu hồi đất, các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất trồng rừng
phòng hộ, đất trồng rừng đặc dụng…………………………….……..……………………82
4.3. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước ................................................................................................................. 83
4.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, KH sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới.... 87
Phần II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 .... 89
I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT....................................................................... 89
1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.................................................. 89
1.2. Quan điểm sử dụng đất ................................................................................................................ 94
1.3. Định hướng sử dụng đất............................................................................................................... 97
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .......................................... 112
2.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ..................... 112
2.2. Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất cho các ngành, lĩnh vực...................................................... 113
2.3. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất............................................................................... 149
2.4. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.................................................................................. 113
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ................................................................. 178
3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư......... 178
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
i
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
3.2. Đánh giá tác động của p.án QH sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực .... 178
3.3. Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức
độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề
nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất.......................................................................................... 179
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát
triển hạ tầng. ....................................................................................................................................... 179
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc .................................................. 179
3.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ........................... 180
Phần III. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI ..................................................................... 181
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PT KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG KỲ KẾ HOẠCH...... 181
1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................. 181
1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................ 181
1.3. Các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm ................................................................................ 182
II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) ........................................................ 183
2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng............................................................................. 183
2.2. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất ......................................................... 194
2.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng............................................................................ 199
2.4. Danh mục các công trình, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch ................................................ 200
2.5. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch .............................. 200
Phần IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................... 203
I. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...................... 203
1.1. Giải pháp về quản lý, sử dụng đất ............................................................................................. 203
1.2. Nhóm giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên nước, môi trường,
cải tạo và bảo vệ đất........................................................................................................................... 205
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KH SỬ DỤNG ĐẤT .......... 207
2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách...................................................................................... 207
2.2. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật ............................................................... 208
2.3. Giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất........................................... 209
2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................. 210
2.5. Các giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................... 210
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 212
I. KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 212
II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 212
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
ii
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn
HTX
Hợp tác xã
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
XNK
Xuất nhập khẩu
TMCP
Thương mại cổ phần
PTNT
Phát triển nông thôn
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
QL
Quốc lộ
BĐKH
Biến đổi khí hậu
KTXH
Kinh tế xã hội
KBT
Khu bảo tồn
KCN
Khu công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
TMDV
Thương mại dịch vụ
VLXD
Vật liệu xây dựng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
iii
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã được
Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 tại Điều 53,
Chương III đã quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Tại Điều 54 Chương III đã quy định
“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển
đất nước, được quản lý theo pháp luật; Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển
quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.
Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại Điều 22 Mục 2 Chương II quy định: Quản
lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai. Tại các Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40, 42, 46 đã quy định nguyên tắc,
căn cứ, nội dung và trách nhiệm lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
ở 3 cấp: cả nước, tỉnh, huyện; tại các Điều 45, 48, 49, 50 xác định thẩm quyền
phê duyệt, quyết định, công bố công khai, thực hiện và báo cáo kết quả thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Điều 43 quy định việc phải lấy ý kiến
đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối
với quản lý và sử dụng đất, năm 2010 UBND tỉnh Cao Bằng đã lập Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
và được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 09/01/2013.
Quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua
đã đạt được kết quả nhất định. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất đã đáp ứng nhu cầu đất đai của người dân và cho yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; đồng thời công tác
quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp đã đi vào nề nếp, tuân thủ theo đúng các
quy định của pháp luật về đất đai. Những năm qua Quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Cao Bằng là một trong những cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành quản lý,
tổ chức sử dụng đất đai, đầu tư, chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
1
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều yếu tố mới về bối cảnh
quốc tế và khu vực đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội
của cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Điều này đã làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất so với phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) đã được Chính phủ xét duyệt.
Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng được lập theo quy định của Luật Đất
đai năm 2003 nên một số chỉ tiêu sử dụng đất đã thay đổi so với Luật Đất đai
năm 2013. Tại Khoản 1, Điều 51, Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đối với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều
tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy
định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020)”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng đất cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh trong giai đoạn mới, phù hợp với
nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có
hiệu quả, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện Công
văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng tổ chức triển khai Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng phải đảm bảo mục đích - yêu cầu sau:
1. Phải căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành như Luật Đất
đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
2. Rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp với quy định của
Luật Đất đai năm 2013 và đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực
đến năm 2020 của tỉnh Cao Bằng.
3. Đảm bảo tính đặc thù, liên kết các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn
tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Khai
thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi thế của toàn tỉnh; đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
4. Làm căn cứ cho việc thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện và định hướng cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong quy hoạch các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
2
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
5. Cụ thể hóa chỉ tiêu sử dụng đất do cấp quốc gia phân bổ và cân đối chỉ
tiêu sử dụng đất do cấp tỉnh xác định để phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến từng
đơn vị hành chính cấp huyện.
6. Làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cân đối giữa các khoản
thu ngân sách từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại
thuế liên quan đến đất đai và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư đến từng đơn vị hành chính cấp huyện theo từng năm.
Nội dung Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
gồm các phần chính sau:
- Đặt vấn đề
- Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần III: Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020);
- Phần IV: Giải pháp thực hiện;
- Kết luận và kiến nghị
Cùng hệ thống biểu số liệu theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TTBTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
3
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Phần I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc Hội về việc
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ
sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các
công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật)
giai đoạn 2012 - 2020”;
- Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch
phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-Tg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016 - 2020;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
4
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg
ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền
núi phía Bắc đến năm 2020 (phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày
08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm
2020, định hướng đến năm 2025 (phê duyệt tại Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày
11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng (đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết
số 13/NQ-CP ngày 09/01/2013);
- Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2017 phê duyệt Quy
hoạch chung xây dưng khu du lịch Thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết khu
trung tâm du lịch Thác Bản Giốc;
- Văn bản số 2628/CP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ
thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp;
- Quyết định số 4039/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Bộ
Giao thông vận tải phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1541/QĐ-BNN-TCTL ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi gắn với thuỷ
điện nhỏ, trạm bơm thuỷ luân, nước va vùng Trung du và miền núi phía Bắc;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
5
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm
kỳ 2015 - 2020;
- Đồ án Quy hoạch vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 (được UBND tỉnh
Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/4/2016);
- Quy hoạch, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Cao Bằng: quy
hoạch phát triển rừng; thủy lợi; nông nghiệp phát triển nông thôn; phát triển hệ
thống đô thị và khu dân cư nông thôn; phát triển công nghiệp; phát triển thủy
điện nhỏ; phát triển ngành thương mại; văn hóa thông tin,...
- Đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các Sở, ngành và UBND cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Niên giám thống kê của tỉnh Cao Bằng qua các năm;
- Kết quả thống kê đất đai các năm và kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các kỳ của các cấp.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và thực trạng môi trường
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh biên giới ở cực Bắc của đất nước, nằm trong vùng
Miền núi và Trung du Bắc bộ; tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 670.026 ha.
Tỉnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện Bảo Lâm, Bảo
Lạc, Hạ Lang, Quảng Uyên, Thạch An, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Nguyên Bình,
Thông Nông, Hòa An, Phục Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng. Được
giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21'' đến 23007'12'' vĩ độ Bắc và từ
105016'15'' đến 106050'25'' kinh độ Đông.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa;
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn;
+ Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang.
Tỉnh lị là thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường
Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
6
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
qua thị trấn Đông Khê và từ đây có thể nối liền với tỉnh Quảng Ninh theo đường
Quốc lộ 4B và thủ đô Hà Nội theo đường Quốc lộ 1A.
Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của
miền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị
trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc
Giang, trong đó Tà Lùng là một trong 6 cửa khẩu Quốc tế lớn của quốc gia.
Ngoài ra, Cao Bằng còn có các tuyến đường giao thông đi các tỉnh Thái Nguyên,
Lạng Sơn và thành phố Hà Nội khá thuận lợi. Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng có
khả năng tiếp cận với cảng Cái Lân và tỉnh Quảng Ninh thông qua Quốc lộ 4A
và 4B và tới đây là đường cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn, tạo điều kiện cho việc
lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế.
2.1.1.2. Địa hình, địa thế
- Địa hình: khá đa dạng với độ cao trung bình trên 300 m so với mặt nước
biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là núi
Phia Oắc thuộc huyện Nguyên Bình có độ cao 1.931 m. Địa hình của tỉnh được
chia thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi đất, vùng núi đá, vùng bình địa trũng.
+ Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên
Bình xuống phía Tây Nam huyện Thạch An. Đây là vùng có địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 300 - 600 m so với mặt nước biển.
+ Vùng núi đá: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng
xuống phía Đông Nam của tỉnh; phân bố tập trung ở các huyện Hà Quảng, Trà
Lĩnh, Trùng Khánh, Thông Nông, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hoà. Vùng có
địa hình núi đá cao, độ chia cắt phức tạp.
+ Vùng bình địa trũng (vùng trung tâm): khá bằng phẳng, bao gồm đồi
thấp xen kẽ các cánh đồng tương đối rộng; phân bố chủ yếu ở huyện Hoà An,
thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng. Độ cao trung bình
khoảng 100 - 200 m so với mặt nước biển.
- Địa thế: phần lớn diện tích đất của tỉnh Cao Bằng có độ dốc lớn, đặc biệt
là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.
Kết quả xác định trên bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy:
+ Diện tích đất có độ dốc < 80 chiếm 6,3% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc từ 80 - 250 chiếm 18,7% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc từ 250 - 350 chiếm 30,4% diện tích tự nhiên;
+ Diện tích đất có độ dốc > 350 chiếm 44,6% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình bị chia cắt phức tạp bởi hệ thống
sông suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,… Sự đa dạng của địa hình
đã tạo ra các tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển nhiều
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
7
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
loài cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa hình cũng gây ảnh
hưởng lớn đến việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát
triển kết cấu hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông, đồng thời cũng tạo ra sự
manh mún diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa
trôi, xói mòn, sạt lở đất trong mùa mưa. Vì vậy, công tác quy hoạch cần có
những biện pháp sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2.1.1.3. Khí hậu
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí
hậu của tỉnh Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu mùa này
thường lạnh, mưa ít.
- Nắng: tổng số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ và
phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè có số giờ nằng nhiều, mùa
đông có số giờ nắng ít.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động từ 19,80C đến 21,60C;
mùa hè có nhiệt độ trung bình dao động từ 250C đến 280C, mùa đông có nhiệt độ
trung bình dao động từ 140C đến 180C. Tổng tích ôn trong năm đạt từ 7.000 đến
7.5000C.
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.450 - 1.600 mm
phân bố không đều giữa các tháng và các khu vực. Mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 6 - 9, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm
20 - 30% lượng mưa cả năm, thời kỳ khô hạn nhất là từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau. Do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các
khu vực; lượng mưa trung bình cao nhất là ở huyện Hà Quảng đạt 1.637
mm/năm; lượng mưa trung bình thấp nhất là ở các huyện Thạch An và Bảo Lạc
chỉ đạt 1.000 - 1.300 mm/năm.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 - 1.000 mm.
Thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng
mưa, gây nên tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng.
- Độ ẩm không khí: trung bình năm đạt 84 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất
là tháng 7 độ ẩm đạt 88 - 89%, tháng có độ ẩm thấp là tháng 12, đạt 80 - 82%.
- Gió: có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, đôi khi xuất
hiện gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp nên ít ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt
của nhân dân.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
8
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Ngoài ra còn có hiện tượng sương muối, sương mù, dông tố, mưa đá và
đặc biệt là lũ quét ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh Cao Bằng mang tính chất đặc thù của khí hậu
lục địa miền núi cao, có nét đặc trưng riêng khác so với các tỉnh khác trong vùng
Đông Bắc. Trên địa bàn tỉnh còn có một số tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới đã
tạo những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất có cây trồng phong phú đa
dạng với những cây đặc sản như dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tương hàm lượng
đạm cao, thuốc lá, chè đắng, trà giảo cổ lam… mà nhiều nơi khác không có điều
kiện phát triển. Tuy nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần lựa chọn hệ
thống cây trồng, mùa vụ thích hợp để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa
và khô hạn trong mùa khô.
2.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia ra làm 2 mùa rõ
rệt là mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ: mùa lũ trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng bắt đầu vào tháng 6
và kết thúc vào tháng 10. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể, giới hạn này có thể
dao động trong phạm vi 1 tháng nhưng ít khi xảy ra.
Lượng nước trên các sông, suối trong mùa lũ thường chiếm khoảng 65 80% lượng nước cả năm. Trong mùa lũ, sự phân phối dòng chảy của các tháng
không đều, lũ lớn thường tập trung vào 3 tháng 6,7,8, đặc biệt tháng 7 và tháng 8
là những tháng có dòng chảy lớn nhất.
- Mùa cạn: chế độ thuỷ văn trên các sông, suối ở tỉnh Cao Bằng trong
mùa cạn có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố như dòng chảy, lượng mưa và
các điều kiện khác của lưu vực như diện tích chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực
vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động ở những vùng núi đá vôi và các yếu tố
khí hậu. Những nhân tố này có tác dụng làm quá trình điều tiết dòng chảy mùa
cạn nhanh hay chậm. Nhìn chung, mùa cạn trên các sông, suối của tỉnh thường
bắt đầu vào tháng 10, có năm muộn là tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có năm
muộn là tháng 5, 6 năm sau; trong đó mùa cạn kiệt nhất kéo dài khoảng 3 tháng
(từ tháng 1 đến tháng 3). Thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa cạn trong năm trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng ít biến đổi.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo báo cáo thuyết minh Bản đồ đất tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/100.000, trên
địa bản tỉnh gồm các loại đất sau:
a) Nhóm đất phù sa
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
9
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Có diện tích 7.718 ha, chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên. Đất phù sa ở
Cao Bằng hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các sông Gâm, Bằng, Bắc Vọng và
Quây Sơn.... Phân bố chủ yếu ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh và rải rác ở
các, thành phố khác trong tỉnh. Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù
sa bồi đắp rất khác nhau nên đặc điểm của chúng cũng rất đa dạng.
Hầu hết diện tích nhóm đất phù sa được sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp để trồng các cây ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, đậu đỗ, rau quả. Do đất
thoát nước tốt lại nằm ven sông suối nên rất thích hợp để trồng cây trồng cạn.
Những nơi địa hình thấp thường bị ngập lũ vào mùa mưa cần chú ý bố trí cây
trồng và thời vụ thích hợp, hạn chế thiệt hạn do úng lụt và lũ quét. Nhóm đất
phù sa gồm các loại đất:
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe)
Có diện tích 379 ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ven sông Bằng Giang thuộc huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Đây là loại đất tốt ở địa hình bằng, thoải có độ phì nhiêu khá, gần nguồn
nước. Tuy nhiên mặt hạn chế của đất phù sa trung tính ít chua ở tỉnh Cao Bằng
là các tầng đất mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, dễ mất nước vào mùa khô.
Loại đất này rất thích hợp cho phát triển các cây hoa mùa lương thực và cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe)
Có diện tích 2.236 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở Hòa An, Hà Quảng. Trước đây đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa
của hệ thống sông Bằng Giang, sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn. Sau này do
chịu tác động bởi yếu tố địa hình và quá trình canh tác nên không được tiếp tục
bồi đắp hoặc được bồi rất ít thêm phù sa mới nữa.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Có diện tích 667 ha, chiếm 0,10% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở các xã Bình Long, Nam Tuấn (huyện Hòa An), Hồng Trị (huyện Bảo
Lạc) và Độc Lập (huyện Quảng Uyên).
Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm nhưng do
phân bố ở các địa hình cao hoặc vàn cao, rất ít ở địa hình vàn thấp có chế độ
nước không đều trong năm. Mùa mưa cũng bị ngập, nhưng mùa khô đất bị thiếu
nước nghiêm trọng.Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng thích hợp cho việc phát
triển nhiều cây trồng cạn ngắn ngày và cả lúa nước. Đây là loại đất có độ phì
nhiêu thấp, vì vậy muốn tăng năng suất cây trồng cao, ổn định và bảo đảm sử
dụng đất lâu bền cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ canh tác tiến bộ và thích hợp.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
10
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Đất phù sa ngòi suối (Py)
Có diện tích 3.836 ha, chiếm 0,57% tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở các
huyện trong tỉnh, tập trung thành các dải hẹp ven các suối thuộc hệ thống sông
Gâm, sông Năng, Bằng Giang, Bắc Vọng và sông Quây Sơn.
Loại đất này có diện tích không nhiều nhưng lại có vị trí quan trọng đang
được sử dụng trồng hoa màu (như ngô, đậu đỗ…) và lúa nước ở những nơi có
điều kiện tưới. Tuy nhiên đây là loại đất có độ phì nhiêu thấp, mặt khác dễ bị
ngập úng và lũ quét vào mùa mưa. Để sử dụng có hiệu quả loại đất này cần đảm
bảo tưới tiêu chủ động và xây dựng hệ thống bờ vùng bờ thửa vững chắc để giữ
nước. Đặc biệt phải đầu tư thâm canh: bón nhiều phân hữu cơ cân đối với các
loại phân khoáng và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thu hoạch năng suất
cao, ổn định, đảm bảo sử dụng đất lâu bền.
b) Nhóm đất lầy và than bùn
Đất than bùn có trữ lượng thấp và diện tích rất nhỏ với khoảng 11 ha, lại
phân bố rất phân tán trên địa bàn huyện Trùng Khánh. Tuy có diện tích rất nhỏ,
trữ lượng thấp nhưng có thể khai thác làm phân bón cải tạo đất hoặc bảo vệ để
giữ ẩm, giữ nguồn nước cho sản xuất.
c) Nhóm đất xám bạc màu
Có diện tích 1.134 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên, được hình
thành trên phù sa cổ. Phân bố ở các huyện Hòa An, Bảo Lạc và một số huyện
khác. Đây là loại đất đã bị thoái hóa do quá trình sử dụng không hợp lý từ lâu.
d) Nhóm đất đỏ vàng
Có diện tích 408.563 ha, chiếm 60,8% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở
tất cả các huyện thị trong tỉnh. Nhóm đất đỏ vàng hình thành do sản phẩm phong
hóa của các đá macma, trầm tích và biến chất. Màu sắc đất chủ đạo là đỏ vàng.
Một phần diện tích nhóm đất này có tầng dày hoặc trung bình và độ dốc thấp
dưới 15o, đã được khai phá canh tác nương rẫy, trồng ngô, sắn và ít cây ăn quả.
Phần lớn diện tích còn lại do đất dốc, ở những nơi không có rừng là đất trống
đồi trọc. Để khai thác hiệu quả nhóm đất này cần trồng và khoanh nuôi bảo vệ
rừng, sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp, tăng cường áp dụng các biện
pháp khoa học bảo vệ đất dốc.
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk)
Có diện tích 35.295 ha, chiếm 5,25% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố chủ
yếu ở các huyện Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh,
Nguyên Bình, Thạch An và một số huyện khác.
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính là loại đất quí ở tỉnh, thích
hợp phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị như cây ăn quả, cây dược liệu,…
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
11
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Có diện tích 6.344 ha, chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên và được phân
bố chủ yếu ở các huyện Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Trà Lĩnh, Thạch An,
Trùng Khánh.
Đất được hình thành và phát triển trên sản phong hóa của đá vôi. Đất
thích hợp trồng các loại cây hoa màu (như ngô, đậu…) và cây lâu năm ở những
nơi đất dốc dưới 15o, những nơi đất dốc 15 - 20o nên canh tác theo phương thức
nông lâm kết hợp, dốc trên 25o dành để khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn)
Có diện tích 18.796 ha, chiếm 2,8% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở địa hình thung lũng bằng thoải và sườn núi đá vôi ở các huyện Phục
Hòa, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Thông Nông, Thạch An, Hà Quảng,
Hạ Lang. Đất thích hợp với các cây trồng cạn, cây ăn quả và cây lâu năm khác.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs)
Có diện tích 272.591 ha, chiếm 40,57% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố
tập trung ở các huyện Bảo Lạc, Hòa An, Nguyên Bình.
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất là loại đất tốt, chiếm diện tích lớn ở
Cao Bằng cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông lâm nghiệp. Hạn chế lớn
nhất của loại đất này là phân bố ở vùng núi, chia cắt mạnh độ dốc lớn. Vì vậy
những nơi đất dốc trên 15o cần được canh tác theo kiểu nông lâm kết hợp, dốc
trên 25o nên trồng khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axits (Fa)
Có diện tích 21.678 ha, chiếm 3,23% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu
ở các huyện Thạch An, Bảo Lạc, Hoà An, Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng.
Đối với loại đất này không nên sử dụng vào mục đích nông nghiệp vì
những nơi đất bằng, ít dốc đã được khai thác từ lâu đời và phương thức canh tác
lạc hậu đất bị xói mòn trở thành đất trống đồi trọc. Những nơi tầng đất mịn còn
dày thì quá dốc. Vì vậy, nên có biện pháp khoanh nuôi và bảo vệ rừng
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)
Có diện tích 34.519 ha, chiếm 5,14% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở
các huyện Hạ Lang, Thạch An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Bảo Lạc
và một số huyện khác
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Có diện tích 3.814 ha, chiếm 0,57% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung chủ yếu ở các vùng bậc thềm cao tiếp giáp giữa vùng đồng bằng phù sa
mới ven sông Bằng Giang và đồi núi thuộc các xã Lê Chung, Bạch Đằng (huyện
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
12
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Hòa An), Vĩnh Quang, Hưng Đạo, phường Đề Thám (thành phố Cao Bằng).
Đất nâu vàng trên phù sa cổ ở Cao Bằng có thuận lợi là tập trung ở độ dốc
thấp, nhiều nơi bằng thoải gần nguồn nước thích hợp phát triển các cây trồng
cạn: Các cây ăn quả, mía, thuốc lá và các cây hoa màu.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL)
Có diện tích 15.526 ha, chiếm 2,31% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên
địa hình thung lũng, bậc thang ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước ở Cao Bằng có diện tích không
nhiều nhưng rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa nước của tỉnh. Tùy thuộc
vào điều kiện tưới mà loại đất này được sử dụng trồng 2 vụ lúa/năm hoặc trồng
1 vụ lúa, 1 vụ màu. Tuy nhiên do phương thức canh tác không hợp lý (quảng
canh, độc canh), không coi trọng thâm canh ngay từ đầu nên đa số diện tích loại
đất này đang bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, sản xuất không ổn định.
đ) Nhóm đất mùn trên núi cao (> 1.800 m)
Nhóm đất này chỉ có 1 đơn vị phân loại đất là Đất mùn vàng nhạt trên núi
cao (A) và có diện tích 194 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đất mùn vàng nhạt trên núi cao tập trung ở núi Phia Oắc cao 1.931 m,
thuộc huyện Nguyên Bình.
e) Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Nhóm đất này chỉ có một đơn vị phân loại là Đất thung lũng do sản phẩm
dốc tụ (D) và có diện tích 11.219 ha chiếm 1,67% tổng diện tích tự nhiên. Phân
bố tập trung ở huyện Bảo Lạc, Thạch An, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hoà An.
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích nhỏ, nhưng do tình trạng
rất thiếu đất trồng lúa nước nên ở nhiều nơi nhân dân đã cải tạo trồng 2 lúa.
g) Nhóm đất Cacbonát
Nhóm chỉ có 1 đơn vị phân loại là Đất Cacbonát và có diện tích 6.322 ha,
chiếm 0,94% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện: Quảng
Uyên, Trùng khánh, Hạ Lang, Thạch An, Trà Lĩnh và một số huyện khác.
Loại đất này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây hoa
màu, lương thực như lúa, ngô, đậu tương, rau và cây công nghiệp ngắn ngày.
h) Nhóm đất đen
Nhóm đất này có một đơn vị đất là Đất đen trên Secpentine (Rr)
Đất đen trên Secpentine có diện tích nhỏ 127 ha chiếm khoảng 0,02%
tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở khu vực suối Củn của xã Ngũ Lão
và 1 số xã khác ở huyện Hòa An. Đất đen trên Secpentine tuy có tầng mỏng
nhưng đã và đang được sử dụng trồng lúa nước và hoa màu.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
13
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
i) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Diện tích 63.054 ha chiếm 9,38% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở các
huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình, Thông Nông và một số huyện khác.
- Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Hk)
Diện tích 11.415 ha chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung
ở huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông
Đây là loại đất quí của tỉnh, thích hợp trồng các cây lâu năm, cây dược
liệu, cây ăn quả và cây lâm nghiệp thân gỗ. Đất có độ phì tự nhiên khá, nhưng
hạn chế lớn nhất là ở địa hình dốc, chia cắt mạnh. Vì vậy, để bảo vệ đất lâu bền
chỉ nên khai thác trồng trọt ở những nơi đất dốc dưới 15o, những nơi dốc cao
hơn sản xuất theo kiểu nông lâm kết hợp hoặc trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv)
Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (Hv) có diện tích 3.662 ha, chiếm 0,55% tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông
Nông trên các vùng núi cao trên 900 m nên khi sử dụng cần có biện pháp bảo vệ
đất theo hướng trồng rừng phòng hộ. Những nơi đất có độ dốc thấp, tương đối
bằng có thể khai thác trồng cây dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu ưa độ ẩm,
nhiệt độ thấp. Một số ít diện tích bị đốt nương làm rẫy dẫn đến hiện trạng thành
đất trống đồi núi trọc, cần tích cực bảo vệ, trồng rừng phủ xanh diện tích này.
- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Hs)
Diện tích 26.184 ha chiếm 3,9% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở các
huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thạch An. Chủ yếu diện tích loại đất này có độ
dốc trên 25o (23.290 ha) do đó nên dành cho phát triển lâm nghiệp.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít (Ha)
Diện tích 12.760 ha chiếm 1,9% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố ở các
huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc. Đất cao dốc, chủ yếu khoanh nuôi, bảo vệ,
phục hồi rừng.
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)
Có diện tích 9.033 ha, chiếm 1,34% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung ở huyện Bảo Lạc và Nguyên Bình.
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát tuy khá phì nhiêu nhưng có nhược điểm là
cao dốc, bị xói mòn mạnh, đi lại rất khó khăn, không có khả năng sử dụng vào
mục đích nông nghiệp. Hiện nay phần lớn diện tích nhóm đất này còn rừng,
cũng có nơi khai thác không hợp lý nên chỉ còn lại cây lùm bụi.
k) Đất xói mòn trơ sỏi đá
Nhóm đất này chỉ có 1 đơn vị phân loại đất là Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
14
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
và có diện tích 2.420 ha, chiếm 0,36% tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở các
huyện Bảo Lạc Hạ Lang, Hà Quảng và Thông Nông.
Đất này cần được sử dụng hợp lý. Trước hết phải nhanh chóng phủ xanh
bằng thảm thực vật đa dạng phù hợp với môi trường của từng tiểu vùng sinh
thái, nhằm giữ đất, giữ ẩm, giữ màu, phục hồi độ phì nhiêu của đất.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh Cao Bằng đã và đang chịu ảnh hưởng của
nhiều tác động tiêu cực như: rửa trôi, xói mòn do khí hậu và địa hình, sức ép
tăng dân số và kỹ thuật canh tác lạc hậu, hạn hán nên hiện tượng hoang mạc hoá,
đất chua và nghèo kiệt dần, thoái hoá hữu cơ,… đã và đang diễn ra rất sâu sắc ở
hầu hết các loại đất trong tỉnh và phản ánh rõ ở tầng đất mỏng vùng đồi, núi; xu
thế tăng dần của độ chua, giảm dần về các cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và
dung tích hấp thụ; sự phá huỷ các cấu trúc và đoàn lập bền vững trong đất; giảm
hàm lượng mùn trong đất. Tuy nhiên sự rửa trôi ở các bồn địa và thung lũng,
nhất là các thung lũng đá vôi yếu hơn hẳn so với các loại đất đồi núi. Phần lớn
đất có sự phân dị rõ về phẫu diện đất theo thành phần cơ giới dẫn tới hiện tượng
phần trên phẫu diện đất và vỏ phong hoá bị nghèo sét và các secquioxyt. Hiện
tượng này thấy rõ ở các loại đất trong tỉnh, đặc biệt là ở đất xám. Đáng quan tâm
là tình trạng khô hạn trong điều kiện khí hậu bán ẩm, độ che phủ thực vật thưa
thớt, địa hình dốc và chia cắt nhất là địa hình Kastơ với những khối núi đá vôi
đồ sộ ở Cao Bằng.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
a) Nguồn nước mặt sông, suối
Cao Bằng là vùng thượng nguồn của hai hệ thống sông Hồng và sông Tả
Giang (Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.200 sông, suối lớn nhỏ có
chiều dài từ 2 km trở lên, với tổng chiều dài khoảng 3.175 km, mật độ sông, suối
khá dầy khoảng 0,47 km/km2, do đó đã tạo nên nguồn nước mặt phong phú, đủ
khả năng đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có các sông lớn là sông Gâm, sông Bằng,
sông Quây Sơn và một số lưu vực nhỏ của sông Năng.
- Sông Bằng: là sông chính chảy qua lưu vực toàn tỉnh, sông bắt nguồn từ
vùng núi Nà Vài (Trung Quốc) ở cao độ 600 m, diện tích lưu vực đến thủy khẩu
là 4.560 km2 (kể cả sông Bắc Vọng). Trong đó diện tích lưu vực phần đá vôi là
1.850 km2, diện tích lưu vực sông Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.104,53 km2
(không kể sông Bắc Vọng) và có trạm đo thủy văn tại thành phố Cao Bằng với
diện tích lưu vực 2.880 km2. Sôngchảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km
với 4 chi lưu là sông STê Lao, sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; lưu
lượng nước trung bình trong năm là 72,5 m3/s, độ dốc sông là 20%, mật độ lưới
là 0,91 km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
15
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Sông Gâm: là sông nhánh lớn của sông Lô, bắt nguồn từ Trung Quốc có
tổng diện tích lưu vực là 17.200 km2 (phần diện tích lưu vực phía Việt Nam là
9.780 km2), tại Bảo Lạc có trạm đo dòng chảy với diện tích lưu vực 4.060 km2.
Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo
Lạc) và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là
1.641,7 km2 (chưa kể phần sông Năng).
Các sông thuộc lưu vực lớn của sông Gâm là sông Neo với diện tích lưu
vực là 351,55 km2 và sông Nho Quế với diện tích lưu vực là 311,95 km2.
- Sông Quây Sơn: bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua huyện Trùng
Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài là 38 km, tổng diện tích lưu vực sông
đến cầu Biên Phòng là 1.160 km2 (diện tích phần núi đá vôi là 850 km2), diện
tích lưu vực sông Quây Sơn thuộc Việt Nam là 465,01 km2 (cột mốc 49). Tại
Bản Giốc có trạm đo dòng chảy với diện tích lưu vực 4.060 km2.
Các sông, suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn
Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun.
Đặc điểm chung của các sông, suối trong tỉnh Cao Bằng là có độ dốc lớn,
lắm thác, nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Quây Sơn và
sông Gâm, đây là tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Tuy nhiên, lưu lượng
dòng chảy lại phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 80% lưu lượng cả năm) nên việc khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
b) Nguồn nước ngầm
Theo bản đồ địa chất thuỷ văn và kết quả tìm kiếm thăm dò nước dưới đất
của Liên đoàn II Địa chất Thuỷ văn tỉnh Cao Bằng cho thấy tài nguyên nước
ngầm ở Cao Bằng như sau:
- Khu vực nước lỗ hổng: tập trung ở thị trấn Nước Hai - huyện Hòa An,
mức độ chứa nước thuộc loại trung bình.
- Khu vực nước khe nứt, cartơ: phân bố rộng khắp và có mức độ trữ nước
khác nhau được chia thành 3 loại sau:
+ Tầng nghèo nước:phân bố ở những nơi có tuổi địa chất Nid, Trabp,
T1sh, D2ld thuộc các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hoà An, Thạch An và phía
Nam huyện Trùng Khánh.
+ Tầng nước trung bình: phân bố ở những nơi có tuổi địa chất là D1st,
S1Dipp2, C3st thuộc phía Tây huyện Bảo Lạc, phía Nam các huyện Trùng
Khánh, Quảng Uyên và huyện Phục Hoà.
- Tầng giàu nước: phân bố ở những nơi có tuổi địa chất P2dd, CP1bs,
D3tt, D12nq, S2d1pp thuộc toàn bộ các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh và phía Bắc
các huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
16
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh chiếm tỷ lệ 80% tổng diện tích tự nhiên,
độ che phủ rừng ước đạt 51%. Hiện nay rừng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng
nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng
tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều,
dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà
thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim…
Mấy năm gần đây, nhờ có chủ trương và chính sách xã hội hoá nghề rừng,
giao đất giao rừng, thực hiện chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng,
PAM 5322 và trồng rừng quốc gia nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi,
lập lại thế cân bằng sinh thái. Trữ lượng gỗ, lâm sản tăng lên sẽ có những đóng
góp cho nền kinh tế tỉnh trong tương lai.
2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Cao Bằng có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Theo
số liệu của Đoàn địa chất Hà Nội đến nay đã nghi nhận và đăng ký được 199
điểm khoáng sản với 45 mỏ khoáng có quy mô từ nhỏ đến lớn; 147 biểu hiện
khoáng sản và 7 điểm biểu hiện khoáng hóa. Trong các loại khoáng sản của tỉnh,
triển vọng hơn cả là sắt, mangan, bauxit, chì - kẽm, thiếc - volfram.
* Quặng sắt (Fe): qua kết quả điều tra, tìm kiếm đánh giá và thăm dò đã
xác định được 5 mỏ khoáng, 17 biểu hiện khoáng sản, phân bố thành 2 dải:
- Dải 1: kéo dài dọc theo hệ thống đứt gãy sâu Cao Bằng - Lạng Sơn, gồm
hầu hết các mỏ có mức độ tập trung trữ lượng cao là Ngườm Cháng, Nà Rụa, Nà
Lũng, Bó Lếch và các biểu hiện khoáng sản như Bản Chang, Bó Nình, Boong
Quang, Nà Mè - Hào Lịch.
- Dải 2: kéo dài từ Nguyên Bình qua thị trấn Tĩnh Túc dọc theo hệ thống
đứt gãy phương Đông - Tây gồm các điểm khoáng sản như: Tà Phình, Cao Lù,
Khuổi Tông, Lũng Luông, Khuổi Lếch, Làng Chang, Bản Nùng, Nà Lèng, Nà
Rai, Bản Ho và 1 điểm sắt - mangan Tài Soỏng.
Trong số điểm mỏ nêu trên mới có 3 mỏ được thăm dò là Ngườm Cháng,
Nà Lũng và Nà Rụa. Tổng trữ lượng và tài nguyên của 17 mỏ khoáng và biểu
hiện khoáng sản là 44.754.190 tấn quặng.
*Quặng thiếc - volfram: thiếc và volfram biểu hiện khá phong phú và tập
trung cao xung quanh khối xâm nhập Phia Oắc thuộc huyện Nguyên Bình. Theo
thành phần khoáng vật quặng, tại vùng Pia Oắc tồn tại một kiểu quặng casiteritvolframit đặc trưng. Thuộc khu vực Phia Oắc đã biết 17 mỏ, điểm khoáng sản
thiếc-volfram (gốc và sa khoáng) tại các vị trí sau:
- Thiếc gốc: Lũng Mười, San Alechsan, Tài Soỏng, Khía Cạnh, Bản Ổ.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
17
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
- Thiếc sa khoáng: Tĩnh Túc, Nậm Kép, Nguyên Bình, Lũng Luông, Thái
Lạc, Lê A, Ca Mi, Bình Đường, Nà Ngạn, Phương Xuân (Nậm Quang), Khuôn
Đồng, Nà Quang.
Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 13 mỏ khoáng và biểu hiện khoáng
sản là 13.793,18 tấn
* Quặng vàng (Au): đã phát hiện 10 điểm (trong đó có 1 mỏ khoáng) tập
trung 2 dải sau:
- Dải 1: Kéo dài từ thị trấn Nguyên Bình lên Bảo Lạc có 1 mỏ khoáng
(Nam Quang) và 5 điểm khoáng sản (Khuổi Tòng, Bản Nùng, Lộc Xoa, Dược
Lang, Bản Liềm). Trong đó các điểm Khuổi Tòng, Lộc Xoa, Dược Lang mới
được phát hiện khi Đoàn địa chất Hà Nội lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000.
- Dải 2: kéo dài từ Hoà An đến Thạch An có 2 điểm khoáng sản (Bản
Sẳng, Minh Khai).
Tổng tài nguyên dự báo cho 7 biểu hiện khoáng sản là 1.940,171 kg Au.
Các điểm quặng vàng hầu hết mới được phát hiện qua đo vẽ bản đồ chưa được
tìm kiếm đánh giá (trừ mỏ Nam Quang đã được đánh giá và đang khai thác).
* Quặng bau xít: quặng bauxit tập trung tại 3 huyện Thông Nông, Hà
Quảng và Quảng Hoà. Các mỏ quặng đều đã được tìm kiếm hoặc thăm dò.
Theo trữ lượng các mỏ khoáng bauxit Cao Bằng đều thuộc qui mô nhỏ,
trữ lượng từ vài triệu đến dưới 10 triệu tấn mỗi mỏ. Trữ lượng và tài nguyên dự
báo quặng bauxit toàn tỉnh Cao Bằng là trên 85 triệu tấn (bauxit+alit). Trong đó
trữ lượng 121+122 đã tính được 37.932.809 tấn.
* Quặng mangan (Mn): toàn bộ mỏ và điểm khoáng sản mangan chủ yếu
tập trung trong đới Hạ Lang, trong các hệ tầng Tốc Tát, Bằng Ca và Lũng Nậm
với thành phần là đá vôi vân đỏ, đá silic, đá vôi. Trong lãnh thổ Cao Bằng đã
xác định có 3 mỏ khoáng là Tốc Tát, Roỏng Tháy và Lũng Luông; 13 điểm
khoáng sản: Hát Pan, Bản Khuông. Nộc Cu, Mã Phục, Tổng Ngà, Khau Phải,
Bản Mặc, Nà Num, Tả Thán, Hạ Lang, Lũng Phẩy, Khưa Khoang, Bản Nhổn;
và 4 điểm biểu hiện khoáng hoá: Đồng Sẳng, Pò Na, Nà Khiêu, Lũng Phiac. Tập
trung vào 2 dải chính là:
- Dải 1: kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, tập trung các mỏ có
qui mô lớn hơn: Tốc Tát, Roỏng Tháy và biểu hiện khoáng sản Bản Khuông.
- Dải 2: kéo dài phương Đông Bắc - Tây Nam gồm 2 đới quặng, trong đó
đới phía bắc tập trung hầu hết các mỏ và điểm khoáng sản thuộc huyện Trùng
Khánh (Nà Num, Lũng Luông, Hát Pan, Nộc Cu....) các điểm quặng ở phía nam
chủ yếu là các điểm khoáng sản và các điểm biểu hiện khoáng hoá mangan
nghèo qui mô nhỏ bé thuộc huyện Hạ Lang: Lũng Phẩy, Đồng Sẳng, Bản Nhổn.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
18
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Tổng trữ lượng tài nguyên quặng mangan của 12 mỏ khoáng và biểu hiện
khoáng sản là 6.640.569 tấn. Trong đó, trữ lượng cấp 121+122 là 1.928.688 tấn.
* Quặng chì - kẽm: có 9 điểm khoáng sản chì - kẽm; trong đó có 4 điểm
phân bố ở huyện Bảo Lâm và 5 điểm ở huyện Nguyên Bình. Ở hầu hết các điểm
quặng đều đã có dấu hiệu khai thác từ trước. Trong đó, điểm Bản Bó đã được
thăm dò, điểm Bản Lìn - Lũng Thôn và Tống Tinh đã được tìm kiếm đánh giá.
Tổng trữ lượng và tài nguyên của 7 mỏ khoáng và biểu hiện khoáng sản là
3.145.608 tấn kim loại. Trong đó, mỏ Bản Bó có trữ lượng cấp 121+122 là
239.640 tấn kim loại, biểu hiện khoáng sản Bản Lìn - Lũng Thôn có tài nguyên
cấp 333 là 2.408.309 tấn kim loại,… cần được thăm dò nâng cấp trữ lượng.
* Quặng antimon
Quặng antimon của Cao Bằng phân bố ở phía tây Nguyên Bình và Thạch
An, gồm 4 biểu hiện khoáng sản là: Nam Viên, Nà Đông, Dược Lang, Khau Hai
và 2 điểm biểu hiện khoáng hoá: Nà Ngần và Linh Quang.
* Quặng uran
Quặng uran có 1 điểm tại Bình Đường (xã Phan Thanh, huyện Nguyên
Bình) đã được người Pháp phát hiện và Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm tiến hành
thăm dò sơ bộ. Quặng uran nằm trong trầm tích bở rời eluvi-deluvi do phong
hoá các đá granit, đá phiến, sét vôi và tồn tại các khoáng vật thứ sinh như dunit,
tocbecnit... Hàm lượng U3O8=0,05-0,06%. Đã tính trữ lượng U3O8 là 21 tấn.
* Quặng beryli
Mới phát hiện 1 điểm ở phía tây bắc khối xâm nhập Phia Oắc. Quặng
beryli phân bố trong trầm tích bở (deluvi, proluvi) dọc theo đới phá huỷ kiến tạo
mạnh. đã phát hiện 5 thân quặng có quy mô dài 150 - 200m; dày 1 - 25m, hàm
lượng BeO = 0,1 - 1,2 %. Đã dự tính tài nguyên khoảng 1.520 - 2.050 tấn Be.
2.1.2.5. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
Tỉnh Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba
khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch.
Về cảnh quan thiên nhiên: khu hồ Thang Hen với hồ chính là Thang Hen,
ngoài ra còn có 40 hồ nhỏ, các cảnh quan non nước kỳ thú như hồ Khuổi Lái;
thác Bản Giốc nổi tiếng được tạo nên bởi con sông Quây Sơn chạy qua huyện
Trùng Khánh dọc biên giới Việt - Trung, vừa là cảnh quan đẹp, vừa có nguồn
thuỷ năng lớn. Bên cạnh thác lại có động Ngườm Ngao, có lẽ là đẹp vào loại
nhất nhì trong các động Việt Nam, có chiều dài điều tra sơ bộ khoảng 3 km
nhưng nhiều lối lạch chưa thám hiểm hết. Bên cạnh đó là các cửa khẩu Tà Lùng,
Trà Lĩnh và Sóc Giang giáp với Trung Quốc có thể hình thành các tour du lịch
mua sắm hấp dẫn.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
19
000033
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
(2016 - 2020) tỉnh Cao Bằng
Về di tích lịch sử - văn hoá: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều khu di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như khu di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà
Quảng), khu rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình), di tích chiến thắng
Đông Khê (huyện Thạch An), khu căn cứ Lam Sơn, thành nhà Mạc (Phục Hòa),
đền Vua Lê (Hòa An), đền Kỳ Sầm (thành phố Cao Bằng), chùa Sùng Phúc (xã
Thanh Nhật, huyện Hạ Lang),... Đây là những giá trị văn hoá vật thể góp phần
quan trọng vào phát huy giá trị văn hóa, truyền thống cũng như phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của tỉnh.
Về dân tộc, theo kết quả điều tra, tỉnh Cao Bằng có tới 28 dân tộc, trong
đó phần lớn là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Kinh, Sán Chỉ, Lô Lô
(chiếm 99,83% tổng số dân của tỉnh) và các dân tộc còn lại (chỉ chiếm
0,18%).Mỗi dân tộc cư trú ở Cao Bằng có những nét đặc trưng về tập quán sản
xuất, bản sắc văn hoá dân tộc và tập tục sinh hoạt truyền thống tạo nên một nền
văn hoá phong phú, đa dạng cần được giữ gìn bảo vệ, song tất cả đều có những
nét tương đồng, hoà nhập trong cộng đồng và chung sống trên cùng lãnh thổ.
Các dân tộc Cao Bằng có truyền thống cách mạng, hiếu học, ham hiểu biết, cần
cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất và đoàn kết dũng cảm trong đấu
tranh chống ngoại xâm.
Về lễ hội: do có nhiều dân tộc ít người cư trú trên địa bàn, nên văn hoá
phi vật thể của Cao Bằng cũng đa dạng, phong phú. Trong đó những giá trị văn
hoá phi vật thể tiêu biểu là đàn tính, làn điệu hát then, các lễ hội, phong tục tập
quán của mỗi dân tộc, các nghề truyền thống, các trang phục, tiếng nói, chữ viết
của một số dân tộc ít người,...
Trong những năm tới cần quan tâm dành đất cho việc nâng cấp, tôn tạo
các điểm di tích lịch sử, danh thắng để khai thác triệt để tiềm năng giá trị văn
hoá, vật thể góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
- Nhìn chung tỉnh Cao Bằng có địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên
gây khó khăn cho tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu trao
đổi hang hóa trong và ngoài tỉnh.
- Khí hậu phân hóa theo mùa và theo từng khu vực, chế độ nhiệt, chế độ
mưa và độ ẩm thích hợp với nhiều loài cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa đông
nhiệt độ xuống thấp và thường có hiện tượng sương mù, sương muối xuất hiện
đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Tỉnh Cao Bằng có nhiều suối lớn, nhỏ đan xen; mật độ bình quân
khoảng 0,41km sông, suối/1km2. Các con suối này khi thảm thực vật rừng có độ
che phủ cao thường có nước quanh năm, ngược lại khi độ che phủ rừng bị suy
giảm thì lượng nước cũng bị giảm theo, đặc biệt ở khu vực có kiểu địa hình núi
Báo cáo thuyết minh tổng hợp
20
000033