Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lịch sử khoa CNTT ĐHSP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 19 trang )

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Nguyễn Vũ Quốc Hưng

LỊCH SỬ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐHSP HÀ NỘI

“Nhớ lại và suy nghĩ”, hồi còn bé tý tôi đọc đi đọc lại hồi kí hàng nghìn trang
của Nguyên soái Jucốp, một tướng nổi tiếng trong trong Chiến tranh Vệ quốc 19411945 của nhân dân Liên xô. Bài viết này cũng chỉ là “nhớ lại” và “suy nghĩ” của riêng
tôi thôi.


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Sắp đến ngày lễ kỉ niệm 5 năm ngày thành lập khoa Công nghệ Thông tin, nếu
chiểu theo ngày kí quyết định 585/QQD-BGD&ĐT-TCCB là ngày 11-2-2003 thì khoa
chúng ta đã được tròn 5 tuổi và bước sang tuổi thứ 6 được gần 2 tháng rồi. 5 năm và 2
tháng, một thời gian ngắn ngủi trong cuộc đời con người và càng chẳng là gì trong lịch
sử nhưng để có nó thì rất nhiều thế hệ cán bộ giáo viên đã chung sức một lòng phấn
đấu cho một ước mơ cháy bỏng về “một ngôi nhà chung, một tổ ấm” cho những người
say mê máy tính trong “cái làng” Đại học Sư phạm Hà nội.
Lịch sử bắt đầu vào năm 1977, Bộ Giáo dục lúc đó dưới triều đại của cố Bộ
trưởng Nguyễn Văn Huyên, dưới sự chỉ đạo của GS. Thứ trưởng Nguyễn Cảnh Toàn,
quyết định trang bị cho trường ĐHSP Hà nội 1, trường đại học đầu đàn của ngành, một
máy tính điện tử thế hệ thứ hai chế tạo tại Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức). Lúc đó
chưa sáp nhập hai Bộ (Bộ Giáo dục và Bộ Đại học thành Bộ GD&ĐT như bây giời),
đất nước chúng ta lúc bấy giờ còn nghèo lắm, mới ra khỏi chiến tranh giải phóng được



Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

hai năm (1945-1975) và lại đang bắt đầu cuộc chiến tranh giữ nước. Chiếc máy tính
này được đóng gói trong 30 thùng gỗ, lúc đó tôi đang là sinh viên năm thứ hai khoa
Toán được huy động đi bốc vác nhớ lại nó phải cao ngang tầm ngực và phải 6 tên
thanh niên khỏe mạnh mới nhấc được nó lên thùng xe tải, giá thành Nhà nước ta mua
là 514.280 đồng. Chiếc máy tính khổng lồ đó và giá tiền của nó làm những tên sinh
viên trẻ con như tôi choáng váng đồng thời hãnh diện về ngôi trường của mình. Để ý
rằng lúc đó lương của bố tôi, đã dạy đại học 20 năm là 85 đồng, một cốc bia hơi là 3
hào, chiếc máy đó tương đương hơn 500 lượng vàng. Sau này tôi mới biết là cùng thời
điểm đó trường ĐH Bách khoa Hà nội được trang bị một máy tính thế hệ 3 của Liên xô
(chiếc Minck 32) còn đắt gấp 5 lần chiếc máy đó.
( />Chiếc máy được giao cho nhóm nghiên cứu bao gồm các giáo viên Bộ môn
Toán Ứng dụng khoa Toán, các thầy Trần Anh Bảo, Ngô Xuân Sơn, Phạm Văn
Kiều, ... tổ chức nghiên cứu và tìm cách ứng dụng nó.
Hai năm sau đó là thời gian để các thầy nghiên cứu về lập trình và học cách
điều khiển chiếc máy tính đó. Trong nhóm nghiên cứu ban đầu chỉ có thầy Hoàng
Xuân Thảo và cô Nguyễn Thị Minh được đào tạo tại Đông Đức về toán máy tính là
những người đã tiếp xúc với máy tính này, nhưng cũng chỉ học qua loa trong chương
trình học đại học thôi mà cũng chỉ chủ yếu là học lập trình và giải thuật chứ không
phải học về điều khiển và cấu trúc phần cứng.
Với quyết tâm đưa máy tính vào ứng dụng giải quyết các bài toán nghiên cứu
khoa học và cả các bài toán khoa học kĩ thuật thực tiễn đồng thời tiến tới đào tạo
những người làm máy tính (thời gian này chưa có từ “Tin học”, từ này chỉ có khi lứa
Tiến sỹ đầu tiên về máy tính hiện đại được học ở Pháp về khoảng năm 1984, được
dịch từ chữ “informatique”, nhóm này được gọi là tứ đại gia cho đến bây giờ, đó là Vũ
Duy Mẫn-Hồ Tú Bảo-Đỗ Trung Tuấn-Trần Bá Thái) những người tiên phong trong
nhóm đã xin thành lập Bộ môn Máy tính điện tử.

Xin nói rộng ra một chút, lúc bấy giờ ở Việt nam có mấy chiếc máy tính to,
quân đội có chếc máy tính IBM 360 thu được của Mỹ, trong chiến tranh Việt nam
chiếc máy này được dùng để xử lý thông tin quân sự đặt tại Tân Sơn Nhất. Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước có chiếc Minck 32, trường ĐHBK Hà nội cũng có một chiếc như vậy,
và họ đều ăn nên làm ra, tính toán thuê tùm lum khắp cả. Và các thầy nhà ta cũng
muốn được như vậy thế là năn nỉ, xin xỏ và thầy hiệu trưởng lúc bấy giờ là giáo sư
Dương Trọng Bái đã hiểu ra và thế là có cái quyết định này. Tờ quyết đinh cũ quá nên
chất lượng ảnh kém, đại ý là thế này
-

Tách nhóm nghiên cứu ra khỏi tổ Toán ứng dụng bao gồm các thầy cô:
Trần Anh Bảo, Hoàng Xuân Thảo, Đoàn Hữu Vượng, Nguyễn Chi, Đỗ


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Biên, Nguyễn Thị Tám, Đỗ Thị Hải, Nguyễn Thị Minh, Đào Tỗ Mai
thành lập tổ “Bộ môn Máy tính điện tử” trực thuộc Ban Giám hiệu.
-

Có các nhiệm vụ tính toán theo nhiệm vụ và tính toán thuê.

-

Giảng dạy về Máy tính điện tử cho khoa Toán và các khoa khác.

Thế là ngày 24-8-1979 một trang lịch sử mới cho những người say mê máy tính
của ĐHSP Hà nội đã được mở ra, đó là cho những người tràn trề ước vọng và niềm tin
vào một lĩnh vực khoa học.


/>

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Thật ra, xin các cụ tiền bối lượng thứ, cái máy được trang bị cũng là đồ quá date
rồi chẳng làm được gì ngoài việc cho những người mới bắt đầu tò mò vọc máy. Cái
máy tính chạy một ngôn ngữ riêng gọi là ngôn ngữ của C8205, vào dữ liệu bằng băng
đục lỗ (lúc đó IBM 360 và Minck 32 đã vào dữ liệu bằng bìa đục lỗ rồi), lưu trữ trên
một cái máy gọi là máy trống từ C8205/Z. Khi chương trình dịch báo lỗi thì chỉ có mỗi
một cái đèn đỏ nhấp nháy và dừng, chẳng biết lỗi ở đâu và vì cái gì. Điều đó chắc các
cụ cũng nhận ra sau khi nhìn ngó sang các trung tâm đang nổi đình đám khác.
Những năm đầu thập kỷ 1980 kinh tế Việt nam cực kì khó khăn, chiến tranh ở
cả hai đầu, nông nghiệp thì làm không đủ ăn, công nghiệp lạc hậu. Có “anh trai” Trung
quốc vẫn nuôi ăn thì lại nện nhau rồi, “anh trai” Liên xô thì chỉ cho vũ khí thôi và hạt
mì (vẫn gọi là bo bo) thì không xơi được. Các thầy Tin học nhà ta xoay xỏa để sống
được và giữ được niềm tin vào tương lai cũng là một kì tích rồi. Chẳng kể hết những
việc mà các thầy nhà ta phải làm: nuôi gà công nghiệp, nuôi lợn (mà toàn nuôi ở đầu
giường đấy nhé, vì nhà bằng cái lỗ mũi thì chuồng trại vào đâu được), trồng rau, làm
bánh rán, thậm chí đi buôn (buôn dép tông, buôn mì chính, buôn chè, buôn sắn, buôn
buôn và buôn nhiều thứ lắm...).
Năm 1980 ra trường tôi dẹp
tất cả, cầm một cái quyết định đi gõ
đầu trẻ, mà con em trong ngành
cũng được ưu tiên đi gõ đầu trẻ
ngoại hẳn hoi chứ không gõ đầu trẻ
nội. Đấy là về Cục 1, đơn vị của Bộ
GD chuyên lo giáo dục cho con em
cán bộ Lào và Cămpuchia. Hơi khoe

khoang một tẹo, vì thế cũng kiếm
được một cái huân chương Lào, K
thì chưa kịp tặng. Năm trước có một
tên học sinh Lào sang đây công tác
cứ nhắn thầy Hưng cho gặp, nhưng
thầy ngượng không đến vì bây giờ
hắn đã là Ủy viên trung ương Đảng
Lào, giũ chức gì cũng to lắm, ngày
xưa mình cũng có lúc mắng mỏ nó,
lại còn cho nó mấy điểm Toán dưới
5 điểm nữa. Cho các bạn xem ảnh
ngày xưa thanh niên tôi như thế nào, đây là lúc tốt nghiệp đại học, hồi đấy hầu như tất
cả đều bị nhét vào Sỹ quan Lục quân 3 tháng ra cấp bằng thiếu úy.
( />

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Năm 1982, tôi quay trở lại trường học Sau Đại học (một hệ đào tạo tương
đương Thạc sỹ bây giờ). Việc đầu tiên là tôi lên xem phòng máy tính, niềm ước mơ và
hãnh diện ngày trước. Cảm giác đầu tiên là hơi thất vọng, phòng máy cũ kĩ, lúc chạy
lúc không. Cho đến khi gặp các thầy một thời gian sau thì thấy các thầy vẫn còn
nguyên ngọn lửa nhiệt tình. Các buổi xemina liên tiếp, tranh luận sôi nổi, chính trong
thời gian này thày Hoàng Xuân Thảo có một công trình trên chính cái máy tính cổ lỗ
đó (hình như là “Xử lý văn bản trên máy tính C8205”) và sau đó thầy bảo vệ thành
công và được cấp bằng Phó Tiến sỹ ở CHDC Đức.
Tôi thực sự được làm việc trên máy tính khi làm luận văn tốt nghiệp, thầy Đặng
Văn Uyên (năm 1986 thầy mất vì tai nạn máy bay ở Băng cốc khi đi dự hội thảo Tin
học ở Nhật bản), dạy tôi lập trình giải bài toán tối ưu với hàm mục tiêu phi tuyến, sử
dụng ngôn ngữ bậc cao FORTRAN (bây giờ giới kĩ thuật vẫn dùng ngôn ngữ này,

chuyên để tính toán, phiên bản trên máy tính cá nhân là FORTRAN 77). Lúc đấy tôi
mới hiểu là cái máy tính trường ta không xài ngôn ngữ bậc cao, ra Ủy ban Kế hoạch
Nhà nước xin tính trên máy Minck 32.
Quy trình cũng rườm rà lắm, gọi là sử dụng máy tính nhưng đâu có được sờ đến
máy, có cả một đội ngũ chuyên vận hành nó cơ mà. Đầu tiên nộp văn bản chương trình
mình viết cho bộ phận tiếp nhận, hẹn 3 hôm sau quay lại nhận một bản in chương trình
và một tập bìa đục lỗ tương ứng, về nhà xem họ gõ có đúng không, sai chỗ nào đề nghị
họ sửa chỗ đó, cứ một câu lệnh được mã hóa bằng một dãy lỗ trên một bìa (cũng là
một cách viết nhị phân 1 - có một lỗ, 0 – không có lỗ). Thật không tả được cảm giác
khi nhận tập bìa như vậy, cứ lâng lâng vui sướng, nhét vào cặp về nhà thỉnh thoảng lại
giở ra khoe. (có một lần mẹ nhìn thấy và bảo cái loại bìa này đồng nát họ thích lắm,
mua giá cao, vì nghe đâu khi xay ra tái chế được nhiều bột, về sau này sau khi tốt
nghiệp thì tập bìa đó cũng đổi được một bữa rượu thật).
Sau khi nhận được văn bản đúng rồi thì đăng kí chạy. Đoạn này mới mệt, mình
đăng kí theo ca máy, nhiều khi vừa đút tập bìa vào, cũng chỉ đứng ngoài nhìn qua cửa
kính thôi, máy chạy rầm rầm được tích tắc thì nó đã đẩy ra bảo lỗi rồi. May cái máy
này nó còn thông báo được lỗi kiểu gì. Thế là bị đuổi về, tìm lỗi sửa lỗi và đăng kí ca
máy khác.
Bộ môn Máy tính điện tử lúc này có thêm hai cán bộ mới là cô Nguyễn Mai
Hương và cô Lại Thị Hà được đào tạo đúng ngành Trung cấp Máy tính. Thày Trần
Anh Bảo thì tìm đường cứu nhà ở Ang-gô-la, chủ lực làm việc lúc này là thày Hoàng
Xuân Thảo, thày Nguyễn Chi, cái máy tính cổ lỗ sỹ thì hầu như không chạy được vì
dùng nó ai cũng ngại. Đầu thập niên 1980 thế giới đã bắt đầu vào kỉ nguyên máy tính
cá nhân, ở Việt nam đã lác đác vài cơ quan được nước ngoài tài trợ máy. Những máy
vi tính đầu tiên nhập về Việt nam là loại Apple II ngôn ngữ lập trình phổ thông là


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi


BASIC, chạy được nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao khác như C, LISP, ... thế là máy
tính của ta dần bị xếp xó.
Năm 1985, lúc này tôi học xong được ở lại trường rồi, Bộ trưởng Giáo dục
Nguyễn Thị Bình đi thăm Cộng hòa Pháp có được họ tặng một dàn máy tính dùng
trong trường học, nối mạng hẳn hoi gọi là mạng Nano Reseau (reseau tiếng Pháp là
mạng) kèm theo rất nhiều phần mềm dạy học. Do lúc này trường ĐHSP Hà nội vẫn là
anh cả đầu đàn trong Bộ nên Bộ trưởng đã tặng lại dàn máy đó cho trường. Dàn máy
tính này bao gồm 12 máy vi tính TO7, 1 máy vi tính MO5, 2 máy Personal 1600. Các
máy tính TO7 và MO5 là máy trạm dùng cho học sinh, máy Personal 1600 là máy PC
XT làm máy chủ mạng. Máy TO7 và MO5 dùng vi xử lý 8 bit, màn hình CGA (riêng
MO5 thì màn hình là một cái TV màu), phần mềm nạp từ máy chủ xuống hoặc dùng
ROM (dân chúng vẫn gọi là nạp băng như máy trò chơi), máy chỉ gồm màn hình máy
tính và bàn phím liền khối, có loa kêu choang choác, lưu trữ trên máy chủ. Lập trình
chủ yếu bằng ngôn ngữ BASIC. Máy Personal 1600 là máy vi tính dùng vi xử lý Intel
8086, có hai ổ đĩa mềm 360Kb, RAM 256Kb, màn hình CGA, chạy hệ điều hành DOS.
Bọn tôi hay ngồi lập trình Turbo Pascal 3.0 trên hai cái máy này. Tiếc là bây giờ tìm
lại chẳng có cái ảnh nào về hệ thống này. Trong ảnh ở dưới đây tôi đang giới thiệu hệ
thống Nano Reseau cho giáo viên khoa Toán, trên dãy bàn đó có mờ mờ 3 cái máy
TO7, cái TV bên phải màn hình chính là cái MO5.

/>Bộ phần mềm dạy học đi theo dàn máy này thật tuyệt vời, chủ yếu là các phần
mềm dùng cho học sinh tiểu học, cho đến bây giờ tôi vẫn thấy người Pháp là những
người có ý tưởng sư phạm tuyệt vời, siêu đẳng, siêu tinh tế. Tiếc rằng bộ phần mềm đó
viết bằng ngôn ngữ BASIC trên máy TO7, phần lớn sử dụng kĩ thuật đồ họa riêng của


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

loại máy đó nên khi chuyển sang các loại máy PC khác thì hỏng mất phần đồ họa nên

cũng chẳng còn tác dụng.
Khi chúng tôi quảng bá hệ thống này phải nói xã hội bị sốc, nhất là các thầy
giáo. Lúc bấy giờ TV màu mới có và hiếm lắm, những người không hiểu gì về dạy học
và máy tính thấy cả dàn 13 cái “TV màu” cùng hoạt động đã choáng rồi, mà hình ảnh
lại còn điều khiển tương tác lẫn nhau được nữa chứ. Các giáo viên thì hiểu đôi chút về
máy tính cũng choáng vì thấy nước ngoài họ đi trước chúng ta nhiều quá.
Chúng tôi quảng bá thật tưng bừng, ngày nào cũng có đoàn tham quan, có đoàn
đi hàng trăm cây số từ các tỉnh xa xôi đến để xem “TV” biết làm trò. Rồi có nhiều lần
bọn tôi vượt lệnh cấm mang trộm máy tính ra khỏi trường để chở đi tận Hòa bình, Thái
nguyên, ... để nói truyện với các em học sinh và giáo viên về máy tính và công dụng
của nó.
Bây giờ nghĩ lại thấy việc làm của mình có hay và cũng có dở. Hay ở chỗ đã
đánh động xã hội về một nền văn hóa Tin học đang đến, tạo ra một phong trào học
máy tính, ứng dụng máy tính, đào tạo máy tính, tạo nền tảng về tư tưởng cho việc đưa
Tin học và nhà trường phổ thông và hình thành việc đào tạo giáo viên Tin học. Dở ở
chỗ là cho chính mình, khi mình còn cắm đầu cắm cổ khai thác dàn máy tính này thì
trong xã hội, máy tính đã lặng lẽ thâm nhập và phát triển ở mọi lĩnh vực, và thế là
mình bị tụt hậu về kiến thức Tin học. Đến lúc nào đó nhìn ra xung quanh thì thấy mình
phát triển chả giống ai.

/>Giai đoạn từ 1985 đến 1989 chúng tôi toàn làm những việc như vậy. Lúc này ở
khoa Toán, đứng đầu là thầy Nguyễn Bá Kim (lúc đó là trưởng Bộ môn Phương pháp
và là Chủ nhiệm khoa) hình thành một nhóm nghiên cứu Tin học với mục tiêu đưa Tin
học vào nhà trường phổ thông và hình thành việc đào tạo giáo viên Tin học. Nhóm


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

nghiên cứu này có thày Lê Khắc Thành, cô Hồ Cẩm Hà, thày Lê Hữu Dục (thày Dục

sau này chuyển sang Bộ Khoa học Công nghệ), thầy Đỗ Văn Thành (bây giờ ở TT Tin
học Văn phòng chính phủ), cô Nguyễn Thị Tĩnh, sau bổ xung thêm thầy Nguyễn Tân
Ân từ khoa Sư phạm kỹ thuật, nhóm này được biên chế trong Tổ Phương pháp dạy học.
Bắt đầu từ năm 1989 Bộ môn Máy tính điện tử quyết định xin quản lý công tác
tuyển sinh đại học của trường trên chính hai cái máy tính Personal 1600 và một máy in
kim 9 pin. Chúng tôi sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ DBASE III, thực ra đây
là một quyết định rất liều vì máy tính Personal 1600 chỉ có hai ổ đĩa mềm 360Kb và
RAM có 256 Kb (vừa mức cấu hình tối thiểu của DBASE III), quản lý hàng vạn thí
sinh trên mấy cái đĩa mềm. Người ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, làm tuyển sinh
cũng được tí tiền nên bạo như vậy. Sau thành công này nhà trường quyết định trang bị
thêm cho chúng tôi hai máy tính AT (CPU Intel 80286, màn hình EGA, 2 ổ mềm
1.2Mb, một ổ cứng 10Mb), tiếp đó chúng tôi triển khai ứng dụng quản lý cho phòng
Tài vụ, quản lý cán bộ cho phòng TCCB trên hệ quản trị FoxPro (cái hệ quản lý tài
chính về sau chúng tôi cũng bán được cho rất nhiều trường đại học khác).
Đến năm 1989 lực lượng chúng tôi tại Bộ môn Máy tính điện tử ngoài các thầy
cô có từ đầu có thêm tôi và anh Hồ Tường Vinh (năm 1990 anh Vinh được học bổng
đi học ở Canada, anh đi liền 9 năm và không về trường nữa mà về Viện Tin học Pháp
ngữ - IFI) được gọi là cán bộ trẻ, cô Ngô Ánh Tuyết là tiến sỹ toán máy tính ở Nga về,
thầy Phạm Bá Trung ở quân đội chuyển sang (thời gian ngắn sau đó hai thầy cô này
đều chuyển đi công tác nơi khác). Ở khoa Toán có các thầy cô đã nêu trên, trừ anh
Vinh học tự động hóa Bách khoa Hà nội, chúng tôi đều là những tay ngang chuyển từ
ngành Toán sang. Chúng tôi làm rất nhiều việc như đã kể, đồng thời bắt đầu có môn
Tin học chính thức cho hệ chính quy. Sinh viên khoa Toán có một học phần 60 tiết bắt
đầu từ năm 1986, từ năm đó năm nào cũng có sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp về
Tin học, đề tài chủ yếu là giải thuật và lập trình trên Pascal. Khoa Sư phạm kỹ thuật và
khoa Vật lý bắt đầu học Tin từ năm 1992. Chính trong thời gian này khi đi “đánh thuê”
cho các khoa, mong ước có được một ngành đào tạo, một khoa cho riêng mình đã dần
hình thành và càng ngày ngày càng thôi thúc, càng cháy bỏng trong chúng tôi.
Cũng bắt đầu từ năm 1990 chúng tôi lao đầu vào học, vì chúng tôi đều chuyển
từ ngành Toán sang nên phải học hầu như từ đầu. Lúc này ĐHBK Hà nội cũng mới

chấn chỉnh lại chương trình đào tạo, thành lập khoa Tin học tách ra từ khoa Toán-Lý
(đến năm 1996 mới đổi tên là khoa CNTT). Mỗi người đều chọn một cách học cho
riêng mình, cô Hương thì học tại chức; tôi thì lọ mọ học chui (tức là muốn học môn
nào thì xin thầy dạy cho vào nghe nhờ) sau đó thi luôn vào hệ nghiên cứu sinh; cô
Cẩm Hà thì chính quy hơn thi vào hệ Cao học CNTT sau đó cũng được chuyển tiếp
nghiên cứu sinh, cô Tĩnh thì xin được học bổng Úc và đi học Thạc sỹ.


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Thời kì đầu những năm 1990, thế giới CNTT sôi động lắm, máy móc lúc này
cũng không phải là vấn đề lớn nữa, có tiền là máy gì cũng mua được. Lúc này Bộ GD
đã sáp nhập vào Bộ ĐH và có tên như ngày nay. Các dự án của Bộ đã trang bị rất
nhiều máy tính cho các trường học, đặc biệt là các trường ĐH. Các đề án ứng dụng
CNTT rất nhiều và đa dạng, tiền cũng có rất nhiều. Một đặc điểm chung là máy móc
được mua để thúc dục nhu cầu xã hội, cho nên thường là phải trang bị hai ba đợt mới
có hiệu quả. Đợt đầu tiên để học, để chơi, giới thiệu ứng dụng theo nghề của họ, tóm
lại là để mồi. Khi người ta đỡ sợ máy tính, chuyển sang thích rồi thì mới hoàn chỉnh
các ứng dụng cho họ. Thời gian khoảng 2-3 năm, đến lúc đó máy tính mua đợt đầu đã
bắt đầu hỏng hoặc quá date rồi, lại mua đợt máy khác. Rõ ràng là làm gì cũng phải học,
máy tính chính là khoản tiền Nhà nước trả học phí.
Đến khoảng năm 1992-1993, việc đưa Tin học vào nhà trường phổ thông được
xã hội nhắc đến nhiều lắm rồi, tạo thành một nhu cầu bức thiết lắm rồi. Rồi chương
trình cải cách giáo dục đưa môn Tin học vào trường PTTH từ đó phát sinh nhu cầu đào
tạo giáo viên cho phổ thông. Thời cơ để xin mở ngành đào tạo giáo viên Tin học đã
đến. Cũng xin nói thêm để các bạn hiểu thời đó xin mở một ngành đào tạo khó thế, đó
là trường sư phạm chỉ dứt khoát đào tạo giáo viên không được đào tạo các ngành ngoài
sư phạm. Từ đó muốn mở ngành phải chứng minh được sinh viên ra trường phải có
nơi sử dụng, cũng chính tư tưởng này gây khó khăn rất nhiều khi chúng tôi xin thành

lập khoa năm 2001.
Việc xin mở ngành đào tạo giáo viên Tin học chỉ đạo là thầy Nguyễn Bá Kim,
được sự ủng hộ của thầy Nghiêm Đình Vỳ (hiệu trưởng lúc đó) và có một sự ủng hộ
rất hiệu quả của thầy Nguyễn Hữu Dung. Phải nói thêm để các bạn hiểu, thầy Dung
vốn là giáo viên khoa Toán, được cử làm Trưởng phòng Tài vụ thời kì đó (một người
cũng rất mê máy tính và lập trình ứng dụng quản trị dữ liệu rất siêu) đã xin được một
khoản tiền rất lớn để khởi động (theo tôi nhớ là 300 triệu, một khoản tiền cực kì lớn
thời kì đó), làm gì thì cũng phải có tiền, tiền đó để mua máy gần 100 cái máy tính để
thực hành. Về sau này thầy Dung mê máy tính quá mà theo về luôn khoa CNTT chứ
không về khoa Toán nữa.
Việc đầu tiên là phải lập đề án CNTT, đào tạo giáo viên là một tiểu đề án thôi.
Rồi bàn đến việc ai tham gia, cái này thì cũng đơn giản thôi vì có hai bộ phận làm Tin,
một là Bộ môn Máy tính điện tử của chúng tôi và hai là nhóm Tin của khoa Toán. Tiếp
theo là việc quản lý: lúc này có hai luồng ý kiến Bộ môn Máy tính điện tử muốn thành
lập khoa mới, khoa Toán thì muốn ngành này nằm trong khoa mình, mỗi bên đều có lý
luận riêng, bàn đi bàn lại mọi người đều nể thầy Kim và đi đến quyết định là tổ chức
một Bộ môn Tin học nằm trong khoa Toán. Đồng thời với việc này khoa Toán được
đổi tên thành khoa Toán-Tin. Cán bộ Bộ môn Máy tính điện tử thực sự không hài lòng


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

vì mơ ước tưởng đã thành hiện thực bị tuột khỏi tầm tay, nhưng rồi mọi người đều vui
vẻ bắt tay vào công việc mới.


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi


/>

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

/>

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

/>

Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Điểm danh những cán bộ Bộ môn Tin học bao gồm:
Phía Bộ môn Máy tính điện tử: PGS. Trần Anh Bảo, thầy Hoàng Xuân Thảo,
thầy Đoàn Hữu Vượng, thầy Đỗ Biên, thầy Nguyễn Vũ Quốc Hưng, cô Đỗ Thị Tám,
cô Nguyễn Thị Minh, cô Đỗ Thị Hải, cô Đào Tố Mai, cô Nguyễn Mai Hương, cô Lại
Thị Hà,
Phía khoa Toán có: Thầy Lê Khắc Thành, thầy Đỗ Văn Thành, thầy Nguyễn
Tân Ân, cô Hồ Cẩm Hà. Về sau này tôi không nhớ rõ là năm 97 hay 98 cô Nguyễn Thị
Tĩnh học thạc sỹ ở Úc về cũng được bổ xung vào Bộ môn.
Lần lượt các thầy cô khác được bổ xung, đầu tiên là thầy Mai Quốc Khánh, rồi
thầy Phạm Thọ Hoàn, thầy Nguyễn Thế Lộc, cô Nguyễn Quỳnh Diệp, thầy Trần Doãn
Vinh. Lớp sinh viên đầu tiên của khoa được giữ lại có cô Lê Tú Kiên, Phạm Thị Anh
Lê (K45), thầy Đào Việt Cường (K47). Cuối cùng trước khi thành lập khoa có thầy Vũ
Đình Hòa và thầy Nguyễn Hữu Mùi.
Mở đầu việc đào tạo bây giờ nhớ lại vừa buồn cười vừa xấu hổ, trông lực lượng
đông như thế nhưng khi cụ thể là ai dạy môn gì đều khó. Một mảng riêng là Phương

pháp dạy học thì có thầy Lê Khắc Thành rồi, yên tâm. Còn các môn còn lại từ cơ bản,
phần cứng, phần mềm tất cả đổ lên đầu tôi, cô Cẩm Hà. Thầy Bảo dạy Toán rời rạc,
Tân Ân, thầy Thảo cũng đỡ được một số môn. Năm đầu tiên trường còn cho đi mời
giáo viên ngoài (K45), năm tiếp theo (K46) chỉ cho mời một môn là Kiến trúc máy
tính, năm sau nữa là cắt hẳn. Cũng may là hồi đó chương trình không giống như bây
giờ học hai năm đầu như ngành Toán, sau đó lại học Toán nữa, học Tin không nhiều
lắm (vì sao lại thế tôi sẽ nói sau). Thế là gọi là cuống cuồng soạn bài đi dạy (riêng tôi
là thế, cô Cẩm Hà thì không biết có phải thế không).
Thời kì đó cũng bể dâu lắm, trường ĐHSP Hà nội chui vào làm thành viên của
ĐHQG Hà nội, có trường ĐH Đại cương chuyên lo đào tạo hai năm đầu, chương trình
chung theo khối ngành, khối A học như nhau bất kể là Toán hay Lý hay gì gì nữa. Hết
2 năm đầu mới trả về cho từng ngành đào tạo. Khi mình nhận sinh viên về thì chỉ còn
được dạy đúng 3 học kì (còn 1 học kì nữa thì đi thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp
rồi). Chương trình ngành Tin được Hội đồng khoa học khoa Toán-Tin ấn định chiếm
2/3 thời gian của 3 cái học kì đó, tức là chỉ có 2 học kì học Tin để cấp bằng đại học
Tin học. Hội đồng Khoa học khoa Toán-Tin ban đầu chẳng có anh nào Tin (mãi hai
năm sau mới bổ xung thầy Lê Khắc Thành, PGS. Trần Anh Bảo chẳng hiểu sao không
có tên).
Có lần khó chịu quá tôi mới hỏi thì được người có trách nhiệm trả lời, đại ý:
Một là hai ngành của một khoa có liên hệ chặt chẽ, quan điểm là xây dựng chương
trình cố gắng thâm nhập vào nhau càng nhiều càng tốt? (ngành Toán cũng học Tin
nhiều hơn, cụ thể là học thêm 2 học phần Hệ Quản trị dữ liệu 45 tiết và PASCAL


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

nâng cao 60 tiết). Hai là Hội đồng khoa học thấy ngành Tin còn thiếu nhiều cơ sở
Toán nên phải bổ xung tiếp. Nghe xong toát hết cả mồ hôi, họ học thêm 105 tiết Tin
thì chiếm hết một học kì Toán của Tin nũa rồi, thế là công bằng sao, lại nữa các ông

GS Toán phán về đào tạo Tin cứ như là đã làm Tin thật sự rồi. Mình chưa kịp hồi tỉnh
thì vị đó lại bồi tiếp, học Toán như thế để về phổ thông có dạy ít Tin thì đi dạy thêm
Toán cũng được. Đành gạt lệ khóc thầm thương học sinh của mình quá, mình định
sinh con trai hoặc con gái thì họ nhất định bắt mình đẻ ra loại nửa trai nửa gái như thế
này đây (xin lỗi các bạn K45-K46 nhé). Đúng như vậy, trừ một số say mê Tin học
quyết học thêm bám nghề thì lớp sinh viên khóa đầu được đánh giá không đủ kiến thức
bậc đại học để làm Tin học, thậm chí ở trường phổ thông, rất nhiều các bạn ra trường
đi dạy Toán.
Cũng may hai năm sau, trường ĐHSP Hà nội thoát ra khỏi ĐHQG, mô hình
trường ĐH Đại cương cũng đổ bể, ngành nào trả về khoa đó đào tạo từ đầu.Nhưng
ngành Tin vẫn nằm trong khoa Toán nên 3 học kì đầu học giống hệt ngành Toán, được
xây dựng cho những người sẽ làm Toán chứ không hướng đến Tin (các bạn K47, K48,
K49, K50 chắc vẫn còn rùng mình khi các bài thi những học phần Toán của Tin và
Toán giống hệt nhau). Cũng may như vây còn được thêm 1 học kì nữa để học thêm về
Tin.
Cho đến năm 2000 một số giáo viên trong bộ môn (trong đó có tôi) bức xúc lắm
rồi về chương trình đào tạo ngành Tin, nó ảnh hưởng đến chất lượng lao động ngành
nghề của sinh viên của mình. Khi ra trường tham gia vào xã hội Tin học họ mới thấy là
còn thiếu nhiều thứ lắm. Bọn tôi thường xuyên đặt vấn đề phải tách ra khỏi khoa ToánTin để có thể tự mình xây dựng một chương trình đào tạo riêng đáp ứng như cầu sử
dụng của xã hội như bản thân xã hội đó đòi hỏi. Ngay trong Bộ môn cũng có cán bộ
không muốn tách ra, vì họ cũng đang được yên ổn trong một khoa lớn, vũng mạnh. Rất
may bộ phận ủng hộ lại đang lãnh đạo Bộ môn, được sự ủng hộ của chi bộ, lúc đó Bí
thư Chi bộ là GS. Trần Anh Bảo giao cho tốt chấp bút viết đề án. Lúc đó tôi cũng còn
trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm như bây giờ, bây giờ có khi không dám làm. Sự ngăn
trở cũng quyết liệt lắm, rùng mình, không chết hẳn là may (phải cảm ơn GS. Đinh
Quang Báo, Hiệu trưởng lúc đó hiểu vấn đề cũng thương tôi nên tôi không chết).
Đề án viết xong cuối năm 2000, nộp được cho Đảng Ủy trường, cho Ban Giám
hiệu nhưng không sao nộp được cho Ban Chủ nhiệm khoa Toán-Tin. Tóm lại đợt đó
không thành công. Lý do chủ yếu được chính thức công bố là: - Một là ngành Tin chưa
đủ lực lượng, chẳng hiểu dựa vào đâu mà đòi phải có đủ 10 tiến sỹ (bây giờ các bạn

thấy có trường đại học được xây dựng có thể chẳng có tiến sỹ nào). – Hai là sinh viên
ra trường không có việc làm (cử nhân Tin mà lại không có việc làm vào thời buổi
này?). Lúc đó tiến sỹ có PGS. Trần Anh Bảo, thầy Lê Khắc Thành, tôi, thầy Trần
Doãn Vinh, thầy Trần Công Nhượng, thầy Hoàng Xuân Thảo, cô Nguyễn Thị Tĩnh.


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Bên khoa Sư phạm Kỹ thuật có thầy Phó Đức Toàn (do thành lập khoa muộn nên thầy
này chán chuyến sang Học viên Bưu chính Viễn thông mất). Như vậy là mới có 8
người. Vài tháng sau đó vào cuối năm 2001 mới có thêm thấy Vũ Đình Hòa là TSKH.,
cô Hồ Cẩm Hà và thầy Nguyễn Tân Ân bảo vệ tiến sỹ xong là đủ 10 người.

/>Cái được sau vụ này là mọi người hiểu vấn đề rồi, từ Ban Giám hiệu, Đảng ủy
trường và rất nhiều người khác đều thấy rõ một xu thế xã hội không thể cưỡng lại được.


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

Ngay cả trường đàn em là Đại học Sư phạm Vinh cũng đã thành lập khoa CNTT rồi,
bọn tôi còn được mời dạy thuê cho họ mấy năm liền mà trường ĐHSP Hà nội lại
không có. Các thầy lãnh đạo trường có bảo riêng tôi “thời thế thế, thế thời phải thế”.
Khoa Toán-tin trong trường là một trong hai khoa to lắm.

/>Chúng ta phải tri ân thầy Đinh Quang Báo, thầy ghi nhớ mọi việc và khởi động
lại tiến trình này vào khoảng đầu năm 2002, lần này không phải từ dưới đưa lên mà từ
trên đưa xuống, thành chủ trương, nghị quyết của Đảng ủy trường hẳn hoi. Lúc này cô
Tĩnh lãnh đạo Bộ môn xây dựng đề án và mọi việc đều được tiến hành và quyết định

một cách chóng vánh. Như vậy kể từ khi đề nghị đến khi có quyết định thời gian là 3


Trong bài viết này có gì không chính xác xin các vị lượng thứ, vì đây là ghi chép của một kẻ sinh sau đẻ muộn và cũng chỉ là ếch ngồi đáy
giếng thôi

năm, trong nghành CNTT 3 năm là thay đổi một thế hệ công nghệ rồi. Ngày sinh của
chúng ta là ngày 11 tháng 2 năm 2003.
Có một điều thú vị thế này, người trực tiếp chỉ đạo để trường ta có cái máy tính
đầu tiên, mở đầu kỉ nguyên CNTT ở trường ta là GS. Thứ trưởng Nguyễn Cảnh Toàn.
25 năm sau, người trực tiếp chỉ đạo khai sinh ra khoa CNTT trường ta là GS. Đinh
Quang Báo. GS. Nguyễn Cảnh Toàn chính là một trong "tứ thân phụ mẫu" của GS.
Đinh Quang Báo.



×