Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

NGUYÊN CỨU TÍNH CHẤT KHÁNG NẤM MỐC GỖ CAO SU (Hevea Brasiliensis)BẰNG ACID LACTIC (C3H6O3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐẶNG THỊ THƢỞNG

NGUYÊN CỨU TÍNH CHẤT KHÁNG NẤM MỐC
GỖ CAO SU (Hevea Brasiliensis)BẰNG
ACID LACTIC (C3H6O3)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

ĐẶNG THỊ THƢỞNG

NGUYÊN CỨU TÍNH CHẤT KHÁNG NẤM MỐC
GỖ CAO SU (Hevea Brasiliensis)BẰNG
ACID LACTIC (C3H6O3)

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. BÙI THỊ THIÊN KIM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và làm tốt đề tài như hôm nay tôi xin chân thành
cảm ơn:
Ba, mẹ đã tạo mọi kiện tốt nhất về vật chất và là động lực lớn nhất để tôi
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu và toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Cô Nguyễn Thị Tường Vy –giáo viên quản lý phòng thí nghiệm Bộ môn
Chế biến lâm sản đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thí nghiệm,
Ban giám đốcCông ty TNHH Phú An – Bình Dương đã tạo điều kiện cung
ứng mẫu gỗ cho tôi hoàn thành thí nghiệm.
Ban giám đốc Công ty TNHH XD – TM – SX Trường Tiền đã tạo điều kiện
tốt nhất để cho tôi được gia công mẫu thí nghiệm dùng trong đề tài.
Đặc biệt xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS. Bùi Thị Thiên Kim đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K35 và bạn bè tôi đã động viên, giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường.
Vì thời gian thực hiện đề tài trong giới hạn cho phép và kiến thức còn hạn
chế nên mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài làm còn nhiều sai sót,
kính mong thầy cô và các bạn góp ý.
Trân trọng cảm ơn
Đặng Thị Thưởng


i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nguyên cứu tính chất kháng nấm mốc gỗ cao su (Hevea
Brasiliensis) bằng Acid lactic(C3H6O3)” đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm bộ
môn Chế Biến Lâm sản, khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, trong thời gian 01/3/2013 đến 30/06/2013.
Sau khi tìm hiểu và tiến hành thí nghiệm thăm dò, chúng tôi đã chọn
C3H6O3là hóa chất cho thí nghiệm thực nghiệmvới thời gian xử lý là 1 - 3 giờ, nồng
độ hóa chất là 10 – 50%.
Kết quả thu được sau khi nghiên cứu cho thấynồng độ A(%) của Acid lactic
và thời gian xử lý T(giờ) đã ảnh tới lượng hóa chất thấm, độ thấm sâu và khả năng
kháng nấm mốc của gỗ cao su.Mối quan hệ giữa các thông số đầu vào và đầu ra
được thể hiện qua các hàm tương quan sau:
Đối với đầu ra lượng thấm hóa chất.
Ykl2 = 2,498 + 1,1274x1 + 0,32049x2 + 0,12x1x2 – 0,3865x12 + 0,0885x22
Đối với đầu ra độ thấm sâu.
Yts2 = 2,41783 + 1,16624x1 + 0,346829x2 – 0,385217x12
Đối với đầu ra tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 86%
Yn862 = 2,37913 – 1,28515x1 – 0,17307x2 + 0,266413x22
Đối với đầu ra tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 93%
Yn932 = 3,40174 – 1,30907x1 – 0,190052x2 +0,287174x22
Bài toán tối ưu được thiết lập trên các hàm mã hóa Ykl2, Yts2, Yn86, và Yn93.
Giá trị tối ưu hóa đạt được như sau: Ykl2 = 4,1894% khi nồng độ 58,28% và thời
gian xử lý 3,414 giờ. Yts2 = 3,7871mm khi nồng độ 58,28% và thời gian xử lý 3,414
giờ. Yn86 = 0,5338% khi nồng độ 58,28% và thời gian xử lý 2,3248 giờ. Yn93 =
1,5193% khi nồng độ 58,28% và thời gian xử lý 2,3309 giờ.
Như vậy, gỗ Cao su sau khi được xử lý bằng Acid lactic sẽ có khả năng
kháng nấm mốc, có thể sử dụng vào việc sản xuất sản phẩm nội thất, đồng thời đảm

bảo sức khỏe cho người sử dụng và môi trường.

ii


SUMMARY
Abstract study: “Research quality of mold-resistant on rubber wood (Hevea
brasiliensis) by Acid lactic(C3H6O3)” was conducted at the laboratory subjects
variable War Forest Products, Faculty of Forestry University of Agriculture and
Forestry in Ho Chi Minh City, during 03/01/2013 to 6/30/2013.
After look for information andcarry outsurvey experiment,we selected
C3H6O3, which is matter for experiment research, treatment time from 1 to 3 hour,
concentration of Acid lactic from 10 to 50%
Experimental results obtained experience has shown T(hour) treatment time
and A(%) concentration of Acid lactic can affect amount of import medicine, the
depth medicineand the resistance of wood mold. The relationship between
parameter of input and output is expressed through the following regression
equation:
For output is amount of import medicine.
Ykl2 = 2,498 + 1,1274x1 + 0,32049x2 + 0,12x1x2 – 0,3865x12 + 0,0885x22
For output is depth medicineamount.
Yts2 = 2,41783 + 1,16624x1 + 0,346829x2 – 0,385217x12
For output is rate of fungi in RH 86% environment.
Yn862 = 2,37913 – 1,28515x1 – 0,17307x2 + 0,266413x22
For output is rate of fungi in RH 93% environment.
Yn932 = 3,40174 – 1,30907x1 – 0,190052x2 +0,287174x22
Optimization problem is established on encodely functions Ykl2, Yts2, Yn862,
and Yn932. Achieve optimal results as follows: Ykl2 = 4,1894% with
theconcentrationof 58,28% andthe treatment time of 3,414 hour. Yts2 = 3,7871mm
with the concentration of 58,28% and the treatment time of 3,414 hour. Yn86 =

0,5338 % with the concentration of 58,28% and the treatment time of 2,3248 giờ.
Yn93 = 1,5193% with the concentration of 58,28% and the treatment time of 2,3309
hour.
Thus, rubber wood impregnated after Acid lactic will mildew resistant and
can be used to the production ofinterior decoration products, at the sametime health
safety for users and the environment.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................ ix
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý thuyết về nội dung nghiên cứu ............................................................ 3
2.1.1. Các loại nấm mốc hại gỗ3
2.1.2. Các phương pháp kỹ thuật trong bảo quản gỗ ................................................ 6

2.1.3. Những chế phẩm bảo quản lâm sản đã được nghiên cứu sử dụng ................... 8
2.2. Nguyên liệu gỗ cao su..................................................................................... 10
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng................................................................................... 10
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo ......................................................................................... 12
2.2.3. Tính chất vật lý ............................................................................................ 14
2.2.4. Tính chất cơ học .......................................................................................... 14
2.2.5. Thành phần hóa học ..................................................................................... 15
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 16

iv


2.3.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 16
2.3.2. Công trình nghiên cứu trong nước................................................................ 17
Chƣơng 3NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 19
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 19
3.2.1. Vật liệu nguyên cứu ..................................................................................... 19
3.2.2. Phương pháp nguyên cứu ............................................................................. 23
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................ 23
3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu quy hoạch thực nghiệm ..................................... 23
3.2.3. Phương pháp đo đạc thực nghiệm ................................................................ 29
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm ....................................................... 31
3.2.5. Phương pháp xác định các thông số tối ưu ................................................... 32
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33
4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 33
4.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với thông số đầu ra
tỷ lệ khối lượng hóa chất thấm............................................................................... 33
4.1.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất .............. 33
4.1.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai ................ 34

4.1.1.3. Xác định giá trị tối ưu ............................................................................... 36
4.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với đầu ra độ thấm sâu của hóa chất. ........ 36
4.1.2.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất .............. 36
4.1.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai ................ 37
4.1.2.3. Xác định giá trị tối ưu ............................................................................... 39
4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với thông số đầu ra
tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 86% .............................................................. 40
4.1.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất .............. 40
4.1.3.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai ................ 40
4.1.3.3. Xác định giá trị tối ưu ............................................................................... 43

v


4.1.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm với thông số đầu ra
tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 93% .............................................................. 43
4.1.4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc nhất .............. 43
4.1.4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở mô hình thí nghiệm bậc hai ................ 44
4.1.4.3. Xác định giá trị tối ưu ............................................................................... 46
4.2. Thảo luận........................................................................................................ 47
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................... 53
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 53
5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

57


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A – Nồng độ Acid lactic.
Anova – Phương pháp phân tích phương sai.
Dkl – Phần trăm khối lượng hóa chất thấm ở dạng thực .
Dts – Độ thấm sâu của hóa chất ở dạng thực.
Dn86 – Tỷ lệ nấm mốc trong điều kiện độ ẩm tương đối của môi trường 86% ở dạng
thực.
Dn93 –Tỷ lệ nấm mốc trong điều kiện độ ẩm tương đối của môi trường 93% ở dạng
thực.
EN – (European Standards) Tiêu chuẩn Châu Âu.
EN 113 – (Wood preservatives – Test method for determining the protective
effectiveness against wood destroying basidiomycetes – Determination of the toxic
values) Bảo quản gỗ – phương pháp kiểm xác định hiệu lựcbảo quản chống lại sự
phá hủy gỗ của nấm – xác định tính độc.
IARC – (International Agency for Research Caner) Cơ quan nghiên cứu ung thư
quốc tế.
RH – Độ ẩm tương đối của môi trường.
STT – Số thứ tự.
T – Thời gian xử lý.
Ykl – Phần trăm khối lượng hóa chất thấm ở dạng mã hóa.
Yts – Độ thấm sâu của hóa chất ở dạng mã hóa.
Yn86 – Tỷ lệ nấm mốc trong điều kiện độ ẩm tương đối của môi trường 86% ở dạng
mã hóa.
Yn93 – Tỷ lệ nấm mốc trong điều kiện độ ẩm tương đối của môi trường 93% ở dạng
mã hóa.


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thời gian sâu nấm xâm nhập gây hại gỗ không xử lý bảo quản ............... 5
Bảng 2.2: Các loại chế phẩm bảo quản lâm sản có trên thị trường. .......................... 8
Bảng 2.3: Tính chất vật lý của gỗ cao su. .............................................................. 14
Bảng 2.4: Tính chất cơ học của gỗ cao su. ............................................................ 14
Bảng 2.5: Thành phần hóa học của gỗ cao su ........................................................ 16
Bảng 3.1: Mức và khoảng biến thiên của các yếu tố nghiên cứu
theo phương án bậc nhất ........................................................................................ 27
Bảng 3.2: Mức và khoảng biến thiên của các yếu tố nghiên cứu
theo phương án bậc hai bất biến quay .................................................................... 28
Bảng 4.1: Các giá trị tối ưu của hàm Ykl2 .............................................................. 36
Bảng 4.2: Các giá trị tối ưu của hàm Yts2 .............................................................. 39
Bảng 4.3: Các giá trị tối ưu của hàm Yn86.............................................................. 43
Bảng 4.4: Các giá trị tối ưu của hàm Yn93.............................................................. 46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biến màu và nấm mốc trên gỗ ................................................................. 3
Hình 2.2: Đặc điểm hình thái cây Cao Su ............................................................. 11
Hình 2.3: Cấu tạo thô đại gỗ cao su ...................................................................... 12
Hình 2.4: Cấu tạo hiển vi gỗ cao su ....................................................................... 13
Hình 3.1: Hình ảnh cho Acid lactic (C3H6O3) ....................................................... 20
Hình 3.2: Mẫu gỗ và hóa chất cho nguyên cứu thực nghiệm ................................. 21
Hình 3.3: Hóa chất điều chế hóa chất thử độ thấm sâu .......................................... 22
Hình 3.4: Hóa chất tạo môi trường trong thí nghiệm thực nghiệm......................... 22

Hình 3.5: Một số dụng cụ thí nghiệm .................................................................... 23
Hình 3.6: Mô hình biểu diễn quá trình nghiên cứu ................................................ 25
Hình 3.7:Các vị trí đo độ thấm sâu của hóa chất ................................................... 30
Hình 4.1: Đồ thị 3D thể hiện phương trình tương quan x1, x2 và Ykl ..................... 35
Hình 4.2: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Ykl ......................................... 35
Hình 4.3: Đồ thị 3D thể hiện phương trình tương quan x1, x2 và Yts...................... 38
Hình 4.4: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Yts ......................................... 39
Hình 4.5: Đồ thị 3D thể hiện phương trình tương quan x1, x2 và Yn86.................... 42
Hình 4.6: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Yn86 ....................................... 42
Hình 4.7: Đồ thị 3D thể hiện phương trình tương quan x1, x2 và Yn93.................... 45
Hình 4.8: Đồ thị 2D thể hiện mối quan hệ x1, x2 và Yn93 ....................................... 46
Hình 4.9:So sánh tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 86%................................. 47
Hình 4.10: Tỷ lệ nấm trong môi trường RH 86% .................................................. 47
Hình 4.11: So sánh tỷ lệ nấm mốc trong môi trường RH 93% ............................... 48
Hình 4.12: Tỷ lệ nấm trong môi trường RH 93% .................................................. 48
Hình 4.13: Đồ thị theo dõi tỷ lệ nấm mốc
trong môi trường RH 86% theo thời gian ............................................................... 49
Hình 4.14: Đồ thị theo dõi tỷ lệ nấm mốc
trong môi trường RH 93% theo thời gian. .............................................................. 50

ix


LỜI NÓI ĐẦU
Sự pháttriển nhanh chóng của kinh tế kéo theo thu nhập của người dân ngày
càng tăng cao dẫn đến nhu cầu về trang trí nội thất bằng gỗcũng tăng lên đáng kể.
Vì thế, sản phẩm gỗ nội thất trở thành lựa chọn hàng đầu bởi sự ấm cúng và sang
trọng, đồng thời mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Đến năm 2012, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới,
thứ 2 Châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Muốn
tiếp tục đáp ứng nhu cầu đồ gỗ, các xí nghiệp, công ty phải tính đến nguồn nguyên
liệu thay thế, đó là nhập khẩu gỗ và nguyên liệu gỗ rừng trồng. Trong đó, sử dụng
gỗ rừng trồng vẫn được xem là biện pháp triển vọng nhất. Cây cao su, tên khoa học
là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea đã thu hút được nhiều sự chú
ý từ các doanh nghiệp. Trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, mủ cao su là
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cao su, thân cây là nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến gỗ. Gỗ cao su có màu kem nhạt, vân thớ đẹp, gỗ nhẹ nên
không chỉ ưa chuộng trong nước mà còn đáp ứng được thị trường khó tính như Mỹ,
Nhật. Tuy nhiên, gỗ cao su sau khi chặt hạ 2 đến 3 ngày nếu không được xử lí rất dễ
bị nấm mốc làm thay đổi tính chất vật lý, cơ học, hóa học và màu sắc của chúng, từ
đó làm mất giá trị của sản phẩm. Mặt khác, các chế phẩm đã và đang sử dụng cho
công nghệ bảo quản gỗ có ít hoặc nhiều thành phần hóa chất gây ảnh hưởng tới sức
khỏe người sử dụng và nước thải sau xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường. Từ thực
tế đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm các hợp chất được chiết xuất từ
thực vật hoặc tổng hợp từ hóa chất không ảnh hưởng tới sức khỏe,không gây tổn hại
đến môi trường và đồng thời được sự cho phép của Bộ y tế để đưa vào sử dụng
trong công nghệ bảo quản gỗ. Không có tên trong danh mục các chất gây ung thư,
Acid lactic là một chất đã và đang được sử dụng khá nhiều trong công nghệ bảo
quản thực phẩm cho người và cả động vật. Sau khi tìm hiểu và tiến hành những thí
nghiệm thăm dò, tôi đã lựa chọn Acid lactic để thực hiện đề tài của mình.

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ cao su đang dần trở thành nguồn nguyên liệu phổ biến cho ngành công
nghiệp sản xuất các sản phẩm mộc có giá trị như bàn, ghế, kệ, tủ, …nguyên liệu cho

các sản phẩm mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em. Với giá thành hợp lý, gỗ nhẹ, màu sắc và
vân thớ đẹp, sản phẩm từ gỗ cao su đang được nhiều ngườiưu tiên lựa chọn.
Tuy nhiên,do cấu tạo và thành phần hoá học mà gỗtrở thành một dạng vật
liệu đặc biệt, có thể dễ dàng biến đổi theo thời gian. Dưới tác động của khí hậu, độ
ẩm, gỗ nhanh chóng bị nứt nẻ, nấm mốc, biến màu và mục nát nếu không có biện
pháp bảo quản kịp thời.Để khắc phục các nhược điểm cũng như kéo dài tuổi thọ của
gỗ, nhiều chế phẩm đã được tìm ra để bảo quản gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, một
số chế phẩm có điểm hạn chế như gây biến màu cho gỗ sau khi bảo quản như
Creozoat, LN1, LN2;Ăn mòn kim loại như NaF, sunphat đồng;Chứa thành phần hóa
chất ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường như PCP, DDT, … Nên một số
chế phẩm đã hạn chế sử dụng.Trong khi đó, sản phẩm bán ra thị trường phải đáp
ứng được yêu cầu khắt khe về thẫm mỹ, màu sắc và hàm lượng hóa chất có trong
gỗảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đồng thời, vấn đề môi trường khi nước
thải và hóa chất xử lý cũng đang được các nhà chức trách về môi trường quan tâm.
Chính vì vậy, giải pháp về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội đang là áp lực đối
với các nhà nghiên cứu và sản xuất.Xuất phát từ thực tế trên với những kiến thức đã
học và tìm hiểu được,tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính chất
kháng nấm mốc gỗ cao su (Hevea Brasiliensis) bằng Acid lactic(C3H6O)”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu bảo quản gỗ bằng Acid lactic, mang đến
công nghệ bảo quản gỗ mới, góp phần kháng nấm mốc hại gỗ, đồng thời không ảnh
hưởng tới sức khỏe con người và không độc hại đối với môi trường sống.

1


Mục tiêu nghiên cứu:
 Xác định lượng hóa chất thấm vào gỗ sau khi xử lý.
 Xác định độ thấm sâu của hóa chất vào gỗ.
 Xác định khả năng kháng nấm mốc của gỗ sau khi xử lý bằng Acid lactic.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Cây cao su (Hevea Brasiliensis)sinh trưởng và phát triển bình thường tại
Bình Phước, sau khi đã trích kiệt nhựa (từ 25 - 30 năm), được khai thác và đưa về
công ty TNHH Phú An – Bình Dương để tiến hành cắt khúc, xẻ phách. Lựa chọn gỗ
không bị khuyết tật và chưa qua các khâu bảo quản như tẩm hóa chất và sấy, đem
về gia công tại Công ty TNHH XD – TM – SX Trường Tiền, Thủ Đức.
Hóa chất: Acid lactic (C3H6O3).
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Chế biến lâm sản thuộc Bộ môn chế
biến lâm sản – khoa Lâm Nghiệp.
Trong giới hạn thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp cùng với những điều kiện
hiện có tại phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi nấm mốc trong điệu kiện
độ ẩm cao và không cấy nấm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin về gỗ và bảo quản gỗ. Hướng đi mới trong nghiên cứu
chế phẩm bảo quản gỗ không độc hại đến con người và môi trường sống. Cung cấp
số liệu cho tính toán, sử dụng và bảo quản trong nghiên cứu và sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể áp dụng để bảo quản gỗ chống lại
các tác nhân gây hại gỗ. Bổ sung vào danh mục chế phẩm bảo quản lâm sản một
loại mới được phép sử dụng, an toàn đối với con người.
Có ý nghĩa lớn trong việc giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản
phẩm gỗ không chứa chất độ hại.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết về nội dung nghiên cứu

2.1.1. Các loại nấm mốc hại gỗ
Gỗ cao su sau khi cưa xẻ, đã mất đi sức đề kháng tự nhiên nên dễ bị vi sinh
vật gây hại xâm nhập, bình quân khoảng 3 ngày sau nếu không xử lý bảo quản sẽ bị
nấm mốc tấn công. Sau đó gỗ sẽ tiếp tục bị tấn công bởi các côn trùng khác như
mọt, xén tóc và mối. Mỗi loại gây hại theo những phương thức khác nhau nhưng
cùng mục tiêu là phá hoại gỗ.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tự nhiên của nấm và hình thức phá hoại của
chúng có thể phân chia nấm hại lâm sản thành ba nhóm: Nấm gây mục, nấm gây
biến màu và mốc. Trong ba nhóm nấm hại lâm sản trên thì nhóm nấm gây mục là
quan trọng nhất bởi nhóm nấm này có khả năng phân huỷ vách tế bào và làm thay
đổi tính chất cơ lý và hoá học của lâm sản. Nấm gây biến màu và mốc phát triển
bằng cách sử dụng các hợp chất hữu cơ dự trữ trong lâm sản làm thức ăn, chúng
không ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến tính chất cơ lý của lâm
sản, nhưng gỗ bị biến màu sẽ bị giảm thấp chất lượng đáng kể.

Mẫu gỗ bị biến màu

Mẫu gỗ bị nấm mốc

Hình 2.1: Biến màu và nấm mốc trên gỗ

3


Nấm xâm nhập vào gỗ và các lâm sản khác bằng một trong hai phương thức
và đồng thời cả hai phương thức sau:
 Sợi nấm từ phần mục chuyển sang phần gỗ tốt.
 Bào tử rơi trên bề mặt gỗ rồi nảy mầm phát triển thành sợi xâm nhập vào gỗ.
Trong thân gỗ, nấm sinh trưởng, phát triển và duy trì mọi hoạt động sống, chính quá
trình này đã dẫn đến sự biến màu và phân hủy gỗ…Tùy từng loại nấm mà quá trình

trao đổi chất diễn ra khác nhau.
Sự xâm nhập của nấm vào gỗ (giá thể) có thể được chia thành các giai đoạn sau:
 Khi gỗ mới được chặt hạ có độ ẩm cao, các loài nấm tiên phong bắt đầu xuất
hiện trong các tế bào sống và chết, từ đó phát triển loang ra các tế bào bên cạnh và
đi sâu vào trong thân gỗ. Tuy nhiên, các loài này chỉ thường sử dụng chất chứa
trong gỗ làm chất dinh dưỡng và chỉ gây biến màu mà không có khả năng phá hoại
vách tế bào.
 Khi độ ẩm giảm đi một lượng đáng kể là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm
có sức phá hoại yếu xuất hiện. Các loài nấm này thường sử dụng chất chứa mà nấm
tiên phong không sử dụng đến và phá vách tế bào nhưng ở mức độ yếu, chúng
không có khả năng phá hủy hoàn toàn vách tế bào.
 Độ ẩm gỗ càng giảm, trong vách tế bào có nhiều khoảng trống chứa không
khí, tức là lượng oxy lớn. Đây là điều kiện bất lợi cho hai nhóm nấm trên tấn công
nhưng lại thuận lợi cho nhóm nấm thứ ba xuất hiện. Đó chính là các loại nấm có
khả năng phá hoại mạnh Cellulose và lignin làm mất hoàn toàn tính cơ học của gỗ
và các loại lâm sản khác.(Hứa Thị Huần, 2004).
Từ kinh nghiệm sử dụng gỗ và lâm sản, người ta dễ thấy rằng, ở mỗi loại có
một độ bền cơ học (khả năng chịu lực) và độ bền tự nhiên (khả năng chống lại sự
phá hoại của sinh vật và các yếu tố khác) riêng. Độ bền tự nhiên của gỗ phụ thuộc
vào yếu tố cấu tạo, ở các điều kiện sử dụng cụ thể nó còn phụ thuộc vào ngoại lực
và các yếu tố khác.

4


Để so sánh độ bền tự nhiên của các loại gỗ, người ta lấy khoảng thời gian kể
từ lúc chặt hạ đến lúc gỗ bị các sinh vật phá hại đến mức không còn độ bền cơ học
nữa để tính. Khoảng thời gian đó được coi là tuổi thọ của gỗ. Đã có nhiều thí
nghiệm xác định ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến độ bền tự nhiên của gỗ:
 Loài gỗ, trong đó đã có tuổi gỗ, gỗ giác, gỗ lõi, các chất chứa, cấu tạo gỗ.

 Vai trò của các loài sinh vật.
 Môi trường sử dụng gỗ.
 Các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ môi trường...
Các thí nghiệm xác định độ bền tự nhiên của gỗ và tre dù sao cũng chỉ là các
điều kiện nhân tạo, không mang tính tự nhiên. Ta cũng biết rằng, trên một loài gỗ
đồng thời bị tác động bởi nhiều yếu tố, sự phân định rạch ròi ảnh hưởng của từng
yếu tố là điều kiện khó thực hiện. Song, trong thực tiễn người ta vẫn thừa nhận
rằng, độ bền tự nhiên của gỗ phụ thuộc chủ yếu vào tính kháng tự nhiên của nó và
khả năng xâm nhập phá hoại của các sinh vật hại gỗ. (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2006)
Bảng 2.1:Thời gian sâu nấm xâm nhập gây hại gỗ không xử lý bảo quản

Loại gỗ

Gỗ khúc tươi

Gỗ xẻ tươi

Gỗ khô giữ trong
kho hoặc đang sử
dụng

Thời gian gỗ bị các sinh vật hại xâm nhập
Nấm
Côn trùng Côn trùng
Nấm gây
mốc gây
Mối
hại gỗ tươi hại gỗ khô
mục
biến màu

Vài ngày,
Không xâm
nếu tiếp
Vài giờ
Vài giờ Vài tuần
nhập
xúc với
đất
Vài giờ đến Không xâm
Vài giờ Vài tuần Như trên
vài ngày
nhập
Vài tuần
đến vài
Không
Không xâm Vài tuần đến
Không
tháng theo
xâm
nhập
vài tháng
xâm nhập điều kiện
nhập
của địa
phương

5


Vài tháng

Không xâm Vài tuần đến
Vài tuần đến vài
Như trên
nhập
vài tháng
năm
Không
Vài tuần
Gỗ đang sử dụng
Không xâm Hiếm khi
xâm
đến vài
Vài ngày
tiếp xúc với nền đất nhập
xâm nhập
nhập
tháng
(Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2006)
Gỗ đang sử dụng,
ẩm

2.1.2. Các phƣơng pháp kỹ thuật trong bảo quản gỗ
Từ lâu trong lĩnh vực bảo quản gỗ đã hình thành nên nhiều phương pháp và
việc áp dụng nó cũng rất đa dạng, thông thường người ta phân loại các phương pháp
bảo quản sau:
 Phương pháp bảo quản đơn giản (không dùng áp lực).
+ Phương pháp bảo quản gỗ truyền thống, ngâm gỗ dưới bùn ao, dưới nước
từ vài tuần, 6 tháng đến 1 năm.
Đây là phương pháp bảo quản gỗ tạm thời, đơn giản, không tốn kém. Có hiệu
quả chống vi sinh vật khá cao đối với tre hoặc luồng được ngâm chìm trong nước

thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian ngâm
lâu, không phù hợp với sản xuất công nghiệp.
+ Phương pháp bảo quản kỹ thuật như: Bóc vỏ, hong phơi, sấy gỗ để làm
giảm độ ẩm gỗ, hạn chế các loài vi sinh vật phá hoại gỗ tươi, gỗ có độ ẩm cao, như
nấm mốc, mọt gỗ tươi, mục…
Sân bãi để hong phơi gỗ cần được thiết kế nơi thông thoáng hình chữ nhật, phải có
rãnh thoát nước. Gỗ sau khi được bóc vỏ hoặc cắt ván có thể xếp nằm ngang, xếp
hình chữ X, chữ V ngược… tùy thuộc vào kích thước, độ ẩm nguyên liệu. Xếp sao
cho khe hở của thanh kê đúng hướng gió tạo độ thoáng cho gió lùa vào giữa các khe
hở giữa các lớp gỗ. Mặt dưới của lớp gỗ dưới cùng trong đống phải cách nền ít nhất
0,3 m (trong kho), 0,5 m (ngoài trời). Che bề mặt và đầu đống để tránh ánh nắng
làm nứt đầu gỗ.
Là phương pháp bảo quản gỗ tạm thời trong thời gian ngắn sau khi gỗ được
chặt hạ, nhằm ngăn ngừa vi sinh vật phá hoại gỗ tươi và phục vụ cho khâu xử lý

6


bằng hóa chất tiếp theo. Tuy nhiên, bất lợi là phương pháp này chỉ có thể áp dụng
theo mùa (mùa nắng, hong phơi nắng kết hợp sấy là biện pháp kinh tế) và gỗ dễ bị
nứt bề mặt và nứt đầu gỗ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ xẻ.
+ Phương pháp ngâm nhúng thông thường với hoá chất.
Gỗ phải được làm sạch sẽ, bóc hết vỏ lụa, quét sạch mùn cưa và đất cát bám
vào gỗ. Xếp gỗ vào bể ngâm, đóng chốt ghìm gỗ. Xảhóa chất vào bể ngâm sao cho
mực dung dịch hóa chất cao hơn gỗ tẩm. Thời gian nhúng hay ngâm tùy thuộc vào
yêu cầu lượng hóa chất thấm và độ thấm sâu, tùy thuộc vào loại gỗ, loại hóa chất,
độ ẩm mà thời gian ngâm khác nhau. Hết thời gian cần thiết, vớt gỗ ra bể ngâm và
xếp lên đà chuẩn bị cho sấy.
Là phương pháp đơn giản, được ứng dụng khá rộng rãi, thường dùng để bảo
quản gỗ cao su tại các xí nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Thuốc tẩm được dùng là các

hỗn hợp thuốc muối như boron với NaF, hỗn hợp CAXE – 2002.
+ Phương pháp quét, phương pháp phun, phương pháp thay thế nhựa,
phương pháp thẩm thấu, phương pháp đun nóng ngâm lạnh. Đây là các phương
pháp đơn giản nhưng đòi hỏi có kỹ thuật, năng suất thấp, tốn nhiều thời gian nên
chỉ phù hợp với yêu cầu bảo quản nhỏ lẻ.
 Phương pháp bảo quản gỗ bằng áp lực bao gồm: Phương pháp tế bào đầy,
phương pháp tế bào rỗng.
Trong tẩm áp lực có hai quá trình cơ bản:
 Tăng áp lực: Tạo ra sức ép để nén thuốc vào gỗ, trị số áp lực thông thường
là 6 - 12 Kg/cm2.
 Hút chân không: Độ sâu chân không thường là 600 - 650 mmHg.
Đối với phương pháp tế báo đầy Bethell có thêm giai đoạn rút chân không
trước khi tăng áp lực.
Tất cả các phương pháp tẩm áp lực đều phải rút chân không vệ sinh giai đoạn
cuối cùng trước khi kết thúc quá trình tẩm.
Phương pháp này có thể xử lý với tất cả các loại thuốc, thuốc muối cũng như
thuốc dầu. Đây là một trong những phương pháp đạt được độ thấm sâu cao nhất so

7


với tất cả các phương pháp khác. Năng suất cao phù hợp với những xí nghiệp chế
biến gỗ cỡ lớn. Phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị tẩm phức tạp và hiện đại.
2.1.3. Những chế phẩm bảo quản lâm sản đã đƣợc nghiên cứu sử dụng
Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản lâm sản đối với nấm:Chế phẩm bảo
quản được tẩm vào gỗ tạo ra một môi trường khác hẳn với môi trường gỗ không
được tẩm, tước bỏ những điều kiện tối ưu hoặc ít ra là không thuận lợi cho việc nảy
mầm của các bào tử, hơn thế nữa, nó phá hoại ngay các bào tử nấm. Tùy loại hóa
chất mà một số men của tế bào nấm bị ức chế làm rối loạn các hoạt động dinh
dưỡng như hút nước, hút glucose quá nhiều, làm ngưng kết hoặc biến tính protit.

Kết quả cuối cùng là tác động của chế phẩm bảo quản lâm sản làm cho nấm biến dạng
về hình thái hoặc bị tiêu diệt ngay trên gỗ đã tẩm. (Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2006).
Tiêu chuẩn của các chế phẩm bảo quản lâm sản:
 Có độ độc cao đối với vi sinh vật phá hại lâm sản.
 Không độc đối với người va gia súc.
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Dễ thấm vào gỗ và lâm sản.
 Không làm giảm tính chất cơ học của gỗ.
 Không ăn mòn kim loại, rẻ tiền và được chế tạo sẵn.
 Không làm tăng khả năng bốc cháy của vật liệu tẩm.
 Không ảnh hưởng đến trang sức bề mặt, phải có sẵn trên thị trường, đặc
biệt là thị trường trong nước.
 Trước khi đưa ra thị trường, thuốc phải được kiểm nghiệm trong phòng thí
nghiệm.
Bảng 2.2:Các loại chế phẩm bảo quản lâm sản có trên thị trường.
Loại thuốc

Thuốc dầu

Tên thuốc

Công dụng

Ghi chú

Creozote
Tác dụng độc đối với Được phát hiện thế kỷ
(thành phần phức nấm mốc và côn trùng, 19 và Bethell đăng ký
tạp, bao gồm các … cho đồ gỗ ngoài
bản quyền. Sau đó

chất thuộc nhóm

trời, phần gỗ tiếp xúc

8

nhanh chóng được sử


acid nhựa, bazo
nhựa, nhựa trung

với đất ở công trình có dụng bảo quản gỗ ở
mái che.
châu Âu và châu Mỹ.

tính)

Nhược điểm: có mùi
hôi, làm biến màu gỗ,

Phương pháp quét,
ngâm, đun nóng ngâm

lớp dầu chảy nhựa khi
bị nóng chảy gây bẩn,

lạnh, phương pháp áp
lực chân không.


gây dị ứng trên da
người tiếp xúc.
Hỗn hợp các loại

Gia tăng khả năng

thuốc dầu

chống mối và các loại

(creozote + Nhựa côn trùng phá hoại gỗ.
than đá, creozote
+ dầu mỏ, dầu
creozote gỗ)

Dùng để bảo quản sản
phẩm ngoài trời tiếp
xúc với nền đất.
Độ độc cao đối với

Pentachlorophen
ol C6C15OH

côn trùng nhưng
không có tác dụng

(PCP)

chống nấm mốc. Độ
độc cao với người.


Thuốc

NaF và hỗn hợp

muối

NaF

Sunphat đồng
(CuSO4.5H2O)

Hòa tan trong nước để
ngâm hoặc tẩm áp lưc.

Chống nấm và hạn chế
hoặc phòng ở mức độ
Năm 1926, Wolman đã
thấp đối với côn trung
đăng ký bản quyền sử
hại gỗ. Độc thấp đới
dụng hỗn hợp NaF và
với người và động vật,
Na2SiF6 là chế phẩm
không ăn mòn kim
bảo quản gỗ.
loại, rẻ tiền, dễ kiếm.
Nhược điểm: dễ bị rửa
trôi.
Phòng chống hà và

nấm mốc cao. Tuy
nhiên ít ổn định, dễ bị
rửa trôi và bị các hóa
chất khác tác dụng

9

Được sử dụng từ năm
1767, chính thức công
nhận dùng để bảo quản
gỗ tại Pháp năm 1938.


làm mất hiệu lực đối
với sinh vật hại gỗ.
Năm 1926, Nguyễn Thế
Viễn đăng ký với tên
thuốc là LN1.
Năm 1963, Nguyễn Văn

LN1 (NaF +
Na2Cr2O7).
LN2 (NaF +
Na2Cr2O7 +
C6Cl5ONa).
LN3.
LN5 (NaF +

Thống tăng khả năng
Chống nấm mục và

biến màu cho nứa,

kháng nấm cho LN1
thành LN2. Sau đó tiếp

nguyên liệu giấy.

tục cải tiến ACC và

Không ảnh hưởn đến

CCA thành LN3. Các

màu sắc của gỗ.

công trình tiếp theo đã
cho ra thuốc LN5 hiện
nay đang được Bộ NN

ZnSO4.H2O).

và PTNT cho phép sử
dụng để bảo quản lâm
sản.

Hỗn hợp thuốc
Boron.

Boric có hiệu lực tốt
đối với mọt hại gỗ,

borax có hiệu lực
phòng chống nấm ốc
và nấm mục.

Được chế tạo đầu tiên ở
Anh năm 1950. Chế
phẩm có thể sử dụng
được hầu hết các
phương pháp, ít độc với
người và gia súc.

( Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2001)
2.2. Nguyên liệu gỗ cao su
2.2.1.Đặc điểm sinh trƣởng
Tên Việt Nam: Cao su.
Tên khoa học: Hevea Brasiliensis.
Tên thương phẩm: The Rubber tree.
Tên các nước lân cận: Ruber wood.
Họ: Euphorbiaceae.
Chi: Hevea.

10


Cây phát triển ở vùng Nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 - 300C (tốt
nhất là 26 - 28 0C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2000 mm) nhưng không chịu được
sự úng nước và gió. Cây cao su chỉ được thu hoạch mủ 9 tháng, còn 3 tháng không
được thu hoạch vì đây là thời gian rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này cây sẽ chết.

Thân cây Cao su


Lá Cây Cao su

Hoa cây Cao su

Hạt cây Cao su

Hình 2.2: Đặc điểm hình thái cây Cao Su
Thân mộc, ở trạng thái hoang dại, cây cao su có thể sống đến 100 năm, với
chiều cao trên 40 m. Khi trồng thành vườn, có cạo mủ cây thường cao không quá
25m. Cây cao su có thân thẳng, vỏ láng, gỗ tương đối mềm. Thân là thành phần
kinh tế quan trọng nhất của cây cao su vì lớp vỏ thân cây chứa nhiều mạch mủ,
nguồn cung cấp nhựa cao su. Lá cao su có chức năng quang hợp và biến đổi nhựa
nguyên từ rễ lên thành nhựa luyện nuôi cây. Nhưng lá cao su, nhờ có chứa mạch mủ
nên còn có chức năng góp phần vào quá trình sinh tổng hợp mủ cao su.

11


Hoa đơn tính, nghĩa là hoa đực, hoa cái riêng rẽ nhưng mọc trên cùng một
cây. Hoa màu vàng tập hợp lai thành từng nhánh dưới nách lá. Mỗi nhánh trung
bình 12 chùm, trên phát hoa, hoa cái ở đầu nhánh và hoa đực ở vị trí bên dưới.
Quả cao su là một loại quả năng (tức là có vỏ khô gồm nhiều mảnh)
có 3 mảnh ghép thành 3 buồng, mỗi buồng chứa 1 hạt. Khi chín quả tự nẻ tung hạt
rơi xuống đất.
Hạt cao su có hình bầu dục, đôi khi hơi dài hoặc hình tròn, kích thước bình
quân dài khoảng 2 cm, màu nâu nhạt có vân nâu đậm hơn, lưng tròn bụng dẹp.
2.2.2.Đặc điểm cấu tạo
o Cấu tạo thô đại


Hình 2.3: Cấu tạo thô đại gỗ cao su
Cao su là loại cây lá rộng, về mặt cấu tạo thô đại khi mới cưa xẻ gỗ có màu
vàng nhạt, lúc khô có màu kem nhạt. Gỗ cao su có phần giác lõi, tuy nhiên hai phần
này rất khó phân biệt, vòng sinh trưởng rõ ràng dứt khoát có chiều rộng 2 - 4 mm.
Gỗ cao su thớ thẳng, ít xoắn thớ, có lỗ mạch khá lớn, phân bố phân tán, nhu mô gỗ
cao su phong phú, tia gỗ có cấu tạo dị bào, xếp từ 2 - 3 hàng tế bào, sợi gỗ thẳng.
o Cấu tạo hiển vi
Cấu tạo hiển vi gỗ cao su được thể hiện trên 3 mặt cắt cơ bản bao gồm: mặt
cắt ngang, mặt cắt tiếp tuyến, mặt cắt xuyên tâm với những đặc điểm cấu tạo đặc
trưng như sau:
Mạch gỗ: Gỗ cao su có lỗ mạch khá lớn, đường kính trung bình đo theo
chiều xuyên tâm từ 385 - 396 µm, phân bố theo kiểu phân tán, số lượng mạch trung

12


bình đạt 6/mm2. Đa phần mạch phân tán đơn, có khi kép ở xuyên tâm. Những lỗ
mạch kép có thể từ 2 - 7 lỗ mạch đơn nằm sát cạnh nhau. Các lỗ mạch nằm ở giữa
bị ép lại theo hướng xuyên tâm có sự hiện diện của trữ bào (thể bít) chiếm tỷ lệ
đáng kể khoảng 1/3, tế bào mạch có tấm xuyên mạch đơn.
Nhu mô (tế bào mô mềm): Các hình thức phân bố nhu mô của gỗ cao su rất
phong phú, chủ yếu là nhu mô xa mạch xếp thành những dải băng 1 hàng tế bào.
Ngoài ra còn có các dãi nhu mô liên kết các mạch, đặc biệt có sự xuất hiện của nhu
mô dọc xếp thành từng tầng. Bên cạnh đó còn có các tinh thể silic, oxalat canxi
trong nhu mô.
Tia gỗ: Gỗ cao su có tia dị bào, bề rộng tia từ 2 - 3 tế bào, chiều cao tia biến
động từ 4 - 20 tế bào. Mật độ tia 4 - 5 tia/mm2. Khoảng cách giữa 2 tia nhỏ hơn
đường kính lỗ mạch. Đôi khi xuất hiện tinh thể hình quả trám ở tế bào đứng.
Sợi gỗ: Sợi gỗ cao su khá thẳng có vách ngăn ngang đa phần nằm vuông góc
tế bào sợi, chiều dài sợi trung bình là 1366 μm, bề rộng 13μm, vách sợi mỏng.

Ống dẫn nhựa bệnh:Cây cao su xuất hiện ống dẫn nhựa bệnh do cây bị tổn
thương (vì hiện tượng trích nhựa).
Gỗ cao su có nhiều lỗ mạch mật độ dày, đường kính lớn tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình hút và thoát nước tuy nhiên trong lỗ mạch thường xuất hiện thể bít
(tỷ lệ 1/3) đây cũng chính là nguyên nhân, là rào cản hạn chế điều kiện thuận lợi
trên trong quá trình sấy gỗ và ngâm tẩm trong bảo quản.
Tế bào mô mềm gỗ cao su giữ vai trò tích cực trong quá trình tẩm gỗ, tạo
điều kiện cho thuốc thấm sâu dễ dàng hơn.

(a) Mặt cắt ngang

(b) Mặt cắt tiếp tuyến
(c) Mặt cắt xuyên tâm
Hình 2.4: Cấu tạo hiển vi gỗ cao su

13


×