Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN Ở KHU VỰC TÀ NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.87 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐỖ DANH ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ
(Pinus keysia Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN Ở KHU
VỰC TÀ NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************
ĐỖ DANH ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ
(Pinus keysia Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN Ở KHU
VỰC TÀ NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3 / 2013

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đầu của bản
thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Thầy cô, gia đình, bạn bè và Phòng kỹ
thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ của khu vực Tà Năng, Đức Trọng, Lâm
Đồng.
Trước hết em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Lâm Nghiệp
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích để làm hành trang bước vào
đời như ngày hôm nay. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn
Văn Thêm đã nhiệt tình hướng dẫn cho em, giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em vô cùng cảm ơn các chú, bác, anh, chị đang công tác tại Ban quản lý
rừng phòng hộ khu vực Tà Năng, Lâm Đồng đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời
gian thực tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thu thập số liệu một cách chính
xác để đảm bảo yêu cầu cảu luận văn đề ra.
Con xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ đã dạy dỗ, chăm sóc, nuôi con khôn lớn
như ngày hôm nay. Cảm ơn mọi người trong gia đình đã hết long ủng hộ cả về vật
chất lẫn tinh thần để con an tâm học tập và hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH09LN đã giúp đỡ, động
viên mình trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 00/00/2013
Sinh viên thực hiện
ĐỖ DANH ĐỨC


i


TÓM TẮT
Đề tài “Đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên Thông ba lá (Pinus keysia Royle
ex Gordon) ở khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng” đã được tiến hành từ tháng 3 năm
2013 đến tháng 7 năm 2013. Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần loài, cấu
trúc, sự sinh trưởng của rừng tự nhiên Thông ba lá làm căn cứ để đề xuất các biện
pháp nuôi dưỡng, bảo vệ tại KVNG được hiệu quả.
Đặc trưng thống kê của rừng tự nhiên Thông ba lá được phân tích dựa trên 3
ô tiêu chuẩn 5000 m2.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
(1) Rừng tự nhiên Thông ba lá gồm 3 thành phần loài Thông ba lá, Dầu trà
ben và Thẩu tấu với mật độ tương ứng là 450 cây/ha, 97 cây/ha và 25 cây/ha.
(2) Đường kính bình quân của rừng tự nhiên Thông ba lá là 22,2cm. Hình
thái đường cong phân bố N - D đều có dạng phân bố giảm
(3) Chiều cao bình quân của rừng tự nhiên Thông ba lá là 13,1m. Hình thái
đường cong phân bố N - H có dạng phân bố 1 đỉnh lệch trái.
(4) Tổng trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên Thông ba lá là 266.7m3/ha.
(5) Phân tích hồi quy tương quan giữa các chỉ tiêu điều tra kết quả như sau:
(a) Mô hình tương quan H – D rừng tự nhiên Thông ba lá có dạng:
H = 46.2373*D^0.819791
(b) Mô hình tương quan Dt - D của rừng tự nhiên Thông ba lá có dạng:
Dt = 7.79458*D1.3^0.705228
(6) Sinh trưởng của rừng thông ba lá tự nhiên có kết quả như sau:
(a) Mô hình D – A của rừng Thông ba lá tự nhiên từ 5 đến 35 tuổi có dạng:
D = A^2/(1.05127 + 0.537444*A + 0.014243*A^2)
(b) Mô hình H – A của rừng tự nhiên Thông ba lá từ 5 đến 35 tuổi có dạng:
H = A^2/(1.41493 + 0.870743*A + 0.0177401*A^2)

(c) Mô hình V-A của rừng tự nhiên Thông ba lá từ 5 đến 35 tuổi có dạng:
V = 63.8121*exp(-17.4855*A^-0.398447)

ii


SUMMARY
The thesis “Silvicultural characteristicsof Pinus keysia Royle ex Gordon
plantation at Ta Nang area, Lam Dong province”, conducted from March 2013to
July 2013. The goal of this project is to identified species composition, The
structure, the growth of Pinus kesiya basis for proposing measures nurtured,
protected at KVNG be effective. The featured statistics of Pinus keysia forests were
analyzed based on 3 5000 m2 plots.
The research results showed that:
Firstly,Pinus kesiya forests including 3 species composition Pinus kesiya,
Dipterocarpus obtusifolius and Aporosa tetrapleura with the density 450 trees/ha,
97 trees/ha and 25 trees/ha.
Secondly, The average diameter of Pinus kesiya forests is 22,2 cm. Curve
morphology distribution of N - D are distributed reduced.
Thirdly, Average height of Pinus kesiya forests is 13,1m. Curve morphology
distribution N – H form distribution one peak deviation left.
Fourthly, Total timber volume of Pinus kesiya forests is 266,7m3/ha.
Fifthly, After analyzing allometric-correlation with the following results
(a) Correlation model H - D Pinus kesiya forests from:
H = 46.2373*D^0.819791
(b) Correlation model Dt - D Pinus kesiya forests from:
Dt = 7.79458*D1.3^0.705228
Sixthly, Growth of Pinus kesiya forests with the following results:
(a) Correlation model D - A Pinus kesiya forests from 5 to 35 years old has
the form: D = A^2/(1.05127 + 0.537444*A + 0.014243*A^2)

(b) Correlation model H - A Pinus kesiya forests from 5 to 35 years old has
the form: A^2/(1.41493 + 0.870743*A + 0.0177401*A^2)
(c) Correlation model H - A Pinus kesiya forests from 5 to 35 years old has
the form: V = 63.8121*exp(-17.4855*A^-0.398447)

iii


MỤC LỤC
TRANG BÌA ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................3
2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................3
2.2 Khí hậu – Thủy văn ...........................................................................................3
2.3. Địa hình – Đất đai ............................................................................................4
2.4 Hiện trạng tài nguyên rừng ...............................................................................5
2..5 Hiện trạng sử dụng đất .....................................................................................6
2.6 Tình hình kinh tế xã hội ....................................................................................7
2.8. Khái quát về rừng thông ba lá ..........................................................................8
2.8.1 Đặc điểm phân loại Thông ba lá ................................................................8
2.8.2. Đặc tính sinh thái ......................................................................................8

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................9
3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................9
3.2 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................9
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................9

iv


3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................10
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................11
3.3.3. Công cụ xử lý số liệu ..............................................................................13
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................14
4.1. Đặc điểm tổ thành rừng Thông ba lá tự nhiên ...............................................14
4.2. Đặc điểm cấu trúc rừng Thông ba lá tự nhiên................................................15
4.2.1. Phân bố đường kính thân cây ..................................................................15
4.2.2. Phân bố chiều cao thân cây .....................................................................18
4.2.3. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính thân cây ...................................20
4.2.4. Quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây ....................................22
4.2.5. Quan hệ giữa đường kính tán cây với đường kính thân cây ...................23
4.3. Sinh trưởng của thông ba lá tự nhiên .............................................................25
4.3.1 Sinh trưởng đường kính thân cây thông ba lá ..........................................25
4.3.2 Sinh trưởng chiều cao thân cây thông ba lá .............................................27
4.3.3 Sinh trưởng thể tích thân cây Thông ba lá ...............................................29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................32
5.1. Kết luận ..........................................................................................................32
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................34
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................35

v



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

Dtb (cm)

Đường kính thân cây bình quân ngang ngực

Dmax (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực lớn nhất

Dmin (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực nhỏ nhất

Dt (m)

Đường kính tán cây ở vị trí rộng nhất

Dt – D

Tương quan đường kính tán với đường kính thân cây

df1 và df2

Độ tự do


F

Hình số thường

F

Kiểm định F

G (m2/ha)

Tiết diện ngang thân cây trên 1 hécta

H (m)

Chiều cao thân cây

Htb (m)

Chiều cao thân cây trung bình

Hmax (m)

Chiều cao thân cây lớn nhất

Hmin (m)

Chiều cao thân cây nhỏ nhất

H–D


Tương quan chiều cao với đường kính thân cây

Ku

Độ nhọn (Kurtosis)

M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ cây đứng của rừng Thông ba lá

M(tl)

Trữ lượng gỗ tích lũy theo cấp đường kính

M(%)

Tỷ lệ trữ lượng gỗ theo cấp đường kính

Mtl(%)

Tỷ lệ trữ lượng gỗ tích lũy theo cấp đường kính

M–D

Phân bố trữ lượng gỗ theo cấp đường kính

Me (cm)

Trung vị (Mediance)


N (cây)

Mật độ cây trên ô mẫu

N (%)

Tỷ lệ số cây theo cấp đường kính hoặc chiều cao

vi


Ntn

Số cây hay mật độ cây thực tế

Nlt

Số cây tích lũy

Nlt(%)

Tỷ lệ số cây tích lũy

N–D

Phân bố số cây theo cấp đường kính

N–H


Phân bố số cây theo cấp chiều cao

P

Mức ý nghĩa thống kê

R2

Hệ số xác định

R hoặc r

Hệ số tương quan

S2

Phương sai (Variance)

S

Sai tiêu chuẩn (Standart Daviation)

Se

Sai số chuẩn của số trung bình (Standart Error)

Sk

Độ lệch so với phân bố chuẩn (Skewness)


V (m3)

Thể tích thân cây

V (%)

Hệ số biến động (Coefficient of Variance)

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Một số nhân tố điều tra của rừng Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng
tỉnh Lâm Đồng ...........................................................................................................14 
Bảng 4.2 Đặc trưng phân bố N/D của rừng Thông ba lá tự nhiên............................15 
Bảng 4.3 Phân bố đường kính thực nghiệm của rừng Thông ba lá tự nhiên ............16 
Bảng 4.4 Phân bố N/D của rừng Thông bá lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng tỉnh Lâm
Đồng ..........................................................................................................................17 
Bảng 4.5 Đặc trưng phân bố N/H của rừng Thông ba lá tự nhiên............................18 
Bảng 4.6 Phân bố chiều cao thực nghiệm của rừng Thông ba lá tự nhiên ...............19 
Bảng 4.7.Tỷ lệ phân trăm số cây theo cấp H của rừng Thông bá lá tự nhiên ở khu
vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng ....................................................................................19 
Bảng 4.8 Phân bố M – D của rừng tự nhiên thông ba lá ..........................................21 
Bảng 4.9 Quan hệ giữa đường kính và chiều cao của rừng tự nhiên thông ba lá .....22 
Bảng 4.10 Đường kính tán cây tương ứng với cấp kính khác nhau của rừng tự nhiên
thông ba lá. ................................................................................................................24 
Bảng 4.11 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính thân cây Thông ba lá tự nhiên ở
khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng. ............................................................................26 
Bảng 4.12 Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá tự nhiên ở
khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng. ............................................................................28 

Bảng 4.13 Sinh trưởng và tăng trưởng thể tích thân cây Thông ba lá tự nhiên ở khu
vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng. ...................................................................................31 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Phân bố N/D của rừng thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng được mô
tả bằng phân bố mũ. ..................................................................................................17 
Hình 4.2 Phân bố N/H của rừng thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng được mô
tả bằng phân bố mũ. ..................................................................................................20 
Hình 4.3 Phân bố M – D của rừng tự nhiên thông ba lá...........................................21 
Hình 4.4 Quan hệ giữa đường kính và chiều cao của rừng tự nhiên thông ba lá .....23 
Hình 4.5 Tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân cây của rừng tự
nhiên tự nhiên Thông ba lá........................................................................................24 
Hình 4.6 Tăng trưởng đường kính thân cây Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà
Năng tỉnh Lâm Đồng .................................................................................................26 
Hình 4.7 Sinh trưởng chiều cao của Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng tỉnh
Lâm Đồng..................................................................................................................28 
Hình 4.8 Tăng trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng
tỉnh Lâm Đồng ..........................................................................................................29 
Hình 4.9 Sinh trưởng thể tích thân cây Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng
tỉnh Lâm Đồng ..........................................................................................................30 
Hình 4.10 Đồ thị mô tả sinh trưởng và tăng trưởng thể tích thân cây Thông ba lá tự
nhiên ở khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng. ...............................................................31 

ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
“Rừng vàng, biển bạc” là câu nhận xét của ông cha ta về giá trị to lớn của
rừng. Từ xưa rừng được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng
cho con người. Trong thực tế rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với nến kinh
tế và xã hội như: cung cấp cấp sản phẩm và nguyên liệu, tác dụng về phòng hộ môi
trường, tạc dụng về thẩm mĩ, du lịch, cảnh quan, tác dụng đối với an ninh quốc
phòng… Nhưng trước hết, khi nói đến rừng người ta nghĩ ngay đến gỗ. Ngày nay
với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng
hợp từ các sản phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ
trong đời sống.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng nước ta đã bị suy thoái cả về chất lượng và số
lượng. Về diện tích, năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính khoảng 14 triệu
hecta, với tỷ lệ che phủ là 43% ( theo Maurand). Đến năm 1976 diện tích rừng giảm
xuống còn 11 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34%, đến năm 1985 còn 9,3 triệu hecta
với độ che phủ là 28%, năm 1995 diện tích rừng chỉ còn 8 triệu hecta với tỷ lệ che
phủ 24,2% (Khoa học môi trường, Lê Văn KHoa chủ biên). Trong những năm gần
đây do kết quả của các chương trình trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng nước
ta có tăng lên, đạt 12,7 triệu hecta với độ che phủ 38% vào năm 2005. Tính đến năm
2005, diện tích rừng bình quân đầu người nước ta chỉ có 0.15 (ha/người), thấp hơn
so với trung bình của Đông Nam Á.
Về chất lượng, năm 1943 trong số 14 triệu hecta rừng có tới 70% là rừng
giàu. Đến năm 2005 trong số 12.7 triệu hecta rừng thì có tới 70% là rừng nghèo.

1


Sở dĩ như vậy là do rừng tự nhiên nước ta đã bị tán phá gần hết, diện tích
rừng hiện nay chủ yếu là rừng trồng và rừng non mới phục hồi.
Do vậy, Ban quản lý rừng Tà Năng nói riêng và các Ban quản lý rừng nói

chung ra đời nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có và trồng rừng mới, khai thác đi đôi với
bảo vệ, tu bổ, phục hồi rừng. Để làm tốt những vấn đề trên cần có những tìm hiểu
để có hững thông tin về cấu trúc, sinh trưỡng, tăng trưởng và trữ lượng của rừng tự
nhiên Thông ba lá. Từ đó đề tài “ Đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên Thông ba lá
ở khu vực Tà năng, Lâm Đồng’’ đã được đặt ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định thành phần loài thực vật và kết cấu trữ lượng của rừng Thông ba lá tự
nhiên.
2. Phân tích cấu trúc đường kính (N/D1.3), chiều cao ( N/Hvn), trữ lượng và tương
quan giữa chiều cao với đường kính (Hvn/D1.3) của rừng Thông ba lá tự nhiên.
3. Xác định đặc trưng sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây
Thông ba lá tự nhiên ở khu vực nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ một số đặc điểm lâm học của
rừng tự nhiên Thông ba lá tại khu vực Tà Năng, Đức Trọng, làm căn cứ cho việc đề
xuất các biện pháp nuôi dưỡng, bảo vệ tại KVNG được hiệu quả.

2


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Tà năng quản lý nằm trên địa bàn 2
xã Tà Năng và xã Đa Quyn – huyện Đức Trọng, cách thị trấn Liên Nghĩa, huyện
Đức Trọng khoảng 30km hướng Đông Nam
o Tọa độ địa lý theo kinh tuyến trục 107015’, hệ quy chiếu VN2000 như sau:
o Vĩ độ bắc: 1.272.500m – 1.291.900m
o Kinh độ Đông: 570.200m – 590.600m
o Ranh giới hành chính:
o Bắc giáp: huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

o Nam giáp: tỉnh Bình Thuận
o Đông giáp: tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận
o Tây giáp: xã Phú Hội và xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
2.2 Khí hậu – Thủy văn
Tà Năng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa mưa nắng
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
o Nhiệt độ bình quân hằng năm là 210C
o Độ ẩm bình quân tương đối 80%
o Lượng mưa bình quân năm: 1.550mm (thường tập trung vào tháng 5,6,7,8,9,10
duong lịch)
Chế độ gió: Hằng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Tây Nam, tốc độ gió bình quân khoảng 2m/s – 3m/s.
Nhìn chung những đặc trưng của khí hậu trên là rất thuận lợi cho sự phát
sinh phát triển đất đai và bố trí cây trồng. Nhiệt độ trung bình không cao, chế độ

3


mưa và độ ẩm xem kẽ trong năm, là động lực cho quá trình biến đổi và phân hủy
các trạng thái vật chất trong đất, mặt khác là nguồn năng lượng dồi dào cho sự sinh
trưởng của thực vật. Mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm cho khi hậu ở đây mát mẻ hơn. Ngoài ra
lượng mưa ở đây tương đối cao, nên tình hình xói mòi và rửa trôi mạnh, bởi vì địa
hình là đồi núi dốc nên làm cho đất bị bạc màu, do đó cần phải tăng độ che phủ mặt
đất, để hạn chế xói mòn và rửa trôi, tạo cho đất giàu dinh dưỡng bởi những vật rụng
của thực vật và làm cho đất có độ ẩm cao.
2.3. Địa hình – Đất đai
a. Địa hình
Rừng và đất lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu có hệ thống dãy núi cao bao

quanh trải dài theo hướng đông bắc sang tây nam, đỉnh dông núi là ranh giới giữa
các huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương; huyện Đức Trọng và tỉnh Bình Thuận.
Địa hình là đồi núi chia cắt mạnh, có độ dốc từ 100 đến 450, sườn núi nghiêng về
phía tây và tây nam. Độ cao tuyệt đối của đỉnh cao nhất là 1.398m, độ cao tuyệt đối
của đỉnh thấp nhất là 850m.
b. Đất đai
Trong khu vực có các nhóm đất sau:
Nhóm đất phù sa: được hình thành trên mẫu chất được bồi đắp ở con song
Đạ Queyon và các con suối xung quanh khu vực, thành phần cơ giới thịt trung bình
màu xám đen, nhóm đất này thích hợp cho nhiều loại đất trồng như: bắp, rau, đậu
đỗ, mía, dâu, cây ăn trái…
Nhóm đất xám bạc màu: được hình thành trên đá granite, tầng đất mỏng, tỷ
lệ sét thấp, độ dốc trên 200 thoát nước nhanh, loại đất này thích hợp cho các loại rau
màu.
Nhóm đất đen: được hình thành trên đá bazan và cac sản phẩm bồi tụ của đá
bazan, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, độ phì cao.
Chúng phân bố ở địa hình thấp trũng, loại đất này thích hợp cho các loại cây trông
như rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

4


Nhóm đất đỏ: được hình thành trn6 các loại đá bazan, granite và phiến sét,
tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, loại đất này thích hợp cho
rau màu, cây công nghiệp lâu năm.
Nhóm đất thung lung do dốc tụ: được hình thành và phát triển do qua trình
tích đọng các sản phẩm cuốn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh xuống, được phân
bố dưới các thung lung hẹp và bằng phẳng ven chân đồi núi, loại đất này thích hợp
cho trồng lúa nước, rau màu và dâu tằm.
Nhóm đất mùn đỏ vàng: được hình thành trên đá mẹ: andezit


granit



phiến sét, phân bố từ độ cao 1000m trở lên, thành phần cơ giới thịt trung bình.
2.4 Hiện trạng tài nguyên rừng
Khu vực địa bàn Ban QLRPH Tà Năng có tổng diện tích tự nhiên: 18.206 ha
(Quyết định số 344/QĐ – UBND, ngày 14/2/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v
Phê duyệt kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đức Trọng giai
đoạn 2008 – 2020) trong đó:
o Đất có rừng: 15.892 ha chiếm 87% tổng diện tích
o Đất không có rừng: 2.314 ha (Đất trống, đất quy hoạch cho nông nghiệp và
đất khác) chiếm 13% tổng diện tích.
o Tổng trữ lượng rừng 1.634.933 m3
o Đất rừng sản xuất: 10.334 ha trong đó:
o Đất có rừng 8.638 ha ( chiếm 83,51% diện tích rừng xuất)
o Đất không có rừng 1.475 ha (chiếm 16,49% diện tích rừng sản xuất) gồm đất
trống Ia, Ib, Ic; đất quy hoạch cho nông nghiệp và đất khác.
Đất rừng phòng hộ: Diện tích 7.872 ha trong đó:
Đất có rừng 7.241 ha (chiếm 92% diện tích rừng phòng hộ)
Đất không có rừng 631 ha (chiếm 8% diện tích rừng sản xuất) gồm đất trống Ia, Ib,
Ic; đất quy hoạch cho nông nghiệp và đất khác.

5


2..5 Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu khu vực Ban QLRPH Tà Năng quản lý, diện tích rừng và đất
lâm nghiệp được quy hoạch theo chức năng của rừng như: rừng phòng hộ, rừng sản

xuất. Từ đó đơn vi còn tổ chức quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp mộ cách
hợp lý theo kế hoạch hằng năm đến từng hộ dân, để mỗi người dân là một củ rừng
thực thụ, nhằm dần tiến tới xã hội hóa nghề rừng như: giao khoàn QLBVR, giao đất
lâm nghiệp theo Nghị định 02/1995 của Chính phủ, giao khoàn rừng và đất rừng
theo Quyết định 178/2001/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ tự đầu tư tự hưởng
lợi, phát triển rừng (gây trồng rừng ở những nơi đất trống) cụ thể như sau:
a Giao khoán QLBVR
Tổng diện tích giao khoán trên 14.000 ha, khoán cho 600 hộ đồng bào dân tộc tại
chỗ và một đơn vị tập thể.
b Giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/1995/NĐ-CP
Khoán cho 6 tổ chức để đầu tư trồng rừng và QLBVR với diện tích là 1.549,86 ha;
c Khoán đất lâm nghiệp (đất không có rừng) theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg
Khoán đất lâm nghiệp cho cho 15 hộ cá nhân và gia đình, tự đầu tư hưởng lợi theo
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với diện tích là 104,4 ha (
số liệu đến 31/12/2012).
d Phát triển rừng ( Gây trồng rừng)
Từ năm 1993 đến 2012 Ban QLRPH Tà Năng đã trồng được 2.935 ha rừng
thông 3 lá ở các chương trình dự án như dự án 5 triệu ha rừng, kế hoạch tỉnh (
nguồn vốn cây đứng), dự án Thủy Điện Đại Ninh, nguyên liệu giấy. Trồng và chăm
sóc trong 4 năm.
Mặc dù, Ban QLRPH Tà Năng có diện tích khoán cho các hộ nhận khoán rất
lớn, nhưng Ban QLRPH Tà Năng là một chủ rừng phải chịu trách nhiệm với các
ngành chức năng cấp trên và thường xuyên tuần tra, kiểm tra với các hộ nhận
khoán. Đồng thời hàng quý có biên bản kiểm tra và nghiệm thu với các hộ nhận
khoán, để làm cơ sở thanh lý hợp đồng của từng năm (đối với giao khoán QLBVR
và trồng rừng) và hàng tháng đơn vị có báo cáo tình hình thực hiện và diễn biến về

6



rừng cho cấp trên. Việc giao khoán QLBVR nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm với
người dân và cũng là tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nghèo có lao đđộng
mà thiếu việc làm ( chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số), để góp phần ổn định đời
sống của người dân tại chỗ.
2.6 Tình hình kinh tế xã hội
Khu vực Ban QLRPH Tà Năng nằm trên địa bàn hành chính 2 xã theo số
liệu thống kê năm 2012 của phòng thống kê huyện Đức Trọng khu vực này có tổng
số 1.876 hộ với 9.084 khẩu, tổng số lao động là 6.636.
Trong 2 xã nói trên có đồng bào dân tộc thiểu số sống tại chỗ chiếm trên
80%. Tại trung tâm các xã có đường nhựa đi qua, đường cấp phối liên thôn, điện
đường, trường học cấp 1, 2, có trạm xá, bưu điện, truyền thông, viễn thông.
Do tình hình phát triển kinh tế của đất nước, thời gian qua Nhà nước có
những quan tâm cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về
các Chính sách kinh tế - xã hội, nên đời sống của người dân ở khu vực này có thay
đổi và phát triển rõ rệt.
Đa số dân cư trên khu vực sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trình dộ
dân trí còn thấp ( chủ yếu là dân tộc thiểu số) nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản
xuất còn rất hạn chế, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Riêng người kinh có trình độ
văn hoá tương đối, nên họ đã có tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào
vào sản xuất và kinh doanh. Trong sản xuất người dân còn gặp nhiều khó khăn về
mặt kỹ thuật, vốn và nguồn tiêu thụ sả phẩm, giá cả đầu ra, nên nguồn thu nhập của
họ còn rất bắp bênh và khó khăn; mặc dù sản phẩm hàng hoá họ tạo ra đạt chất
lượng và giá trị cao. Ngoài ra người dân còn tham gia sản xuất lâm nghiệp, mặc dù
đây không phải là nguồn thu nhập chính, nhưng cũng góp phần đáng kể trong việc
ổn định cuộc sống người dân trong vùng qua các công trình giao khoán như: nhận
khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng và QLBVR – PCCCR.

7



2.8. Khái quát về rừng thông ba lá
2.8.1 Đặc điểm phân loại Thông ba lá
Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) thuộc họ Pinaceae. Nó là loài
cây gỗ lớn, cao 30 – 35m, đường kính 50 – 60cm. Thân thẳng, vỏ dày và có màu
nâu sẫm, nứt dọc, bong mảng, chịu lửa tốt. Thông ba lá thường có 3 lá kim màu
xanh thẫm, mọc cụm trên chồi ngắn ( bẹ), dài 15 - 20cm. Quả nón hình trứng viên
chùy, dài 5 – 9cm. Quả có vỏ dày và có rốn rất rõ, có khi có gai nhọn. hạt có cánh
dài 1,5 – 2,5cm. Thông ba lá ra hoa vào tháng 4 – 5, quả chín vao tháng 11 – 12
năm sau. Quả có thể tồn tại trên cây 9 – 10năm. Thông ba lá có thể ra hoa ngay từ
lúc 6 – 7 tuổi. Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng đến da cam, tỷ trọng 0,65 – 0,7 (Nguyễn
Ngọc Lung, 1988).
2.8.2. Đặc tính sinh thái
Trong tự nhiên, Thông ba lá phân bố ở Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Trung
Quốc, Lào và Việt Nam… Ở Việt Nam, Thông ba lá phân bố ở khu vực Tây
Nguyên, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai… Thông ba lá là loài cây tự nhiên của khu
vực núi vừa và cao. Ở phía nam nước ta, Thông ba lá phân bố ở những nơi có độ
cao 500m đến 1900m so với mực nước biển, lượng mưa trung bình từ 1500mm trở
lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 180C – 200C. Thông ba lá là loài cây ưu sáng
mạnh, tái sinh tốt trên đất trống. Nó đòi hỏi đất tốt, tầng đất sâu và ẩm. Hiện nay,
tổng diện tích rừng Thông ba lá khoảng 150000 ha. Do phân bố ở vùng cao, nên
rừng Thông ba lá có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các hồ thủy lợi, thủy
điện, đồng thời còn tạo cảnh quan để dung vào múc đích du lịch và nghỉ dưỡng
(Nguyễn Văn Thêm, 2002).

8


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài là rừng tự nhiên Thông ba lá ở khu vực Tà
Năng – Lâm Đồng. Phần lớn trong quần thụ thực vật là thông ba lá tự nhiên.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu gồm:
1. Đặc điểm tổ thành rừng Thông ba lá tự nhiên
2. Đặc điểm cấu trúc rừng Thông ba lá tự nhiên
a. Phân bố đường kính thân cây
b. Phân bố chiều cao thân cây
c. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính thân cây (M/D)
d. Tương quan giữa đường kính và chiều cao
3. Sinh trưởng của Thông ba lá tự nhiên
4. Một số đề xuất
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và những nội dung cụ thể của đề tài đặt ra cần tiến
hành khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu, thu thập những tài liệu, số liệu có lien
quan đến vần đề cần nghiên cứu của đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
địa phương, bản đồ hiện trạng rừng, ranh giới lô, tiêu khu…tình hình sinh trưởng
phát triển của rừng, phương pháp phòng cháy chữa cháy…. Từ đó rút ra nhận định
chung về đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên thông Ba lá tại khu vực Tà Năng tỉnh
Lâm Đồng.

9


3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
(1) Xác định những đặc trưng lâm học của rừng Thông ba lá tự nhiên
Để đạt mục đích này, dự kiến sử dụng 3 ô tiêu chuẩn điển hình, mỗi ô tiêu
chuẩn có diện tích 5000 m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, nội dung điều tra bao gồm
thành phần loài, mật độ (N, cây/ha), đường kính thân cây (D, cm), chiều cao thân
cây (H, m), tiết diện ngang thân cây (G, m2/ha) và trữ lượng thân cây (M, m3/ha).

Phương pháp đo đếm được tiến hành như sau:
o Đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực được đo đạc bằng thước kẹp kính với
độ chính xác 0,5 cm.
o Chiều cao thân cây được đo đạc bằng thước Blume-Leiss với độ chính xác 0,5m.
o Độ tàn che tán rừng được xác định thông qua biểu đồ trắc diện.
o Địa hình được xác định dựa theo bản đồ địa hình với tỷ lệ 1/50.000.
o Đất được xác định dựa theo bản đồ đất với tỷ lệ 1/100.000.
o Xác định phẩm chất cây theo 3 cấp:
 Cấp A (Tốt): Thân thẳng, tán cân đối, phát triển tốt và không có hiện tượng sâu
bệnh, cụt ngọn, hai thân.
 Cấp B (Nghi ngờ): Thân cong, tán mất cân đối, phát triển trung bình, không có
hiện tượng sâu bệnh.
 Cấp C (Xấu): Thân cong queo, cụt ngọn, có hai thân trở lên, phát triển kém, có
hiện tượng sâu bệnh, sao bọng. Cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ.
(2) Xác định đặc trưng sinh trưởng của Thông ba lá tự nhiên
Để xác định những đặc trưng sinh trưởng của Thông ba lá tự nhiên, đã giải
tích 3 cây mẫu. Những cây giải tích có những tiêu chuẩn chung như thân thẳng và
tròn đều; tán lá tròn đều; không bị cụt ngọn; sinh trưởng bình thường.
Sau khi chặt hạ, những cây giải tích được đo đạc chiều dài toàn thân (H, m)
bằng thước dây với độ chính xác 0,01 m. Kế đến, phân chia thân cây ngả thành
những phân đoạn có chiều dài 1,0 m; riêng đoạn gốc là 2,6 m. Tiếp đến đo đường
kính đầu lớn và đầu nhỏ của mỗi phân đoạn. Đây là cơ sở dữ liệu để tính hình số
thân cây. Sau đó cưa thớt giải tích ở các vị trí 0,0 m; 1,3 m; 2,6 m; 3,6 m; 4,6 m…

10


cho đến đoạn ngọn còn khoảng 1,0 – 1,2 m. Những thớt giải tích được tập hợp theo
từng cây giải tích. Sau đó ghi chú thứ tự cây, vị trí thớt, hướng dốc ở mặt thớt
hướng về phía ngọn cây.

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
3.3.2.1 Mô tả đặc trưng thống kê lâm phần
(a) Xác định những đặc trưng kết cấu lâm phần
Trước hết, tập hợp những ô tiêu chuẩn và tính những đặc trưng N, D, H, G
và M theo loài và nhóm D. Sau đó quy đổi N, D, H, G và M trên ô tiêu chuẩn ra đơn
vị 1 ha. Ở đây thể tích thân cây cá thể được xác định theo “Biểu thể tích rừng Thông
ba lá”. Kết quả cuối cùng được tập hợp thành bảng và biểu đồ để phân tích và
thuyết minh tình trạng lâm phần.
(b) Mô tả phân bố số cây theo cấp D
Để xác định phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D), trình tự xử lý số liệu
như sau:
+ Mô tả phân bố N/D. Những chỉ tiêu tính toán bao gồm giá trị trung bình
( X ) và khoảng tin cậy 95%, Mode (M0), trung vị (Me), giá trị lớn nhất (Max), giá trị
nhỏ nhất (Min), phương sai (S2), sai tiêu chuẩn (S), sai số của số trung bình (Se), hệ
số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku) và các tứ phân vị (Q0,25, Q0,50, Q0,75).
+ Kiểm định tính phù hợp của những phân bố lý thuyết với số liệu thực
nghiệm. Để đạt mục đích này, đầu tiên phân chia D thân cây thành cấp. Đường kính
thân cây được phân chia 6 cm 1 cấp. Số cấp D nằm trong khoảng từ 6 đến 12 cấp.
Sau đó, mô tả phân bố N/D bằng hàm số bố mũ có dạng:
N = a*exp(-b*D) + k

(2.1)

Ở công thức (2.1), a, b và k là những hệ số của mô hình. Mức độ phù hợp
của mô hình lý thuyết với số liệu thực nghiệm được đánh giá theo thống kê 2. Sau
đó sử dụng phân bố lý thuyết để tính tần suất (Px), tần suất tích lũy (Fx), tần số lý
thuyết (Flt), tần số tích lũy (Ftl), tỷ lệ dồn (%), tần số cây phân bố trong các cấp D.

11



(c) Tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây
Để xác định mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây của những
cây hình thành rừng Thông ba lá (H/D), trình tự xử lý số liệu như sau:
Trước hết, mô tả quan hệ H/D bằng một số mô hình như căn bậc 2 của H,
căn bậc 2 của D, mô hình mũ và đường cong hình chữ S. Sau đó, kiểm định và chọn
mô hình lý thuyết phù hợp theo tiêu chuẩn hệ số xác định lớn nhất (R2). Mô hình
phù hợp được sử dụng để xác định H tương ứng với những cấp D khác nhau. Nói
chung, trình tự phân tích hồi quy tương quan được thực hiện theo chỉ dẫn chung của
thống kế toán học.
3.3.2.2. Xác định sinh trưởng của Thông ba lá
(a) Xử lý mẫu gỗ để đo đạc vòng năm
Trước hết, xử lý tất cả các thớt trên từng cây giải tích bằng cách bào nhẵn
một mặt theo hướng về gốc cây. Tiếp đến, đếm chính xác số vòng năm trên mỗi
thớt giải tích. Công việc này nhằm xác định tuổi và sự giảm vòng năm và vị trí kết
thúc của chúng. Đây là cơ sở để xác định chiều cao thân cây tương ứng với các cấp
tuổi khác nhau. Bởi vì Thông ba lá là loài cây có tuổi thọ cao và tốc độ sinh trưởng
trung bình, nên các cấp tuổi được phân chia thành 5 năm. Việc chọn 5 năm một cấp
tuổi là nhằm tạo thuận lợi cho việc đo đạc và giảm bớt sai số đo đạc vòng năm. Tiếp
theo, xác định chính xác số vòng năm ở thớt 1,3 m và đo đạc bề rộng các lớp vòng
năm theo hai hướng vuông góc với nhau bằng kính lúp với độ chính xác 0,1 mm;
sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo. Chiều cao thân cây tương ứng với các
cấp tuổi được dò tìm theo phương pháp tỷ lệ. Thể tích thân cây Thông ba lá (V, m3)
ở từng cấp tuổi A (năm) được tính theo công thức kép tiết diện bình quân
V = ∑Vj+Vn

(2.2)

Trong đó:
+ Vj là thể tích các đoạn thân có chiều dài 1m, được tính theo công thức đơn

tiết diện bình quân từ đường kính hai đầu d1 và d2:
Vi = 0,5*10-4*0,785*(d12+d22)

(2.3)

+ Vn là thể tích đoạn ngọn, được tính theo công thức tính thể tích hình nón.

12


(b) Xác định sinh trưởng của Thông ba lá
Trình tự các bước xử lý số liệu như sau:
Bước 1. Tập hợp các dãy số liệu D/A, H/A và V/A của 3 cây mẫu.
Bước 2. Kiểm định tính phù hợp của các dãy số liệu D/A, H/A theo hàm
Korsun – Strand. Mô hình Korsun – Strand có dạng như sau:
Korsun-Strand (1964): Y = A^2/(a + b*A + c*A^2)

(2.4)

Ở đây các hệ số của hàm Korsun – Strand được xác định theo phương pháp
phi tuyến tính của Marquardt.
Bước 3. Thể tích thân cây Thông ba lá được mô tả bằng hàm lũy thừa. Mô
hình V – A có dạng:
V = a*D^b*H^c

(2.5)

Bước 4. Mô tả quá trình sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân
cây Thông ba lá. Để mô tả và phân tích quá trình sinh trưởng D, H và V thân cây
Thông ba lá tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, trình tự các bước xử lý số liệu như sau:

(a) Khảo sát những mô hình D /A, H /A và V /A phù hợp nhất để xác định
không chỉ D , H và V ở những cấp tuổi khác nhau, mà còn xác định lượng tăng
trưởng định kỳ 5 năm (ZD, ZH, ZV), lượng tăng trưởng bình quân năm (D, H,
V) và suất tăng trưởng định kỳ 5 năm (Pd, Ph, Pv).
(b) Phân tích những thời điểm đạt ZDmax và Dmax, ZHmax và Hmax, ZVmax
và Vmax. Từ đó xác định những thời điểm mà D, H và V chuyển từ giai đoạn sinh
trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm.
3.3.3. Công cụ xử lý số liệu
Công cụ xử lý số liệu là bảng tính Excel, phần mềm SPSS 10.0 và
Statgraphics Plus Version 15.0. Bảng tính Excel được sử dụng để tập hợp số liệu,
lập bảng và vẽ biểu đồ. Hai phần mềm thống kê SPSS 10.0 và Statgraphics Plus
Version 15.0 được sử dụng để phân tích hồi quy tương quan. Trình tự các bước
phân tích hồi quy tương quan được thực hiện theo những chỉ dẫn chung của lâm
học, điều tra rừng và thống kê toán học.

13


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tổ thành rừng Thông ba lá tự nhiên
Từ 3 ô tiêu chuẩn điển hình (Phụ lục 1), đã xác định được một số nhân tố điều
tra của rừng Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng tỉnh Lâm Đồng (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Một số nhân tố điều tra của rừng Thông ba lá tự nhiên ở khu vực Tà Năng
tỉnh Lâm Đồng
TT

Loài

(1)


(2)

N(cây) G(m2) M(m3)

N%

G%

M%

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Thông ba lá

450

28,6


260,4

78,7

96,6

98,2

2

Dầu tra ben

97

0,7

3,4

17,0

2,5

1,3

3

Thẩu tấu

25


0,3

1,2

4,4

0,9

0,5

Tổng

572

29,6

265

100

100

100

Phân tích số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy, lâm phần Thông ba lá tự nhiên bao gồm
3 loài cây,đó là Thông ba lá, Dầu trà ben và Thẩu tấu. Mật độ trung bình của lâm
phần là 572 cây/ha. Đường kính bình quân 18 cm. Chiều cao bình quân 11,8 m. Tiết
diện ngang bình quân 29,6 m2/ha. Trữ lượng bình quân 265 m3/ha. Rừng có độ tàn
che trung bình là 0,8.

Từ số liệu ở Bảng 4.1 cũng cho thấy, Thông ba lá là loài cây chiếm ưu thế rất
cao trong lâm phần. Mật độ Thông ba lá là 450 cây/ha, chiếm 78,7% mật độ lâm
phần. Đường kính bình quân 22,4 cm. Chiều cao bình quân 13,8 m. Tiết diện ngang
bình quân 28,6 m2/ha, chiếm 96,6 tổng tiết diện ngang lâm phần. Trữ lượng bình
quân 260,4 m3/ha, chiếm 98,2% tổng trữ lượng lâm phần. Nói chung, Thông ba lá

14


×