Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ẢNH HƢỞNG CHẾ ĐỘ CHE PHỦ GIỮ ẨM VÀ QUY CÁCH HOM ĐẾN NHÂN GIỐNG BẰNG DÂY LƢƠN CỦA TIÊU VĨNH LINH (Piper nigrum L.) TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƢỞNG CHẾ ĐỘ CHE PHỦ GIỮ ẨM VÀ QUY
CÁCH HOM ĐẾN NHÂN GIỐNG BẰNG DÂY LƢƠN
CỦA TIÊU VĨNH LINH (Piper nigrum L.) TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC
QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO QUỐC ĐẠT
NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2009 – 2013

Tháng 08/2013


ẢNH HƢỞNG CHẾ ĐỘ CHE PHỦ GIỮ ẨM VÀ QUY
CÁCH HOM ĐẾN NHÂN GIỐNG BẰNG DÂY LƢƠN
CỦA TIÊU VĨNH LINH (Piper nigrum L.) TẠI
TRẠI THỰC NGHIỆM KHOA NÔNG HỌC
QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH

Tác giả
CAO QUỐC ĐẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học



Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ QUANG HƢNG

Tháng 08/2013

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP.HCM.
Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học.
Quý Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Lòng biết ơn đến Thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thành kính tri ân công ơn Cha Mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ để con có được
ngày hôm nay
Thân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong gia đình cùng tất cả bạn bè
trong lớp DH09NH đã động viên, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013
Sv. Cao Quốc Đạt

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến nhân
giống bằng dây lươn tiêu Vĩnh Linh (Piper nigrum L.) tại trại thực nghiệm khoa
Nông học, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh”. Được tiến hành từ tháng 4 năm 2013
đến tháng 7 năm 2013.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ có ba khối, lô chính là hai mức độ
che phủ là che 90 %, che 100 %, lô phụ là bốn loại hom giống tiêu Vĩnh Linh : hai
đốt không để lá, hai đốt để 1/4 lá, hai đốt để 2/4 lá và hai đốt để 3/4 lá.
Ở 40 NSG: Mức độ che phủ ảnh hưởng không có ý nghĩa đến sự ra rễ, chiều
dài rễ, tỷ lệ ra rễ của hom tiêu. Quy cách hom ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự
ra rễ, chiều dài rễ và tỷ lệ ra rễ hom tiêu, loại hom hai đốt 3/4 lá ra rễ tốt nhất. Không
có sự tương tác giữa quy cách hom với chế độ che phủ.
Mức độ che phủ ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ nảy chồi hom tiêu, quy
cách hom ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ nảy chồi hom tiêu. Loại hom hai đốt không
lá có tỷ lệ nảy chồi cao nhất (100 %), hom hai đốt 3/4 lá có tỷ lệ nảy chồi thấp nhất
(86,67 %).
Ở 90 NSG: Mức độ che phủ ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ xuất vườn
hom tiêu, quy cách hom ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ xuất vườn hom tiêu, trong đó
loại hom hai đốt 3/4 lá có tỷ lệ xuất vườn cao nhất (73,35 %), loại hom hai đốt 1/4 lá
có tỷ lệ xuất vườn thấp nhất (53,33 %). Có sự tương tác giữa chế độ che phủ với quy
cách hom, trong đó loại hom hai đốt 3/4 lá với chế độ che 90 % có tỷ lệ xuất vườn
cao nhất (74,47 %), kế tiếp loại hom hai đốt 3/4 lá ở chế độ che 100 % (72,23 %).
Hom hai đốt 3/4 lá ở mức che 90 % mang lại lợi nhuận cao nhất (31,6 triệu).
Tỷ lệ cây đạt chuẩn xuất vườn tương quan khá với số rễ và tỷ lệ ra rễ.

iii


MỤC LỤC
Mục


Trang

TRANG TỰA ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... x
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu.............................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển cây tiêu ............................................ 3
2.2 Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái cây tiêu ........................................ 4
2.2.1 Đặc điểm thực vật học cây tiêu ....................................................................... 4
2.2.2 Điều kiện sinh thái cây tiêu ............................................................................. 6
2.2.2.1 Nhiệt độ ....................................................................................................... 6
2.2.2.2 Ánh sáng ...................................................................................................... 6
2.2.2.3 Gió ............................................................................................................... 6
2.2.2.4 Lượng mưa và ẩm độ không khí ................................................................... 6
2.2.2.5 Độ cao.......................................................................................................... 7
2.2.2.6 Đất đai ......................................................................................................... 7
2.3 Nhân giống hồ tiêu ............................................................................................. 8
2.3.1 Nhân giống hữu tính ....................................................................................... 8
2.3.2 Nhân giống vô tính.......................................................................................... 8
2.3.2.1 Chiết cành .................................................................................................... 8
2.3.2.2 Tháp cành .................................................................................................... 8

iv


2.3.2.3 Giâm cành .................................................................................................... 8
2.4 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính .................................. 10
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 12
3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm..................................................... 12
3.1.1 Thời gian....................................................................................................... 12
3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 12
3.1.3 Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................... 12
3.2 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................... 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 12
3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm ....................... 14
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 14
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu : ........................................................................... 14
3.6.1 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra rễ các loại
hom tiêu:................................................................................................................ 14
3.6.2 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số rễ các loại hom
tiêu: ....................................................................................................................... 14
3.6.4 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ nảy chồi các loại
hom tiêu ................................................................................................................. 15
3.6.5 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến chiều cao chồi các loại
hom tiêu ................................................................................................................. 15
3.6.6 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số lá trên chồi các loại
hom tiêu ................................................................................................................. 15
3.6.7 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ sống các loại
hom tiêu ................................................................................................................. 15
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16
4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng thí nghiệm .................................. 16
4.1.1 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra rễ của hom

tiêu ở 40 NSG ........................................................................................................ 16
4.1.2 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số rễ của hom tiêu ở
40 NSG .................................................................................................................. 17
v


4.1.3 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến chiều dài rễ của hom
tiêu ở 40 NSG ........................................................................................................ 18
4.1.4 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến sự ra chồi của hom
tiêu ........................................................................................................................ 19
4.1.5 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra chồi của hom
tiêu ........................................................................................................................ 20
4.1.6 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến chiều cao chồi của
hom tiêu ................................................................................................................. 22
4.1.5 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số lá của hom tiêu . 24
4.1.8 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số cây đạt tiêu chuẩn
của hom tiêu ở 90 NSG .......................................................................................... 28
4.1.9 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ xuất vườn của
hom tiêu ở 90 NSG ................................................................................................ 29
4.2 Tương quan giữa số rễ, tỷ lệ ra rễ đến tỷ lệ cây đạt chuẩn xuất vườn ................ 30
4.3 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm ............................................ 31
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 33
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 33
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 35
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 37
Phụ lục 1: Hình ảnh ............................................................................................... 37
Phụ lục 2: Chỉ tiêu theo dõi.................................................................................... 43
Phụ lục 2.1: Chỉ tiêu rễ .......................................................................................... 43
Phụ lục 2.2: Chỉ tiêu chiều cao chồi ....................................................................... 44

Phụ lục 2.3: Số lá ................................................................................................... 45
Phụ lục 2.4: Số cây ra chồi..................................................................................... 46
Phụ lục 2.5: Tỷ lệ ra chồi ....................................................................................... 47
Phụ lục 2.6: Tỷ lệ xuất vườn đạt tiêu chuẩn ........................................................... 48
Phụ lục 3: Xử lý số liệu.......................................................................................... 49
Phụ lục 3.1: xử lý chỉ tiêu về rễ.............................................................................. 49
Phụ lục 3.2: Xử lý chỉ tiêu chiều cao chồi .............................................................. 51
vi


Phụ lục 3.3: Xử lý chỉ tiêu số lá ............................................................................. 55
Phụ lục 3.4: Xử lý nảy lệ nảy chồi và số cây ra chồi .............................................. 59
Phụ lục 3.5: Xử lý số cây đạt chuẩn và tỷ lệ xuất vườn .......................................... 66

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NST: Nhiễm sắc thể
PTNT: Phát triển nông thôn
CCC: Chiều cao chồi
CDR: Chiều dài rễ
RCHOI: Ra chồi
SR: Số rễ
SLA: Số lá
SCXDAT: Số cây xuất đạt
TB: Trung bình
TLRR: Tỷ lệ ra rễ
TLRRD: Tỷ lệ ra rễ chuyển đổi

TLCHOI: Tỷ lệ chồi
TLCHOIND: Tỷ lệ chồi chuyển đổi
TLDAT: Tỷ lệ đạt
TLDATD: Tỷ lệ đạt chuyển đổi

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu trong vườn giâm hom tiêu ....................................... 14
Bảng 4.1: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra rễ của
hom tiêu ở 40 NSG (%) ......................................................................................... 16
Bảng 4.2: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số rễ của hom
tiêu ở 40 NSG (số rễ) ............................................................................................. 17
Bảng 4.3: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến chiều dài rễ của
hom tiêu ở 40 NSG (cm) ........................................................................................ 18
Bảng 4.4: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số cây ra chồi
của hom tiêu (hom) ................................................................................................ 19
Bảng 4.5: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra chồi của
hom tiêu (%) .......................................................................................................... 20
Bảng 4.6: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến chiều cao chồi
của hom tiêu (cm) .................................................................................................. 22
Bảng 4.7: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số lá của hom
tiêu (lá) .................................................................................................................. 25
Bảng 4.8: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số cây đạt tiêu
chuẩn của hom tiêu ở 90 NSG (cây)....................................................................... 28
Bảng 4.9: Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ xuất vườn
của hom tiêu ở 90 NSG (%) ................................................................................... 29
Bảng 4.10: Tương quan giữa số rễ, tỷ lệ ra rễ đến tỷ lệ cây đạt chuẩn xuất vườn ... 30
Bảng 4.11: Chi phí đầu tư cho 720 hom tiêu .......................................................... 31

Bảng 4.12: Lợi nhuận của vườn ươm tiêu thí nghiệm ............................................ 32

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Tương tác giữa loại hom tiêu và chế độ che phủ đến tỷ lệ cây đạt chuẩn xuất
vườn .......................................................................................................... 30
Hình 2: Che phủ 100 % ............................................................................... 37
Hình 3: Che phủ 90 % .................................................................................. 37
Hình 4: Chồi hom hai đốt không lá ............................................................. 38
Hình 5: Chồi hom hai đốt 2/4 lá .................................................................. 38
Hình 6: Chồi hom hai đốt 1/4 lá .................................................................. 38
Hình 7: chồi hom hai đốt 3/4 lá ................................................................... 38
Hình 8: rễ hom 1/4 lá .................................................................................. 39
Hình 9: rễ hom 2/4 lá .................................................................................. 39
Hình 10: rễ hom không lá ............................................................................ 39
Hình 11: rễ hom 3/4 lá ................................................................................ 39
Hình 12: Nghiệm thức ở chế độ che phủ 90 % ............................................ 40
Hình 13: Nghiệm thức ở chế độ che phủ 100 % .......................................... 40
Hình 14: Dây tiêu đạt chuẩn ở mức che phủ 90 % ....................................... 41
Hình 15: Dây tiêu đạt chuẩn ở mức che phủ 100 % ..................................... 41
Hình 16: Cây tiêu đạt chuẩn xuất vườn ....................................................... 42

x


Chương 1
GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề
Tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, được mệnh
danh là vua của các loại gia vị. Hạt tiêu có vị cay, có mùi thơm là gia vị không thể
thiếu trong nhiều món ăn (Nguyễn Thị Hải, 2011). Bên cạnh vị trí quan trọng của
tiêu trong ẩm thực của người Việt Nam, các quốc gia khác, hồ tiêu còn sử dụng trong
y dược, trong công nghệ hương liệu, là chất trừ côn trùng và một số ứng dụng khác.
Tiêu còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ khá cao cho Việt
Nam, Ấn Độ, Indonexia và các nước khác. Chiếm 50 % thị phần thế giới, Việt Nam
đang tiếp tục là quốc gia xuất khẩu số 1 về hạt tiêu. Năm 2012, lượng hạt tiêu xuất
khẩu của cả nước sẽ đạt gần 100.000 tấn, khoảng 1 tỷ USD, giảm khoảng 17 % về
lượng nhưng tăng 2 % về giá so với năm 2011. Nhờ chất lượng ổn định, hiện tiêu
Việt Nam đang được ưa chuộng ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại nhiều thị
trường lớn như Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông, nếu xét về hiệu quả kinh tế, cây
tiêu đang mang lại giá trị vượt bậc khi chỉ chiếm diện tích khiêm tốn (2,5 % trong
tổng số gần 2 triệu ha của 5 loại cây công nghiệp), nhưng lại chiếm đến hơn 8 % giá
trị xuất khẩu (của 5 loại cây công nghiệp) cao gấp 6 lần chè, 4 lần cao su, điều.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên rất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây tiêu. Hiện nay diện tích cây tiêu trong
cả nước có khoảng gần 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
(chiếm đến 54 % tổng diện tích hồ tiêu cả nước), tiếp đến là các tỉnh Tây Nguyên với
(23,7 % tổng diện tích hồ tiêu cả nước), còn lại là các vùng Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
1


Theo quy hoạch của Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2012), trong giai đoạn 2011
– 2020 dự kiến tiến hành trồng mới tiêu với diện tích 20.000 ha (để thay thế diện tích
già cỗi, diện tích trồng các giống năng suất thấp, diện tích sâu bệnh), tập trung tại các
vùng trọng điểm ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, mỗi năm trồng mới trung

bình 2.000 ha. Cây giống phải đảm bảo sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng làm
giống, xử lý hom trước khi trồng.
Do giá tiêu hiện nay tăng cao, kích thích sản xuất phát triển nên bà con mở
rộng diện tích trồng mới khá mạnh nên nhu cầu về cây con rất cao. Để đáp ứng nhu
cầu cây con về số lượng và chất lượng thì phải có một lượng lớn hom giống khỏe
mạnh, khả năng sinh trưởng tốt, đồng thời phải có kỹ thuật nhân giống để hom ra rễ
nhanh, phát triển mạnh. Biện pháp giâm hom trong vườn ươm là một giải pháp để
cung cây con khỏe mạnh và giá thành hạ. Trong quá trình giâm hom yếu tố ẩm độ,
ánh sáng và kiểu hom phù hợp rất quan trọng giúp tiêu mau ra rễ và tỷ lệ sống cao.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài: “Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm
và quy cách hom đến nhân giống bằng dây lươn tiêu Vĩnh Linh (Piper nigrum L.) tại
trại thực nghiệm khoa Nông học, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh” đã được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định chế độ che phủ giữ ẩm thích hợp để tăng ra rễ và tỉ lệ sống cao cho hom
tiêu mang lại hiệu quả trong nhân giống tiêu tại trại khoa Nông học.
- Xác định loại hom tiêu cho hiệu quả kinh tế nhất và tính tỷ lệ xuất vườn.
1.3 Yêu cầu
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật
- Theo dõi ảnh hưởng của các chế độ che phủ đến sự ra rễ hom tiêu
- Theo dõi sinh trưởng các loại hom tiêu
1.4 Giới hạn đề tài
- Đề tài được thực hiện trên giống tiêu Vĩnh Linh, chưa thực hiện trên các giống tiêu
khác.
- Đề tài thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 7/2013 nên khả năng chỉ khảo sát sự
hình thành rễ, sinh trưởng hom tiêu trong giai đoạn đầu ươm hom.
2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển cây tiêu
Cây tiêu (Piper nigrum. L), thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales, có số NST 2n
= 52. Cây tiêu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới ở Ấn Độ, mọc hoang trong các
rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Ghats Tây và Assam, được biết từ rất lâu đời, khoảng 100
năm trước công nguyên. Ấn Độ là nước trồng tiêu lớn nhất trên thế giới với diện tích
25.000 – 30.000 ha. Sau đó cây tiêu được lan truyền rộng sang các nước khác ở Viễn
Đông, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam (Nguyễn Thị
Hải, 2011). Tại Đông Dương, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ thế kỷ XVI
nhưng đến thế kỷ XIX mới được canh tác quy mô ở vùng Hà Tiên (Việt Nam) và
Campuchia. Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được phổ biến trồng ở châu phi với
Madagasca là địa bàn canh tác tiêu nhiều nhất. Ở Châu Mĩ, Brazil là nước canh tác
tiêu nhiều nhất với giống tiêu được người Nhật đưa từ Singapore sang (Phan Hữu
Trinh và ctv, 1988).
Hiện nay, cây tiêu được trồng phổ biến với quy mô lớn ở nhiều nước có khí
hậu nhiệt đới thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, trong đó Ấn Độ, Việt Nam, Brazil,
Indonesia, Malaysia đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu tiêu (Nguyễn Thị Hải, 2011).
Việt Nam là một nước có điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai khá phù hợp
cho việc phát triển sản xuất cây tiêu và hiện nay cây tiêu đang được trồng tại nhiều
địa phương từ Quảng Trị đến Kiên Giang, nhưng có 6 tỉnh trọng điểm là Đồng Nai,
Đăk Lăk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai, Đăk Nông. Việt Nam đang là
nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 60 % tổng sản
lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới). Tiêu được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên.
3


2.2 Đặc điểm thực vật học và điều kiện sinh thái cây tiêu
2.2.1 Đặc điểm thực vật học cây tiêu

Theo Phan Hữu Trinh (1987), đặc điểm thực vật học của cây tiêu được mô tả như
sau:
Rễ: gồm từ 3 - 6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dưới đất, trên đốt thân có rễ
bám.
-Rễ cọc: chỉ có ở cây tiêu trồng bằng hạt, rễ này ăn sâu thẳng xuống đất và có
thể đạt chiều sâu 2,5 m, nhiệm vụ chính là hút nước.
- Rễ cái: các rễ này cũng có nhiệm vụ chính là hút nước. Đối với cây tiêu
trồng bằng giâm cành, sau khi trồng ra ngoài nọc 1 năm, bộ rễ chỉ có thể ăn sâu đến 2
m.
- Rễ phụ: rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc,
phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 - 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng
cho cây.
- Rễ bám (rễ thằn lằn): là rễ khí sinh có nhiệm vụ chính là bám vào cây trụ.
Nhờ có hệ thống rễ này mà cây tiêu có thể leo bám lên trụ hay vách đá. Rễ bám có
khả năng hút nước và chất dinh dưỡng tuy khả năng này không nhiều và ít có ý nghĩa
với đời sống cây tiêu (Lê Đức Niệm, 2001).
- Rễ tiêu thuộc loại háo khí không chịu được ngập úng, chỉ ngập úng từ 12 –
24 tiếng đồng hồ thì bộ rễ cây tiêu bị tổn thương đáng kể và có thể bi thối, dây tiêu
chết dần (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2001).
Thân: tiêu là loại thân thảo, mềm dẻo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ.
Kích thước mạch gỗ này khá lớn, có thể lưu thông nhựa được dễ dàng đến các cơ
quan. Do đó cây tiêu phản ứng với nước và phân bón rất nhanh. Màu sắc của thân
thay đổi từ màu đỏ nhạt chuyển sang màu nâu rồi xám xanh. Khi cây được 2 năm
tuổi, thân chuyển sang màu nâu sẫm. Trong điều kiện tự nhiên thân có thể mọc dài
10 m.
Cành: cây tiêu có 3 loại cành:
- Cành tược: thường được phát sinh từ các mầm nách trên cây tiêu nhỏ hơn 1
tuổi. Đối với cây tiêu trưởng thành cành được phát sinh từ các mầm nách trên phần
thân khung chính, gần phía gốc cây tiêu và thường là cành cấp 1. Đặc trưng cành
4



tược là gốc độ phân cành nhỏ, dưới 450 (cành mọc tương đối thẳng). Cành tược có
tuổi chung nhỏ, nếu dùng cành tược để giâm cành, cây tiêu chậm ra hoa hơn cành trái
(2 - 3 năm sau khi trồng), tuy nhiên tuổi thọ dài (20 - 30 năm), năng suất cao.
- Cành lươn: mọc ra từ các nách lá gần gốc. Cành có xu hướng bò trên mặt
đất, lóng dài. Nếu dùng cành lươn để nhân giống thì tỷ lệ sống thấp và cây cho quả
chậm hơn so với cành tược, nhưng cây cho tuổi thọ và năng suất cao (Tôn Nữ Tuấn
Nam, 2005).
- Cành cho trái: còn gọi là cành ngang hay cành ác. Đó là cành mang trái,
thường được phát sinh từ các mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 năm tuổi. Đặc trưng
của cành cho trái là gốc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn,
dưới 1 m, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn. Cành cho trái so với bộ khung chính
của thân cây tiêu đa số là cành cấp II trở lên. Do cành trái tuổi chung lớn, mau phát
dục, nên nếu sử dụng cành trái làm nguyên liệu để giâm cành, cây tiêu mọc từ cành
giâm này thường mau ra hoa (1 năm sau khi trồng), tuy nhiên tuổi thọ ngắn (6 - 8
năm), mau cõi, năng suất thấp. Cây tiêu phát triển chậm, không leo mà mọc thành
bụi vì đốt ở lóng không có hoặc có rất ít rễ bám.
Lá: Lá tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách, cuống lá dài 2 – 3 cm,
phiến lá dài 15 – 20 cm, rộng từ 5 – 10 cm tùy thuộc vào giống (Nguyễn An Dương,
2004).
Hoa: Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié; đó là những gié treo lủng
lẳng, dài từ 7 - 12 cm. Trên hoa tự này bình quân có từ 20 - 60 hoa sắp xếp hình xoắn
ốc, dưới mỗi hoa là 1 lá bắc rụng sớm. Đặc biệt có những gié mang tới 150 hoa. Hoa
lưỡng tính hay đơn tính. Do đó, cây tiêu có thể là những cây lưỡng tính, đồng chu
(monoique), dị chu (dioique) hay có khi là tạp hoa (polygame). Trong canh tác nên
chọn trồng những loại tiêu lưỡng tính có lợi hơn.
Quả: Thuộc loại quả hạch, hầu như không cuống, mang một hạt, dạng hình
cầu, đường kính 4 - 8 mm, tuỳ theo loại giống và điều kiện canh tác. Trái màu xanh
lúc đầu, sau ngả sang màu vàng và khi chín có màu đỏ. Thời gian từ khi xuất hiện

hoa tự đầy đủ đến khi trái chín kéo dài khoảng 7 - 10 tháng chia thành các giai đoạn
sau:
- Xuất hiện hoa tự đầy đủ, thụ phấn: 1 - 1,5tháng.
5


- Thụ phấn, phát triển trái: 4 - 4,5 tháng. Trong giai đoạn này, trái tiêu phát
triển nhanh về kích thước và đạt độ lớn tối đa của trái. Đây là giai đoạn tiêu cần nước
và dinh dưỡng nhất. Trái chín: 2 - 3 tháng. Trong giai đoạn này, hạt bắt đầu phát
triển, đạt đường kính tối đa. Trái tiêu thường chín tập trung vào các tháng 1 - 2 trong
năm, đôi khi kéo dài đến tháng 4 - 5 do các lứa hoa trễ.
Hạt: cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài có vỏ hạt, bên trong chứa phôi nhũ và các
phôi (Lê Đức Niệm, 2001).
2.2.2 Điều kiện sinh thái cây tiêu
2.2.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho tiêu là từ 25 – 270C. Nhiệt độ không khí cao hơn 400C
và thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây tiêu. Sinh trưởng cây tiêu
sẽ ngừng lại ở nhiệt độ 150C kéo dài. Nhiệt độ từ 6 - 100C làm cho lá non bị nám,
héo, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
Về mặt nhiệt độ một số kết quả nghiên cứu đã kết luận là cây hồ tiêu có thể
trồng được ở khu vực vĩ tuyến 200 Bắc và Nam, nơi có nhiệt độ trong khoảng 10 350C (Phan Hữu Trinh, 1987).
2.2.2.2 Ánh sáng
Cây tiêu nguyên thuỷ là một loại cây mọc dưới tán rừng, đó là một loại cây
thích bóng rợp ở một mức độ nhất định khi trồng xen với các cây khác. Trong điều
kiện trồng thuần cần che bóng nhẹ cho tiêu. Do đó, trong giai đoạn cây con cần che
rợp cho tiêu, khi cây tiêu trưởng thành, phát triển xum xuê thì có thể tự che rợp cho
nhau (Phan Hữu Trinh, 1987).
2.2.2.3 Gió
Cây tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh hoặc
bão đều không hợp với cây tiêu. Do vậy, khi trồng tiêu tại những vùng gió lớn việc

thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây tiêu là điều không thể thiếu được (Phan
Quốc Sủng, 2000).
2.2.2.4 Lƣợng mƣa và ẩm độ không khí
Cây tiêu đòi hỏi khí hậu ẩm ướt, lượng mưa cả năm cần 2000 - 3000 mm và
phân bố tương đối điều hoà. Cây tiêu có thể chịu đựng được mùa khô nhưng không
6


kéo dài vì bộ rễ cây tiêu, nhất là trồng bằng cách giâm cành, kém chịu hạn. Lượng
mưa tối thiểu khoảng 1800 mm.
Cây tiêu cần độ ẩm không khí luôn cao 75 – 90 %. Độ ẩm cao làm cho hạt
phấn dễ dính vào nuốm nhuỵ và làm cho thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhuỵ
trương to khi có độ ẩm. Nếu gặp sương muối cây tiêu dễ bị chết. Cây tiêu cũng rất kỵ
lượng mưa lớn làm đọng nước ở rễ (Phan Hữu Trinh, 1987).
2.2.2.5 Độ cao
Tiêu là loại cây thường trồng vùng đất thấp, nơi gần xích đạo. Tuy nhiên có
thể mọc và sinh trưởng bình thường tại nơi có độ cao từ 0 đến 800 - 900 m (so với
mực nước biển), với điều kiện là tại các vùng có độ cao trên 300 m, nhiệt độ không
khí không quá thấp, phải trên 150C (Phan Hữu Trinh, 1987).
2.2.2.6 Đất đai
Tiêu có thể trồng nhiều loại đất khác nhau: ở Bangka (Indonesia), tiêu được
trồng trên đất vàng đỏ, cát pha sét. Ở Sarawak (Malaysia), tiêu được trồng trên đất
phù sa, nhiều chất hữu cơ hoặc trên những đồi đất sét pha cát. Ở Thai Lan, tiêu phần
lớn được trồng trên đất đỏ do đá huyền vũ phân huỷ tạo thành.
Tại Việt Nam, tiêu được trồng trên các loại đất sau:
- Đất sét pha cát (Hà Tiên, Phú Quốc)
- Đất đỏ Basalt (Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ)
- Đất phù sa bồi (đồng bằng Sông Cửu Long)
- Đất xám (miền Đông Nam Bộ)
- Đất trồng tiêu lý tưởng đòi hỏi các đặc tính sau:

Lý tính: tầng đất sâu 80 - 100 cm, có mạch nước ngầm phải sâu trên 2 m;
đất có cơ cấu tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau
thoát nước.
Đất cát khô, đất sét nặng, ẩm ướt và ở nơi dễ ngập úng, không có điều kiện
thoát thuỷ tốt thì nên tránh trồng tiêu.
Hoá tính: đất có hàm lượng mùn cao (> 2 %), giàu đạm (> 1,5 %), hàm
lượng kali và magie khá, khả năng trao đổi cation ở mức 20 - 30 meq/100g đất; tỉ lệ
C/N cao (15 - 25), ở trên tầng mặt (Phan Hữu Trinh, 1987). Tiêu không chịu được độ
mặn 3 ‰ (Nguyễn An Dương, 2004).
7


2.3 Nhân giống hồ tiêu
Tiêu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng các phương pháp nhân giống vô tính
như chiết cành, tháp cành và giâm cành. Trong đó giâm cành là phương pháp phổ
biến hơn cả.
2.3.1 Nhân giống hữu tính
Chọn hạt tiêu từ cây mẹ khoẻ mạnh, cho năng suất cao và phẩm chất hạt tốt.
Hạt được chọn phải chín hoàn toàn mới có thể đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Đợi cho trái
chín đỏ hoàn toàn, vỏ trái tróc ra dễ dàng khi bóp trong tay và trong nước. Phơi hạt
trong mát và trồng càng sớm càng tốt vì hạt tiêu rất dễ mất sức nảy mầm. Nên chọn
những hạt to mang gieo vì hạt càng to nảy mầm càng nhiều( Phan Hữu Trinh, 1987).
2.3.2 Nhân giống vô tính
2.3.2.1 Chiết cành
Cành thân hoặc cành lươn trên trụ tiêu có thể được chiết dễ dàng. Người ta
thường dùng các hỗn hợp đất và rễ bèo hoặc xơ dừa đã ngâm nước rửa sạch, bó vào
các mắt thân hay cành lươn, sau 1 thời gian, chỗ bó ra rễ thì cắt đem trồng. Tỷ lệ
sống cao, cây tiêu chiết ra mọc khoẻ nhưng hệ số nhân giống không cao (Tôn Nữ
Tuấn Nam, 2005)
2.3.2.2 Tháp cành

Tháp cành là phương pháp rất ít sử dụng trong sản xuất. Trồng hai cây muốn
tháp sát cạnh nhau, tách một đoạn vỏ sát nhau, sau buộc dính lại. Sau 1 tháng, ta bỏ
dây buộc ra, cắt bỏ phần gốc cây được tháp, phần ngọn cây gốc tháp đi.
2.3.2.3 Giâm cành
Giâm cành là phương pháp nhân giống thông dụng nhất đối với cây tiêu, được
áp dụng phổ biến ở các nước trồng tiêu.
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, kết quả cao.
- Nhân giống nhanh và nhiều phục vụ cho sản xuất đại trà.
- Sản xuất đồng loạt, đảm bảo độ đồng đều quần thể.
- Cây con giữ được đặc tính cây mẹ.
- Cây đâm nhánh thấp, thuận tiện cho thu hoạch, cây mau ra hoa.
Cách thực hiện:
8


Chuẩn bị hom giống: hom được lấy từ cành cho trái, cành lươn hay cành tược.
Mỗi loại hom sẽ có những đặc điểm riêng:
Đối với hom là cành cho trái (cành ác): cây mọc từ hom này rất mau ra hoa
(thường chỉ 1 năm sau trồng), nhưng năng suất rất thấp, chỉ được 0,2 - 0,5 kg tiêu
đen/nọc và mau cỗi. Cây thường thấp dưới 1,5 m. Tuổi thọ thường ngắn 7 - 8 năm có
thể chết. Vì thế không nên dùng cành ác giâm tiêu.
Đối với hom là cành lươn: cây mọc từ hom này rất chậm ra hoa (4 - 5 năm sau
trồng). Cây lâu cỗi, có thể sống đến 30 năm. Nhược điểm của hom là tỷ lệ sống thấp
(dưới 60 %), hệ số nhân giống thấp. Do đó, các đốt của hom dài nên rất cồng kềnh
khi vận chuyển. Khi trồng tiêu từ dây lươn, luôn luôn phải áp dụng biện pháp đốn
dây. Tuy vậy dây tiêu cho năng suất cao và ổn định hơn so với dây thân. Hơn nữa khi
ươm bằng hom lươn có thể tận dụng hom giống từ những trụ tiêu đã lớn tuổi từ các
dây lươn mọc ở gốc cây tiêu mà không phải cắt từ dây thân chính của trụ tiêu làm
ảnh hưởng tới sản lượng. Ở Ấn Độ, phương pháp nhân giống bằng cành lươn vẫn

phổ biến hơn cả. Trên các trụ tiêu sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao, các dây lươn
mọc từ gốc được buộc vào các cọc cố định gần trụ tiêu, tránh không cho các mắt dây
mọc rễ khi tiếp xúc với đất. Khi dây lươn chuyển sang dạng bánh tẻ, cắt thành các
hom 2 - 3 mắt đem ươm vào bầu hay vào luống ươm cho tới khi ra rễ rồi đem trồng.
Có ít nhất 1 mắt được chôn vào đất (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2005).
Đối với hom là cành tược (cành vượt): cây mọc từ cành tược mau ra hoa (2
năm sau khi trồng), năng suất cao, tuổi thọ cao (20 - 25 năm). Tỷ lệ sống rất cao (trên
90 %). Hệ số nhân giống cao. Hom lấy từ cành tược được dùng nhiều nhất trong
ngành trồng tiêu (Phan Hữu Trinh, 1987).
So sánh giữa giâm cành và chiết cành:
Giâm cành lợi dây hơn chiết cành, dễ làm, tập trung, dễ chăm sóc. Cắt gốc
sớm năm sau dây ra dài hơn, cắt được nhiều hom giống hơn. Tỷ lệ sống 80 – 90 %.
Chiết cành tỷ lệ sống trên 93 %, cắt gốc chậm dây thân năm sau ra chậm, ngắn. Cắt
được ít hom giống, dây ươm phân tầng khó chăm sóc (Nguyễn Trác, 1987)

9


2.4 Vai trò chế độ che phủ giữ ẩm trong nhân giống vô tính
Trong nhân giống ẩm độ đóng vai trò rất quan trọng, ẩm độ tác động đến quá
trình hình thành rễ của cây. Vì thế việc che phủ để duy trì ẩm độ cho cây trong quá
trình nhân giống cần được chú ý, phải tạo ẩm độ phù hợp cho mỗi loại cây:
Duy trì ẩm độ ở mức 85 % - 90 %, nhiệt độ 300C + 2 trong giàn ươm khi giâm
cành bưởi da xanh bằng cách giâm trong nhà có giàn che bằng lá, không để ánh sáng
trực tiếp chiếu vào.
Theo Mai Văn Trị (2007), một nhà mái che để che nắng trong mùa khô thì cần
thiết cho quá trình nhân giống tiêu. Nền nhà mái che phải cao ráo, thoát nước tốt;
không bị ẩm ướt. Trong mùa mưa cần phải có mái che hay bạc để ngăn bớt mưa làm
ẩm độ bầu đất cao. Tưới nước thường xuyên trong mùa khô để giữ ẩm giúp ra rễ
nhanh. Hệ thống tưới với béc phun mù là thích hợp.

Theo Nguyễn Thị Hải (2011), ở chế độ che 90 % và giá thể là tro trấu, bốn
loại hom: hai đốt không lá, hai đốt để 1/2 lá, ba đốt không lá, ba đốt 1/2 lá có tỷ lệ ra
rễ, chiều cao chồi, chiều dài rễ tốt, số rễ và số lá trên hom nhiều, tỷ lệ sống của hom
cao. Tỷ lệ sống của loại hom hai đốt không lá ở chế độ che 90 % cao nhất (97,8 %),
cho lợi nhuận cao nhất (575.500 đồng)/90 hom so với các nghiệm thức còn lại. Ở chế
độ che 90 % sau 50 ngày sau ươm tỷ lệ ra rễ cao nhất ở loại hom 2 đốt không lá
(93,33 %).
Theo Phan Thị Duyên ( 2011), sử dụng chế độ che 90 % ảnh hưởng rõ rệt đến
tỷ lệ ra rễ của hom tiêu (51,04 %), tỷ lệ sống hom tiêu (89,38 %) so với không sử
dụng chế độ che tỷ lệ ra rễ là ( 39,59 %), tỷ lệ sống là (85,21 %).
Theo Huỳnh Văn Thạch (2011), việc áp dụng chậu ươm có chế độ che 99 %,
che 75 %, che 50 % đều làm cho tỷ lệ ra rễ hom tiêu 1 mắt, 2 mắt, 3 mắt nhanh hơn
so với kiểu làm không che. Trong đó tốt nhất là chậu che kín 99 %. Nghiệm thức che
kín 99 % của hom tiêu 3 mắt cho tỷ lệ ra rễ nhanh, tỷ lệ ra rễ cao nhất (96,7 %) ở 25
ngày sau ươm. Các chậu kín 99 % đều ra rễ nhưng thấp nhất là chậu kín 99 % của
hom tiêu 1 mắt (83,33 %). Khi ra khỏi chậu che kín 99 % của hom 3 mắt có tốc độ
sinh trưởng mạnh nhất trong các nghiệm thức làm thí nghiệm. Việc áp dụng chậu che
kín 99 % của hom 3 mắt có lợi cho việc nhân giống tiêu, áp dụng vào mùa khô, tiết
kiệm được lượng hom tiêu.
10


Theo Võ Văn Nghĩa (2012), tỷ lệ sống hom tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của chế
độ che phủ trong thời gian đầu (50 NSG và 60 NSG), với chế độ che 90 % cho tỷ lệ
sống cao nhất (93,33 %), giống tiêu Vĩnh Linh 2 cho tỷ lệ sống cao nhất (90,83 %).
Giống có ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ, số rễ và chiều cao chồi.
Theo Nguyễn Viết Bình (2012), giống tiêu Vĩnh Linh 1 và loại hom hai mắt
không lá: có tỷ lệ nảy chồi cao nhất sau 90 NSG (93,67 %), TLRR (58 %), CDR
(5,43 cm), SR (2,29 rễ), tỷ lệ sống (95,72 %) cao nhất ở 50 NSG.


11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2013 đến tháng 7/2013
3.1.2 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học, Quận Thủ Đức, Tp.
Hồ Chí Minh.
3.1.3 Điều kiện thí nghiệm
Điều kiện vườn ươm: thí nghiệm được tiến hành trong nhà có mái che để
tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào hom giâm. Tưới nước 2 - 3 lần/ngày để tạo độ ẩm
85 % - 90 %.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống tiêu: giống tiêu Vĩnh Linh trên vườn tiêu kinh doanh 15 năm tuổi tại Gia Lai.
- Hom giống: lấy từ dây lươn giống tiêu Vĩnh Linh cắt bằng dao lam sắc. Vết cắt xéo
cách mắt dưới 1,5 - 2 cm, mắt trên 1,5 - 2 cm.
- Vật liệu sử dụng: màng phủ nông nghiệp trong suốt, trấu đốt + cát tỷ lệ 1:1, xốp.
- Dụng cụ: thước đo, dao lam, kéo, cuốc, bình tưới phun, ẩm độ kế và một số vật
dụng khác.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến nhân
giống bằng dây lươn tiêu Vĩnh Linh tại trại thực nghiệm Khoa Nông học.
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm theo kiểu thí nghiệm lô phụ (Split
plot), 3 lần lặp lại. Lô chính là 2 mức độ che phủ: 90 %, 100 %. Lô phụ là 4 quy cách
cắt hom.
12



Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Khối 1

Khối 2

Khối 3

A1

A2

A2

A1

A1

A2

B1

B2

B2

B3

B4


B4

B3

B4

B1

B2

B2

B1

B2

B3

B4

B4

B1

B3

B4

B1


B3

B1

B3

B2

Trong đó:
- Lô chính: che phủ kín bề mặt luống ươm với 2 nghiệm thức:
+ A1: che phủ 90 %
+ A2: che phủ 100 %
- Lô phụ: 4 loại hom:
+ B1: hai đốt không lá
+ B2: hai đốt để 1/4 lá
+ B3: hai đốt để 2/4 lá
+ B4: hai đốt để 3/4 lá
Dây lươn được lấy từ các vườn tiêu kinh doanh 15 năm tuổi ở Gia Lai.
Dùng dao lam cắt dây thành các hom sau: 2 đốt không lá, 2 đốt để 1/4 lá, 2 đốt
để 2/4 lá, 2 đốt để 3/4 lá. Cắt bỏ phần ngọn và phần gốc của dây, vết cắt xiên. Cách
cắt lá: (lấy % lá để lại * chiều dài lá), ta tính được chiều dài lá để lại. Sau khi cắt hom
giống tiến hành giâm ngay, giâm trực tiếp vào bầu với giá thể trấu + cát tỷ lệ 1:1. Áp
dụng chế độ che cho hom tiêu bằng cách tính diện tích mặt thoáng của ô thí nghiệm
và sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ với các chế độ che phủ 90 %, che phủ 100
%. Mỗi nghiệm thức giâm 30 hom tiêu vào 30 bầu. Tưới nước đẫm 2 -3 lần/ngày để
tạo độ ẩm 85 % - 90 % (dùng ẩm độ kế theo dõi). Sau giâm 40 ngày tiến hành tưới
phân NPK (16 – 16- 8 với 0,2 kg/40 lít nước/lần tưới), phân hòa vào nước và để một
buổi cho tan hết mới tưới, sau khi tưới phân xong cần tưới lại bằng nước để tránh
cháy lá. Tiếp tục tưới phân NPK ở 70 NSG, 80 NSG với liều lượng như trên. Trong

quá trình chăm sóc thường xuyên theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của các ô thí nghiệm 2
ngày/lần và theo dõi vào thời điểm lấy số liệu.
13


Đặt ẩm độ kế ngay trên mặt giá thể là trấu đốt + cát. Theo dõi số liệu cho đến
90 ngày sau ươm.
3.4 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm
Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong thời gian tiến hành thí nghiệm được đo bằng máy
nhiệt ẩm kế. Các giá trị về nhiệt độ và ẩm độ không khí được ghi nhận vào 4 thời
điểm trong ngày 8h, 11h, 14h, 17h rồi tính trung bình ngày, trung bình tháng.
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu trong vườn giâm hom tiêu
Nhiệt độ (oC)
Tháng

Ẩm độ
không khí

Trung bình

Tối cao

Tối thấp

4

32,5

35


29,5

75

5

30,3

33

29

78

6

29,5

31

29,5

80

(%)

3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm excel, sử dụng phần mềm Sas 9.2 để
xử lý Anova các chỉ tiêu theo dõi và trắc nghiệm phân hạng bằng phương pháp LSD
Text.

3.6 Các chỉ tiêu theo dõi số liệu :
3.6.1 Ảnh hƣởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến tỷ lệ ra rễ các loại
hom tiêu:
Sau khi giâm 40 ngày, nhổ cây lên đếm số hom ra rễ ở mỗi nghiệm thức, chọn
ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi nghiệm thức.
Tỷ lệ ra rễ (%) = số hom ra rễ mỗi nghiệm thức*100/5
3.6.2 Ảnh hƣởng chế độ che phủ giữ ẩm và quy cách hom đến số rễ các loại hom
tiêu:
Sau khi giâm 40 ngày, nhổ cây lên, đếm tổng số rễ trên một hom, chọn ngẫu
nhiên 5 cây ở mỗi nghiệm thức.
Số rễ trung bình/hom (rễ) = ∑ số rễ/53.6.3 Ảnh hưởng chế độ che phủ giữ ẩm
và quy cách hom đến chiều dài rễ các loại hom tiêu:
14


×