Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH GIỐNG DỨA QUEEN MAURITIUS GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN
GIỐNG VÔ TÍNH GIỐNG DỨA QUEEN MAURITIUS GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)

Ngành:

NÔNG HỌC

Niên khóa:

2009 - 2013

Sinh viên thực hiện:

ĐOÀN HỒNG NHI

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN
GIỐNG VÔ TÍNH GIỐNG DỨA QUEEN MAURITIUS
GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)

Tác giả

ĐOÀN HỒNG NHI



Luận văn đƣợc đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp
bằng Kỹ Sƣ Nông Nghiệp ngành Nông học

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
ThS. Thái Nguyễn Diễm Hƣơng
TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013


i

LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
- ThS. Thái Nguyễn Diễm Hƣơng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài tốt nghiệp từ lúc định hƣớng đề tài cho đến khi hoàn thành bài luận
văn cuối khoá.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện đề
tài cuối khoá. Quý thầy cô trong khoa Nông học trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt quá trình tôi học tại trƣờng.
- TS: Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Trƣởng bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác của Viện
Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã hết lòng giúp đỡ tôi thực trong quá trình thực
hiện đề tài.
- Những thành viên trong Bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác của Viện Nghiên cứu
cây ăn quả miền Nam đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực
tiễn quý báu.
- Tập thể Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tạo mọi đều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp tại Viện.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013
Đoàn Hồng Nhi


ii

TÓM TẮT
ĐOÀN HỒNG NHI, sinh viên Khoa Nông học, trƣờng đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013.
Đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính giống dứa
Queen Mauritius – GU044 (Ananas comosus (Linn.)Merr.). Với sự hƣớng dẫn của
ThS. Thái Nguyễn Diễm Hƣơng và TS.Nguyễn Trịnh Nhất Hằng. Đề tài thực hiện từ
11/3/2013 đến 31/7/2013, bao gồm những nội dung chính sau:
 Nội dung 1: Khảo sát ảnh hƣởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trƣởng đến khả
năng ra chồi thân của giống dứa Queen GU044 bằng biện pháp huỷ đỉnh sinh trƣởng.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 5 lần
lặp lại. Các nghiệm thức lần lƣợt là: NT1 (Cây dứa có 10 lá), NT2 (Cây dứa có 15
lá), NT3 (Cây dứa có 20 lá), NT4 (Cây dứa có 25 lá).
 Kết quả thí nghiệm
Hủy đỉnh sinh trƣởng của cây dứa khi cây dứa có 10 lá thì số chồi thân thu đƣợc
nhiều nhất 9,7 chồi/cây, trọng lƣợng chồi khi tách khỏi cây mẹ thấp nhất 6,4 g. Hủy
đỉnh sinh trƣởng khi cây dứa có 25 lá có số chồi thấp nhất 5,6 chồi/cây, trọng lƣợng
chồi khi tách khỏi cây mẹ cao nhất 17,4 g.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của các loại hoá chất với các mức nồng độ
khác nhau đến khả năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, 4 lần
lặp lại.
- NT1: Xử lý CaC2 nồng độ 5 g/l.
- NT2: Xử lý CaC2 nồng độ 10 g/l.

- NT3: Xử lý CaC2 nồng độ 15 g/l.
- NT4: Xử lý Ethephon nồng độ 2 ml/l.
- NT5: Xử lý Ethephon nồng độ 4 ml/l.


iii

- NT6: Xử lý Ethephon nồng độ 6 ml/l.
Tiến hành xử lý hóa chất khi cây dứa vào đƣợc 11 tháng tuổi. Khi xử lý hóa
chất cho cây dứa bằng CaC2 liều lƣợng 5 g/l cho số chồi cuống lớn nhất là (5,5
chồi/cây), trong khi sử dụng Ethephon liều lƣợng 4 ml/l có số chồi cuống thấp nhất là
(1,5 chồi/cây). Chiều dài cuống hoa dài nhất khi cây dứa đƣợc xử lý bằng CaC2 liều
lƣợng 15 g/l và thấp nhất khi cây dứa đƣợc xử lý bằng Ethephon với liều lƣợng 6
ml/l.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................i
TÓM TẮT ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ x
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2 Mục lục................................................................................................................ 2

1.3 Yêu cầu................................................................................................................ 2
1.4 Giới hạn đề tài ..................................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
2.1 Giới thiệu cây dứa................................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại dứa .............................................................................. 3
2.1.2 Tình hình sản xuất dứa ...................................................................................... 5
2.1.3 Đặc điểm thực vật học ...................................................................................... 7
2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................................... 9
2.2 Kỹ thuật trồng dứa ............................................................................................. 11
2.2.1 Chuẩn bị đất trồng dứa .................................................................................... 11
2.2.2 Vật liệu trồng dứa ........................................................................................... 11


v

2.2.3 Thời vụ trồng dứa ........................................................................................... 12
2.2.4 Mật độ trồng dứa ............................................................................................ 12
2.2.5 Chăm sóc ........................................................................................................ 13
2.2.6 Xử lý ra hoa .................................................................................................... 15
2.2.7 Tỉa chồi........................................................................................................... 18
2.2.8 Bảo vệ thực vật ............................................................................................... 19
2.3 Nhân giống dứa ................................................................................................. 21
2.3.1 Quy trình nhân giống dứa ............................................................................... 21
2.3.2 Một số biện pháp nhân giống dứa ................................................................... 22
2.4 Một số hóa chất dùng trong thí nghiệm .............................................................. 23
2.4.1 Canxi cacbua .................................................................................................. 23
2.4.2 Ethephon......................................................................................................... 24
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 26
3.1 Điều kiện nghiên cứu ......................................................................................... 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 26

3.1.2 Điều kiện thí nghiệm....................................................................................... 26
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của tuổi cây đến khả năng ra chồi thân của
giống dứa Queen GU044 khi hủy đỉnh sinh trƣởng .................................................. 26
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của các loại hóa chất đến khả năng ra chồi
cuống của giống dứa Queen GU044 khi xử lý ra hoa ............................................... 28
3.3 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 32


vi

4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của tuổi cây đến khả năng ra chồi thân của
giống dứa Queen GU044 khi pháp huỷ đỉnh sinh trƣởng. ........................................ 32
4.1.1 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến thời gian xuất hiện chồi thân và thời gian tách chồi
thân của giống dứa Queen GU044. .......................................................................... 32
4.1.2 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến số chồi thu đƣợc qua các tháng........................... 33
4.1.3 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến sinh trƣởng của chồi dứa. ................................. 34
4.1.3.1 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến tăng trƣởng chiều cao chồi thân ....................... 34
4.1.3.2 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến tăng trƣởng số lá trên chồi thân ....................... 35
4.1.4 Ảnh hƣởng của tuổi cây đến chất lƣợng của chồi thân..................................... 37
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của các loại hoá chất đến khả năng ra hoa đối
với giống dứa Queen GU044 ................................................................................... 38
4.2.1 Ảnh hƣởng của các loại hóa chất với liều lƣợng khác nhau đến thời gian ra hoa
và các đặc tính của hoa trên giống dứa GU044 ........................................................ 38
4.2.2 Ảnh hƣởng của các loại hóa chất với liều lƣợng khác nhau đến khả năng ra chồi
cuống của giống dứa Queen GU044 ........................................................................ 39
4.2.3 Ảnh hƣởng của các loại hóa chất với những liều lƣợng khác nhau đến sự sinh
trƣởng của chồi cuống ............................................................................................. 40
4.3 Thảo luận chung ................................................................................................ 42

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 44
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 44
5.1.1 Thí nghiệm 1................................................................................................... 44
5.1.2 Thí nghiệm 2................................................................................................... 44
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 48


vii

THÍ NGHIỆM 1

.................................................................................................. 48

THÍ NGHIỆM 2 ...................................................................................................... 51
PHỤ LỤC THỐNG KÊ .......................................................................................... 52
THÍ NGHIỆM 1 ...................................................................................................... 52
THÍ NGHIỆM 2 ...................................................................................................... 65


viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ctv:

Cộng tác viên.

ĐBSCL:


Đồng bằng sông Cửu Long.

LLL:

Lần lặp lại.

NSXL:

Ngày sau xử lý.

NT:

Nghiệm thức.


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các thành phần dinh dƣỡng có trong quả dứa ......................................... 5
Bảng 2.2: Diện tích và sản lƣợng dứa của một số nƣớc năm 2008........................... 6
Bảng 3.1: Đặc điểm cây làm thí nghiệm ............................................................... 30
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trƣởng đến thời gian xuất hiện
chồi thân và thời gian tách chồi thân của các nghiệm thức .................................... 33
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trƣởng đến số lƣợng chồi thân qua
thời gian theo dõi .................................................................................................. 34
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của chồi thân trên cây mẹ ....................... 36
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của chồi trên thân cây mẹ .................................................. 37
Bảng 4.5: Chất lƣợng chồi thân khi tách khỏi cây mẹ ........................................... 38
Bảng 4.6: Ảnh hƣởng của các loại hoá chất đến khả năng ra hoa của cây dứa ...... 39
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của các loại hoá chất với những liều lƣợng khác nhau đến khả

năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044 ................................................. 41
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của chồi cuống. ...................................... 42
Bảng 4.9: Tốc độ ra lá của chồi cuống .................................................................. 43


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ....................................................................... 28
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ....................................................................... 31
Hình 4.1 Diễn biến tăng trƣởng chiều cao chồi thân ở các nghiệm thức ................ 35
Hình 4.2: Diễn biến tăng trƣởng số lá của chồi thân. .............................................37
Hình 1: Chồi thân sau khi huỷ đỉnh sinh trƣởng 40 ngày.......................................50
Hình 2: Chiều cao chồi thân sau khi huỷ đỉnh sinh trƣởng 50 ngày .......................50
Hình 3: Chồi thân sau khi tách khỏi cây mẹ ..........................................................50
Hình 4: Phát hoa 30 ngày say khi xử lý .................................................................51
Hình 5: Chồi cuống vừa mới xuất hiện .................................................................51
Hình 6: Chồi cuống10 ngày sau khi xuất hiện ....................................................... 51
Hình 7: Chồi cuống 20 ngày sau khi xuất hiện ......................................................51
Hình 8: Chồi cuống 30 ngày sau khi xuất hiện ......................................................51
Hình 9: Chồi cuống 40 ngày sau khi xuất hiện ......................................................51


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Dứa Queen (Ananas comosus L.) hay còn đƣợc gọi là khóm, là cây ăn quả
nhiệt đới, có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay). Tổng sản

lƣợng trên thế giới là 21.582.237 tấn (FAO, 2011) với diện tích trồng dứa là 920.536
ha. Dứa đƣợc trồng ở hầu hết các nƣớc nhiệt đới và một số nƣớc cận nhiệt đới có mùa
đông tƣơng đối ẩm nhƣ đảo Hawaii và đảo Đài Loan. Các nƣớc trồng nhiều dứa là
Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.
Theo Nguyễn Văn Kế, (2008) ở Việt Nam cây dứa Queen đã đƣợc canh tác lâu
đời, cách nay hơn 100 năm, trên vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Giống dứa Tây hay dứa Queen đƣợc ngƣời Pháp đƣa đến trồng đầu tiên ở Trại canh
nông Thanh Ba năm 1913 sau đó đƣợc trồng ở các trại Phú Hộ, Tuyên Quang, Âu
Lâu, Đào Giả.
Từ nguồn giống nhập nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện việc
khảo nghiệm và đánh giá. Kết quả đã thu đƣợc giống dứa Queen có tên là Mauritius
(GU044) có nguồn gốc từ Pháp có khả năng thích nghi với điều kiện địa phƣơng,
năng suất cao và phẩm chất tốt, có triển vọng phục vụ cho sản xuất.
Giống dứa Mauritius (GU044) là giống mới đƣợc tuyển chọn nên cần tiếp tục
thực hiện các thí nghiệm về khảo nghiệm, biện pháp canh tác, xây dựng mô hình sản
xuất trên quy mô lớn. Để rút ngắn thời gian khảo nghiệm, nhanh chóng đƣa giống dứa
mới ra sản xuất phải nhân nhanh một lƣợng lớn con giống và cũng cần phải tìm ra
biện pháp nhân nhanh giống dứa này để áp dụng trên ruộng sàn xuất.
Vì vậy, đƣợc sự chấp thuận của khoa Nông học trƣờng Đại học Nông Lâm Tp.
HCM với sự hƣớng dẫn của ThS. Thái Nguyễn Diễm Hƣơng và TS. Nguyễn Trịnh


2

Nhất Hằng, đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính giống
dứa Queen Mauritius GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)” đƣợc tiến hành.
1.2 Mục tiêu
Xác định thời điểm hủy đỉnh sinh trƣởng có hiệu quả nhất trên giống dứa
Mauritius (GU044) nhằm đạt đƣợc hiệu quả nhân giống cao.
Tìm ra loại hóa chất và liều lƣợng xử lý thích hợp nhất đối với giống dứa

Mauritius (GU044) để rút ngắn thời gian tạo ra số lƣợng chồi cuống lớn.
1.3 Yêu cầu
Xác định ảnh hƣởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trƣởng đến khả năng ra chồi
của giống dứa Queen GU044.
Xác định ảnh hƣởng của các loại hóa chất với các liều lƣợng khác nhau đến khả
năng, thời gian ra chồi và kích thƣớc chồi cuống của giống dứa Mauritius (GU044).
1.4 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm chỉ thực hiện trong khoảng thời gian 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7
năm 2013) nên không thể theo dõi đƣợc sự phát triển của chồi thân của thí nghiệm 1
từ khi giâm trong vƣờn ƣơm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn và sự phát triển của chồi
cuống ở thí nghiệm 2 đến lúc đủ tiêu chuẩn tách chồi đen giâm và từ khi giâm đến khi
đủ tiêu chuẩn con giống xuất vƣờn.
Giống Mauritius (GU044) trồng trong thí nghiệm, là giống dứa nhập nội mới
đƣợc khảo nghiệm thành công, chƣa có các khuyến cáo về biện pháp kỹ thuật thích
hợp trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hiện tại Viện Nghiên Cứu cây ăn quả Miền Nam, Long Định,
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trên loại đất phù sa trung tính nên không phản
ánh đƣợc các đặc tính của giống trên các loại đất khác nhau của ĐBSCL, đặc biệt là
trên loại đất bị nhiễm phèn (pH 4 - 4,5) thuận lợi cho sự phát triển của cây dứa.


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu cây dứa
2.1.1 Phân loại cây dứa
Theo Ƣng Định (1977), cây dứa đƣợc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1493 khi
Chirstophe Colomb vừa đổ bộ xuống quần đảo mà ông phát hiện.
Theo Đƣờng Hồng Dật (2003), cây dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chủ yếu ở

miền Nam Braxin, miền Bắc Achentina và Paragoay.
Dứa thuộc họ Bromeliaceae, chi Ananas. Các giống dứa đang đƣợc trồng trọt
hiện nay thuộc loài Ananas comosus (Linn.) Merr. Loài này đƣợc chia thành 7 nhóm
trong đó có 3 nhóm chính là: nhóm dứa Cayenne, nhóm dứa Queen (còn gọi là dứa
hoàng hậu), và nhóm dứa Spanish (Còn gọi là dứa Tây Ban Nha).
 Nhóm dứa Cayenne: Lá dài, phần lớn không có gai, một số ít có gai ở đầu chóp
lá, phiến lá dày, lòng phiến lá sâu. Hoa có màu xanh nhạt hơi đỏ. Quả có hình trụ, mắt
rất nông. Quả có vỏ mỏng rất dễ thối khi vận chuyển đi xa.
 Nhóm dứa Queen: Lá hẹp cứng, có nhiều gai ở mép lá. Mặt trong của lá có 3
đƣờng vân trắng hình răng cƣa chạy song song dọc theo phiến lá. Quả có nhiều mắt,
mắt nhỏ và lồi, cứng vì vậy tƣơng đối dễ vận chuyển. Thịt quả vàng, ít nƣớc vị thơm
hấp dẫn thích hợp để ăn tƣơi.
 Nhóm dứa Spanish: Lá mềm dài, mép lá cong hơi ngả về phía lƣng. Thịt quả có
màu vàng trắng không đều, mắt sâu, vị hơi chua, chồi cuống nhiều (Đƣờng Hồng Dật,
2003).
 Giá trị của cây dứa:
 Thành phần dinh dƣỡng trong quả dứa


4

Bảng 2.1: Các thành phần dinh dƣỡng có trong quả dứa
Chất dinh dƣỡng

Đơn vị tính

Hàm lƣợng

Đƣờng


%

8 – 12 – 16

Glucoza fructoza

%

34

Saccaro

%

66

Khoáng (Ca, K, Mg…)

%

0,4 – 0,6

Axit

%

0,6

Axit xitic


%

87

Vitamin C

mg

24 – 28
Nguồn: Phạm Văn Duệ, 2005.

 Các công dụng khác của cây dứa:
Trong nƣớc dứa còn có chứa men Bromelin có tác dụng phân hủy protein làm
kích thích tiêu hóa. Trong quả dứa có 60 % ăn đƣợc.
Dứa đƣợc trồng chủ yếu để lấy quả. Quả dứa chủ yếu để chế biến thành sản
phẩm đóng hộp: dứa cắt khoanh đóng hộp, nƣớc dứa hộp, hay các sản phẩm khác nhƣ
làm siro, rƣợu, nƣớc giả khát hay dùng để trích axit citric, men bromeline… Ngoài ra
việc xuất khẩu dứa tƣơi cũng khá quan trọng.
- Các phụ phẩm khác của quả dứa cũng đƣợc sử dụng:
 Chế biến thức ăn gia súc: Sau khi đƣợc ép lấy nƣớc, bã quả dứa đƣợc dùng để
chế biến thức ăn gia súc. Thân cây dứa có chứa tinh bột cũng là một nguồn thức ăn tốt
cho gia súc.
 Bromelin (Proteaz dứa) lấy đƣợc từ thân cây dứa và nƣớc cốt quả dứa đông lạnh.
Bromelin là những enzim có tác dụng phân hủy protein, thƣờng đƣợc dùng trong chế
biến rƣợu bia và làm mềm thịt.


5

 Bột giấy: thân và lá dứa có thể đƣợc dùng làm bột giấy rất tốt.

 Phân hữu cơ: Xác bã dứa sau khi chế biến đƣợc ủ khoảng một năm có chứa 1,27
% N, 0,09 % P2O5 và 0,18 % K2O là một nguồn cung cấp phân hữu cơ tốt. Ngoài ra
sau một vụ mùa có thể cày bừa để nghiền nát thân, lá dứa, trộn thêm vôi và chôn vào
đất để cung cấp chất hữu cơ cho đất (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005).
2.1.2 Tình hình sản xuất dứa
2.1.2.1 Trên thế giới
Bảng 2.2: Diện tích và sản lƣợng dứa của một số nƣớc năm 2008
Nƣớc

Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

Mexico

16.377

685.805

Malaysia

10.900

319.130

Thái Lan

93.116

2.278.566


Brazil

62.142

2.491.974

Philippine

58.251

2.209.336

Nigeria

117.500

900.000

Việt Nam

36.200

470.000

Ấn Độ

81.900

1.305.800


Trung Quốc

70.613

1.402.060

Costa Rica

33.488

1.624.568
Nguồn FAOSTAT, 2008.

Khoảng thời gian 1980-1991 sản lƣợng dứa toàn thế giới tăng không đáng kể,
châu Á chiếm 60 % sản lƣợng. Năm 1994 sản lƣợng dứa toàn thế giới là 11.947 triệu
tấn (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
Năm 2011, trên thế giới có 920.536 ha trồng dứa với sản lƣợng đạt 21.582.237
tấn. Trong đó châu Á là nơi có diện tích trồng dứa lớn nhất 406.100 ha, tiếp đến là
châu Phi 279.482 ha, diện tích thấp nhất là ở châu Âu 258 ha. Sản lƣợng dứa nhiều
nhất ở châu Á 3.880.755 tấn, tiếp đến là châu Mỹ 7.989.145 tấn (FAO, 2011).


6

2.1.2.2 Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 1992 tỉnh có diện tích trồng dứa lớn là Kiên Giang
12.006 ha, Minh Hải 4.704 ha (là Bạc Liêu và Cà Mau ngày nay), Tiền Giang 3.889
ha. Năng suất bình quân cả nƣớc mới chỉ đạt 13,7 tấn/ha, miền Bắc 10,5 tấn/ha, các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 15,2 tấn/ha. Năm 1990, có 12 nhà máy chế biến đồ

hộp với tổng công suất 45.000 tấn/năm.
Về sản lƣợng dứa: Năm 1993 cả nƣớc là 260.509 tấn (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh
Hải, 2002).
Năm 2011, diện tích trồng dứa trong cả nƣớc là 38.854 ha, đạt sản lƣợng
533.384 tấn (FAO, 2011).
Theo Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Việt Nam thì diện tích trồng dứa ở tỉnh Tiền
Giang năm 2005 đã đạt trên 8.600 ha, có 8/13 xã, thị trấn trồng đƣợc dứa, diện tích tập
trung ở các xã nhƣ Mỹ Phƣớc, Thạnh Mỹ, Tân Hoà Tây, Phƣớc Lập 1, Phƣớc Lập 2.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phƣớc, hiện huyện
có chủ trƣơng chuyển 2.035 ha tràm kém hiệu quả tại các xã: Thạnh Tân, Thạnh Mỹ,
Tân Hòa Đông sang trồng dứa nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Sau khi dự án
hoàn thành, diện tích trồng dứa toàn vùng sẽ đạt 15.000 ha, với sản lƣợng trái dứa
cung ứng cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 200.000 tấn.
 Các giống dứa phổ biến ở Việt Nam:
- Giống dứa Queen
Giống dứa hoa Phú Thọ: Còn gọi là giống Queen cổ điển. Giống này đƣợc nhập
nội vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, đƣợc trồng rải rác ở các tỉnh miền Bắc và
miền Trung
Giống dứa Na Hoa (hoa Bali): Là giống dứa mắt nhỏ, lồi. Khi chín vỏ quả và thịt
quả đều có màu vàng. Giống này đƣợc trồng phổ biến ở các vùng trồng tập trung, hệ
số nhân giống tƣơng đối cao.


7

Giống dứa Bến Lức và dứa Kiên Giang (dân địa phƣơng gọi là “khóm”): Trong
điều kiện khí hậu miền Nam cây dứa sinh trƣởng mạnh, quả có kích thƣớc lớn hơn so
với trồng ở miền Bắc.
- Giống dứa Cayenne:
Giống dứa Cayenne Chân Mộng: đa số lá không có gai (trừ một vài gai ở đầu

mút lá), lá dày, lòng máng sâu, có nhiều phấn ở mặt dƣới nhất là ở phía gốc. Giống
này đƣợc du nhập vào nƣớc ta đầu những năm 40 ở một số tỉnh miền Bắc chủ yếu
trong những đồn điền do ngƣời Pháp quản lý (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
 Rễ: rễ dứa bao gồm rễ cái, rễ nhánh mọc từ phôi và rễ bất định mọc ra từ các
mầm rễ. Các mầm này đƣợc phân bố trên các đốt của chồi dứa. Rễ dứa thuộc loại ăn
nông.
Do dứa đƣợc nhân giống từ chồi nên phần lớn rễ là rễ bất định mọc ra từ các
mầm rễ của chồi. Rễ dứa nhỏ và phân nhánh nhiều, thƣờng tập trung ở tầng đất mặt
10 – 26 cm, ở các loại đất có tầng canh tác dày rễ dứa có thể ăn sâu đến 0,9 m. Rễ dứa
thuộc loại háo khí, ƣa đất xốp và thoáng.
Độ pH thích hợp nhất cho dứa phát triển là 4,0 – 4,5, giới hạn chịu đựng của rễ
dứa là pH = 3,5 – 6,0.
Ẩm độ đất 10 - 20 % rất thích hợp cho sự phát triển của bộ rễ dứa. Rễ dứa bị
chết khi bị ngâm nƣớc quá 24 giờ. Hạn có ảnh hƣởng rõ rệt đến sự phát triển của rễ
dứa.
Nhiệt độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ dứa. Trong phạm vi
12 - 30oC, nhiệt độ càng tăng, bộ rễ phát triển càng mạnh. Giới hạn chịu đựng của rễ
dứa là 5 - 43oC.
 Thân: Thân dứa có hai phần: Một phần ở trên mặt đất và một phần ở dƣới mặt
đất. Phần trên mặt đất thƣờng bị các lá vây kín nên khó thấy. Phần trên mặt đất


8

thƣờng thẳng, phần dƣới mặt đất thẳng hay cong tùy theo loại chồi đem trồng. Thân
trên có đốt, mỗi đốt của thân thƣờng có mầm ngủ. Khi cây đã phát triển đến một mức
độ nhất định, có thể dùng các mầm ngủ trên thân để nhân giống.
Thân cây dứa trƣởng thành cao 20 - 30 cm, đƣờng kính 3 - 7 cm. Phần ngọn to
hơn phần gốc. Ở trung tâm thân là một mô rỗng, mềm, chứa nhiều tinh bột. Phía ngoài

là một lớp mô bào có rất nhiều bó mạch dẫn chứa xenlulôza. Ngoài cùng là một lớp
biểu bì. Ở điều kiện nhiệt độ từ 25oC trở lên, thân mọc khỏe.
 Lá: Lá dứa mọc trên thân theo hình xoắn ốc bao quanh thân. Kiểu xếp lá thƣờng
thấy là 5/12 – 5/13 (phải qua 5 đƣờng xoắn ốc trên thân mới gặp lại hai lá cùng nằm
trên một đƣờng thẳng, trong khoảng đó đếm đƣợc 12 - 13 lá) (Chu Thị Thơm và Phan
Thị Lài, 2005).
Hình dạng lá: Phiến lá dày, bề ngang hẹp và dài, bên ngoài có lớp phấn trắng
hoặc một lớp sáp có tác dụng giảm độ bốc hơi nƣớc cho lá. Gai lá thay đổi tùy theo
giống. Lá không có cuống, hình máng xối, đáy lá hợp với thân thành một vũng chứa
nƣớc, có thể chứa đƣợc 50 - 100 ml giúp cây nhận đƣợc nƣớc hữu hiệu chống đƣợc
khô hạn. Có thể lợi dụng các đặc điểm này của lá dứa để tƣới nƣớc, phun thuốc hay
bón phân cho dứa (Nguyễn Văn Kế, 2008).
Một cây trƣởng thành có 60 - 70 lá. Số lƣợng lá thay đổi tùy theo giống. Diện
tích lá ảnh hƣởng lớn đến năng suất quả. Diện tích lá lớn thì quả to, khối lƣợng quả
cao, ngƣợc lại lá bé thì quả nhỏ. Nhiệt độ có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của lá.
Ở vùng nhiệt đới, có độ cao so với mặt nƣớc biển thấp cây dứa phát triển khỏe, lá dài
và cứng, quả to, mắt quả bằng và nông, thịt quả đậm, độ trong tốt, hàm lƣợng đƣờng
cao, độ axit thấp (Đƣờng Hồng Dật,2003).
Dựa vào hình thái và vị trí mọc của lá mà ngƣời ta chia lá dứa làm 2 nhóm:
- Nhóm chỉ có ở chồi dứa lúc mới trồng: Nhóm lá A, B (lá A ngắn, gốc loe; lá B
có chỗ thắt lại trên bản lá


9

- Nhóm có ở cây trƣởng thành: C, D, E, F (lúc này lá thƣờng thì A và B đã bị hoại
đi). Các lá C, D mọc từ gốc lên đến chỗ rộng nhất của thân. Đặc điểm chung là có gốc
lá phình to ra. Trong nhóm này cần phải chú ý đến lá D, thƣờng là lá dài nhất, hợp với
thân một góc 45o, mọc ở chỗ lớn nhất của thân, có cạnh bên gần vuông góc với cạnh
đáy. Lá D nói lên tình trạng sinh lý của cây nên ngƣời ta thƣờng lấy lá D để đánh giá

tình trạng sinh trƣởng của cây dứa. Nhón lá E, F thƣờng mọc từ vai thân trở lên, có
gốc lá nhọn và phần không có diệp lục tố dài khoảng ½ chiều dài lá (Nguyễn Văn Kế,
2008).
 Hoa: Gồm có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị xếp thành hai vòng, 1 nhụy có 3 tâm bì
và bầu hạ.
Cánh hoa màu xanh, đỏ tía, gốc màu trắng nhạt, trên mặt cánh hoa có nhiều vảy.
Hoa có dạng hình ống dài, hơi loe ở cuối đầu, ở giữa lồi lên 3 núm nhụy có màu tím
mờ của vòi nhụy. Ở nhiệt độ không khí 13oC hoa không nở, từ 16oC trở lên hoa mới
bắt đầu nở. Trong một năm dứa có thể ra hoa nhiều vụ. Ở các tỉnh phía Bắc dứa ra hoa
vào tháng 2 - 3 là chính.
 Quả: Quả dứa là loại quả kép do 100 - 150 quả hợp lại mà thành. Hình dáng
quả kép và mắt quả (hay các quả đơn) tùy thuộc vào giống. Thịt quả dứa chính là trụ
của chùm hoa và lá bắc phát triển thành. Khi hoa tàn thì quả bắt đầu phát triển. Quả
dứa to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, loại chồi đem trồng, sức sinh trƣởng của cây, kỹ
thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu thời tiết. Nhiệt độ thích hợp cho quả chín là 25oC.
Nhiệt độ quá cao làm cho độ chua trong quả tăng lên.
 Hạt: Dứa thƣờng không có hạt khi để thụ phấn tự do. Với mục đích tạo ra các
giống dứa mới, ngƣời ta có thể tiến hành thụ phấn nhân tạo để tạo ra hạt. Hạt dứa rất
bé, có màu tím đen, hình trứng, tròn, dài 3 mm. Mỗi quả con chỉ có vài hạt, hạt dứa
nảy mầm rất yếu.
2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
 Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24 - 27oC thích hợp nhất cho dứa
sinh trƣởng. Dứa rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Nếu quả chín vào thời kỳ lạnh và ẩm,


10

độ chiếu sáng yếu thì quả thƣờng bé, không cân đối, ăn rất chua, hàm lƣợng đƣờng
thấp và nhiều trƣờng hợp xuất hiện các vết nâu trong ruột quả. Nhiệt độ cao từ 38oC
trở lên, thƣờng xảy ra hiện tƣợng lớp biểu bì và một bộ phận dƣới biểu bì của quả bị

“cháy” gây ra triệu chứng nám quả. Hiện tƣợng này hay xảy ra với nhóm dứa
Cayenne.
 Nƣớc: Lƣợng mƣa hàng năm và sự phân bố mƣa qua các tháng có ý nghĩa rất lớn
đối với sinh trƣởng, phát triển và năng suất của cây dứa. Đối với những vùng có chế
độ nhiệt thuận lợi cho cây dứa thì chế độ mƣa trở thành yếu tố quyết định cho sự phát
triển của cây dứa.
Lƣợng mƣa hàng năm thích hợp cho cây dứa là 1000 - 1500 mm. Ở những nơi có
lƣợng mƣa thấp, dứa cũng có thể phát triển đƣợc nếu có ẩm độ không khí cao, tƣới
giữ ẩm thƣờng xuyên hoặc cần phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt nhƣ dùng nilon
che phủ, dùng các loại cây phủ đất…
 Độ ẩm không khí: Ba yếu tố độ ẩm không khí, sự bốc thoát hơi nƣớc, gió có liên
quan mật thiết với nhau và có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của cây dứa. Ở
nững vùng khô hạn vào mùa có gió tây, cần áp dụng những biện pháp tăng độ ẩm
không khí nhƣ trồng xen với các loại cây phân xanh, cây họ đậu. Ở những vùng có gió
mạnh cần trồng những hàng cây chắn gió xung quanh vƣờn dứa và giữa các lô.
 Ánh sáng: Dứa là loại cây thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ.
Lƣợng chiếu sáng thích hợp làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, nâng cao hƣơng
vị của dứa. Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ, khả năng ra quả thấp.
 Đất đai: Dứa có bộ rễ phát triển yếu, 90 % số lƣợng rễ tập trung ở lớp đất mặt
trong khoảng 0 - 30 cm và cách gốc 40 cm. Do đó để dứa phát triển tốt cần có đất tơi
xốp, thoáng khí, có kết cấu hạt, không có nƣớc đọng. Đặc tính vật lý của đất rất quan
trọng đối với dứa. Các giống dứa khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với độ pH của
đất. Giống Cayenne trơn yêu cầu pH = 5,6 – 6,0 và có thể chịu đƣợc pH = 7,5. Giống
dứa Tây (nhóm dứa Queen) có thể sinh trƣởng tốt trên đất phèn có độ pH ≤ 4,0. Giống
dứa ta thuộc nhóm Spanish đỏ yêu cầu pH = 4,5 – 5,0 (Đƣờng Hồng Dật, 2003).


11

2.2 Kỹ thuật trồng dứa

2.2.1 Chuẩn bị đất trồng dứa
Ở những vùng đất tƣơng đối bằng phẳng hoặc có độ dốc tƣơng đối nhỏ, ngƣời ta
thƣờng cày bừa trên toàn bộ diện tích. Thƣờng cày một lần, bừa một lần, sau đó chia
lô và tiến hành trồng dứa.
2.2.2 Vật liệu làm giống
 Vật liệu làm giống: Có thể nhân giống dứa bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô hay
bằng chồi dứa. Ở các nƣớc phát triển, dứa đƣợc nhân giống chủ yếu bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô. Phƣơng pháp này cây giống đƣợc tạo ra có độ đồng đều cao, ít
nhiễm bệnh ban đầu, có thể sản xuất hàng loạt.
Hiện nay dứa chủ yếu đƣợc nhân giống bằng chồi dứa. Chồi dứa là những loại
mầm phát triển trên cây dứa sau một thời gian phát triển, có thể tách khỏi cây mẹ đem
trồng và phát triển thành một cây dứa mới. Theo Đƣờng Hồng Dật (2003) có 3 loại
chồi dứa:
- Chồi ngọn nằm trên đỉnh quả dứa có rất nhiều lá. Chồi ngọn có ƣu điểm là khỏe,
ra quả to. Nhƣng nhƣợc điểm là thời gian từ khi trồng đến lúc ra quả tƣơng đối dài,
chồi dễ bị thối khi vận chuyển do chồi to và có nhiều lá non.
- Chồi cuống: Phát sinh từ cuống quả dứa, ngay dƣới chân quả. Loại chồi này
thƣờng yếu, kích thƣớc nhỏ. Muốn làm giống phải qua giai đoạn giâm và chăm sóc
trong vƣờn ƣơm.
- Chồi nách (còn gọi là chồi thân): phát sinh ra từ nách lá. Chồi nách có ƣu điểm là
sinh trƣởng khỏe, sớm ra hoa kết quả.
Ngoài ra còn có chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất): mọc ra từ phần thân dƣới mặt đất
hoặc nơi cổ rễ. Chồi có lá dài, hẹp, mọc yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng. Trồng
lâu thu hoạch khoảng 18 - 20 tháng.
 Tiêu chuẩn chọn giống dứa:


12

- Loài dứa phải có sức sống cao.

- Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch phải ngắn ngày.
- Sức kháng bệnh (nhất là bệnh Wilt) tốt.
- Lá ít gai (dứa Queen), không gai (dứa cayenne), lá ngắn và rộng.
- Quả hình trụ, mắt dẹp, màu quả đẹp.
- Cuống quả ngắn, chắc, ít lá.
- Thịt chắc, màu đẹp, không xơ, hàm lƣợng chất khô cao, hàm lƣợng acid trung
bình và hàm lƣợng Vitamin C cao.
- Hình thành chồi cuống, chồi thân sớm nhƣng ít (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài,
2005).
2.2.4 Thời vụ trồng dứa
Các vùng trồng dứa phía nam từ miền Đông Nam Bộ đến đồng bằng sông Cửu
Long, có thể trồng dứa quanh năm. Điều kiện cần có là cung cấp đƣợc nƣớc, đảm bảo
độ ẩm trong thời kỳ cây con, khi cây chƣa ra quả. Ở các tỉnh miền Bắc, do có mùa
đông lạnh, nhiệt độ và ẩm độ không khí vào thời kỳ này thấp nên việc trồng dứa
thƣờng đƣợc tiến hành vào hai thời vụ chủ yếu: vụ xuân (tập trung vào các tháng 3, 4)
và vụ thu (tập trung vào các tháng 8, 9) (Đƣờng Hồng Dật, 2003).
2.2.3 Mật độ trồng dứa
Mật độ trồng dứa phụ thuộc vào địa hình, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu thời
tiết, đặc tính sinh học của giống, điều kiện thâm canh chăm sóc. Cây con trên hàng
kép có thể bố trí theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, mỗi cạnh là 30 - 35 cm, hàng
cách hàng 80 cm. Có thể trồng theo hình nanh sấu khoảng cách là 35 cm.
Ở miền Bắc Việt Nam với giống dứa hoa Phú Thọ hoặc Na Hoa thuộc nhóm dứa
Queen, mật độ phổ biến là 50.000 – 55.000 cây/ha (cây cách cây 30 - 40 cm, trên hàng
kép, hàng cách hàng khoảng 80 cm) (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002).


13

2.2.5 Chăm sóc
 Bón phân: Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đến

năng suất của cây dứa. Mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lƣợng sinh
khối lớn, bộ rễ nhiều và hoạt động mạnh, vì vậy dứa hút nhiều chất dinh dƣỡng từ đất.
Trong chu kỳ sinh trƣởng của cây dứa, thời gian đầu (từ khi trồng đến 6 tháng
sau đó) nhu cầu dinh dƣỡng của cây chỉ khoảng 7 % so với tổng lƣợng dinh dƣỡng mà
cây cần trong suốt chu kỳ sinh trƣởng. Chỉ sau khi cây đã mọc tốt, dứa mới hút nhiều
thức ăn để nuôi cây, trong đó điều đáng chú ý là việc dứa hút kali nhiều gấp 4 - 5 lần
đạm (Đƣờng Hồng Dật, 2003).
 Cách bón phân
 Bón rãnh: Rạch hai bên hàng dứa bón phân vào đƣờng rạch rồi lấp đất lại kết
hợp với vun hàng cho dứa.
 Bón hốc: Đào hốc sâu 5 - 10 cm, ở giữa 2 hàng dứa trong một hàng kép. Bón
phân vào hốc rồi lấp đất.
 Bón bằng thìa chủ yếu áp dụng cho các thí nghiệm đồng ruộng. Dùng thìa xúc đổ
vào gốc dứa, sau khi bón tƣới nƣớc cho cây, ở các trƣờng hợp không có điều kiện tƣới
nên bón sau các trận mƣa.
 Thời kỳ bón phân
 Bón lót trƣớc khi trồng đối với vụ đầu tiên và bón lót ngay sau khi thu hoạch đối
với các vụ sau. Phân dùng để bón lót chủ yếu là phân lân (100 % lƣợng lân). Nơi có
điều kiện có thể bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân rác ủ kỹ với lƣợng 10 15 tấn/ha tùy thuộc vào khả năng và điều kiện ở từng nơi.
 Bón thúc cho dứa tiến hành theo theo 3 đợt: Đợt 1 sau khi trồng 3 - 4 tháng giúp
cho cây hồi xanh nhanh; Đợt 2 sau khi trồng 6 - 7 tháng giúp tăng nhanh tốc độ ra lá
cũng nhƣ làm xòe rộng tán; Đợt 3 sau khi trồng 9 – 10 tháng kích thích sự phân hóa
hoa tự, tạo điều kiện cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh.


×