Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA BỆNH CHẾT XANH CÂY QUÝT HỒNG Ở LAI VUNG – ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 125 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN VÀ ĐẶC
TÍNH SINH HỌC CỦA BỆNH CHẾT XANH CÂY QUÝT
HỒNG Ở LAI VUNG – ĐỒNG THÁP

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2009 - 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN: DƯƠNG THANH CHÂU

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2013


i

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN VÀ ĐẶC TÍNH SINH
HỌC CỦA BỆNH CHẾT XANH CÂY QUÝT HỒNG
Ở LAI VUNG – ĐỒNG THÁP

Tác giả:
DƯƠNG THANH CHÂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật



Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỂN VĂN HOÀ
ThS. TRẦN VĂN LỢT


ii

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2013


ii

LỜI CẢM TẠ
– Con xin thành kính khắc ghi công ơn nuôi dạy của cha mẹ đã cho con có được
như ngày hôm nay.
– Tôi xin chân thành biết ơn:
+ TS. Nguyễn Văn Hòa, ThS. Trần Văn Lợt và ThS. Đặng Thị Kim Uyên đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành Luận Văn Tốt Nghiệp.
+ Ban giám hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và quý thầy cô trong khoa đã chỉ dạy tôi
trong suốt quá trình học tại trường.
+ Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
Luận Văn Tốt Nghiệp. Các anh chị bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã chỉ dạy tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
+ Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè nói chung và các bạn
cùng thực tập tốt nghiệp tại Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nói riêng đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013


Dương Thanh Châu


iii

TÓM TẮT
DƯƠNG THANH CHÂU, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
tháng 8 năm 2013.
NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA BỆNH CHẾT
XANH CÂY QUÝT HỒNG Ở LAI VUNG – ĐỒNG THÁP.
Giảng viên và cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hòa, ThS. Trần Văn Lợt.
Thời gian thực hiện: từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013
Mục đích nghiên cứu:
-

Tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chết Xanh trên cây quýt, nắm được một số
đặc điểm hình thái học của nấm gây bệnh chết xanh trên cây quýt và tìm ra loại
thuốc phòng trị bệnh với hiệu quả cao ở điều kiện phòng thí nghiệm.

Địa điểm thực hiện:
Thu mẫu bệnh tại huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp và bộ môn Bảo vệ thực
vật, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam.
Nội dung nghiên cứu:
-

Xác định tác nhân gây bệnh.

-


Kiểm chứng tác nhân gây bệnh.

-

Xác định khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh.

-

Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh.

-

Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học và thảo mộc phòng trừ bệnh trong

điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả thu được:
Qua tần số xuất hiện cao khi phân tích mẫu bệnh trong phòng thí nghiệm cộng với kết
quả chủng tác nhân gây bệnh trở lại cây theo quy tắc Koch trong nhà lưới đã đưa đến
kết luận nấm Phytophthora sp. là tác nhân gây bệnh chính.


iv

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 7

-

nghiệm thức tương ứng với 7 mức nhiệt độ với 5 lần lặp lại mỗi lần lặp lại 1 đĩa petri.
Kết quả khảo sát nhiệt độ cho thấy chủng nấm LV1 và LV2 thích hợp ở khoảng nhiệt
độ 150C - 300C, tối thích là 30 0C, nhiệt độ cao hơn nấm rất yếu hoặc không phát triển

được.
- Ảnh hưởng của pH: Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8
nghiệm thức tương ứng với 8 mức pH khác nhau: 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5; 8,0
với 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 đĩa petri. Kết quả cho thấy ở mức pH = 4,5 nấm
phát triển chậm hơn các mức pH còn lại. Ở mức pH = 6,5 đến 7,5 cả 2 nấm LV1 và
LV2 sinh trưởng, phát triển mạnh.
- Qua thí nghiệm thuốc trong phòng đã thấy 3 loại thuốc hóa học có hiệu lực cao
là Ridomil gold, Norshield, Aliette, Agrifos và thuốc thảo mộc Móng tay ( cả 2 nồng
độ 5 % và 7,5 %) hơn hẳn các loại thuốc còn lại trong việc ức chế sự phát triển của
khuẩn lạc của 2 dòng Phytophthora sp..


v

MỤC LỤC
Trang Tựa ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................. 2
1.2.1 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ............................................................................................................ 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4

2.1 Đặc điểm về cây quýt hồng ......................................................................................... 4
2.1.1 Phân loại thực vật học .............................................................................................. 4
2.1.2 Đặc điểm thực vật học.............................................................................................. 4
2.2 Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................................... 5
2.3 Kỹ thuật canh tác ........................................................................................................ 6
2.3.1 Yêu cầu ngoại cảnh .................................................................................................. 6
2.3.2 Thiết kế vườn trồng quýt hồng ................................................................................. 8
2.3.3 Nhân giống cây quýt hồng........................................................................................ 8
2.3.4 Sâu hại: .................................................................................................................... 9
2.3.4.1 Sâu xanh: .............................................................................................................. 9
2.3.4.2 Sâu vẽ bùa ........................................................................................................... 10


vi

2.3.4.3 Bọ xít xanh.......................................................................................................... 10
2.3.5 Bệnh hại................................................................................................................. 12
2.3.5.1 Bệnh vàng lá thối rễ ............................................................................................ 12
2.3.5.2 Bệnh Tristeza ...................................................................................................... 13
2.3.5.3 Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) ...................................................................... 13
2.3.5.4 Bệnh thối gốc chảy mủ ........................................................................................ 13
2.4 Sơ lược về bệnh chết xanh trên quýt hồng ................................................................. 14
2.4.1 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ........................................................................ 14
2.4.2 Triệu chứng............................................................................................................ 14
2.4 Đặc điểm một số loại thuốc dùng thí nghiệm ............................................................ 15
2.4.1 Thuốc hóa học........................................................................................................ 15
2.4.1.2 Agrifos 400 ......................................................................................................... 15
2.4.1.2 Aliette 800WG .................................................................................................... 15
2.4.1.3 Norshield 86,2WG .............................................................................................. 16
2.4.1.4 Ridomil gold 68WG ............................................................................................ 16

2.4.1.5 Danitol 10 EC ..................................................................................................... 17
2.4.1.6 Gekko 20SC ........................................................................................................ 17
2.4.2 Dịch trích thảo mộc................................................................................................ 18
2.4.2.1 Cây Cà Độc Dược ............................................................................................... 18
2.4.2.2Cây Xoan ............................................................................................................. 18
2.4.2.3 Cây Cúc Dại ........................................................................................................ 18
2.4.2.4 Cây Neem (xoan chịu hạn) .................................................................................. 19
2.4.2.5 Cây hoa Móng tay ............................................................................................... 19
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................... 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 22
3.3.1 Thu thập, phân lập tác nhân gây bệnh chết xanh trên cây quýt hồng ở huyện Lai
Vung – tỉnh Đồng Tháp. ................................................................................................. 22
3.3.2 Xác định tác nhân gây bệnh ................................................................................... 23


vii

3.3.2.1 Phân lập tác nhân gây bệnh ................................................................................. 23
3.3.2.2 Thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh ......................................................... 26
3.3.2.3 Thí nghiệm xác định khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác
nhân gây bệnh chết xanh trên cây quýt hồng ở huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp. ........ 27
3.3.2.4 Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm gây bệnh chết xanh trên cây quýt
hồng ở huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp. ..................................................................... 28
3.4 Thí nghiệm xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học, sinh học trong điều kiện
phòng thí nghiệm. ........................................................................................................... 28
3.4.1 Bố trí thí nghiệm thuốc hóa học trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................ 28
Phương pháp thực hiện ................................................................................................... 29
3.4.1.2 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 29

3.4.2 Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thảo mộc đối với nấm gây bệnh chết
xanh trên cây quýt Hồng. ................................................................................................ 30
3.4.2.1 Thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ 5
%. ................................................................................................................................... 30
Phương pháp thực hiện ................................................................................................... 30
3.4.2.2 Thí nghiệm các loại dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở
nồng độ 7.5 %. ................................................................................................................ 31
3.5 Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 32
4.1 Kết quả thu thập và phân lập tác nhân gây bệnh chết xanh trên cây quýt hồng ở
huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp..................................................................................... 32
4.2 Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh. .................................................. 33
4.3 Đăc điểm hình thái nấmPhytophthora palmivora và Phytophthora sp. ..................... 36
4.4 Đặc điểm sinh học của 2 dòng nấm Phytopthora sp. gây bệnh héo xanh trên cây
quýt hồng ........................................................................................................................ 37
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của 2 mẫu nấm phân lập
được. .............................................................................................................................. 38
4.5.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 2 mẫu nấm phân lập được. . 38
4.5.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 2 mẫu phân lập nấm
LV1................................................................................................................................. 38
4.5.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu phân lập nấm LV2. .. 40


viii

4.5.2 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của 2 mẫu phân lập nấm ................. 41
4.5.2.1 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu phân lập nấm LV1. ......... 42
4.5.2.2 Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu phân lập nấm LV2. ......... 43
4.6 Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học và dịch trích thảo
mộc đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu phân lập LV2 trong điều kiện phòng thí

nghiêm............................................................................................................................ 46
4.6.1 Kết quả thí nghiệm trong phòng xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học
phòng trị nấm LV1.......................................................................................................... 46
4.6.2 Kết quả thí nghiệm trong phòng xác định hiệu quả một số loại dịch trích thảo
mộc phòng trị nấm LV1. ................................................................................................. 48
4.6.2.1 Thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ 5
%. ................................................................................................................................... 49
4.6.2.2 Thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ
7,5% ............................................................................................................................... 52
4.7 Kết quả thí nghiệm khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học và dịch trích thảo
mộc đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu phân lập LV2 trong điều kiện phòng thí
nghiêm............................................................................................................................ 56
4.7.1 Khảo sát hiệu lực của 1 số loại thuốc hóa học đối với nấm LV2 trong điều kiện
phòng thí nghiệm. ........................................................................................................... 56
4.7.2 Kết quả thí nghiệm trong phòng xác định hiệu quả một số loại dịch trích thảo
mộc phòng trị nấm LV2. ................................................................................................. 59
4.7.2.1 Thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ 5
%. ................................................................................................................................... 59
4.7.2.2 Thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ
7,5 %. ............................................................................................................................. 62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 65
5.1 Kết luận: ................................................................................................................... 65
5.2 Đề nghị: .................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 67
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 91


ix



x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viện CAQ Miền Nam : Viện Cây ăn quả miền Nam
LLL: lần lập lại
h: giờ
NT: nghiệm thức
PDA
PCA
CMA
ctv: cộng tác viên


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Triệu chứng bệnh thể hiên trên lá ( NT4; ở 50 ngày sau khi chủng) .............. 56
Hình 4.2: Hình nấm Phytopthora palmivora. (Nấm LV1) phân lập được. ..................... 57
Hình 4.3: Hình nấm Phytopthora sp. (Nấm LV2) phân lập được ................................... 57
Hinh 4.4: Sự phát triển của mẫu nấm LV2 ở các mức nhiệt độ khác nhau: (150C, 200C,
250C, 300C, 350C, 400C, 450C)..........................................................................................................62
Hình 4.5: Sự phát triển của mẫu nấm LV1 ở các mức pH khác nhau: (4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5;
7,0; 7,5; 8,0)........................................................................................................................................64
Hình 4.6: Sự phát triển của mẫu nấm LV1 ở các mức Ph khác nhau: (4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5;
7,0; 7,5; 8,0)........................................................................................................................................66
Hình 4.7: Khả năng ức chế của các loại thuốc hóa học đối với nấm LV1 ở 144 giờ sau
khi chủng ....................................................................................................................... 69
Hình 4.8 : Khả năng ức chế của các lọai dịch trích thảo mộc ở nồng độ 5% đối với

nấm LV1 ở 144 giờ sau khi chủng. ................................................................................ 72
Hình 4.9: Khả năng ức chế của các lọai dịch trích thảo mộc ở nồng độ 7,5% đối với
nấm LV1 ở 144 giờ sau khi chủng ................................................................................. 75
Hình 4.10: Hiệu lực các loại thuốc hóa học đối với nấm LV2 ở 144 giờ sau khi chủng .
Hình 4.11 : Hiệu lực các lọai dịch trích thảo mộc ở nồng độ 5% đối với nấm LV2 ở
144 giờ sau khi chủng .................................................................................................... 82
Hình 4.12: Hiệu lực của các lọai dịch trích thảo mộc ở nồng độ 7,5% đối với nấm LV2
ở 144 giờ sau khi chủng ................................................................................................. 85

79


xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Qui ước nghiệm thức cho thí nghiệm thuốc trong phòng ............................... 49
Bảng 3.2: Qui ước nghiệm thức cho thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện
phòng thí nghiệm ........................................................................................................... 51
Bảng 3.3: Qui ước nghiệm thức cho thí nghiệm dịch trích thảo mộc nồng độ 7,5 %
trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................................................. 52
Bảng 4.1: Tần số xuất hiện (%) của các nấm bệnh trong các mẫu theo dõi .................... 53
Bảng 4.2: Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh (ở thời điểm 30 ngày sau
khi chủng)...................................................................................................................... 55
Bảng 4.3: Mô tả một số hình thái của 2 dòng nấm LV1 và LV2 phân lập được ............. 58
Bảng 4.4: Đường kính khuẩn lạc của các mẫu phân lập Phytophthora sp ...................... 58
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu nấm LV1 ............60
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu nấm LV 2 ...........61
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của các mẫu nấm LV1 ............................... 63
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của các mẫu nấm LV2. ......................................65

Bảng 4.9: Đường kính khuẩn lạc nấm LV1 ở thí nghiêm thuốc hóa học trong phòng thí
nghiệm ........................................................................................................................... 67
Bảng 4.10: Hiệu lực thuốc (%) ở thí nghiệm thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm .... 68
Bảng 4.11: Đường kính khuẩn lạc nấm LV1 dịch trích thảo mộc nồng độ 5% ............... 70
Bảng 4.12: Hiệu lực thuốc (%) ở thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................................

71


xiii

Bảng 4.13: Đường kính khuẩn lạc của nấm LV1 dịch trích thảo mộc trong phòng thí
nghiệm ở nồng độ 7,5 % ................................................................................................ 73
Bảng 4.14: Hiệu lực thuốc (%) ở thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................................

74

Bảng 4.15: Đường kính khuẩn lạc nấm LV của thí nghiệm thuốc hóa học trong phòng
thí nghiệm ...................................................................................................................... 78
Bảng 4.16: Hiệu lực thuốc hóa học đối với nấm LV2 trong điều kiện phòng thí nghiệm .

79

Bảng 4.17: Đường khuẩn lạc nấm LV2 thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều kiện
phòng thí nghiệm ở nồng độ 5% .................................................................................... 80
Bảng 4.18: Hiệu lực dịch trích thảo mộc 5 % đối với nấm LV2 trong phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................................


81

Bảng 4.19: Đường kính khuẩn lạc nấm LV2 thí nghiệm dịch trích thảo mộc trong điều
kiện phòng thí nghiệm ở nồng độ 7,5% .......................................................................... 83
Bảng 4.20: Hiệu lực dịch trích thảo mộc 7,5 % đối với nấm LV2 trong phòng thí
nghiệm ...........................................................................................................................
Biểu đồ 1: So sánh đánh giá kết quả hiệu lực dịch trích thảo mộc ở 2 nồng độ 5 % và
7,5 % thời điểm 144 giờ sau khi chủng của mẩu phân lập nấm LV1 .............................. 77
Biểu đồ 2: So sánh đánh giá kết quả hiệu lực dịch trích thảo mộc ở 2 nồng độ 5 % và
7,5 % thời điểm 144 giờ sau khi chủng của mẩu phân lập LV2 ...................................... 85

84


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất thuận lợi cho các loại cây trồng
khác nhau sinh trưởng và phát triển. Trong nhiều loại cây trồng khác nhau ấy thì cây có
múi là một chủng loại cây ăn trái chiếm vị thế quan trọng trên thế giới. Thật vậy, ngoài
vai trò cung cấp một lượng vitamin dồi dào cho sức khỏe con người, cây có múi còn là
loại cây mang lại giá trị kinh tế cao và làm tăng ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những nước bản địa của vùng phát sinh cây có múi với nhiều
giống cây đa dạng và phong phú. Trong đó quýt hồng (Citrus sp. Blanco) là loại cây ăn
quả thuộc nhóm cây có múi được trồng phổ biến ở Lai Vung, Đồng Tháp – nơi đây được
mệnh danh là “vương quốc quýt hồng” với diện tích lớn nhất, sản lượng cũng đứng đầu cả
nước.
Quả quýt là một trong những loại quả cung cấp giàu vitamin C; caroten 350 UI,

vitamin B1. Đặc biệt, quýt còn có đóng góp quan trọng trong y học, chủ yếu là dùng vỏ
quả dùng để làm trần bì, thanh bì. Trong y học cổ truyền, trần bì là một vi thuốc thông
dụng chữa ăn không tiêu, đau bụng nôn mửa, ho tức ngực nhiều đờm. Có thể dùng phối
hợp với các vị thuốc khác. Thanh bì chữa đau gan tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trên cây quýt xuất hiện bệnh chết Xanh thường xuất hiện
vào mùa mưa gây thiệt hại nặng các vườn quýt của bà con ở Lai Vung. Bệnh xuất hiện
trên cây và làm chết cây rất nhanh. Bệnh này rất khó phát hiện, khi cây đã chết cây vẫn
còn xanh, lá cây thì rủ xuống. Nhưng tác nhân gây bệnh chưa được xác định.


2

Để xác định rõ tác nhân gây bệnh này đề tài “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác
nhân và đặc tính sinh học của bệnh chết xanh cây quýt hồng ở lai Vung – Đồng
Tháp” đã được thực hiện. Từ đó tôi có thể tìm ra được phương pháp phòng và trị bệnh
đạt hiệu quả nhằm giữ vững và phát triển cây quýt hồng trên vùng đất Lai Vung.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chết Xanh trên cây quýt.
Nắm được một số đặc điểm hình thái học của vi sinh vật gây bệnh chết xanh trên
cây quýt.
1.2.1 Yêu cầu
Phân lập và định danh được các nấm, hoặc vi khuẩn từ ngoài đồng đưa vào phòng
thí nghiệm.
Nuôi cấy, làm thuần, tăng sinh khối, xác định tác nhân gây bệnh. Kiểm chứng trở
lại tác nhân gây bệnh trong nhà lưới.
Xác định khoảng pH và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây
bệnh qua thí nghiệm trong đĩa petri.
Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học và thảo mộc phòng trừ bệnh trong
điều kiện phòng thí nghiệm.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định tác nhân gây bệnh.
Kiểm chứng tác nhân gây bệnh.
Xác định khoảng pH thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh.
Xác định khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tác nhân gây bệnh.


3

Xác định hiệu quả một số loại thuốc hóa học và thảo mộc phòng trừ bệnh trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2013 đến 07/2013.
Chỉ khảo sát các bệnh tại một số vườn nhiểm bệnh nặng tại huyện Lai Vung – tỉnh
Đồng Tháp.
Do thời gian làm đề tài có hạn nên việc phân lập tác nhân gây bệnh chỉ giới hạn ở
các tác nhân là nấm bệnh và các nghiên cứu sau đó cũng chỉ tiến hành đối với tác nhân
gây bệnh chính.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm về cây quýt hồng
2.1.1 Phân loại thực vật học
Giới: Plantae. Bộ: Sapindales. Họ: Rutaceae. Chi: Citrus. Loài: Citrus reticulata.
Tên

khoa


học: Citrus

reticulata

Blanco.

Tên

tiếng

Anh:Tangerine/Mandarin.

(Vi.wikipedia.org, 2012).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Theo Hoàng Văn Sinh (2012):
Rễ: Quýt hồng thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh rất phát triển. Có nấm (Micorhiza) sống
cộng sinh ở lớp biểu bì hút nước cung cấp cho cây, đồng thời cung cấp muối khoáng và
lượng nhỏ chất hữu cơ. Do đặc điểm này mà rễ thường tập trung gần lớp đất mặt. Thích
hợp với đất có sa cấu sét nhẹ, thoáng khí không bị rã khi gặp mưa. Mỗi năm rễ có 3 lần
sinh trưởng phát triển và có 3 cao điểm. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra
đọt và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ hai giữa đợt đọt hè
và thu nên số lượng rễ phát triển ít. Lần thứ 3 sau khi trái và hạt đã phát dục xong, hàm
lượng chất hoà tan trong dần dần chuyển hoá thành đường, nên rễ ít bị ức chế số lượng rễ
lúc này có tăng nhiều hơn lần thứ hai.
Thân: Thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi, cành phân tán mạnh. Thân và cành có gai
và rụng khi đạt độ tuổi già nhất định. Cành phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài
dến một khoảng nhất định thì dừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng sẽ mọc ra, các
cành thứ cấp này cũng mọc đến một khoảng nhất định thì dừng lại và các mầm bên dưới
đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ. Cành được phân thành các loại như

cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng,cành vượt.


5

Lá: Lá quýt thuộc dạng lá đơn, mọc xen, thắc ở giữa chia lá thành cánh lá và phiến
lá, lá có cuốn lá, gân lá hình lông chim, lá bóng dầy có chứa tinh dầu. Khi già lá co lại.
Hoa: Hoa quýt hồng thuộc dạng hoa chùm, có 6 cánh hoa xếp thành hai vòng, nhị
hợp. Bầu có 6-10 ngăn. Hoa có mùi thơm hấp dẫn côn trùng.
Trái: Trái có hình cầu dẹp ở hai đầu, đỉnh và đáy trái lõm, có từ 6-10 múi, mỗi múi
có từ 0-4 hạt, vỏ có quả màu hồng đặc trưng rất đẹp và không có lớp vỏ trắng xốp. Mặt
ngoài vỏ có lớp sừng chứa nhiều túi tinh dầu. Theo Hoàng Văn Sinh (2012), trái Quýt
Hồng rất to, lõm đít, hơi dẹp chứ không tròn trái như Cam hay Quýt Đường. Lúc chưa
chín màu xanh ăn rất chua, lúc chín màu vàng anh hoặc vàng sậm. Vỏ mỏng hay dầy cũng
tùy theo đất và cách dùng phân. Trái thật chín vị ngọt mặn.
2.2 Giá trị dinh dưỡng
Cây quýt hồng cũng giống những cây có múi khác chiếm vị trí quan trọng trong các
loại cây ăn quả ở các mặt sau:
+ Quýt hồng chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là vitamin C, có hương vị
thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.
+ Cây cho trái sớm và có sản lượng cao, sau khi trồng ba năm có thể cho trái, nếu
cây được chăm sóc kỹ phát triển sớm có thể năm thứ hai đã cho trái đầu.
+ Trái có màu hồng đặc trưng và thường chín vào dịp tết Nguyên Đán nên có giá bán
khá cao.
+ Thành phần hóa học: trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50 % và loại dầu cam
rụng 0,50 %. Thành phần chính trong dầu là d và dl- limonene 78,5 %, d và dl-limonene
2,5 % tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4 %. Còn có một ít citrale, các aldehyd
nonylic vafdecylic và chừng 1 % methyl anthranylat methyl. Dịch của quả chứa đường và
acid amin tự do, acid citric, vitamin C, carotene. Lá cũng chứa 0,5 % tinh dầu. hạt cũng
có tinh dầu.



6

 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần tươi ăn được:
Giá trị năng lượng: 159KJ/100 g
Nước: 89,5g

Phốt pho: 17 mg

Protein: 0,8 g

Sắt: 0,4 mg

Hydrat cacbon: 8,6 g

b-caroten: 1625 mg.

Chất xơ: 0,6 g

Vitamin B1: 0,08 mg.

Tro: 0,5 g

Vitamin PH: 0,2 mg.

Canxi: 35

Vitamin C: 55 mg.


2.3 Kỹ thuật canh tác
2.3.1 Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: Quýt hồng có biên độ nhiệt khá rộng từ 15-320 C, ẩm độ cao > 70 %.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây.
Ánh sáng: Quýt hồng hợp với ánh sáng tán xạ, ánh sáng có cường độ 10.00015.000 lux, tương đương với ánh sáng lúc 8h và 16 - 17 giờ vào những ngày quan mây
mùa hè. Do đó nên bố trí trồng dầy hợp lí nhằm tạo bóng râm cho cây quýt.
Nước: Quýt hồng có khả năng chịu ẩm và chịu hạn tốt. Ẩm độ và nước ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và nhất là
làm cho vỏ dầy, ít thơm, chất lượng kém. Quýt cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa kết
trái nhưng cũng rất sợ ngập úng.
Gió: Quýt hồng vùng Lai Vung chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây nam và
Đông bắc, vì lúc này cây đang mang trái. Chỉ có gió Tây nam mới gây thiệt hại đến năng
suất, gió Đông bắc cộng với nhiêt độ giảm đây là điều kiện thích hợp cho cây quýt hồng
phát triển. Vì thế trái chín vào tháng 11 - 12 âm lịch thường có màu đẹp hơn so với trái
chín nghịch mùa (những tháng còn lại trong năm).


7

Đất đai: Quýt hồng là cây rất kén đất chỉ có vùng Lai Vung là thích hợp, tại đây
đất thông thoáng, thoát nước tốt, hàm lượng hữu cơ cao lớn hơn 3,5 %. Đặc biệt là đất
không bị rã khi trời mưa gây hồ mặt. Đất phải có tầng canh tác cao hơn 80 cm, pH đất từ
5,5 - 6,5 là thích hợp.
Theo Hoàng Văn Sinh (2012), quýt hồng không chịu được đất phèn và nước đọng
gốc; trên vùng đất bùn bồi (loại đất gần sông) trồng Quýt Hồng cây mau suy (vàng lá chết
yểu trước khi có trái hoặc có trái vài ba mùa rồi cũng chết lần).
Các yếu tố dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của quýt hồng gồm thành phần đa lượng và thành phần vi
lượng - thành phần đa lượng gồm có:

+ Đạm (Nitrogen): Đạm là yếu tố có vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất
của trái, thúc đẩy quá trình phát triển cành, lá và đọt mới cho cây. Thiếu đạm, lá mất diệp
lục màu lá chuyển sang vàng, nhánh mang trái nhỏ, lá bị rụng, trái nhỏ, vỏ trái mỏng,
năng suất giảm. Thừa đạm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng trái, trái to vỏ dầy chậm lên
màu. Hai dạng đạm chính được hấp thụ từ đất là: nitrate (NO3-) và amonium (NH4+). Quá
trình hấp thu vận chuyển đạm lên cây bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm nhiệt độ,
đất, rễ, mức sống của cây và mức độ oxy trong đất.
+ Lân (Phosphorus): Lân rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành
lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, cành lá không phát triển được, ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng trái. Trong đất hiện diện ở hai dạng vô cơ và hữu cơ.
+ Kali (Potassium): Kali là phần rất cần thiết cho phẩm chất trái. Cây đủ kali sẽ
cho trái to, ngọt, đặc biệt là vỏ trái có khả năng chịu đựng tốt trong việc vận chuyển cũng
như trong bảo quản.


8

2.3.2 Thiết kế vườn trồng quýt hồng
Theo Hoàng Văn Sinh (2012), vì đặc tính ưa tưới nước nhưng không chịu nước
đọng rễ, nên không để bề mặt vườn quýt hồng rộng như các loại cây ăn trái khác.
Có hai loại hình vườn Quýt Hồng
- Vùng đất không ngập nước, vườn có bề mặt rộng: phải lên liếp thấp. Mỗi liếp
trồng được 2 hay 3 hàng quýt. Hoặc nếu không lên liếp thì đào rãnh nhỏ, sâu để thoát
nước về mùa mưa.
- Vùng đất thấp, ngập về mùa nước lũ và thiếu nước về mùa khô, phải đào mương
lên liếp. Mặt liếp rộng từ 4 – 6 m. Chiều cao đảm bảo nước không ngập. Nếu không đắp
bờ cao được thì xung quanh vườn phải có bờ bao giữ nước về mùa nước ngập.
Trong vườn Quýt Hồng, người ta thường trồng xen thêm vài loại cây ăn trái khác
như chuối, đu đủ v.v…khi quýt còn nhỏ và triệt hạ dần khi quýt được 2 năm tuổi trở lên.
Tuy nhiên, hiện nay có khuynh hướng không trồng xen bất cứ loại cây gì trong vườn để

quýt mau phát triển và tàn lớn.
Quýt Hồng trồng dày hoặc bị rợp thì ít tàn trái chậm chín và không tốt mau nhưng
quýt lại chịu có cây che bóng cao hơn nó. Nên người ta thường trồng tràm hoặc loại cây
ăn trái cao xung quanh bờ bao vườn để vừa che bóng vừa cản gió.
2.3.3 Nhân giống cây quýt hồng
Theo Hoàng văn Sinh,( 2012):
- Nhân giống bằng cây con có 3 cách: gieo hạt, giâm cây con và chiết ngang gốc
cây con. Ưu điểm của trồng bằng cây con là trồng bằng cây con có thân to, tàn lớn, trái
tốt, ít chống chỏi và sống lâu năm. Khuyết điểm là thời gian ươm hột và giâm cây con ít
nhất là 1 năm mới chiết ngang trồng được.
- Nhân giống bằng phương pháp chiết nhánh: chọn cây mẹ không bệnh, trái to, trái
ít nhiễm bệnh và nhất là cây tơ từ 2 – 4 năm tuổi. Nhánh chiết trồng rất mau có trái, khi


9

trồng xuống đất, cây bắt đầu tốt là có thể có trái nhưng phải đợi cây đúng sức (từ 2,5 năm
trở lên nếu tàn lớn là có thể để trái được). Dễ đậu trái hơn cây cao. Trái rất sai nhưng trái
nhỏ, cây thấp, cành lá yếu ớt, nặng việc chống chỏi.
- Nhân giống bằng phương pháp ghép: Có thể ghép bằng phương pháp ghép cửa
sổ, ghép chữ T, ghép mắt.
Yêu cầu của gốc ghép:
+ Có sức sinh trưởng tương đương với cành tháp.
+ Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, đâm chồi nhiều và sinh nhiều rễ phụ.
+ Dễ thích ứng và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết như mưa, nắng, ngập nước
v.v…
2.3.4 Sâu hại:
2.3.4.1 Sâu xanh:
- Tên khoa học: Papilio sp. Thuộc họ Bướm phượng : Papilionidae. Bộ Cánh vẩy:
Lepidoptera.

- Hình thái:
+ Con trưởng thành của loài sâu này là một loại bướm nhìn rất đẹp, có kích thước
rất lớn. Con đực của loài P.polytes mặt trên của cánh có màu đen, có hàng đốm hình bầu
dục màu vàng hoặc trắng, ở gần phần giữa của cánh sau. Con cái có cánh trước màu đen,
rìa cánh có những đốm nhỏ màu đỏ, giữa cánh sau có 4 đốm trắng lớn và một đốm trắng
nhỏ. Bướm của loài P.demoleus có chiều dài khoảng 2,5-3 cm, sải cánh rộng khoảng 9,510 cm, mặt trên cánh có màu đen, với những đốm màu vàng, phần gần cuối của 2 cánh
cách nhau có 2 đốm màu đỏ. Bướm thường hoạt động vào buổi sáng.
+ Bướm cái đẻ trứng rải rác ( thường 1-3 quả) trên mặt lá non, búp lá. Trứng hình
tròn màu trắng đục và khá lớn ( khoảng 1mm). Sau khi nở, sâu non có màu nâu đậm và
nằm rải rác trên lá non, ít di chuyển, gần như bất động.


10

+ Khi sắp vào nhộng, mình sâu cong lại, nhả tơ ở đít để gắn nhộng treo mình vào
mặt dưới của phiến lá hay cành cây một cách chắc chắn.
2.3.4.2 Sâu vẽ bùa
- Tên khoa học: Phyllocnistis citrella
- Hình thái:
+ Bướm rất nhỏ, dài khoảng 2 mm, sải cánh rộng từ 4-5 mm. Toàn thân có màu
vàng nhạt, hơi có ánh bạc. Cánh trước có dạng hình lá liễu, gốc cánh màu xám nhạt, phần
còn lại màu trắng bạc hơi ngả vàng. Từ gốc cánh có hai vân dọc màu đen kéo dài đến giữa
cánh. Khoảng 1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên giống hình chữ Y. Phần đầu cánh có
rìa lông khá dài màu đen. Cánh sau rất hẹp, màu xám đen, hai rìa lông bên ngoài rất dài
màu xám nhạt. Thời gian sống của bướm từ 4-5 ngày. Một bướm cái đẻ từ 40-50 trứng.
+ Trứng hình bầu dục dẹp, rất nhỏ, khoảng 0,2-0,3 mm. Trứng mới đẻ trong suốt,
sắp nở có màu trắng đục hơi ngả vàng. Thời gian ủ trứng từ 2-7 ngày.
+ Sâu mới nở dài khoảng 0,5 mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, đầu
màu nâu. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 4 mm, màu vàng xanh, cơ thể không còn trong suốt.
Mình sâu dẹp, có 13 đốt, hai đầu thon nhỏ, chân ngực và chân bụng đều thoái hóa, đốt

cuối có hình ống dài. Ở giai đoạn chuẩn bị nhộng, cơ thể sâu không còn dẹp mà chuyển
sang dạng hình ống màu trắng ngả vàng đục. Sâu có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 520 ngày tùy điều kiện ngoại cảnh.
+ Nhộng dài từ 2-3 mm, hai đầu thon nhỏ, lúc mới hình thành màu vàng nhạt, sau
chuyển thành màu nâu vàng với một gai rất nhỏ trên đầu. Nhộng phát triển trong thời gian
từ 7 - 15 ngày.
2.3.4.3 Bọ xít xanh
- Tên khoa học: Rhynchocoris humeralis
- Hình thái:


×