Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG EMINA THẢO DƢỢC ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) VÀ CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum sp.) TẠI TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG NĂM 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG EMINA THẢO DƢỢC ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH
HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) VÀ
CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum sp.) TẠI TÂN UYÊN, BÌNH
DƢƠNG NĂM 2013

Ngành: Bảo vệ thực vật
Khóa: 2009-2013
Sinh viên thực hiện: LÊ PHÚ KHÁNH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2013


i

ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG EMINA THẢO DƢỢC ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH
HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CẢI NGỌT (Brassica integrifolia) VÀ
CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum sp.) TẠI TÂN UYÊN, BÌNH
DƢƠNG NĂM 2013

Tác giả
LÊ PHÚ KHÁNH

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ nghành


Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
TS. Phạm Thị Minh Tâm

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2013


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Phạm Thị Minh Tâm, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng nhƣ
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn.
- Các thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô khoa Nông học đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm học qua.
- Các hộ nông dân xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng đã trao đổi
thông tin cũng nhƣ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài.
- Chân thành cám ơn bạn bè, gia đình đã nhiệt tình ủng hộ, động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013
Tác giả
Lê Phú Khánh


iii


TÓM TẮT
LÊ PHÚ KHÁNH, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2013. ẢNH
HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG EMINA THẢO DƢỢC ĐẾN SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CẢI
NGỌT (Brassica integrifolia) VÀ CÂY HÀNH LÁ (Allium fistulosum sp.) TẠI
TÂN UYÊN, BÌNH DƢƠNG NĂM 2013.
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Thị Minh Tâm
Đề tài đƣợc tiến hành tại xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng từ
ngày 10/05/2013 – 10/07/2013. Nhằm tìm hiểu ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo
dƣợc đến sinh trƣởng, năng suất, sâu bệnh hại trên cây hành lá và cây cải ngọt. Đề tài
gồm 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: “Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sinh trƣởng,
phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây cải ngọt” đƣợc bố trí theo kiểu khối đầy
đủ ngẫu nhiên một yếu tố, 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức là liều lƣợng EMINA thảo
dƣợc (0, 20, 30, 40 và 50 ml/8 lít nƣớc).
Thí nghiệm 2: “Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sinh trƣởng,
phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây hành lá” đƣợc bố trí theo kiểu khối đầy
đủ ngẫu nhiên một yếu tố, 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức là liều lƣợng EMINA thảo
dƣợc (0, 20, 30, 40 và 50 ml/8 lít nƣớc).
Kết quả cho thấy: phun EMINA thảo dƣợc liều lƣợng 20 và 50ml/8 lít nƣớc trên
cây cải ngọt cho năng suất cao nhất (23,37 tấn/ha), hiệu quả kinh tế cao nhất ở liều
lƣợng 20ml/8 lít nƣớc (50.145.500đ/ha). Đối với sâu hại thì phun EMINA thảo dƣợc ở
liều lƣợng 50ml/8 lít nƣớc cho mật số bọ nhảy sọc vỏ lạc thấp nhất (0,52 con/cây ở
giai đoạn 15 ngày sau lần phun thứ nhất và 0,43 con/cây ở giai đoạn 30 ngày sau lần
phun thứ nhất). Đối với bệnh hại thì không xuất hiện trong quá trình thí nghiệm.
Phun EMINA thảo dƣợc liều lƣợng 20ml/8 lít nƣớc trên cây hành lá cho năng
suất cao nhất (7,65 tấn/ha), hiệu quả kinh tế cao nhất ở liều lƣợng 20ml/8 lít nƣớc
(53.553.500 đ/ha). Đối với sâu hại thì phun EMINA thảo dƣợc ở liều lƣợng 50ml/8 lít
nƣớc cho tỷ lệ lá hành bị dòi đục lá (6,2% ở giai đoạn 15 ngày sau lần phun thứ nhất
và 6,08% ở giai đoạn 30 ngày sau lần phun thứ nhất), sâu xanh da láng (8,19% ở giai



iv

đoạn 30 ngày sau lần phun thứ nhất) hại thấp nhất. Đối với bệnh hại thì phun EMINA
thảo dƣợc ở liều lƣợng 50ml/8 lít nƣớc cho tỷ lệ bệnh thán thƣ (15,7% ở giai đoạn 15
ngày sau lần phun thứ nhất và 18,77% ở giai đoạn 30 ngày sau lần phun thứ nhất) thấp
nhất, phun EMINA thảo dƣợc ở liều lƣợng 40ml/8 lít nƣớc cho chỉ số bệnh thán thƣ
(2,39% ở giai đoạn 15 ngày sau lần phun thứ nhất) thấp nhất, phun EMINA thảo dƣợc
ở liều lƣợng 50ml/8 lít nƣớc cho chỉ số bệnh thán thƣ (3,31% ở giai đoạn 30 ngày sau
lần phun thứ nhất) thấp nhất. Phun EMINA thảo dƣợc ở liều lƣợng 50ml/8 lít nƣớc cho
tỷ lệ bệnh thối nhũn (0,71% ở giai đoạn 15 ngày sau lần phun thứ nhất và 2,1% ở giai
đoạn 30 ngày sau lần phun thứ nhất) thấp nhất.


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xi
Chƣơng 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................. 2

1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................ 2
Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cây cây cải ngọt và cây hành lá .............................................................. 3
2.1.1 Cây cải ngọt ............................................................................................................. 3
2.1.1.1 Nguồn gốc và phân loại ......................................................................................... 3
2.1.1.2 Đặc điểm sinh học ................................................................................................. 3
2.1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh ............................................................................................... 3
2.1.1.4 Kỹ thuật trồng cây cải ngọt ................................................................................... 4
2.1.2 Cây hành lá .............................................................................................................. 5
2.1.2.1 Nguồn gốc và phân loại ......................................................................................... 5
2.1.2.2 Đặc điểm sinh học ................................................................................................. 5
2.1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh ............................................................................................... 5
2.1.2.4 Kỹ thuật trồng cây hành lá..................................................................................... 5
2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất rau .............................................................................. 7
2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới .......................................................................... 7
2.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam........................................................................... 9


vi

2.3 Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu, sản xuất ứng dụng chế phẩm EM
trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................................. 13
2.3.1. Khái niệm về vi sinh vật hữu hiệu EM .................................................................. 13
2.3.2. Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM ................................... 13
2.3.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới ................ 17
2.3.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ứng dụng chế phẩm EM ở Việt Nam ................ 19
2.3.5. Chế phẩm EMINA ................................................................................................ 21
2.3.5.1. Tác dụng chế phẩm EMINA ............................................................................... 22
2.3.5.2. Một số dạng chế phẩm EMINA .......................................................................... 23

Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 26
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26
3.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết ........................................................................................ 26
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................... 26
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 27
3.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng EMINA thảo dược đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây cải ngọt. .................................................. 27
3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 27
3.4.1.2 Quy trình kỹ thuật ............................................................................................... 30
3.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng EMINA thảo dược đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây hành lá. .................................................. 31
3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 31
3.4.2.2 Quy trình kỹ thuật ............................................................................................... 34
3.5 Hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức thí nghiệm .................................................... 35
3.6 Xử lý số liệu ............................................................................................................. 36
Chƣơng 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 37
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng EMINA thảo dược đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây cải ngọt .......................................................... 37
4.1.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sinh trƣởng, năng suất cây cải
ngọt ................................................................................................................................ 37
4.1.1.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao cây cải ngọt ........... 37
4.1.1.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến số lá cây cải ngọt................... 39


vii

4.1.1.3 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến năng suất cây cải ngọt ........... 40
4.1.1.4 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 41
4.1.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sâu bệnh hại cây cải ngọt ......... 41
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của liều lượng EMINA thảo dược đến sinh trưởng, phát

triển, năng suất và sâu bệnh hại trên cây hành lá. .......................................................... 43
4.2.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sinh trƣởng, năng suất cây
hành lá ............................................................................................................................ 43
4.2.1.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao bụi hành ................ 43
4.2.1.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến số lá cây hành ....................... 45
4.2.1.3 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến số nhánh và tốc độ ra nhánh
cây hành lá...................................................................................................................... 47
4.2.1.4 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến năng suất cây hành ................ 48
4.2.1.5 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 49
4.2.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sâu, bệnh hại cây hành ............. 49
4.2.2.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến sâu hại cây hành .................... 49
4.2.2.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến bệnh hại cây hành ................. 54
Chƣơng 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 58
5.1.1 Trên cây cải ngọt.................................................................................................... 58
5.1.2 Trên cây hành lá..................................................................................................... 58
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 62


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Trang
Đồ thị 1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2007 ................................................... 9
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau trên thế giới (1997 – 2001) ....................... 8
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại rau phân theo vùng .......................... 11
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 – 2004 (triệu USD) ......................... 12

Bảng 2.4: Bình quân sản lƣợng rau/đầu ngƣời (kg/ngƣời/năm) ..................................... 13
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm ................................................ 26
Bảng 3.2: Quy trình kỹ thuật cây cải ngọt ..................................................................... 30
Bảng 3.3: Bảng phân cấp bệnh ...................................................................................... 30
Bảng 3.4: Quy trình kỹ thuật cây hành lá ……………. .................................................. 34
Bảng 3.5: Bảng phân cấp bệnh ...................................................................................... 34
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao cây (cm/cây).... 37
Bảng 4.2: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tốc độ tăng trƣởng chiều
cao cây (cm/cây/đợt) ...................................................................................................... 38
Bảng 4.3: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến khả năng ra lá (lá/cây) ..... 39
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tốc độ ra lá (lá/cây/đợt) ... 39
Bảng 4.5: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến các yếu tố cấu thành
năng suất........................................................................................................................ 40
Bảng 4.6: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở các nghiệm thức ............ 41
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến mật độ bọ nhảy sọc vỏ
lạc (Phyllotreta striolata F.) (con/cây) ........................................................................... 42
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao bụi (cm/bụi) .... 43
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tốc độ tăng trƣởng chiều
cao bụi hành (cm/bụi/đợt) .............................................................................................. 44
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến khả năng ra lá (lá/bụi) ... 45
Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tốc độ ra lá (lá/bụi/đợt).. 46
Bảng 4.12: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến số nhánh (nhánh/bụi) .... 47


ix

Bảng 4.13: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tốc độ ra nhánh
(nhánh/bụi/đợt) .............................................................................................................. 47
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến năng suất cây hành ........ 48
Bảng 4.15: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở các nghiệm thức .......... 49

Bảng 4.16: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tỷ lệ lá hành bị dòi đục
lá (Liriomyza sp.) hại (%) .............................................................................................. 49
Bảng 4.17: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tỷ lệ lá hành bị sâu xanh
da láng (Spodoptera exigua H.) hại (%) ......................................................................... 52
Bảng 4.18: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến bệnh thối nhũn (Erwinia
carotovora) cây hành (%) .............................................................................................. 54
Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến tỷ lệ bệnh thán thƣ
(Colletotricum gloeosporioides và Colletotricum sp.) trên cây hành (%)........................ 55
Bảng 4.20: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chỉ số bệnh đốm lá
(Colletotricum gloeosporioides và Colletotricum sp.) trên cây hành (%)........................ 56


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 1 .......................................................................... 28
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm 2 .......................................................................... 32
Hình 4.1: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao cây cải ngọt lúc
thu hoạch ....................................................................................................................... 38
Hình 4.2: Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata F.) ................................................. 41
Hình 4.3: Ảnh hƣởng của liều lƣợng EMINA thảo dƣợc đến chiều cao cây hành lúc
thu hoạch ....................................................................................................................... 44
Hình 4.4: Lá hành bị dòi đục lá (Liriomyza sp.) hại ....................................................... 51
Hình 4.5: Lá hành bị ruồi đục lá (Liriomyza sp.) đẻ trứng ............................................. 51
Hình 4.6: Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua H.) ...................................................... 53
Hình 4.7: Lá hành bị sâu xanh da láng (Spodoptera exigua H.) hại ............................... 53
Hình 4.8: Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora) hại hành ............................................. 55
Hình 4.9: Bệnh thán thƣ (Colletotricum gloeosporioides và Colletotricum sp.) trên cây
hành ............................................................................................................................... 57



xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Chữ viết tắt

Ctv

Cộng tác viên

NT

Nghiệm thức

EM

Effective Microorganisms

ĐC

Đối chứng

EMINA

Effective Microorganisms of Institute of Agrobiology


LLL

Lần lặp lại

FAO

Food Agriculture Organization

IPM

Integrated Pest Management

ICM

Integrated Crop Management

Ha

Hecta

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

USD


United States Dollar

NSG

Ngày sau gieo

NST

Ngày sau trồng

CV%

Hệ số biến động

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

Trung, du MNPB

Trung, du miền núi phía Bắc

NSLP

Ngày sau lần phun


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

GAP

Good Agricultural Practices

EUREP

European Urology Residents Education Programme

APNAN

Asia Pacific Natural Agriculture Network

EMRO

Effective Microorganisms Research Organization


1

Chƣơng 1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp của chúng ta đang trên đà phát triển là nhờ vào các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, và nó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao cung cấp về lƣơng
thực, thực phẩm cho xã hội. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng và bảo vệ môi
trƣờng các nhà khoa học đã đƣa công nghệ sinh học vào sản xuất nông, lâm nghiệp với

mục đích sản xuất lƣơng thực, thực phẩm an toàn, có nghĩa nâng cao chất lƣợng sản
xuất nông nghiệp sạch trở thành các sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh với
các sản phẩm trong khu vực và quốc tế. Trong sản xuất rau màu thói quen của ngƣời
nông dân là dùng phân tƣơi, phân bắc, phân hóa học, thuốc trừ sâu để sản xuất. Và
việc sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt đang làm
cho đất đai bị thoái hoá, môi trƣờng bị ô nhiễm, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và
Nitrat trong sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Những chi
phí cho thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ làm cho giá thành sản phẩm cao mà vẫn
không đảm bảo đƣợc chất lƣợng.
Nhằm hạn chế các vùng sản xuất nêu trên rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc ứng
dụng vào thực tế sản xuất, bƣớc đầu đã xây dựng những vùng sản xuất rau an toàn nhƣ
mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ, phong trào 3 giảm 3 tăng, IPM, ICM... Trong
đó việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong bảo vệ thực vật đƣợc đặc biệt quan tâm.
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microorganisms) do giáo sƣ
Teuro Higa của trƣờng Đại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và
đƣợc ứng dụng từ thập niên 80 tại Nhật và nhiều nƣớc khác trên Thế giới. Đến nay
công nghệ EM đã đƣợc ứng dụng ở hơn 80 nƣớc trên thế giới và đem lại nhiều kết quả
rất khả quan. Năm 1994 – 1995 chế phẩm EM đƣợc du nhập và thử nghiệm có hiệu
quả ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu sâu về thành phần, cơ chế tác động của chế
phẩm EM Viện sinh học Nông nghiệp thuộc trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
phân lập thành công các chủng vi sinh vật có ích trong nƣớc và sản xuất đƣợc chế
phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA.


2

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA là tổng hợp các chủng vi sinh vật có ích
nhƣ vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm mốc, v.v... sống cộng sinh
trong cùng môi trƣờng. Đƣợc sử dụng trong việc cải tạo đất, hạn chế các loại bệnh do
vi khuẩn gây ra, làm phân bón qua lá. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu sử dụng chế

phẩm EMINA trên nhiều cây trồng nhƣ: đậu đũa, rau dền, mùng tơi, khoai tây, cây lạc
đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, chƣa có các kết quả nghiên cứu trên cây hành lá
và cây cải ngọt.
Vì vậy, đề tài: ”Ảnh hƣởng của liều lƣợng chế phẩm EMINA thảo dƣợc đến sinh
trƣởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt (Brassica
integrifolia) và cây hành lá (Allium fistulosum sp.) tại Tân Uyên, Bình Dƣơng năm
2013” đã đƣợc thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng chế phẩm EMINA thảo
dƣợc đến sinh trƣởng, năng suất và sâu bệnh hại trên cây cây cải ngọt và cây hành lá,
nhằm tìm ra liều lƣợng thích hợp nhất cho cây cải ngọt và cây hành lá.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hƣởng của liều lƣợng chế phẩm EMINA thảo dƣợc đến sinh
trƣởng, năng suất.
- Đánh giá ảnh hƣởng của liều lƣợng chế phẩm EMINA thảo dƣợc đến sâu,
bệnh hại.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài đƣợc tiến hành từ ngày 10/5/2013 – 10/7/2013.


3

Chƣơng 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây cây cải ngọt và cây hành lá
2.1.1 Cây cải ngọt
Cải ngọt là rau ngắn ngày có thể trồng quanh năm, không cần vốn nhiều mà tiêu
thụ lại dễ dàng vì thế đƣợc trồng khá phổ biến ở nƣớc ta. Tuy nhiên, cải ngọt lại dễ gây
ngộ độc nhất cho ngƣời tiêu dùng bởi lẽ bị nhiều sâu bệnh hại khó trừ, thời gian sinh

trƣởng ngắn mà phần lớn các thuốc hóa học có thời gian cách ly dài, trong khi thuốc vi
sinh và điều hòa sinh trƣởng kém tác dụng với một số sâu nhƣ bọ nhảy, nông dân
thƣờng tƣới phân đạm nhiều lần để cây sinh trƣởng nhanh. Do đó dƣ lƣợng thuốc trừ
sâu và dƣ lƣợng Nitrat thƣờng cao dẫn đến tình trạng ngộ độc cho ngƣời tiêu dùng.
2.1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
a. Nguồn gốc:
Cải ngọt (Brassica integrifolia) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Việt
Nam cải ngọt đƣợc trồng khắp nơi dùng làm rau ăn.
b. Phân loại:
- Tên khoa học: Brassica integrifolia.
- Thuộc họ cúc: Brassicaceae.
2.1.1.2 Đặc điểm sinh học
Cây thảo, cao tới 50 – 100cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngƣợc
tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân
bên 5 – 6 đôi, cuống dài, tròn. Chùm hoa nhƣ ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 – 5cm, hoa
vàng tƣơi, quả cải dài 4 – 11cm, có mỏ, hạt tròn.
2.1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Cải ngọt có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng ẩm. Trong mùa đông cải
ngọt sinh trƣởng nhanh và cho năng suất cao. Cải ngọt là cây cho khối lƣợng thân lá
lớn, tuy nhiên bộ rễ của cải ngọt nhỏ, ăn nông, cây sinh trƣởng ngắn ngày do đó rất
cần nƣớc và yêu cầu đƣợc giữ ẩm thƣờng xuyên trong suốt quá trình sinh trƣởng. Cải
ngọt yêu cầu đất có độ pH từ 5.5 – 6.5, đất giữ mùn và thoát nƣớc nhanh. Về các
nguyên tố khoáng cải ngọt cần đạm và kali hơn lân.


4

2.1.1.4 Kỹ thuật trồng cây cải ngọt
a. Giống và chuẩn bị cây con
Hiện nay ngoài giống địa phƣơng, mùa khô có thể sử dụng một số giống nhập

của Trung Quốc, Thái Lan và mùa mƣa có thể sử dụng giống TG1. Hạt giống cần
đƣợc xử lý bằng thuốc Appencard Super 50FL với lƣợng dùng 2 – 3cc/1 lít nƣớc trong
15 phút vớt ra để ráo nƣớc, ủ ấm 1 đêm rồi đem gieo, Carbenzim, Hạt Vàng, Bendazol.
Sau gieo rải lớp đất mỏng phủ hạt và rắc thuốc trừ côn trùng hại nhƣ: kiến, bọ
nhảy, sùng,…đồng thời phủ lớp rơm mỏng chống mƣa và giữ ẩm trong mùa khô.
Khi cây con đạt 18 – 19 ngày tuổi đem đi trồng, trƣớc khi nhổ 1 ngày cần tƣới
phân DAP pha loãng 30g/10lít nƣớc.
b. Chuẩn bị đất
Cải ngọt có thể trồng trên nhiều loại đất nhƣng cần thoát nƣớc tốt.
Cần chuẩn bị đất kỹ: phơi ải đất khoảng 8 – 10 ngày. Trƣớc khi lên liếp cần làm đất tơi
xốp, sạch cỏ dại cùng các tàn dƣ thực vật, sau đó bón 5 – 6 kg vôi bột/100 m2 đất. Lên
liếp rộng 80 – 100 cm, nếu mùa khô lên liếp cao 10 – 15 cm, mùa mƣa lên liếp cao 20
cm.
c. Thời vụ
Cải ngọt có thể trồng quanh năm.
d. Mật độ trồng
Để trồng cho 100 m2 nếu gieo trên liếp ƣơm cần 20g hạt giống, nếu gieo trực
tiếp từng hàng rồi tỉa dần cần 40g hạt giống, còn nếu gieo vãi thì cần tới 60g hạt giống.
Trồng khoảng cách 15 x 15cm.
e. Bón phân
 Bón lót:
- Vƣờn ƣơm: lót 5 – 6 kg phân chuồng hoai mục + 100g Super lân/10 m2.
- Ruộng trồng: lót 300 kg phân chuồng hoai mục + 1,5 kg Super lân + 4 kg Kali
clorua /100 m2.
 Bón thúc:
- Vƣờn ƣơm: Rãi vôi hoặc tro bếp ở liếp ƣơm khoảng 1kg/100m2 trừ kiến tha
hạt. Khoảng 1 tuần sau gieo có thể tƣới thúc nhẹ từ 1 – 2 lần bằng nƣớc Urê loãng: 20
– 30g/10lít nƣớc. Cây con 18 – 19 ngày sau gieo có thể nhổ cấy. Trƣớc nhổ cấy cần



5

tƣới ƣớt đất bằng nƣớc DAP: 30g DAP/10 lít nƣớc để cây dễ bén rễ sau trồng. Cấy
từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.
- Ruộng trồng: Xử lý đất trƣớc khi trồng bằng Basudin 10H, Sago super 3G.
Sau trồng 10 ngày là thời kỳ cây phát triển thân lá mạnh cần bón thúc hỗn hợp 5 – 6 kg
bánh dầu cộng 250g phân Kali, rải giữa hàng, xới nhẹ cho thoáng và lấp phân và ngâm
bánh dầu hoặc hạt đậu nành tƣới 2 – 3 lần/vụ.
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh)
2.1.2 Cây hành lá
Ngoài công dụng là một loại rau và gia vị trong việc nấu ăn thì hành còn đƣợc
sử dụng trong việc điều trị các căn bệnh nhƣ: giảm đau đầu, trị ho, bệnh tim mạch...
chính vì thế hành đƣợc trồng khả phổ biến ở nƣớc ta.
2.1.2.1 Nguồn gốc và phân loại
a. Nguồn gốc
Hành (Allium fistulosum sp.) có nguồn gốc từ Đông Á (ôn đới và cận nhiệt đới),
đƣợc trồng rộng rãi khắp nơi làm rau ăn hàng ngày.
b. Phân loại
- Tên khoa học: Allium fistulosum sp.
- Họ hành tỏi: Liliaceae
2.1.2.2 Đặc điểm sinh học
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50 cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ
hơi phồng, rộng 0,7 – 1,5 cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dƣới dài
đến 3 cm, có bẹ lá dài bằng ¼ phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm
hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan
nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang. Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa
hè.
2.1.2.3 Yêu cầu ngoại cảnh
Hành là cây rau gia vị đƣợc xếp vào nhóm rau bốc thoát hơi nƣớc ít và khả
năng hút nƣớc yếu, chịu hạn khá. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây hành sinh trƣởng từ

15 – 200C và ẩm độ không khí 45 – 55%.
2.1.2.4 Kỹ thuật trồng cây hành lá
a. Giống


6

- Sử dụng giống địa phƣơng, có hai loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc
điểm sinh trƣởng tƣơng đƣơng nhau, thời gian sinh trƣởng 42 – 50 ngày.
+ Hành Hƣơng: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất 1 tấn/1.000 m2, dễ
nhiễm bệnh vàng lá.
+ Hành Trâu: lá to, bụi lớn, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m2, thị trƣờng rất ƣa
chuộng.
+ Hành Đá: lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1 – 1,5 tấn/1.000 m2, trồng
phổ biến, thị trƣờng rất ƣa chuộng, thích hợp trồng dày.
- Chọn những bụi hành tƣơng đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trƣởng tốt, không bị
nhiễm sâu bệnh.
- Lƣợng giống: tùy chất lƣợng cây giống, thƣờng cần khoảng 180 – 240 kg
hành giống/1000 m2
- Xử lý giống: để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trƣớc khi
nhổ hành giống 1 – 2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map – permethrins
50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Secure 10EC theo nồng độ khuyến cáo.
b. Chuẩn bị đất
- Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nƣớc, ít chua, pH thích hợp từ 6,0 – 6,5, nếu pH
thấp hơn 5 cần bón thêm vôi và tro bếp.
- Đất trồng hành cần đƣợc phơi ải. Kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy chân đất
và tập quán canh tác. Lên liếp vồng cao 35 – 45 cm, chân liếp rộng 1 m, khoảng cách
giữa hai liếp là 30 cm để thoát nƣớc và đi lại chăm sóc.
- Xử lý đất: tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trƣớc trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000
m2. Rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất mặt.

- Tủ rơm kín mặt liếp ngay trƣớc khi trồng
c. Thời vụ
Hành lá có thể đƣợc trồng quang năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn
vào mùa mƣa. Thời gian sinh trƣởng 45 – 50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng chú ý
sâu xanh da láng, mùa mƣa thì bệnh khô đầu lá.
d. Mật độ trồng
Hàng cách hàng x cây cách cây: 20 x 10 cm
e. Phân bón


7

- Tổng lƣợng phân dùng cho 1.000 m2: phân chuồng hoai 1 – 2 tấn + 30 kg tro
+ 12,5 kg Urea, 28 kg Super lân, 8 kg Kali.
- Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cƣờng sử dụng thêm
các chế phẩm vi lƣợng (muối borat), chất kích thích sinh trƣởng, phân bón lá để tăng
cƣờng dinh dƣỡng cho hành và giảm hiện tƣợng cháy đầu lá. Trong trƣờng hợp hành
sinh trƣởng xấu có thể dùng Super hume để phun lên hành.
 Bón lót: 1 – 2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg Super lân + 5 kg Kali
 Bón thúc:
- Nguyên tắc bón phân thúc: hòa nƣớc, tƣới bằng thùng vòi hoa sen. Tƣới phân
đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tƣới phân 1 lần (khoảng
4 – 5 lần/vụ) tùy theo sinh trƣởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là
10 ngày trƣớc khi thu hoạch.
Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót
phân lân):
+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg Urea
+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl
+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16 – 16 – 8 + 1,5 kg KCl
+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl

+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg Urea
- Phân bón lá và vi lƣợng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ
thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trƣởng (ProGib,…)
dễ dẫn đến hiện tƣợng rã bẹ, cây vóng, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop –
master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3
lƣợng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện tƣợng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.
(Nguồn: ThS. Trần Thị Ba, Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ)
2.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất rau
2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, có khoảng 120 chủng loại rau đƣợc trồng sản xuất ở khắp các lục địa
nhƣng chỉ có 12 chủng loại chủ lực đƣợc trồng trên 80% diện tích rau trên toàn thế


8

giới. Loại rau đƣợc trồng nhiều nhất là cà chua chiếm 3,17 triệu ha, thứ hai là hành
chiếm 2,29 triệu ha và thứ ba là bắp cải có 2,07 triệu ha (năm 1997).
Ở châu Á, loại rau đƣợc trồng nhiều nhất là cà chua, hành, bắp cải, dƣa chuột,
cà tím và đƣợc trồng ít nhất là đậu Hà Lan.
Để đáp ứng nhu cầu rau ngày càng cao của con ngƣời, ngoài việc mở rộng diện
tích, năng suất cũng đẩy sản lƣợng các loại rau tăng không ngừng. Theo số liệu thống
kê năm 2001 của FAO đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau trên thế giới (1997 – 2001)
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)


Sản lƣợng
(triệu tấn)

1997

1998

1999

2000

2001

Thế giới

37,759

39,740

41,558

42,442

43,023

Châu Á

25,003


26,745

28,087

28,883

29,539

Tỷ lệ (%)

66,21

67,30

67,59

68,05

68,66

Thế giới

161,06

158,79

160,65

163,02


162,27

Châu Á

163,47

159,85

160,82

165,22

164,95

Tỷ lệ (%)

101,50

100,67

100,11

101,35

101,65

Thế giới

608.124


631.037

667.633

691.894

698.127

Châu Á

408.716

427.518

451.687

477.210

487.251

Tỷ lệ (%)

67,21

67,75

67,66

68,97


69,79

(Nguồn: FAO – Databases, 2002)
Ghi chú: Tỷ lệ %: tỷ lệ châu Á/Thế giới.
Cùng với số lƣợng, vấn đề chất lƣợng rau quả cũng đang đƣợc ngƣời tiêu dùng trên
toàn thế giới rất quan tâm. Tháng 09/2003, Tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP) đã đề xuất
tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và
trách nhiệm giữa ngƣời sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Sản xuất rau
an toàn (RAT) theo hƣớng GAP có thể đƣợc hiểu là sản phẩm khi đƣa ra thị trƣờng phải
đảm bảo 3 yêu cầu: “An toàn cho môi trƣờng, an toàn cho ngƣời sản xuất và an toàn cho
ngƣời tiêu dùng”.
Dựa trên những quy định của EUREPGAP phiên bản 2 (1/2004), tại Hiệp hội các


9

nƣớc Đông nam Á (ASEAN), các tiêu chuẩn về sản xuất rau đã đƣợc chuẩn hóa ở mức
độ chung nhất cho khu vực và yêu cầu ngƣời nông dân phải tuân thủ, đƣợc gọi là
ASEANGAP. Các tiêu chuẩn này đƣợc đƣa ra phù hợp với các nƣớc thành viên
ASEAN đến năm 2020. Sản phẩm cuối cùng mà khu vực nhằm đến là môi trƣờng, kỹ
thuật canh tác và an toàn cho xã hội.
Đồ thị 1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2007

(Nguồn: FAOSTAT, 2007)
2.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các
cây thuộc họ bầu bí. Song do chịu ảnh hƣởng của một nền nông nghiệp lạc hậu và sự
tự túc trong nhiều thế kỷ qua, cho nên sự phát triển rau xanh ở nƣớc ta kém xa so với
trình độ canh tác của thế giới. Những năm gần đây mặc dù ngành trồng rau có khởi
sắc, nhƣng trên thực tế vẫn chƣa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông

nghiệp.
Theo số liệu thống kê năm 2000 thì diện tích trồng rau cả nƣớc là 445 nghìn ha,
tăng 70% so với năm 1990 (261.090ha). Bình quân mỗi năm tăng 14,8 nghìn ha (mức
tăng 7%/năm) trong đó các tỉnh phía Bắc có 249.200 ha, chiếm 56% diện tích canh tác,
các tỉnh phía Nam 196.000 ha chiếm 44%.


10

Năm 1998 có năng suất cao nhất là 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình
toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Nếu so với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình
quân cả nƣớc trong 10 năm chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ
Chí Minh, Đà Lạt – Lâm Đồng... Là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhƣng cũng
chỉ đạt mức 160 tạ/ha. Năng suất thấp nhất là các tỉnh ở miền trung, chỉ bằng một nửa
năng suất trung bình của cả nƣớc.
Sản lƣợng rau cao nhất là vào năm 2000 đạt 6,007 triệu tấn so với năm 1990
(2,3 triệu tấn) đã tăng 81%. Mức tăng sản lƣợng trung bình hằng năm trong cả 10 năm
qua là xấp xỉ 260 nghìn tấn, vùng trồng rau chính ở nƣớc ta tập trung chủ yếu đƣợc
hình thành từ hai vùng chính:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38 –
40% diện tích và 45 – 50% sản lƣợng. Tại đây, rau đƣợc tập trung phục vụ cho dân cƣ
là chủ yếu với chủng loại rau rất phong phú và đạt chất lƣợng cao.
- Vùng rau luân canh với cây lƣơng thực đƣợc trồng chủ yếu trong vụ đông
xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Đây là
vùng rau hàng hóa lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát huy đƣợc
lợi thế này thì ngành sản xuất rau sẽ có tốc độ phát triển nhảy vọt.
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng rau của cả nƣớc là
614,5 nghìn ha, gấp đôi năm 1994 (297,3 nghìn ha), chiếm khoảng 7% đất nông
nghiệp và 10% đất cây hàng năm. Với năng suất 144,1 tạ/ha (bằng 90% năng suất
trung bình toàn thế giới), sản lƣợng rau cả nƣớc đạt 8,855 triệu tấn/ha, gấp 2,5 lần so

với năm 1994 (3,52 triệu tấn). Nhƣ vậy, trong 10 năm, mức tăng bình quân đạt
13,57%/năm.
Tính đến năm 2005, tổng diện tích rau các loại trên cả nƣớc đạt 635,8 nghìn ha,
sản lƣợng là 9640,3 nghìn tấn; so với năm 1999, diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ
tăng 3,61%/năm), sản lƣợng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng 7,55%/năm).
Trong đó, vùng sản xuất rau lớn nhất là đồng bằng sông Hồng (chiếm 24,9%
diện tích và 29,6 sản lƣợng rau cả nƣớc), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm
25,9% diện tích và 28,3 sản lƣợng rau cả nƣớc).


11

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại rau phân theo vùng
STT

Vùng

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

1999


2005

1999

2005

1999

2005

Cả nƣớc

459,6

635,1

126

151,8

5792,2 9640,3

1

ĐBSH

126,7

158,6


157

179,9

1988,9 2852,8

2

Trung, du MNPB

60,7

91,1

105,1

110,6

637,8

1008

3

Bắc trung bộ

52,7

68,5


81,2

97,8

427,8

670,2

4

Nam trung bộ

30,9

44

109

140,1

336,7

616,4

5

Tây nguyên

25,1


49

177,5

201,7

445,6

988,2

6

Đông nam bộ

64,2

59,6

94,2

129,5

604,9

772,1

7

ĐBSCL


99,3

164,3

136

166,3

1350,5 2732,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2005)
Hiện nay, sản xuất rau theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao đã bƣớc đầu
đƣợc hình thành, các phƣơng thức áp dụng nhƣ sản xuất trong nhà màn, nhà lƣới
chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic nhƣng không cố định để hạn chế các yếu tố
môi trƣờng bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dƣỡng, nhân giống
và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel
có kiểm soát các điều kiện môi trƣờng...
Tại các đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (Hà Nội mỗi năm
mất khoảng 1000ha, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 giảm 24.420 ha so với năm
2000), mặt khác năng suất rau còn thấp, chỉ bằng 87% so với năng suất trung bình thế
giới, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khá cao (20 – 30%), nên sản xuất rau theo hƣớng
công nghệ cao là một hƣớng đi đúng (Trần Khắc Thi, 2012).


12

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 – 2004 (triệu USD)
Năm


Kim ngạch

Năm

Kim ngạch

1990

52,3

1997

68,2

1991

33,3

1998

53,0

1992

32,2

1999

104,9


1993

23,6

2000

213,126

1994

20,8

2001

329,972

1995

56,1

2002

218,521

1996

102,2

2003


182,554

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2005)
Tính đến năm 2002, nƣớc ta đã có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng
công suất 290.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó, doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm khoảng
50%, doanh nghiệp tƣ nhân 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 34%.
Ngoài ra còn có hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả với quy mô nhỏ.
Hiện nay, sản phẩm rau tƣơi tiêu thụ chủ yếu ở thị trƣờng trong nƣớc còn sản
phẩm chế phẩm chế biến thì chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005, rau quả chế biến
xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là sản phẩm quả chế biến. Sản
phẩm rau xuất khẩu rất hạn chế về chủng loại, hiện chỉ có một số chủng loại nhƣ: cà
chua, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dƣa hấu... Ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn,
cô đặc, đông lạnh và chỉ có một số là xuất khẩu tƣơi.
Hội thảo “Trái cây Việt Nam: cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc
tế” tại Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2010 cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ năm
2004 đến nay tăng trƣởng khá đều. Ƣớc tính chung 6 năm (2004 – 2009) tổng kim
ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,82 tỷ USD, tăng trƣởng bình quân đạt 20 %/năm.
Cụ thể: năm 2004: 179 triệu USD; năm 2005: 235 triệu USD; năm 2006: 259
triệu USD; năm 2007: 306 triệu USD; năm 2008: 407 triệu USD; năm 2009: 439 triệu
USD.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lƣợng rau trên đầu ngƣời thu ở
đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nƣớc trong khu vực, năm 2009 đạt
141,49 kg/ngƣời/năm. Tuy nhiên, phân bố không đều có những tỉnh nhƣ Lâm Đồng
bình quân sản lƣợng rau trên đầu ngƣời đạt từ 800 – 1100 kg/ngƣời/năm. Đây là vùng


13

sản xuất rau hàng hóa lớn nhất cả nƣớc cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu.
Hƣng Yên là tỉnh có bình quân cao hơn bình quân cả nƣớc có khả năng cung cấp rau

tiêu dùng nội địa và một phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân
rau trên đầu ngƣời thấp chỉ khoảng 40 – 55 kg/ngƣời/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và
một phần cung cấp rau trái vụ cho thị trƣờng Hà Nội.
Bảng 2.4: Bình quân sản lƣợng rau/đầu ngƣời (kg/ngƣời/năm)
Năm

2007

2008

2009

Cả nƣớc

135,18

140,37

141,49

Sơn La

41,00

44,47

55,32

Hƣng Yên


199,10

201,55

164,65

Lâm Đồng

815,21

980,79

1085,83

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008 – 2010)
2.3 Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu, sản xuất ứng dụng chế phẩm
EM trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Khái niệm về vi sinh vật hữu hiệu EM
Vi sinh vật hữu hiệu – Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi
sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc),
sống cộng sinh trong cùng môi trƣờng. Có thể áp dụng chúng nhƣ là một chất cấy
nhằm tăng cƣờng tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi
trƣờng tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng do các vi sinh vật có hại gây ra.
Kết quả là có thể cải thiện chất lƣợng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng
cƣờng hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng.
2.3.2. Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM
Giáo sƣ Teruo Higa, trƣờng Đại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa của Nhật Bản
đã nghiên cứu và phát minh ra công nghệ vi sinh vật hữu hiệu vào những năm 70 của
thế kỷ 20. Higa đã nghiên cứu phân lập, nuôi cấy, trộn lẫn 5 nhóm vi sinh vật có ích là
vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và nấm sợi đƣợc tìm thấy

trong tự nhiên tạo ra chế phẩm Effective Microorganisms (EM). Công nghệ EM dần
trở nên nổi tiếng và có ứng dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc.
Higa cho rằng, chế phẩm EM giúp sinh ra các chất chống oxy hoá nhƣ inositol,
ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate.


×