Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT CÁC DẠNG LIÊN KẾT CHÍNH TRONG CÁC NHÀ CỔ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN HỮU BÌNH

KHẢO SÁT CÁC DẠNG LIÊN KẾT CHÍNH
TRONG CÁC NHÀ CỔ VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN HỮU BÌNH

KHẢO SÁT CÁC DẠNG LIÊN KẾT CHÍNH
TRONG CÁC NHÀ CỔ VIỆT NAM

Ngành: Công NghệChế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. PHẠM NGỌC NAM


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
 Cha mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm
nay.
 Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể thầy cô
trường đại học Nông Lâm thành phố hồ chí minh.
 Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là bộ môn Công Nghệ Chế
Biến Lâm Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức
giúp tôi thực hiện đề tài này.
 PGS.TS Phạm Ngọc Nam, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
 Chú Được, anh Sang, cậu Nam cùng gia đình anh Tiến đã giúp đỡ tôi
trong việc thực hiện đề tài này.
 Xin cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ở bên cạnh động viên
và hỗ trợ tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện: Nguyễn HữuBình

1


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các dạng liên kết chính trong các nhà cổ Việt Nam” đƣợc thực
hiện từ 01/03/2013 đến 30/06/2013. Đề tài đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp khảo sát
các nhà cổ tại Công Ty TNHH – DV Phƣơng Gia Linh tại Bình Dƣơng, theo dõi quá

trình gia công các cấu kiện của nhà cổ tại công ty TNHH chế biến gỗ Toàn Thuận, tìm
hiểu và phân tích thông qua tài liệu về nhà cổ đặc biệt là các dạng liên kết chính trong
các nhà cổ Việt Nam.
Nhà cổ Việt Nam có nhiều kích thƣớc hình dạng khác nhau tùy theo điều kiện tự
nhiên của từng vùng miền, phong tục tập quán. Các dân tộc khác nhau cũng có các kiểu
nhà khác nhau để phù hợp với lối sống sinh hoạt của họ. Nhƣng theo khảo sát thì chủ
yếu có 3 loại nhà cổ chính sau: Nhà Rƣờng, nhà Rội, nhà lá mái.
Trong đó nhà Rƣờng đƣợc sử dụng phổ biến nhất.Qua khảo sát nhà Rƣờng làm
chủ yếu bằng vật liệu gỗ, các cấu kiện liên kết với nhau bằng nhiều dạng liên kết khác
nhau. Nhƣng chủ yếu có 4 dạng liên kết chính sau:Liên kết mộng buông mõ, liên kết
mộng mang cá, liên kết chốt, liên kết chêm.
Để tăng tính trực quan cho đề tài tôi tiến hành gia công một số mô hình cụm liên
kết chính trong ngôi nhà có sử dụng các dạng liên kết kể trên.

2


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 1
TÓM TẮT ............................................................................................................... 2
MỤC LỤC .............................................................................................................. 3
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... 6
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU................................................................................................ 8
1.1

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 8


1.2

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ............................................................... 9

1.2.1

Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 9

1.2.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 9

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 9

1.4

Giới hạn và phạm vi khảo sát ................................................................... 10

Chƣơng 2TỔNG QUAN ....................................................................................... 11
2.1

Thực trạng nhà cổ và nghề làm nhà cổ ở Việt Nam................................... 11

2.2

Đặc điểm kết cấu gỗ ở Việt Nam .............................................................. 12

2.3


Kết cấu của nhà cổ Việt Nam. .................................................................. 13

2.3.1

Bộ khung nhà – Vì kèo ...................................................................... 13

2.3.2

Mái nhà cổ Việt Nam ......................................................................... 15

2.3.3

Hệ cột ................................................................................................ 17

2.3.4

Xà ...................................................................................................... 20

2.3.5

Bẩy - kẻ: ............................................................................................ 21

2.3.6

Các bộ phận kết cấu khác: .................................................................. 22

2.4 Cách tính toán liên kết chêm......................................................................... 23

3



Chƣơng 3NỘI DUNG VÁ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 25
3.1

Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25

3.2.1

Phƣơng pháp tìm hiểu và phân tích về nhà cổ .................................... 25

3.2.2

Phƣơng pháp phân tích kết cấu ngôi nhà ............................................ 27

3.2.3

Phƣơng pháp khảo sát thực tế ............................................................ 27

Chƣơng 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 29
4.1

Kết quả khảo sát các loại nhà cổ ............................................................... 29

4.1.1


Nhà rƣờng.......................................................................................... 29

4.1.2

Nhà rội............................................................................................... 33

4.1.3

Nhà lá mái ......................................................................................... 36

4.2

Kết quả khảo sát các dạng liên kết chính trong nhà rƣờng ........................ 38

4.2.1

Liên kết buông mõ ............................................................................. 39

4.2.2

Liên kết mộng mang cá ...................................................................... 41

4.2.3

Liên kết chốt ...................................................................................... 42

4.2.4

Liên kết chêm .................................................................................... 44


4.3

Kết quả gia công thử một số mô hình cụm liên kết ................................... 45

4.3.1

Kết cấu cụm liên kết .......................................................................... 45

4.3.2

Quá trình gia công ............................................................................. 49

Chƣơng 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 53
5.1

Kết luận .................................................................................................... 53

5.2

Kiến nghị.................................................................................................. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 56

4


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UNESCO


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

m

met (đơn vị đo chiều dài)

Cm

Centimet (đơn vị đo chiều dài)

Mm

Milimet (đơn vị đo chiều dài)

THHH-DV

Trách nhiệm hữu hạn-dịch vụ

h

chiều cao tiết diện thanh gỗ

d

đƣờng kính thanh gỗ

b

hệ số trƣợt


e

chiều dài chêm bên trong lỗ đục

hr

Chiều sâu rãnh

ltr

Chiều dài trƣợt

tr

Trƣợt

ch

Chêm

em

Ép mặt

E

mô duyn đần hồi

5



DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Kiến trúc nhà chùa Kiến cổ ................................................................. 12
Hình 2.2 Nhà rƣờng miền bắc ............................................................................ 13
Hình 2.3 Tên gọi các cấu kiện trong nhà cổ ....................................................... 14
Hình 2.4 Bộ khung nhà cổ ................................................................................. 14
Hình 2.5 Hình dạng bàn tay 5 ngón (giả thủ) miêu tả hệ vì “chồng rƣờng – giả thủ”
tại một ngôi nhà cổ ở Hội An............................................................................. 15
Hình 2.6 Tỉ lệ mái nhà, triền mái nhà cổ Việt Nam ............................................ 15
Hình 2.7 mái và hệ giàn mái nhà ....................................................................... 16
Hình 2.8: nhà 2 mái………………………………………………………………17
Hình 2.9: nhà 2 mái, 2 dầu hồi bít ...................................................................... 17
Hình 2.10: Cột nhà cổ........................................................................................ 17
Hình 2.11: Vị trí các cột .................................................................................... 18
Hình 2.12: Liên kết mộng cột kẻ nóc ................................................................. 19
Hình 2.13: Các liên kết mộng ở chân cột ........................................................... 19
Hình 2.14: Các liên kết mộng ở đầu cột ............................................................. 19
Hình 2.15: Xà trong nhà cổ................................................................................ 20
Hình 2.16: Kẻ, bẩy trong nhà cổ ........................................................................ 21
Hình 2.17: điêu khắc trên bẩy ............................................................................ 22
Hình 2.18: Chi tiết hệ thống bẩy kể đỡ mái hiên ................................................ 22
Hình 4.1: Nhà rƣờng.......................................................................................... 29
Hình 4.4: Nhà rƣờng đƣợc tạo nên theo các nguyên tắc và triết lí phƣơng Đông
truyền thống ...................................................................................................... 31

6



Hình 4.5: Không gian sử dụng của nhà rƣờng thƣờng đƣợc chia thành 4 phần chính
có vách gỗ ngăn riêng. ....................................................................................... 32
Hình 4.2: Nhà lá mái của ông Trần Hiệp (Phú Yên). .......................................... 36
Hình 4.3: Trần đất và nội thất nhà ông Trần Hiệp (Phú Yên). ............................ 37
Hình 4.7: Nhà Rƣờng cổ miền nam ................................................................... 39
Hình 4.8: Kết cấu nhà rƣờng miền nam ............................................................. 39
Hình 4.9: Buông (Họng đầu cột cái)……………………………………………..39
Hình 4.10: Mõ (Mộng dƣơng ở kẻ ngồi) ............................................................ 39
Hình 4.11: Liên kết mộng thƣờng giữa cột quân, cột cái với kẻ ngồi ................. 41
Hình 4.12: Mộng mang cá dƣơng………………………………………………..41
Hình 4.13: Mộng mang cá âm............................................................................ 41
Hình 4.14: Liên kết chốt tròn ............................................................................. 42
Hình 4.15: Liên kết giữa hoành và kẻ ngồi………………………………………43
Hình 4.16: Chốt nối kẻ bẩy và kẻ ngồi…………………………………………..43
Hình 4.17: Trạng thái làm việc của chốt mọt mặt chốt ....................................... 44
Hình 4.18: Chêm gia cố liên kết mộng giữa xà ngang và cột.............................. 44
Hình 4.19: Cụm liên kết đầu cột ........................................................................ 46
Hình 4.20: Mô hình cụm liên kết 1 (phụ lục 1) .................................................. 46
Hình 4.21: Hai vì của nhà cổ ............................................................................. 47
Hình 4.22: Mô hình sau khi gia công (phụ lục 2) ............................................... 48
Hình 4.23: Cột giả giúp chống đỡ góc hiên ........................................................ 48
Hình 4.24: Mô hình cụm liên kết 3 sau khi gia công (phụ lục 3) ........................ 49
Hình 4.25: Xẻ dọc nguyên liệu. ......................................................................... 50
Hình 4.26: Gia công nguyên liệu trên máy bào………………………………….51
Hình 4.27: Mô hình cột đƣợc bo tròn ................................................................. 51
Hình 4.28: đục mộng kèo nhà thủ công.............................................................. 52

7



Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Di tích kiến trúc đƣợc xem nhƣ là một loại hình tài sản văn hoá.Điều đặc biệt là

tài sản này chứa đựng những giá trị rất cô đọng của một giai đoạn lịch sử nhất định của
một dân tộc, một đất nƣớc và của những giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau. Tài sản đó
biểu hiện sự kết tinh những giá trị trong những cấu trúc về kỹ thuật xây dựng, tổ hợp
không gian kiến trúc, sự biểu đạt về thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức về sự giao cảm giữa
thiên nhiên, môi trƣờng và con ngƣời. Tất cả gắn liền với giá trị nhân văn về những giá
trị văn hoá phi vật thể.Nhƣng hiện nay với những nguyên vật liệu mới và kĩ thuật hiện
đại làm cho kiến trúc cổ dần bị mai một, dẫn đến việc bảo tồn, kế thừa và phát triển các
di sản kiến thức về kiến trúc của ông cha ta còn chƣa đƣợc chú trọng.Mặt khác, trong
cuộc sống hiện đại ngày nay khi đời sống vật chất ngày đƣợc nâng cao thì nhu cầu hoài
cổ ngày càng phổ biến, đặt ra yêu cầu phải có sự am hiểu về kiến thức kiến trúc cổ đối
với kĩ sƣ ngành chế biến gỗ.
Với thực trạng trên, đƣợc sự phân công của khoa Lâm Nghiệp - Bộ môn Chế
Biến Lâm Sản, tôi tiến hành thực hiện Đề tài “KHẢO SÁT CÁC DẠNG LIÊN KẾT
CHÍNH TRONG CÁC NHÀ CỔ VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu các dạng liên kết
trong nhà cổ và đặc điểm, ƣu nhƣợc của các dạng liên kết đó để mọi ngƣời có cái nhìn
cụ thể hơn về kiến trúc cổ. Từ đó tìm ra phƣơng hƣớng kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại vừa bảo tồn đƣợc nét truyền thồng vừa phù hợp với yêu cầu của cuộc sống
hiện đại.

8


1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài “khảo sát các dạng liên kết chính trong các nhà cổ Việt Nam” nhằm tìm
hiểu các dạng liên kết thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến trong nhà cổ.Từ đó đề ra các biện
pháp nhằm áp dụng kĩ thuật cơ giới vào quá trình thi công nhà cổ.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực tập, tôi tập trung vào các mục tiêu chính nhƣ sau:Tìm
hiểumột số dạng nhà cổ, tìm hiểu một dạng nhà cụ thể, khảo sát các dạng liên kết đƣợc
sử dụng trong dạng nhà cổ đã chọn, phân tích các mục đích sử dụng, ƣu nhƣợc nhằm
đề ra các giải pháp liên kết ngày càng tốt hơn, gia công thử một số cụm liên kết.
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất đang là vấn đề

có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất. Và trong thời điểm khủng hoảng kinh tế,
vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Với nhu cầu hoài cổ ngày càng cao thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà cổ cũng
không ngoại lệ.
Đề tài phân tích các dạng liên kết chính trong nhà cổ, cũng nhƣ mở rộng tìm
hiểu các dạng nhà cổ phổ biến và kết cấu của chúng.Từ đó gia công thử tìm ra phƣơng
pháp áp dụng cơ giới vào quá trình làm nhà cổ để rút ngằn thời gian thi công giúp cắt
giảm thời gian và chi phí gia công làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mặt khác, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhà cổ ngày càng biến
mất dần theo thời gian. Số lƣợng nhà cổ còn tồn tại tới ngày nay không còn nhiều đó là
do ý thức của ngƣời dân còn hạn chế cũng nhƣ chƣa có sự quan tâm thấu đáo của nhà
nƣớc. Do đó việc thực hiện đề tài nghiên cứu về nhà cổ có ý nghĩa rất quan trọng về
khoa học và thực tiễn góp phần lƣu giữ lại những giá trị văn hóa quý báu.

9



1.4

Giới hạn và phạm vi khảo sát
Trong phạm vi đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu các dạng liên kết

chính của nhà ở bằng gỗ theo kiến trúc cổ còn tồn tại cũng nhƣ đã đƣợc phục dựng lại.

10


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1

Thực trạng nhà cổ và nghề làm nhà cổ ở Việt Nam
Nhịp sống hiện đại đang từng ngày biến đổi một cách nhanh chóng, đời sống

của con ngƣời lại càng đề cao các giá trị tiện ích. Xu thế này đƣợc bộc lộ rõ qua xây
dựng kiến trúc hiện đại, đi theo xu hƣớng tôn sùng công năng sử dụng, công nghệ và
vật liệu mới, thể hiện sự khô cứng, vô tính về không gian. Nhiều giá trị văn hóa kiến
trúc của dân tộc không còn tồn tại trong không gian sống của ngƣời Việt, làm cho bản
sắc văn hóa của quốc gia dân tộc đang bị bào mòn bởi những bƣớc đi của thời gian.Trải
dài trong lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhà gỗ là sự lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện
và tính cách của con ngƣời Việt. Kiến trúc cổ truyền Việt Nam đa phần sử dụng khung
gỗ hay nhà gỗ truyền thống với những đƣờng nét trạm trổ tinh tế, sáng tạo kết hợp với
các vật liệu bổ trợ khác nhƣ gạch, đá, tre…tạo nên một hình khối hài hòa với tự nhiên
và tƣ duy thiên về cảm tính. Trong các làng nghề làm nhà cổ truyền thống nổi tiếng ở
đồng bằng Bắc Bộ, chắc không xa lạ với dân “bách nghệ”-làng nghề truyền thống
Chàng Sơn ( Thạch Thất- Hà Nội). Trở lại với quá khứ, làng quê Nủa Chàng (nay là

Chàng Sơn) tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt với nhiều nghề thủ công truyền thống nhƣ
tạc tƣợng; múa rối nƣớc; quạt giấy; tre, mây đan; nghề mộc và nghề làm nhà gỗ…Đến
nay, các sản phẩm mà do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Chàng Sơn vẫn thể
hiện giá trị tuyệt mĩ trƣớc sự bào mòn bởi thời gian nhƣ: Tạc tƣợng các vị La Hán chùa
Tây Phƣơng, Văn Miếu -Quốc Tử Giám, các kiến trúc đình, chùa; nhà thờ họ…ở nhiều
địa phƣơng.

11


Hình 2.1 Kiến trúc nhà chùa Kiến cổ
Tuy nhiên khi bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng, nghề cổ truyền không thể
phát huy tinh hoa của mình, bị gạt ra ngoài vòng xoáy của cuộc sống hiện đại.Cũng
giống nhƣ các nghề truyền thống khác ở Chàng Sơn, nghề làm nhà gỗ cổ đang mai
một dần, các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền ngày càng vắng bóng thiết kế kiến trúc hiện
đại.
2.2

Đặc điểm kết cấu gỗ ở Việt Nam
Cùng với gạch, đá, gỗ là vật liệu xây dựng chủ yếu và lâu đời, đạt đƣợc trình
độ cao về nghệ thuật cũng nhƣ kĩ thuật.
Kết cấu gỗ truyền thống của ta có các đặc điểm:Hình thức kết cấu chịu lực là
khung không gian. Độ cứng dọc nhà lớn, vật liệu gỗ chị chịu nén và uốn, không
chịu kéo (thích hợp với tính năng chịu lực tốt của gỗ).Dùng sức nặng của nhà chịu
lực xô ngang (cột chôn không sâu).Liên kết: chủ yếu là liên kết mộng, liên kết chốt,
chắc chắn, dễ tháo lắp.Vật liệu gỗ đƣợc bảo vệ nhƣ sơn son thấp vàng, ngâm nƣớc,
ngâm bùn, mái đua xa cột để hắt nƣớc mƣa.Kích thƣớc: đƣợc thống nhất hóa ở từng
địa phƣơng, đƣợc ghi trên các thức tầm (rui mực) của mỗi nhà.

12



2.3

Kết cấu của nhà cổ Việt Nam.

2.3.1 Bộ khung nhà – Vì kèo
Trong kiến trúc cổ Việt Nam thƣờng gặp nhất nhà rƣờng với bộ khung nhà (bộ
vì) đƣợc liên kết theo kiểu “giá chiêng, chồng rƣờng”. Vì giá chiêng, có hình giống
nhƣ cái giá để treo chiêng, gồm hai trụ chống và thanh bắc ngang trên hai trụ. Trụ có
thể đƣợc chuyển hoá thành đấu hay cột trốn, giữa giá chiêng có thể có tấm ván trang trí
hình lá đề hoặc hình quầng lửa. Vì chồng rƣờng đƣợc tạo bởi các dầm gỗ có độ dài thu
dần chồng lên nhau tạo thành hình tam giác, các dầm đặt trực tiếp lên nhau hoặc có
những đấu gỗ đệm. Ở vì kèo truyền thống thì có câu đầu nối ngang 2 vì, chồng rƣờng
xếp trên xà nách.

Hình 2.2 Nhà rƣờng miền bắc
Trong khung nhà có cột (bao gồm cột cái và cột quân), các loại xà ngang (chịu
kéo liên kết các cột với nhau), bẫy, kẻ. (Sẽ đề cập rõ trong phần sau)

13


Hình 2.3 Tên gọi các cấu kiện trong nhà cổ

Hình 2.4 Bộ khung nhà cổ
Sau này khi đƣợc xây dựng ở miền Trung, hệ kế cấu nhà gỗ Việt Nam đƣợc cải
biến thành nhiều hệ kết cấu mới rất đa dạng nhƣ “chồng rƣờng - giả thủ” hay còn gọi là
“trính chồng - con đội” tức là không có kèo mà ba cây trính chồng lên nhau, liên kết
với ba con đội. Kiểu liên kết vì kèo này rất phổ biến ở Huế và phố cổ Hội An.


14


Hình 2.5Hình dạng bàn tay 5 ngón (giả thủ) miêu tả hệ vì “chồng rƣờng – giả thủ” tại
một ngôi nhà cổ ở Hội An.
2.3.2 Mái nhà cổ Việt Nam
Hệ mái của kiến trúc cổ Việt Nam mang nhiều nét đặc trƣng so với kiến trúc cổ
Phƣơng Đông: Mái dốc thẳng đến gần diềm mái thì đƣợc đỡ bởi bảy (có tác dụng nhƣ
đòn bẩy), tỷ lệ chiều cao mái chiếm 2/3 so với chiều cao công trình.
Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhƣng hếch lên ở góc
mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nƣớc. Hệ kết
cấu mái bao gồm các thành phần chính sau:

Hình 2.6 Tỉ lệ mái nhà, triền mái nhà cổ Việt Nam

15


Hoành hay còn gọi là xà gồ là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều
dài nhà, vuông góc với khung nhà.
Dui hay còn gọi là rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái
(trực giao vớihoành), gối lên hệ thống hoành.
Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ
dui.khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu
hoành - dui - mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lƣới vừa đủ để lát
lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.

Hình 2.7 mái và hệ giàn mái nhà
Mái nhà ngƣời Việt cổ cũng có nhiều loại, do vậy hệ giàn mái cũng có chút khác

đi để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và thẫm mỹ của mái nhà.
Hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà.Mỗi chái nhà
gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay
vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.

16


Hình 2.8: nhà 2 mái

Hình 2.9: nhà 2 mái, 2 dầu hồi bít

2.3.3 Hệ cột

Hình 2.10: Cột nhà cổ
Trong bộ khung nhà kiến trúc cổ Việt Nam, cột là bộ phận chịu lực nén, hầu
đƣợc đặt trên các đế cột bằng đá mà không có bất kỳ mối liên kết nào giữa phần thân
cột và phần đế. Công trình vững chắc đƣợc là hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén
của nó
Điểm nổi bật ở cột nhà Rƣờng là mập và phình to ở giữa. Có thể có 1,2 hay
nhiều loại cột cùng tồn tại trong một hệ khung nhà. Thƣờng thấy 3 loại cột chính:

17


- Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa.
Nối hai cột cái là câu đầu.
- Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên
nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà
nách nối cột con với cột cái.

- Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trƣớc, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và
cột hiên.

Hình 2.11: Vị trí các cột
Ở mỗi đầu cột, đều có liên kết mộng với các xà dọc, xà ngang…, chân cột cũng
liên kế với các xà ngƣỡng. Toàn bộ hệ chịu lực đƣợc kết dính với nhau bằng liên kết
mộng, không cần sự hỗ trợ của keo dán hay kim loại. Các mối liên kết ngang dọc giữa
cột và xà tạo nên một kết cấu hình hộp vững chắc.

18


Hình 2.12: Liên kết mộng cột kẻ nóc

Hình 2.13: Các liên kết mộng ở chân cột

Hình 2.14: Các liên kết mộng ở đầu cột

19


2.3.4 Xà

Hình 2.15: Xà trong nhà cổ
Xà là các giằng ngang liên kết các cột lại với nhau, bao gồm các xà nằm trong
khung nhà và nằm ngoài khung nhà (Hình trên phần hệ cột miêu tả mối liên kết cột –
xà trong bộ khung).
Xà nằm trong khung nhà gồm có:Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các
cột cái của khung.Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái trong khung.
Các loại xà nằm ngoài khung gồm có: Xà thƣợng liên kết đỉnh các cột cái; xà

này song song với chiều dài của nhà.Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ
đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xànách vào cột cái. Xà này cũng chạy
song song với chiều dài của nhà.Xà tử thƣợng (xà trên của cột con): liên kết các cột
quân của các khung ở bên trên.Xà tử hạ (xà dƣới của cột con): liên kết các cột quân của
các khung ở bên dƣới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.Xà ngƣỡng nối các cột
quân ở vị trí ngƣỡng cửa.Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.Xà hiên liên kết các cột hiên
của các khung.

20


2.3.5 Bẩy - kẻ:

Hình 2.16: Kẻ, bẩy trong nhà cổ
Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân
phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy.Đối với các
công trình công cộng nhƣ đình làng, thƣờng bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng
không có cột hiên, nên thƣờng dùng bẩy hiên.
Kẻ là các dầm đơn đặt theo phƣơng chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên
kết mộng, thƣờng có các loại kẻ sau:Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong
khung;Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên
đƣợc kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu
lực nó còn là vị trí ƣa thích của những nghệ nhân điêu khắc xƣa. Nội dung điêu khắc
mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hóa tùy theo thể loại các công trình từ nhà ở đến
đình làng, tôn giáo.

21


Hình 2.17: điêu khắc trên bẩy


Hình 2.18: Chi tiết hệ thống bẩy kể đỡ mái hiên
2.3.6 Các bộ phận kết cấu khác:
Con rƣờng là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, đƣợc đặt
chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các
con rƣờng bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rƣờng nằm chồng lên câu đầu.
Con lợn còn gọi là rƣờng bụng lợn: là con rƣờng trên cùng, gối lên con rƣờng
bên dƣới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thƣợng
lƣơng). Bên dƣới rƣờng bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thƣờng để điêu khắc
trang trí. Con lợn có thể đƣợc thay bằng giá chiêng.

22


Rƣờng cụt là loại rƣờng nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm
chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ
dốc mái.
2.4 Cách tính toán liên kết chêm
Sự làm việc của liên kết chêm: làm việc trong điều kiện chịu ép mặt và chịu
trƣợt.
Khả năng chịu lực của chêm:
-

Theo khả năng chịu ép mặt: bỏ qua vì gỗ chêm thƣờng tốt hơn gỗ cơ bản

-

Theo khả năng chịu trƣợt của thân chêm:
𝑻𝒕𝒓.𝒄𝒉 = 𝑹𝑻𝑩
𝒕𝒓.𝒄𝒉.∝ 𝑭𝒕𝒓.𝒄𝒉 𝒎𝒕𝒓.𝒄𝒉

Trong đó:
𝑇𝑡𝑟 .𝑐ℎ

: Khả năng trƣợt của chêm.

𝑇𝐵
𝑅𝑡𝑟
.𝑐ℎ.∝ : Cƣờng độ trƣợt trung bình của chêm.

𝐹𝑡𝑟 .𝑐ℎ

: Diện tích mặt trƣợt của chêm.

Ftr.ch: Diện tích mặt trƣợt của chêm: Ftr.ch=blch
𝑇𝐵
𝑅𝑡𝑟
.𝑐ℎ.∝ =

𝑅𝑡𝑟 .𝑐ℎ.∝
1+𝛽

𝑙𝑐ℎ
𝑒

Trong đó:
𝑅𝑡𝑟 .𝑐ℎ.∝: Cƣờng độ trƣợt của chêm.
β = 0,125: do chịu lực trƣợt 2 phía.
e = hr: Chêm sát.
Ee = hr+Sσ: Chêm cách.
mtr.ch: Hệ số điều kiện làm việc

Chỉ có một chêm: mtr.ch =1
Có nhiều chêm: mtr.ch=0.9 chêm ngang: mtr.ch = 0,8 chêm dọc.
Khả năng chịu lực của gỗ cơ bản:
 Theo khả năng chịu ép mặt ở đầu chêm:

23


×