Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1 TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ DIỆU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG
IIIA1 TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU –
PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ DIỆU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG
IIIA1 TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU –
PHƯỚC BỬU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2013
i
 


LỜI CẢM ƠN
Thưa Ba Mẹ kính yêu!
Con xin được gửi lòng biết ơn vô hạn đến Ba Mẹ, những người đã bao
năm vất vất vả nuôi dạy con khôn lớn và ăn học nên người.
Kính thưa quý Thầy, quý Cô!
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trong Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, quý Thầy Cô trong Khoa Lâm nghiệp
nói riêng, các Thầy Cô đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trong suốt các năm học vừa qua.
Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ThS. Phan Minh Xuân, Thầy
là người đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và trực tiếp hướng dẫn tận
tình cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên đang công
tác tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH09LN và những người bạn khác của tôi
đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu

ii
 



TÓM TẮT
 

 

Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học trạng thái rừng IIIA1 tại khu Bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” được thực hiện từ tháng
02/2013 đến tháng 06/2013.
Tại khu vực nghiên cứu, tiến hành lập ba ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 2000
m2 (40 x 50 m) và tiến hành đo đếm các chỉ tiêu cây gỗ lớn như: Hvn, Hdc, D1,3, Dtán,…
Để tiến hành đo đếm cây tái sinh, trong mỗi ô tiêu chuẩn, chúng tôi lập 80 ô dạng bản,
mỗi ô 25 m2 (5 x 5 m) và tiến hành xác định các chỉ tiêu như: chiều cao cây tái sinh,
nguồn gốc tái sinh,… Đề tài có được kết quả tóm tắt như sau:
Trạng thái rừng IIIA1 tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thực vật khá phong phú với khoảng 52 loài. Rừng có mật độ
775 cây/ha, tiết diện ngang 21,664 m2/ha, trữ lượng lâm phần 144,152 m3/ha.
Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) có dạng đường cong một đỉnh lệch
trái (Sk > 0). Chiều cao bình quân của lâm phần là 10,99 m. Số cây tập trung nhiều
nhất ở chiều cao từ 6 – 14 m. Biến động chiều cao lớn (35,27%).
Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) có dạng phân bố giảm. Đường
kính bình quân của lâm phần là 15,8 cm. Số cây tập trung nhiều nhất ở đường kính từ
11 – 25 cm. Biến động đường kính rất lớn (65,38%).
Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dtán) có dạng đường cong một đỉnh
lệch trái (Sk > 0). Số cây tập trung ở đường kính tán từ 2,8 – 7,3 m. Biến động đường
kính tán lớn (41,62%).
Rừng có mật độ cây tái sinh cao (10.297 cây/ha). Các loài tái sinh chiếm ưu thế
ở khu vực nghiên cứu là: trường quả nhỏ, nhọc lá nhỏ, sầm lá lớn, bứa mọi, máu chó lá
nhỏ, săng đen, chiếc tam lang, những loài này chiếm 50,66% tổng số cá thể cây tái

sinh. Có 90,96% số cây tái sinh phân bố ở chiều cao nhỏ hơn 4 m, đây là lớp dự trữ rất
có ý nghĩa cho phục hồi rừng. Độ tàn che của rừng là 0,80.

iii
 


ABSTRACT
The study name is: “Research on silviculture characteristics in IIIA1 forest at
Binh Chau – Phuoc Buu Reserve, Ba Ria – Vung Tau province”, was conducted from
02/2012 to 06/2012.
In study area, we established 3 standard plot, each plot with 2000 m2 (40 x 50
m) and measuring some factors of tree, as: Hvn, Hdc, D1,3, Dtán, …. To measured
regeneration, in each standard plot, we established 80 quadrat, each quadrat 25 m2 (5 x
5 m) and identified targets as: height of regeneration, source of regeneration,…
Results as the following:
The forest in IIIA1, Binh Chau – Phuoc Buu Reserve, Ba Ria – Vung Tau
province were quite rich flora of about 52 species. Density of tree are 775 trees/ha,
basal area are 21,664 m2/ha, and volume are 144,152 m3/ha.
Distribution of tree height (N/Hvn) is curve which have a left shift peak (Sk >
0). Average height of stand is 10,99 m. Most of trees between of 6 and 14 m. The
Coef.variation is large (35,27%).
Distribution of tree diameter (N/D1,3) have reducing distribution form. Average
diameter of stand is 15,8 cm. Most of trees have the diameter from 11 to 25 cm. The
Coef.variation is very large (65,38%).
Distribution of canopy of leaf (N/Dtan) is curve which have a left shift peak (Sk
> 0). Most of trees have canopy of leaf diameter from 2,8 to 7,3 m. The Coef.variation
is large (41,62%).
Forest have high regeneration density (10.297 trees/ha). Dominant species are:
Xerospermum noronhianum, Polyalthia sp., Memecylon harmandii, Garcinaia

harmandii, Knema tonkinensis, Diospyros lancaefolia, Barringtonia macrostachya,
this species with rate is 50,66% in total. 90.96% regeneration species have heigh less
than 4 m, this is more meaningfull reserve number for forest restoration. The canopy
of leaf is 0.80.
iv
 


MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .....................................................................................................................iii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1 Hiện trạng rừng IIIA1 ........................................................................................... 3
2.2 Tình hình nghiên cứu về rừng tự nhiên ................................................................ 3
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 3
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 5
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề đặc điểm lâm học
và tái sinh rừng tự nhiên ............................................................................ 6
2.2.4 Tình hình nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 7
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 13
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 13
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 13
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 13

3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp ................................................................. 13
3.2.1.2 Lập ô tiêu chuẩn ............................................................................. 14
3.2.1.3 Điều tra cây gỗ lớn ......................................................................... 14
3.2.1.4 Xác định độ tàn che ........................................................................ 15
3.2.1.5 Điều tra cây tái sinh ........................................................................ 16
v
 


3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 21
4.1 Thành phần thực vật trên trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ............ 21
4.2.1 Phân bố số cây theo loài .......................................................................... 24
4.2.2 Mật độ rừng ............................................................................................. 29
4.2 Tổ thành thực vật trên trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ................ 30
4.3 Cấu trúc rừng của trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ................................ 35
4.3.1 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) .............................................. 35
4.3.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) .......................................... 36
4.3.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dtán) ..................................... 38
4.3.4 Độ tàn che của rừng ................................................................................. 39
4.3.5 Phẩm chất cây rừng tại khu vực nghiên cứu ............................................ 40
4.4 Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trên trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ... 41
4.4.1 Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành cây tái sinh .......................... 41
4.4.2 Tổ thành cây tái sinh ................................................................................ 43
4.4.3 Đặc điểm tái sinh theo cấp chiều cao ....................................................... 47
4.4.3.1 Số lượng cây tái sinh phân bố theo 5 cấp chiều cao ....................... 47
4.4.3.2 Số lượng cây tái sinh từ chồi và hạt phân bố theo 5 cấp chiều cao. 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 52
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 52
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 54

vi
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Biểu điều tra cây gỗ lớn .............................................................................. 15
Bảng 3.2: Biểu điều tra cây tái sinh ............................................................................. 16
Bảng 3.3: Kết cấu tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ................................. 20
Bảng 3.4: Phân bố số cây tái sinh theo 5 cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu ........ 20
Bảng 4.1: Danh lục các loài cây gỗ lớn tại khu vực nghiên cứu ................................. 21
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 ................................................. 24
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2 ................................................. 25
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 ................................................. 26
Bảng 4.5: Số lượng cá thể và số lượng loài của 3 ô tiêu chuẩn ................................... 27
Bảng 4.6: Phân bố số cây theo loài tại khu vực nghiên cứu ........................................ 28
Bảng 4.7: Đặc trưng tổ thành ưu hợp của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 ....................... 30
Bảng 4.8: Đặc trưng tổ thành ưu hợp của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 ....................... 31
Bảng 4.9: Đặc trưng tổ thành ưu hợp của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 ....................... 32
Bảng 4.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp của lâm phần tại khu vực nghiên cứu ............ 34
Bảng 4.11: Phân bố số cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu ...................... 35
Bảng 4.12: Phân bố số cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu ................... 37
Bảng 4.13: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán tại khu vực nghiên cứu ............. 38
Bảng 4.14: Phân bố số cây theo phẩm chất ................................................................. 40
Bảng 4.15: Danh lục thực vật tham gia vào tổ thành cây tái sinh
tại khu vực nghiên cứu ............................................................................. 41
Bảng 4.16: Kết cấu tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 1 ......................................... 44
Bảng 4.17: Kết cấu tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 2 ......................................... 44

Bảng 4.18: Kết cấu tổ thành cây tái sinh tại ô tiêu chuẩn 3 ......................................... 45
Bảng 4.19: Kết cấu tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ............................... 46
Bảng 4.20: Số lượng cây tái sinh phân bố theo 5 cấp chiều cao tại ô tiêu chuẩn 1 ..... 48
Bảng 4.21: Số lượng cây tái sinh phân bố theo 5 cấp chiều cao tại ô tiêu chuẩn 2 ..... 48
vii
 


Bảng 4.22: Số lượng cây tái sinh phân bố theo 5 cấp chiều cao tại ô tiêu chuẩn 3 ..... 49
Bảng 4.23: Số lượng cây tái sinh phân bố theo 5 cấp chiều cao tại ô tiêu chuẩn
tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 49
Bảng 4.24: Số cây tái sinh từ chồi phân bố theo 5 cấp chiều cao
tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 50
Bảng 4.25: Số cây tái sinh từ hạt phân bố theo 5 cấp chiều cao
tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 51

viii
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong một ô tiêu chuẩn .......................................... 14
Hình 4.1: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 1 ................................................. 25
Hình 4.2: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 2 ................................................. 26
Hình 4.3: Phân bố số cây theo loài tại ô tiêu chuẩn 3 ................................................. 27
Hình 4.4: Phân bố số cây theo loài tại khu vực nghiên cứu ........................................ 28
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành thực vật tại khu vực nghiên cứu ............... 34
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu ........... 36
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu ........ 37
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính tán tại khu vực nghiên cứu .. 39


ix
 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, được công nhận theo Quyết
định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ thịch Hội Đồng Bộ trưởng (nay là
thủ tướng chính phủ) nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và là
khu rừng tự nhiên còn sót lại ở vùng ven biển kể từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào
phía nam nước ta. Là một khu rừng nguyên sinh, có diện tích tự nhiên hơn 10.537 ha,
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc đơn vị hành chính của 5 xã
thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu bảo tồn ngoài chức năng là nơi
cư trú cho các loài sinh vật, nó còn có chức năng phòng hộ môi trường vùng ven biển,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, giáo dục
bảo tồn, vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động sinh thái,…
Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân như: áp lực về dân số, nghèo đói, trình độ
dân trí ở một số vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy,
hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách nhà nước về quản lý
rừng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi, diện tích và tài
nguyên rừng tự nhiên ở Việt Nam nói chung và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu nói riêng, đang ngày càng bị thu hẹp, dẫn tới việc hạn chế nhiều chức năng
của rừng.
Rừng tự nhiên hỗn loài là một hệ sinh thái phức tạp, phong phú và đa dạng, với
kết cấu nhiều thành phần loài cây, nhiều tầng tán được bố trí trong không gian chung.
Việc nghiên cứu các đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên là việc làm hết sức cần thiết
để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá một cách đúng đắn và chính xác hơn về các
hiện trạng rừng khác nhau. Đặc biệt, đối với kiểu rừng tương đối ít bị tác động ở trạng
thái IIIA1 thì việc nghiên cứu đó lại càng có ý nghĩa. Từ đó, có thể đề xuất biện pháp

quản lý, quy hoạch và điều chế rừng, lợi dụng hệ sinh thái một cách bền vững.




Xuất phát từ vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân công của
khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm Sinh và dưới sự hướng dẫn của Thầy ThS. Phan Minh
Xuân, em thực hiện đề tài với tên: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học trạng thái rừng
IIIA1 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là: xác định và làm rõ một số đặc trưng lâm
học cơ bản của trạng thái rừng IIIA1 (tổ thành loài, phân bố số cây theo các chỉ tiêu
khác nhau, tình hình tái sinh rừng,…) tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước
Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.




Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hiện trạng rừng IIIA1
Phân chia kiểu trạng thái rừng được dựa theo Quy phạm thiết kế kinh doanh
rừng QPN6-84, do Bộ Lâm nghiệp cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành năm 1984. Trong đó, hiện trạng rừng IIIA1 là một trong hai kiểu phụ thuộc
kiểu trạng thái IIIA. Hiện trạng rừng IIIA1 là rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị
phá vỡ từng mảng lớn; tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất
xấu; nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
2.2 Tình hình nghiên cứu về rừng tự nhiên
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kraft 1884, đã tiến hành phân chia những cây trong một lâm phần thành 5 cấp

dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp của
Kraft phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn
giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều tuổi.
P.W.Richards 1939, đưa ra quan điểm “cấu trúc” có nghĩa là phân bố cây rừng
theo tầng (theo chiều thẳng đứng). Đến năm 1952, Richards cho rằng: “Một quần xã
thực vật gồm những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo
ra một hoàn cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý
trong không gian”. Theo Richards, cách sắp xếp được xem xét theo hướng thẳng đứng
và hướng nằm ngang, cách sắp xếp này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với
các quần xã thực vật khác và có thể mô tả bằng các biểu đồ.
Prodan 1951, đã nghiên cứu quy luật phân bố, chủ yếu là phân bố đường kính
có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh doanh rừng. Theo
ông, sự phân bố số cây theo cỡ đường kính có giá trị tiêu biểu nhất cho lâm phần, phản
ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phần.




Meyer (1952), Turnbull (1963), Rollet(1969), “cấu trúc” dùng để chỉ rõ sự phân
bố cây gỗ theo các cấp kính hoặc là phân bố diện ngang thân cây theo cấp kính.
Theo Xucaxov 1957, rừng là môt đơn vị đặc trách về quá trình chuyển hóa vật
chất năng lượng, có một cơ chế đặc biệt trong việc tích lũy, tiêu hao một phần vật chất
và năng lượng.
Baur G.N 1962, đã nghiên cứu các vấn đề cơ sở sinh thái học nói chung và về
cơ sở sinh thái học trong ngành kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng
mưa tự nhiên. Theo tác giả, các phương thức xử lý đều có hai mục tiêu rõ rệt: “Mục
tiêu thứ nhất là nhằm cải thiện rừng nguyên sinh vốn thường hỗn loài và không đồng
tuổi bằng cách đào thải những cây quá thành thục và vô dụng để tạo không gian thích
hợp cho các cây còn lại sinh trưởng. Mục tiêu thứ hai là tạo lập tái sinh bằng cách xúc

tiến tái sinh, thực hiện tái sinh nhân tạo hoặc giải phóng lớp cây tái sinh sẵn có đang ở
trạng thái ngủ để thay thế cho những cây đã lấy ra khỏi rừng trong khai thác hoặc
trong chăm sóc nuôi dưỡng rừng sau đó”. Từ đó, tác giả này đã đưa ra những tổng kết
hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản
là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa.
Catinot R. 1965, nghiên cứu cấu trúc hình thái thông qua việc biểu diễn các
phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại
theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến,…
Assmann 1968, định nghĩa: “Một lâm phần hay một rừng cây là tổng thể các
cây cùng sinh trưởng và phát triển trên một diện tích tạo thành một điều kiện hoàn
cảnh nhất định và có một cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong, khác với với diện
tích rừng khác,…”. Như vậy, một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ
được hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như độ
tàn che và những điều kiện hoàn cảnh rừng rất ổn định nào đó.
T.A.Rabotnov 1978 cho rằng “cấu trúc” quần xã thực vật đó là đặc điểm phân
bố các cơ quan, các thành phần tạo nên quần xã trong không gian và thời gian.
Wenk 1995, nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng rừng qua các quy luật phân bố số
cây theo chiều cao vút ngọn Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3, theo tổng tiết



diện ngang G (cấu trúc ngang),… mà còn có thể xác định chính xác kích thước bình
quân lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về vấn đề nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng, các nhà khoa học trong nước đã
có rất nhiều nghiên cứu quan trọng.
Theo Thái Văn Trừng (1970 – 1078) thì vào thời kì trước năm 1954 hầu như chỉ
có người pháp tiến hành các nghiên cứu về rừng Đông Dương. Trong đó đáng kể nhất
là công trình nghiên cứu của H.Guibier (1926) – tác giả cuốn “Những loại gỗ Đông

Dương”; Paul Maurand (1943) – tác giả cuốn “ Lâm nghiệp Đông Dương”; B.Rollet,
Lý Văn Hội, Neang Sam Oil (1952) – tác giả cuốn “ Những quần thể thực vật thưa
Nam Đông Dương”; R.Champsoloix (1959) – tác giả cuốn “Về kiểu rừng thưa vùng
Đông Nam Á”.
Sau năm 1954, rừng nước ta được nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp trong và
ngoài nước quan tâm, nhưng những nghiên cứu về đặc điểm lâm học rừng tự nhiên
nhiệt đới thì còn nhiều hạn chế.
Đồng Sĩ Hiền 1974, khi lập biểu thể tích và biểu đồ thon cây đứng cho rừng gỗ
hỗn loài ở miền Bắc nước ta, đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố chiều cao và
phân bố các hình dạng thân cây. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận là cấu
trúc rừng tự nhiên Việt Nam đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và phân bố
giảm một đỉnh lệch trái về phía đường kính.
Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố, 1983 – 1986, đã nghiên cứu cấu trúc
rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng, tác giả đã tổng kết các quy luật khí hậu vùng Thông ba
lá và xây dựng bảng phân hạng đất trồng rừng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp kinh doanh rừng. Về mặt cấu trúc rừng Thông ba lá, tác giả đã sơ kết những cơ
sở dữ liệu lớn, đo đạc trên những ô tiêu chuẩn có kích thước khác nhau từ 1000 m2 –
2000 m2 để thấy sự phân bố số cây theo cỡ đường kính, chiều cao, theo tuổi và theo
không gian; đồng thời xây dựng các phân bố đỉnh của hàm Pearson cho số cây theo cỡ
kính. Quy luật chỉ tồn tại một tầng phiến, tiêu biểu cho những lâm phần đều tuổi. Quy
luật phân bố theo đám trên mặt đất theo cách mọc. Đặc điểm này có liên quan đến quy
cách khái thác, tái sinh và điều chỉnh mật độ trong nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng
suất rừng trong tương lai.



Nguyễn Văn Trương 1983, đã có nghiên cứu trên đối tượng rừng hỗn loài lá
rộng thường xanh.
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đối với vấn đề đặc điểm lâm học
và tái sinh của rừng rừng tự nhiên

A.Lambrech 1989, khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, đã nhấn mạnh
phải đi sâu phân tích sự phong phú của tổ thành loài, sinh trưởng và phát triển của cây
rừng, phân bố của số cây theo cấp kính và chiều cao, phân tích kiểu tái sinh của các
loài ưa sáng và chịu bóng.
Theo Melexov 1989, trong lâm học, khi nói đến các đặc điểm lâm học của rừng
người ta thường đề cập đến thành phần và tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, cấu trúc
đường kính, chiều cao, trữ lượng và tiết diện ngang của rừng, phương hướng tái sinh,
quá trình tái sinh và hình thành rừng, điều kiện nuôi trồng rừng (khí hậu, thổ nhưỡng,
địa hình,…), đặc điểm lớp cây bụi và thảm cỏ,… Tất cả những đặc điểm nghiên cứu về
đặc điểm sinh học của loài cây và loại rừng phải được tiến hành theo từng vùng địa lý
tự nhiên, theo các đai độ cao và địa hình khác nhau. Những thông tin về đặc điểm lâm
học của rừng được hiểu biết đầy đủ sẽ cho phép xây dựng các phương thức lâm sinh
hợp lý.
Một vấn đề rất được quan tâm trong nghiên cứu lâm học là xác định kích thước
và số lượng ô đo đếm (ô mẫu). Đối với cây lớn (cây có đường kính ngang ngực – ký
hiệu là D1,3 > 8 cm). Những ô có kích thước ô đo đếm khác nhau: 1 ha, 0,1 – 0,5 ha,
0,4 – 0,5 ha. Những ô có kích thước từ 0,1 – 1 ha được dùng để nghiên cứu chi tiết kết
cấu lâm phần như kết cấu tổ thành rừng, kết cấu đường kính và chiều cao của rừng.
Đối với cây tái sinh, diện tích ô đo đếm (gọi là ô dạng bản) thay đổi từ 1 m2 đến 100
m2 tính theo tuổi và mật độ cây tái sinh/ha. Những ô dạng bản từ 1 – 25 m2 được dùng
để thống kê cây con có chiều cao thấp hơn 1 m, mật độ lớn hơn 1000 cây/ha. Ngược
lại các ô dạng bản từ 25 – 100 m2 được dùng để điều tra cây tái sinh có chiều cao lớn
hơn 1 m, mật độ thấp hơn 1000 cây/ha.
G.Van Steenis 1956, khi nghiên cứu tái sinh rừng mưa nhiệt đới, đã nhận định:
tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là liên tục gần như quanh năm. Còn theo các nhà
nghiên cứu khác như I.T.Haig và M.A.Huber (1956) thì tái sinh tự nhiên được xem là
căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng.




Baur 1962, đã nêu rõ đặc điểm của các giai đoạn tái sinh ở rừng nhiệt đới và
cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa các loài cây tiên phong ưa sáng, bán chịu bóng và
chịu bóng, từ khi ra hoa kết quả, phát tán hạt giống, nảy mầm và phát triển.
Theo Richards 1952, quá trình tái sinh của rừng tự nhiên rất phức tạp, tuy nhiên
sự hiểu biết của con người còn hạn chế mặc dù có ý nghĩa thực tiễn rất tốt. Theo tác
giả, cây tái sinh tự nhiên có thời gian ức chế kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng của
chúng, nếu đạt được chiều cao 2 m thì có khả năng tồn tại và tham gia vào quần thể
rừng.
Vũ Đình Huề 1969, đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt,
trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ chú trọng tới số lượng mà
chưa đề cập tới chất lượng cây, cũng từ kết quả trên, Vũ Đình Huề (1975) đã tổng kết
và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng Miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái
sinh rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tương tự tầng
cây gỗ lớn, dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện
tượng tái sinh theo tán được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố cây không đồng đều
trên mặt đất rừng.
Thái văn Trừng 1978, khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng ở Việt Nam đã kết
luận, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự
nhiên của cây rừng.
2.2.4 Tình hình nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh
Về vấn đề đặc điểm lâm học rừng tự nhiên, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu của các sinh viên khoa Lâm nghiệp thực hiện trong những năm qua.
Phan Thị Thùy Trang 2012, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học
của trạng thái rừng IIIA2 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã nghiên cứu được có 32 loài cây gỗ lớn và 30 loài cây tái
sinh, phân bố ưu thế là các cây thuộc họ Dầu, mật độ rừng là 454 cây/ha, tiết diện
ngang G = 14,68 m2/ha, trữ lượng rừng V = 112 m3/ha; đường kính bình quân là 17,4
cm, dao động giữa các lâm phần từ 8 – 80 cm, mức biến động giữa các lâm phần rất
lớn 59,9%, phân bố số cây theo cấp đường kính có dạng phân bố giảm dần khi cấp

đường kính tăng lên; chiều cao bình quân của rừng là 13,5 m, mức dao động từ 6 – 25



m, số cây tập trung nhiều ở chiều cao từ 10 – 12 m, biến động giữa các lâm phần là
27,1%, phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng đường cong một đỉnh lệch trái; mật
độ tái sinh là 8935 cây/ha, số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ cao
(71,1%), phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt.
Trần Thị Kim Dung 2012, sau khi hoàn thành đề tài: “Đặc điểm lâm học của
trạng thái rừng IIA ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai” đã đưa ra những kết luận sau: có
67 loài thuộc 47 chi và 30 họ thuộc khu vực nghiên cứu, mật độ rừng là 908 cây/ha,
trữ lượng rừng thấp 54,72 m3/ha – 35,74 m3/ha; đường cong phân bố N/D có dạng
giảm, số cây tập trung chủ yếu ở đường kính từ 5 – 7 cm; phân bố N/H dao động từ
10,5 – 11,5 m, hệ số biến động từ 22,8% - 34,6% ở ba ô tiêu chuẩn, số cây tập trung
chủ yếu ở chiều cao từ 6 – 8 m; số cây tái sinh triển vọng chiếm tỷ lệ khá lớn, cây có
giá trị kinh tế ít nhưng đa phần đều có sức sống tốt và khả năng phát triển cao, đa số
cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt.
Trần Văn Vương 2012, thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm học của một số ưu hợp
thực vật thuộc trạng thái rừng IIIA3 tại Tiểu khu 85, Phân trường III, Rừng phòng hộ
Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã đạt được những kết quả nhất
định: phát hiện hai ưu hợp tại khu vực nghiên cứu, ưu hợp 1: sao đen, dầu song nàng,
gõ mật, trường chua, bằng lăng; ưu hợp 2: dầu song nàng, sao đen, trâm vỏ đỏ, bằng
lăng, gõ mật; thành phần thực vật trong hai ưu hợp khá phong phú, khoảng 30 – 36
loài, trong đó các họ chiếm ưu thế là họ Dầu, Tử vi, Bồ hòn,…, bắt gặp một số loài cây
họ Đậu có giá trị cao như: gõ mật, xoay,…; mật độ rừng 873 cây/ha, tiết diện ngang
của rừng dao động từ 28 – 30 m2/ha, trữ lượng của rừng dao động từ 279 – 294 m3/ha;
đường kính bình quân của ưu hợp 1 và 2 tương ứng là 17,9 cm và 17,7 cm, biến động
đường kính giữa các lâm phần rất mạnh (dao động từ 52,7 – 54,2%); chiều cao trung
bình của toàn trạng thái rừng dao động từ 16,8 – 18,6 m, biến động chiều cao khá lớn
từ 21,9 – 33,4%; độ tàn che của lâm phần từ 0,77 – 0,83.

Trần Quốc Vinh 2012, đã thu được nhiều kết quả từ đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lâm học của trạng thái rừng IIIA3 tại tiểu khu 27, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa
Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”: hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ít phong
phú, khoảng 26 loài cây gỗ lớn và 26 loài cây tái sinh, mật độ rừng N = 348 cây/ha,
tiết diện ngang của rừng 35,4 m2/ha, trữ lượng rừng 238 m3/ha, mức độ biến động về



tiết diện ngang và trữ lượng giữa các lâm phần khá lớn; đường kính bình quân tại khu
vực nghiên cứu là 30,03 cm, dao động giữa các lâm phần trong khoảng từ 9,2 – 95,8
cm, mức độ biến động giữa các lâm phần rất lớn (66,3%), đường phân bố có dạng
phân bố giảm; chiều cao tại khu vực nghiên cứu là 14,9 m, dao động trong khoảng từ 5
– 29 m, có hệ số biến động lớn 36,8%, đường phân bố có dạng đường cong lệch phải;
rừng có mật độ tái sinh cao (9084 cây/ha), phân bố không đồng đều, 28,6% thuộc họ
Sao dầu.
Đối với riêng khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, cũng có không
ít các công trình nghiên cứu được thực hiện và mang lại nhiều kết quả có ý nghĩa:
Lê Anh Ngân 1995, thực hiện đề tài: “Điều tra tìm hiểu thành phần thực vật
tầng lâm hạ, trong một số kiểu rừng được hình thành trên các dạng lập địa khác nhau,
dọc tuyến đường quốc phòng từ tỉnh lộ 23 đến biển Hồ Cốc thuộc rừng cấm Bình
Châu – Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài đã thu được
những kết quả sau: thành phần loài tái sinh tại khu vực nghiên cứu là 85 loài thuộc 40
họ, các họ chiếm ưu thế là họ dầu, sim, bằng lăng, tếch, đậu, vang, lành ngạnh, điều,
bàng,…; các cây gỗ quý như: gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương,… hầu như không còn tồn
tại ở khu vực nghiên cứu; tại đây hình thành nên các kiểu rừng chính là: rừng kín
thường xanh, rừng thưa khô cây họ đậu, rừng kín nửa rụng lá, rừng phát triển trên đất
lầy thụt (rừng tràm).
Trần Anh Tú 2005, thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
rừng trạng thái IIIA1 tại phân khu phục hồi sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài đã thu được các kết quả cụ thể

sau: tổ thành loài: có 91 loài thường gặp, trong đó loài có số lượng lớn nhất là trường,
sau đó là sến cát, dầu cát,…; phân bố theo cấp chiều cao có dạng hàm phân bố
Weibull, Hbq = 11,4 m, R = 22 m, Cv = 31,3%, số cây tập trung nhiều ở cấp chiều cao
8 m – 12 m; phân bố theo cấp đường kính có dạng hàm mũ, phương trình tương quan:
LogN = 11,6923 – 3,24*logD1,3; trữ lượng bình quân của khu vực nghiên cứu là 158
m3/ha, trữ lượng tập trung ở các cấp đường kính nhỏ từ 8 cm – 33 cm; phương trình
tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính: Hvn = -8,3049 + 16,8207*logD1,3;
mật độ tái sinh: 13000 cây/ha, các loài chiếm ưu thế như: săng đen, trường, vàng nhựa




lá lớn, máu chó lá nhỏ, dầu cát, côm,... cây tái sinh triển vọng là 2000 cây/ha; độ tàn
che: 0,74.
Hoàng Thị Bích Lài 2006, thực hiện đề tài “Góp phần nghiên cứu một số đặc
điểm cấu trúc và tình hình sinh trưởng rừng non phục hồi sau khai thác kiệt IIB tại khu
Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài nghiên
cứu về hai vấn đề chính là: một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi và đặc điểm sinh
trưởng của rừng phục hồi. Kết quả thu được như sau: mật độ rừng: 1069 cây/ha, tác
giả tiến hành đo đếm đối với những cây có D1,3 > 6 cm; cấu trúc tổ thành loài: có 50
loài thường gặp, trong đó loài có số lượng lớn nhất là sến, sau đó là trâm và trường,…;
phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng hàm phân bố là đường cong một đỉnh lệch
trái; Hbq = 9,6 m, hệ số biến động cao, Cv = 34,4%, chiều cao cây tập trung ở cấp
chiều cao 6 m – 14 m; phân bố số cây theo cấp đường kính là hàm phân bố có dạng
một đỉnh lệch trái, D1,3bq = 14,3 cm, Cv = 58,7%; phân bố số cây theo tiết diện ngang:
có đường phân bố giảm khi tiết diện ngang tăng, số cây tập trung nhiều ở cấp tiết diện
ngang nhỏ nhất: 0,02 – 0,0548; phân bố số cây theo đường kính tán: hàm phân bố có
dạng lệch trái, số cây tập trung nhiều ở cấp 1,25 m – 2,75 m; tình hình tái sinh: có 42
loài, trong đó săng đen chiếm ưu thế với 35,1%, mật độ tái sinh: 23066 cây/ha; độ tàn
che: 0,69.

Huỳnh Lưu Phiên 2007, thực hiện đề tài: “Đặc điểm một số loài cây rừng ở
Lâm trường Tân Phú – Đồng Nai và Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu có thể trồng làm cây xanh đô thị”. Đề tài đã điều tra, nghiên cứu cụ thể về
kích thước cây, hình dạng tán cây, về lá, hoa, quả và hệ rễ. Huỳnh Lưu Phiên đã đưa ra
được kết qua nghiên cứu: có 21 loài thuộc cây thường xanh và 17 loài thuộc cây xanh
rụng lá có thể trồng làm cây cảnh ở đường phố hay công viên, cơ quan, trường học,…
Nguyễn Minh Vũ 2007, với đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu
trúc rừng trạng thái IIIA2 tại tiểu khu 24, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã điều tra về tổ thành loài và các đặc điểm cấu trúc
rừng, đặc điểm tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Minh Vũ cho thấy: có 82 loài thường gặp, trong đó loài có số lượng lớn nhất là trường,
sau đó là trâm, xoay, săng đen, nhọ nồi, kơnia, săng ớt, giẻ,...; phân bố theo cấp chiều
cao có dạng hàm phân bố Weibull, α = 1,5, λ = 0,0474, Hbq = 11,7 m, R = 20 m, Cv =
10 


30,6%; phân bố theo cấp đường kính có dạng hàm phân bố Meyer, đây là dạng hàm
đặc trưng cho kiểu rừng tự nhiên hỗn loài đang ở giai đoạn phục hồi, D1,3bq = 17,1
cm; phân bố trữ lượng theo cấp đường kính không mang tính liên tục của lâm phần, trữ
lượng tập trung nhiều ở các cấp đường kính nhỏ từ 16 – 32 cm; trữ lượng bình quân
lâm phần khoảng 170 m3/ha; tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính: Hvn =
-6,7991 + 15,2216*logD1,3; có khoảng 40,6% cây tái sinh có chiều cao dưới 1 m,
27,8% cây tái sinh có chiều cao trong khoảng 1 m – 2 m, 20,1% cây tái sinh có chiều
cao trong khoảng 2 m – 4 m, 11,6% cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 4m, cây tái sinh
triển vọng là 29,72%, mật độ tái sinh: 11240 cây/ha, chủ yếu là cây tạp ít có giá trị
kinh tế; độ tàn che: 0,7.
Phạm Việt Toàn 2008, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc đặc điểm cấu trúc
rừng tự nhiên hỗn loài trạng thái IIIA1 ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Công trình nghiên cứu của Phạm Việt Toàn đã mang
lại những kết quả sau: có 52 loài, trong đó loài có số lượng lớn nhất là sến cát, sau đó

là dầu cát, thẩu tấu, nhọ nồi, máu chó lá nhỏ,…; phân bố theo cấp chiều cao: Hbq =
11,8 m, số cây tập trung nhiều ở cấp chiều cao 8 m – 12 m, các cá thể cây rừng có sự
phân hóa mạnh về chiều cao; phân bố theo cấp đường kính có dạng phân bố giảm,
D1,3bq = 15,19, số lượng cây tập trung ở cấp đường kính 11 – 23 cm; phân bố số cây
theo tiết diện ngang có dạng phân bố giảm, Gbq = 0,0271 m2 tương ứng với đường
kính thân cây là 13 cm, đa số cây tập trung ở tiết diện ngang nhỏ nhất (chiếm 92,2%);
mật độ tái sinh rừng: 14.267 cây/ha, trong đó có 19% cây tái sinh có phẩm chất tốt; độ
tàn che: 0,61.
Đoàn Minh Hiền 2008, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc rừng ở Khu Bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đề tài đã thu được
những kết quả sau: hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu khá phong phú với 68 loài, độ
hỗn giao cao; đường kính bình quân tại khu vực nghiên cứu là 13 cm, số cây tập trung
nhiều nhất ở đường kính từ 5,5 – 13 cm và giảm dần khi đường kính tăng lên, Cv =
57%; phân bố số cây theo chiều cao có dạng hàm phân bố Weibull; cây tái sinh ở khu
vực nghiên cứu tương đối nhiều, khả năng cung cấp nguyên liệu cho tái sinh rừng tự
nhiên tương đối đầy đủ; hệ số k = 1,17, độ che phủ tương đối thấp.

11 


Rừng tự nhiên hỗn loài là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Khi nghiên
cứu về rừng tự nhiên, có thể điều tra nghiên cứu trên nhiều đặc trưng khác nhau, nhiều
hiện trạng rừng khác nhau,… Và như chúng tôi đã trích dẫn ở trên, đã có rất nhiều tác
giả với những công trình nghiên cứu khác nhau đã thực hiện đối với rừng tự nhiên.
Riêng với vấn đề đặc điểm cấu trúc, đặc điểm lâm học trên các hiện trạng rừng khác
nhau tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu cũng đã được nhiều tác giả
tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, rừng tự nhiên luôn biến động mạnh và biến động
không ngừng về các đặc trưng của nó như: thành phần loài, chiều cao, đường kính thân
cây, đặc điểm tái sinh rừng,… Vì thế, để có được những biện pháp quản lý, quy hoạch
và điều chế rừng hợp lý, kịp thời thì cần có những cuộc điều tra thường xuyên về tình

hình sinh trưởng và phát triển của rừng, thường là 5 năm tiến hành một lần. Ngoài ra,
qua từng giai đoạn sẽ có những phương pháp điều tra ngoại nghiệp khác nhau, ví dụ
như: tiêu chuẩn của D1,3 để xác định cây gỗ lớn trước đây và sau này có khác nhau, số
lượng ô dạng bản trước đây và sau này có sự chênh lệch,… Xuất phát từ sự cần thiết
trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm điều tra nghiên cứu để đưa ra những đặc
điểm lâm học mới nhất về hiện trạng rừng IIIA1 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình
Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

12 


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của khóa luận gồm:
- Thành phần loài cây phân bố trên trạng thái rừng IIIA1
- Tổ thành thực vật trên trạng thái rừng IIIA1
- Cấu trúc rừng và độ tàn che của trạng thái rừng IIIA1
- Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Thông qua Internet, sách, báo, số liệu lưu giữ tại các cơ quan địa phương (cụ
thể là trạm Quản lý bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu), các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài, chúng tôi đã bước đầu thu thập tài liệu thứ cấp để tham khảo và hoàn
thiện đề tài của mình như sau:
- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy
văn, tài nguyên rừng) tại khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội (thành phần dân tộc, dân sinh, sinh kế, …) của

người dân tại địa phương thuộc khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ hiện trạng của khu bảo tồn nhằm xác định tọa độ hiện trạng rừng tiến
hành nghiên cứu, cụ thể là hiện trạng rừng IIIA1.
- Một số nội dung, phương pháp và kết quả nghiên cứu trong các đề tài đã thực
hiện trên các hiện trạng rừng khác nhau tại khu vực nghiên cứu.

13 


3.2.1.2. Lập ô tiêu chuẩn
Để thu thập được những tài liệu sơ cấp, đề tài thực hiện phương pháp điều tra
theo ô tiêu chuẩn điển hình. Ô tiêu chuẩn (OTC) được bố trí ngẫu nhiên và mang tính
đại diện cho toàn bộ diện tích rừng trạng thái IIIA1 hiện có tại khu vực nghiên cứu.
Số ô tiêu chuẩn cần lập: 3 ô. Diện tích mỗi OTC: 2000 m2 (40 x 50 m).
Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 80 ô dạng bản. Diện tích mỗi ô dạng bản: 25 m2 (5 x
5 m). Tổng số ô dạng bản của cả 3 ô tiêu chuẩn: 240 ô. Mục đích lập ô dạng bản là để
đo đếm cây tái sinh.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn, các ô dạng bản được bố trí như sau:
Ô 25 m2

1

2

3

4

Ô 100 m2


40 m

50 m
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong một ô tiêu chuẩn
3.2.1.3. Điều tra cây gỗ lớn
Đối với các loài gỗ lớn, trước hết xác định tên loài, loài nào chưa rõ, ghi kí hiệu
sp1, sp2,…. Tiến hành đo đếm tất cả các chỉ tiêu của tầng cây gỗ:
- Đường kính thân cây (D1,3, cm) được đo đếm bằng thước mét dây tại vị trí 1,3
m (ngang ngực). Chỉ tiến hành đo đếm những cây có đường kính D1,3 lớn hơn hoặc
bằng 8 cm.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng
sào đo cao kết hợp với mục trắc. Chiều cao vút ngọn của cây rừng từ gốc cây đến đỉnh
sinh trưởng của cây. Chiều cao dưới cành của cây rừng được xác định từ gốc cây đến
cụm cành đầu tiên tham gia tạo tán cây rừng.

14 


- Đường kính tán (Dtán, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán lá
trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình
quân. Riêng trắc đồ đo vẽ để tính độ tàn che, đường kính tán đo theo bốn hướng là
Đông, Tây, Nam và Bắc.
- Xác định phẩm chất cây: phân loại phẩm chất cây theo ba loại A, B, C và ghi
chú tình hình dây leo ảnh hưởng đến cây đứng.
+ Loại A: Cây thân thẳng, tán cân đối, phát triển tốt, không có hiện tượng sâu
bệnh, cụt ngọn, hai thân.
+ Loại B: Thân cong, tán mất cân đối, phát triển trung bình, không có hiện
tượng sâu bệnh.
+ Loại C: Thân cong queo, cụt ngọn, có hai thân trở lên, phát triển kém, có hiện
tượng sâu bệnh, sam bọng, cây đang chết từng phần hoặc bị gãy đổ.

Kết quả đo đếm được thống kê vào biểu điều tra tầng cây gỗ lớn
Bảng 3.1: Biểu điều tra cây gỗ lớn.
STT Tên loài

Hvn Hdc C
D1,3
(m) (m) (cm) (cm)

Đường kính
tán (m)
Đ -T N-B

Tọa độ (m)
X

Y

Phẩm
chất

1
2
3

3.2.1.4. Xác định độ tàn che của rừng
Độ tàn che được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa phần diện tích hình chiếu
tán che giấy kẻ ô ly so với diện tích dãi vẽ trắc đồ (400m2).
Dùng phương pháp vẽ trắc đồ David và Richards (1934), biểu diễn trên giấy kẻ
ô ly với dải rừng có diện tích 400 m2 (10 x 40 m), vẽ với tỉ lệ 1/200. Sử dụng các yếu
tố đã xác định để vẽ như: chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính, đường

kính tán, chiều dài tán lá, và xác định tọa độ từng cây. Sau đó, tính diện tích tán che
trên giấy kẻ ô ly để tính độ tàn che.

15 


×