Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI BA BA XANH Cassida circumdata Herbst (Chrysomelidae – Coleoptera) HẠI RAU MUỐNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU
LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI BA BA XANH
Cassida circumdata Herbst (Chrysomelidae – Coleoptera)
HẠI RAU MUỐNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2009– 2013
SVTH: NGUYỄN BẢO TRUNG

Tháng 08/2013


i

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ HIỆU
LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI BA BA XANH
Cassida circumdata Herbst (Chrysomelidae – Coleoptera)
HẠI RAU MUỐNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN BẢO TRUNG

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


TS. TRẦN THỊ THIÊN AN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ của Ông Bà, Cha Mẹ,
cùng những người thân trong gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con trong học tập.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
TS. Trần Thị Thiên An đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Các anh chị cao học và các bạn lớp DH09BV cùng thực tập tại phòng thí
nghiệm bộ môn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bảo Trung


iii

TÓM TẮT
Nguyễn Bảo Trung, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu lực của một số loại
thuốc trừ sâu đối với ba ba xanh Cassida circumdata Herbst (Chrysomelidae –
Coleoptera) hại rau muống tại Tp. Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thiên An
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 tại Phòng thí nghiệm
Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh nhằm nghiên
cứu đặc điểm sinh học và xác định hiệu lực trừ ba ba xanh của một số loại thuốc trừ
sâu làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả loài
dịch hại này trên cây rau muống tại Tp. Hồ Chí Minh
Kết quả đạt được:
Ba ba xanh Cassida circumdata (Chrysomelidae – Coleoptera) thuộc côn trùng
biến thái hoàn toàn. Trưởng thành C. circumdata có cơ thể dạng hình bầu dục, mặt
lưng của cơ thể vồng lên hình bán cầu. Trưởng thành cái có kích thước trung bình dài
4,90 ± 0,45 mm, rộng 3,90 ± 0,45 mm. Trưởng thành đực có kích thước trung bình dài
4,10 ± 0,32 mm rộng 3,10 ± 0,32 mm. Trứng có màu xanh nhạt, hình bầu dục dài, kích
thước trung bình dài 2,47 ± 0,11 mm, rộng 0,96 ± 0,07 mm. Sâu non có 5 tuổi, sâu non
có màu vàng xanh, có hai hàng gai xung quanh cơ thể, sâu non có kích thước cơ thể
lớn nhất trung bình dài 4,58 ± 0,41 mm, rộng 2,49 ± 0,43 mm. Nhộng có màu xanh,
kích thước trung bình dài 4,60 ± 0,48 mm, rộng 2,73 ± 0,41 mm.
Vòng đờicủa ba ba xanh C. circumdata trung bình là 21,93 ± 2,59 ngày. Một ba
ba cái đẻ trung bình được 351,57 ± 71,69 trứng. Trứng của ba ba xanh C. circumdata có
tỷ lệ nở rất cao (99,33%). Tỷ lệba ba non sống là 87,92%, tỷ lệ sâu non hóa nhộng là
100%, tỷ lệ nhộng vũ hóa là 100% và tỷ lệba ba cái là 59,16%.
Các loại thuốc trừ sâu trong thí nghiệm đều gây chết đối với ba ba xanh C.
circumdata trưởng thành. Thuốc AC Master super 0,3EC (187,5 ml/ha) có hiệu lực
mạnh nhất.


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ......................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình và đồ thị ....................................................................................... x
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu đề tài .......................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về cây rau muống .................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc ............................................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây rau muống ................................................................... 3
2.1.3 Giống rau muống .................................................................................................. 4
2.2 Thành phần sâu hại cây rau muống và đặc điểm một số sâu hại phổ biến trên rau
muống ........................................................................................................................... 5
2.2.1 Thành phần sâu hại rau muống .............................................................................. 5
2.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại phổ biến
trên rau muống............................................................................................................... 6
2.2.2.1 Sâu khoang (Spodopter litura) ........................................................................... 6
2.2.2.2 Rầy xám (Delphacodes stristella)....................................................................... 8
2.2.2.3Rầy xanh (Empoasea flavescen) ........................................................................ 10
2.2.2.4Sâu sa (Arius convovuli Lin.) ............................................................................ 12
2.3 Giới thiệu về các loại thuốc thí nghiệm .................................................................. 13
2.3.1 Thuốc Neem Nim Xoan Xanh green 0,3EC ......................................................... 13
2.3.2 Thuốc Thuricide HP ............................................................................................ 14

2.3.3 Thuốc AC MASTER SUPER 300SC .................................................................. 14


v

2.3.4 ThuốcACplant 4WDG ........................................................................................ 15
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 16
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 16
3.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 16
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm.............................................................................................. 16
3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................. 16
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 17
3.4.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của ba ba xanh Cassida
circumdata hại lá rau muống ...................................................................................... 17
3.4.1.1 Thí nghiệm mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh sống gây hại của ba ba
xanh Cassida circumdata............................................................................................ 18
3.4.1.2 Thí nghiệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể vòng đời và tuổi thọ
của ba ba xanh Cassida circumdata ............................................................................. 19
3.4.1.3 Thí nghiệm xác định khả năng sinh sản và phát dục của các pha cơ thể sau giai
đoạn trứng nở của ba ba xanh Cassida circumdata ...................................................... 20
3.4.2 Khảo sát hiệu lực trừ ba ba xanh Cassida circumdata hại rau muống của một số
loại thuốc trừ sâu ......................................................................................................... 22
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 24
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 25
4.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của ba ba xanh Cassida circumdata hại rau
muống ......................................................................................................................... 25
4.1.1 Đặc điểm hình thái của ba ba xanh Cassida circumdata ...................................... 25
4.1.2 Thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời của ba ba xanh Cassida circumdata... 30
4.1.3 Khả năng sinh sản, tuổi thọ và phát dục các pha cơ thể sau giai đoạn trứng nở của

ba ba xanh Cassida circumdata ................................................................................... 33
4.2 Hiệu lực trừ ba ba xanh Cassida circumdata hại rau muống của một số loại thuốc
trừ sâu .......................................................................................................................... 35


vi

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 39
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 42


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bt:

Bacillus thuringensis

CV:

Coefficient of Variation

DD:

Dung dịch

EC


Emusifiable Concentrate

HP:

Huyền phù

IFPRI:

International Food Policy Research Insittute

LD50:

Letaldosis

LLL

Lần lặp lại

LLSD:

Liều lượng sử dụng

NSXL:

Ngày sau xử lý

NT:

Nghiệm thức


NTP:

Ngày trước phun

SC:

Suspension Concentrate

SD:

Standard deviation

TB:

Trung bình

WDG :

Water Dispersible Granule

WP:

Wettable Powder


viii

DANH SÁNH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần sâu hại trên cây rau muống .......................................................... 5

Bảng 3.1Các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm ............................................ 23
Bảng 4.1Kích thước các giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành của ba ba xanh
Cassida circumdata ..................................................................................................... 25
Bảng 4.2Đặc điểm của ba ba xanh đực và cái .............................................................. 28
Bảng 4.3Thời gian phát dục cơ thể và vòng đời ba ba xanh Cassida circumdata ......... 31
Bảng 4.4Khả năng đẻ trứng và tuổi thọ ba bacáiCassidacircumdata ............................ 33
Bảng 4.5Khả năng phát triển các pha cơ thể sau giai đoạn trứng nở của ba ba
xanhCassida circumdata .............................................................................................. 35
Bảng 4.6Mật số ba ba xanh Cassida circumdata sống trên các nghiệm thức thí nghiệm..... 36
Bảng 4.7Hiệu lực trừ ba ba xanhCassida circumdatahại cây rau muống của một số
loại thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm .................................................................. 37


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1Sâu khoangSpodopter litura ............................................................................ 6
Hình 2.2Rầy xanh Empoasea flavescent ...................................................................... 10
Hình 2.3Sâu sa Agrius convovuli Lin. ......................................................................... 12
Hình 2.4 Một số thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm ............................................. 15
Hình 3.1 Hộp nhựa (a) và lồng lưới (b) nuôi ba ba xanh .............................................. 17
Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm mô tả đặc điểm hình thái và tập tính sinh sống gây hại của
ba ba xanh Cassida circumdata ............................................................................ 18
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm xác định thời gian phát triển các pha cơ thể vòng đời và
tuổi thọ của ba ba xanh Cassida circumdata ................................................................ 20
Hình 3.4 Bố trí thí ngiệm khả năng sinh sản của ba ba xanh Cassida circumdata ............. 20
Hình 3.5 Bố trí thí nghiệm phát dục các pha cơ thể sau giai đoạn trứng nở của ba ba
xanh Cassida circumdata ............................................................................................. 21
Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm hiệu lực trừ ba ba xanh xủa một số thuốc trừ sâu ............... 23
Hình 4.1Trứng ba ba xanh Cassida cirsumdata 1 ngày tuổi (a). Trứng được đẻ từng

cụm (b) hay rải rác (c).................................................................................................. 26
Hình 4.2 Sâu non các tuổi sau khi lột xác 1 ngày ......................................................... 27
Hình 4.3 Nhộng ba ba xanh Cassida circumdata ......................................................... 27
Hình 4.4Đốt bụng cuối của ba ba xanh C. circumdata cái (trái), đực (phải) ................. 29
Hình 4.5Màu sắc mảnh thuẫn con cái (trái) và con đực (phải) ..................................... 29
Hình 4.6 Triệu chứng gây hại của sâu non (trái) và trưởng thành (phải) trên cây rau
muống.......................................................................................................................... 29
Hình 4.7 Ba ba xanh Cassida circumdatađang giao phối ............................................. 30
Hình 4.8 Vòng đời của ba ba xanh Cassida circumdata .............................................. 32
Hình 1 Bộ phận sinh dục của ba ba đực ....................................................................... 57
Hình 2Chân trước, giữa, sau của ba ba xanh đực (trái), cái (phải) ................................ 57
Hình 3Râu đầu con đực (trên) và con cái (dưới) .......................................................... 57
Đồ thị 4.1 Nhịp điệu đẻ trứng của ba ba cái Cassida circumdata ................................. 34


1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm thường xuyên không thể thiếu được trong khẩu phần
ăn hàng ngày của con người, đặc biệt đối với những dân tộc châu Á, trong đó có Việt
Nam. Rau chiếm vị trí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ sức
khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật, là nguồn cung cấp vitamin và
khoáng chất rất cần thiết cho sự duy trì, phát triển đối với cơ thể con người (Tạ Thị
Thu Cúc, 2005).
Trong các loại rau ăn lá được tiêu dùng hàng ngày thì rau muống là một trong
những loại rau phổ biến nhất, 95% số hộ tiêu thụ (IFPRI, 2002) và 25% người đi chợ ở
Tp. Hồ Chí Minhđã mua rau muống mỗi ngày.
Tuy nhiên, năng suất và sản lượng của rau muống ở nước ta vẫn chưa cao, ngoài

những nguyên nhân như thời tiết, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp thì sự phá hại của một
số đối tượng sâu bệnh hại như sâu ba ba, sâu khoang (Spodopteralitura), sâu xanh
(Helicoverpaarmigera), rầy xám(Delphacodes stristella),…cũng là một trong những
nguyên nhân cơ bản.
Những năm gần đây sâu ba bađã được ghi nhận là loại bọ ăn láxuất hiện và gây
hại cho những vùng trồng rau muống ở Tp. Hồ Chí Minh. Sâu ba ba là đối tượng chưa
được nghiên cứu nhiều, nếu việc điều tra phát hiện và phòng trị không kịp thời thì sâu
ba ba có khả năng ăn lá rất cao, chúngcó thể làm mất trắng cả một lứa rau, hoặc toàn
bộ ruộng rau trở nên xơ xác cằn cỗi.
Để có cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu ba bacó hiệu quả, cần phải
hiểu biết rõ đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng để từ đó đưa ra biện pháp phòng
trừ phù hợp.


2

Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và hiệu lực của một
số loại thuốc trừ sâu đối với ba ba xanh CassidacircumdataHerbst (Chrysomelidae
– Coleoptera) hại rau muống tại Tp. Hồ Chí Minh”đã được tiến hành.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Cung cấp số liệu đặc điểm hình thái, sinh họcvà hiệu quả sử dụng thuốc trừ ba
ba xanh ăn lá rau muống, góp phần khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp
quản lý hiệu quả các loài sâu hại trên cây rau muống ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
1.3 Yêu cầu đề tài
Nghiên cứu được đặc điểm hình thái, sinh họccủa ba ba xanh ăn lá rau muống.
Xác định được hiệu lực trừ ba ba xanh ăn lá rau muống của một số loại thuốc
thí nghiệm.


3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây rau muống
Cây rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatic Forsk, là một loại thực vật
bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìmConvolvulaceae, là một loại rau ăn lá rất phổ biến và
các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh tưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ
cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm. Rau muống ít gặp ở khu vực có độ cao trên
700 m so với mặt nước biển và nếu có thì sinh trưởng kém.Nhiệt độ trung bình thấp
dưới 23oC, rau muống sẽ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Rau muống có thể
trồng trên nhiều loại đất khác nhau (đất sét, đất cát, cát pha) nhưng cần ẩm ướt, giàu
mùn hoặc được bón nhiều phân hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của
rau muống từ 5,3 – 6,0 (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2009).
2.1.1 Nguồn gốc
Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam
Á, vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương (Trần Khắc Thi và
Trần Ngọc Hùng, 2009).
Phân bố tự nhiên chính xác của rau muống hiện chưa rõ do được trồng phổ
biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, nó là loại
rau rất phổ thông.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây rau muống
Thân tròn dạng rỗng, màu xanh nhạt hoặc đỏ tía.Thân chia nhiều đốt, trên các
đốt có thể sinh rễ, phân cành mạnh.
Rễ chùm, phát triển mạnh ăn sâu.
Lá hình tam giác hoặc bầu dục, đầu nhọn như mũi mác, dài 12 – 20 cm, màu
xanh, cuống dài. Mép lá thẳng hoặc có răng cưa.


4


Phát hoa mọc ở nách lá, mang một hoặc nhiều hoa.Hoa to hình phễu, màu trắng
hoặc hồng tía, ống hoa tím nhạt, mọc từ 1 – 2 hoa trên một cuống, cuống hoa dài.
Quả nang tròn, vỏ mỏng, đường kính 7 – 10 mm, trong chứa 3 – 5 hạt có lông
màu hung. Hạt hình cầu, màu đen, vỏ dày, đường kính 2 – 3 mm (Nguyễn Mạnh Chinh
và Phạm Anh Cường, 2009).
2.1.3 Giống rau muống
Rau muống cạn hiện nay có nhiều giống, phổ biến là các giống rau muống
Trang Nông, Hai mũi tên đỏ (Đông Tây), giống rau muống cao sản của công ty Giống
cây trồng miền Nam, hạt giống rau muống cao sản Đại Địa. Ngoài ra còn có các giống
địa phương khác.
Phương pháp để giống rau muống lấy hạt: Rau muống được trồng cấy vào
tháng 8 đến đầu tháng 9, chăm sóc như rau cấy để ăn bình thường nhưng không thu
hái, đến tháng 11 rau sẽ ra hoa kết quả. Khi quả có màu vàng thì thu hái đem về phơi
cho vỏ quả hơi khô, rồi cho vào cối giã hoặc cối xay cho vỏ quả vỡ ra lấy hạt làm sạch
rồi phơi cho hạt khô kiệt mới đem cất giữ sang vụ sau. Chú ý khi rau muống bò dài
nên cắm giàn thấp để cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao có thể thu
từ 550 – 850kg/ha (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996).
Hiện nay rau muống nước chủ yếu sử dụng giống địa phương bao gồm giống
thân tím và thân trắng, nhưng giống thân trắng được thị trường ưa chuộng.
Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu
hoạch hoặc có thể chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách
từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng.
* Phân loại rau muống theo môi trƣờng sống
Rau muống nước: Được trồng hoặc mọc ở nơi nhiều nước, ẩm ướt. Loại này
thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng, luộc ngon hơn xào hay ăn sống.
Rau muống cạn: Trồng trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng
xanh, nhỏ. Loại này thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống.
* Phân loại rau muống theo điều kiện trồng
Rau muống ruộng: Có 2 giống là rau muống trắng và rau muống đỏ. Trong

đó rau muống trắng thường được trồng trên cạn, kém chịu ngập.Còn rau muống đỏ
được trồng cả trên cạn và dưới nước với nhiệt độ ao là 20 oC– 30oC.


5

Rau muống phao: Rau cấy xuống bùn, cho ngọn nổi lên, ăn quanh năm.
Rau muống bè: Rau thả quanh năm trên mặt nước, dùng tre cố định ở một
chỗ nhất định trên ao.
Rau muống thúng: Trồng rau vào thúng đất, để thúng đất lên giá cắm ở ao
sâu rồi để thúng nổi lên ¼ cho rau bò quanh mặt ao.
2.2 Thành phần sâu hại cây rau muống và đặc điểm một số sâu hạiphổ biến
trên rau muống
2.2.1 Thành phần sâu hại rau muống
Bảng 2.1 Thành phần sâu hại trên cây rau muống
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên sâu hại

Ba ba bốn chấm nâu
(Aspidomorpha furcata)
Ba ba bốn vệt
(Laccoptera quadrimaculata)
Ba ba xanh
(Cassida circumdata)
Rầy trắng lớn
(Cafana (Tettigoniella) spectra)
Rầy xám
(Delphacodes stristella)
Rầy xanh
(Empoasea flavescent)
Cào cào nhỏ
(Atractomorpha chinensis)
Châu chấu lúa
(Oxya chinensis)
Châu chấu u
(Trilophidia annulata)
Sâu sa khoai lang
(Agrius convolvuli)
Sâu cuốn búp
(Alucita nivcodactyla)
Sâu khoang
(Spodoptera litura)

Họ - Bộ

Mức độ phổ
biến


Chrysomelydae – Coleoptera



Chrysomelydae – Coleoptera



Chrysomelydae – Coleoptera



Cicadellidae – Homoptera



Delphacidae – Homoptera



Cicadellidae – Homoptera



Acrididea– Orthoptera



Acrididea – Orthoptera




Acrididae – Orthoptera



Sphingidae – Lepidoptera



Pterophorinae – Lepidoptera



Noctuidae – Lepidoptera



Ghi chú: +: Ít phổ biến; ++: phổ biến; +++: Rất phổ biến

(Nguồn: Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003)


6

Theo Đặng Thái Thuận và Võ Văn Đực (1980), trên cây rau muống thường
có các loại sâu hại như sâu ba ba (Cassida circumdata, Charidotella bicolor,…),
rầy xám, sâu gập lá (Brachmia trianuella), sâu khoang (Spodoptera litura),…
2.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại phổ
biến trên rau muống

2.2.2.1 Sâu khoang (Spodopter litura)
Tên khoa học: Spodopter litura
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera

(a) Sâu non

(b) Trưởng thành

(Nguồn: Tác giả)

(Nguồn: )

Hình 2.1 Sâu khoangSpodopter litura
Phân bố:
Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc…
Ký chủ:
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2005), sâu khoang là loài đa thực. ước tính phá hại
290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật. Ở nước ta sâu khoang là loài sâu hại quan
trọng trên rau họ thập tự, cà chua, đậu đũa, bầu bí, rau muống, khoai lang, thuốc lá,
bông, điền thanh,….
Triệu chứng, tác hại
Sâu non sâu khoang tuổi nhỏ tập trung thành đám gặm ăn lá, chừa lại biểu bì
trên và gân lá. Khi sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ để lại gân lá, có thể cắn trụi hết


7

lá. Khi sâu khoang phát triển thành dịch, chúng gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng.
Rau ăn lá làm giảm sản lượng và giá trị thương phẩm(Nguyễn Đức Khiêm, 2005).

Đặc điểm hình thái
Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5 mm. Bề mặt trứng có những đường khía
dọc từ đỉnh trứng xuống đáy trứng (36 – 39 đường) cắt ngang bởi những đường
khía ngang tạo nên những ô nhỏ. Trứng mới đẻ màu trắng vàng, sau chuyển thành
màu vàng xám, khi sắp nở có màu xám. Trứng xếp với nhau thành ổ có màu nâu
vàng phủ bên ngoài.
Sâu non đẫy sức dài 38 – 51 mm, phần lớn có màu nâu đen hoặc nâu tối, một số
ít có màu xanh lục. Vạch lưng và vạch phụ lưng màu vàng. Trên mỗi đốt dọc theo
vạch phụ lưng có vệt đen hình bán nguyệt, trong đó vệt ở đốt bụng thứ 1 và đốt bụng
thứ 8 là lớn nhất.
Nhộng dài 18 – 20 mm, màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Mép trước
đốt bụng thứ 4 và vòng quanh các đốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiếu chấm lõm. Cuối bụng
có một đôi gai ngắn.
Ngài có thân dài 16 – 21 mm, sải cánh 37 – 42 mm. Cánh trước màu nâu vàng.
Phần giữa từ mép trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng.
Trong đường vân này có 2 đường vân màu nâu (ở con đực không rõ), cánh sau màu
trắng loáng phản quang màu tím.
Đặc điểm sinh học
Trưởng thành hoạt động vào chiều tối, ban ngày trong bụi rậm, cành cây,
thường đẻ trứng trên mặt trên của lá.
Sâu non mới nở sống tập trung và gậm những biểu mô của lá. Sang tuổi 2, sâu
phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng. Tuổi 3 xuất hiện 3
vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có phản ứng với ánh sáng, phần lớn chúng
hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía
dưới lá hoặc trốn vào đất.
Ở tuổi 2–3 sâu có thể ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ.
Tuổi 4–5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính,
đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh.



8

Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui
xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư thực vật.
(Nguồn: )
Biện pháp phòng trừ
Trong một số năm gần đây để phòng trừ sâu khoang trên thế giới cũng như ở
nước ta đã và đang sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm các
biện pháp sau:
- Dùng bẫy đèn (đặc biệt là đèn tia tím) và bẫy chua ngọt để bắt và tiêu diệt.
- Bắt sâu tuổi nhỏ lúc chưa phân tán và ngắt ổ trứng.
- Cày bừa phơi ải trước khi trồng rau.
- Trồng cây hàng rào như hướng dương, thầu dầu…
- Sử dụng bẫy pheromone.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học như Bacillus thuringiensis, Nomurae rileyi…và
các loài ong ký sinh.
- Khi cần thì phun thuốc theo liều lượng khuyến cáo.
(Nguồn: Nguyễn Đức Khiêm, 2005)
2.2.2.2 Rầy xám (Delphacodes stristella)
Tên khoa học: Delphacodes stristella
Họ: Delphacidae
Bộ: Homoptera
Triệu chứng, tác hại
Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại nhưng chủ yếu là rầy non. Rầy
non tập trung hút nhựa ở ngọn và lá non. Khi ngọn rau mới phát triển chưa vươn dài
nếu bị rầy hại sẽ săn lại, lá rau cong cụp xuống. Nếu rầy hại khi ngọn rau đã vươn
dài thì lá rau biến vàng, rụng dần còn trơ lại cuống hoặc lá bị khô cháy từng đám.
Nếu mật độ rầy cao toàn bộ ruộng rau bị cằn cõi, lá xoăn và vàng, năng suất giảm rất
lớn, thậm chí không được thu hoạch (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn
Mạnh Chinh, 2003).

Rầy xám phát sinh gây hại từ tháng 3 nhưng các tháng đầu mật độ rất thấp. Mật
độ tăng dần từ tháng 6 cho đến cuối vụ. Các lứa rầy trong tháng 9, 10 thường gây hại


9

nặng hơn cả, có khi gây hiện tượng cháy từng đám trên ruộng rau muống. Khi rầy xuất
hiện, nếu bón nhiều đạm thì mức độ hại càng lớn và ở những đồng đất màu mỡ, úng
nước, rầy cũng thường tập trung mạnh hơn.
Đặc điểm hình thái
Rầy trưởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn, kích thước nhỏ bé. Rầy
cánh dài màu xám sáng con cái dài khoảng 3,8 – 4,2 mm, con đực 4,6 – 5,1 mm. Rầy
cánh ngắn màu xám sẫm, con cái dài khoảng 2,1 – 2,6 mm, con đực 3,5 – 4,1 mm.
Rầy có đặc tính nhảy, cả rầy non và rầy trưởng thành đều gây hại, nhưng rầy non gây
hại chủ yếu.
Rầy non hình bầu dục, đuôi nhọn, màu trắng hoặc xám nhạt. Trứng đẻ thành ổ
5 – 10 quả ở trong mô biểu bì phía mặt dưới lá (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến,
Nguyễn Mạnh Chinh, 2003).
Đặc điểm sinh học
Rầy xám hoạt động mạnh vào buổi tối, từ 20 –21 giờ. Ban ngày khi nắng to, rầy
nấp ở mặt dưới lá, sát mặt trước. Khi có động chúng luôn nhảy xuống nước rồi lại bò
lên trên cây. Rầy ưa ánh sáng đèn.
Rầy non có 5 tuổi. Vòng đời của một lứa rầy tuỳ thuộc vào nhiệt độ trong giai
đoạn sinh trưởng của rau, trung bình 26 – 27 ngày. Vòng đời sâu ngắn vào các tháng
nắng nóng, nhiệt độ cao và ngược lại. Có 8 – 9 lứa rầy trong một vụ rau muống.
Biện pháp phòng trừ
Bố trí các ruộng để giống rau muống qua đông trên cùng một khu đồng để tiến
hành chăm sóc tạo điều kiện cho giống khỏe.
Phải kiểm tra thường xuyên trong suốt thời vụ rau để theo dõi, phát hiện rầy ở
những ruộng muống xơ, nơi màu mỡ.

Bón tỷ lệ đạm cân đối với lượng phân chuồng. Khi rầy trưởng thành rộ, dùng
vợt bắt để giảm lượng rầy cho lứa sau.
Khi có rầy, cầy tháo ngập nước, không để ruộng khô cạn.
Luân canh rau muống với các cây trồng họ khác. Phải hạn chế và tiến tới không
dùng thuốc để trừ rầy, vì dùng nhiều sẽ diệt hết nguồn thiên địch như họ rùa đỏ...


10

2.2.2.3 Rầy xanh (Empoasea flavescen)
Tên khoa học: Empoaseaflavescen
Họ: Cicadellidae
Bộ: Homoptera

(Nguồn: )
Hình 2.3 Rầy xanh Empoasea flavescen
Phân bố
Là loài phổ biến ở các vùng trồng chè trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật,… Tại nước ta gặp ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi.
Ký chủ
Ngoài cây chè, loài rầy này gặp trên hầu hết các cây trồng như lúa, ngô, khoai
lang, đậu tương, bông, cà, thuốc lá…
Triệu chứng, tác hại
Rầy non và rầy trưởng thành gây hại như nhau, chúng dùng ngòi châm hút
nhựa cây. Rầy bám vào cuộng búp, lá non, dùng ngòi châm hút dịch tế bào ở cuống,
gân chính, gân phụ trên lá non. Các vết châm tạo thành những lỗ nhỏ li ti, thường
cách nhau rất đều, nhựa chảy ra bị oxy hóa nên vết châm có màu nâu sẫm. Lá bị hại
khô dần từ chóp lá lan dần theo hai mép lá đến ½ lá, phần còn lại cong dạng thìa
hoặc cong queo. Lá non bị hại có thể bị rụng. Các vết châm của rầy làm lá có màu
vàng hơi đỏ, cằn cõi, như bị thiếu dinh dưỡng, làm lá bị tổn thương, việc vận chuyển



11

nước và dinh dưỡng đến lá khó khăn, mất nước qua vết châm, nên ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất.
Đặc điểm hình thái
Rầy trưởng thành có thân dài 2,5 – 4 mm, thân màu xanh lá mạ, đầu hình tam
giác, giữa đỉnh đầu có một đường vân trắng và hai bên đó có chấm đen nhỏ. Cánh
trong mờ có màu xanh lục.
Trứng hình quả chuối tiêu, dài 0,8 mm, mới đẻ có màu trắng sữa, sắp nở có màu
xanh lá cây hay nâu nhạt.
Rầy non mới nở màu xanh nhạt dài 1 mm, sau có màu xanh vàng, dài 2 – 2,2 mm.
Đặc điểm sinh học
Rầy trưởng thành sợ ánh sáng chiếu trực tiếp nên thường ở mặt dưới lá. Rầy có
thể nhảy hay bò ngang để lẩn tránh khi bị khua động. Đẻ trứng vào mô của cọng búp
hay gân chính của lá, đẻ từ 2 – 8 quả. Rầy non có 4 tuổi. Thời gian trứng 5 – 8 ngày,
thời gian phát dục của rầy non biến động theo mùa:
Biện pháp phòng trừ
Trừ rầy khi cần thiết bằng các thuốc hóa học theo chỉ dẫn:
- Hoạt chất Buprofezin (Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP )
1 – 1,5 kg/ha)
- Hoạt chất Cartap (Padan 50SP 1 – 1,5 kg/ha, Padan 4G rải 10 – 20 kg/ha)
- Hoạt chất Acephate (Monster 40EC 1,5 – 2,5 kg/ha)
- Hoạt chất Acetamipid (Mospilan 3EC 0,5 – 0,75 l/ha)
- Hoạt chất Entofenprox (Trebon 10EC 0,7 l/ha)
(Nguồn: Nguyễn Đức Khiêm, 2005)


12


2.2.2.4 Sâu sa (Agrius convovuli Lin.)
Tên khoa học: Agrius convovuli Lin.
Họ: Sphingidae
Bộ: Lepidoptera

(a) Sâu non

(b) Trưởng thành

(Nguồn: t) (Nguồn: )
Hình 2.4 Sâu sa Agrius convovuli Lin.
Ký chủ
Sâu có phổ ký chủ rất rộng. Ngoài khoai lang, sâu còn gây hại các loại đậu, cà
chua, thuốc lá, đậu bắp, mè…
Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng có bụng rất to, nhiều lông, mỗi đốt có một hàng lông màu xám đen
xen hồng. Cuối bụng nhọn. Chiều ngang cả hai cánh đều rất hẹp so với chiều dài thân
mình. Cánh trước căng dài từ 8 – 11 cm, màu xám, trên có nhiều vân và sọc màu đậm.
Trứng tròn, màu xanh khi mới đẻ, được đẻ rời rạc ở mặt dưới lá. Thời gian
trứng từ 5 – 7 ngày.
Sâu mới nở màu xanh lục, có những vằn xiên hai bên hông cơ thể, hoặc có thân
màu đen với các vằn màu vàng nâu hai bên hông, đốt sau cùng có một gai đưa lên
giống như cái sừng nên có tên gọi là “sâu sừng”. Sâu phát triển trong thời gian khoảng
33 tuần và lớn đủ sức dài từ 8 – 12 cm.
Nhộng màu nâu đỏ, đầu nhộng có một vòi cong xuống phía đuôi như nắp viết
nên còn có tên gọi là “ngài nhộng vòi”. Nhộng được hình thành dưới đất và phát triển
từ 10 – 12 ngày.



13

Tập quán sinh sống và cách gây hại
Vì cơ thể lớn nên sâu ăn phá rất nhiều, sâu ăn trụi cả lá, làm cây xơ xác thành
từng chòm rất dễ nhận diện.
Biện pháp phòng trừ
- Dùng bẫy đèn để thu hút bướm.
- Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị; nhưng nên phát hiện
sớm để dùng thuốc khi sâu còn nhỏ, cơ thể còn yếu, dễ giết sâu hơn.
- Cũng có thể bắt bằng tay.
2.3 Giới thiệu về các loại thuốc thí nghiệm
2.3.1 Thuốc NeemNim Xoan Xanh green 0,3EC
Tên công ty:DNTN Tân Quy
Hoạt chất:Azadirachtin 0,30 % w/w (3.000 ppm)
Công dụng:NeemNim Xoan Xanh green 0,3EC là thuốc trừ sâu phổ rộng có
nguồn gốc Thảo mộc. Thuốc có tác dụng diệt trừ nhiều loại côn trùng chích hút và
miệng nhai gây hại cây trồng như trừ sâu xanh da láng hại bông cải, sâu tơ hại bắp cải,
bọ cánh tơ, rệp hại chè, rệp sáp hại cà phê, ruồi đục lá hại cây bó xôi, nhện đỏ hại hoa
lan, hoa hồng, huệ… bọ trĩ hại mai, cúc, rệp mềm, rệp dính, sâu ăn lá trên các loại cây
cảnh. Phòng trị sâu xanh da láng, sâu tơ, sâu vẽ bùa trên cây ăn trái…
Liều lượng:10 – 15 ml cho 8 lít nước. Phun từ 4 – 5 bình cho 1.000 m2
Hướng dẫn sử dụng:Nên phun sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu còn tuổi
nhỏ, sâu mới xuất hiện, hiệu quả nhất khi sâu giai đoạn trứng và tuổi 1, mỗi lần phun
cách nhau 7 – 10 ngày tùy mật độ sâu nhiều hay ít.Không có thời gian cách ly.
Khả năng hỗn hợp: Neem Nim Xoan Xanh green 0,3EC có thể pha chung với
hầu hết các thuốc trừ sâu, trừ bệnh, phân bón lá, nên phun luân phiên với thuốc trừ sâu
khác như: Bralic Tỏi – Tỏi 12,5DD, AZTron DF, Dipel ADF, GC – Mite 70DD,… để
tránh kháng thuốc.
Chú ý: Nên phun thử ở diện hẹp một vài cây xem có phản ứng gì không trước
khi phun ở diện rộng.



14

2.3.2 Thuốc Thuricide HP
Tên công ty:Certis USA (Mỹ)
Hoạt chất: Bacillus thuringiensisvarKurstaki
Công dụng:Thuốc trừ sâu sinh học gốc Bt đặc trị các loài sâu đã kháng thuốc
như: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đo, sâu vẽ bùa, sâu đục quả…
Hướng dẫn sử dụng:
Sử dụng liều lượng từ 0,3 – 1,0 kg/ha đối với các loại sâu:
- Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang hại bắp cải
- Sâu xanh hại hành, cà chua, hoa hồng
- Sâu đục quả cà chua, vải
- Sâu xanh da láng hại lạc (đậu phộng)
- Sâu róm hại thông
Thời gian cách ly 1 ngày.
Cách pha phun:Pha 3 gam cho bình 16 lít nước. Phun 1 gói 50 g cho một công
Nam bộ (1.000 m2) hoặc 2 gói 50 g pha cho 1 phuy 200 lít nước.
Lượng nước dùng:600 – 800 lít/ha. Phun thuốc khi sâu hại mới phát sinh.
2.3.3 Thuốc AC MASTER SUPER 300SC
Tên công ty:TNHH Hóa Sinh Á Châu
Hoạt chất: α–Cypermethrin, indoxacarb (S), fipronil
Công dụng: AC MASTER SUPER là thuốc trừ sâu hỗn hợp 3 hoạt chất mới
nhất, mạnh nhất, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn. Diệt sạch sâu cuốn lá nhỏ và
trưởng thành, sâu đã kháng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:
-Gói 7,5 ml pha bình 16 – 25 lít. Phun khi sâu vừa xuất hiện (4 – 5 ngày sau
khi bướm rộ).
- Phun 400 – 600 lít nước cho 1 ha.

- Nên phun thuốc vào chiều mát.
Thời gian cách ly 7 ngày.


15

2.3.4Thuốc ACplant 4WDG
Tên công ty:TNHH Hóa Sinh Á Châu
Hoạt chất:Emamectin benzoate 40G/KG
Công dụng:Là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới. Đặc trị sâu cuốn lá lúa, sâu
khoang hại đậu tương, sâu tơ hại bắp cải, bọ xít muỗi hại chè, bọ trĩ hại xoài.
Thời gian cách ly7 ngày.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sâu cuốn lá lúa, sâu khoang hại đậu tương: Lượng thuốc pha từ 1,6 – 2,4 g
thuốc/16 lít nước. Phun 2 bình 16 lít cho 1.000 m2.
- Sâu tơ hại bắp cải: Lượng thuốc pha từ 10 – 16 g thuốc/16 lít nước. Phun 2
bình 16 lít cho 1.000 m2.
- Bọ xít muỗi hại chè: Lượng thuốc pha từ 2 – 3 g thuốc/16 lít nước. Phun 2
bình 16 lít cho 1.000 m2.
- Bọ trĩ hại xoài: Lượng thuốc pha từ 6 – 12 g thuốc/16 lít nước. Phun 2 bình 16
lít cho 1.000 m2.

Hình 2.5 Một số thuốc trừ sâu sử dụng trong thí nghiệm


×