Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG BỆNH LEAF SCALD TRÊN MỘT SỐ GIỐNG MÍA THÁI LAN TRONGVÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG TYCỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH VÀ NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG BỆNH LEAF SCALD TRÊN MỘT SỐ
GIỐNG MÍA THÁI LAN TRONGVÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG
TYCỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH VÀ
NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH

NGÀNH
KHÓA
SVTH

: BẢO VỆ THỰC VẬT
: 2009 – 2013
: NGUYỄN TÂY KHOA

Tháng 08/2013


i

KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG BỆNH LEAF SCALD TRÊN MỘT SỐ
GIỐNG MÍA THÁI LAN TRONG VÙNG NGUYÊN LIỆU
CÔNG TYCỔ PHẦN BOURBON TÂY NINH VÀ
NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác giả:


NGUYỄN TÂY KHOA

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS.TS. Lê Đình Đôn

Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính khắc ghi công ơn nuôi dạy của cha mẹ đã cho con có đƣợc
nhƣ ngày hôm nay.
Xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:


Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ban
chủ nghiệm Khoa Nông Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi.



PGS.TS. Lê Đình Đôn đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực tập và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.




Ban Giám đốc, phòng nhân sự,bác Phạm Hùng Vỹ trƣởng phòng khuyến
nông, cô, chú công tác tại phòng khuyến nông, các anh kiểm soát viên ở
các trạm đã hỗ trợ,tận tình chỉ dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo nghiên
cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.



Các anh, chị, các bạn sinh viên làm việc, thực tập nghiên cứu tại nhà A1
Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ chia sẻ và động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.



Các bạn bè thân yêu của lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 35 đã chia sẻ cùng
tôi những vui buồn trong thời gian học, để lại trong tôi những kỷ niệm
đẹp thời sinh viên, cũng nhƣ hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013

Nguyễn Tây Khoa


iii

TÓM TẮT
Nguyễn Tây Khoa – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh – tháng
08/2013 “Khảo sát biến động bệnh Leaf Scald trên một số giống mía Thái Lan
trong vùng nguyên liệu Công ty Cổ phầnBourbon Tây Ninh và nghiên cứu tác

nhân gây bệnh”.
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Đình Đôn.
Đề tài tiến hành từ 11/3/2013 đến 11/8/2013 tại Viện Nghiên cứu Công nghệ
Sinh học và Môi trƣờng –Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.Đối
tƣợng nghiên cứu là vi khuẩn Xanthomonas albilineansgây bệnh Leaf Scald (thân
ngọn đâm chồi) trên mía tại tỉnh Tây Ninh.
Sau khi điều tra tình hình bệnh hại sẽ tiến hành thu thập mẫu bệnh, phân lập tác
nhân vi khuẩn trên môi trƣờng PGA và môi trƣờng chọn lọc gồm YDC, MS.Thực hiện
thử nghiệm các phản ứng sinh hóa. Khi tìm đƣợc các dòng vi khuẩn gây bệnh tiến
hành chủng vi khuẩn ngƣợc lại lên mía sạch bệnh trong điều kiện nhà lƣới. Kết quả
quá trình điều tra cho thấy các giống mía nhiễm bệnh với tỷ lệ thấp: KK3 (5,57%),
K95-156 (3,73%), KPS01-25 (2,01 %), 2 giống K95-84 và K2000-89 không nhiễm
bệnh. Sau khi phân lập xác định dòng vi khuẩn gây bệnh. Chủng bệnh bằng các
phƣơng pháp bơm kim tiêm, cắt đầu lá, châm kim chỉ có phƣơng pháp bơm kim tiêm
xuất hiện triệu chứng sọc trắng đặc trƣng, các giống đều nhiễm bệnh với tỷ lệ tƣơng
đối cao: KK3 (83,33 %), K95-156 (66,67 %), KPS01-25 (41,67 %), K95-84 (33,33
%), K2000-89 (75 %). Xác định đƣợc dòng vi khuẩn phân lập từ mẫu bệnh thu thập ở
huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh có tỷ lệ nhiễm cao nhất.


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm tạ.................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii

Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích đề tài ...................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu đề tài ........................................................................................................ 2
1.4. Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Sơ lƣợc về cây mía ................................................................................................. 3
2.1.1 Lịch sử phát hiện................................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại ............................................................................................................. 3
2.1.3 Nguồn gốc và phân bố......................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng .......................................................................................... 4
2.1.4.1 Nhiệt độ ..............................................................................................................................4
2.1.4.2 Ánh sáng ............................................................................................................................5
2.1.4.3 Độ ẩm .................................................................................................................................5
2.1.4.4 Độ cao.................................................................................................................................5
2.1.4.5 Đất trồng ............................................................................................................................6
2.1.5 Đặc điểm thực vật học......................................................................................... 6
2.1.5.1 Thân mía ............................................................................................................................6
2.1.5.2 Rễ mía.................................................................................................................................6
2.1.5.3 Lá mía .................................................................................................................................7
2.1.5.4 Hoa và hạt mía ..................................................................................................................7


v

2.1.6 Giá trị kinh tế ........................................................................................................................8
2.1.7 Nhân giống ......................................................................................................... 9
2.1.8 Sản lƣợng ............................................................................................................ 9
2.7 Một số giống mía Thái Lan trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ........................................ 10

2.7.1 K95-84 (K90-79 x K84-200) ............................................................................. 10
2.7.2 K95-156 (PL310 x Uthong 1)............................................................................ 11
2.7.8 Khonkaen 3 (85-2-352 x K84-200) ................................................................... 11
2.7.9 KPS01-25 (KPS94-13 x U Thong 3) ................................................................. 12
2.7.10 K2000-89 (K84-200 x K83-74) ....................................................................... 12
2.8 Bệnh trên cây mía ............................................................................................... 13
2.9 Bệnh thân ngọn đâm chồi của mía ........................................................................ 14
2.9.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 14
2.9.3 Triệu chứng....................................................................................................... 14
2.9.3.1 Triệu chứng ..................................................................................................................... 14
2.9.3.2 Giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn che khuất ................................................................ 15
2.9.4 Đặc tính sinh vật học và dịch tể học .................................................................. 16
2.9.5 Biện pháp phòng trừ .......................................................................................... 16
2.9.6 Phản ứng sinh hóa ............................................................................................ 17
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 18
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 18
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 18
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 18
3.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.2.2 Trang thiết bị, dụng cụ ...................................................................................... 18
3.2.3 Hóa chất............................................................................................................ 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 21
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 21
3.4.1Điều tra ngoài đồng ............................................................................................ 21
3.4.2 Xác định tác nhân gây bệnh .............................................................................. 22
3.4.2.1 Phân lập tác nhân gây bệnh .......................................................................................... 22


vi


3.4.2.2 Xác định gram ................................................................................................................. 22
3.4.2.3 Xác định dòng vi khuẩn ................................................................................................ 23
3.4.2.4 Thử sinh hóa phản ứng sinh hóa bằng bộ kit sinh hóa IDS 14 GNR ................25
3.4.2.5 Đếm mật số vi khuẩn bằng phƣơng pháp Blot Counting ....................................... 27
3.4.2.6 Chủng bệnh nhân tạo ..................................................................................................... 27
3.4.2.7 Phân lập lại mẫu chủng bệnh ....................................................................................... 29
3.5. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 29
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 30
4.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh ngoài đồng ruộng ................................................ 30
4.2 Triệu chứng bệnh thân ngọn đâm chồi ................................................................. 30
4.3 Kết quả phân lập .................................................................................................. 34
4.4 Xác định gram vi khuẩn ....................................................................................... 35
4.5 Nuôi cấy và quan sát vi khuẩn trên môi trƣờng YDC, MS. ................................... 36
4.6 Thực hiện phản ứng sinh hóa bằng bộ kit sinh hóa IDS 14 GNR .......................... 36
4.7 Xác định mật số vi khuẩn bằng phƣơng pháp Blot Counting ................................ 39
4.8 Kết quả chủng bệnh ............................................................................................. 41
4.8.1 Kết quả các phƣơng pháp chủng bệnh ............................................................... 41
4.8.2Theo dõi kết quả chủng bệnh bằng phƣơng pháp kim tiêm ................................. 41
4.9Kết quả phân lập lại .............................................................................................. 43
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 44
5.1Kết luận ................................................................................................................ 44
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 45
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 47
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 51


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

µl

: micro lit

CCS

: Commercial content sugar fomular
Chỉ số lƣợng đƣờng thƣơng phẩm có thể lấy ra từ mía

CP

: Cổ phần

ĐC

: Đối chứng.

DMC

: Huyện Dƣơng Minh Châu

DT

: Diện tích

MS

: Miller- Schroth


PGA

: Potato Glucose Agar

REP

: Lần lập lại

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TX

: Thị xã

YDC

:Yeast extract-dextrose-CaCO3


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Thống kê về nhóm tác nhân gây bệnh và số lƣợng bệnh đang xảy ra trên cây
mía (Hà Đình Tuấn, 2004). ........................................................................................ 13
Bảng 2.1 Ký hiệu các giếng thử nghiệm trên bảng nhựa ............................................ 17
Bảng 3.1 Hƣớng dẫn đọc kết quả thử nghiệm sinh hóa .............................................. 26
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh (%) thân ngọn đâm chồi tại các huyện điều tra .......................... 30
Bảng 4.2 Các mẫu bệnh thu thập từ các ruộng mía của nông dân .............................. 34
Bảng 4.3 Đặc điểm các dòng vi khuẩn ....................................................................... 35
Bảng 4.4 Kết quả thử nghiệm sinh hóa của 5 dòng vi khuẩn ...................................... 37
Bảng 4.5 Xác định mật số vi khuẩn .......................................................................... 40
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm bệnh của các giống mía sau 15 ngày chủng bệnh .................... 42
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm bệnh các dòng vi khuẩn.......................................................... 43


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh xuất hiện trên lá ............................................................. 31
A, B: Triệu chứng sọc trắng trên lá ; C: Triệu chứng lá bỏng ; D: Triệu chứng cây bị
héo rũ, chết đột ngột. ................................................................................................ 31
Hình 4.2 Triệu chứng bệnh trên thân ........................................................................ 32
Hình 4.3 Phân biệt triệu chứng bệnh gây hại và sâu đục thân ................................... 33
Hình 4.4 Triệu chứng bệnh ở đỉnh sinh trƣởng ......................................................... 33
Hình 4.5 Đặc điểm khuẩn lạc trên môi trƣờng PGA ................................................. 34
Hình 4.6 Kết quả thử gram ....................................................................................... 35
Hình 4.7 Vi khuẩn trên môi trƣờng chọn lọc ............................................................ 36
Hình 4.8 Kết quả thử phản ứng sinh hóa .................................................................. 39
Hình 4.9 Khuẩn lạc Xanthomonas albilineans của dòng D4 trên môi trƣờng PGA sau
48 giờ nuôi cấy (ở nhiệt độ phòng) ........................................................................... 40
Hình 4.10 Các phƣơng pháp chủng bệnh .................................................................. 41
Hình 4.11 Triệu chứng bệnh sau khi chủng bằng phƣơng pháp bơm kim tiêm .......... 42

Hình 4.12 Đặc điểm khuẩn lạc phân lập từ mẫu chủng bệnh ..................................... 43
Hình 1 Các giống mía điều tra ................................................................................... 47
Hình 2 Đo điểm điều tra ............................................................................................ 48
Hình 3 Chủng bệnh bằng phƣơng pháp bơm kim tiêm ............................................... 48
Hình 4 Chủng bệnh bằng phƣơng pháp châm kim ..................................................... 49
Hình 5 Chủng bệnh bằng phƣơng pháp cắt đầu lá...................................................... 49
Hình 6 Bộ nhuộm gram ............................................................................................. 50
Hình7 Bộ Kit thử sinh hóa IDS 14 GNR ................................................................... 50


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay cây mía (Saccharum spp.) đang là một trong những loại cây công
nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao ở nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ
Cuba, Ấn Độ, Australia,.v.v. Vì vậy diện tích trồng mía cũng nhƣ sự ra đời của nhiều
giống mới không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Mặt khác, mía là cây trồng
một lần nhƣng lại có khả năng cho thu hoạch nhiều vụ, nên đây cũng là một trong
những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại tồn tại và phát triển
(Nguyễn Huy Ƣớc, 1994). Hơn nữakhi cơ cấu giống mía phong phú hơn, thời tiết khí
hậu có nhiều biến đổi cũng góp phần làm cho dịch bệnh đa dạng hơn. Trong đó bệnh
Leaf Scald hay còn gọi là bệnh thân ngọn đâm chồi gây hại trên mía do vi
khuẩnXanthomonas albilineans (Ashby) Dowson gây nên đƣợc đánh giá là có khả
năng gây hại nghiệm trọng ảnh hƣởng đến năng suất, phẩm chất mía.
Tác động về kinh tế của bệnh này rất lớn khi có nhiều giống mẫn cảm. Cho đến
nay vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về bệnh thânngọn đâm chồi của mía, mặc dù bệnh
này đã xuất hiện từ lâu và mang nhiều tiềm ẩn gây hại ảnh hƣởng đến sản lƣợng và

chất lƣợng cây trồng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đƣợc sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Lê Đình Đôn và
sự hỗ trợ từ công ty mía đƣờng Bourbon Tây Ninh đề tài “Khảo sát biến động bệnh
Leaf Scald trên một số giống mía Thái Lan trong vùng nguyên liệu công ty
CPBourbon Tây Ninh và nghiên cứu tác nhân gây bệnh”đƣợc thực hiện.


2

1.2 Mục đích đề tài
Khảo sát đánh giá tình hình nhiễm bệnh Leaf Scald ( bệnh thân ngọn đâm chồi )
ở tỉnh Tây Ninh.
Xác định tác nhân gây bệnh.
Đánh giá tính gây bệnh của vi khuẩn Xanthomonas albilineans trong điều kiện
nhà lƣới.
1.3 Yêu cầu đề tài
Điều tra vùng nguyên liệu giống của công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh thuộc
4 huyện Tân Châu, Dƣơng Minh Châu, Châu Thành, Tân Biên. Hiểu biết triệu chứng,
tác nhân gây bệnh.
Thu thập đầy đủ phân tích số liệu.
Đảm bảo đúng các thao tác khi tiến hành thí nghiệm và phân tích mẫu.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 tại các ruộng mía của
nông dân thuộc vùng nguyên liệu của công ty mía đƣờng Bourbon Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.
Thời gian thực hiện đề tài có hạn vì vậy không thể tiến hành điều tra khảo sát và
theo dõi diễn biến bệnh trên các giai đoạn tăng trƣởng đƣợc.


3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lƣợc về cây mía
2.1.1 Lịch sử phát hiện
Cây mía (Saccharum spp) đã đƣợc biết từ rất lâu (cách nay khoảng 2200 năm),
khi quân đội của Alexander chinh phục Ấn Độ vào năm 326 trƣớc Công Nguyên họ đã
thấy đƣợc cây mía. Cây mía đến Persia vào thế kỉ thứ 6 và ngƣời Ả Rập đã mang đến
Ai Cập vào năm 641 sau Công Nguyên trong quá trình chinh phục các miền đất của
họ. Cây mía cũng đƣợc mở rộng phân bố bằng cách này đến Syria, Cyprus, Crete, và
đến Tây Ban Nha vào khoảng những năm 714 sau công nguyên. Vào những năm 1150
ngành công nghiệp mía đƣờng ở Tây Ban Nha rất phát triển với khoảng 30000 ha mía
đƣợc trồng. Vào khoảng năm 1420 ngƣời Bồ Đào Nha đã đƣa cây mía đến Madeira
nơi mà chúng ngay lập tức lan rộng sang các quần đảo Canary,Azores. Nhà máy xử lí
mía hoạt động đầu tiên vào năm 1516 ở nƣớc cộng hòa Dominica. Sản phẩm đƣờng
đƣợc đƣa đến Cuba, Jamaica, Puerto Rico vào những năm cuối của thế kỷ 15.
2.1.2 Phân loại
Cây mía thuộc họ Gramineae, giống Saccharum (S) là hỗn hợp của sáu loài cỏ
lƣu năm thuộc giống Saccharum L., trong đó có hai loài hoang dại (S. spontaneum L.
và S. robustumBrvaes & Jeswiet ex Grassl) và 4 loài cây trồng ở vƣờn (S. officinarum
L., S. barberi Jeswiet, S. sinense Roxb., và S. edule Hassk . Bốnloài cây trồng ở vƣờn
có sự lai giống phức tạp và luôn có thể giao phấn chéo với nhau. Tất cả các loại giống
mía thƣơng mại đƣợc trồng hiện nay đều là các giống lai giữa các loài này với nhau.
2.1.3 Nguồn gốc và phân bố
Cây mía đƣợc cho là có nguồn gốc từ vùng nam Thái Bình Dƣơng.


4


 S. spontaneum xuất hiện trong quần thể hoang dại ở phía đông vànam Châu
Phi, từ suốt vùng trung đông đến Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên và Malaysia,
và từ suốt vùng Thái Bình Dƣơng đến New Guinea.
 Trung tâm xuất xứ của cây mía có thể là ở miền nam Ấn Độ nơi đã xuất hiện
giống S. robustum có số lƣợng NST nhỏ nhất dọc theo bờ sông ở New Guinea
vàmột ít ở các đảo liền kề và đã trở thành cây bản xứ của khu vực này.
 S. officinarum còn gọi là “noble cane” giống với các cây mía nguồn gốc ở
New Guinea. Loại mía này chỉ phù hợp với vùng nhiệt đới với điều kiện đất
đai và khí hậu thuận lợi.
 S. barberi có thể có nguồn gốc ở Ấn Độ.
 S. sinense có xuất xứ một phần ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, nam Trung
Quốc và Triều Tiên.
 S. edule là loại không thể sản xuất mùa màng nhƣS. robustumvà chỉ tìm thấy
đƣợc ở New Guinea và các đảo kế cận.
Cây mía hiện tại là cây trồng chính tại nhiều nƣớc vùng nhiệt đới. Vĩ độ cao nhất
mà cây mía đƣợc trồng là tại Natal, Argentina và tại cực nam của Australia (khoảng 30
độ S), và khoảng 34 độ N phía tây nam Pakistan, và 37 độ N ở nam Tây Ban Nha.
2.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng
2.1.4.1 Nhiệt độ
Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Nhiệt độ bình
quân thích hợp cho sự sinh trƣởng của cây mía là 15-26 oC. Giống mía nhiệt đới sinh
trƣởng chậm khi nhiệt độ dƣới 21 oC và ngừng sinh trƣởng khi nhiệt độ 13 oC và dƣới
5 oC thì cây sẽ chết. Những giống mía á nhiệt đới tuy chịu rét tốt hơn nhƣng nhiệt độ
thích hợp cũng giống nhƣ mía nhiệt đới.
Thời kì nảy mầm mía cần nhiệt độ trên 15 oC tốt nhất là từ 26-33 oC. Mía nảy
mầm kém ở nhiệt độ dƣới 15 oC và trên 40 oC. Từ 28-35 oC là nhiệt độ thích hợp cho
mía vƣơn cao. Sự dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm liên quan tới tỉ lệ đƣờng
trong mía. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì mía chin từ 15-20 oC. Vì vậy tỉ lệ



5

đƣờng trong mía thƣờng đạt ở mức cao nhất cho các vùng có khí hậu lục địa và vùng
cao.
2.1.4.2 Ánh sáng
Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng,
mía phát triển không tốt, hàm lƣợng đƣờng thấp. Mía cần thời gian tối thiểu là 1200
giờ tốt nhất là trên 2000 giờ. Quang hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cƣờng độ và độ dài
chiếu sáng. Thiếu ánh sáng cây hút phân kém do đó phân đạm, lân, kali chỉ hiệu quả
khi ánh sáng đầy đủ. Vì vậy ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mía vƣơn cao mạnh nhất
khi bắt đầu vào mùa hè có độ dài ngày tăng lên. Chính vì vậy, nó là nhân tố quan trọng
quyết định năng suất và sản lƣợng mía.
2.1.4.3 Độ ẩm
Mía là cây cần nhiều nƣớc nhƣng lại sợ úng nƣớc. Mía có thể phát triển tốt ở
những vùng có lƣợng mƣa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trƣởng mía yêu cầu lƣợng
mƣa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo, mía thu hoạch sau một thời gian khô
ráo khoảng 2 tháng sẽ cho tỉ lệ đƣờng cao. Bởi vậy các nƣớc nằm trong vùng khô hạn
nhƣng vẫn trồng mía tốt còn những nơi mƣa nhiều và phân bố đều trong năm thì việc
trồng mía không hiệu quả.
Gió bão làm cây đổ dẫn đến làm giảm năng suất, giảm phẩm chất của cây.
Chính vì vậy gió cũng là dấu hiệu quan trọng trong công tác dự báo lên kế hoạch và
chế biến làm sao tốn ít chi phí mà giá trị sản xuất cũng nhƣ phẩm chất của mía nguyên
liệu vẫn cao.
2.1.4.4 Độ cao
Độ cao có liên quan đến cƣờng độ chiếu sáng cũng nhƣ mức chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm, do đó ảnh hƣởng đến khả năng tích tụ đƣờng trong mía, điều đó
ảnh hƣởng đến hoạt động của các khâu trong qui trình chế biến. Giới hạn về độ cao
cho cây mía sinh trƣởng và phát triển ở vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là
700-800 m...



6

2.1.4.5 Đất trồng
Mía là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy có thể trồng mía
trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất thích hợp nhất cho mía là
những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nƣớc. Có
thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng nhƣ trên đất than bùn,
đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn ít màu mỡ. Yêu cầu tối thiểu với đất
trồng là có độ sâu, độ thoáng nhất định, độ PH không vƣợt quá giới hạn C,từ 4-9, độ
PH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vƣợt quá 15 đất không ngập úng
thƣờng xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới vận tải tƣơng đối thuận lợi đều
có thể bố trí trồng mía. Ngoài ra ngƣời ta có thể canh tác mía ở cả những vùng gò đồi
có độ dốc không lớn lắm ở vùng trung du miền núi. Tuy nhiên ở những vùng địa bàn
này cần bố trí các rãnh mía theo các đƣờng đồng mức để tránh sói mòn đất. Ngành
trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh
có qui mô lớn.
2.1.5 Đặc điểm thực vật học
2.1.5.1 Thân mía
Ở cây mía, thân là đối tƣợng thu hoạch, là nơi dự trữ đƣờng đƣợc dùng làm
nguyên liệu chính để chế biến đƣờng ăn.
Thân cây mía cao trung bình 2-3 m, một số giống có thể cao 4-5m. Thân mía
đƣợc hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm, trên
mỗi dóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trƣởng, đai rễ, sẹo lá…
Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tuỳ theo từng giống mà dóng mía
có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ: Hình trụ, hình trống, hình ống chỉ… Thân đơn độc,
không có cành nhánh, trừ một số trƣờng hợp bị sâu bệnh.
2.1.5.2 Rễ mía
Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.
Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nƣớc trong đất để

giúp mầm mía mọc và sinh trƣởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời). Khi mầm mía


7

phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây
hút nƣớc và chất dinh dƣỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ
vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dƣỡng dự trữ trong hôm mía nữa.
Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị
đỗ ngã, đồng thời hút nƣớc và chất dinh dƣỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trƣởng
(rễ vĩnh cữu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm,
rộng 40-60 cm.
2.1.5.3 Lá mía
Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp
cao, giúp cây tổng hợp một lƣợng đƣờng rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm phiến
lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5m có một gân chính tƣơng đối lớn. Phiến
lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ
lá rộng, ôm kín thân mía,có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài
ra còn có lá thìa , tai lá… Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tuỳ vào giống mía.
2.1.5.4 Hoa và hạt mía
Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trƣởng trên
cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc
quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao.Cây mía có giống ra hoa
nhiều, có giống ra hoa ít hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm
năng suất và hàm lƣợng đƣờng. Trong sản suất ngƣời ta thƣờng không thích trồng các
giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa.
Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái đƣợc thụ tinh trông nhƣ một chiéc váy
nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm
thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản
xuất.Cây mía từ khi nảy mầm đến thu hoạch kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều

kiện thời tiết và giống mía.


8

2.1.6 Giá trị kinh tế
Mía là cây công nghiệp lấy đƣờng quan trọng của ngành công nghiệp đƣờng.
Đƣờng là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc
gia trên thế giới, cũng nhƣ là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất
công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng nhƣ bánh kẹo...
Về mặt kinh tế chúng ta nhận thấy trong thân mía chứa khoảng 80-90% nƣớc
dịch, trong dịch đó chứa khoảng 16-18% đƣờng. Vào thời kì mía chín già ngƣời ta thu
hoạch mía rồi đem ép lấy nƣớc. Từ nƣớc dịch mía đƣợc chế lọc và cô đặc thành
đƣờng. Có hai phƣơng pháp chế biến bằng thủ công thì có các dạng đƣờng đen, mật,
đƣờng hoa mai. Nếu chế biến qua các nhà máy sau khi lọc và bằng phƣơng pháp ly
tâm, sẽ đƣợc các loại đƣờng kết tinh, tinh khiết.
Ngoài sản phẩm chính là đƣờng những phụ phẩm chính của cây mía bao gồm:
Bã mía chiếm 25-30% trọng lƣợng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình
49% nƣớc, 48% xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose ) 2,5% chất hoà tan (đƣờng). Bã
mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong
kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong
tƣơng lai khi rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây
rừng giảm đi thì mía, nguyên liệu quan trọng để thay thế.
Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lƣợng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa
20% nƣớc, đƣờng saccaro 35%, đƣờng khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột 4%
trọng lƣợng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chƣng cất rƣợu rum, sản xuất men các loại.
Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản xuất
đƣợc 300 lít tinh dầu và 3800 lít rƣợu. Từ một tấn mía tốt ngƣời ta có thể sản xuất ra
35-50 lít cồn 96 ha với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 70008000 lít cồn để làm nhiên liệu. Vì vậy khi mà nguồn nhiên liệu lỏng ngày càng cạn kiệt
thì ngƣời ta đã nghĩ đến việc thay thế năng lƣợng của thế kỷ 21 là lấy từ mía.

Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lƣợng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại
sau khi chế biến đƣờng. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lƣợng lớn


9

chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh
giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
Theo ƣớc tính giá trị các sản phẩm phụ phẩm còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm
chính là đƣờng.
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. Mía thƣờng trồng từ tháng 10
đến tháng 2 hàng năm là lúc lƣợng mƣa rất thấp. Đến mùa mƣa, mía đƣợc 4-5 tháng
tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất
làm cho mƣa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho
các vùng đồi trung du. Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất
từ 0-60 cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong
đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất.
2.1.7 Nhân giống
Để nhân giống mía ngƣời ta thƣờng trồng bằng thân mía cắt từ cây mía chƣa
trƣởng thành có thời gian trồng từ 6 - 8 tháng tuổi. Những đoạn thân này đƣợc gọi là
"setts", "seed", "seed - cane" hay "seed - pieces". “Sett” đƣợc cho là tốt nhất nếu đƣợc
lấy từ đốt thứ ba từ dƣới lên của cây mía vì chồi ở đốt này còn non và ít bị khô. “Sett”
có thể đƣợc trồng xiên theo một góc 45OC hay cũng có thể đặt nằm ngang luôn lên trên
luống. Ƣớc tính cần 12.500 - 20.000 “sett” để trồng hết 1 hecta. Mía là cây trồng
quanh năm với thời gian từ 3 - 6 năm trƣớc khi đƣợc đốn bỏ và trồng lại. Vụ đầu tiên
đƣợc gọi là mía tơ và thƣờng mất khoảng 9 - 24 tháng để cây trƣởng thành, nó phụ
thuộc vào vùng địa lý. Các vụ mía gốc mất khoảng 1 năm để trƣởng thành và thƣờng
thì sau khoảng hai vụ mía gốc là ngƣời ta đã thay bằng các ruộng mía mới, điều này
phụ thuộc vào năng suất và sự chậm suy tàn của giống.
2.1.8 Sản lƣợng

Năng suất cao nhất của mía về chỉ số calories trên đơn vị diện tích là 10 tấn
đƣờng (sucrose) trên hecta ở Barbardos. Sản lƣợng cao nhất đạt đƣợc ở Hawaii là 22
tấn sucrose trên hecta, nhƣng giống mía này cần đến 2 năm hay hơn mới có thể đạt
đƣợc trạng thái thành thục ở khu vực này. Sản lƣợng mía đã đƣợc cải thiện và gia tăng
đáng kể trong suốt 100 năm qua nhờ quá trình cải tiến giống, đặc biệt là nhờ vào việc


10

sử dụng phân bón, kiểm soát đƣợc côn trùng và các loại bệnh, cơ giới hóa đồng ruộng
và nhà máy, và việc tạo ra nhiều giống mới cho năng suất cao.
2.1.9 Chế biến và sử dụng
Trƣớc khi sản phẩm đƣờng đƣợc làm ra lần đầu tiên ở Ấn Độ khoảng 1000 năm
trƣớc công nguyên, nhờ vào việc đun sôi dịch chiết nƣớc mía thì cây mía ban đầu đƣợc
trồng chỉ nhằm mục đích làm thực phẩm mà thôi. Ngày nay cây mía đƣợc nhiều ngành
công nghiệp sử dụng và là một trong những sản phẩm đƣợc sử dụng rộng rãi và có giá
trị của mỗi quốc gia. Khoảng 1 tấn đƣờng thô có thể thu đƣợc khi chế biến 8 - 9 tấn
mía. Loại đƣờng thô màu nâu này có thể đƣợc tinh chế thành đƣờng trắng sạch hơn.
Cây mía đƣợc sử dụng trong nhiều mục đích khác hơn nữa chứ không riêng gì
việc sản xuất ra đƣờng:
Mật đƣờng là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến đƣờng, nó là chất lắng xuống
khi không còn khả năng kết tinh thành đƣờng. Gần 2,7% mật đƣờng hình thành khi
chiết xuất 1 tấn mía. Mật đƣờng đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: dùng để
làm phân bón cho đất trồng mía, đƣợc vô trùng và lên men để tạo ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau nhƣ cồn vô trùng, rƣợu rum, hay ethyl alcohol.
Sản phẩm còn lại sau quá trình ép nƣớc mía đó là bã mía đƣợc dùng nhƣ là nguồn
nhiên liệu chính của các nhà máy đƣờng, nó còn đƣờc dùng để làm giấy, bìa cứng,
bảng và tƣờng bằng giấy ép cứng.
2.7Một số giống mía Thái Lan trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
2.7.1 K95-84 (K90-79 x K84-200)

Đặc điểm hình thái: Thân to, không đều cây. Lóng hình trụ, nối nhau hơi zigzag. Thân màu xanh ẩn vàng, có nhiều sáp, không có vết nứt sinh trƣởng. Mắt mầm
hình ngũ giác, to, lồi; đỉnh mầm có chùm lông; cánh mầm rộng đóng nửa trên của
mầm; rãnh mầm dài, sâu, rộng. Đai sinh trƣởng hẹp, lồi, màu vàng sáng. Đai rễ có 3 –
4 hàng điểm rễ mờ, xếp không thứ tự. Bẹ lá xanh ẩn tím, có sáp, ít lông, không tự
bong. Có 2 tai lá, tai lá trong dài, hình mác, tai lá ngắn, hình tam giác. Cổ lá rất to,
hình chữ nhật, bị nhăn. Phiến lá dài, rộng trung bình, mỏng, mềm, mép lá sắc, xanh
đậm.


11

Đặc điểm nông nghiệp: Mọc mầm khỏe, đẻ nhánh khá. Tốc độ vƣơn lóng khá
nhanh, tuy lóng hơi ngắn, chống chịu đổ ngã và sâu bệnh, cây to, khối lƣợng cây cao,
mật độ cây khá, tái sinh tốt, tiềm năng cho năng suất cao, trên 140 tấn/ha.
Đặc điểm công nghiệp: Chín trung bình và chất lƣợng tốt, trên 11 CCS.
2.7.2 K95-156 (PL310 x Uthong 1)
Đặc điểm hình thái: Thân to, không đều cây, lóng hình trụ, nối zig-zag, màu
xanh ẩn vàng. Mầm hình trứng, đỉnh mầm có chùm lông, có cánh mầm hẹp, mầm nằm
cách sẹo lá tạo thành vết lõm, không có rãnh mầm. Đai sinh trƣởng rộng, lồi, màu sáng
trong. Đai rễ có 3 – 4 hàng điểm rễ rõ. Bẹ lá màu xanh, dày, có sáp phủ, rất ít lông. Có
2 tai lá ngắn, tai lá trong dài hình cựa, tai lá ngoài hình tam giác. Cổ lá to hình tam
giác, màu hồng, có chùm lông ở mép. Phiến lá hơi ngắn, rộng, lá dày, cứng, mép lá
sắc, màu xanh đậm.
Đặc điểm nông nghiệp: Mọc mầm khỏe, đồng đều, đẻ nhánh khá, tốc độ vƣơn
lóng nhanh, mật độ cây cao, có khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than; chịu hạn,
ít bị đổ ngã, lƣu gốc tốt. Năng suất cao, đủ ẩm năng suất có thể đạt trên 130 tấn/ha.
Đặc điểm công nghiệp: Là giống chín trung bình, có hàm lƣợng đƣờng cao,
CCS đạt trên 11 – 13%.
2.7.8 Khonkaen 3 (85-2-352 x K84-200)
Đặc điểm hình thái: Thân trung bình - to, đều cây, lóng hình trụ, nối hơi zigzag,

màu xanh ẩn vàng, sáp phủ nhiều, không có vết nứt sinh trƣởng. Mầm hình tròn, đỉnh
mầm không có chùm lông, có cánh mầm hẹp đóng ở đỉnh mầm, mầm nằm sát sẹo lá.
Đai sinh trƣởng hẹp, màu vàng. Đai rễ hẹp, có ba – bốn hàng điểm rễ xếp không đều,
điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, không có lông, không tự bong lá. Có
hai tai lá hình tam giác. Cổ lá hình lƣỡi dài, màu xanh, cổ lá non màu hơi hồng. Phiến
lá trung bình, dày, mềm, mép lá sắc, màu xanh.
Đặc điểm nôngnghiệp: Mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vƣơn lóng khá
nhanh, mật độ cây hữu hiệu cao, kháng sâu hại, trổ cờ ít, lƣu gốc tốt, năng suất cao, đạt
trên 110 tấn/ha.


12

Đặc điểm công nghiệp: Hàm lƣợng đƣờng khá, CCS đạt trên 11%.
2.7.9 KPS01-25 (KPS94-13 x U Thong 3)
Đặc điểm hình thái: Thân trung bình - to, không đều cây, lóng hình ống chỉ, nối
hơi zigzag, màu xanh ẩn vàng, sáp phủ nhiều, không có vết nứt sinh trƣởng. Mầm hình
tròn, đỉnh mầm không có chùm lông, có cánh mầm hẹp đóng ở đỉnh mầm, mầm nằm
sát sẹo lá. Đai sinh trƣởng lồi, hẹp, màu vàng. Đai rễ hẹp, có hai - ba hàng điểm rễ xếp
không đều, điểm rễ hơi mờ, thƣa. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ, không có
lông, không tự bong lá, mép bẹ lá khô. Có 1 tai lá to hình cựa, 1 bên không rõ. Cổ lá to
dài, hình chữ nhật, màu xanh. Phiến lá dài, rộng trung bình, dày, cứng, mép lá không
sắc, màu xanh đậm, lá đứng.
Đặc điểm nông nghiệp: Mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh mạnh, tốc độ vƣơn lóng
nhanh, mật độ cây hữu hiệu khá, kháng sâu hại, trổ cờ ít, lƣu gốc tốt, năng suất cao,
đạt trên 110 tấn/ha.
Đặc điểm công nghiệp: Hàm lƣợng đƣờng khá, CCS đạt trên 11%.
2.7.10 K2000-89 (K84-200 x K83-74)
Đặc điểm hình thái: Thân to, không đều cây, lóng hình trụ, nối thẳng, màu xanh
ẩn vàng, rãi nắng màu vàng, sáp phủ nhiều, có vết nứt sinh trƣởng. Mầm hình tròn,

đỉnh mầm không có chùm lông, có cánh mầm rộng đóng ở đỉnh mầm, rãnh mầm rộng,
sâu dài. Đai sinh trƣởng hẹp, màu vàng, lồi. Đai rễ hẹp, có ba – bốn hàng điểm rễ xếp
không đều, điểm rễ rõ. Sẹo lá rõ. Bẹ lá màu vàng có vệt tím, có sáp phủ nhiều, không
có lông, không tự bong lá. Có hai tai lá to, tai lá trong dài, hình mác, tai lá ngoài ngắn,
hình tam giác. Cổ lá dài, hình sừng bò, màu hồng. Phiến lá hơi rộng, mỏng, mềm, mép
lá sắc, màu xanh sáng.
Đặc điểm nông nghiệp: Mía mọc mầm khỏe, tập trung, mầm to, đẻ nhánh khá,
tốc độ vƣơn lóng khá nhanh, mật độ cây hữu hiệu khá cao. Kháng sâu đục thân, không
hoặc bị đổ ngã nhẹ, khả năng lƣu gốc tốt, không hoặc trổ cờ ít. Đất đủ ẩm năng suất
đạt trên 120 tấn/ha.


13

Đặc điểm công nghiệp: Chín trung bình. Hàm lƣợng đƣờng khá cao, CCS đạt
trên 11%.
2.8 Bệnh trên cây mía
Theo thống kê ở các nƣớc trồng mía hiện nay thì có tất cả 126 bệnh hại mía trên thế
giới (Philippe Rott, 2000), trong đó có 73 bệnh hại phổ biến. Bệnh hại đƣợc gây ra bởi
8 nhóm tác nhân chính cho ở Bảng 1.1.
Trong đó bệnh do virus là loại bệnh khó kiểm soát nhất và gây thiệt hại nghiêm
trọng nhƣ bệnh khảm lá mía (Sugarcane Mosaic), bệnh vàng gân lá (Yellow leaf
syndrome), bệnh Fiji (Fiji disease),.v.v.
Bệnh do nấm gây ra có số lƣợng nhiều nhất cũng nhƣ là gây thiệt hại nhiều nhất
nhƣ bệnh đốm vòng (Ring spot), bệnh mốc sƣơng (Downy mildew), bệnh than (Smut).
Bảng 1.1Thống kê về nhóm tác nhân gây bệnh và số lƣợng bệnh đang xảy ra trên cây
mía (Hà Đình Tuấn, 2004).
Nhóm tác nhân gây bệnh

Số lƣợng bệnh gây ra


Bệnh do virus

9

Bệnh do phytoplasma

2

Bệnh do vi khuẩn

9

Bệnh do nấm

68

Tuyến trùng và chƣa rõ tác nhân

24

Thực vật bán ký sinh

3

Dinh dƣỡng, môi trƣờng

9

Ảnh hƣởng của thuốc trừ cỏ


2

Tổng

126

Vi khuẩn gây ra 4 loại bệnh nghiêm trọng là bệnh gôm (Gumming), bệnh thân ngọn
đâm chồi(Leaf scald), bệnh cằn mía gốc (Ratoon strunting disease) và bệnh sọc đỏ
(Red stripe).


14

2.9 Bệnh thân ngọn đâm chồi của mía
2.9.1 Giới thiệu
Bệnh thân ngọn đâm chồi của mía (Leaf Scald) là một bệnh ở mạch do vi
khuẩn Xanthomonas albilineans gây nên, Ashby1928, Dowson 1943, bệnh này đã
đƣợc con ngƣời biết đến từ những năm đầu của thế kỉ trƣớc. Căn bệnh này lần đầu tiên
đƣợc báo cáo là gây ra bởi một loại vi khuẩn ở đảo Java (Indonesia), (Wilbrink, 1920),
và từ đó đƣợc báo cáo ở hầu hết các khu vực trồng mía.Hiện nay đƣợc biết là xảy ra ở
ít nhất 66 quốc gia (Rott và Davis, 2000).Trong những năm 1940, phát hiện bệnh gây
ra thiệt hại nghiêm trọng gặp phải trên giống mía cao sản, khi đã đƣợc khai thác
thƣơng mại. Bệnh đã đƣợc kiểm soát với việc trồng các giống mía lai. Tuy nhiên,
nhiều đợt bùng phát gây hại nặng xảy ra và nhắc nhở việc thay thế giống kháng một số
các dòng vô tính. Trong cuối những năm 1980, dịch bệnh mới đƣợc ghi nhận ở một số
nơi bao gồm Cuba (Diaz và cộng sự., 2001), Florida (Comstock và Shine, 1992),
Gadeloupe (Rott và Feldmann, 1991), Guatemala (Ovalle và cộng sự, 1995.) ,
Louisiana (Grisham và cộng sự, 1993.), Mauritius (Autrey và cộng sự., 1995b),
Mexico (Irvine và cộng sự, 1993.), Taiwan (Chen và cộng sự., 1993) và Texas (Isakeit

và Irvine, 1995). Bệnh đƣợc phỏng đoán đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện khắc
nghiệt nhƣ hạn hán, ngập úng, và nhiệt độ cao và thấp (Persley, 1973). Căn bệnh này
là một trong những bệnh có mối đe dọa nhiều nhất ảnh hƣởng đến cây mía. Quan
trọng chính là thiệt hại về kinh tế. Nó có thể ảnh hƣởng đến năng suất mía và chất
lƣợng nƣớc bằng cách hạ thấp Brix, Pol và độ tinh khiết. Thiệt hại đã đƣợc báo cáo ở
một số nƣớc đặc biệt là ở Úc, Guyana, Mauritius và Nam Phi (Ricaud và Ryan, 1989).
2.9.3 Triệu chứng
2.9.3.1 Triệu chứng
Ta có thể phân biệt triệu chứng trong giai đoạn mạn tính và giai đoạn cấp tính.
Các giai đoạn này đôi khi xuất hiện độc lập nhau nhƣng thƣờng ta nhận thấy sự tiến
triển từ giai đoạn mạn tính sang giai đoạn cấp tính.
Giai đoạn mạn tính:


15

Đặc tính của giai đoạn này là trên lá có các sọc song song gân lá. Các sọc có thể
hẹp nhƣ một vạch bút chì hoặc có thể lớn gần tới 1 cm bề rộng. Màu của nó biến thiên
từ trắng đến vàng trên phiến lá và hoa có khi kéo dài tới bẹ lá. Khi sọc này già nó có
thể chuyển sang màu hơi đỏ. Đây là triệu chứng độc nhất bên ngoài phát triển trên các
giống bệnh.
Nặng hơn các sọc trắng to ra và xuất hiện nhiều trên các lá gần ngọn. Lá bắt đầu
khô héo, cháy từ ngọn xuống, từ mép lá cuốn vào trong. Quá trình này có nét của trụng
nƣớc sôi là nguồn gốc tên của bệnh.
Đối với cây mía già, đặc điểm đặc trƣng của giai đoạn mạn tính là xuất hiện và
phát triển gần nhƣ cùng lúc các chồi nách mà không có tính trội ở ngọn. Kết quả là các
chồi phần dƣới của cây mía phát triển hơn, trái với một cây mía lành bệnh tính trội ở
ngọn bị cắt. Các chồi bên tạo thành thể hiện cùng triệu chứng với các chồi chính. Cắt
dọc thân cây mía bị bệnh cho thấy mạch bị đỏ ở mắt thậm chí cả ở lóng.
Giai đoạn cấp tính:

Biểu hiện bằng sự héo đột ngột của cây mía chín. Khi các triệu chứng đặc điểm
của giai đoạn mạn tính không biểu hiện, mía nhìn bên ngoài lành mạnh chết đi nhƣ do
bị hạn.
Giai đoạn cấp tính này thƣờng sinh ra sau một thời gian mƣa nối tiếp một thời
nắng kéo dài nhƣng giai đoạn này có vẻ bị giới hạn đối với giống mía rất mẩn cảm.
2.9.3.2 Giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn che khuất
Ta có thể nhận thấy bệnh dừng phát triển trong một thời gian dài trên nhiều cây
bị nhiễm. Những cây này không có triệu chứng hoặc chỉ có vài sọc trắng trên lá. Thời
gian này gọi là thời gian tiềm ẩn. Nó bị ngừng với những lý do hiện nay vẫn chƣa rõ.
Thƣờng đƣợc giải thích bằng trình trạng “stress”, chủ yếu là khí hậu và dinh dƣỡng
giúp cho bệnh phát triển.
Một giai đoạn khác, gọi là che khuất, có thể diễn ra cùng lúc với giai đoạn tiềm
ẩn. Trong quá trình phát triển của cây mía, các sọc trắng trên lá xuất hiện và biến mất.
Thật vậy, các sọc trắng này không còn thấy nữa sau khi các mô hóa già và các lá già bị


×