Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 10 GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var. ceratina Kulesh.) VỤ XUÂN 2013 TẠI HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT 10 GIỐNG BẮP NẾP
(Zea mays var. ceratina Kulesh.) VỤ XUÂN 2013 TẠI
HUYỆN CAI LẬY -TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRUNG HIẾU
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2009 - 2013

Tháng 08/2013


i

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT 10 GIỐNG BẮP NẾP
(Zea mays var. ceratina Kulesh.) VỤ XUÂN 2013 TẠI
HUYỆN CAI LẬY -TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả

NGUYỄN TRUNG HIẾU

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn:

TS. TRẦN THỊ DẠ THẢO
KS. VĂN HỮU TÀI

Tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM ƠN
Con xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khóa học này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô Khoa Nông
học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, cung cấp kiến
thức và tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các chú, các anh ở công ty Cổ phần giống cây trồng
Miền Nam và các bạn đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Trung Hiếu


iii

TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của mười

giống bắp nếp (Zea mays var. certain Kulesh.) vụ Xuân 2013 tại huyện Cai Lậy tỉnh
Tiền Giang” đã được tiến hành tại xã Bình Phú – huyện Cai Lậy – Tiền Giang từ tháng
01/2013 đến tháng 03/2013 nhằm chọn ra những giống bắp có năng suất cao, phẩm
chất tốt, ít đổ ngã, nhiễm sâu bệnh nhẹ và phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Thí nghiệm gồm 9 giống bắp nếp (NSSC11216, NSSC11123, NSSC11503,
NSSC11414, NSSC11236, NSSC11121, NSSC11084, NSSC11077, NSSC11425) và
MILKY 36 là giống đối chứng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
đơn yếu tố ba lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là một giống.
Kết quả thí nghiệm cho thấy,
Các giống bắp nếp thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín sữa tương đối ngắn
(61 – 64 ngày).
Các giống tham gia thí nghiệm có sức sinh trưởng khỏe, chống đổ ngã.
Các giống tham gia thí nghiệm nhiễm sâu đục thân, sâu đục bắp và bệnh khô
vằn nhẹ.
Năng suất thực thu trái tươi không có lá bi cao nhất là NSSC11121,
NSSC11425.
Năng suất thực thu trái tươi không có lá bi đạt cao nhất là giống NSSC11425.
Hai giống bắp nếp triển vọng nhất là NSSC11425, NSSC11123 có năng suất
cao và phẩm chất tốt.


iv

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iiiv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viiiiii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1 Giới thiệu về cây bắp ............................................................................................. 3
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ........................................................................... 3
1.1.2 Phân bố ............................................................................................................... 4
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp ..................................................................... 4
1.1.4 Yêu cầu sinh thái cây bắp .................................................................................... 5
1.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp......................................................................... 6
1.1.5.1 Nhu cầu đạm (N) .............................................................................................. 6
2.1.5.2 Nhu cầu lân (P) ................................................................................................ 6
1.1.5.3 Nhu cầu Kali (K) .............................................................................................. 7
1.1.5.4 Nhu cầu phân hữu cơ ....................................................................................... 7
1.1.6 Công dụng của bắp.............................................................................................. 7
1.1.6.1 Bắp làm lương thực cho người ......................................................................... 7
1.1.6.2 Bắp làm thức ăn gia súc, gia cầm ..................................................................... 7
1.1.6.3 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh ........................................................... 8
1.1.6.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ...................................................... 8
1.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam .................................................. 8
1.2.1 Thế giới .............................................................................................................. 8
1.2.2 Việt Nam .......................................................................................................... 10


v

Trang
1.3 Kết quả nghiên cứu và sử dụng giống bắp trong và ngoài nước ............................ 11
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 11
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 13

Chƣơng 2VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................ 16
2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 16
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................................... 16
2.1.2 Đặc điểm đất trước thí nghiệm ......................................................................... 16
2.1.3 Điều kiện khí hậu ............................................................................................. 17
2.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 17
2.3 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 18
2.3.1 Kiểu thí nghiệm ............................................................................................... 18
2.3.2 Qui mô thí nghiệm ........................................................................................... 18
2.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................... 19
2.3.3.1 Thời gian sinh trưởng .................................................................................... 19
2.3.3.2 Động thái ra lá và tốc độ ra lá ........................................................................ 19
2.3.3.3 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ................................................................... 19
2.3.3.4 Chiều cao cây ................................................................................................ 20
2.3.3.5 Đặc điểm hình thái cây .................................................................................. 20
2.3.3.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô ............................................. 20
2.3.3.7 Tình hình sâu bệnh hại .................................................................................. 20
2.3.3.8 Đặc điểm hình thái trái .................................................................................. 21
2.3.3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái tươi .................................... 22
2.3.3.10 Phẩm chất .................................................................................................... 22
2.4 Các biện pháp kỹ thuật ......................................................................................... 22
2.5 Chương trình máy tính ........................................................................................ 23
Chƣơng 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 24
3.1 Thời gian sinh trưởng .......................................................................................... 24
3.1.1 Giai đoạn mọc mầm ......................................................................................... 24
3.1.2 Giai đoạn tung phấn phun râu .......................................................................... 24
3.1.3 Giai đoạn chín sữa ............................................................................................ 25


vi


3.1.4 Thời gian chênh lệch giữa tung phấn phun râu ................................................. 26
3.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................................... 26
3.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................. 26
3.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................. 26
3.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................................. 28
3.2.2 Động thái ra lá và tốc độ ra lá ........................................................................... 29
3.2.2.1 Động thái ra lá ............................................................................................... 30
3.2.2.2 Tốc độ ra lá ................................................................................................... 31
3.2.3 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ...................................................................... 33
3.2.3.1 Diện tích lá .................................................................................................... 33
3.2.3.2 Chỉ số diện tích lá .......................................................................................... 34
3.3 Đặc điểm hình thái cây ..................................................................................... 36
3.3.1 Chiều cao thân chính ........................................................................................ 36
3.3.2 Chiều cao đóng trái .......................................................................................... 37
3.3.3 Tỉ lệ chiều cao đóng trái trên chiều cao thân ................................................ 37
3.3.4 Đường kính thân .............................................................................................. 37
3.3.5 Tỉ lệ đổ ngã ..................................................................................................... 38
3.3.6 Số trái hữu hiệu trên cây .................................................................................. 38
3.4 Tình hình sâu bệnh hại ........................................................................................ 38
3.4.1 Sâu đục thân ..................................................................................................... 38
3.4.2 Sâu đục bắp ...................................................................................................... 39
3.4.3 Bệnh khô vằn ................................................................................................... 39
3.5 Đặc điểm trái của các giống bắp nếp thí nghiệm ................................................. 40
3.5.1 Chiều dài trái .................................................................................................... 40
3.5.2 Chiều dài kết hạt .............................................................................................. 40
3.5.3 Đường kính trái ................................................................................................ 41
3.5.4 Đường kính lõi ................................................................................................. 41
3.5.5 Số hạt trên hàng ............................................................................................... 42
3.5.6 Số hàng trên trái ............................................................................................... 42

3.5.7 Độ che kín bắp ................................................................................................. 42


vii

3.6 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô ................................................. 43
3.6.1 Khối lượng chất khô ......................................................................................... 43
3.6.2 Tốc độ tích lũy chất khô ................................................................................... 43
3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái tươi .......................................... 44
3.7.1 Khối lượng trung bình trái có lá bi và không có lá bi ......................................... 44
3.7.2 Năng suất lý thuyết có lá bi và không có lá bi .................................................. 44
3.7.3 Năng suất thực thu có lá bi và không có lá bi ................................................... 45
3.8 Phẩm chất các giống bắp nếp thí nghiệm ............................................................. 46
Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 48
4.1 Kết luận .............................................................................................................. 48
4.2 Đề nghị ............................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 51


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CCC

Chiều cao cây


CSB

Chỉ số bệnh

FAO

Food and Agriculture Organization

KL

Khối lượng

LAI

Chỉ số diện tích lá

LLL

Lần lặp lại

Đ/C

Đối chứng

NSG

Ngày sau gieo

NSLT


Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NT

Nghiệm thức

TLB

Tỷ lệ bệnh

TLĐN

Tỷ lệ đổ ngã


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Lượng tổng tích ôn của các nhóm bắp theo các vĩ độ khác nhau .................. 6
Bảng 1.2: Thành phần hóa học trong thân lá và lõi bắp (% CK) ................................... 7
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của bắp trên thế giới giai đoạn 2006 2011............................................................................................................................. 9
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 ......................... 11
Bảng 2.1: Thành phần lý hóa tính đất thí nghiệm tại Cai Lậy - Tiền Giang ............... 16
Bảng 2.2: Số liệu khí tượng thủy văn tại Tiền Giang trong thời gian thí nghiệm ........ 17

Bảng 2.3: Ký hiệu 10 giống bắp nếp thí nghiệm......................................................... 18
Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng và phát dục của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân
2013 tại Cai Lậy – Tiền Giang ................................................................................... 25
Bảng 3.2: Chiều cao cây (cm) của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai
Lậy – Tiền Giang ....................................................................................................... 27
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của 10 giống bắp nếp thí
nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy – Tiền Giang ........................................................ 28
Bảng3.4: Số lá (lá/cây) của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy –
Tiền Giang ................................................................................................................. 31
Bảng 3.5: Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013
tại Cai Lậy – Tiền Giang ............................................................................................ 32
Bảng 3.6: Diện tích lá (dm2/cây) của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại
Cai Lậy – Tiền Giang................................................................................................. 33
Bảng 3.7: Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất) của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân
2013 tại Cai Lậy – Tiền Giang ................................................................................... 35
Bảng 3.8: Đặc điểm thân cây của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai
Lậy – Tiền Giang ....................................................................................................... 36
Bảng3.9: Tình hình sâu bệnh hại của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại
Cai Lậy - Tiền Giang ................................................................................................. 39


x

Bảng 3.10: Đặc điểm trái của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy –
Tiền Giang ................................................................................................................. 41
Bảng 3.11: Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của 10 giống bắp nếp thí
nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy – Tiền Giang ........................................................ 43
Bảng 3.12: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trái tươi của 10 giống bắp nếp
thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy – Tiền Giang ................................................... 45
Bảng3.13: Phẩm chất của 10 giống bắp nếp thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Cai Lậy –

Tiền Giang ................................................................................................................. 46


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1: Khu thí nghiệm 24 NSG .............................................................................. 52
Hình 2: Hình ảnh thí nghiệm giai đoạn phun râu ...................................................... 52
Hình 3: Hình ảnh thí nghiệm giai đoạn chín sữa ....................................................... 53
Hình 4: Hình ảnh sâu đục bắp .................................................................................. 53
Hình 5: Bệnh khô vằn hại bắp .................................................................................. 54
Hình 6: Hình dạng trái của giống MILKY 36 (đ/c) ................................................... 54
Hình 7: Hình dạng trái của giống NSSC11216 ......................................................... 54
Hình 8: Hình dạng trái của giống NSSC11123 ......................................................... 55
Hình 9: Hình dạng trái của giống NSSC11503 ........................................................ 55
Hình 10: Hình dạng trái của giống NSSC11414 ....................................................... 55
Hình 11: Hình dạng trái của giống NSSC11236 ....................................................... 55
Hình 12: Hình dạng trái của giống NSSC11121 ....................................................... 55
Hình 13: Hình dạng trái của giống NSSC11084 ....................................................... 55
Hình 14: Hình dạng trái của giống NSSC11077 ....................................................... 56
Hình 15: Hình dạng trái của giống NSSC11425 ....................................................... 56
Biểu đồ 1: Năng suất bắp tươi có lá bi ...................................................................... 59
Biểu đồ 2: Năng suất bắp tươi không có lá bi ........................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề

Cây bắp (Zea mays L.), có nguồn gốc từ miền Trung Nam Mexico. Trãi qua
hàng thế kỉ với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, ngày nay cây bắp trở thành một
trong những cây quan trọng trên thế giới. Cùng với việc lai tạo giống bắp nếp mới,
việc ứng dụng các thành tựu khoa học mới trong sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy
đáng kể trong quá trình thâm canh tăng năng suất.
Ở nước ta, bắp nếp là cây lương thực quan trọng, được trồng từ rất lâu đời.
Ngoài nhu cầu sử dụng tươi như luộc, nướng, chiên, xào, nấu chè… bắp nếp còn là
nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và các ngành công
nghiệp khác. Hạt bắp nếp dễ tiêu hóa, thích hợp cho việc chế biến thức ăn cho người
và gia súc.
Nhu cầu tiêu thụ bắp nếp trên thị trường hiện nay ngày càng tăng, nên các công
ty sản xuất hạt giống trong và ngoài nước đã và đang lai tạo những giống bắp nếp lai
khắc phục nhược điểm của giống địa phương đưa năng suất và phẩm chất ngày càng
cao hơn.
Trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng bắp nếp ngày càng được nâng
cao, bên cạnh việc nông dân trồng bắp không ngừng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật
liên quan đến chế độ canh tác và dinh dưỡng thì việc sử dụng các giống bắp nếp mới
đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, có nhiều giống bắp nếp được các công ty
khác nhau đưa ra thị trường. Mỗi một giống có thể thích nghi với vùng này mà không
thích nghi với vùng khác. Vì vậy việc khảo sát đánh giá nhằm chọn ra giống thích hợp
cho địa phương là rất cần thiết.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát sự sinh trƣởng, phát triển, năng suất và phẩm chất
10giống bắp nếp vụ Xuân 2013 tại huyện Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang” được tiến
hành.


2

2 Mục tiêu
Xác định giống bắp nếp có năng suất cao, phẩm chất ngon, nhiễm sâu bệnh

nhẹ,ít đổ ngã thích hợp với điều kiện sản xuất của địa phương để giới thiệu vào cơ cấu
giống của vùng.
3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm so sánh giống chính quy, theo dõi đặc điểm sinh trưởng, sâu
bệnh, năng suất và phẩm chất của các giống thí nghiệm.
4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ tiến hành thí nghiệm trên một vụ và
rút ra kết luận sơ bộ.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về cây bắp
Bắp là cây lương thực thuộc họ hòa thảo, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, qua thời
gian dài được mang đi phân bố khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam ta cây bắp được
trồng ở nhiều nơi, trên nhiều loại đất khác nhau, với nhiều loại giống, phần lớn dùng
làm lương thực. Có thể tạm chia ra: thứ để ăn tươi (bắp nếp, bắp rau, bắp nù…) thứ
dùng làm thức ăn gia, súc gia cầm trong chăn nuôi (bắp đá, bắp vàng,…), hiện nay nhờ
tiến bộ khoa học kỹ thuật mà các loại giống bắp trở nên phong phú. Không chỉ có
giống bắp lai hạt vàng cho năng suất cao mà còn có những thứ bắp nếp, bắp nù được
lai giống trái to hạt đều và thơm ngon, được gieo trồng nhiều nơi trong cả nước(Trần
Thị Dạ Thảo, 2008).
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Theo Randolph (1959), tổ tiên cây bắp trồng ngày nay là một loài bắp hoang
dại, từ loài này 3 chi khác nhau được hình thành gồm: Zea, Tripsacum và Euchlaena.
Ba chi này hình thành vào giai đoạn rất sớm có lẽ cách đây nhiều ngàn năm trước khi
có đột biến và chọn lọc tự nhiên chuyễn cây bắp hoang dại thành cây bắp trồng để làm
lương thực ngày nay (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).

Lịch sử phát triển cây bắp được đánh dấu vào ngày 5 tháng 11 năm 1492 khi
hai thủy thủ đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện ra cây bắp tại nội
địa của Cubolumbus đặt tên là Maiz, mang về trồng tại Tây Ban Nha năm 1493, từ đó
lan truyền đi khắp các nước trên thế giới. Đến năm 1737, Linnaeus trong tác phẩm
“Genera Plantarum” đã đặt tên khoa học cho cây bắp là Zea mays.
Bắp du nhập vào Việt Nam được giả thuyết cho rằng từ Trung Quốc hoặc Ấn
Độ vào khoảng năm 1682 – 1723 (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).


4

1.1.2 Phân bố
Cây bắp được phân bố trên địa bàn rộng từ 520 Bắc đến 460Nam, được trồng
phổ biến từ vùng nhiệt đới đến những vùng ôn đới có mùa hè dài và khá ẩm. Bắp phân
bố rộng như vậy nên qua chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã phân ly thành nhiều dạng
khác nhau về hình thái, màu sắc, tính chất, yêu cầu sinh lý tùy mục đích sử dụng.
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp
Bắp thuộc họ hòa thảo, tuy nhiên không giống hoa của hầu hết các loài thuộc họ
này, bắp có hoa đực và hoa cái riêng rẽ trên cùng một cây. Hoa đực ở đỉnh gọi là bông
cờ và hoa cái sinh ra ở bên trong những mầm phụ được gọi là bắp (Trần Thị Dạ Thảo,
2008).
Thân bắp: dạng thân thảo, đặc có nguồn gốc từ chồi mầm được bao phủ bởi bao
lá mầm nằm trong phôi của hạt bắp, thân tròn hoặc hơi có cạnh, ruột thân hơi xốp, chia
làm nhiều đốt, các đốt phía dưới có khả năng sinh rể phụ.
Thân bắp trưởng thành thường cao 2-3m bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt
và kết thúc bằng bông cờ. Ở gần gốc lóng ngắn và đường kính trung bình, lên cao lóng
to và dài dần, phát triển nhất là những lóng mang trái. Các lóng về phía ngọn lại ngắn
và bé dần. Ngoài giống, điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai và kĩ thuật canh tác ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây bắp rất rõ rệt.
Lá bắp: Căn cứ vào vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá:

+ Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ
bọc lá.
+ Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc ở đốt than.
Lá bắp hình lưỡi mác màu xanh đậm, hai bên rìa lá có gai cứng nhỏ, mặt lá hơi nhám.
Phiến lá gồm một gân chính và nhiều gân phụ song song chạy dọc theo phiến lá. Bẹ lá
dài ôm kín thân, có nhiều lông, màu nâu tím nhạt.
+ Lá ngọn: là những lá nằm ở phía trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở
đốt trên ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
+ Lá bi: là những lá bao quanh bắp. Bắp có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt
có một lá bi.
Lá của các giống thay đổi về số lượng, kích thước, màu sắc, góc lá và thân lá.
Hoa bắp:


5

+ Hoa đực: các hoa đực được sắp xếp trên bông cờ theo dạng chum gồm một
trục chính. Trên trục chính phân thành nhiều nhánh nhỏ. Trên mỗi nhánh có nhiều gié
đực, mỗi gié mang 2 chùm hoa, mỗi chùm có 2 hoa, trong đó một hoa có cuống ngắn,
một hoa có cuống dài.
+ Hoa cái: phát sinh từ chồi nách các lá, nhưng chỉ có 1-3 chồi ở đoạn giữa thân
mới có khả năng phát triển thành bắp. Các lóng của chồi nách này quá ngắn nên lá của
chúng bao phủ chung quanh hoa tạo nên vỏ bắp.
Hạt bắp: thuộc loại quả dĩnh có nhiều màu; trắng, đỏ, vàng, cam, tím…thay đổi
theo giống. Hạt bao xung quanh lõi, đầu hạt tròn hay răng ngựa tùy theo giống.
Hạt bắp chứa khoảng 72- 73% tinh bột, 8-11% Protein, chứa khoảng 1,3 khoáng và
một số vitamin.
Trái bắp dài trung bình từ 15- 20 cm, rộng trung bình 4-6 cm, gồm 12-14 hàng
có hạt, số hàng luôn luôn chẳn, mỗi hàng có 25-35 hạt. Mỗi cây có một bông đực (cờ)
và 1-2 trái hữu hiệu.

Hạt bắp hình tròn, bầu dục hoặc hình răng ngựa, vỏ hạt mỏng láng bong màu
trắng vàng hay tím tùy giống. Hạt phần lớn là nội nhủ chứa chất dinh dưỡng và một
phôi nhỏ (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
1.1.4 Yêu cầu sinh thái cây bắp
Bắp là cây ngày ngắn (Trần Thị Dạ Thảo, 2008), cần nhiệt độ ấm áp để phát
triển. Bắp tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của bắp
cũng khác nhau. Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ cờ phun râu và tạo hạt. Bắp
cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp.Thiếu ánh sáng và dư đạm
sẽ làm giảm năng suất bắp. Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay
thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH thích hợp nhất cho cây phát
triển từ 5,5- 7,0. Ở đất chua (pH< 5) cây bị lùn lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau
đó có màu tím đỏvà cây bị chết. Bắp cần rất nhiều nguyên tố đa vi lượng: N, P, K, Mg,
Ca, Bo, Zn, Fe, Mn, Mo,… Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng,
phát triển và năng suất bắp. Thời kỳ tạo hạt là thời kỳ cây cần nhiều lân nhất. Với kali
cây cần nhiều trong giai đoạn tăng trưởng tích cực đến giai đoạn trổ cờ.


6

Bắp là loại cây của thời tiết ấm áp. Ở Bắc bán cầu, việc trồng bắp đạt cường độ
cao nhất ở những vùng có nhiệt độ vào tháng 7 trong khoảng 21,1 – 26,7 0C. Các điều
kiện ở Nam bán cầu cũng tương tự ngoại trừ mùa gieo trồng là ngược lại.
Trong cả đời sống cây trồng và trong từng giai đoạn sinh trưởng cây bắp cần
một lượng nhiệt (tổng tích ôn) nhất định và thay đổi theo giống. Giống ngắn ngày cần
tổng tích ôn ít hơn giống dài ngày. Trong cùng một giống, cây trồng trong những vùng
vĩ độ thấp cần tổng tích ôn thấp hơn ở vùng có vĩ độ cao.
Bảng 1.1: Lượng tổng tích ôn của các nhóm bắp theo các vĩ độ khác nhau
Nhóm giống

Vĩ độ

400

450

500

550

Ngắn ngày

20500C

21000C

21500C

22500C

Trung ngày

22050C

23000C

23500C

24000C

Dài ngày


29400C

30000C

30600C

31200C

( Nguồn: Stepanov, 1948 trích dẫn bởi Trần Thị Dạ Thảo, 2008)
1.1.5 Nhu cầu dinh dƣỡng của cây bắp
1.1.5.1 Nhu cầu đạm (N)
Đạm là nguyên tố cấu thành các bộ phận và tế bào của cây bắp, thiếu N bắp còi
cọc và năng suất giảm nghiêm trọng, các lá già chuyển vàng rồi khô di, bắt đầu từ
chóp lá và mép lá rồi lan ra trên sống lá. Thừa N, bắp mọc vóng, xum xuê, kéo dài
thời gian sinh trưởng và lốp đổ. Sau khi nảy mầm, bắp hút N không nhiều nhưng rất
quan trọng. Nhu cầu N tăng dần từ giai đoạn cây con đến khi thụ tinh ngậm sữa, sau
đó vẫn cần N nhưng ở mức thấp hơn (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
2.1.5.2 Nhu cầu lân (P)
Lân là thành phần cấu tạo của tế bào, tham gia vào các yếu tố cơ bản điều
khiển quá trình sống. Thiếu P sẽ gây rối loạn sinh trưởng đối với cây bắp non, cản trở
sự hình thành sắc tố, lá già và thân già có màu đỏ, các lá khác màu xanh tối. Thừa P
gây rối loạn việc hút sắt và kẽm.
P rất cần cho bắp giai đoạn 3 - 6 lá. Trong các thời kì đầu bắp hút nhiều lân,
đến khoảng 100 NSG cây ngừng hút P. Cung cấp P cho bắp khi 4 - 6 lá, tung phấn
phun râu và làm hạt đều tăng khả năng làm hạt.


7

1.1.5.3 Nhu cầu Kali (K)

K điều khiển khả năng thẩm thấu của thành tế bào và chế độ nước, giữ vai trò
quan trọng trong việc vận chuyển vật chất về cây, tăng khả năng kháng bệnh, cứng
cây. Thiếu K đốt thân bắp ngắn, nhỏ, lá dài, mút lá và mép lá vàng úa. Thừa K gây
thiếu Ca và cản trở hấp thụ Bo, Zn, Mg và NH +4. Khi bắp tung phấn, lượng K tích lũy
được ở bắp đã đạt mức tối đa (sớm hơn N và P), vì vậy cần bón K sớm cho bắp.
1.1.5.4 Nhu cầu phân hữu cơ
Phân hữu cơ có tác dụng nhiều mặt, vừa cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng N,
P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng khác, vừa tăng hàm lượng mùn làm xốp đất,
tăng O2 và khả năng giữ ẩm của đất.
1.1.6 Công dụng của bắp
1.1.6.1 Bắp làm lƣơng thực cho ngƣời
Bắp có giá trị về mặt lương thực do có hàm lượng dinh dưỡng cao so với các
loại cây lương thực khác. Theo Trần Thị Dạ Thảo (2008), do bắp cung cấp nhiều năng
lượng và có hàm lượng protid và lipid hơn hẳn gạo và khoai lang nên toàn thế giới sử
dụng 21% sản lượng bắp làm lương thực cho người.
1.1.6.2 Bắp làm thức ăn gia súc, gia cầm
Hiện nay, bắp là thức ăn gia súc rất quan trọng. Hiện nay, cả thế giới sử dụng
gần 400 triệu tấn hạt bắp để làm thức ăn cho gia súc. Trong thức ăn hỗn hợp của hầu
hết các nước trên thế giới có khoảng 70% chất tinh là từ bắp.
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây bắp còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng
cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa do thân, lá và lõi bắp cũng có giá trị dinh dưỡng cao
nhất vào thời kỳ chín sữa.
Bảng 1.2: Thành phần hóa học trong thân lá và lõi bắp (% CK)
Thành phần
Nước
Protid
Lipid
Đường bột
Cellulose
Chất khoáng


Cây xanh không bắp
Cây già không bắp
Lõi bắp
77,30
13,5
10,17
1,30
4,36
2,40
0,40
0,74
0,50
13,69
39,25
54,90
6,00
33,63
30,10
1,40
6,70
1,40
(Nguồn: Slusanschi, 1957 trích dẫn bởi Trần Thị Dạ Thảo, 2008)


8

1.1.6.3 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Ngày nay, bắp còn là cây cung cấp thực phẩm được dùng để ăn tươi (luộc,
nướng) hay đóng hộp xuất khẩu do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, còn có

thể sử dụng bắp non ở dạng bắp rau (bắp bao tử) làm rau cao cấp. Nghề này đem lại
hiệu quả cao ở Thái Lan, Đài Loan (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
Bắp được xem là một loại ngủ cốc vàng vì không những nó đáp ứng cho nhu
cầu thực phẩm chính của con người từ thuở sơ khai mà còn là một nguồn dinh dưỡng
tiềm năng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch vành dẫn tới
nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não. Hạt bắp đã từng là thức ăn chính của
nhiều dân tộc. Tổ tiên chúng ta cũng đã tôn xưng bắp như những hạt ngọc quý giá nên
đặt tên là Thiềm Thục Ngọc. Râu bắp là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian nhằm
làm tăng sự bài tiết mật và làm tăng lượng nước tiểu trong các chứng bệnh viêm túi
mật, tắt túi mật hoặc phù thủng trong những bệnh về tim thận (Võ Hà, 2013).
1.1.6.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngoài là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, bắp còn
là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh kẹo, điều
chế acid acetic. Lõi bắp có thể chế ra các chất cách điện, các chất làm nguyên liệu chế
nhựa hoá học. Từ bẹ lá có thể dùng để đan thảm. Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng
670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dược
và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
1.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Thế giới
Theo Trần Thị Dạ Thảo (2008), cuối thế kỷ XX trong nền sản xuất lương thực
thế giới có một sự kiện quan trọng là phát triển vượt bật của cây bắp. Chính nhờ sự
thành công về nghiên cứu bắp lai và những ứng dụng mới nhất của những thành tựu
khoa học đối với nghiên cứu và sản xuất các giống bắp như: di truyền học, cơ giới hóa,
công nghệ sinh học, chọn giống, tin học, ... Ngày nay con người tạo được những giống
bắp có năng suất cao, phẩm chất tốt và nhờ có trình độ cơ giới hóa đã đưa đến năng
suất lao động cao. Hiện nay ở một số nước tiên tiến cứ 30 phút sản xuất được 100 kg
hạt bắp.


9


Theo Stanley và Watson (1977), bắp nếp phát triển một cách ổn định và cũng là
cây trồng được đánh giá cao trong các hợp đồng, ước tính mỗi năm Mỹ sản xuất
khoảng 635 – 760 ngàn tấn bắp nếp ở Mỹ (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng của bắp trên thế giới giai đoạn 2006 2011
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2006

147,0

4,8

706,8

2007

158,3


5,0

789,9

2008

162,4

5,1

829,1

2009

158,9

5,2

820,5

2010

164,1

5,2

850,4

2011


170,4

5,2

883,5
( FAOSTAT, 2013)

Cây bắp là cây lương thực đầy hy vọng cho thế kỷ XXI của loài người trong
chiến lược toàn cầu, một trong những cây có chu trình quang hợp C4 tương đối cao mà
ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng cho năng suất rất lớn mà không có cây ngũ cốc nào
sánh kịp về năng suất. Do vậy nếu có điều kiện đất đai thích hợp với sinh trưởng của
cây bắp và có sự quan tâm đúng mức về các khâu: giống, thâm canh cao để làm tăng
năng suất, tăng khối lượng sản phẩm giúp cho nông dân ngày càng có thu nhập cao
hơn, ổn định cuộc sống đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.
Bắp được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn các
cây lương thực khác. Sản lượng toàn thế giới trên 600 triệu tấn với giá trị khoảng trên
23 tỷ USD. Hoa Kỳ là nước sản xuất bắp hàng đầu với sản lượng gần bằng một nửa
sản lượng chung của thế giới. Ngoài ra còn có Trung Quốc, Brazil, Mexico, Argentina,
Ấn Độ, Pháp, Indonesia, Nam Phi và Italia.
Bắp làm nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học, làm cỏ ủ chua cho gia súc, làm
lương thực, thực phẩm.
Một vài giống bắp cũng được tạo ra với tỷ lệ bắp non cao hơn với mục đích làm rau
dùng trong ẩm thực ở một số quốc gia châu Á.


10

1.2.2 Việt Nam
Bắp đã được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm trước (Nô Hữu Tình, 2007).

Bắp là cây lương thực quan trọng được xếp thứ 2 sau lúa. Nó cũng là một cây trồng rất
có ý nghĩa cho sự phát triển chăn nuôi, bắp đã được trồng gần như khắp cả nước.
Cây bắp Việt Nam được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước từ đồng bằng,
trung du đến miền núi tại 8 vùng sinh thái
- Vùng núi Đông Bắc: ở cao độ 300- 900m, bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh. Đất trồng bắp chủ yếu là đất phát
triển trên các sản phẩm của đá vôi và sa phiến thạch, đất phù sa dọc theo các sông
suối.
- Vùng núi Tây Bắc: ở độ cao 600- 100m gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La và
Hòa Bình. Đất trồng chủ yếu là đất thung lũng đá vôi, đất phù sa sông suối.
- Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: ở cao độ 0- 200m, gồm các tỉnh Hà
Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam định, Thái Bình và Ninh Bình.
Bắp được trồng trên đất phù sa.
- Vùng Bắc Trung Bộ: ở độ cao 0- 200m gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa- Thiên Huế. Đất trồng bắp là đất phù sa được
bồi hàng năm theo các sông La, sông Lam, sông Mã và đất phù sa không được bồi
hàng năm.
- Vùng duyên hải miền trung: ở độ cao 0- 1000m, gồm các tỉnh Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và khánh Hòa. Bắp được trồng trên đất
phù sa.
- Vùng Tây Nguyên: ở độ cao 400- 900m gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và
Đăk Lăk. Bắp được trồng trên đất bazan, đất phù sa.
- Vùng Đông Nam bộ: ở độ cao 0- 400m gồm các tỉnh Đồng Nai, tp Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận. Đất trồng bắp là
đất bazan, phù sa và đất xám.
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: ở độ cao 0-10m gồm các tỉnh Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến tre, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc
Trăng.



11

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011
Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2006

1033,1

3,73

3,85

2007

1096,1

3,68

4,30

2008


1140,2

4,01

4,58

2009

1089,2

4,01

4,37

2010

1125,7

4,11

4,63

2011

1117,2

4,30

4,80


(Tổng cục thống kê, 2013)
Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, cây bắp có những bước tiến đáng kể về
diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2011, diện tích trồng bắp là 1117,2 nghìn ha,
giảm đi so với năm 2010 nhưng sản lượng tăng lên và đạt 4,8 triệu tấn.
1.3 Kết quả nghiên cứu và sử dụng giống bắp trong và ngoài nƣớc
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Vào năm 1936, các nhà khoa học tại Iowa Agricultural Experiment Station
nhận ra rằng những đặc tính của bắp nếp hơi giống đặc tính của tinh bột Tapioca và đã
bắt đầu phát triển những dòng bắp nếp (Stanley, 1977) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo,
2000).
Brimhall và Hixon (1939, 1942) và Morgan (1940) (Trích dẫn Trần Thị Dạ
Thảo, 2000) đã tìm thấy ở bắp có 2 loại tinh bột có những đặc tính hóa hồ khác nhau.
Ngôn ngữ “amylose” và “amylopectin” được sử dụng cách đây khoảng 50 năm
để mô tả thành phần mạch thẳng hay nhánh của tinh bột (Hallauer, 1994) (Trích dẫn
Trần Thị Dạ Thảo, 2000). Hallauer cũng xác định được trọng lượng phân tử của
Amylopectin > 2 x 107.
Kupzow (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng tinh bột bắp
không có amylose, chỉ gồm toàn amylopectin. Phân tử amylopectin lớn gấp 2 – 5 lần
phân tử amylose, khi nở ra phân tử này giữ nước chặt hơn và giữ được nhiều nước
hơn. Trong công nghiệp bánh kẹo người ta rất thích loại tinh bột này, chính vì vậy nên
nhu cầu về hạt bắp nếp khá cao.


12

Tại trường đại học Illinos, Hatfield và Braman (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ
Thảo, 2000) đã so sánh bắp nếp với bắp thường trong 2 thí nghiệm về sự chuyển hóa
và sinh trưởng với những con cừu non và bò đực non thấy rằng sử dụng bắp nếp trong
khẩu phần thức ăn của gia súc có sự tăng trọng có ý nghĩa so với bắp thường.

Theo Lưu Trọng Nguyên (1972) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) tất cả nội
nhũ hạt là tinh bột dãy nhánh của sừng, sau khi bị thủy phân dễ hình thành dextrin
dạng keo, gặp iot có màu tím đỏ, khác phản ứng của tinh bột nội nhũ bắp đá và bắp
răng ngựa với iot. Tinh bột của 2 dạng bắp này có khoảng 78,0 % tinh bột dãy nhánh
và khoảng 22,0 % tinh bột dãy nhánh nên gặp iot có màu xanh, soi ra ánh sang thấy
hạt không trong, cứng, nhẵn, không bóng.
Robert và ctv (1976) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng bắp nếp đã
được phát triển như là một cây trồng đặc biệt được sử dụng trong hỗn hợp làm bánh,
hồ và các công dụng công nghiệp khác đòi hỏi tinh bột có mạch nhánh. Robert thấy
rằng hạt bắp nếp có nhiều tinh bột hơn bắp răng ngựa. Nói chung, trong tinh bột bắp
có khoảng 72,0 % amylopectin và 28,0 % amylose.
Brink và Abegg (1926) cũng như Alexander và Roy (1977) (Trích dẫn Trần Thị
Dạ Thảo, 2000) đã thông báo rằng tinh bột của bắp nếp khác với tinh bột của bắp bình
thường về thành phần của amylopectin và chuỗi phân tử có dạng mạch nhánh.
Alexander và ctv (1977) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho biết một
chương trình lai tạo lớn đã được khởi sự vào năm 1937 nhằm đưa gen wx vào những
cây bắp có năng suất cao. Công việc đã do Sprague và các đồng sự tiến hành đầu tiên
tại trường Đại học ở bang Iowa.
Alexander (1988) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) cho rằng sự phân giống
bắp nếp tập trung trên phương pháp lai ngược (backcross), sử dụng giống bố mẹ tốt và
thu hồi thế hệ sau hoàn thiện hơn. Vì thế, trong những năm trước đây năng suất bắp
nếp tương đương bắp răng ngựa. Tuy nhiên, những thành tựu trong lai tạo bắp răng
ngựa đã làm cho bắp nếp không thể đạt năng suất cao bằng bắp răng ngựa (Zea mays
var. indentata) hiện tại mặc dầu chất lượng hạt khá. Henderson (1974), Baman và ctv
(1973) (Trích dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000) thấy bắp nếp tốt hơn bắp răng ngựa trong
việc nuôi cừu non.


13


Các thí nghiệm về so sánh năng suất giữa các giống bắp nếp, bắp răng ngựa và
bắp có hàm lượng amylose cao đã được thực hiện bởi Joy Lowcock, Doug George và
Rob Fletcher tại trường đại học Qweensland và công ty sản xuất hạt giống Pacific
Seeds (Úc) năm 1998 cho thấy rằng giống bắp có hàm lượng amylose cao có năng suất
thấp hơn hẳn so với bắp nếp và bắp răng ngựa. Kết quả thí nghiệm tại Horticultural
Field (trường đại học Queensland): giống bắp răng ngựa có năng suất hạt khô trung
bình là 3,6 tấn/ha, trong đó P 3398 có năng suất cao nhất (4,4 tấn/ha). Giống bắp nếp
có năng suất trung bình là 4,0 tấn/ha trong đó Waxy 80 có năng suất 4,2 tấn/ha. Giống
bắp có hàm lượng amylose caocó năng suất thấp nhất (từ 2,7 đến 2,8 tấn/ha). Kết quả
thí nghiệm tại Pacific Seeds cho thấy, giống bắp răng ngựa có năng suất hạt khô trung
bình cao nhất đạt 5,5 tấn/ha trong đó Pac 143 có năng suất 6,8 tấn/ha. Giống bắp nếp
có năng suất trung bình là 5,5 tấn/ha trong đó Waxy có năng suất 5,8 tấn/ha. Giống
bắp có hàm lượng amylose cao có năng suất thấp nhất (từ 3,6 đến 4,2 tấn/ha) (Trích
dẫn Trần Thị Dạ Thảo, 2000).
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Cao Đắc Điểm (1988) trong giai đoạn từ 1955- 1970 các nhà khoa học
cũng đã bước đầu điều tra về thành phần loài và giống địa phương, đã chọn ra những
giống tốt và tiến hành chọn lọc phục vụ cho sản xuất.
Từ năm 1975 - 1986 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chương trình chọn
tạo giống bắp lai và được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay, bước đầu thành công
trong giai đoạn chọn tạo các giống lai không quy ước như LS-3, LS-5, LS-6, LS-7, LS8. Các giống này có năng suất 3 - 7 tấn/ha đã được mở rộng nhanh chóng trên toàn
quốc, tiếp đến là các công tác nghiên cứu giống lai quy ước.Trong một thời gian ngắn,
các nhà nghiên cứu bắp việt nam đã chọn tạo ra hàng loạt các giống tốt cho năng suất
cao từ 7-10 tấn/ha các giống này không thua kém các giống bắp lai của các công ty
nước ngoài về cả năng suất và chất lượng, theo ước tính các giống bắp lai do việt nam
lai tạo hiện chiếm khoảng 60% thị phần giống cả nước.
Như vậy chương trình chọn tạo giống bắp Việt Nam đã từng bước phát triển từ
giống lai không quy ước đến lai kép, lai 3, lai đơn cải tiến và lai đơn. Những thành tích
đó đã đưa sản xuất bắp Việt Nam đứng trong hàng ngủ các nước tiên tiến ở châu Á.
Một loạt các giống lai do việt nam chọn tạo đã được trồng ở tất cả các vùng sinh thái



×