Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 12 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max) VỤ XUÂN HÈ 2013 TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài

SO SÁNH SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 12 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max) VỤ XUÂN HÈ 2013
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN XUÂN SƠN
Ngành : Nông học
Niên khóa: 2009 – 2013

Gia Lai, tháng 8/2013


SO SÁNH SƢ̣ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
12 GIỐNG ĐẬU NÀNH (Glycine max) VỤ XUÂN HÈ 2013
TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU,TỈNH GIA LAI

Tác giả
Nguyễn Xuân Sơn

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. Hồ Tấn Quốc
ThS. Nguyễn Thị Thanh Duyên


Gia Lai, tháng 08/2013
i


LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm được học tập tại trường Đại Học Nông Lâm - Thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt trong bốn tháng làm đề tài, tôi đã học tập và làm việc một cách
nghiêm túc. Suốt quá trình này, tôi đã được thầy cô tận tình chỉ dạy và hướng dẫn, các
bạn và gia đình động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần giúp tôi có thể vượt qua
những khó khăn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
Quý thầy cô trong trường và trong khoa đã tận tình giảng dạy những kiến thức
quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Hồ Tấn Quốc, cô ThS. Nguyễn
Thị Thanh Duyên đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Thành kính ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, xin cảm ơn
tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Và tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Đá, địa chỉ 64 Lê Quang Định, phường Yên
Thế, Thành phố Pleiku đã cho tôi mượn đất và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, ngày 10 tháng 8 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Xuân Sơn

ii


TÓM TẮT

Đề tài: “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 12 giống đậu nành
(Glycine max) triển vọng vụ xuân hè 2013 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” đã được
tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013 nhằm xác định giống đậu nành có thời gian
sinh trưởng ngắn, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao phù hợp với điều kiện
canh tác tại địa phương. Thí nghiệm đơn yếu tố gồm 12 giống đậu nành tương ứng với
12 nghiệm thức, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, ba lần nhắc lại. Phương
pháp đánh giá dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và
sử dụng của giống đậu nành QCVN 01 – 58 : 2011/ BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2011). Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 81,7 – 96,0 ngày.
Các giống DS6-6-25, DS11-5-5, DS6-7-26, DS7-9-2, và giống DS8 thuộc nhốm giống
ngắn ngày (< 85 ngày), 7 giống còn lại là DS7-14-22, DS7-9-40, DS10-3-1, DS6-7-14,
MTD 176, OMDN 29 và giống địa phương thuộc nhóm giống trung ngày (85 – 100
ngày).
Chiều cao các giống biến động từ 57,0 – 74,5 cm, trong đó giống địa phương có
chiều cao cây cao nhất đạt 74,5 cm.
Bốn giống DS7-9-40, DS11-5-5, DS6-7-26 và DS7-9-2 là bốn giống tốt nhất
trong 12 giống khảo nghiệm có năng suất thực thu đạt 2,57 tấn/ha, 2,77 tấn/ha và 2,95
tấn/ha và 2,50 tấn/ha. Đây là bốn giống được xác định có triển vọng trong vụ xuân hè
tại phường Yên Thế, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong điều kiện thí nghiệm tất cả 12 giống thí nghiệm không bị bệnh hại nhưng
đều bị sâu xanh (Heliothis armigera ) và sâu cuốn lá (Lamprosema indicate) ăn hại, bị
đổ ngã ở cấp 2 mức độ nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp), trừ giống OMDN 29 bị đổ ngã ở
cấp 3 mức độ trung bình (25 – 50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥ 45%), và
12 giống đều bị tách hạt ở cấp 2 mức độ thấp (<25% quả tách vỏ).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... .i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ......................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ................................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu.............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân loại ......................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây đậu nành ............................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật học cây đậu nành.................................................................... 3
2.2 Đặc điểm thực vật của cây đậu nành ...................................................................... 4
2.2.1 Rễ ....................................................................................................................... 4
2.2.2 Thân, cành, lá...................................................................................................... 5
2.2.3 Hoa, quả, hạt ....................................................................................................... 6
2.3 Yêu cầu sinh thái của cây đậu nành ........................................................................ 6
2.3.1 Nhiệt độ .............................................................................................................. 6
2.3.2 Lượng mưa và ẩm độ .......................................................................................... 7
2.3.3 Ánh sáng ............................................................................................................. 7
2.3.4 Đất đai ................................................................................................................ 8
2.4 Công dụng của đậu nành trong nền kinh tế hiện nay............................................... 8
2.4.1 Đậu nành được sử dụng làm thực phẩm cho con người ....................................... 8
2.4.2 Đậu nành được sử dụng trong công nghiệp ......................................................... 8
iv



2.4.3 Đậu nành được sử dụng làm thức ăn gia súc........................................................ 9
2.4.4 Đậu nành được sử dụng làm phân bón - cải tạo đất ............................................. 9
2.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành trên thế giới và trong nước......................... 10
2.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu nành trên thế giới......................................... 10
2.5.1.1 Tình hình sản xuất .......................................................................................... 10
2.5.1.2 Tình hình tiêu thụ ........................................................................................... 10
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành ở nước ta ................................................ 11
2.5.2.1 Tình hình sản xuất .......................................................................................... 11
2.5.2.2 Tình hình tiêu thụ ........................................................................................... 13
2.6 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trên thế giới và trong nước ........................ 13
2.6.1 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trên thế giới ........................................... 13
2.6.2 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trong nước ............................................. 14
2.7 Phương hướng và mục tiêu phát triển đậu nành ở Việt Nam................................. 16
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1 Điều kiện nghiên cứu ........................................................................................... 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...................................................................... 18
3.1.2 Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................... 18
3.1.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian làm thí nghiệm .............................. 18
3.1.2.2 Điều kiện đất đai ............................................................................................ 19
3.1.2.3 Quy trình kỹ thuật canh tác ............................................................................ 19
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 21
3.2.1 Vật liệu ............................................................................................................. 21
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 21
3.2.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................. 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu nành ................................. 28
4.1.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển ....................................................................... 28
4.1.2 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................. 31

4.1.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................ 31
v


4.1.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................................ 33
4.1.3 Động thái và tốc độ ra lá của 12 giống đậu nành ............................................... 34
4.1.3.1 Động thái ra lá .............................................................................................. 34
4.1.3.2 Tốc độ ra lá................................................................................................... 36
4.2 Đặc điểm hình thái của các giống đậu nành thí nghiệm ........................................ 37
4.3 Một số chỉ tiêu về hoa.…………………………………………………………….38
4.4 Một số chỉ tiêu về quả……………………………………………………………..39
4.5 Một số chỉ tiêu về hạt ........................................................................................... 41
4.6 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tính đổ ngã và tính tách hạt ........................... 42
4.6.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại .................................................................... 42
4.6.2 Một số chỉ tiêu về đổ ngã và tách hạt ngoài đồng .............................................. 43
4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................................ 44
4.8 Xác định một số giống triển vọng ........................................................................ 47
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 51

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt


Viết đầy đủ (nghĩa)

ANOVA

Analysis of Variance (phân tích phương sai)

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp và phát triền nông thôn

Ctv

Cộng tác viên

CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến động)

ĐC

Đối chứng

EEC

European Economic Community
(Cộng đồng Kinh tế châu Âu)

FAO

Food and Agriculture Organization

(Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp
quốc)

GMO

Genetically Modified Organism
(sinh vật biến đổi gen)

NSG

Ngày sau gieo

QCQG

Quy chuẩn quốc gia

RCBD

Randomized Complete Block Design
(Khối đầy đủ nghẫu nhiên)

VCU

Value of Cultivation and Use
(Giá trị canh tác và sử dụng)

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới từ năm 2001 đến năm 2011……10
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam từ năm 2000 đến năm
2011……………………………………………………………………………………12
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng thu từ 04/2013 – 08/2013………………………………...18
Bảng 3.2 Danh sách các giống đậu nành thí nghiệm…………………………………..21
Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển của của 12 giống đậu nành ...................... 29
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống đậu nành ...................... 32
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 12 giống đậu nành ........................... 33
Bảng 4.4 Động thái ra lá của 12 giống đậu nành của 12 giống đậu nành .................... 35
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá của 12 giống đậu nành ............................................................ 36
Bảng 4.6 Đặc điểm hình thái của 12 giống đậu nành ................................................. 37
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu về hoa ................................................................................ 38
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu về quả ................................................................................ 39
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu về hạt ................................................................................. 42
Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu về tính đổ ngã và tách hạt ngoài đồng............................... 43
Bảng 4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................................. 45
Bảng 4.12 Một số giống triển vọng............................................................................ 47

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ........................................................................... 22
Hình 2 Làm đất ....................................................................................................... 51
Hình 3 Toàn cảnh khu thí nghiệm giai đoạn 40 – 50 NSG ....................................... 51
Hình 4 Dạng hạt của bộ giống thí nghiệm ............................................................... 52


ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là một trong những cây trồng cổ xưa
nhất. Trước đây cây đậu nành được mệnh danh là “Vàng mọc trên đất” đến nay đậu
nành vẫn là cây “chiến lược của thời đại” là cây trồng được mọi người quan tâm nhất
trong số 2000 loại đậu đỗ khác nhau.
Đậu nành được trồng phổ biến ở Đông Nam Á , Bắc và Nam Mỹ. Quê hương
của đậu nành là Đông Nam châu Á, nhưng diện tích và sản lượng đậu tương của thế
giới lại nằm chủ yếu ở Mỹ. Hạt đậu nành là nguồn cung cấp protein và dầu thực vật
cho con người, ngoài ra còn là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi. Ngày nay
với sự gia tăng nhanh chóng của dân số, nhu cầu dinh dưỡng của con người, đặc biệt
nhu cầu về protein đang trở thành một vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế, xã hội
của nhiều quốc gia đang và kém phát triển của thế giới. Theo Wijeratne và Welson
(1987), khoảng 90% Calo và trên 80% protein có trong bữa ăn hàng ngày của người
dân các nước Châu Á được cung cấp từ nguồn thực vật. Vì vậy với hàm lượng protein
trong hạt từ 38% – 42%, dầu từ 18% – 24%, Hydratcacbon 30% – 40%, chất khoáng
4% – 5%, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong việc cung cấp protein, dầu thực vật
và chất khoáng cho con người thông qua các sản phẩm chế biến khác nhau (Việt
Chương và Nguyễn Việt Thái, 2003).
Ở Việt Nam, trước kia cây đâ ̣u nành chưa được coi trọng. Trong những năm gần
đây đã có những tiến bộ đáng kể, từ 48,9 ngàn ha trong những năm 1980 đến nay diện
tích đậu nành của cả nước đã đạt 181,5 ngàn ha, với sản lượng 266,3 ngàn tấn, năng
suất bình quân đạt 1,47 tấ n/ha (FAOSTAT, 2013). Trong thời gian gần đây, công tác
chọn, tạo giống đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Một số giống đậu nành được
công nhận với ưu điểm năng suất cao, chất lượng tốt, hình thức đẹp và thời gian sinh
1



trưởng ngắn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa đã dần thay thế được các giống cũ.
Tuy nhiên nếu đem so sánh với các cây trồng khác như lúa, ngô thì số lượng giống
như trên là quá ít và thiếu sự đa dạng về nhóm giống. Ngoài ra việc mở rộng áp dụng
giống mới trong sản xuất còn chậm.
Chính vì vậy, việc chọn tạo các giống đậu nành mới có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, có khả năng kháng được
một số loại sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi luôn được các nhà nghiên cứu
chọn tạo giống đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “So sánh sự sinh trƣởng, phát triển và
năng suất 12 giống đậu nành triển vọng vụ Xuân Hè 2013 tại Thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
– Xác định được giống đậu nành có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt
với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
– Bố trí thí nghiệm chính quy.
– Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
sâu bệnh hại, tính chống đổ, tính tách hạt, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của 12 giống đậu nành tham gia thí nghiệm.
– Xử lý, phân tích số liệu theo các chỉ tiêu, từ đó xác định giống tốt theo mục
tiêu đề ra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và phân loại
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây đậu nành
 Nguồn gốc
Theo Trần Văn Lợt (2010), hiện nay để xác định nguồn gốc một cây trồng
người ta thường dựa vào ba căn cứ gồm: dựa vào nguồn biến dị di truyền, dựa vào địa
bàn phân bố, dựa vào tài liệu (sách báo, tạp chí, sách địa khai, chứng cứ khảo cổ). Đối
với cây đậu nành cũng dựa vào các căn cứ trên hiện nay người ta xác định chính xác
cây đậu nành có nguồn gốc (phát nguyên chính) từ miền Đông Bắc Trung Quốc vào
thời điểm thế kỉ 11 trước Công nguyên, tiếp đó là khu vực Mãn Châu.
 Lịch sử phát triển
Cây đậu nành xuất xứ từ Trung Quốc và người Trung Quốc đã biết đến nó từ cả
ngàn năm trước Công nguyên. Sau đó, cây đậu nành được du nhập vào Triều Tiên, qua
Nhật Bản, Malaysia, các nước Đông Dương, trong đó có nước ta (Việt Chương và
Nguyễn Việt Thái, 2003).
Ở Châu Âu mãi đến cuối thế kỷ 17 mới biết đến cây đậu nành. Nước đưa cây
đậu nành vào đầu tiên là nước Pháp, nơi trồng đầu tiên là vườn thực vật Hoàng Gia
Paris vào năm 1793. Sau đó đậu nành được đưa đến các nước khác như: Anh (1790),
Hoa Kỳ (1804), Ý (1840), Úc, Đức, Poland, Holland (1875), Hulgari (1876), Nga
(1901) (Trần Văn Lợt, 2010).
2.1.2 Phân loại thực vật học cây đậu nành
Theo Đỗ Ánh và ctv (1999), sau khi nghiên cứu 31 đặc tính sinh dưỡng và 27
đặc tính sinh sản của 58 nguồn vật liệu đặc trưng cho các loài, người ta phân loại các
loài đậu nành dựa vào 2 cơ sở sau:

3




Phân loại dựa vào hình thái thực vật học

Chia làm 3 nhóm:

Đậu nành hoang dại (Glycine usuriensis).
– Phân bố : Trung Quố c, Nhâ ̣t Bản, Triề u Tiên.
– Đặc điểm: thân cao 3 –4 m, dạng dây leo, cành nhỏ và thường xoắn lại . Sinh trưởng
kém, thời gian kéo dài có thể đế n 200 ngày.
+ Phản ứng quang kì thuộc ngày ngắn .
+ Lá nhỏ hẹp, có lông tơ ép sát mặt lá.
+ Hoa nhỏ, màu tím.
+ Trái nhỏ, màu đen, lươ ̣ng protein cao.
Đậu nành nửa hoang dại (Glycine gracilis).
– Phân bố : Dọc lưu vực sông Trường Giang (Trung Quố c ).
– Đặc điểm: Thân cao khoảng 1 m, dạng thân đứng hoặc thân leo.
+ Hoa nhỏ, màu tím, có khả năng cho trái hữu hạn hay vô hạn.
+ Hạt có màu nâu, đen, vàng. Trọng lượng 5 – 6 g/100 hạt.
Đậu nành trồng (Glycine max).
– Đặc điểm: Thân đứng, cao 0,5 – 1,2 m; phân biê ̣t rõ thân cành, lá to và phiến lá dày.
+ Khả năng cho trái hữu hạn, kích thước hạt và trái to.
+ Hạt có màu vàng, nâu, đen. Trọng lượng 7 – 20 g/100 hạt.


Phân loại dựa vào chu kỳ sinh trưởng

– Rất sớm: 75 – 90 ngày; chín sớm: > 90 – 100 ngày.
– Trung bình: > 100 – 110 ngày; Muộn trung bình: > 110 – 120 ngày.
– Chín muộn: 130 – 140 ngày; Rất muộn: > 140 – 160 ngày.
2.2 Đặc điểm thực vật của cây đậu nành
2.2.1 Rễ
Rễ đậu nành là loại rễ cọc gồm một rễ cái và nhiều rễ bên. Khi hạt nảy mầm,
phôi của hạt đậu phát triển thành rễ cái. Rễ cái có thể ăn sâu vào đất đến 150 cm hoặc

hơn, nhưng trong điều kiện bình thường chỉ ăn sâu đến 20 – 30 cm (Phạm Văn Thiều,
2003).

4


Rễ đậu nành có khả năng ăn sâu tới 1m nhưng thường tập trung ở tầng mặt 30 –
40 cm tùy thuộc đặc tính của đất, còn độ ăn ngang thường 20 – 40 cm, có trường hợp
60 – 80 cm.
Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ cây đậu nành là khả năng hình thành nốt
sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium japonicum tạo nên hệ thống rễ cố định
đạm (Nguyễn Ngọc Hải, 2008). Sau mỗi vụ trồng đậu, đất được cung cấp một lượng
đạm tương đương từ 20 - 25 kg ure/ha. Vì vậy mà trong sản xuất đậu nành nói riêng và
các cây họ đậu nói chung, người ta ít bón phân đạm, giảm thiểu được chi phí cung cấp
đạm cho đất và đất sau khi trồng các cây này thì tươi xốp và tốt hơn.
2.2.2 Thân, cành, lá


Thân
Thân cây đậu nành hình tròn, có nhiều lông, mọc thẳng và ít phân cành. Mỗi

cây có thể có từ 8 – 14 đốt, chiều cao 0,6 – 1,2 m. Thân được cấu tạo bởi nhiều đốt
và lông nối liền nhau. (Trần Văn Lợt, 2010).


Cành
Số cành trên cây đậu nành nhiều hay ít tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ

thuật canh tác. Có giống chỉ có 1 – 2 cành hoặc không có cành (Phạm Văn Thiều, 2003).
Trung bình một cây có từ 4 – 6 cành, cây tốt có thể 10 – 14 cành, trong đó

thường có 80% cành cấp 1, 20% cành cấp 2. Cây đậu nành chỉ có tối đa đến cành cấp
2. Cành đậu nành có khả năng đâm ra từ mắt 1 đến mắt 13, nhưng mạnh nhất là mắt 2
– 7 (Ngô Thế Dân và ctv, 1997).




Theo Trần Văn Lợt (2010), cây đậu nành có ba loại lá gồm lá mầm, lá đơn và

hệ lá kép:
Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng (40% N, 20% dầu) có khả năng nuôi
dưỡng cây trong 14 ngày.
Lá đơn mọc đối, lá to và có màu xanh bóng.
Hệ lá kép gồm ba lá chét, mỗi lá chét đều có cuống lá riêng và có cùng một
cuống lá chính.

5


2.2.3 Hoa, quả, hạt


Hoa
Hoa đậu nành thuộc loại hoa cánh bướm. Hoa mọc ra ở nách các lá hoặc ngọn

thân, cành. Mỗi nách lá mang một chùm hoa, mỗi chùm hoa có từ 10 – 25 hoa. Hoa có
màu tím, tím nhạt hoặc trắng tùy thuộc giống và được quyết định bởi sắc tố
anthocyanin. Hoa đậu nành rất bé, chiều dài 0,6 – 0,7 cm. Đậu nành là cây có hoa hoàn
toàn tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn của đậu nành rất thấp dưới 0,5%. Dựa vào tập tính ra
hoa của các giống mà phân chúng ra làm hai nhóm khác nhau gồm nhóm ra hoa hữu

hạn và nhóm ra hoa vô hạn (Phạm Văn Thiều, 2003).


Quả
Quả thuộc loại quả nang tự khai nên phải thu hoạch kịp thời. Hiện tượng này có

thể làm giảm 5 – 10% năng suất. Quả lúc còn non có màu xanh, khi già chín thường có
màu vàng. Kích thước trái trung bình có chiều dài là 2,7 – 7 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm.
Mỗi quả trung bình có 2 – 3 hạt, cũng có quả có thể có 4 hạt (Trần Văn Lợt, 2010).


Hạt
Hạt đậu nành có hình dạng rất khác nhau từ hình tròn, bầu dục, tròn dài, tròn

dẹp. Vỏ hạt có nhiều màu như vàng, vàng xanh, nâu đen. Tễ hạt có thể dài , ngắn,
rộng, hẹp khác nhau (Trần Văn Lợt, 2010).
Độ lớn của hạt cũng rất khác nhau tùy đặc điểm giống và kỹ thuật trồng trọt,
thường từ 50-3000 g/1000 hạt, trung bình là từ 100 – 135 g (Phạm Văn Thiều, 2003).
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2005), kích thước hạt không ảnh hưởng nhiều tới
năng suất mà độ đồng đều của hạt mới là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới
năng suất.
2.3 Yêu cầu sinh thái của cây đậu nành
2.3.1 Nhiệt độ
Cây đậu nành tuy là có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu được
rét. Cây cần tổng tích ôn tối thiểu đạt 2400oC, không có giới hạn trên (Trần Văn Lợt,
2010).
Cây đậu nành rất mẫn cảm với nhiệt độ không khác gì mẫn cảm với ánh sáng.
Vì vậy, nhiều chuyên gia Việt Nam cho rằng tại các tỉnh phía Nam nước ta là vùng đất
6



lý tưởng cho cây đậu nành sinh sống. Tại đây có thể trồng đậu nành quanh năm mà
năng suất vẫn cao, vì tổng tích ôn mà cây đậu đòi hỏi có đủ (trên 30000C) và sự chênh
lệch nhiệt độ trong các mùa vụ trong năm không đáng kể (Phạm Văn Thiều, 2003).
2.3.2 Lƣợng mƣa và ẩm độ
Cây đậu nành tuy là cây thích hợp với vùng có nhiệt độ tương đối cao nhưng lại
là cây chịu hạn kém. Lượng nước mưa trong năm tối thiểu đòi hỏi đạt 400 mm, tốt
nhất là 700 mm. Và trong các thời kỳ sinh trưởng của cây đậu nành thì có hai thời kỳ
cần nước nhất là thời kỳ nảy mầm và thời kỳ ra hoa – kết trái. (Lê Độ Hoàng và ctv, 1977).
- Thời kỳ nảy mầm: mục đích cần nước thời kỳ này là để giúp hạt trương nước.
Do đó yêu cầu ẩm độ đất trong thời kỳ này phải đạt 75 – 80% ẩm độ đất bão hòa,
tương dương 80 – 90% ẩm độ đồng ruộng.
- Thời kỳ cây con: lúc này cây đậu nành cần lượng nước ít hơn. Do đó yêu cầu
ẩm độ đất 50 – 60% ẩm độ đất bão hòa nhằm mục đích huấn luyện bộ rễ ăn sâu và sẽ
chống chịu hạn.
- Thời kỳ ra hoa – kết trái: mục đích cần nước ở thời kỳ này là để tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình bốc thoát hơi nước nhất là thời kỳ ra hoa, và giúp cho quá trình
vận chuyển các chất trong thân lá về tích lũy trong hạt (thời kỳ kết trái). Vì vậy yêu
cầu ẩm độ đất thời kỳ này phải đạt 70 – 80% độ ẩm đất bão hòa, tương dương 75 –
90% độ ẩm đất đồng ruộng.
- Thời kỳ chín: cây đậu nành cần lượng nước rất ít và cần ẩm độ đất từ 30 –
50% ẩm độ đất bão hòa.
2.3.3 Ánh sáng
Đậu nành là cây ngày ngắn điển hình, nên ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng mạnh
đến cây này. Với cây đậu nành ánh sáng không chỉ là yếu tố quyết định sự quang hợp
mà còn có ảnh hưởng đến hoạt động cố định đạm của các nốt sần ở rễ, nên sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng khô và năng suất thu hoạch (Phạm Văn Thiều, 2003).
Trong thời gian đang sinh trưởng mạnh thì cần thời gian chiếu sáng ngày càng
dài càng tốt. Trong thời kỳ ra hoa kết quả thời gian chiếu sáng thích hợp từ 6 – 12 giờ
(Chu Thị Thơm và ctv, 2005).


7


Cây đậu nành chỉ yêu cầu 5 – 6 giờ nắng/ngày. Vì thế cây đậu nành có thề trồng
xen với các cây trồng khác. Trong tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây thì thời kỳ
cần nắng nhất là thời kỳ ra hoa kết trái (trích dẫn theo Vũ Thị Diệu, 2012).
2.3.4 Đất đai
Về đất trồng đậu nành thì nhìn chung đậu nành không kén đất, có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau: Đất đỏ, đất xám, đất phù sa. Nhưng để trồng đậu nành có
hiệu quả thì đất trồng đậu nành phải có thành phần cơ giới nhẹ (đất thịt, đất thịt pha
cát, thịt pha sét). Đất phải thoát thủy, độ pH trung tính, phạm vi độ pH từ 5 – 8 (Lê
Văn Dũ, 2007).
2.4 Công dụng của đậu nành trong nền kinh tế hiện nay
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), cây đậu nành có công dụng chính trong nền
kinh tế gồm:
2.4.1 Đậu nành đƣợc sử dụng làm thực phẩm cho con ngƣời
Đậu nành là cây ho ̣ đâ ̣u có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại đậu thông
dụng khác và vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, là nguồn cung cấp
lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của mỗi người. Ngoài thành phần đạm cao (40%),
đậu nành còn chứa một tỷ lệ chất béo lớn (20%), nhiều sinh tố và muối khoáng rất cần
thiết cho cơ thể người.
Trong ha ̣t đâ ̣u nành có các thành phầ n hóa ho ̣c sau

: protein (40%),

lipid (12 – 25%), glucid (10 – 15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các
vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose; các acid amin cơ bản
isoleucine, leucine, lyzine, methionine, phenylanine, tryptophane, valine và lecithin là
yếu tố góp phần giúp cơ thế chống lão hoá, làm tăng các mô, cứng xương, tăng sức đề

kháng.
Hạt đậu nành đươ ̣c sử du ̣ng phổ biế n để ch

ế biến ra các sản phẩm: Bột đậu

nành, sữa đậu nành, bơ và đặc biệt là dầu đậu nành.
2.4.2 Đậu nành đƣợc sử dụng trong công nghiệp
Ly trích chất Casein trong hạt đậu nành để chế tạo thành một chất như tơ hóa
học, chất tạo nhũ tương trong công nghệ cao su và là ngu yên liê ̣u chin
́ h trong cung cấ p

8


thực phẩ m , chế biế n thức ăn gia súc , công nghê ̣ ép dầ u trong chế biế n sản phẩ m lên
men từ nước tương. Sản phẩm không lên men là sữa và bột dinh dưỡng.
2.4.3 Đậu nành đƣợc sử dụng làm thức ăn gia súc
Thân và lá đậu nành khô sử dụng như một loại cỏ cho trâu, bò nhưng thường sử
dụng để ủ chua (thêm Urea + mật đường).
Bánh dầu đậu nành cũng là nguồn thức ăn cho gia súc bởi vì trong bánh dầu đậu
nành còn chứa khoảng 40 – 50% N.
2.4.4 Đậu nành đƣợc sử dụng làm phân bón - cải tạo đất
Theo Lê Văn Dũ (2007), đất trồng liên tục một loại hoa màu qua nhiều năm thì
chất dinh dưỡng trong đất dần dần bị mất đi, nếu không có biện pháp khắc phục kịp
thời sẽ làm đất bạc màu. Có nhiều biện pháp khác nhau trong đó việc trồng xen, luân
canh cây họ đậu là biện pháp hữu hiệu nhất.
Cây đậu nành có tác dụng cải tạo đất đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi
cơ cấu kinh tế cây trồng, đặc biệt là vùng sinh thái miền núi. Điều này có được là do:
trong rễ cây đậu nành có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh hàng năm bồi bổ lại cho
đất khoảng 40 – 46 kg đạm/ha đất, vừa cung cấp dưỡng chất cho cây đậu nành vừa góp

phần nâng cao năng suất cho cây trồng vụ sau, tăng độ phì nhiêu cho đất.
2.4.5 Đậu nành đƣợc sử dụng trong y học
Trước đây ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lấy dầu chưa phát triển thì
nguồn cung cấp protein hằng ngày chủ yếu là từ mỡ động vật, ở nguồn mỡ này hàm
lượng protein chứa cholesterol nhiều gây tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình vận
chuyển và trao đổi chất của cơ thể. Do không chứa cholesterol và lượng dưỡng chất
cùng các vitamin, khoáng chất, đậu nành là loại thức ăn tốt cho người béo phì (trích
dẫn theo Vũ Thị Diệu, 2012).
Ngày nay, giá trị dinh dưỡng từ cây đậu nành rất quan trọng, nó cung cấp hàm
lượng protein cao, không chứa cholesterol.
Đậu nành là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu nành hạt đen, có tác dụng tốt
cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột; làm thức ăn cho những người bị bệnh đái tháo
đường, thấp khớp, mới ốm dậy hoặc do lao động quá sức.

9


2.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành trên thế giới và trong nƣớc
2.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu nành trên thế giới
2.5.1.1 Tình hình sản xuất
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cây đậu nành trở thành cây lương thực quan
trọng đứng thứ tư sau lúa mì, lúa nước, bắp (Trần Văn Lợt, 2010).
Hiện nay, đậu nành đươ ̣c trồng ở nhiều nước và cho sản lượng cao , nhưng tập
trung nhiề u nhấ t ở các nước: Mỹ, Brasil, Argentina, Trung Quốc, Canada, Indonesia.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới từ năm 2001 đến năm 2011
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2001

76,07

23,20

176,76

2002

79,16

22,73

108,90

2003

83,60

23,40

188,92


2004

91,44

22,34

204,26

2005

91,38

23,00

209,53

2006

95,25

22,90

218,36

2007

90,11

24,30


219,55

2008

96,87

23,80

230,95

2009

98,97

22,55

223,18

2010

102,58

25,83

264,97

2011

102,99


25,33

260,91

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Diện tích và sản lượng đậu nành trên toàn thế giới tăng lên nhanh chóng trong
vòng 10 năm qua. Theo FAO, năm 2011 diện tích đậu nành trên thế giới chiếm 102,99
triệu ha; năng suất bình quân 2,53 tấn/ha. Sản lượng đạt 260,91 triệu tấn; tăng 23,83
triệu ha và 152,1 triê ̣n tấn so với năm 2002.
2.5.1.2 Tình hình tiêu thụ
Về thị trường giao dịch đậu nành trên thế giới: 25% tổng sản lượng đậu nành ở
dạng nguyên hạt. Nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới là Mỹ, Brasil và
10


Argentina. Nhiều nước nhập khẩu đậu nành để làm thức ăn cho con người, chế biến và
ép dầu. Những nước nhập khẩu lớn gồm: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), Anh,
Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg, Ý, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.
Sau chiến tranh thế giới lần II, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia xuất khẩu đậu
nành nhiều nhất thế giới. Phần lớn sản lượng đậu nành của Mỹ hoặc để nuôi gia súc,
hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu nành ở người trên đất nước này đang tăng lên.
Dầu đậu nành chiếm tới 80 % lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
Do nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng từ năm 1974, lần đầu tiên Trung Quốc
đã trở thành nước nhập khẩu đậu nành cho đến nay. Theo số liệu hải quan, hiện nay,
Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, hằng năm đã phải nhập trên
10 triệu tấn tính từ năm 2000. Việc nhập khẩu đậu nành tại Trung Quốc trong tương
lai sẽ giảm bởi Trung Quốc có tiềm năng sản xuất đậu nành và có ưu thế để sản xuất

đậu nành an toàn (đậu nành không biến đổi gen) (Trần Văn Lợt, 2010).
2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu nành ở nƣớc ta
2.5.2.1 Tình hình sản xuất
Do vị trí địa lý nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu đời
nên cây đậu nành được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời Vua Hùng ông cha ta
đã biết trồng cây đậu nành cùng với nhiều loại đậu khác (Trần Văn Lơt, 2010).
Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu nành vẫn
chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 1976,
diện tích đậu nành cả nước chỉ đạt gần 40 ngàn ha, năng suất 5,2 tạ/ha, sản lượng 20,7
ngàn tấn. Năm 1995 có diện tích lớn nhất đạt 121,1 ngàn ha, năng suất 10,3 tạ/ha, sản
lượng 125,5 ngàn tấn. Hiện nay diện tích đậu nành cả nước khoảng trên dưới 100 ngàn
ha, năng suất khoảng 11 – 12 tạ/ha.
Cả nước đã hình thành 8 vùng sản xuất đậu nành đó là Đồng bằng Sông Hồng,
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu long. Diện tích và sản lượng đậu nành ở Đồng bằng
sông Hồng (2009) lớn nhất nước tương ứng 73.400 ha và 113.800 tấn, năng suất cao
nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (2,1 tấn/ha) (Niên giám thống kê, 2010).

11


Hiện nay, đậu nành đang được khai thác phát triển trong cơ cấu 2 lúa – 1 màu;
đặc biệt phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và
Duyên hải miền Trung. Trong đó, tại Đồng bằng sông Hồng đang có chủ trương “đậu
nành hóa” trên diện tích lúa vụ Đông trong những năm sắp tới do lợi nhuận và hiệu
quả mang lại. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên, cây đậu nành cũng đang
có chiều hướng phát triển trở lại, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Đắk Lắk, đang có chủ trương mở rộng diện tích đậu nành ở những chân đất 2 vụ lúa và
trên đất màu nhờ nước trời. Vùng Đông Nam Bộ phát triển chậm hơn do sự cạnh tranh
của những cây trồng khác.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam từ năm 2000 đến năm
2011.
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ngàn ha)

(tấn/ha)

(ngàn tấn)

2000

124,10

1,20

149,30

2001

140,30

1,23


173,70

2002

158,60

1,30

205,60

2003

156,60

1,33

219,70

2004

183,80

1,34

245,90

2005

204,10


1,43

292,70

2006

185,60

1,39

258,10

2007

187,40

1,47

175,50

2008

191,50

1,40

268,60

2009


146,20

1,46

213,60

2010

197,80

1,55

296,90

2011

181,50

1,47

266,30
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)

Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành nước ta có
tăng nhưng rất ít. Năm 2011 diện tích trồng đậu nành chỉ đạt 181 500 ha với năng suất
1,47 tấn/ha với sản lượng đạt 266,30 ngàn tấn. Việc phát triển đậu nành hiện nay gặp
12


nhiều khó khắn do chủng loại giống ít, năng suất thấp và hệ thống thủy lợi cho vụ

đông còn gặp nhiều bất cập. Chính vì vậy, dù việc trồng đậu nành ở nước ta đã có từ
lâu đời nhưng diện tích trồng cây đậu nành của cả nước ta lúc cao nhất cũng chỉ đạt
dưới 200.000 ha với năng suất khá thấp so với thế giới.
2.5.2.2 Tình hình tiêu thụ, nhập khẩu
Hiện nay khối lượng sản phẩm đậu nành của Việt Nam chưa nhiều

. Tính bình

quân đầ u người mới có 1,1 kg đâ ̣u nành/năm. Do đó trong các năm gầ n đây , Viê ̣t Nam
không có đâ ̣u nành xuấ t khẩ u đáng kể . Ngoài ra nước ta còn phải nhập mộ t lươ ̣ng đâ ̣u
nành qua con đường tiểu ngạch từ Campuchia và Thái Lan sang khoảng 18 – 20 nghìn
tấ n/năm (Nguyễn Tiế n Ma ̣nh, 1995).
Nguồ n ha ̣t đâ ̣u nành ở Viê ̣t Nam sử du ̣ng cho các nhu cầ u như : làm thực phẩm
gồ m đâ ̣u phu ̣ , nước tương, bánh kẹo , sữa đâ ̣u nành , ép dầu ăn , làm thức ăn hỗn hợp
cho chăn nuôi gà công nghiê ̣p , lơ ̣n hướng na ̣c và các nhu cầu chăn nuôi khác (Nguyễn
Tiế n Ma ̣nh, 1995).
Dự báo rằ ng trong những năm tới khi mức số ng của nhân dân tăng lên
chăn nuôi sẽ phát triế n ma ̣nh đă ̣c biê ̣t là chăn nuôi kiể u công nghiê ̣p

, ngành

. Do đó nhu cầ u

đâ ̣u nành cho chế biế n làm thực phẩ m , thức ăn gia súc và chế dầ u thực phẩ m ngày
càng tăng.
2.6 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trên thế giới và trong nƣớc
2.6.1 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trên thế giới
Việc nghiên cứu , chọn tạo giống đậu nành đã được triển khai ở nhiều nước
trồng và xuấ t khẩu đậu nành trên thế giới như : Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đài Loan, và
đã được các giống có năng suất cao qua lai tạo và chọn lọc được dung trong chế biến

thực phẩm và xuất khẩu hạt thu ngoại tệ lớn (Huỳnh Hữu Nghĩa, 2006).
Năm 1971 Cục thống kê bộ nông nghiệp Mỹ đã chọn được 5 giống đậu nành để
sản xuất đại trà gồm Wayne, Clark, Lee, Arkay và Corray. Năm 1986 viện nghiên cứu
lúa gạo quốc tế đã thử nghiệm 20 giống đậu nành ở 5 nước là Nepal, Việt Nam,
Indonesia, Sri Lanka và Philippines và kết quả đạt được là đã chọn được bộ giống gồm
IRI 1682 – 1343, I – 10IR, 7267 – 1, IRII – 4, CC – 3 – 209 – LL – II. Năm 1990 các
nhà chọn giống đã đưa giống đậu nành từ Trung Quốc sang mỹ với những giống
13


chống chịu được điều kiện đất nghèo dinh dưỡng nhưng đạt năng suất cao. Năm 1992
trung tâm nghiên cứu rau đậu Châu Á đã khảo nghiệm 328 mẫu giống đậu nành ở 23
nước và 47 mẫu giống ở 22 nước. năm 1995 viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới thí
nghiệm về chương trình cải thiện cây họ đậu và chọn lọc được nhiều giống đậu nành
năng suất cao (Trần Đình Long và Hoàng Tuyết Minh, 2001).
Những năm gần đây nội dung chọn giống đậu nành ở Châu á được chú trọng
theo hai hướng là đậu nành lấy hạt và đậu nành làm rau ăn quả (rau xanh đóng hộp) để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nhanh.
Theo Trần Văn Lợt (2010), điều đặc biệt chú ý trên thế giới là các nhà khoa học
đã đi vào nghiên cứu công nghệ phân tử là chuyển gen chống hạn, kháng thuốc diệt cỏ
cho cây đậu nành.
Vì vậy hiện nay, khoảng 80 % lượng đậu nành được trồng phục vụ thương mại
đều là GMO. Năm 2007 diện tích trồng đậu nành chuyển gen đật 58,6 triệu ha, và
chiếm 57% diện tích đất trồng cây trên toàn thế giới (114,3 triệu ha) tập trung ở Mỹ,
Argentina, Brazil, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Paraguay, Nam Phi, Uruguay.
Nhờ việc áp dụng công nghệ gen mà các nước phát triển đã tạo ra các giống đậu
nành chuyển gen có năng suất rất cao đạt 6,0 – 6,5 tấn/ha góp phần vào việc phát triển
diện tích trồng đậu nành trên thế giới (dẫn theo Nguyễn Ngọc Hải, 2008).
2.6.2 Tình hình nghiên cứu, tạo chọn giống trong nƣớc
Công tác nghiên cứu đậu đỗ nói chung ở nước ta được thực hiện bởi nhiều đơn

vị nghiên cứu gồm các viện, trung tâm, trạm, trường; trong đó có Viện Di truyền Nông
nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Cây công nghiệp và
Cây ăn quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trung tâm Hưng Lộc – Đồng
Nai, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau đậu của Trường Đại học Cần Thơ. Các
nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu đơn giản như so sánh giống, mật độ - khoảng cách,
phân bón, vi khuẩn cố định đạm.
Theo Trần Văn Lợt (2010), từ năm 1979 các thí nghiệm so sánh các giống đậu
nành địa phương và nhập nội đã được tiến hành ở các tỉnh Miền Bắc, còn ở Miền Nam
thì trước năm 1975 công tác giống chủ yếu tập trung vào nhập nội giống đậu nành từ
Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản sau đó tuyển chọn dòng thuần. Ở miềm Nam nước
14


ta có nhiều vùng trồng đậu nành với điều kiện sinh thái, mùa vụ và tập quán canh tác
khác nhau đòi hỏi cần phải có bộ giống gồm nhiều giống khác nhau để đáp ứng yêu
cầu sản xuất ở các vùng và các mùa vụ khác nhau đó. Bởi vì giữa các giống đậu nành
có sự khác biệt nhau rõ rệt về phạm vi thích ứng, có giống thích ứng rộng nhưng cũng
có giống thích ứng hẹp, nhưng không có và cũng sẽ không bao giờ có một giống nào
mà thích nghi được với tất cả các vùng sinh thái và các mùa vụ trồng khác nhau, dù
chỉ giới hạn trong phạm vi của miền Nam.
Theo Trần Đình Long và Hoàng Tuyết Minh (2001), từ 1990 – 2000 các giống
đậu nành mới được chọn tạo và được công nhận gồm ĐT93, TL57-(A-57), ĐN – 42,
AK06, VX93, DT2000, M103, DT – 84, AK05, AK03, DT96 – 02, DT95, VX92.
Năm 1995 giống đậu nành DT – 84 đã được chọn tạo thành công tại Viện Di
truyền Nông nghiệp (trích dẫn theo Nguyễn Ngọc Hải, 2008). Giống đậu nành DT –
84 này được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến trên dòng lai 8-33 giữa ĐT80
và ĐT76.
Giống đậu nành HL203 có tên gốc GC84058-18-4 thuộc tổ hợp lai
(PI79712613 x PI79712613 x SJ 4) được nhập nội vào Việt Nam năm 1999. Giống
này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn công nhận chính thức vào năm

2009 (Trần Đình Long và Hoàng Tuyết Minh, 2001).
Năm 2002 đã tuyển chọn giống HL92 (AGS327) từ bộ giống khảo nghiệm ASET
1992 của AVRDC. Giống có năng suất trung bình 1,6 -1,8 tấn/ha với thời gian sinh
trưởng ngắn 75 – 77 ngày. Hạt vàng bóng, mắt hồng, được thị hiếu ưa chuộng. Giống
được công nhận quốc gia năm 2002.
Tính đến năm 2005, Việt Nam đã có 31 giống đậu nành được công nhận chính
thức đã áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Những giống được giới thiệu ở miền Bắc qua
công tác nghiên cứu của nhiều Viện, Trường trong thời gian gần đây như ĐVN5,
DT2000, ĐT2001, ĐT2006 và các giống đậu nành đột biến như DT96, DT84, DT10
không những cho năng suất cao mà còn có khả năng chịu hạn, đã phát huy tốt trong
sản xuất (Chu Thị Thơm, 2005).
Năm 2008 giống đậu nành Đ2101 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
chọn tạo đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận cho phép sản
15


×