Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT TINH HINH SẢN XUẤT HÔ TIÊU (Piper nigrum L.) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌ NH SẢN XUẤT HỒ TIÊU (Piper nigrum
L.) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC
PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI
HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA

: 2009 - 2013

SVTH

: VÕ THANH TUẤN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


i

KHẢO SÁT TÌNH HÌ NH SẢN XUẤT HỒ TIÊU (Piper nigrum
L.) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC
PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI
HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả:


VÕ THANH TUẤN

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sƣ ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Đình Đôn

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2013


ii

LỜI CẢM TẠ
 Con xin thành kính khắc ghi công ơn nuôi dạy của cha mẹ đã cho con có được
như ngày hôm nay.
 Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp ngoài nổ lực của bản thân, tôi còn được
sự giúp đở tận tình của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành biết ơn:


Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.



Khoa Nông Học, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật cùng tất cả quý thầy cô giáo

của trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt và hết lòng giảng
dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.



PGS.TS. Lê Đình Đôn đã tận hình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực hiện đề tài và viết khóa luận.


Các anh chị làm việc tại phòng bệnh cây Viện Nghiên cứu Công nghệ

Sinh học và Môi trường phòng bệnh cây bộ môn Bảo Bệ Thực Vật trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
 Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến bạn bè đã chia sẽ, động viên và
giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Võ Thanh Tuấn


iii

TÓM TẮT
VÕ THANH TUẤN, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
8 năm 2013. Khảo sát tin
̀ h hin
̀ h s ản xuất Hồ tiêu (Piper nigrum L.) và đánh giá
hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ tuyến trùng trên cây Hồ tiêu tại huyện Châu
Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đình Đôn

Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính:
Thứ nhất, khảo sát tình hình sản xuất hồ tiêu (Piper nigrum L.) tại vùng trồng
tiêu chủ lực của huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thứ hai, đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc Wellof 3 GR, Carbosan 25 EC,
Tervigo 020 SC và Marshal 5G phòng trừ tuyến trùng trên cây hồ tiêu (Piper nigrum
L.) ở 3 độ sâu 15 cm, 30 cm, 45 cm.
Kế t quả đa ̣t đươ ̣c:
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được
trồng với tính chất xen canh, cây trồng xen chủ yếu là cà phê . Hồ tiêu được trồng chủ
yếu với mật số 2,5 x 2,5 m với diện tích trung bình là 12.180 m2, biế n động từ 2.000
đến 60.000 m2. Giống tiêu được trồng chủ yếu là tiêu Vĩnh Linh, nọc trồng chủ yếu là
nọc cây gòn.
Thành phần sâu bệnh hại gồm có: rệp sáp (Pseudococcus sp.), rầy thánh giá
(Elasmognathus nepalensis), vàng lá (có thể do tuyến trùng), cây tiêu bi ̣bê ̣nh do virus,
chết nhanh (Phytophthora spp.), chết chậm (Fusarium sp.).
Đối với tuyến trùng trong rễ các loại thuốc khảo nghiệm đều thể hiện tác dụng
ngăn chặn và làm giảm mật số tuyến trùng, ở thời điểm 14 NSXL thuốc tác động mạnh
nhất đến mật số tuyến trùng.
Mâ ̣t số tuyế n trùng trong đấ t ở đô ̣ sâu 30 cm là cao nhấ t.
Cả bốn loại thuốc khảo nghiệm đều không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây tiêu. Carbosan 25 EC là loại thuốc có triển vọng nhấ t trong viê ̣c
phòng trừ tuyến trùng trong đất ở các độ sâu 15, 30, 45 cm và ở các thời điể m 7, 14, 21
NSXL.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA ........................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii

TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích đề tài ................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầ u đề tài ..................................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1 Khái quát về cây hồ tiêu ...................................................................................... 3
2.1.1 Nguồ n gố c đă ̣c điễm sinh thái .......................................................................... 3
2.1.2 Giố ng tiêu ........................................................................................................ 4
2.1.3 Giá trị kinh tế ................................................................................................... 5
2.1.4 Sâu bê ̣nh ha ̣i và phòng trừ ................................................................................ 6
2.1.5 Kỹ thuật canh tác ............................................................................................. 7
2.2 Tuyế n trùng......................................................................................................... 9
2.2.1 Khái quát về tuyế n trùng thực vâ ̣t..................................................................... 9
2.2.2 Triê ̣u chứng gây ha ̣i ....................................................................................... 10
2.2.3 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng .............................................................. 11
2.2.3.1 Ngăn ngừa ................................................................................................... 11
2.2.3.2 Luân canh ................................................................................................... 11
2.2.3.3 Biện pháp canh tác ...................................................................................... 12


v


2.2.3.4 Biện pháp hóa học ....................................................................................... 13
2.2.3.5 Biện pháp vật lý .......................................................................................... 13
2.2.3.6 Biện pháp sinh học ...................................................................................... 13
2.3 Vài nét về huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu......................................... 14
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 16
3.1 Nô ̣i dung nghiên cứu ......................................................................................... 16
3.2 Thời gian và phương tiện nghiên cứu ................................................................ 16
3.2.1 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 16
3.2.2 Phương tiê ̣n nghiên cứu ................................................................................. 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 16
3.3.1 Điề u tra và thu thâ ̣p mẫu ................................................................................ 16
3.3.2 Phương pháp ly trić h ...................................................................................... 17
3.3.3 Phương pháp đế m mâ ̣t số ............................................................................... 17
3.3.4 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc ............................................................... 17
3.3.4.1 Điều kiện khảo nghiệm ............................................................................... 17
3.3.4.2 Phương pháp khảo nghiệm .......................................................................... 17
3.3.4.3 Phương pháp thu mẫu và đánh giá ............................................................... 19
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 21
4.1 Tình hình canh tác Hồ tiêu tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......... 21
4.1.1 Đặc điểm canh tác .......................................................................................... 21
4.1.2 Giống tiêu và nọc trồng tiêu ........................................................................... 24
4.1.3 Bón phân cho cây Hồ tiêu. ............................................................................. 26
4.1.4 Tình hình dịch hại trên các vườn điều tra ....................................................... 27
4.1.5 Khó khăn trong canh tác của nông dân ........................................................... 29
4.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu lực thuốc .................................................................. 29
4.2.1 Kết quả đánh giá hiệu lực thuốc ..................................................................... 29
4.2.2 Đánh giá độc tính của thuốc đối với cây Hồ tiêu sau xử lý ............................. 34
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 35
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 35
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 37


vi

PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 39
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 42
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 45


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH: công nghiệp hóa hiện đại hóa
ctv: cộng tác viên
HL: hiệu lực
NN: nông nghiệp
NSXL: ngày sau xử lý
NT: nghiệm thức
PTNT: phát triển nông thôn
SXL: sau xử lý
TXL: trước xử lý


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Khu bố trí thí nghiệm ngoài đồng ............................................................. 18
Hình 4.1: Mô hình trồng Hồ tiêu xen canh cà phê .................................................... 24
Hình 4.2: Hồ tiêu được trồng trên trụ gòn và trụ gạch xây ....................................... 26

Hình 4.3: Dịch hại trên Hồ tiêu ghi nhận được ......................................................... 28


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Một số đặc điểm canh tác Hồ tiêu tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu .......................................................................................................................... 23
Bảng 4.2: Các loại giống và nọc trồng Hồ tiêu tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu ................................................................................................................ 25
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng phân vô cơ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
................................................................................................................................ 27
Bảng 4.4: Thành phần dịch hại trên cây tiêu trong quá trình điều tra. ....................... 29
Bảng 4.5: Mật số tuyến trùng trong rễ qua các thời kỳ theo dõi ............................... 29
Bảng 4.6: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm .............................................................. 30
Bảng 4.7: Mật số tuyến trùng trong rễ qua các thời kỳ theo dõi ở độ sâu 15 cm ....... 31
Bảng 4.8: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm .............................................................. 31
Bảng 4.9: Mật số tuyến trùng trong rễ qua các thời kỳ theo dõi ở độ sâu 30 cm ....... 32
Bảng 4.10: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm ............................................................ 32
Bảng 4.11: Mật số tuyến trùng trong rễ qua các thời kỳ theo dõi ở độ sâu 45 cm ..... 33
Bảng 4.12: Hiệu lực của thuốc khảo nghiệm ............................................................ 33
Bảng 4.13: Độc tính của thuốc đối với cây Hồ tiêu .................................................. 34


1

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuô ̣c ho ̣ Piperaceae , là cây có nguồn gốc Ấn Độ được

du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam và mô ̣t số nước Đông Nam Á từ rấ t lâu

(Nguyễn Đăng Long ,

1989). Các vùng trồng tiêu chủ yếu của nước ta tập trung từ Quảng Trị

đến các vùng

đấ t đỏ cao nguyên Trung bô ̣ , Đông Nam Bô ̣ và Phú Quố c – Hà Tiên. Đinh
̣ hướng của
ngành sản xuất hồ tiêu đến năm 2010 – 2020 giữa diê ̣n tích khoảng 50.000 ha, giá trị
xuấ t khẩ u trên 240 triê ̣u USD/năm (Hiê ̣p hô ̣i Hồ tiêu Viê ̣t Nam, 2005).
Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, là một trong những loại
cây trồ ng xóa đói giả m nghèo và giúp nông dân làm giàu . Nó có thể được xem là cây
trồ ng đầ u tiên đươ ̣c nghi ̃ tới trong viê ̣c

chuyể n đổ i cơ cấ u cây trồ ng ở nhiề u điạ

phương, đă ̣c biê ̣t là vùng Đông Nam Bô ̣ và Tây Nguyên . Tuy nhiên là cây nông nghiê ̣p
lâu năm nên sâu , bê ̣nh dễ dàng tồ n trữ tić h lũy từ năm này qua nă m khác và khi gă ̣p
điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i sẽ bùng phát thành dịch gây thiệt hại rất lớn . Theo đánh giá của Vũ
Triê ̣u Mân (2000), bê ̣nh ha ̣i hồ tiêu có hướng gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn ở các vùng tiêu trong cả nước . Nông dân mong đơ ̣i những giải pháp p hòng
trừ có hiê ̣u quả nhưng những phương pháp phòng trừ mới ít đươ ̣c phổ biế n và ngày
càng cò nhiều vườn tiêu bị hủy hoại do sâu, bê ̣nh ha ̣i.
Trên cây tiêu, tuyế n trùng là mô ̣t nhóm đố i tươ ̣ng gây ha ̣i nguy hiể m và đươ ̣c xế p
vào nhóm dich
̣ ha ̣i quan tro ̣ng thứ hai sau Phytopthora sp.. Tuyế n trùng gây ha ̣i ở bộ
rễ, khi bi ̣tuyế n trùng ký sinh sẽ làm giả m khả nă ng hút n ước và dinh dưỡng , lá nhỏ
rụng dần, nhánh và lóng ít năng suấ t và chấ t lươ ̣ng đề u giảm. Ngoài tác hại trực tiếp

cho cây, tuyế n trùng còn được xem là nhân tố mở đườ ng cho nhiề u tác nhân gây bệnh
tồn tại trong đất dể dàng xâm nhâ ̣p tấ n công như Phytophthora spp., Fusarium sp. phát
triể n gây bê ̣nh chế t nhanh , virus gây bê ̣nh xoăn lá (Nguyễn Đăng Long , 1989). Tại


2

Viê ̣t Nam, Nguyễn Ngo ̣c Châu (1995) đã phát hiê ̣n đươ ̣c 49 loài tuyến trùng gây hại
trên tiêu, riêng ở vùng Đông Nam Bô ̣ có khoảng 10 giố ng tuyế n trù ng đươ ̣c phát hiê ̣n
(Phạm Văn Biên , 1989). Kế t quả khảo sát của Trương Minh Lý và Nguyễn Thi ̣Kiề u
Bích Nga (2008) tại một số xã thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ghi nhâ ̣n đươ ̣c 12 loài
thuô ̣c 8 giố ng tuyế n trùng ký sinh khác nhau trong đó quan tro ̣ng nhấ t là Meloidogyne
spp. mật độ trung bình 1.030 con/1 g rể + 500 g đấ t và Rotylenchulus sp., mâ ̣t đô ̣ 198
con/500 g đấ t.
Trong những năm qua , tại miền Đông Nam Bộ , dịch hại trên cây tiêu diễn ra rất
phức ta ̣p, gây ra hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng , chế t cây hàng loa ̣t thiê ̣t ha ̣i đáng kể cho người
sản xuất. Nhằ m góp phầ n nghiên cứu xây dựng các biê ̣n pháp phòng trừ di ̣ ch ha ̣i tổ ng
hơ ̣p và làm giả m thiê ̣t ha ̣i cho người trồ ng tiê u, đă ̣c biê ̣t là bệnh tuyến trùng, chúng tôi
tiế n hành thực hiê ̣n đề tài : “Khảo sát tin
̀ h hin
̀ h sản xuất Hồ tiêu (Piper nigrum L.)
và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc phòng trừ tuyến trùng trên cây Hồ tiêu tại
huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1.2 Mục đích đề tài
- Nắ m đươ ̣c đă ̣c điể m canh tác cũng như tình hình sâu bê ̣nh ha ̣i trên cây Hồ tiêu
(Piper nigrum L.) tại huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tìm ra loại thuốc triển vọng trong viê ̣c phòng trừ tuyến trùng trên cây Hồ tiêu.
1.3 Yêu cầ u đề tài
- Đảm bảo đúng các thao tác khi tiế n hành thí nghiê ̣m và phân tích mẫu .
- Thu thâ ̣p đầ y đủ, chính xác số liệu.

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Hồ tiêu và tuyế n trùng ha ̣i cây Hồ tiêu
1.4.2 Phạm vi nghiên cƣ́u
- Điạ điể m điề u: Điề u tra tại 5 xã thuộc huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Số nông hô ̣ điề u tra và thu mẫu : 30 hô ̣


3

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cây hồ tiêu
2.1.1 Nguồ n gố c đă ̣c điễm sinh thái
Phân loại
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999)
Ngành hạt kín (Angiospermae)
Lớp hai lá mầ m (Dicityledone)
Phân lớp Ngo ̣c lan (Magnoliidae)
Bô ̣ Hồ tiêu (Piperales)
Họ Hồ tiêu (Piperaceae)
Loài Hồ tiêu (Piper nigrum L.)
Tiêu có nguồn gốc tại các vùng Tây Nam Ấn Độ thời Trung cổ, tiêu là gia vị quý
hiếm do người Veniz độc quyền buôn bán. Năm 1498 người Bồ Đào Nha tìm ra đường
thuỷ tới Ấn Độ và giành độc quyền buôn bán tiêu cho đến thế kỷ 17. Sau đó, tiêu mới
được trồng ở nhiều nước Viễn Đông trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam tiêu được đưa
vào trồng trước năm 1943. Trước năm 2003 Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu đứng thứ
2 trên thế giới sau Ấn Độ, từ năm 2003 đến nay Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất
khẩu tiêu.
Cây tiêu thích hợp với nhiệt độ bình quân cả năm từ 250C – 300C, nhiệt độ dưới

150C và cao hơn 400C tiêu không phát triển được. Ẩm độ thích hợp bình quân 75 –
90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn dễ dính vào cuống nhụy cái và thời gian thụ phấn
kéo dài do cuống nhụy trương to khi có ẩm độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt
hơn. Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt khoảng 3 – 4 tháng để quả chính tập trung. Cây
tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở vùng rễ. Cây tiêu không thích hợp
nơi có gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của


4

tiêu. Gió lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả. Tiêu là cây ưa ánh sáng,
nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên cây tiêu cần che bóng khi thời tiết nắng gắt.
Cây tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ bazan, đất sét pha cát, phù sa
bồi, đất xám, v.v. Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu lớn
hơn 1 m. Đất giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh
dưỡng, độ pH: 5,5 – 6,5.
Tiêu được trồng tại nhiều địa phương từ Quảng Trị đến Kiên Giang, nhưng có 6
tỉnh trọng điểm là Đồng Nai, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai và
Đắc Nông. Các tỉnh nói trên duy trì thường xuyên một sản lượng hạt tiêu lớn và đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Hiện nay, các địa
phương có diện tích trồng tiêu nhiều nhất phải kể đến Đắc Lắc 9.000 ha, Gia Lai 3.800
ha, Bình Phước 12.000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 5.400 ha, Đồng Nai 4.100 ha và Quảng
Trị 2.400 ha. Sự "bùng nổ" diện tích tiêu thời gian qua là do lợi nhuận của cây tiêu so
với một số cây trồng khác đã tăng đến mức "kỷ lục": gấp 32,8 lần cà phê, 16 lần cao
su, 14 lần điều.
Trong những năm qua, nghề trồng tiêu đã có những bước nhảy vọt, lượng tiêu sản
xuất và xuất khẩu mỗi năm tăng 20 – 30%. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu được
55.000 tấn tiêu, năm 2002 đạt gần 70.000 tấn, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ
2 về diện tích trồng (sau Ấn Độ) và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu
tiêu đen với các chủng loại nổi tiếng trong và ngoài nước như: tiêu Phú Quốc, tiêu Cù

và tiêu Hồ Xá (Quảng Trị), tiêu Tiên Sơn (Gia Lai), tiêu Đất đỏ (Bà Rịa), tiêu Di Linh
(Lâm Đồng),… Các loại tiêu này được xuất khẩu sang nhiều nước và được đánh giá
cao vì có độ thơm và vị cay nồng đặc trưng (Theo Vi.wikipedia.org, 2012).
2.1.2 Giố ng tiêu
Theo Nguyễn Bảo Vê ̣ và ctv (2005), có nhiều giống tiêu khác nhau . Ấn Độ là
quố c gia sản xuấ t tiêu trên thế giới, có trên 75 giố ng thuầ n chủng và giố ng lai , trong đó
các giống phổ biến nhất là Karimunda , Cottanadan, Narayakhodi, … Hiê ̣n nay, ở nước
ta tồ n ta ̣i các giố ng tiêu điạ phương và nhâ ̣p nô ̣i với hai da ̣ng lá lớn và lá nhỏ:


5

Giố ng điạ phương:
- Giố ng tiêu sẻ : Trồ ng phổ biế n ở miề n Đôn g Nam Bô ,̣ còn gọi là tiêu sẻ đấ t đỏ .
Đây là giố ng tiêu thuô ̣c nhóm lá nhỏ, mang các đă ̣c tin
́ h như : Lá nhỏ, dài 10 – 12 cm,
rô ̣ng 4,5 – 5 cm; ra hoa sớm (2 – 3 năm sau khi trồ ng ); gié ngắ n (4 – 5 cm); trái to và
đóng trái dài; phẩm chấ t tố t, năng suấ t khá cao 2 – 3 kg/nọc/năm
- Giố ng tiêu trâu: thuô ̣c nhóm lá lớn chùm trái dài, hạt lớn nhưng năng suất thấp.
Giố ng tiêu nhâ ̣p nô ̣i:
- Từ Campuchia : Gồ m các giố ng Serée cheese , Kamchay, Kampot, Kep, thuô ̣c
nhóm lá nhỏ, mang các đă ̣c tiń h như: ra hoa muô ̣n (3 năm sau khi trồ ng); gié trái dài từ
10 – 12 cm, đóng trái dày, phẩ m chấ t ha ̣t tố t, năng suấ t khá cao từ 2 – 2,5 kg/nọc/năm.
- Giố ng Paniyur – 1: là giống tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ , cho năng suấ t cao ,
phẩ m chấ t ha ̣t tố t.
2.1.3 Giá trị kinh tế
Hiện nay, tiêu Việt Nam đã có mặt ở 73 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu
chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, khẳng định vị trí số 1 trên thị
trường quốc tế. Những năm gần đây, giá bán tiêu của Việt Nam đã ngang với giá các
nước, thậm chí có thời điểm còn cao hơn. Có đến 50% lượng hạt tiêu xuất khẩu được

bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến gia vị tại nhiều nước. Các nhà xuất khẩu Việt
Nam đã và đang trở thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, khả năng chi
phối giá cả thị trường cũng được mở rộng. Điều này cho thấy giá trị kinh tế mà cây
tiêu đem lại là rất to lớn.
Quá trình trồng, chế biến hạt tiêu đã thu hút hàng trăm thương lái, đại lý và các
doanh nghiệp thu mua cung cấp cho khoảng 100 doanh nghiệp chế biến, tạo ra sản
phẩm sau thu hoạch và xuất khẩu. Chuỗi công việc với những công đoạn khác nhau
liên quan đến hạt tiêu thương phẩm đã thu hút hàng trăm ngàn lao động, chủ yếu tại
những địa phương kinh tế chưa phát triển, vùng xa, vùng sâu. Điều này có ý nghĩa lớn
trong tạo việc làm, thu nhập ổn định và từ đó bình ổn đời sống xã hội cũng như từng
bước góp phần CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Để ngành trồng tiêu phát triển bền vững, Bộ NN và PTNT đề ra mục tiêu: giữ ổn
định diện tích cây tiêu ở mức 50.00 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm, các địa phương


6

phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn GAP để tạo ra sản
phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hoá ngày càng gia tăng, xây dựng những
vùng nguyên liệu tập trung. Chuyển từ sản xuất tiểu nông với kinh nghiệm truyền
thống sang sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng cao, tổ chức các câu lạc bộ, tổ hợp
sản xuất, v.v giúp nhau cùng phát triển (Theo Vi.wikipedia.org, 2012).
2.1.4 Sâu bênh
̣ ha ̣i và phòng trừ
Theo Nguyễn Bảo Vê ̣ và ctv (2005), sâu bê ̣nh ha ̣i trên cây tiêu gồ m có :
- Rầ y thánh giá (Elasmognatus nepalensis): số ng ẩ n nấ p ở mă ̣t dưới lá , thường
xuấ t hiê ̣n vào đầ u và cuố i m ùa mưa. Chích hút hoa và l á non, làm lá non bị vàng , gié
hoa bi ̣héo đen và ru ̣ng . Ngoài ra, rầ y còn là tác nhân truyề n virus gây bệnh cho cây
tiêu. Cách phòng trừ: phun các loa ̣i thuố c như Tornado 10 EC, Eazinon 50 ND.
- Rê ̣p sáp (Pseudococcus sp.): còn gọi là rầy bông trắng có hình bầu dục


, trên

thân có phủ lớp sáp trắ ng miṇ tr ông như sơ ̣i bông gòn . Rầ y chić h hút lá tiêu non làm
cây phát triể n kém . Cách phòng trừ : phun các loại thuố c như Supracide 40 ND,
Tornado 10 EC, Bi58 40 EC.
- Bọ cánh cứng (Apogonia ranca): Cắ n phá gié hoa và lá . Cách phòng trừ : phun
các loại thuốc như Cazinon 50 ND, Tornado 10 EC.
- Bê ̣nh chế t dây: còn gọi là bê ̣nh chế t nhanh , do Phytophthora spp. gây ra. Triê ̣u
chứng ban đầu là cây tiêu đang tươi tốt thì xuất hiện mô ̣t số lá bị vàng, cây tiêu héo rũ
rấ t nhanh. Ban đầ u, cây tiêu bi ̣thố i cổ rễ và thố i đen rễ , sau đó các đố t thân cũng biế n
màu thâm đen và rụng . Hiê ̣n tươ ̣ng ru ̣ng lá và đố t thường bắ t đầ u từ ngo ̣n trở xuố ng .
Bê ̣nh thường xảy ra vào mùa mưa . Cách phòng trừ : sử dụng giống kháng , bón nhiều
phân hữu cơ , vê ̣ sinh vườn , tiêu hủy tàn dư thực vâ ̣t, v.v. Có thể phun các loại thuố c
gố c đồ ng như Kocide 61.4 DF, Aliette 70 WP, Curzate M8, Ridomil 70 WP
- Bê ̣nh chế t châ ̣m: do nấ m Fusarium sp. cây tiêu có biể u hiê ̣n sinh trưởng châ ̣m ,
lá úa vàng . Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọ

n, chứ không

rụng và héo t ừ đo ̣t xuố ng như bê ̣nh chết nhanh. Gố c thân cây bê ̣nh có các vế t n âu đen,
bó mạch của thân cây hóa

nâu dầ n dầ n vế t bê ̣nh lan rô ̣ng làm thố i lớp vỏ gố c . Khi

bê ̣nh nă ̣ng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen , hư thố i , sau đó cây c hế t khô. Cách
phòng trừ: sử dụng giống kháng, bón nhiều phân hữu cơ, vê ̣ sinh vườn, tiêu hủy tàn dư


7


thực vâ ̣t. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng như Kozuma

8SL, Funguran – OH 50

WP.
- Bê ̣nh thố i đầ u lá và thố i đen trái : chủ yếu do nấm Colletotrichum sp. và một số
loài nấm khác như Fusarium sp. Cách phòng trừ: dùng các loại thuố c như Curzate M 8
Dithan M45
- Bê ̣nh ru ̣ng lóng tiêu : do nấ m Rhizoctonia sp. và vi khuẩn Pseudomonas sp. gây
ra. Cách phòng trừ : dùng các loại thuốc trừ nấm như Canazole 250 EC, Bonanza 100
DD, Cantox D, Kocide 61.4 DF; thuố c trừ vi khu ẩn như Kasai 16.2 SC, Kasuran 2 L,
Kasumin 50 WP.
- Bê ̣nh do virus: rê ̣p, nhê ̣n đỏ là môi giới lan truyền làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Cách phòng trừ : dùng thuốc trừ nhện , rê ̣p như Supracide 40 ND, Danitol 10 EC,
Nissoran 5 EC.
- Bê ̣nh tuyế n trùng : chủ yếu do tuyến trùng bướu rễ gây nên . Cây tiêu bi ̣tuyế n
trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng

, dầ n dầ n tớ i các lá ph ía trên, nhưng lá

không có các đố m màu nâu như các bê ̣nh do nấ m . Triê ̣u chứng vàng lá giố ng như thiế u
đa ̣m nhưng khác với tình tra ̣ng thiế u đa ̣m là không vàng nguyên đám mà chỉ vàng rải
rác từng cụm. Cây tiêu bị tuyến trùng sinh trưởng kém , lá bị vàng khô, xơ xác và cuố i
cùng cả cây bị chết khô , nhổ lên dễ dàng do bô ̣ rễ đã bi ̣phá hủy . Cách phòng trừ: bón
phân hữ u cơ, trồ ng quanh gố c tiêu c ác cây vạn thọ để chố ng tuyế n trùng , dùng thuốc
Furadan, Cazinon 10H.
2.1.5 Kỹ thuâ ̣t canh tác
Theo Phan Hữu Trinh và ctv (1987), kỹ thuật canh tác tiêu được bắt đầu ngay từ
khi nhân giố ng, bao gồ m triǹ h tự sau:

Nhân giố ng: Có 2 cách nhân giống là trồng bằng hạt và giâm cành

. Trong đó

giâm cành là cách thông du ̣ng nhấ t và đươ ̣c áp du ̣ng phổ biế n ở tấ t cả các nước trồ ng
tiêu.
Chuẩ n bi ̣đấ t : Đất trồng tiêu phải bằng phẳng hoặc chỉ dốc nhẹ dưới

80. Cày

hoă ̣c cuố c sâu 35 – 40 cm, phơi đấ t trong mô ̣t tháng.
Trồ ng no ̣c: Nế u sử du ̣ng no ̣c số ng thì phải trồ ng cây no ̣c trước khi trồ ng tiêu 1 –
2 năm (nế u trồ ng bằ ng cành ), hoă ̣c 3 – 4 năm (nế u trồ ng bằ ng ha ̣t ). Nế u sử du ṇ g no ̣c


8

gỗ thì cầ n trồ ng no c̣ ta ̣m thời cho cây tiêu leo trong thời gian đầ u ; sau 1 -1,5 năm, mới
trồ ng no ̣c thâ ̣t thu ̣ . Nế u sử du ̣ng no ̣c xây bằ ng ga ̣ch thì phải xây no ̣c sớm trước lúc
trồ ng tiêu.
Mâ ̣t đô ̣ trồ ng : Khoảng cách thay đổi tùy theo giống và loại nọc trồng . Đối với
nọc chết, khoảng cách trung bình là 2 x 2 m, mỗi no ̣c trồ ng 3 dây; hay khoảng cách 2,5
x 2,5 m, mỗi no ̣c trồ ng 3 – 4 dây. Đối với nọc gạch xây , khoảng cách là 4 x 4 m, mỗ i
nọc có từ 10 – 15 dây.
Các biện pháp chăm sóc:
- Làm cỏ: Mô ̣t tháng sau khi trồ ng, bắ t đầ u tiế n hành làm cỏ.
- Xén tỉa tạo hình: Nhằ m ta ̣o hình cho cây tiêu một bộ khung thân chính ôm trọn
đều cây no ̣c. Nhằ m giúp cây tiêu nhâ ̣n đươ ̣c ánh sáng tố i đa và dễ thu hoa ̣ch sau này.
- Buô ̣c dây cho tiêu : Khi cây tiêu bắ t đầ u leo lên no ̣c cầ n p hải buộc để giúp cho
rễ bám giữ dây tiêu đứng vững, dây tiêu bò tới đâu buô ̣c dây tới đó.

- Che mát cho cây tiêu : Ngay khi đă ̣t cây thì cầ n phả i che mát , đă ̣c biê ̣t là nhữ ng
nọc chết.
- Tưới nước: Đối với tiêu kinh doanh bắt đầu tưới từ cuố i tháng 12 cho đế n khi
thu hoa ̣ch thì ngưng t ưới; sau thu hoa ̣ch , tiế p tu ̣c tưới đế n đầ u hoă ̣c giữa tháng 5 thì
ngưng tưới. Cầ n tránh viê ̣c tưới quá đẫm và dai dẳ ng đế n tháng 6. Lươ ̣ng nước và nhip̣
đô ̣ tưới tùy thuô ̣c và o tháng và vùng canh tác . Ở đồng bằng sôn g Cửu Long , lươ ̣ng
nước tưới bình quân 40 lít/nọc/lầ n, tưới từ 3 – 4 lầ n/tháng. Tại Tây Nguyên và Đông
Nam Bô ̣, thì lượng nước tưới khoảng 50 lít/nọc/lầ n, 4 – 6 lầ n/tháng.
- Bón phân: Lượng phân bón tùy thuộc vào đất đai, khí hậu, tình hình sinh trưởng
và giống trồng . Hằ ng năm, phân bón cho cây tiêu bao gồ m phân hóa ho ̣c và phân hữu
cơ.
- Cách bón: Bón phân hữu cơ , xới đấ t xung quanh gố c trong bán kính 50 – 100
cm, sâu 5 -10 cm, rãi đều phân, lấ p đấ t la ̣i, tránh làm tổn thương bộ rể khi xới đất . Bón
phân hóa ho ̣c, đào rañ h sâu 5 – 10 cm chung quanh gố c , cách gốc khoảng 30 – 60 cm,
rãi phân và lấp lại.


9

2.2 Tuyế n trùng
2.2.1 Khái quát về tuyế n trùng thƣ̣c vâ ̣t.
Tuyến trùng thực vật là nhóm tuyến trùng chuyên hóa với đời sống ký sinh ở thực
vật. Trải qua quá trình tiến hóa tuyến trùng đã thích nghi và có mặt trong hầu hết các
bộ phận của thực vật như: rễ, thân, lá, hoa, quả, trong đó rễ là bộ phận có nhiều nhóm
tuyến trùng ký sinh nhất. Tuyến trùng ký sinh thực vật có những tập tính dinh dưỡng
rất khác nhau, một số loài dinh dưỡng trên những mô ngoài của thực vật, một số khác
xâm nhập vào các mô sâu hơn, một số khác có thể làm cho cây chủ tạo ra những
nguồn dinh dưỡng đặc biệt tại nơi chúng ký sinh. Trong quá trình phát triển và dinh
dưỡng trên mô thực vật, tuyến trùng có thể gây ra nhiều biến đổi về cơ học cũng như
về sinh lý, sinh hóa bất lợi đối với thực vật chủ. Do quá trình di chuyển và dinh dưỡng

trên cơ thể thực vật, tuyến trùng ký sinh thường gây ra tổn thương cơ học như phá hủy
mô, tạo ra các vết thương bề mặt và bên trong thân và rễ thực vật. Các quá trình sinh lý
của thực vật như hút các chất khoáng trong đất, vận chuyển chất dinh dưỡng và khả
năng quang hợp bị biến đổi hoặc bị phá hủy. Các biến đổi về sinh hóa thực vật do
tuyến trùng ký sinh tiết ra các men tiêu hóa làm thay đổi các quá trình sinh hóa bình
thường của cây. Ngoài tác hại trực tiếp như trên, tuyến trùng còn tạo điều kiện cho các
tác nhân gây bệnh khác như nấm, vi khuẩn và virus xâm nhập và gây bệnh cho cây
trồng. Do ký sinh và gây hại cho thực vật, tuyến trùng thực vật thực sự trở thành mối
đe dọa cho ngành nông nghiệp. Chúng có thể làm giảm khả năng của thực vật kháng
lại sự xâm nhập của các tác nhân vi sinh vật gây bệnh khác và làm cho tác hại đối với
thực vật càng trầm trọng thêm. Một số tuyến trùng ký sinh chuyên hóa có thể làm giảm
12,5% sản lượng cây trồng và thiệt hại do tuyến trùng ký sinh đối với cây trồng nông
nghiệp ước tính hàng năm là hàng tỷ đô la mỗi năm (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Tuyến trùng thực vật sống tập trung nhiều ở tầng đất canh tác, đặc biệt ở độ sâu 5 –
20cm. Chúng có kích thước nhỏ bé và có số lượng vô cùng lớn. Chúng có mặt và phá
hoại ở nhiều nơi, trên các loại cây trồng thuộc các họ thực vật, trên các loại đất khác
nhau, trong vườn ươm và trên đồng ruộng. Về triệu chứng gây hại dễ nhầm lẫn với
triệu chứng do các nguyên nhân khác gây ra như: hiện tượng cây thiếu nước, thiếu chất
dinh dưỡng, các bệnh do virut, vi khuẩn, v.v. thậm chí do côn trùng hoặc nhện gây hại.
Hàng năm tuyến trùng làm giảm 10 – 20% năng suất cây trồng trên thế giới. Powell


10

(1984) cho biết: chỉ tính riêng tuyến trùng bướu rễ gây hại trên cây thuốc lá năm 1982
vùng Bắc Carolina đã làm giảm 0,77% sản lượng, gây thiệt hại 8 ngàn 932 USD (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
2.2.2 Triêụ chƣ́ng gây ha ̣i
Theo Đường Hồ ng Dâ ̣t (1979), tuyế n trùng có khả năng thích ứng với tấ t cả các bộ
phâ ̣n của cây, chúng có thể sống ở rễ, ở các bộ phận trên mặt đất và ở các bộ phận sinh

sản. Tác hại cũng như triệu chứng gây ra rất khác nhau . Nhiề u trường hơ p̣ triê ̣u chứng
xuấ t hiê ̣n tương đố i rõ như tuyến trùng bướu rễ nhưng cũng có trường hơ ̣p không hin
̀ h
thành triệu chứng bên ngoài mà biểu hiện chủ yếu là cây sinh trưởng kém . Triê ̣u chứng
gây ha ̣i do tuyế n trùng gây ra dễ nhầ m lẫn với triê ̣u chứng do các nguyên nhân khác
gây ra như: hiê ̣n tươ ̣ng cây thiế u nước , thiế u chấ t dinh dưỡng, các bệnh vi khuẩn , v.v.
thâ ̣m chí do côn trùng hoă ̣c nhê ̣n gây ra (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
Do quá triǹ h số ng và sinh sản trên hoă ̣c trong mô thực vâ ̣t , tuyế n trùng có thể gây
ra nhiề u biế n đổ i theo hướng bấ t lơ ̣i đố i với thực vâ ̣t , tuyế n trùng có thể gây ra nhiề u
biế n đổ i về cơ ho ̣c như phá hủy mô thực vâ ̣t

, tạo ra các vết thương , các biến đổi về

sinh lý do các chứ c năng chính của thực vâ ̣t như hút và vâ ̣n chuyể n chấ t dinh dưỡng
của rễ thân, giảm quang hơ ̣p. Các biến đổi sinh hóa do tuyến trùng tiết ra các enzyme
tiêu hóa làm thay đổ i các quá triǹ h sinh hóa bin
̀ h thường củ a cây (Nguyễn Ngo ̣c Châu
và Nguyễn Vũ Th anh, 2000). Theo Đă ̣ng Thái Thuâ ̣n và Nguyễn Ma ̣nh Chinh (1986)
tuyế n trùng dùng kim chích hút dinh dưỡng từ mô cây, đồ ng thời chúng tiết nước bo ̣t
hóa lỏng các dịch của tế bào chất và chuẩn bị tiêu hóa . Như vâ ̣y các tế bào cây lầ n lươ ̣t
bị tiêu hủy và chất đô ̣c tiế t ra ta ̣o nên hoa ̣i tử và biế n da ̣ng các mô , tạo điều kiện cho
nấ m, vi khuẩ n xâm nhâ ̣p . Còn theo Phạm Văn Kim

(2000), tuyế n trùng kí sinh có

mang kim ở đầ u để chích hút chấ t dinh dưỡng từ câ y. Cách gây hại cho cây chủ yếu là
chích hút làm mô cây bị hư hỏng . Nế u ký sinh ở rễ thì làm rễ bi ̣hư hỏng , cây không
hút được đầy đủ d ưỡng chất nên cây bị cằn cỏi , lá vàng và rụng , cây chế t dầ n . Triê ̣u
chứng bê ̣nh tuyế n t rùng gây ra biểu hiện rất chậm . Trên cây đa niên , bê ̣nh có thể tiế n
triể n trong nhiề u năm trước khi làm cây chế t nên rấ t khó nhâ ̣n ra kip̣ thời.

Theo Agrios (2003), tuyế n trùng thực vật khi chích hút cây ta ̣o nên nhiều triê ̣u
chứng nốt sần, u bướu, gây tổ n thương rễ , tạo tiền đề cho các tác nhân gây bệnh khác
xâm nhập và phát triển. Chúng làm giảm khả năng miễn dich
̣ của thực vâ ̣t kháng la ̣i sự


11

xâm nhâ ̣p của các tác nhân vi sinh vâ ̣t gây bê ̣nh khác và làm cho tác hại đối với thực
vâ ̣t trầ m tro ̣ng thêm . Mô ̣t số tuyế n trùng có khả năng truyề n virus gây bê ̣nh cho thực
vâ ̣t (Nguyễn Ngo ̣c Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2005).
2.2.3 Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng
Mục tiêu của biện pháp phòng trừ là giảm mật độ quần thể tuyến trùng ban đầu
và giảm số cây trồng bị nhiễm tuyến trùng. Sự giảm mật độ quần thể có thể đạt được
bằng các biện pháp: giết tuyến trùng bằng cách làm mất nguồn dinh dưỡng để tuyến
trùng chết đói; giết trực tiếp tuyến trùng bằng hóa chất; sử dụng các hóa chất một cách
hợp lý để chống lại sự xâm nhiễm của tuyến trùng trên đồng ruộng. Cần phải dựa vào
các đặc điểm của nguồn bệnh tuyến trùng, phương thức lan truyền qua hạt, qua đất,
đặc điểm sinh học, sinh thái học, phạm vi ký chủ của từng loài tuyến trùng mà tiến
hành các biện pháp phòng trừ cụ thể (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
 Ngăn ngừa
Đây là giải pháp đầu tiên quan trọng nhất trong quản lý tuyến trùng. Chúng
gồm nhiều biện pháp khác nhau như: sản xuất nguồn giống sạch, xử lý giống bị nhiễm
tuyến trùng trước khi gieo trồng, kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng, ngăn ngừa tuyến
trùng lây nhiễm theo người, máy móc, dụng cụ nông nghiệp hoặc theo đường nước
chảy. Cần tạo ra các nguồn giống sạch tuyến trùng bằng việc sản xuất nguồn giống
trong các vườn nhân giống, ở đó đất đã được xử lý tuyến trùng. Xử lý nguồn giống bị
nhiễm tuyến trùng bằng xử lý nhiệt loại bỏ nguồn giống đó. Cần làm sạch dụng cụ
máy móc trước khi chuyển sang cánh đồng mới, hoặc làm lắng đọng tuyến trùng trong
thùng hoặc bể chứa nước có thể làm giảm sự hiện diện của chúng trong nước tưới và

hạn chế sự lây lan của tuyến trùng (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
 Luân canh
Đây được coi là biện pháp quản lý tuyến trùng đơn giản. Các cây luân canh là
cây miễn nhiễm hoặc có khả năng chống chịu cao với một hoặc một vài loại tuyến
trùng. Ví dụ, cà chua là một cây trồng kinh tế nhưng cũng rất mẫn cảm với các loại
tuyến trùng bướu rễ, trong trường hợp tuyến trùng hại cây cà chua không phải là M.
hapla hoặc chủng 1 của M. arenaria thì có thể luân canh bằng cây đậu phộng , là cây
không có nguy cơ bị hại bởi hầu hết các loài khác của giống Meloidogyne. Tuyến
trùng không thể sinh sản trên rễ cây đậu phộng, nhiều ấu trùng trong đất sẽ chết hoặc


12

không có khả năng nhiễm do bị đói hoặc do sự tấn công của vật ăn thịt, nấm hoặc bệnh
khác (Nguyễn Ngọc Châu, 2003). Có thể dùng các loại cây dẫn dụ thu hút tuyến trùng
(trồng cây bẫy tuyến trùng) bằng phương pháp trồng xen (sau đó nhổ đi). Dùng những
cây trồng xen mà rễ của chúng bài tiết ra các chất mang tính xua đuổi tuyến trùng: cúc
vạn thọ (Tagetes patula, T. erecta) làm giảm số lượng Pratylenchus pratensis và P.
crenatus. Gieo 1 – 2 lần trong 3 – 4 năm trên đất nhiễm Pratylenchus spp.. Đất trồng
thuốc lá luân canh với cây trồng nước, trồng đậu và không trồng cây họ cà, kết hợp với
trồng xen cây cúc vạn thọ (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
 Biện pháp canh tác
Gieo trồng sớm: điều chỉnh thời vụ gieo trồng để tránh giai đoạn mẫn cảm tuyến
trùng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề , 1998). Ở vùng ôn đới có thể gieo hoặc trồng ở
thời kỳ lạnh, vì vậy cây trồng có thể phát triển trước khi tuyến trùng hoạt động
(Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Làm khô ruộng: hầu hết các loài tuyến trùng trong trạng thái hoạt động rất mẫn
cảm với sự khô nhanh. Khi chuyển chúng trực tiếp từ nước vào môi trường có độ ẩm
tương đối thấp hoặc áp suất thẩm thấu cao, chúng có thể bị chết vài phút. Làm ải, phơi
đất khô dưới ánh nắng mặt trời sau thu hoạch 3 – 4 tuần và trước khi gieo trồng có tác

dụng tiêu diệt và hạn chế được sự ký sinh và phát triển của một số tuyến trùng sống và
tích lũy trong đất (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998). Ở vùng hạn và bán khô hạn
80% tuyến trùng chết có thể đạt được bằng sự khô tức thời và mạnh của đất trong một
thời gian ngắn. Việc cày xới sẽ làm trứng và ấu trùng cảm nhiễm chết do bị phơi và
khô nhanh (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Làm ngập nước: là biện pháp kinh tế và rất hiệu quả để phòng trừ tuyến trùng, quá
trình này làm giảm nồng độ oxi và tăng CO2 cũng như làm thay đổi thành phần hóa
học trong đất như: phản nitrit hóa, tích lũy chất amonia, giảm sắt, tăng các loại axit
hữu cơ. Hầu hết môi trường của tuyến trùng bướu rễ sẽ bị phá hủy trong thời gian ngập
7 tháng. Cho ngập nước là một biện pháp kinh tế và rất hiệu quả để phòng trừ tuyến
trùng hại chuối ở những cánh đồng chuối trồng trên đất sét bùn tại Surinam (Châu Phi)
(Nguyễn Ngọc Châu, 2003).


13

 Biện pháp hóa học
Từ những năm 1970 trở lại đây các loại thuốc hóa học khác nhau đã được sử dụng
rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại thuốc xông hơi, các
loại thuốc không xông hơi. Tuy nhiên biện pháp này lại gây hậu quả xấu đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt thuốc hóa học cũng làm cho nhiều loại tuyến
trùng trở nên kháng thuốc và làm chết nhiều côn trùng, động vật có lợi trong đất. Do
đó cũng chỉ nên dùng thuốc hóa học trong trường hợp cần thiết và phải sử dụng chúng
một cách hợp lý (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Đưa thuốc vào độ sâu 35 – 40 cm đã cày bừa kỹ, ẩm độ 75% và nhiệt độ phải phù
hợp trong thời điểm cần xử lý với từng loại thuốc. Dùng thuốc vào đúng giai đoạn mẫn
cảm nhất của tuyến trùng, có thể thực hiện trước khi trồng, sau khi thu hoạch và trong
bảo quản (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
 Biện pháp vật lý
Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, hầu hết tuyến trùng ký sinh thực vật bị

phá hủy ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút. Do đó sử dụng các biện pháp như:
+ Xử lý khói (khử trùng đất bằng khói).
+ Phơi nắng: đồng ruộng được phay đất và tháo nước cạn sau đó phủ các tấm
polyetylene, hiệu quả được chứng minh đạt kết quả tốt.
+ Khử trùng bằng nhiệt điện: được áp dụng trong các nhà kính hoặc vườn cây
quý, khi nhiệt độ được duy trì ở 500 C trong vòng một giờ thì hầu hết tuyến trùng bướu
rễ trong đất bị chết; bằng nhiệt vi sóng.
+ Đốt đồng sau khi thu hoạch; khử trùng nguyên liệu gieo trồng bằng nhiệt.
+ Chiếu xạ: làm giảm khả năng thụ tinh, làm chậm sự phát triển cơ quan sinh
dục, giảm lượng trứng đẻ, làm trứng nở chậm và làm biến đổi hình thái tuyến trùng.
Tất cả các phương pháp trên đều đem lại hiệu quả cao nhưng giá thành cao và
chỉ ứng dụng ở qui mô nhỏ như nhà lưới hoặc phòng thí nghiệm (Nguyễn Ngọc Châu,
2003).
 Biện pháp sinh học
Tuyến trùng ký sinh thực vật bị tấn công bằng các loại thiên địch trong đất như:
virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng và tuyến trùng ăn thịt. Sử dụng các vi sinh vật đối
kháng có ở trong đất, các tuyến trùng ăn thịt, nấm ký sinh bậc 2 dùng để tiêu diệt tuyến


14

trùng. Các loại nấm Dactularia, Harposporium anguillulae, Arthrobotrys oligospora
tiêu diệt tuyến trùng bằng cách ký sinh, bao vây tuyến trùng và sử dụng cơ thể tuyến
trùng thực vật làm thức ăn. Các loài tuyến trùng ăn thịt như thuộc họ Mononchidae
chuyên ăn tuyến trùng bướu rễ, mỗi con ăn thịt trên 80 con tuyến trùng hại cây trong
một ngày (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1998).
2.2 Vài nét về huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Long Khánh,
tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thị xã Bà Rịa, phía Tây giáp huyện
Tân Thành, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên là 42.104

ha với trên 140 ngàn dân, trong đó khoảng 71 ngàn người trong độ tuổi lao động, mật
độ dân số 325,4 người/km², có 15 đơn vị hành chính, gồm 14 xã và 1 thị trấn.
Từ một huyện nông nghiệp khi mới thành lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo
nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân gặp nhiều
khó khăn, đến nay bộ mặt Châu Đức đã hoàn toàn đổi mới. Tại đây có một vùng đất đỏ
vàng và đất đen trên nền đá bazan rộng lớn (chiếm tỉ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc
loại đất rất tốt, có độ ph́ì cao, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và các loại
hoa màu khác . Chính vì thế Châu Đức đã xác định phát triển kinh tế theo cơ cấu
"Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp ", trong đó nông nghiệp được coi là mặt trận
hàng đầu. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 21.658 ha, đạt 100,5% kế hoạch,
tăng 1,2% so với năm 2001 . Diện tích trồng cao su, cà phê, tiêu bắp... của huyện nhiều
nhất tỉnh. Đến năm 2002, diện tích trồng cao su 9.462 ha, cà phê 4.914 ha, tiêu 5.499
ha, điều 2.768 ha, cây ăn quả 1.363 ha. (Theo vi.wikipedia.org, 2012)
Huyê ̣n Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập năm 1994, đươ ̣c tách ra từ
huyê ̣n Châu Thành thuô ̣c tỉnh Đồ ng Nai cũ là nơi có điề u kiê ̣n tự nhiên

, khí hậu thổ

nhưỡng rấ t thić h hơ ̣p cho cây hồ tiêu phát triể n . Do vâ ̣y cây tiêu đươ ̣c trồ ng ờ hầ u hế t
các xã trong huyện , tuy nhiên diê ̣n tích trồ ng tiêu thư ờng biến động lớn . Trước những
năm 1990 diê ̣n tić h trồ ng tiêu trên toàn huyê ̣n chỉ khoảng 300 – 400 ha. Từ những năm
1990 trở la ̣i đây diê ̣n tić h trồ n tiêu trên toàn huyê ̣n đã tăng vo ̣t nhờ gi á trị hạt tiêu tăng
đô ̣t biế n và cây tiê u trở thành cây trồ ng siêu lơ ̣i nhuâ ̣n
Châu Đức, 1995).

(Phòng Nông nghiệp huyện


15


Giố ng tiêu trồ ng trên điạ bàn hiê ̣n nay khá phong phú , ngoài các giống tiêu cũ như
Sẻ lá lớn, Sẻ lá nhỏ, tiêu Trang Nam Vang, tiêu Phú Quố c , tiêu trầ u còn có nhiề u giố ng
tiêu mới đươ ̣c du nhâ ̣p từ Ấn Đô ̣

, Malaysia, Indonesia như Lada belangtoeng

,

Panniyur – I, Cochin và Karimunda. Tuy mới đưa vào trồ ng trong những năm gầ n đây
nhưng các giống tiêu mới này thực sự tỏ ra ưu t hế hơn so với các giố ng địa phương về
năng suấ t cũng như chấ t lươ ̣ng, đă ̣c biê ̣t có khả năng kháng đươ ̣c nhiề u loa ̣i sâu bê ̣nh .
Cho đế n nay các giố ng tiêu mới này đang rấ t gầ n gũi với các hô ̣ nông dân trong vùng
và ngày càng khẳng định

vị trí quan trọng trong cơ cấu bộ giống tại địa phương

(Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức, 1995).
2.3 Các loại thuốc khảo nghiệm
Wellof 3 GR: đây là thuốc trừ sâu của công ty cổ phần nông dược HAI thành phần
chính gồm Chlorpyrifos Ethyl 28,5 g/kg và Fipronil 1,5 g/kg.
Marshal 5 G: thuốc dạng hạt rải chuyên trừ sâu đục thân hại lúa, rầy nâu hại lúa và
tuyến trùng hại cà phê hoạt chất chính là Carbosulfan 5% w/w.
Tervigo 020 SC: hoạt chất chính là Abamectin 20 g/l phụ gia và dung môi 980 g/l
công dụng trừ tuyến trùng hại cà phê, hồ tiêu, thanh long và khoai tây.
Carbosan 25 EC: công dụng trừ rầy trên lúa, hoạt chất là Carbosulfan 250 g/l và
phụ gia.


×