Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI HƯƠNG SƠN – HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 22 trang )

DỰ ÁN THÊM CÂY - DDS TẠI VIỆT NAM – HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ TĨNH

BÁO CÁO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP QUY MÔ NHỎ TẠI HƯƠNG SƠN – HÀ TĨNH

Thực hiện:
-

Đỗ Xuân Hạnh

Đoàn khảo sát của Hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh, ngày 20 – 5 – 2012
1


Mục lục
Nội dung

Trang

Phần 1: Tổng quan về khảo sát lâm nghiệp quy mô nhỏ (LNQMN)

3

1.1 Cơ sở và mục đích

3

1.2 Phương pháp khảo sát


4

Phần 2: Kết quả khảo sát LNQMN

6

2.1 Tổng quan về diện tích tự nhiên và diện tích rừng của các xã ở Hương Sơn

6

2.2 Diện tích rừng phân theo rừng tự nhiện, rừng trồng và đất trống ở Hương Sơn

7

2.3 Diện tích đất lâm nghiệp, loại rừng phân theo chủ quản lý

9

2.4 Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển LNQMN tại Hương Sơn

10

2.5 Sự tham gia của các hộ gia đình trong sản xuất lâm nghiệp

11

2.6 Mục đích của các gia đình khi thiết lập trang trại rừng:

11


2.7 Nguồn thu nhập chính của nông dân

12

2.8 Tầm quan trọng về mặt kinh tế của lâm nghiệp quy mô nhỏ đối với các gia đình

12

2.9 Nguồn lao động cho sản xuất lâm nghiệp

13

2.10 Đánh giá của nông dân về những trở ngại và những lĩnh vực phát triển trong
LNQMN

13

2.11 Nguồn thông tin của nông dân về quản lý sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

15

2.12 Hiện trạng các phương pháp quản lý khác nhau trong sản xuất LNQMN

15

2.13 Sản xuất nông lâm kết hợp

20

2.14 Sản xuất du canh


20

Phần 3: Các kết luận chung

20

Phụ lục

22

2


Phần 1: Tổng quan về khảo sát tình hình sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (LNQMN)
1.1 Cơ sở và mục đích
1.1.1

Cơ sở của khảo sát LNQMN

Huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Hà Tĩnh, có diện

tích tự nhiên là 110.414,7 ha, dân số xấp xỉ 120 nghìn người. Diện tích rừng và đất lâm
nghiệp là 84.416,9 ha chiếm 76,5% diện tích tự nhiên, độ che phủ rừng là 70%.
Sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ là nguồn thu nhập ngày càng quan trọng với các hộ gia
đình, với mỗi gia đình thì nguồn thu nhập này không thường xuyên mà theo chu kỳ nhất định

nhưng lại là nguồn thu lớn, có ý nghĩa và thời gian đầu tư cho chu kỳ sản xuất lâm nghiệp
người dân có thể làm thêm các công việc khác có giá trị gia tăng.


Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ của các gia đình còn nhiều
điểm hạn chế như: tổ chức liên kết sản xuất, ứng dụng kỹ thuật phù hợp, kỹ thuật chăm sóc

và khai thác, chủ động các nguồn lực để sản xuất bảo đảm lợi ích kinh tế hộ, ý nghĩa xã hội
và bảo vệ môi trường – giảm thiểu biến đổi khí hậu, và các vấn đề thị trường (trao đổi thông
tin thị trường, khả năng bảo vệ lợi ích ở thị trường …).

Những hạn chế trên cần có được các thông tin, mô tả một cách cụ thể để có giải pháp tác
động nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của các hộ nông dân một cách bền vững.

Khảo sát này để hiện thực hóa các vấn đề trên, được thực hiện bởi Hội nông dân tỉnh Hà

Tĩnh với sự hỗ trợ của Văn phòng DDS tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án “Thêm cây” tại
Hương Sơn.
1.1.2

Mục đích

Mục đích: Nhằm xác định được thực trạng sản xuất LNQMN và các hoạt động sản xuất
nông – lâm nghiệp kết hợp của các hộ gia đình ở Hương Sơn – Hà Tĩnh
Kết quả mong đợi:

+ Số liệu thống kê diện tích rừng ở các huyện dự án – được chia theo các loại rừng,
các loại hình chủ sử dụng và phân theo địa giới hành chính các xã

+ Số liệu thống kê diện tích rừng quy mô nhỏ theo loại rừng, kích cỡ rừng đối với
các hộ gia đình, loài cây và các độ tuổi.
+ Định hướng phát triển lâm nghiệp: chính sách của nhà nước, kế hoạch phát triển
lâm nghiệp của địa phương và sự hỗ trợ của nhà nước đối với lâm nghiệp quy mô


nhỏ (LNQMN) trong dự án Thêm cây được hiểu là lâm nghiệp hộ gia đình hay lâm
nghiệp trang trại).

+ Mục tiêu và mong đợi đối với LNQMN của các hộ gia đình
+ Hoạt động quản lý rừng đối với LNQMN
3


+ Tình hình sản xuất nông lâm kết hợp của người dân

+ Tình hình canh tác du canh của người dân địa phương
1.2 Phương pháp khảo sát
1.2.1

Tiến trình khảo sát:

Cuộc khảo sát với sự tham gia của tư vấn và các cán bộ dự án của Hội nông dân tỉnh
Hà Tĩnh, thực hiện dựa theo phương pháp có sự tham gia nên tiến trình được thực
hiện theo các bước cơ bản như sau:
+ Xác định yêu cầu của khảo sát

+ Tìm hiểu thông tin, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan

+ Xây dựng nội dung nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập thông tin

+ Tập huấn cho các thành viên nhóm: trao đổi, điều chỉnh, bổ sung và thống nhất về
nội dung, phương pháp, công cụ.

+ Tham vấn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, xã
+ Phỏng vấn nông dân sản xuất rừng.


+ Tổng hợp thông tin, viết báo cáo, kiểm tra thông tin
+ Hội thảo cấp tỉnh

+ Hoàn thành báo cáo
1.2.2

Phương pháp luận

Cuộc khảo sát đã sử dụng linh hoạt phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia – PRA.
Các thành phần liên quan:
nhận thức, thái độ, hành
động và ý kiến của họ

Mục tiêu nghiên
cứu/khảo sát

Nội dung các
chủ đề thông tin

Phương pháp và
bộ công cụ
Thu thập và phân tích các
vấn đề liên quan đến nhận
thức/ quan điểm của cá
thành phần liên quan

Mô tả kết quả và kết luận thực
trạng


4


1.2.3

Phương pháp thu thập thông tin

+ Thu thập tài liệu thứ cấp (tài liệu của các cơ quan, số liệu thống kê, báo cáo quy
hoạch, tổng hợp của địa phương).

+ Phỏng vấn cấu trúc (sử dụng bảng hỏi cấu trúc) và bán cấu trúc (sử dụng bảng hỏi
tham vấn)

+ Tọa đàm về các vấn đề liên quan
+ Quan sát/ghi chép hình ảnh.

+ Thống kê số liệu và phân tích
1.2.4

Chọn mẫu/địa điểm khảo sát

Mẫu khảo sát được lựa chọn trên cơ sở phối hợp với hoạt động khảo sát thị trường, tuy nhiên
sẽ tập trung nhiều về khía cạnh người sản xuất.

Cấp tỉnh (Hà Tĩnh): Chi cục phát triển lâm nghiệp, Sở thương mại, Chi cục kiểm lâm, Sở TN
& MT
Cấp huyện (Hương Sơn): Phòng NN & PTNT, Hội nông dân, Phỏng TN & MT.

Cấp xã: các hộ sản xuất lâm nghiệp ở các xã là Sơn Lĩnh, Sơn Kim, Sơn Quang, Sơn
Trường, Sơn Lễ, Sơn Hàm.


Chọn đại diện các hộ nông dân sản xuất rừng có điều kiện kinh tế khác nhau: hộ khá, hộ

trung bình, hộ nghèo, chọn các hộ có điều kiện sản xuất khác nhau về: diện tích sản xuất
rừng, thời điểm sản xuất, địa hình sản xuất …
UBND xã, Ban nông lâm xã, Cán bộ địa chính xã, Cán bộ HND

5


Phần 2: Kết quả khảo sát LNQMN
2.1 Tổng quan về diện tích tự nhiên và diện tích rừng của các xã ở Hương Sơn

Huyện Hương Sơn có 30 xã và 02 thị trấn, trong đó có 28 xã có đất lâm nghiệp và được
phân chia các loại rừng theo bảng sau:
STT

Tên Xã
Tổng cộng

1

Sơn Bình

2

Sơn Châu

3


Sơn Đệm

4

Sơn Giang

5

Sơn Hàm

6

Sơn Hồng

7

Sơn Hòa

8

Sơn Kim I

9

Sơn Kim II

10

Sơn Lâm


11

Sơn Lễ

12

Sơn Long

13

Sơn Lĩnh

14

Sơn Mai

15

Sơn Ninh

16

Sơn Phú

17

Sơn Phúc

18


Sơn Quang

19

Sơn Tân

20

Sơn Tây

21

Sơn Tiến

22

Sơn Thịnh

Diện tích đất lâm
nghiệp (ha)
84.416,90
153,70

Theo ba loại rừng ( ha)
Đặc dụng
9.266,10

92,70
1.044,50
643,90

1.374,80
17.585.60
27,40

3.142,50

7.534,80

1.563,50
48,10
1.177,20
97,00

40.995,60

125,10

28,60

0,20

56,80

35,90

0,10

1.044,50

1,20


487,40

156,50

0,80

630,90

743,90

1,60

6.513.90

11.071.70

20.80

10,786.50

10.458,10

25,20

8.142,20

3.433,10

1.404,20


1.738,30

3,70

970,80

592,70

1,90

48,10

0,10

953,60

1,40

1.085,80

1,30

10,00

0,10

87,00

32,90


22,60

32,90

97,40
872,70
218,80
1.717,50

100,00

34.155,20

223,60

1.085,80

10.516,70

Sản xuất

27,40

21.244,60
19.110,10

Phòng hộ

Cơ cấu %

diện tích đất
LN

97,40

0,10

872,70

1,00

218,80
1.731,30

140,60

2.689,10

6.096,30

12,50

1.177,20

540,30

2,00

140,60


6

0,30

0,20


937,40

23

Sơn Thủy

24

Sơn Hà

25

Sơn Trường

26

Sơn Trung

27

TT Phố Châu

28


TT Tây Sơn

30

Sơn An

-

Sơn Mỹ

-

29
31
32

213,10
839,10
189,40

215,90

721,50

1,10

191,90

21,20


0,30

839,10

1,00

123,50

0,20

65,90

24,20

24.20

225,70

Sơn Bằng

-

Sơn Tân

-

225,70

0,30


2.2 Diện tích rừng phân theo rừng tự nhiện, rừng trồng và đất trống ở Hương Sơn

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Hương Sơn là 84.416,9 ha, trong đó đất lâm nghiệp có
rừng là 76.229,8 ha (chiếm 90,3%).
STT Loại đất, loại rừng
1
2
3
4
5
6
7
8

Tổng diện tích đất lâm nghiệp
1. Đất lâm nghiệp đã có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng

2. Đất lâm nghiệp chưa có rừng

Phòng hộ

Sản xuất

76.229,8

9.051,6


32.197,4

34.980,8

11.417,2

28,5

3.239,7

8.149,0

84.416,9
64.812,6

1.993,2

52,4

4.737,9

11

5. Đất khác

4. Vườn ươm

9.023,1
214,5


- Đất trống gỗ rải rác

3. Cây ăn quả

9.266,1

7.905,3

1.174,2

- Đất trống cây bụi

Cơ cấu
%

Theo 3 loại rừng ( ha)
Đặc dụng

- Đất trống trồng cỏ

9

10

Tổng diện
tích

19,1
14,1


248,6

7

162,1

34.155,2

28.957,7
1.920,0

641,2
713,2
565,6

37,8

40.995,6

100,0

26.831,8

85,0

5.770,8

533,0

1.227,6

4.010,2

90,3
15,0
9,4
1,4
2,5

5,5

19,1

0,1

210,8

0,1

14,1

0,1


TT

 Phân loại rừng trồng (rừng sản xuất) theo loại cây trồng tại các xã khảo sát
Đơn vị

Xã Sơn Hàm


Keo

100

Xã Sơn Kim II

600

Xã Sơn Quang

170

Xã Sơn Trường

65

Hỗn giao keo và thông

Cây bản địa

0

0

120

0

150


Xã Sơn Lễ

TT

Thông

245

Xã Sơn Lĩnh

Diện tích loại cây (ha)

0

626

350

921

0

50

10

0

200


430

40

130

0

30

 Phân loại rừng sản xuất theo tuổi cây trồng (tại các xã khảo sát)
Đơn vị

Rừng

non (ha)

Rừng

Rừng

sào (ha)

trung

Xã Sơn Hàm

150

190


Xã Sơn Trường

100

50

Xã Sơn Lễ

130

Xã Sơn Lĩnh

50

Xã Sơn Kim II
Xã Sơn Quang

niên (ha)

200

400

300

200

Đất LN có


(ha)

rừng (ha)

thành thục

30

50

Rừng

0

220

50

377,74

240

595,68

30

10

626


100

100

100

75,3

0

0
0

thể trồng

0
0

Ghi chú:
Rừng non: cây từ 1 – 3 tuổi, Rừng sào: cây từ 4 – 6 tuổi, Rừng trung niên: cây từ 7 đến 9
tuổi, Rừng thành thục: cây từ 10 năm tuổi trở lên

TT

 Quy mô diện tích rừng của các hộ (tại các xã khảo sát)
Đơn vị

Xã Sơn Hàm

Tổng

số hộ

Số hộ có

Diện tích

QMN

giao cho
các hộ

đất LN

962

177

Xã Sơn Trường

1.116

443

Xã Sơn Lễ

1.128

Xã Sơn Lĩnh

Xã Sơn Kim II

Xã Sơn Quang

927

1.216
672

đất LN

Hộ có

Hộ có từ

ha

ha

dưới 1

184,7

255
457
450
360

80

300


50

50

2.3 Diện tích đất lâm nghiệp, loại rừng phân theo chủ quản lý
8

20

2.380
599,8

ha

130

116

1.465,5

trên 3

27

376,7

626

1 đến 3


Hộ có

50
37

100
370
250
323

39
37

150
0


Ở huyện Hương Sơn diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân chia theo hệ thống tiểu khu
rừng, mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000ha. Cả huyện có 92 tiểu khu thuộc địa bàn 28
xã, thị trấn, dưới tiểu khu là khoảnh, tuy nhiên đơn vị khoảnh được biến động thay đổi sau
mỗi kỳ quy hoạch, sau đơn vị khoảnh là lô trạng thái, lô kinh doanh, đơn vị tính lô chỉ có giá
trị tạm thời và thay đổi theo thời gian, theo mục đích kinh doanh rừng.

Về tổ chức quản lý, sản xuất và kinh doanh rừng ở Hương Sơn được phân giao cho 10 nhóm
chủ quản lý (theo bảng tổng hợp).
STT

Chủ quản lý
Toàn huyện


Tổng diện
tích
84.416,9

I

Ban quản lý rừng đặc dụng

9.266.1

II

Ban quản lý rừng phòng hộ
- Ban quản lý rừng phòng hộ
Ngàn Phố

6.881,7

III
1

- Vườn quốc gia Vũ Quang

Các Doanh Nghiệp

2

Công ty LN&DV Hương Sơn
Công ty hợp tác kinh tế Quân
khu 4


4

Sinh Thái vùng cao

3
5

IV
1
2
3

Xí nghiệp chè Tây Sơn

Tổng đội than niên xung phong
Các Chủ quản lý khác
Dự án huyện
Hộ gia đình
UBND xã

9.266,1

Theo 3 loại rừng ( ha)
Đặc dụng

9.266,1

Phòng hộ


34.155,2

Sản xuất

40.995,6

Cơ cấu
%
100,0
11

9.266,1
9.266,1

6.881,7

11

5.387,5

1.494,2

8,2

5.387,5

1.494,2

8,2


43.519,7

25.769,2

17.750,5

51,5

1.974,4

520,0

1.454,4

2,3

293,3

162,0

131,3

0,4

24.749,4

2.998,5

21.750,9


29,3

13.194,7

147,5

13.047,6

15,6

38.175,0
363,0

2.714,0

194,5

11.360,2

24,422,2

665,0
194,5

2.656,9

13.752,8

45,2


363,0

2.049,0

8.703,.3

0,4
3,2
0,2

13,5

+ Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố: quản lý 6.881,7 ha, trong đó có 5.387,5 ha rừng

phòng hộ và 1.494,2 ha rừng sản xuất, nhiệm vụ chính là bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ,
kết hợp sản xuất kinh doanh rừng trồng trên đất rừng sản xuất.

+ Ban quản lý rừng đặc dụng: Hương Sơn có 9.266,1 ha rừng thuộc địa giới hành chính 2 xã

là Sơn Kim II và Sơn Tây do Vườn Quốc Gia Vũ Quang quản lý, nhiệm vụ là bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học các nguồn gen động thực vật rừng.

9


+ Các đơn vị kinh doanh rừng tự nhiên: Công ty TNHH LN & DV Hương Sơn có nhiệm vụ
quản lý khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng phòng hộ, khai thác gỗ rừng tự nhiên kết hợp
trồng và kinh doanh rừng trồng trên đất rừng sản xuất.

+ Các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh nghề rừng gồm có 4 đơn vị là Công ty hợp tác


kinh tế Quân khu 4, Xí nghiệp Tây Sơn, Tổng đội thanh niên xung phong và Sinh thái nhân
vân vùng cao, các doanh nghiệp có nhiệm vụ chính là bảo vệ diện tích đất rừng hiện có, đầu
tư và phát triển rừng trồng và trồng chè.

+ Cho đến thời điểm này, toàn huyện có 5.442 hộ sử dụng đất lâm nghiệp, diện tích rừng và

đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình quản lý là 13.190,3 ha trong đó rừng sản xuất là
13.043,2 ha, rừng phòng hộ 147,1 ha, hiện chỉ có khoảng 10.000 ha đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các UBND xã quản lý là 11.360,2 ha trong đó rừng
sản xuất la 8.703,3 ha, rừng phòng hộ là 2.656,9 ha.

2.4 Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển LNQMN tại Hương Sơn

Từ năm 1996, trên cơ sở chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lý và phát
triển, từ đó đến nay, trên địa bàn huyện Hương Sơn có các chương trình, dự án hỗ trợ phát
triển lâm nghiệp như:
+ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tiếp sau đó là chương trình 327, 661 đây là chương trình,

dự án có ý lớn trong việc phát động phong trào phát triển và bảo vệ rừng. Dự án đã cung cấp
kỹ thuật, hộ trợ giống và phân bón cho các gia đình được giao đất lâm nghiệp để trồng và
chăm sóc, quản lý rừng, trồng rừng sản xuất.

+ Dự án trồng rừng Việt Đức hỗ trợ nông dân kỹ thuật trồng rừng, trồng rừng hỗn giao, hỗ
trợ giống, vật tư để trồng rừng

+ Dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở dãy núi Bắc Trường Sơn do chính phủ Đan Mạch tài trợ,


dự án đã cung cấp kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp, nhằm giảm áp lực của người dân lên các khu rừng tự nhiên.

+ Dự án đầu tư Vườn Quốc gia Vũ Quang giai đoạn 2006 – 2010, trong đó có phần diện tích

đất rừng của Hương Sơn, dự án tập trung nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc bảo
vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Hiện tại, có một số dự án chương trình đang triển khai ở Hương Sơn như:

+ Dự án mô hình trồng thâm canh keo tai tượng tuyển chọn, Trung tâm nghiên cứ lâm đặc
sản phối hợp với huyện Hương Sơn thực hiện

+ Dự án hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp quý hiếm như: lim, vạng, trám … của UBND tỉnh.
10


+ Đề án trồng cao su tiểu điền: tổng diện tích quy hoạch trồng cao su 5.350 ha, giai đoạn
2010 – 2015 trồng 5.124 ha, trong đó Ban quản lý rừng trong 310 ha, doanh nghiệp nhà nước
trồng 875 ha, UBND các xã trồng 1.127ha, hộ gia đình trồng 2.811 ha.
2.5 Sự tham gia của các hộ gia đình trong sản xuất lâm nghiệp

Cho đến thời điểm này, các gia đình sản xuất lâm nghiệp ở Hương Sơn đều theo quy mô hộ

gia đình độc lập, không có tổ chức nghề nghiệp riêng của họ, hoạt động về tập huấn kỹ thuật
được hỗ trợ thông qua đơn vị hành chính địa phương như thôn (xóm) hoặc xã. Người trưởng

thôn đóng vai trò chủ trì trong việc tổ chức các sự kiện chuyển giao kỹ thuật từ các dự án, từ
các cơ quan chuyên môn của địa phương, và tất cả cũng chỉ dừng lại ở công đoạn kỹ thuật
trồng và chăm sóc


Việc mua cây giống và bán gỗ cũng thực hiện theo hướng riêng lẻ, thuận mua vừa bán với
các cá nhân kinh doanh bên ngoài thị trường.

Công việc khai thác tập thể (gọi là đổi công cho nhau) cũng khó thực hiện bởi không thể huy

động được lao động từ những gia đình hàng xóm, bên cạnh đó việc bán đứng cho các chủ thu
gom cũng là hình thức ưa chuộng và tiện ích khi nhận tiền.
2.6 Mục đích của các gia đình khi thiết lập trang trại rừng:

Đề cập đến việc giao đất, giao rừng từ năm 1996 của huyện, một số hộ rất tích cực nhận
khoán, không ít hộ đã không mạnh dạn nhận đất, nhận rừng nhưng càng về sau này thì các

gia đình có phong trào mạnh hơn để nhận quản lý, chăm sóc và phát triển rừng hoặc nhận
khoán từ các lâm trường, ban quản lý rừng. Tuy nhiên, đến thời điểm gần đây việc nhận đất
rừng, đất lâm nghiệp ở các xã không chỉ đơn thuần là nhu cầu của các mà còn phụ thuộc vào
các quy định chủa Nhà nước, nhu cầu nhiều nhưng quỹ đất của xã quản lý ít, việc phân chia

đều cho các hộ là không thể được, bởi vì tối thiểu cấp bìa cho quản lý đất lâm nghiệp là 01
ha.
Nhận thức và hành động của các gia đình trong việc quản lý và phát triển trang trại rừng là
rất cụ thể và rõ ràng:
+ Có đất lâm nghiệp, có rừng là một tài sản lớn của gia đình

+ Sản xuất và phát triển rừng là tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình cho hiện tại
và tương lai sau này.

+ Nâng cao thu nhập cải thiện đời sống từ việc bán các sản phẩm từ rừng.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu phát triển kinh tế gia đình và sở hữu một phần diện tích rừng là

rất chính đáng của các hộ dân, các ý kiến cho rằng: đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp (trồng
11


rừng) là lâu cho nhập, có khi là 7 đến 10 năm, tuy nhiện việc đầu tư chỉ là một lần, sau đó là
việc quản lý, chăm sóc, thời gian còn lại tập trung làm công việc khác có thu nhập bổ sung.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của các gia đình có tính sâu sắc hơn ngoài mong đợi về kinh tế gia

đình mà tính xã hội và cộng đồng cao hơn như: việc trồng rừng nhằm phòng chống sự sạt lở
và xói mòn đất, chắn sự phá hoại của gió, bão làm ảnh hưởng đến con người vật nuôi và cây
trồng, mở rộng diện tích phủ xanh đất chống đồi trọc nhằm giảm thiểu sự biến đổi của khí
hậu và ô nhiễm môi trường.

2.7 Nguồn thu nhập chính của nông dân

Theo số liệu thống kê, tổng số lao động toàn huyện xấp xỉ 50 nghìn người, có cấu lao động
phân bố theo các ngành nghề như sau:

+ Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm gần 90%
+ Lao động công nghiệp, xây dựng chiếm 4%
+ Lao động cho dịch vụ chiếm gần 8%

+ Các ngành nghề khác chiếm xấp xỉ 7%

Từ đó cho thấy các nguồn thu nhập cho các gia đình ở Hương Sơn cũng rất đa dạng và

phong phú, ngoại trừ 3 trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của Hương Sơn thì hầu như số
lao động ở các xã nông thôn – miền núi tập trung cho sản xuất nông lâm nghiệp và có nguồn
thu nhập chính từ đó.


Cuộc khảo sát đã tập trung chính ở 06 xã nơi mà nông dân có nguồn thu nhập chủ yếu dựa
vào nông lâm nghiệp và có một số thu nhập khác như:

+ Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt): lúa, ngô, sắn, lạc

+ Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi): lợn, hươu, trâu – bò
+ Thu nhập từ nghề rừng: trồng, khai thác và bán gỗ keo

+ Thu nhập từ lao động phổ thông: thợ xây, làm công cho các chủ thu gom keo
+ Thu nhập từ lương, phụ cấp do lao động đi làm bên ngoài mang về

2.8 Tầm quan trọng về mặt kinh tế của lâm nghiệp quy mô nhỏ đối với các gia đình

Xét riêng về góc độ kinh tế, thu nhập từ sản xuất LNQMN đã thực sự cải thiện điều kiện
sống của nhiều hộ dân. Mặc dù chu kỳ khai thác dài trung bình 5 – 7 năm cho thu hoạch

nhưng mỗi lần cho thu hoạch có giá trị kinh tế cao và ở giai đoạn trồng mới gần như đều có
sự hỗ trợ của Nhà nước, của các dự án, việc quản lý và chăm sóc vườn rừng không yêu cầu
12


nhiều lao động, đó cũng là khoảng thời gian mà lao động có thể làm công việc khác có thêm
thu nhập.
Đối với các hộ có đất sản xuất lâm nghiệp, nếu như trung bình mỗi gia đình có khoảng 2ha

keo thì có mức thu nhập khá sau 6 đến 7 năm (giá trị trung bình thu được khoảng 50
triệu/ha).

2.9 Nguồn lao động cho sản xuất lâm nghiệp


Sản xuất rừng trồng (chủ yếu là trồng keo, thông) yêu cầu lao động tập trung nhiều ở giai
đoạn ban đầu, giai đoạn phát dọn, đào hố và trồng mới, ở giai đoạn này các gia đình cũng
thường phải thuê lao động hoặc làm đổi công với gia đình anh em hoặc hàng xóm.

Thuê lao động cho việc phát dọn, đào hố và trồng cây đối với các gia đình có nhiều diện tích
trồng mới cùng một thời điểm (thường 2 ha trở lên), nhiều gia đình đã áp dụng cách trồng
mỗi năm một phần diện tích, sau 2 hoặc 3 năm trồng hoàn thành 1ha rừng.

2.10 Đánh giá của nông dân về những trở ngại và những lĩnh vực phát triển trong
LNQMN

+ Đối với vốn: các hộ nông dân cho rằng họ thiếu vốn để đầu tư sản xuất như: chi phí thuê
lao động phát dọn vườn rừng, đào hố và trồng, chi phí mua cây giống và mua phân bón …).

Đó là thời điểm những năm bắt đầu trồng rừng ở chu kỳ đầu của các gia đình (năm 2000 –
2003), tuy nhiên ở thời kỳ này các hộ trồng mới cũng nhận được sự hỗ trợ của các dự
án/chương trình khi mà Nhà nước, các dự án phát động phong trào trồng rừng (đã hỗ trợ
nông dân 60% tiền mua cây giống và 40% tiền mua phân bón trong năm 1 và năm 2).
Nhưng đến thời điểm hiện tại, trên thực tế để đầu tư trồng mới 1 ha gỗ keo như hiện nay giá
giống vào khoảng 2.000.000 đến 2.500.000 vnd, chi phí thuê lao động khoảng 4,5 – 6

triệu/ha không phải là yếu tố gây khó khăn đối với các gia đình nhất là các gia đình tái trồng
chu kỳ 2 hoặc 3.

Nguồn vốn được cho là khó khăn ở giai đoạn ban đầu khi các hộ muốn mở rộng diện tích
trồng mới từ khoảng 2 ha trở lên, và thường đối với các gia đình có kinh tế kém và ít lao
động, nguồn vốn phải huy động cho việc mua cây giống, thuê lao động phát dọn, trồng mới
và mua phân bón …

+ Đối với kỹ thuật: đến những năm gần đây việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đối với một số

cây trồng như: keo tai tượng, keo lai, thông, xoan … không còn là vấn đề khó đối với các hộ
gia đình, các kỹ thuật chăm sóc, khai thác cũng được biết. Thực tế, kỹ thuật đã được cơ quan
Nhà nước, các dự án cung cấp, người trồng rừng nắm bắt được, trao đổi được nhưng việc áp
13


dụng vào thực tế vẫn còn khoảng cách, ví dụ: mật độ trong keo theo tập huấn là 1800 – 2000
cây/ha nhưng có hộ vẫn trồng 3000 – 3500 cây/ha.

Việc tiếp cận với kỹ thuật đơn giản của các hộ trồng rừng không gặp khó khăn bởi được

cung cấp thường xuyên thông qua các khóa tập huấn của cơ quan chuyên môn địa phương,
của các dự án – chương trình, và đặc biệt là sự trao đổi với những người hàng xóm xung
quanh, ngay cả những người cung cấp cây giống hoặc mua bán.

Các ý kiến của các hộ cho rằng: chưa hiểu rõ được các biện pháp quản lý, chăm sóc để sản
lượng vườn rừng được hiệu quả hơn, ví dụ: keo để làm nguyên liệu băm dăm thì chăm sóc
thế nào, keo để làm nguyên liệu cho xưởng xẻ thì quản lý và chăm sóc thế nào? và trồng và
phát triển một số cây trồng quý hiếm cũng cần có sự hướng dẫn kỹ thuật.
+ Đối với công cụ sản xuất:

Trong hoạt động trồng và chăm sóc các gia đình sử dụng các công cụ truyền thống như: dao,
cuốc, xẻng … những dụng cụ này là phương tiện lao động tối thiểu mà gia đình nào cũng có
khả năng tự trang bị.

Dụng cụ lao động cho việc khai thác vận chuyển như: cưa xăng, xe kéo trung chuyển, dây
kéo … không có trang bị ở mỗi gia đình, thiếu khả năng đầu tư, tuy nhiên cái khó khăn
không phải ở việc thiếu trang thiết bị mà mỗi gia đình khó có thể tự tổ chức để khai thác, vận
chuyển và đi tiêu thụ.
+ Đối với thị trường:


Thông tin về giá bán bao giờ cũng là điều khó khăn với các hộ trồng rừng, hiện nay không

có một quy chuẩn nào để áp dụng giá bán, cũng có thể tham khảo giá bán của các hộ đã bán
trước hoặc thông tin về thị trường xung quanh, song tất cả các yếu tố đó chỉ có tính chất

tham khảo, người mua sẽ chủ động đưa ra mức giá mua với các hộ dựa vào nhiều yếu tố: (1)
yếu tố giá thị trường và (2) yếu tố giao động của khu vườn rừng, tuổi cây, chất lượng cây.
Có nhiều ý kiến cho biết: họ đã bán với giá thấp hơn thực tế (vẫn hy vọng được giá cao hơn)
nhưng không biết phải mặc cả như thế nào, vả lại phạm vi bán cũng tương đối hẹp đó là bán
cho các thu gom trong địa bàn xã (những người thu gom ít khi hội tụ đủ điều kiện để mua
sản phẩm ở bên ngoài xã của họ).

Mặc dù được thỏa thuận giữa người nông dân trồng rừng và người thu gom, song những
người nông dân trồng rừng thuần túy thường có ít kinh nghiệm để xác định chính xác sản
lượng gỗ trên vườn rừng, điều này là hạn chế lớn khi bán sản phẩm dẫn đến giá trị thấp.
+ Đối với tổ chức người sản xuất

Đây là một hạn chế/trở ngại nhất đối với các hộ nông dân sản xuất LNQMN: sản xuất riêng
lẻ, không có sự liên kết tương trợ nhau, ít chia sẻ thông tin và khả năng tự bảo vệ quyền và
lợi ích của mình trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
14


Tại các điểm khảo sát cho thấy: các hộ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm riêng lẻ (chưa
có tổ chức nông dân hoạt động như: tổ, nhóm, câu lạc bộ hay tổ hợp tác, hợp tác xã), tuy
nhiên ở thời điểm này dự án “thêm cây” đã bắt đầu hỗ trợ phát triển các lớp (nhóm) nông
dân trồng rừng, đây là tiền đề tốt để khắc phục hạn chế, trở ngại đối với nông dân trồng rừng
ở Hương Sơn.


2.11 Nguồn thông tin của nông dân về quản lý sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ

Đã có một khoảng thời gian khá dài từ năm 2000 đến nay, người trồng rừng ở Hương Sơn
được tiếp cận với kỹ thuật ở đa dạng các kênh thông tin:

+ Các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 327, 611, dự án bảo tồn đa dạng sinh

học, dự án vườn Quốc gia Vũ Quang, dự án trồng rừng Việt Đức: đã cung cấp kỹ thuật quản
lý, chăm sóc và trồng mới rừng, nâng cao năng lực quản lý cho công động trong việc bảo vệ,
bảo tồn tài nguyên rừng.

+ Các chương trình tập huấn ngắn hạn, thời vụ của cơ quan chuyên môn Nhà nước như: TT
chuyển giao kỹ thuật, Phòng NN & PTNT, các hiệp hội và đoàn thể.

+ Những kênh thông tin không chính thức nhưng thường xuyên và bổ ích đó là sự trao đổi

giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, người hàng xóm và cũng có khi là quá trình đi
làm thuê mà đã học tập được kinh nghiệm.

+ Nguồn thông tin phổ biến mà các hộ có kỹ thuật quản lý vườn rừng đó là: thông qua truyền
thông, tờ gấp, tài liệu có được từ các khóa tập huấn.

+ Nguồn thông tin cho những người thu gom cung cấp cũng bổ ích, bởi họ có phạm vi giao
dịch rộng hơn và có kinh nghiệm tốt ở các vườn rừng hiệu quả và thông qua trao đổi người
dân đã nắm bắt được thông tin.

2.12 Hiện trạng các phương pháp quản lý khác nhau trong sản xuất LNQMN
a/ Phương pháp trồng rừng

+ Chuẩn bị đất, phát dọn: biện pháp phát dọn thực bì, cây dại được các hộ áp dụng trước khi

đào hố trồng cây, thông thường thì các hộ phát trắng rồi đào hố, nhưng cũng có một số ít hộ
sử dụng cách phát theo băng, tất cả những thực bì phát dọn, cây cỏ dại được tấp lại.

Đối với các gia đình trồng lại chu kỳ 2, gần như không thực hiện việc phát dọn thực bì, có

một số gia đình sử dụng cách đốt nhẹ trên mặt đất và tận dụng thời tiết có mưa để ươm hạt
keo thành cây mới.

+ Bố trí cây trồng và mật độ: có 2 phương thức được sử dụng phổ biến với các hộ sản xuất
LNQMN đó là trồng keo và trồng hỗn giao giữa keo và thông.
15


Trồng riêng keo: theo ý kiến của các hộ thì có trồng keo với mật độ 2.000 cây/ha, cây – cây
= 2m, hàng – hàng = 2,5, hố đào sâu – rộng = 35 x 40cm.

Nhưng trên thực tế, đó là kiến thức lý thuyết mà họ biết hoặc mới chỉ áp dụng ở thời điểm
những năm gần đây. Qua quan sát và tìm hiểu những vườn rừng trồng keo trước đây thì các

gia đình trồng với mật độ rất mau, khoảng từ 3000 – 3500 cây/ha. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do nhận thức của các gia đình về mật độ cây “cứ trồng được nhiều cây sẽ cho
thu hoạch sản lượng nhiều” và do sự chuẩn bị diện tích trồng không kịp với thời điểm cấp
phát giống của dự án “ví dụ: có đăng ký trồng 2 ha nhưng đến thời điểm dự án cung cấp
giống mới chuẩn bị, phát dọn thực bì được 1 đến 1,5 ha nên gom tất cả số cây của 2 ha trồng
vào diện tích 1 – 1,5 ha”.

Trồng hỗn giao giữa keo và thông: đây là biện pháp kỹ thuật được dự án trước của huyện
nhằm hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế rừng lâu bền, cách bố trí trồng với mật độ 1800
cây/ha (2 hàng thông + 1 hàng keo). Việc trồng xen keo sẽ cho thu nhập nhanh và trước (sau
trồng 7 – 8 năm) và có ý nghĩa là chống cháy rừng, còn thông sẽ cho thu hoạch nhựa sau và

kéo dài.

+ Bón phân khi trồng: đối với diện tích vườn rừng thuộc dự án hỗ trợ thì khi trồng có bón

phân lót và sử dụng phân NPK 0,1 – 0,2kg/hốc, còn đối với diện tích trồng mới, trồng tự
phát thì hầu như các hộ không sử dụng phân bón lót.
+ Loại cây trồng và nguồn gốc giống:

Có 2 loại keo được sử dụng chính là keo tai tượng và keo lai, đối với keo tai tượng cây giống

được ươm từ hạt trong túi bầu, đối với keo lai được ươm cành hom trong túi bầu. Giống keo
được các dự án, chương trình đạt mua từ các viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở cung cấp cây
giống ở Hà Nội, Phú Thọ và được vận chuyển về cung cấp cho nông dân.
b/ Biện pháp lâm sinh

+ Trồng xen: không áp dụng hình thức trồng xen các cây trồng ngắn ngày vào giữa các vườn
rừng trồng keo hoặc trồng keo và thông. Mấy năm trước ở một số xã có áp dụng biện pháp
trồng cây Mây xung quanh vườn keo, song biện pháp này không được duy trì bởi thị trường
của cây Mây không có, không có người thu mua hoặc có ít người mua nhưng giá rất rẻ.

+ Làm cỏ, vun gốc và bón phân thúc: các công việc này được thực hiện lồng ghép khi cây 1
và 2 năm tuổi. Các dự án trước đây đã hỗ trợ phân bón cho các vườn rừng đến khi cây 2 tuổi,

mức hỗ trợ thương là 40% chi phí mua phân bón, đây là điều kiện thuận lợi để các gia đình
chăm sóc vườn rừng.

+ Tỉa cành, tỉa thưa: tất cả các hộ trồng rừng đều áp dụng biện pháp kỹ thuật này, năm thứ
nhất áp dụng biện pháp tỉa thưa và trồng dặm (loại bỏ những cây xấu, những cây do trồng
quá mau và trồng bổ sung vào vị trí cây đã chết), năm thứ 2 đến năm 4 áp dụng biện pháp tỉa
cành (tỉa các cành nhánh ở thấp giúp cho cây tập trung phát triển và không bị lỗi mắt).

16


c/ Khai thác

+ Phương thức khai thác:

Đối với diện tích trồng thuần keo: có 2 phương thức khai thác đó là khai thác trắng và khai
thác chọn. Cách thức khai thác trắng toàn bộ vườn keo được áp dụng đa số, thông thường
các hộ muốn bán cả lô keo để tiện trồng mới, đồng thời cũng tiện cho việc khai thác, vận
chuyển của người thu mua.
Đối với diện tích trồng hỗn giao giữa keo và thông: hiện nay các hộ áp dụng phương thức
khai thác chọn keo, đến tuổi được phép thu hoạch thị các hộ khai thác toàn bộ 1/3 số keo
trồng xen với thông.

Dung cụ để khai thác là cưa xăng, dao phát và xe kéo, tuy nhiên các dụng cụ này được

những người thu gom chuẩn bị bởi họ có nhiệm vụ khai thác khi đã thỏa thuận mua – bán
với chủ vườn.
+ Chu kỳ khai thác:

Có 2 kiểu khai thác theo chu kỳ là (1) Vườn rừng mà hộ nông dân nhận giao khoán của Lâm

trường thì bắt buộc phải theo chu kỳ khai thác là 8 - 9 năm, đến thời điểm khai thác phải
được sự cho phép của cơ quan chuyên môn đia phương như: Sở NN & PTNT và Lâm trường
chủ quản. (2) Vườn rừng sản xuất của các hộ gia đình: đối với vườn rừng sản xuất của các
hộ gia đình thì thời gian cho 1 chu kỳ khai thác rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

như: nhu cầu kinh tế gia đình, tình hình sinh trưởng và phát triển của vườn rừng … thông
thường đối với rừng keo thì chu kỳ khai thác là 5 – 6 năm/lần.

d/ Sản phẩm rừng trồng

+ Cây Keo là sản phẩm gỗ rừng trồng chính được trao đổi trên thị trường của các hộ gia

đình, gỗ keo được dùng với 2 mục tiêu chính là: gỗ keo dùng làm nguyên liệu cho các Nhà
máy băm dăm và gỗ keo dùng cho các xưởng xẻ, Nhà máy sản xuất đồ gia dụng, đồ dùng
công nghiệp khác.

Đối với keo làm nguyên liệu băm dăm thì thông thường keo có số vanh từ 18 cm tới 60
cm, khi bán cho các thu gom thì có giá bán khác theo đơn vị tính (theo lô, theo diện tích,
theo cây đứng …) nhưng khi thu gom bán cho Nhà máy băm dăm thì đơn vị tính duy nhất là
“kg”, giá trị thanh toán như nhau không phân biệt keo to hay keo nhỏ.

Còn đối với Keo để làm nguyên liệu để xẻ gỗ thì yêu cầu keo có vanh đạt từ 60 cm trở lên,

những người thu gom mua của nông dân cũng thường mua theo đơn vị tính (theo lô, theo
diện tích, theo cây đứng …) nhưng khi nhập cho các xưởng thì họ tính theo m 3, xite và giá trị
tăng khi kích thước vanh tăng.

17


+ Các loại lâm sản khác:
-

Gỗ xoan: là loại gỗ có giá trị kinh tế nhưng số lượng được trồng ở Hương Sơn rất ít, chỉ
còn một sô hộ trồng xoan trong vườn hộ gần nhà, số lượng ít và rải rác. Nhìn chung,

không thấy người trồng rừng và địa phương có định hướng ưu tiên phát triển cho loại cây
-


này trong các dự án, chương trình hoặc kế hoạch riêng của các hộ.

Lâm sản ngoài gỗ (Mây, Măng tre, tre – nứa …): số lượng lâm sản ngoài gỗ không nhiều

và tập trung chủ yếu ở rừng tự nhiên, phần lớn các hộ dân đã khai thác tận thu theo
phương thức nhỏe lẻ và tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa tạo ra được vừng sản xuất và thị trường

chính cho các loại sản phẩm này, ngoại trừ cây Mây đã được trồng làm hàng rao cho các
vườn keo mấy năm trước nhưng do thi trường không có và thu nhập thấp nên loại cây
này không được chú trọng.

+ Tiềm năng các sản phẩm gỗ keo:
-

-

Keo dùng làm nguyên liệu cho nhà máy băm dăm: nguồn nguyên liệu này không đòi hỏi

giống keo gì, kích thước thế nào. Ở thời điểm hiện tại, nguồn keo này rất dễ tiêu thụ, nhu
cầu của các Nhà máy băm dăm trên địa bàn Hà Tĩnh rất lớn.

Keo dùng làm nguyên liệu gỗ xẻ: yêu cầu có kích thước vanh tối thiểu 60cm, ưu chuộng

giống keo lai có tuổi từ 8 đến 10 năm. Sản xuất loại keo này về lâu dài sẽ có cơ hội phát
triển và có thị trường, bởi chủ trương của Hà Tĩnh không mở rộng phát triển các Nhà
máy nguyên liệu băm dăm thô vì thu hút nguồn lao động địa phương ít và giá thị thấp.

Đồng thời, qua một hoặc hai chu kỳ khai thác trước, có thu nhập tích lũy và kết hợp với


việc cải thiện kỹ thuật của các hộ dân, có thể phát triển sản xuất loại keo đáp ứng về số
lượng và chất lượng gỗ xẻ và đồ gia dụng/công nghiệp.

Nhu cầu của người trồng rừng có thiên hướng trồng loại keo lai, loại keo có khả năng
sinh trưởng và phát triển phù hợp ở Hương Sơn, giống keo có khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượng cây cho việc làm gỗ xẻ.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hương Sơn có 03 xưởng xẻ nhỏ hoạt động không

thường xuyên, với lý do là thu nhập không cao, thuê lao động xẻ khó, thị trường đầu ra
không ổn định nên người chủ xưởng hoặc thu gom đã chở keo đi bán cho Nhà máy băm
dăm sẽ tiện hơn, thu được tiền nhanh hơn.

e/ Bán sản phẩm rừng trồng (keo) từ các hộ nông dân

+ Vấn đề khai thác và vận chuyển: do điều kiện lao động, tổ chức lao động, trang thiết bị và
điều kiện giao thông … nên giải pháp lựa chọn của các hộ có vườn rừng là thỏa thuận bán

trực tiếp cho thu gom, lấy tiền mặt, còn công việc chặt, cưa, vận chuyển từ vườn rừng đến
bãi tập kết vận chuyển… thì người thu gom tự chịu trách nhiệm.
18


Các phương thức thỏa thuận bán thì cũng rất đa dạng như: bán cây đứng tính theo cây, tính
theo diện tích, tính theo đơn vị xite, m3 … bằng các phương thức tính thế nào thì đa số
những người thu gom vẫn có kinh nghiệm hơn và chủ động đưa ra giá mua và lợi thế lãi
thường nghiêng về những người thu gom.

Giá bán ở mỗi thời điểm khác nhau, nhưng trong cung thời điểm giá bán giữa các gia đình
khác nhau vì phụ thuộc vào: chất lương và số lượng cây, tuổi cây, điều kiện trồng và chăm

sóc vườn rừng của các hộ …

+ Các phương thức bán cây đứng:
-

Bán cây đứng tính theo cây: đếm cây để bán nhưng đếm tổng số cây trên một đơn vị diện

tích để tính tiền (yêu cầu cây có vanh tối thiểu 30 cm trở lên, đôi khi cây có hộ bán cây
có vanh 20 cm).

Giá bán giao động từ 30.000 – 60.000 đồng/cây, giá phụ thuộc vào thời điểm bán, kích
-

-

thước và trọng lượng cây, tuổi cây, điều kiện giao thông cho việc khai tác, vận chuyển.

Bán cây đứng tính theo diện tích: theo cách tính này, người thu gom và chủ vườn sẽ thỏa
thuận dựa vào kinh nghiệm của 2 bên và định giá một lô keo, thông thường 1 ha keo sẽ
bán được 40 – 60 triệu đồng, cũng có khi là dươi 40 triệu đồng/ha nếu chất lượng vườn
keo xấu hoặc giao thông đi lại, chuyên chở quá khó khăn.

Bán cây đứng tính theo m3 hoặc xite: hình thức này khi mà chủ vườn rừng cảm thấy có
ưu thế số cây có phân vanh lớn và thường thỏa thuận với người thu gom về cách bán này,
toàn bộ cây sẽ được khai thác và phân loại khi xếp lên xe, hình thức này ít được áp dụng.

Bằng hình thức này: người thu gom sẽ tự tổ chức lao động, chuẩn bị dụng cụ, phương
tiện để khai thác và vận chuyển ra bãi tập kết. Tại bãi tập kết sẽ tiến hành đo xite hoặc m 3
để tính tiền.


Keo có phân vanh lớn hơn 60 cm có giá từ 700.000 – 900.000đồng/m 3

Keo có phân vanh từ 40 – 60 cm có giá từ 200.000 – 250.000đồng/xite

Keo có phân vanh nhỏ hơn 40 cm có giá từ 150.000 – 200.000đồng/xite

19


2.13 Sản xuất nông lâm kết hợp

Toàn huyện Hương Sơn có 19 ha diện tích cây ăn quả được trồng phát triển ở đất lâm
nghiệp, đất rừng sản xuất do các hộ gia đình quản lý và khai thác. Cam là loại cây ăn quả
chính được trồng rải rác ở các xã, tập trung nhiều như: Sơn Châu, Sơn Trường, Sơn Kim,
Sơn Mai, Sơn Giang, Sơn Tiến … khu vực đất trồng thường ở các sườn đồi, thung lũng giữa
các đồi núi.

Bên cạnh đó, cam còn được trồng trên đất nông nghiệp, đất vườn ước tính toàn huyện có
khoảng hơn 200ha cam, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ sản xuất nông – lâm
nghiệp.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có dự án bảo tồn và phát triển cam bù giai đoạn 2011 – 2015, diện
tích phấn đấu 500 ha và khoảng 300 ha cho sản phẩm thu hoạch.
2.14 Sản xuất du canh

Cho đến hiện nay, 100% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của Hương Sơn đã có chủ, người

nông dân đã sản xuất và khai thác trên những mảnh đất của mình hoặc những mảnh đất nhận

giao khoán với các Lâm trường, Ban quản lý dự án, không còn hiện tượng du canh, phát –

đốt hoặc bỏ hoang hóa.
Phần 3: Các kết luận chung:

3.1 Quản lý diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng: đến thời điểm hiện nay diện tích đất
lâm nghiệp và diện tích rừng của huyện Hương Sơn đã 100% có chủ quản lý, và được phân
cho 10 chủ quản lý, trong đó có các hộ gia đình 5.442 hộ quản lý 15,5% diện tích (khoảng
90% là diện tích rừng sản xuất, 10% là diện tích rừng phòng hộ).

3.2 Tại các điểm khảo sát, chí có từ 1/4 đến 1/3 số hộ trong xã có diện tích đất lâm nghiệp,
diện tích rừng. Đây là những hộ được giao đất lâm nghiệp từ rất sớm, từ năm 1996 trên tinh

thần giao khoán hoặc xung phong nhận khoán, phần lớn các hộ đang quản lý sử dụng diện
tích đất lâm nghiệp, đất rừng từ 1 đến 3 ha.

3.3 Song hành với việc giao đất, giao rừng cho các chủ quản lý, địa phương cũng đã triển
khai nhiều dự án để quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Các dự án như
chương trình 327, 661, dự án trồng rừng Việt Đức … Các chương trình, dự án đã hỗ trợ các
gia đình kiến thức quản lý, trồng và phát triển rừng, kiến thức tổng hợp về canh tác nông –
lâm và kỹ thuật khai thác …

20


Thông qua các chương trình, dự án cây keo được các hộ gia đình lựa chọn trồng chính, sau
đó là cây thông (tuy nhiên diện tích thông ít và rải rác ở một số xã).

3.4 Hoạt động sản xuất rừng của các gia đình ở Hương Sơn vẫn diễn ra đơn lẻ, chưa có tựu
chung lại thành các tổ chức nghề nghiệp, sự liên kết của hộ thông qua đơn vị hành chính là

thôn, xóm và cùng tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật do đơn vị cấp xã, cấp huyện tổ chức

thông qua các dự án, cơ quan chuyên môn.

3.5 Các hộ gia đình đã ngày càng ý thức được sâu sắc tầm quan trọng của việc sản xuất rừng
đến kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường, tuy nhiên mục tiêu hàng đầu của các hộ gia
đình khi sản xuất rừng là mang lại thu nhập cho gia đình và đồng thời có quyền sở hữu một
diện tích đất lâu dài.

3.6 Trải qua xấp xỉ 2 chu kỳ khai thác (gỗ keo) kể từ năm 2000, các gia đình nhận thấy rằng
thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng trồng có ý nghĩa to lớn với kinh tế gia đình. Trên thực tế
thì việc đầu tư cho sản xuất rừng trồng có lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp khi có khoảng
thời gian giữa chu kỳ cho công việc khác có thêm thu nhập.

3.7 Một trong những hạn chế nhất của người trồng rừng là thiếu thông tin thị trường và khó
có khả năng để tự tổ chức lao động khai thác, vận chuyển hoặc khả năng để liên kết tiêu thụ
sản phẩm, kinh nghiệm còn hạn chế trong việc xác định sản lượng, chất lượng vườn rừng
đến việc kém hiệu quả khi thỏa thuận bán cho thu gom.
Các nguồn thông tin về kỹ thuật có phần phong phú hơn, người dân có thể tiếp cận thông qua

truyền thông, tập huấn trực tiếp, tờ gấp, phiếu kỹ thuật của các dự án/chương trình, thông
qua quan hệ họ hàng, làng xóm và những người là khách hàng.

3.8 Về lý thuyết, hiện tại các hộ gia đình nắm tương đối vững về kỹ thuật sản xuất keo và
thông (phát dọn thực bì, bố trí mật độ, bón phân, vun xới …) nhưng trên thực tế, thời gian

trước có nhiều vườn rừng đã không được áp dụng đúng kỹ thuật, biểu hiện rõ nhất là mật độ
trồng và bón phân ở 2 năm tiếp theo.

Chu kỳ khai thác keo cũng đã được áp dụng một cách rất linh hoạt không theo quy trình
hướng dẫn mà phụ thuộc vào kinh tế hộ, điều kiện chăm sóc


3.9 Loại giống và nguồn gốc: keo là cây gỗ chính được các gia đình trồng ở đất rừng sản
xuất, 2 loại keo được ưa chuộng là keo tai tượng và keo lai.

Keo tai tượng sử dụng cây giống là hạt ươm trong bầu, keo lai sử dụng cành hom túi bầu,
giống được cung cấp thông qua các chương trình, dự án được mua từ Hà Nội hoặc Phú Thọ
… đồng thời, các hộ trồng tự phát ngoài dự án thì mua giống thông qua các cơ sở kinh doanh
giống, trại giống lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

21


3.10 Các vườn rừng sản xuất của các hộ không duy trì việc trồng xen các loại cây trồng nông
nghiệp ngắn ngày, biện pháp trồng Mây quanh vườn keo của một số gia đình đã không duy
trì được do thị trường và thu nhập từ sản xuất cây Mây không có.

Có 2 hình thức trồng rừng sản xuất đã được áp dụng là (1) trồng thuần keo và (2) trồng hỗn
giao 3 thông + 1 Keo, hình thức trồng thuần keo chiếm ưu thế hơn.

3.11 Sản phẩm gỗ rừng trồng chính ở Hương Sơn là gỗ keo, gỗ keo được sử dụng với 2 mục

đích là (1) keo hỗn hợp có phân vanh từ 30 cm trở lên để cung cấp cho các Nhà máy băm
dăm tại Hà Tĩnh, đây là nguồn nhập gỗ keo chiếm ưu thế (chính), (2) keo có phân vanh lớn
hơn 60cm dùng cho các xưởng xẻ thanh phục vụ Nhà máy sản xuất đồ gia dụng, tuy nhiên
nguồn nhập này không lớn (03 xưởng nhỏ ở Hương Sơn), trên thực tế các xưởng không

muốn phát triển hoạt động này nhưng về lâu dài hình thức này được khuyến khích theo chủ
trương của Hà Tĩnh: không phát triển các Nhà máy sản xuất nguyên liệu thô, cần mở rộng và
phát triển các Nhà máy sản xuất sản phẩm có giá trị cao tại chỗ.

3.12 Khai thác và vận chuyển keo: công việc tổ chức lao động, chuẩn bị trang thiết bị và

phương tiện vận chuyển là vấn đề vượt quá khả năng của mỗi hộ gia đình, mỗi gia đình riêng
lẻ khó có thể thực hiện được các công việc này nên hình thức bán thẳng cho người thu gom
là giải pháp hữu ích nhất với họ.

Điều kiện giao thông, nhất là từ vườn rừng đến bãi tập kết (nơi mà xe tải có thể vận chuyển

đến Nhà máy) là một trở ngại lớn nhất, có khi phải thuê lao động bốc vác chuyển chở từng
cây một, có khi phải thuê trâu – bò kéo … gặp những trường hợp như vậy thì chi phí vận
chuyển tương đương giá bán keo (giá trị của người trồng keo thu được rất thấp).

3.13 Tại các điểm khảo sát cho thấy: các gia đình bán keo theo 3 hình thức là (1) bán cây

đứng tính theo cây, (2) bán cây đứng tính theo diện tích, (3) bán cây đứng tính theo m3 hoặc
tính theo siter.

Về cơ bản thì cách tính thứ 3 sẽ đảm bảo sự rõ ràng về lợi ích cho người bán và người mua,
cách tính thứ 1 và 2 thì lợi ích sẽ nghiêng về bên nào có kinh nghiệm xác định số lượng và

chất lượng cây đứng. Nhưng trên thực tế, thì cả 3 cách tính trên thì lợi thế phần lớn nghiên
về người thu gom, bởi họ có thông tin về thị trường bán, kinh nghiệm tổ chức khai thác, vận
chuyển, tính toán số lượng và chất lượng của vườn rừng.
Phụ lục

Danh sách các cuộc phỏng vấn
Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Hương Sơn giai đoạn 2010 – 2020
2. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai ở các xã khảo sát (2011)

3. Biểu hiện trạng đất lâm nghiệp và độ che phủ - Hà Tĩnh (2011)

22



×