Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ,
HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: VÕ CHÂU VIỆT KHUÊ
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2010 – 2014

Tháng 12– 2013


KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ, HUYỆN LẠC DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

VÕ CHÂU VIỆT KHUÊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:



TS. HỒ VĂN CỬ

Tháng 12/2013

i


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: VÕ CHÂU VIỆT KHUÊ. Mã số SV: 10157080
Khóa học: 2010 – 2014. Lớp: DH10DL
1. Tên đề tài: Khảo sát sự ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến công tác quản lý
bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng.
2. Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu văn hóa cộng đồng của dân tộc K’ho tại VQG Bidoup – Núi Bà.
 Tìm hiểu VQG Bidoup – Núi Bà đã vận dụng các giá trị văn hoá cộng đồng
vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.
 Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng

đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà,
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 08/2013 và kết thúc: 12/2013
4. Họ và tên GVHD: TS.HỒ VĂN CỬ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2013

Ngày 30 tháng 08 năm 2013

Ban chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Văn Cử
ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường làm hành trang để tôi vững
bước vào đời.
Xin gửi lời tri ân đến TS Hồ Văn Cử, người thầy đã gợi ý, hướng dẫn, động viên
tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi cảm ơn thầy đã dành thời gian quý báu của
mình để giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh K’Vâng, chuyên viên Trung tâm DLST
& GDMT đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt đề tài thực tập; gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Lương Minh, giám
đốc Trung tâm DLST & GDMT và các anh chị chuyên viên đã tận tình giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi thực tập tại Trung tâm.

Cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp DH10DL những tình cảm
chân thành nhất vì đã luôn bên cạnh tôi, động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Võ Châu Việt Khuê

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến công tác quản lý bảo
tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”
được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013 tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện
Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa cộng đồng của dân tộc K’Ho tại VQG Bidoup - Núi Bà và nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà. Đề tài
tiến hành tìm hiểu các nội dung sau:
- Giá trị văn hóa cộng đồng của dân tộc K’ho tại VQG Bidoup – Núi Bà.
- VQG Bidoup – Núi Bà đã vận dụng các giá trị văn hoá cộng đồng vào công tác
bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.
- Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng
đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát
thực địa, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên
gia, xử lý số liệu, phương pháp trình bày số liệu.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được các giá trị VHCĐ của dân tộc K’ho tại
VQG Bidoup – Núi Bà rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hiện nay các giá trị
VHCĐ đang dần mất đi do sự phát triển kinh tế của đất nước và sự du nhập các tôn
giáo, văn hóa mới. VQG Bidoup – Núi Bà đã vận dụng các giá trị VHCĐ vào công
tác bảo tồn ĐDSH với từng nhóm hoạt động khác nhau nhằm vừa nâng cao công tác
bảo tồn ĐDSH vừa bảo tồn và phát huy các giá trị VHCĐ, tạo công ăn việc làm cho
cộng đồng K’ho. Tuy nhiên, số lượng cộng đồng tham gia vào các hoạt động còn ít,
VQG gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác
bảo tồn ĐDSH. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
công tác bảo tồn ĐDSH và đưa ra các đề xuất cho bảo tồn và phát huy các giá trị
VHCĐ của dân tộc K’ho tại VQG Bidoup – Núi Bà.

iv


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ......................................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT............................................................................................................... iv 
MỤC LỤC .............................................................................................................. v 
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii 
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ix 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. x 
Chương I 

MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 

1.1.  Đặt vấn đề....................................................................................................... 1 
1.2.  Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2 
1.3.  Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 

1.3.1.  Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2 
1.3.2.  Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2 
Chương II  TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 
2.1.  Một số khái niệm ............................................................................................ 3 
2.1.1.  Du lịch sinh thái ......................................................................................... 3 
2.1.2.  Bảo tồn đa dạng sinh học ........................................................................... 4 
2.1.3.  Cộng đồng .................................................................................................. 5 
2.1.4.  Văn hóa cộng đồng .................................................................................... 5 
2.1.5.  Văn hóa đa dạng sinh học .......................................................................... 5 
2.2.  Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà ............................................................ 6 
2.2.1.  Lịch sử hình thành...................................................................................... 6 
2.2.2.  Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 6 
2.2.3.  Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 7 
2.2.4.  Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 9 
2.2.5.  Tài nguyên thiên nhiên............................................................................... 12 
2.2.6.  Tài nguyên nhân văn .................................................................................. 14 
2.2.7.  Các chương trình hoạt động của VQG Bidoup – Núi Bà .......................... 15 
2.2.8.  Các nghiên cứu liên quan đến công tác bảo tồn ở VQG Bidoup – Núi Bà 15 
2.3.  Tổng quan về dân tộc K’ho ở Việt Nam ........................................................ 16 
v


2.3.1.  Lịch sử và nguồn gốc tộc người ................................................................. 16 
2.3.2.  Môi trường cư trú ....................................................................................... 16 
2.3.3.  Đặc điểm con người ................................................................................... 18 
2.3.4.  Tổ chức xã hội............................................................................................ 19 
Chương III 

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21 


3.1.  Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21 
3.2.  Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21 
3.2.1.  Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu ....................................................... 21 
3.2.2.  Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 21 
3.2.3.  Phương pháp điều tra xã hội học................................................................ 22 
3.2.4.  Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .......................................................... 22 
3.2.5.  Thống kê, phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 23 
Chương IV 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 24 

4.1.  Tổng quan về cộng đồng dân tộc K’ho tại VQG Bidoup – Núi Bà ............... 24 
4.1.1.  Nhóm Làc ................................................................................................... 24 
4.1.2.  Nhóm C’il .................................................................................................. 24 
4.1.3.  Nhóm T’ring .............................................................................................. 25 
4.2.  Các giá trị văn hóa cộng đồng của dân tộc K’ho ........................................... 25 
4.2.1.  Phong tục tập quán ..................................................................................... 25 
4.2.2.  Ngành nghề truyền thống ........................................................................... 32 
4.2.3.  Văn hóa dân gian........................................................................................ 35 
4.3.  Vận dụng các giá trị VHCĐ vào hoạt động bảo tồn ĐDSH và DLST tại VQG
Bidoup – Núi Bà ..................................................................................................... 38 
4.3.1.  Vận dụng giá trị VHCĐ trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ................... 38 
4.3.2.  Vận dụng giá trị VHCĐ trong phát triển DLST tại VQG Bidoup – Núi Bà
………………………………………………………………………….41 
4.3.3.  Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST của VQG
Bidoup – Núi Bà ..................................................................................................... 44 
4.4.  Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao giá trị VHCĐ trong công tác quản
lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà ......................................................... 49 
Chương V  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 51 
vi



5.1.  Kết luận .......................................................................................................... 51 
5.2.  Kiến nghị ........................................................................................................ 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 53 
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 54 

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VQG Bidoup – Núi Bà ........................................

7

Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ..................

8

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết của cộng đồng về hoạt động bảo tồn ĐDSH
tại VQG Bidoup – Núi Bà. ..................................................................................... 44
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự hiểu biết về hoạt động bảo tồn ĐDSH tại VQG Bidoup –
Núi Bà theo từng độ tuổi. ....................................................................................... 45
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo tồn ĐDSH
tại VQG Bidoup – Núi Bà theo độ tuổi. ..................................................................... 45
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự tham gia của cộng đồng vào các nhóm hoạt động của
VQGBidoup – Núi Bà. ........................................................................................... 46
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sự thường xuyên tham gia các nhóm hoạt động của cộng
đồng. ....................................................................................................................... 47
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân cộng đồng không tham gia các hoạt động bảo

tồn ĐDSH của VQGBidoup – Núi Bà.................................................................... 48

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số hộ nghèo và tỷ lệ % .......................................................................... 11
Bảng 2.2: Các loại lâm sản chính, mục đích, thời gian thu hái .............................. 11
Bảng 4.1: Hệ thống hoa văn truyền thống trên thổ cẩm ......................................... 34

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVR

: Bảo vệ rừng

CBET

: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

DLST

: Du lịch sinh thái

ĐDSH

: Đa dạng sinh học


IUCN

: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for Conservation of Nature)

QLR

: Quản lý rừng

TT.DLST&GDMT

: Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi
trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHCĐ

: Văn hóa cộng đồng

VQG

: Vườn quốc gia

x


Chương I

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sự suy giảm đa dạng sinh học có rất nhiều nguyên nhân, không chỉ đơn thuần là
do nhu cầu phát triển kinh tế, hay do áp lực dân số ngày càng tăng lên mà còn là vấn
đề rất phức tạp liên quan đến lối sống của con người, phong tục tập quán, thái độ
hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng, dân tộc. Mỗi tộc người có một nền văn hoá
và quan niệm riêng về tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng
văn hóa thường liên quan với nhau. Việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống đó
trong môi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích: bảo vệ
đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa.
VQG Bidoup – Núi Bà là một trong 28 vườn quốc gia nằm trong hệ thống các
khu rừng đặc dụng Việt Nam. VQG Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là một
trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong 4 trung tâm đa dạng
sinh học của Việt Nam. 91% diện tích của VQG Bidoup - Núi Bà là rừng và đất rừng,
trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau.
Có 1933 loài thực vật ở VQG Bidoup - Núi Bà, trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố
trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm. Động
vật có 56 loài được ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm. Có 47 loài được
ghi trong sách Đỏ Việt Nam 2007. Có 30 loài được ghi trong danh mục sách Đỏ
IUCN (2010). Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà còn được đánh giá là vương quốc của
các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ĐDSH tại VQG Bidoup - Núi
Bà đang suy giảm với tốc độ ngày càng cao. Rừng thường xuyên bị tàn phá làm cho
diện tích rừng ngày càng suy giảm, môi trường sinh thái của nhiều loài động thực vật
bị thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
Nguyên nhân là sự gia tăng dân số và sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế đã tạo ra
Trang 1



áp lực lớn lên đa dạng sinh học. Ngoài ra còn do nạn khai thác rừng trái phép, săn bắt
động vật quý hiếm… Việc suy giảm và mất tiểu sinh cảnh của VQG từ việc xâm lấn
đất rừng làm nông nghiệp là 61-80% diện tích; khai thác gỗ trái phép 41-60%; khai
thác lâm sản ngoài gỗ 41-60%; săn bắt động vật hoang dã 21-40%…
Dân tộc K’ho là dân tộc bản địa lớn nhất tại VQG Bidoup – Núi bà, chiếm
87,23%, sống gắn bó và sử dụng trực tiếp nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên, điều
này đã gây ảnh hưởng tới ĐDSH tại VQG. Tuy nhiên, dân tộc K’ho có những quan
niệm riêng và cách ứng xử về tài nguyên thiên nhiên thông qua các giá trị văn hóa
bản địa. Qua đó, họ có ý thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn
ĐDSH và phát huy các giá trị VHCĐ.
Để có thể hiểu rõ về những ảnh hưởng của VHCĐ đến công tác quản lý bảo tồn
ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà cũng như góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống bản địa tại VQG, tác giả đã thực hiện đề tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng
của văn hóa cộng đồng đến công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và
du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Dân tộc K’ho tại VQGBidoup – Núi Bà.
- Ban quản lý VQG Bidoup – Núi Bà.
- Các hoạt động bảo tồn VHCĐ tại VQGBidoup – Núi Bà.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Bidoup –
Núi Bà, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ 8/2013 đến 12/2013

Trang 2



Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với
những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá” (Hector Ceballos-lascurain, 1987).
“ Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ
để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” (Lindberg và
Hawkins, 1993).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa: “ Du lịch sinh
thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên
không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong
quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những
tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân
địa phương tham gia tích cực” (Celballos-Lascurain, 1996).
“Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường
được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo
dục du khách, tạo quỹ bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự
tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn
hóa và quyền con người” (Honey, 1999)
Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định
nghĩa về du lịch sinh thái: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Trang 3



Tóm lại, du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn liền với tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa bản địa, là du lịch có trách nhiệm với môi trường, gắn liền với giáo dục
môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa, có sự tham gia của cộng đồng nhằm đóng
góp cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
2.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
2.1.2.1. Đa dạng sinh học
“ Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn
trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi phức hệ sinh thái mà chúng
là bộ phận cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong các loài (đa dạng
di truyền hay còn gọi là đa dạng nguồn gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ
sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)” (Công ước về đa dạng sinh học, 1992).
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên. (Luật Đa dạng sinh học, 2008)
2.1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của
tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. (Luật Đa dạng sinh
học, 2008)
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế
hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng
của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ
mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm
giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và
hệ sinh thái đó trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ). Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các

Trang 4


hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong
môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt
động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên
của chúng.
2.1.3. Cộng đồng
Cộng đồng là một thể thống nhất các đối tượng sống trong cùng một môi trường.
Mà trong đó, mỗi thành phần có thể là thực vật hoặc động vật sống; bất kể đó
là loài nào, kích thước ra sao. Đặc tính chung của cộng đồng được thể hiện và tương
tác lẫn nhau bằng rất nhiều cách.
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống trong cùng một môi trường, có
những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội
Khái niệm cộng đồng mà tác giả sử dụng trong đề tài là cộng đồng dân tộc K’ho
sinh sống tại VQG Bidoup – Núi Bà, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
2.1.4. Văn hóa cộng đồng
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tinh
thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả các phong cách sống, các lối chung
sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và đức tin.(UNESCO, 2002)
Văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử của cộng đồng, tức là phương thức và
nguyên tắc ứng xử của một cộng đồng trong những môi trường, không gian và thời
gian lịch sử xác định.
2.1.5. Văn hóa đa dạng sinh học
Văn hóa đa dạng sinh học là liên kết giữa đa dạng văn hóa (hoặc con người) và
đa dạng sinh học. Mà tính đa dạng văn hóa là sự đa dạng của xã hội loài người/văn
hóa và đa dạng sinh học là sự đa dạng của đời sống thực vật và động vật, trong bất kỳ
một khu vực cụ thể hoặc trong thế giới nói chung.


Trang 5


2.2. Tổng quan về VQG Bidoup – Núi Bà
2.2.1. Lịch sử hình thành
- Ngày 9-8-1986, Hội Đồng bộ trưởng ban hành quyết định 194/CT V/v quy định
các khu rừng cấm trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên thượng Đa Nhim và Lang
Biang.
- Ngày 20-10-1993, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định 1496/QĐ-UBTC V/v
thành lập Ban QLR đặc dụng Bidoup - Núi Bà.
- Ngày 26-12-2002, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định 183/2002/QĐ-UB V/v
chuyển Ban QLR đặc dụng Bidoup - Núi Bà thành Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà.
- Ngày 19-11-2004, Thủ Tướng Chính phủ có quyết định 1240/QĐ-TTg V/v
chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup - Núi Bà thành VQG BiDoup - Núi Bà.
- Ngày 19-11-2004, Thủ Tướng Chính phủ có quyết định 1240/QĐ-TTg V/v Phê
duyệt kết quả rà soát điều chỉnh phân khu chức năng VQG Bidoup - Núi Bà.
- Ngày 12-8-2005, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định 144/2005/QĐ-UB V/v
Quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy của VQG Bidoup - Núi Bà.
- Ngày 8-9-2005, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định 157/2005/QĐ-UB V/v
Thành lập Hạt Kiểm lâm VQG Bidoup - Núi Bà trực thuộc VQG Bidoup - Núi Bà.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
Các Phòng ban chức năng:
- Hạt kiểm lâm VQG
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế
- Phòng Kỹ thuật và Nghiên cứu khoa học
- Phòng Tài vụ
- Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
- Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới.


Trang 6


(Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2013)
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức VQG Bidoup – Núi Bà
2.2.3. Điều kiện tự nhiên
2.2.3.1. Vị trí địa lý
VQG Bidoup-Núi Bà Nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một
phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km theo
tỉnh lộ 723 nằm trong không gian mở rộng của thành phố Đà Lạt khi thành phố được
nâng cấp thành thành phố trực thuộc Trung Ương.
VQG nằm trong phạm vi 5 xã: Lát, Đachais (Đạ Chais), Đa Nhim (Đạ Nhim),
Đasar (Đạ Sar), Đưng Knớ (Đưng K'Nớh) và thị trấn Lạc Dương.
 Tọa độ địa lý
- Từ120 00’04’’ đến 12 0 52’00’’ vĩ độ Bắc.
- Từ1080 17’00’’ đến 108 0 42’00’’ kinh độ Đông.
Trang 7


 Ranh giới:
- Phía Đông giáp hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
- Phía Nam giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
- Phía Tây giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pok
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
2.2.3.2. Quy mô
Tổng diện tích quản lý của VQG: 64.800 ha,
Vùng đệm có diện tích: 32.238 ha,
Vùng lõi 70.038,45 ha trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha;

- Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha;
- Phân khu dịch vụ, hành chính: 7.502 ha;
- Diện tích khác: 6.100,45 ha.

(Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà)
Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
2.2.3.3. Địa hình
Nhìn chung địa hình của khu vực VQG Bidoup - Núi Bà nghiêng theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao như dãy Bidoup
chạy theo hướng Đông Nam; dãy Giarich hướng Đông Bắc hay dãy Hòn Giao theo
Trang 8


hướng Bắc Nam. Điều kiện địa hình này đã tạo ra những đỉnh núi cao quanh năm có
mây mù che phủ và các thung lũng sâu, là thượng nguồn của các con sông lớn trong
khu vực. Độ chênh cao từ 600m (Sông Krongno) và 2.287m (đỉnh Bidoup) hay
2167m (đỉnh Núi Bà) đã tạo ra những cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng thích hợp cho
nhiều hoạt động du lịch khác nhau.
2.2.3.4. Khí hậu – thủy văn
 Khí hậu
VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa hình núi trung bình và núi cao - độ cao trung
bình 1.500m – 1.800m, được bao quanh bởi các dãy núi cao nên dù nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu tại VQG có khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm.
Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau; Nhiệt độ trung bình năm 180C; Lượng mưa trung
bình: 1800mm; Độ ẩm vào mùa khô là 80% và mùa mưa là 85%. Tuy nhiên tại các
đai có độ cao trên 1.900m như Bidoup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng
mưa có thể đạt 2.800 – 3.000mm/năm và có sương mù bao phủ quanh năm.
 Thuỷ văn
VQG Bidoup – Núi Bà là thượng nguồn của các hệ thống sông Krông Nô là một

nhánh của sông Mê Kông, Sông Đồng Nai, là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy
thuỷ điện ở các tỉnh miền Nam và còn là nguồn cung cấp, duy trì nguồn nước cho các
hồ tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.
2.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.4.1. Dân số
VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Lạc Dương là: Xã Lát,
Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais và Đạ Nhim và một phần nhỏ xã Đạ Tông, huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó
khăn, có diện tích lớn và dân cư thưa thớt. Tổng diện tích của 5 xã là 127.363,00 ha,
tổng số hộ là 2.840 hộ với 14.242 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân là 11,2
người/km2. Trong đó, có những xã có mật độ dân số rất thấp như xã Đa Chais (3,9
người/km2), xã Lát (6,0 người/km2).
Trang 9


Hầu hết dân cư đều nằm ngoài vùng lõi của VQG (93,06%). Tuy nhiên vẫn còn
một số ít đang sống trong vùng lõi. Số dân cư đang sống trong vùng lõi là 193 hộ với
942 nhân khẩu (chiếm 6,94%). Số hộ này tập trung tại 2 thôn là: thôn Klong Klanh
(147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi (46 hộ với 265 nhân khẩu) của xã Đạ
Chais. Ngoài ra, tại xã Đạ Sar và xã Đạ Nhim (khu vực Đưng Ja Giêng) vẫn còn có
27 hộ gia đình tuy không định cư cố định nhưng vẫn còn có các hoạt động canh tác
nông nghiệp với diện tích khoảng 20ha.
2.2.4.2. Thành phần dân tộc
Trên địa bàn quản lý của VQG thì dân tộc K’ho là dân tộc bản địa lớn nhất với
2.424 hộ, chiếm 87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%.
2.2.4.3. Dân trí
Hiện nay, tại 5 xã có tổng cộng 3.756 học sinh – sinh viên, chiếm 26,37% tổng
dân số. Trong đó, cấp 1 là 1.882 học sinh chiếm 13,21% tổng dân số; cấp 2 là 1.236
học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3 là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng dân số và
số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp là 158 học sinh chiếm 1,11% tổng dân số.
2.2.4.4. Lao động
Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang trong
tuổi lao động), trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người), số người ngoài
độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động đều là lao
động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
đánh bắt cá, tham gia tổ giao khoán BVR, làm thuê theo thời vụ.
2.2.4.5. Sinh kế
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ nông nghiệp (chiếm
khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó, cà phê và bắp là hai nguồn thu nhập chính.
Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, kỹ thuật canh tác yếu, nguồn
giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao
nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ.

Trang 10


Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, nguồn thu từ nhận khoán BVR cũng là
nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dich vụ môi trường với
mức 290.000 đồng/ha/năm, hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng, thậm chí còn
cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì ngoài tiền giao
khoán BVR theo chính sách còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ha theo chương
trình 30A của chính phủ.
Bảng 2.1: Số hộ nghèo và tỷ lệ %



Tổng số
hộ
619

876
313
279
753
2840

Đa Nhim
Lát
Đưng Knớ
Đa Chais
Đa Sar
Tổng cộng

Hộ nghèo

Tỷ lệ
(%)

Thu nhập BQ
của hộ nghèo
(đồng/tháng)

196
194
141
115
190
836

31,66

22,15
45,05
41,22
25,23
29,44

125.744
104.830
100.837
153.432
112.658
119.500

(Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2010)
Với gần 30% số hộ gia đình có thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng, trong năm
thường thiếu ăn 1-2 tháng, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
(83,4%), gia đình thường đông con, trình độ dân trí rất thấp nên cuộc sống của hầu
hết các hộ trong vùng là phụ thuộc vào rừng.
Các loại sản phẩm mà người dân có từ rừng là: gỗ, củi, nấm, hạt dẻ, dớn, lan,
măng, rau rừng và đốt than. Một số loài động vật làm thực phẩm và bán lấy tiền.
Bảng 2.2: Các loại lâm sản chính, mục đích, thời gian thu hái

Sản phẩm
Gỗ
Củi
Lan, dớn
Măng, rau rừng,
nấm
Đốt than


Mục đích

Thời gian

Làm nhà, bán lấy tiền
Để đun nấu
Trồng và bán
Để ăn

Lúc làm nhà, lúc rảnh rỗi
Quanh năm
Quanh năm
Quanh năm

Để dùng và bán

Chủ yếu mùa khô

Trang 11


Săn bắt thú

Để ăn và bán

Cây thuốc
Đánh bắt cá
suối, ếch, rắn….
Các sản phẩm
khác


Để chữa bệnh
Để ăn và bán

Quanh năm đối với người
chuyên săn bắt
Lúc đau ốm
Lúc rảnh rỗi

Để dùng và bán

Quanh năm
(Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2010)

2.2.4.6. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được quan tâm đầu tư, đây là một trong những
thuận lợi cho việc phát triển của VQG Bidoup – Núi Bà theo hướng thu hút đầu tư
phát triển du lịch sinh thái.
- Hiện nay đang có các tuyến đường mới được xây dựng vào VQG Bidoup – Núi
Bà như tuyến đường 723 nối liền hai trung tâm du lịch là Nha Trang và Đà Lạt; tuyến
đường 722 (Đường Đông Trường Sơn) nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh
duyên hải miền Trung.
- Các xã xung quanh VQG Bidoup – Núi Bà đã có điện lưới quốc gia.
- Trong tương lai gần hệ thống nước sạch cũng sẽ được đưa về các vùng sát VQG
Bidoup – Núi Bà theo chương trình nước sạch nông thôn của chính phủ.
Ngoài ra, chỉ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km về phía Bắc,
VQG Bidoup – Núi Bà cũng có một thuận lợi lớn trong việc sử dụng hệ thống cơ sở
hạ tầng và lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho các hoạt động du lịch sinh thái.
2.2.5. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.5.1. Tài nguyên đa dạng sinh học

VQG Bidoup – Núi Bà với diện tích quản lý trên 65.000 ha, trong đó diện tích có
rừng chiếm 91%, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của
Quốc gia, với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như: rừng kín thường xanh mưa ẩm
núi trung bình, rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim ẩm á nhiệt đới, rừng thưa cây lá
kim á nhiệt đới núi thấp và rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa.
Tài nguyên về ĐDSH của VQG có thề được tóm tắt như sau:
Trang 12


- Về hệ sinh thái: Là sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên và vùng núi thấp của nam Việt Nam.
- Về loài:
 Thực vật:
Sở hữu mức độ đa dạng và đặc hữu cao về thực vật: Ít nhất 1.561 loài thực vật có
mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi; số loài thực vật cần quan tâm bảo tồn gồm
74 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Sách đỏ IUCN 2009, thuộc 29 họ thực
vật; 96 loài đặc hữu như: Thông đỏ (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus
macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông 5 lá Đà Lạt (Pinus dalatensis),
Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii),…
VQG cũng sở hữu nguồn gen về các loài lan lớn nhất Việt Nam (258 loài).
 Động vật:
Hệ động vật của VQG cũng rất đa dạng và đặc hữu cao, gồm 10 bộ, 24 họ, 75
loài. Nổi bật lên đối với khu hệ thú VQG Bidoup - Núi Bà là các loài thú lớn móng
guốc hiện diện tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee),
Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis),
Voi (Elephas maximus). Các loài linh trưởng cũng khá phong phú: Voọc vá chân đen
(Pygathrix nigripes), Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae), Vượn đen má vàng
(Nomascus gabriellae),…
VQG Bidoup - Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt,
gồm 15 bộ, 43 họ và 220 loài trong đó 14 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 17 loài

nằm trong Nghị định 32 của Chính phủ và 213 loài nằm trong Sách đỏ thế giới
(IUCN 2009). Có 03 vùng chim quan trọng (IBA) là: Bidoup, Lang biang, và Cổng
trời, có nhiều loài chim đặc hữu hẹp của cao nguyên Đà lạt như: Khướu đầu đen
(Garrlax milleti), Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầu xám
(Garrulax vassali), Bồ câu nâu (Columbapunicea), Trèo cây mỏ vàng (Sitta
solangiae), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia
danjoui), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli).
Ngoài ra, theo Nghị định 32, các loài chim cần quan tâm bảo tồn ở VQG Bidoup
- Núi Bà còn có thêm: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Chích choè lửa (Copsychus
Trang 13


malabaricus), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) và hai loài bị đe dọa thuộc sách đỏ
của IUCN (2004) là Hồng hoàng (Buceros bicornis), Bồng chanh rừng (Alcedo
hercules)
Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của VQG Bidoup – Núi Bà
có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn của Việt Nam và
khu vực Đông Nam Châu Á.
2.2.5.2. Cảnh quan
Các yếu tố cảnh quan có thể xây dựng thành các sản phẩm du lịch sinh thái bao
gồm: cảnh quan của các hệ sinh thái rừng; các đỉnh núi cao của cao nguyên Đà Lạt;
các thác nước tự nhiên; sông Krongno; sông Đa Nhim và các hồ nước tự nhiên trong
rừng. Khí hậu quanh năm mát mẻ phù hợp cho các hoạt động ngoài trời sẽ là lợi thế
cạnh tranh đối với tất cả các VQG trong khu vực Đông Nam Á.
2.2.6. Tài nguyên nhân văn
VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn hành chính của huyện Lạc Dương và
một phần của huyện Đam Rông. Cộng đồng các dân tộc chủ yếu là cư dân bản địa
(K’ho; Churu; Stieng và Châu Mạ) với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng còn
lưu giữ:
- Nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, Đan lát

- Các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng: Cúng phát rẫy, Cúng đốt rẫy, Cúng lúa trổ
đòng, Cúng sắp gieo lúa, Cúng lúa về nhà.
- Hoạt động lễ hội đặc thù: Lễ đâm trâu.
- Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (kể chuyện xưa),
Hát tâm pơt (hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông (hình thức hát giao duyên).
- Một số nhạc cụ dân gian tiêu biểu: đàn đá, cồng chiêng, trống và bộ hơi như:
khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ và đàn môi…Đặc biệt Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật
thể nhân loại vào năm 2005.
Khu vực VQG còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy về sinh thái và nhân
văn. Các tộc người C’il và Lạch ở khu vực này vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa
Trang 14


×