Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁ QU ÁNH GIÁ UẢN LÝ Á HIỆU Ý TÍCH H TẠ LỰC TH HỢPAN ẠI NHÀ HỰC HI TOÀN À MÁY Đ IỆN VÀ C SỨC K ĐẠM PH CẢI TIẾ KHỎE M HÚ MỸ ẾN HỆ T MÔI TR THỐNG RƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.01 KB, 70 trang )

B GIÁO
BỘ
O DỤC VÀ
V ĐÀO TẠO
TRƯ
ƯỜNG ĐẠI
Đ HỌC
C NÔNG LÂM TP
P.HỒ CH
HÍ MINH
H
KHOA
A MÔI TRƯỜNG
G VÀ TÀII NGUYÊ
ÊN




KHÓA
A LUẬN TỐ
ỐT NGHIIỆP

ĐÁ
ÁNH GIÁ
Á HIỆU LỰC TH
HỰC HIIỆN VÀ CẢI
C TIẾ
ẾN HỆ THỐNG
T
QU


UẢN LÝ
Ý TÍCH HỢPAN
H
TOÀN - SỨC KHỎE
K
-M
MÔI TR
RƯỜNG
TẠ
ẠI NHÀ
À MÁY ĐẠM
Đ
PH
HÚ MỸ

Họ và tên
n: ĐỖ THỊỊ NHƯ LIÊN
Ngành: QUẢN
Q

Ý MÔI TRƯ
ƯỜNG
Niên khóa: 2009 - 22012

TP.H
HCM, Thán
ng 12/20122


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp

ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

Tác giả

ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 12/2012

ii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

NAM


KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

Mã số SV: 09149101

Khoá học :2009- 2013

Lớp : DH09QM

1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn
sức khỏe & môi trường tại Nhà Máy Đạm Phú Mỹ
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1:2009, tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 và hệ thống tích hợp giữa hai tiêu chuẩn.
 Tổng quan về Nhà Máy Đạm Phú Mỹ và tình hình thực hiện công tác
quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường tại Công ty.
 Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe - môi
trường theo yêu cẩu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor1:2009, tiêu

chuẩn OHSAS 18001:2007, các quy định pháp lý và yêu cầu khác có
liên quan.
 Đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 09/2012 và Kết thúc: tháng 12/2012
4. Họ tên GVHD 1: ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ………năm 2012

Ngày 28 tháng 8 năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
iii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

LỜI CẢM ƠN

Những năm tháng học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM,
những tháng ngày thực tập tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã cung cấp cho em những kinh
nghiệm, những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, quý
thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH. Nông Lâm TP. HCM đã truyền
đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững bước
vào đời.

Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Vũ Thị Hồng Thủy người đã truyền
dạy cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống và
hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Đồng thời, em xin cảm ơn Lãnh đạo nhà máy, các anh chị Tổ An toàn – Môi
trường thuộc Phòng An toàn – Bảo vệ của Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã tạo mọi điều kiện
cho em hoàn thành tốt đợt thực tập. Đặc biệt là chị Nguyễn Lê Hương, chị Nguyễn Thị
Thu Huệ đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực
tập tại Nhà máy.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!
Thành phố Hồ Chí Minh,tháng 10 năm 2012
Sinh viên

Đỗ Thị Như Liên

iv


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

TÓM TẮT

Khóa luận “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp An toàn – sức khỏe – môi
trường tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ” gồm các nội dung chính sau:
 Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
 Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007 và hệ thống
quản lý tích hợp.
 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

 Giới thiệu về hệ thống quản lý tích hợp An toàn – sức khỏe – môi trường.
 Cách thực hiện việc đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp.
 Tổng quan về Nhà máy Đạm Phú Mỹ
 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy.
 Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu, sản phẩm và quy trình.
 Đánh giá hiện trạng môi truờng tại Nhà máy.
 Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại Nhà máy.
 Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp HSE tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ:
 Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và các quy định nội bộ.
 Từng yêu cầu của hệ thống sẽ được xem xét, đánh giá hiện trạng về tài liệu và
kết quả thực hiện của hệ thống.
 Dựa trên việc đánh giá sẽ có các yêu cầu chưa phù hợp của hệ thống và đề ra
các biện pháp cải tiến cho từng yêu cầu chưa phù hợp.
 Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và
hiện trạng thực hiện của hệ thống quản lý tích hợp tại Nhà máy và đề xuất những
kiến nghị để cải tiến hệ thống.
v


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. IV 
TÓM TẮT ..................................................................................................................... V 
MỤC LỤC ................................................................................................................... VI 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... X 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... XI 

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... XII 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 
1.1 

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 

1.2 

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 

1.3 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 2 

1.4 

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 2 

1.5 

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................. 2 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 
2.1 

GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 và ISO 14001: 2004 3 

2.1.1 

Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ............................................. 3 


2.1.2 

Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 ................................................... 3 

2.2 

GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004 VÀ OHSAS 18001:2007..... 4 

2.2.1 

Cơ sở của HTQL tích hợp............................................................................. 4 

2.2.2 

Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007 ...... 7 
vi


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
2.3 

CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG

ATSKMT .........................................................................................................................8 
CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN – SỨC KHỎE –
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ .....................................................9 
3.1 


TỔNG QUAN NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ .......................................................9 

3.1.1 

Thông tin chung về nhà máy, lịch sử hình thành và phát triển nhà máy ......9 

3.1.2 

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nhà máy ..........................................10 

3.1.3 

Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự...................................................................11 

3.1.4 

Qui mô nhà máy ..........................................................................................11 

3.2 

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ ....12 

3.2.1 

Sản phẩm và công suất hoạt đông ...............................................................12 

3.2.2 

Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất .........................................................12 


3.2.3 

Ứng dụng của sản phẩm ..............................................................................16 

3.3 

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ ..................17 

3.3.1 

Đối với khí thải, bụi, tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu ..............................17 

3.3.2 

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt ..................................................18 

3.3.3 

Chất thải rắn và chất thải nguy hại..............................................................18 

3.4 

HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ ............................20 

3.4.1 

Tổ chức lao động của Nhà máy ..................................................................20 

3.4.2 


Tổ chức quản lý, thực hiện công tác ATVSLĐ ..........................................20 

CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE – MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐẠM
PHÚ MỸ .......................................................................................................................24 
4.1 

PHẠM VI HỆ THỐNG VÀ BAN QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE – MÔI

TRƯỜNG ......................................................................................................................24 
4.1.1 

Phạm vi của hệ thống ..................................................................................24 

4.1.2 

Ban chuyên trách an toàn – sức khỏe – môi trường....................................24 
vii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
4.2 

CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH ATSKMT .................... 24 

4.2.1 

Tình hình áp dụng tại công ty ..................................................................... 24 


4.2.2 

Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................................ 25 

4.2.3 

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa .................................... 25 

4.3 

HOẠCH ĐỊNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP ATSKMT ..................... 25 

4.3.1 

Nhận dạng các mối nguy và KCMT để xác định các biện pháp kiểm soát 25 

4.3.2 

Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ...................................................... 27 

4.3.3 

Mục tiêu, chỉ tiêu an toàn – sức khỏe – môi trường ................................... 28 

4.4 

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................................ 30 

4.4.1 


Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình và quyền hạn ............................ 30 

4.4.2 

Đào tạo, nhận thức và năng lực .................................................................. 31 

4.4.3 

Thông tin liên lạc, sự tham gia và hội ý ..................................................... 33 

4.4.4 

Tài liệu hệ thống tích hợp quản lý an toàn – sức khỏe – môi trường ......... 35 

4.4.5 

Kiểm soát tài liệu ........................................................................................ 36 

4.4.6 

Kiểm soát điều hành ................................................................................... 37 

4.4.7 

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ............................ 44 

4.5 

KIỂM TRA......................................................................................................... 46 


4.5.1 

Đo lường và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý an toàn – sức

khỏe – môi trường ..................................................................................................... 46 
4.5.2 

Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống.............................................................. 48 

4.5.3 

Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa ... 49 

4.5.4 

Hồ sơ và quản lý hồ sơ ............................................................................... 50 

4.5.5 

Đánh giá nội bộ ........................................................................................... 51 

4.6 

XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ........................................................................... 53 

4.6.1 

Tình hình áp dụng tại nhà máy ................................................................... 53 

4.6.2 


Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................................ 54 

4.6.3 

Yêu cầu cải tiến – hướng khắc phục – phòng ngừa .................................... 54 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 55 
viii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
5.1 

KẾT LUẬN ........................................................................................................55 

5.2 

KIẾN NGHỊ........................................................................................................56 

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58 

ix


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


KCN

Khu Công Nghiệp

PVFCCo

Tổng công ty hóa chất và phân bón dầu khí

TCT

Tổng Công Ty

CLATSKMT

Chất lượng, an toàn – sức khỏe, môi trường

CTCP

Công ty cổ phần

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

TT


Thông tư



Quyết định

ĐPM

Đạm Phú Mỹ

PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

TGĐ

Tổng giám đốc

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

XLNT

Xử lý nước thải

QCKTQG

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia


QLMT

Quản lý môi trường

TTLT

Thông tư liên tịch

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

RR

Rủi ro

CYN

Có ý nghĩa

KCMT

Khía cạnh môi trường

HTQL


Hệ thống quản lý

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

KTV

Kỹ thuật viên

YCPL

Yêu cầu pháp luật

YCK

Yêu cầu khác

BNN

Bệnh nghề nghiệp
x


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1 Chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy ......................................................19 

xi


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cách thực hiện đánh giá hệ thống ATSKMT................................................... 8 
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất NH3....................................................................... 12 
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất Urê ........................................................................ 14 
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ tách CO2 .............................................................. 15 
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý công tác AT-SK-MT nhà máy Đạm Phú Mỹ. ............ 20 
Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức phòng An toàn – Bảo vệ.......................................................... 21 

xii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì


vấn đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó sức
khỏe con người càng quan trọng hơn. Vì vậy trong quá trình sản xuất, lao động, học
tập thì vấn đề đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mỗi người phải được đưa lên hàng đầu.
Chính vì vậy, bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường là một phần quan trọng, bộ phận
không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đó không chỉ là nhiệm vụ
của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các công ty doanh nghiệp
Ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001:2004 và/hoặc hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo
OHSAS 18001:2007 hoặc tích hợp hai hệ thống này để dễ dàng triển khai và kiểm
soát. Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một trong những tổ chức áp dụng hệ thống tích hợp
này vào hệ thống quản lý nhà máy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, thường vẫn tồn
tại tình trạng không đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu, vì thế cần khắc phục, phòng ngừa
hoặc cải tiến để đảm bảo HTQL được vận hành một cách có hiệu lực.
Nhận thức được sự cần thiết này, tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp
với đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe - môi trường tại nhà máy Đạm Phú Mỹ”. Kết quả nghiên cứu khóa luận này,
tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào công cuộc quản lý hệ thống nhà máy đạt hiệu
quả hơn và là một mô hình tiêu biểu cho các nhà máy khác ở Việt Nam.
1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi

trường của nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục, cải tiến hệ
thống quản lý an toàn - sức khỏe - môi trường tại nhà máy Đạm Phú Mỹ.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN


1

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
1.3

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng vận hành hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT theo tiêu chuẩn

OHSAS 18001:2007 và ISO 14001:2004 còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong quá trình
tích hợp tài liệu. Việc tích hợp hệ thống không những tích hợp hệ thống tài liệu mà
việc thực thi hệ thống cũng được thực hiện đồng bộ, nhưng áp dụng vào trong thực tế
còn rất nhiều tồn tại. Để giải quyết những khó khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ
thống ATSKMT hiện tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ để từ đó giúp hệ thống phù hợp hơn
và ngày càng hoàn thiện hệ thống.
1.4

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Địa điểm: Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động, quá trình, sản phẩm và dịch vụ ở nhà

máy Đạm Phú Mỹ để sản xuất ra sản phẩm phân bón, amoni lỏng có khả năng phát
sinh các vấn đề về an toàn, sức khỏe và môi trường.
Giới hạn của đề tài: Nhà máy vẫn còn một số dự án đang triển khai và xây
dựng, trong quá trình thực tập không được tham quan và tiếp cận với các dự án này
nên các dự án này không có trong phạm vi của đề tài.

1.5

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát hiện trạng thực tế về vấn đề an toàn
lao động và hiện trạng môi trường tại Nhà máy.
 Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô
tả các thành phần của hệ thống quản lý ATSKMT, các rủi ro và khía cạnh
môi trường, danh mục các yêu cầu pháp luật.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Tất cả các số liệu, tài liệu
được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét. Sử dụng các yêu cầu pháp
lý, tiêu chuẩn để xác định sự không phù hợp, hiệu lực thực thi hệ thống.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

2

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 và ISO 14001: 2004
2.1.1 Giới thiệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ

chịu trách nhiệm đẩy mạnh các quy định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các
hướng dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).

Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc
đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp
giấy chứng nhận. Với phiên bản OHSAS 18001:2007, nó được hình thành do sự đóng
góp của 10 tổ chức chứng nhận, nghiên cứu và cơ quan chính phủ hàng đầu trên thế
giới.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xuất bản vào ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Phiên bản này có tương thích cao hơn với các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001, với
cấu trúc các điều khoản tương tự ISO 14001. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả
tổ chức mong muốn loại bỏ và giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư
khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp
đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng
là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở
thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các
chính sách chiến lược của các quốc gia.


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về
quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã
hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi
trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và

quốc tế. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu
cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết
hoá thành văn bản.
2.2

GIỚI THIỆU HTQL TÍCH HỢP ISO 14001:2004 VÀ OHSAS 18001:2007
2.2.1 Cơ sở của HTQL tích hợp
Khi xây dựng một HTQL thì việc đầu tiên là phải đi từ các quá trình trong một

tổ chức. Xem xét các quá trình này, đề ra các yêu cầu đối với đầu vào, đầu ra của quá
trình, đánh giá rủi ro và cơ hội, thiết lập và thực hiện cơ chế kiểm soát, đo lường hoạt
động và phân tích kết quả và cuối cùng là đề ra cơ hội cải tiến và thực hiện.
Một HTQL tốt khi đóng góp cho hoạt động tốt hơn và hài hoà với hoạt động
hàng ngày của một tổ chức và được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc cơ bản: đó là
Chu trình Deming – SHEWARD và cách tiếp cận quá trình.
Chu trình Deming – SHEwart miêu tả các bước nối tiếp của Lập kế hoạch Thực hiện - Kiểm tra - Khắc phục (Plan – Do – Check – Act) để thực hiện mục tiêu
một cách hiệu quả và hữu hiệu bao gồm các hoạt động và thực hành (được ghi thành
thủ tục) sao cho đảm bảo thực hiện các bước trên. Việc nhận diện và kiểm soát một
cách hệ thống các quá trình trong một tổ chức, nhất là nhận diện và kiểm soát mối liên
hệ và sự tác động qua lại giữa các quá trình này được gọi là “cách tiếp cận quá trình”.
Một HTQL nếu được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc này, sẽ có hỗ
trợ thực sự cho tổ chức trong việc kiểm soát và hoàn thiện hoạt động.
P(Plan): Lập kế hoạch
Trong giai đoạn này lãnh đạo lập ra chính sách an toàn sức khỏe và môi trường
để đường lối chung, các khuynh hướng và nguyên tắc hoạt động của tổ chức. Tổ chức
cần đảm bảo sự cam kết về hệ thống quản lý của mình.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

4


GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
Ngoài ra để có một hệ thống quản lý hiệu quả tổ chức phải xác định các hoạt động
có thể có tác động đến môi trường, an toàn và sức khỏe, đồng thời cũng phải xác định
các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ. Sau đó lập kế hoạch để
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình an toàn, sức khỏe và môi trường.
D (Do): Thực hiện
Trong giai đoạn này các thủ tục vận hành và kiểm soát được áp dụng, tổ chức phải
phát triển những khả năng và có cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt mục tiêu, chỉ tiêu.
C (Check): Kiểm tra
Xem xét của lãnh đạo về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến
liên tục.
Phản hồi từ việc kiểm tra, giám sát, đo lường các kết quả hoạt động và đánh giá
nội bộ.
A (Act): Hành động khắc phục
Chuyển các ý kiến phản hồi từ kết quả kiểm tra, giám sát và đo lường thành các
hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và cải tiến liên tục. Đó có thể là việc
thiết lập các quá trình mới thay thể quá trình cũ thay đổi công nghệ hay chiến lược
mới.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

5

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

1. Cải tiến
1.1 Cải tiến liên tục
1.2 Khắc phục, phòng
ngừa và hành động cải
tiến
2. Xem xét của lãnh đạo
2.1 Đầu vào của hoạt
động xem xét
2.2 Đầu ra của hoạt động
của xem xét

PLAN
ACT

Hoạch định
Cải tiếnXem xét

HOẠT ĐỘNG
ATSKLMT

2. Chính sách chất lượng - an toàn môi trường
3. Hoạch định
3.1 Nhận diện và đánh giá sự ảnh
hưởng, tác động và các rủi ro (môi
trường và an toàn) giải pháp kiểm
soát

3.2 Tiếp cận các yêu cầu pháp lý và
các yêu cầu khác
3.3Hoạch định chỉ số đo lường quá
trình, mục tiêu và chỉ tiêu
3.4 Hoạch định cơ cấu tổ chức, vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn

Các yêu cầu chung

Giám sát và đo lường
1.Theo dõi và đo lường
2. Đánh giá sự tuân thủ
3. Đánh giá nội bộ

CHECK
Đánh giá việc thực
hiện

Triển khai
thực hiện

DO

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỆ THỐNG

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

6

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Kiểm soát và điều hành
1.Quản lý nguồn nhân lực
2.Các yêu cầu về tài liệu
3. Trao đổi thông tin
4.Kiểm soát hoạt động (quá trình tạo
sản phẩm, an toàn-sức khỏe-môi
trường, sự không phù hợp).


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
2.2.2 Lợi ích khi tích hợp HTQL ISO 140001:2004 và OHSAS 18001:2007
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thỏa mãn yêu cầu của các bên hữu
quan. Việc tích hợp các hệ thống cho phép doanh nghiệp xem xét các mục tiêu, chính
sách của mình trên phương diện tổng thể dưới nhiều góc độ khác nhau của các bên hữu
quan. Sau khi tích hợp, doanh nghiệp có một hệ thống, một chính sách và mục tiêu
trong đó đề cập đầy đủ các yêu cầu của bên hữu quan.
Sự tích hợp giúp quản lý dễ dàng hơn, cơ cấu tổ chức đơn giản hơn. Tổ chức có
thể chỉ cần một đại diện lãnh đạo. Nếu chỉ có một hệ thống văn bản thì quy trình
hướng dẫn công việc sẽ nhất quán, dễ dàng tìm kiếm tra cứu và dễ dàng áp dụng đây
là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống.
Tối thiểu các rắc rối gây ra bởi nhiều hệ thống do sự chồng chéo, trùng lặp khi
áp dụng riêng rẽ cùng lúc nhiều hệ thống, đồng thời giảm mâu thuẩn giữa các hệ
thống.
Tiết kiệm tài nguyên và nâng cao tính thống nhất trong hoạt động quản lý.
Tối đa hoá các lợi ích thu được từ một hệ thống và thiết lập khuôn khổ để cải
tiến liên tục cho từng hệ thống.
Giảm thời gian, chi phí cho các đợt đánh giá. Nếu tách riêng hai hệ thống thì
mỗi năm sẽ phải tổ chức nhiều đợt đánh giá hơn và chi phí giá sẽ tăng lên.

Đơn giản hóa hệ thống QLMT và hệ thống AT & SK đang có làm cho việc áp
dụng được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Toàn tổ chức sẽ hoạt động trong một hệ thống thống nhất. Đây là điều mà bất
kỳ một nhà lãnh đạo nào đều cũng mong muốn.
Giảm việc lặp đi lặp lại các thủ tục tương tự nhau và giảm các công việc hành
chính cồng kềnh.
Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động, chi phí do các hoạt động ô nhiễm môi
trường.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

7

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
2.3

CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
ATSKMT
Tiêu chuẩn, pháp luật
Cơ sở đánh giá
Hệ thống tài liệu ATSKMT

Đánh giá
và cải
tiến


Hiện trạng thực hiện ATSKMT
Hình 2.1 Cách thực hiện đánh giá hệ thống ATSKMT
Khi hệ thống quản lý tích hợp ATSKMT được áp dụng, bước đầu tiên tổ chức
phải thiết lập hệ thống tài liệu dựa trên các tiêu chuẩn một cách đầy đủ. Bước tiếp theo
sẽ là thực thi hệ thống trên cơ sở là hệ thống tài liệu mà do tổ chức đã soạn thảo.
Đánh giá và cải tiến hệ thống chúng ta cần phải dựa vào các bước của quy trình
áp dụng ở trên. Trong quá trình thiết lập, soạn thảo hệ thống tài liệu, chúng ta cần đánh
giá xem hệ thống tài liệu đã đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn chưa? Cần
phải xem xét và nếu chưa đầy đủ hoặc không phù hợp chúng ta cần tiến hành bước cải
tiến để hệ thống tài liệu luôn đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn.Tiếp theo là bước
thực thi hệ thống, chúng ta cần phải đánh giá việc thực hiện hệ thống theo các quy
trình, quy định, hướng dẫn mà đã thiết lập trong hệ thống tài liệu. Trong quá trình thực
hiện sẽ có khả năng nảy sinh nhiều vấn đề, có thể làm cho việc thực hiện không tuân
theo các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật, hoặc hệ thống tài liệu thiết lập không
phù hợp với việc thực hiện thực tiễn, khi đó cần phải điều chỉnh lại hệ thống tài liệu
sao cho phù hợp với thực tiễn lẫn các yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật.
Việc đánh giá HTQL nhằm tìm cơ hội cải tiến sẽ được tiến hành theokế hoạch
hoặc yêu cầu đặc biệt để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt hơn và luôn tuân thủ theo các
yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

8

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Chương 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN – SỨC KHỎE –
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ


3.1

TỔNG QUAN NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
3.1.1 Thông tin chungvề nhà máy, lịch sử hình thành và phát triển nhà máy
Tên cơ sở: CTCP - CN TCT PHÂN BÓN & HOÁ CHẤT DẦU KHÍ - CTCP NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
Người đại diện: Ông Từ Cường
Chức vụ: Giám đốc Nhà máy

- ĐT: 064 3921468-301

Cán bộ phụ trách môi trường: Ông Nguyễn Thanh Hải.
Cơ quan chủ quản: TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HOÁ CHẤT DẦU KHÍ.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
Địa chỉ trụ sở: KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Điện thoại: 064 3921468 – Fax: 064 3921477.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ trực thuộc Tổng công ty Cổ Phần Phân bón và hóa chất
dầu khí. Nhà máy được khởi công xây dựng vào ngày 12/03/2001.
Ngày 28/03/2003 Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – Công Ty cổ
phần được thành lập theo quyết định số 02/2003/ QĐ – VPCP của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn Phòng chính phủ.
Ngày 19/01/2004 Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động. Tổng công ty có
nhiệm vụ vận hành sản xuất nhà máy Đạm Phú Mỹ, sản xuất, kinh doanh phân đạm,
ammoniac lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm có liên quan.
Ngày 21/09/2004, Tổng công ty tiếp nhận bàn giao nhà máy Đạm Phú Mỹ từ tổ
hợp Nhà Thầu Technip – Samsung và Ban QLDA Nhà Máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng
là thời điểm những lo sản phẩm chính thức đầu tiên của công ty được đưa ra thị trường
với thương hiệu “ Đạm Phú Mỹ”.
Hiện nay, Tổng công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 40%
nhu cầu phân đạm urê (Tổng nhu cầu sử dụng phân đạm urê cả nước bình quân khoảng



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
1,6 đến 1,8 triệu tấn/ năm) và 40% nhu cầu khí a mô ni ắc lỏng được sản xuất từ nhà
máy Đạm Phú Mỹ.
Ngày 05/04/2008 Công ty cổ phần phân Đạm và hóa chất dầu khí (Đạm Phú
Mỹ - PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng Công ty hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con.
Hiện nay, công ty đang triển khai xây dựng hệ thống phân phối và rộng khắp
đến các địa bàn tiêu thụ, tiến tới thống nhất phương thức bán hàng, chăm sóc khách
hàng, giá cả trong từng thị trường khu vực.
3.1.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nhà máy
Vị trí địa lý
Nhà máy Đạm Phú Mỹ nằm trong khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thuộc thị trấn Phú
Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh BR – VT, các quốc lộ 51 khoảng 1,5km về hướng tây,
cách TP.HCM 70km về phía Đông Nam, cách TP Vũng Tàu 50km về phía Bắc.Xung
quanh nhà máy Đạm Phú Mỹ là các công trình công nghiệp như:
- Phía Đông giáp nhà máy vỏ bình gas.
- Phía Tây giáp hệ thống cảng sông Thị Vải.
- Phía Bắc giáp nhà máy điện Phú Mỹ 3.
- Phía Nam giáp với tuyến đường Quang Phú nối từ Quốc lộ 51 đến nhà máy.
Điều kiện tự nhiên
Khu vực huyện Tân Thành có độ cao thấp dần về phía Đông (gần chân núi Thị Vải
cao hơn 25m) sang phía Tây ven sông Thị Vải (cao từ 5 đến 25m), so với mực nước
biển.
Độ ẩm không khí thay đổi giữa các mùa trong năm, cao nhất là vào mùa mưa
khoảng 87% (tháng 10) và thấp nhất vào mùa khô đạt 75% (tháng 3).
Lượng mưa cao nhất vào tháng 10 đạt khoảng 252mm và thấp nhất vào tháng 2 –
3 đạt khoảng dưới 1mm.

Hướng gió Đông, Đông – Đông Nam phát triển vào mùa khô, vận tốc trung bình
trong khoảng 2 – 4 m/s, ít gây mưa. Tốc độ gió lớn nhất được ghi nhận là 11 – 12 m/s.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

10

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
3.1.3 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
(PL 3.1.3A)
3.1.4 Qui mô nhà máy
Nhà máy Đạm Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD và có diện tích 63 ha,
sử dụng công nghệ của Haldor Topsoe Đan mạch để sản xuất Amonia (công suất
1.350 tấn/ngày) và công nghệ của hang Snampogrety (Italia) để sản xuất Urê (công
suất 2.200 tấn/ ngày). Đây là công nghệ hàng đầu thế giới về sản xuất phân đạm với
dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí, đầu ra
là Amonia và Urê.
Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp
Nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc
không đủ điện cung cấp.
Mặt bằng nhà máy được bố trí sắp xếp theo cụm chức năng thể hiện được tính
hợp lí và thuận tiện trong vận hành, tính kiến trúc nhà máy được thể hiện theo sơ đồ
(PL 3.1.4A)
Nhà máy bao gồm 3 phân xưởng chính: Xưởng Amoniac, xưởng Urê, Xưởng
Phụ Trợ và các phòng xưởng chức năng khác.
Đội ngũ quản lý vận hành và hảo dưởng nhà máy chủ động công việc , Nhà

máy luôn được vận hành ổn định, đạt trung bình từ 95% đêm 100% công suất/ năm.
Ngoài các hạng mục ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm, sử dụng tối đa nguồn lực, đáp ứng tối đa nguồn lực, đáp ứng một cách thuận lợi,
hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường làm việc cho người
lao động, Nhà máy đã và đang triển khai cải tạo, nâng cấp và đầu tư các hạng mục và
hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau:
-

Hệ thống phun chất chống kết khối nhằm giúp cho sản phẩm urê không vón
cục, đóng bánh, hạt bóng, đẹp.

-

Cải tiến hệ thống sang rung sản phẩm urê để loại mạt trong urê.

-

Đầu tư xây dựng công trình hệ thống sản xuất CO2 từ khói thải PRIMARY
REFORMER tại nhà máy.

-

Lắp đặt hệ thống hút bụi nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho CBCNV.

-

Hệ thống kho trữ urê bao với sức chứa 20.000 tấn.

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN


11

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ
3.2

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
3.2.1 Sản phẩm và công suất hoạt đông
 Công suất thiết kế:
-

Sản xuất phân Urê (sản phẩm chính): 2.200 tấn/ngày.

-

Sản xuất khí NH3 (sản phẩm phụ): 3.650 tấn/ngày.

-

Sản xuất CO2 (sản phẩm phụ): dạng khí 10 tấn/giờ.

 Công suất hoạt động thực tế:
-

Sản xuất phân Urê: 740.000 tấn/năm.

-


Sản xuất NH3: 38.647 tấn/năm.

-

Sản xuất CO2: dạng khí 5 tấn/giờ (chạy 50% tải).

3.2.2 Tóm tắt quytrình công nghệ sản xuất
NH3 được tổng hợp từ N2 và H2: N2 + 3H2 = 2NH3
Urê được tổng hợp từ NH3 và CO2: 2NH3 + CO2 = NH2CONH2 + H2O
Công nghệ sản xuất NH3
HƠI NC
KHÍ HC

KHỬ S
TRONG KHÍ

K.KHÍ

REFORMING
REFORMING
SƠ CẤP
CO2

REFORMING
THỨ CẤP

HƠI NC

METAN HOÁ


KHỬ CO2
CO2
MDEA
BẰNG MDE
A

TỔNG HỢP
NH3

LÀM LẠNH
NGƯNG TỤ
NH3

CHUYỂN
HOÁ CO

SP
SP NH3
NH3LỎNG

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất NH3

SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

12

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý tích hợp
ATSKMT tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ


Công đoạn khử lưu huỳnh:
Lưu huỳnh trong khí thiên nhiên (CxHy) được hydro hoá thành H2S, sau đó hấp

thụ H2S trên bề mặt ZnO. Các phản ứng xảy ra trong quá trình khử S.
H2 + S = H2S
ZnO + H2S = ZnS + H2O
ZnO + COS = ZnS + CO2
Điều kiện phản ứng: Xúc tác, nhiệt độ 4000C, áp suất 39 bar.
 Công đoạn chuyển hoá Hydro cacbon thành CO, CO2, H2, N2 bằng hơi nước và
không khí:
Phản ứng reforming có xúc tác với hơi nước và không khí như sau:
CnH2n+2 + 2H2O  Cn-1H2n + CO2 + 3H2 - Q
CH4 + 4H2O = CO2 + 4H2 - Q
CH4 + O2 = CO2 + 2H2 + Q
CO2 + H2 = CO + H2O - Q
 Chuyển hoá CO bằng hơi nước:
Quá trình chuyển hoá ở 35 bar, nhiệt độ trung bình 3200C – 4600C và nhiệt độ
thấp 1700C – 2500C. Phản ứng chuyển hoá xảy ra như sau:
CO + H2O = CO2 + H2 + Q
 Khử CO2 bằng dung dịch MDEA:
Khí CO2 được hấp thu bằng dung dịch MDEA, các phản ứng xảy ra trong quá
trình khử:
R3N + H2O + CO2 = R3NH+ + HCO32R2NH + CO2 = R2NH2+ + R2N - COOSau quá trình hấp thụ, thực hiện quá trình tái sinh CO2, thu được CO2 thuần
nồng độ 99,9% cùng NH3 đưa đi tổng hợp Urê.
 Mêtan hoá (khử vi lượng CO, CO2 trong khí tinh chế):
Một lượng nhỏ khí CO và CO2 còn lại trong khí tinh chế được chuyển hoá

thành mêtan (CH4) bằng phản ứng với H2.
CO + 3H2 = CH4 + H2O + Q
SVTH: ĐỖ THỊ NHƯ LIÊN

13

GVHD:ThS VŨ THỊ HỒNG THUỶ


×