Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI

Họ và tên sinh viên :

HUỲNH THỊ BÍCH LIÊM

Ngành

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST

Niên khóa

:

2010-2014

THÁNG 12/2013

 


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI



Tác giả

HUỲNH THỊ BÍCH LIÊM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trườngvà du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Hoàng Thị Mỹ Hương

Tháng 12/ 2013

 


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
***********

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: HUỲNH THỊ BÍCH LIÊM


MSSV: 10157086

Khóa học:2010 – 2014

Lớp: DH10DL

1. Tên đề tài: “KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN HỐ
NAI”.

2. Nội dung KLTN
- Chương 1: Mở đầu.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu.
 Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp.
 Tổng quan về KCN Hố Nai.
 Nhà máy XLNTTT KCN Hố Nai.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả và thảo luận.
 Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải KCN Hố Nai.
 Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
3. Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: Ngày 15 tháng 09 năm 2013
Kết thúc: Ngày 20 tháng 12 năm 2013

4. Họ tên GVHD : HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….tháng…..năm 2013


Ngày tháng năm 2013

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

 


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm TP. HCM, quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên trường Đại Học Nông
Lâm TP. HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong học tập và
cuộc sống làm hành trang vững bước vào đời.
Em xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Ban Lãnh đạo Công ty cổ phần KCN Hố
Nai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực
tập.
Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô Hoàng Thị Mỹ Hương, người đã
truyền dạy cho em những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc
sống và hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến thư viện tài liệu của Nhà máy Xử lý Nước
thải tập trung KCN Hố Nai, thư viện Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã
động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực
hiện đề tài này.
Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày ..... tháng ..... năm 2013

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Bích Liêm

i
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả xử lý
nước thải tại nhà máy xử lý nước thải KCN Hố Nai” được thực hiện sau quá trình
thực tập, khảo sát thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hố Nai, thời
gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013.
Sau khi chính thức đi vào hoạt động 26/05/2006, nhà máy là nơi duy nhất trong
KCN Hố Nai tiếp nhận, xử lý và xả thải ra môi trường đối với nước thải của các doanh
nghiệp nằm trong KCN. Với công suất xử lý theo thiết kế của nhà máy là 4000m3/ngày
đêm, đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định từ đầu năm 2003. Ngoài nhiệm vụ là
xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, nhà máy có nhiệm vụ là giám sát
tình trạng môi trường, để tránh xảy ra sự cố môi trường, lấy mẫu phân tích nước thải
của các doanh nghiệp để kiểm tra có đạt tiêu chuẩn cho phép về nhà máy xử lý hay
không. Quá trình vận hành của nhà máy đã phát sinh không ít các vấn đề môi trường,
theo đó, nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống là điều cần thiết.
Khóa luận gồm 6 nội dung chính:
 Chương 1: Mở đầu.
 Chương 2: Tổng quan về tài liệu
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả và thảo luận
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

ii

 


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. VIII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN. ...............................................2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .....................................................................................2
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. ...............................................................................................2
1.7 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ................................................................4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XLNT CÔNG NGHIỆP ..................................................4
2.1.1

Các định nghĩa liên quan ................................................................................4

2.1.2

Các thông số của nước thải có ảnh hưởng đến môi trường............................4

2.1.3


Các phương pháp xử lý nước thải ..................................................................7

2.1.4

Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại các KCN, KCX tại Việt Nam. ...................9
iii
 


2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ..........................................................10
2.2.1

Giới thiệu chung ...........................................................................................10

2.2.2

Vị trí .............................................................................................................11

2.2.3

Quy mô diện tích ..........................................................................................11

2.2.4

Lịch sử hình thành và phát triển KCN Hố Nai.............................................11

2.2.5

Cơ cấu tổ chức KCN ....................................................................................12


2.2.6

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................13

2.2.7

Các loại hình sản xuất ..................................................................................14

2.2.8

Các dạng sản phẩm chính .............................................................................14

2.2.9

Nguồn phát sinh nước thải ...........................................................................15

2.2.10 Hệ thống thoát nước tại KCN ......................................................................17
2.3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG ...............19
2.3.1 Vị trí ..............................................................................................................19
2.3.2 Công suất hoạt động ......................................................................................20
2.3.3 Các công trình chính trong nhà máy xử lý. ...................................................20
2.3.4 Vai trò của HTXLNT ....................................................................................25
2.3.5. Tính chất nước thải đầu vào ..........................................................................25
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................30
3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, TỔNG HỢP TÀI LIỆU ................................30
3.1.1

Mục đích thục hiện .......................................................................................30

3.1.2


Cách thực hiện .............................................................................................30

3.1.3

Thời gian thực hiện. .....................................................................................31

3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TẾ .......................................................31
3.2.1

Mục đích ......................................................................................................31

3.2.2.

Cách thực hiện .............................................................................................31

3.2.3. Thời gian thực hiện ......................................................................................31
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN .......................................................................31
3.3.1

Mục đích ......................................................................................................31
iv
 


3.3.2

Cách thực hiện ..............................................................................................32

3.3.3. Thời gian thực hiện ......................................................................................32

3.4

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................32

3.4.1

Mục đích ......................................................................................................32

3.4.2

Cách thực hiện .............................................................................................32

3.4.3.

Thời gian thực hiện .....................................................................................32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................33
4.1 HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẬP TRUNG KCN HỐ...............................................................................................33
4.2 ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XLNT HIỆN HỮU .........................36
4.2.1

Ưu điểm .......................................................................................................36

4.2.2

Nhược điểm ..................................................................................................37

4.3


ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XLNT

……………………………………………………………………………................... 38
4.3.1

Trong quản lý ...............................................................................................38

4.3.2

Trong hệ thống ............................................................................................38

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ..........................................................................................41
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................41
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

v
 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

(biochemical oxygen demand): Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

(chemical oxygen demand): Nhu cầu oxy hóa học


DO

(dissolved oxygen) : Hàm lượng oxy hòa tan

SS

(suspended solids): Chất rắn lơ lửng

TSS

(Total suspended solids) : Chất rắn lơ lửng tổng cộng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

XLNT

Xử lý nước thải

KCN


Khu Công Nghiệp

KCX

Khu Chế Xuất

CCN

Cụm Công Nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

vi
 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Sự biến đổi hàm lượng chất hữu cơ COD của đầu vào hệ thống xử lý trong
ngày ( tại trạm bơm nước thải - PP01)………………………………………………..

33

Bảng 4.2 : Kết quả phân tích chất lượng nước thải ………………………………......

34

Bảng 4.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra trong các năm..


35

vii
 


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ sử dụng đất của KCN Hố Nai…………………………………….11
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty………………………………..12
Hình 2.3.: Bảng thống kê tình hình các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hố Nai…….14
Hình 2.4 : Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước……………………………………17
Hình 2.5 : Hố thu và song chắn rác thô………………………………………………29
Hình 2.6: Bể cân bằng………………………………………………………………..21
Hình 2.6: Bể cân bằng………………………………………………………………..22
Hình 2.8: Bể MBBR và các giá thể di động…………………………………………23
Hình 2.10: Bể phản ứng và lắng……………………………………………………...23
Hình 2.11: Bể khử trùng……………………………………………………………..24
Hình 2.12: Máy ép bùn khung bản và sân phơi bùn………………………………….24
Hình 2.13 : Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT hiện hữu……………………………..27
Hình 4.1: Sơ đồ phương án đề xuất…………………………………………………..40

viii
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của

toàn nhân loại. Ở Việt Nam, đã có luật bảo vệ môi trường và nhà nước chủ trương “
Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái,
bảo đảm phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững”. Trong vài năm trở lại đây, vấn
đề xử lý nước thải ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ từ các
cơ quan, ban ngành có liên quan mà còn từ đông đảo quần chúng nhân dân. Một thực
trạng dễ nhận thấy là ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp và khu đô thị đã ở
trong tình trạng báo động.
Theo ước tính, hiện nay chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.
Báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận, tại Việt Nam
trung bình mỗi năm có trên 9.000 ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh
kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta có
liên quan đến nguồn nước. Người dân ở nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với
nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng. Thực hiện
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đó nhiều khu công nghiệp, chế
xuất với hàng nghìn nhà máy, doanh nghiệp ra đời, góp phần tạo việc làm cho một bộ
phận dân cư. Song, do công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ,
trong đó khá nhiều nơi ít quan tâm tới việc xử lý chất thải, cho nên hàng trăm nghìn
tấn chất thải rắn, lỏng hàng năm cứ thế đổ ra các ao, hồ, sông, suối. Trong số này có
không ít kim loại nặng, thủy ngân, hóa chất độc hại gây ô nhiễm trầm trọng nguồn
nước, nhất là các khu vực có khu công nghiệp, chế xuất hoạt động. Ðây là mầm mống
gây ra các loại bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư dạ dày, gan,
ruột,v.v... Theo tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai, kết quả quan trắc
môi trường vừa qua cho thấy có 6 nơi tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và một

1
 


số chất khác cao. Trong đó, bao gồm cả nơi tiếp nhận nguồn nước thải của KCN Hố
Nai.

Đối với môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô
cùng quan trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý
nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người.
Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả
xử lý nước thải tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hố Nai” nhằm mục
đích tìm hiểu góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của con người.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN.


Khảo sát hiện trạng hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại Nhà máy xử lý
nước thải tập trung KCN Hố Nai.



Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả xử lý của HTXLNT hiện hữu.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Thu thập thông tin, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại Trạm XLNT.



Xác định thực trạng nước thải đầu vào và đầu ra.



Xác định công nghệ xử lý hiện hữu của hệ thống XLNT.




Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT tại KCN

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Xử lý Nước thải tập trung KCN Hố Nai.

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.


Nghiên cứu được tiến hành tại KCN Hố Nai, tập trung chủ yếu tại Trạm XLNT
tập trung công suất 4000m3/ ngày của KCN Hố Nai.



Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013

1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Do hạn chế về điều kiện kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận, phân tích số liệu và
thời gian làm khóa luận tốt nghiệp phải kết hợp học tập trên lớp nên việc nắm bắt được
hết chi tiết các thông tin về quản lý nguồn nước thải đầu vào ở mỗi thời điểm khác
nhau trong ngày, trong tuần hay từng tháng trong năm, cũng như những sự cố khác
xảy ra trong quá trình vận hành trạm xử lý là chưa đầy đủ.
1.7 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Dự kiến những kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện đề tài.
2
 





Tổng hợp các số liệu, thông tin về KCN Hố Nai, đặc biệt về hệ thống XLNT của
nhà máy XLNT tập trung KCN Hố Nai.



Xác định các thông số nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống.



Xác định chất lượng nước thải sau khi xử lý của hệ thống và hiệu quả xử lý của
hệ thống.



Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống XLNT.



Đề xuất các phương án nâng cấp, cải thiện hiệu quả xử lý

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XLNT CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Các định nghĩa liên quan

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm nước là việc đưa vào nguồn
nước các tác nhân lý, hóa, sinh học và nhiệt độ không đặc trưng về thành phần hoặc
hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển bất bình thường của một loại vi sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất
trong lành của môi trường ban đầu.
Các nguồn gây ô nhiễm:


Nước thải công nghiệp là nước thải thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ.



Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ các khu dân cư, các công trình công
cộng, trường học, siêu thị, chợ, cơ quan văn phòng,..



Nước mưa chảy tràn là nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất
công nghiệp, có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi
trùng,.. Khối lượng và tính chất nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích
vùng mưa và thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa
chảy qua.

2.1.2 Các thông số của nước thải có ảnh hưởng đến môi trường
 Nhu cầu oxy hóa hóa học và nhu cầu oxy hóa sinh học( COD và BOD)



COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao

gồm cả vô cơ và hữu cơ.



BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân
hủy bởi vi sinh vật. BOD cao sẽ gây ra sự thiếu hụt oxy ở nguồn tiếp nhận, ảnh
hưởng đến thủy sinh vật trong môi trường nước đó. Nếu nguồn nước thiếu hụt
trầm trọng oxy, điều kiện yếm khí sẽ hình thành, gây ra mùi hôi trên bề mặt nước

4
 


 Chất rắn lơ lửng ( SS)



Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại
trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở
105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/L).

 pH



Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử
dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm nước thải pH = - log(H+).

 Nhiệt độ



Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí
hậu.
Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nhiệt độ nước thải cao hơn
nhiệt độ nước cấp.

 Màu sắc


Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công
nghiệp. Màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính
kim khí như sắt, mangan.

 Độ đục


Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền phù như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti
và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp
chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.

 Chất hữu cơ khó phân hủy sinh học


Bền vững trong các quá trình xử lý thông thường ( thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,..)
gây độc hại và tích lũy sinh học, có thể gây bệnh ung thư.

 Dầu mỡ



Gây mùi, ngăn cản oxy khuếch tán trên bề mặt.

 NH3, P


Dẫn đến hiện tượng phú nhưỡng hóa, là hiện tượng hàm lượng N, P trong nước
cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích lũy tương đối P so với N, gây ra sự yếm khí và môi

5
 


trường khử ở đáy thủy lực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém
đa dạng của các sinh vật nước , đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen,
có mùi khai thối do thoát khí H2S.
 Một số kim loại nặng tiêu biểu
o

Chì (Pb)



Chì là nguyên tố có độc tính cao với sức khỏe con người và động vật. Nó thay
thế Canxi trong xương tác động đến tủy xương và quá trình hình thành huyết cầu
tố. Đặc tính nổi bật của chì là sau khi thâm nhập vào cơ thể sống, nó ít bị đào thải
mà tích tụ theo thời gian.

o


Thủy ngân ( Hg)



Thủy ngân trong thiên nhiên tồn tại ở dạng khác nhau có độc tính không giống
nhau, metyl thủy ngân là dạng độc nhất. Vi khuẩn sống trong bùn các hồ ao,
tổng hợp ra CH4 và thải ra hợp chất trung gian là metyl cobalamin, chất này tác
dụng với thủy ngân tạo thành dimethyl thủy ngân (CH3)2Hg và trong môi trường
axit nó biến thành metyl thủy ngân CH3Hg+.

o

Cadimi (Cd)



Cadimi xâm nhập vào khí quyển, nước qua nguồn tự nhiên và nhân tạo. Bụi núi
lửa, bụi đại dương, lửa rừng và các đá bị phong hóa là nguồn gốc tự nhiên chính.
Còn trong số các nguồn nhân tạo thì công nghiệp luyện kim, lọc dầu gây ô nhiễm
cadimi nhiều nhất.

o

Asen (As)



Asen ở nồng độ thấp có tác dụng kích thích sinh trưởng, nhưng ở nồng độ cao nó
gây ngộ độc với động vật và thực vật. Trong cơ thể người và động vật Asen làm
giảm sự ngon miệng, giảm trọng lượng cơ thể, gây các hội chứng dạ dày và bệnh

ngoài da.

o

Crom (Cr)



Trong nước crom tồn tại ở dạng Cr+3và Cr+6. Cr+3 không độc nhưng Cr+6độc với
động vật và thực vật. Nó làm cho cây bị vàng lá, gây bênh ung thư đối với người.
Hàm lượng Crom trong nước tối đa chỉ cho phép 0,05µg/l. Crom xâm nhập vào
nguồn nước từ nước thải của các nhà máy công nghiệp nhuộm len, công nghiệp
mạ, thuộc da, sản xuất đồ gốm, chất nổ.
6
 


o

Đồng (Cu)



Sự tồn tại đồng trong nước kìm hãm sự sinh trưởng của tảo ngay cả ở nồng độ
thấp. Thực vật mẫn cảm với đồng hơn là động vật. Nước có nồng độ 1µgCu/l đã
gây ô nhiễm với thực vật trong khi đó với cá tới 3µgCu/l mới gây độc. Trong
nước đồng thường tồn tại dưới dạng các cation hóa trị II hoặc dưới dạng các ion
phức với xianua, tactrat. Đồng xâm nhập vào nguồn nước thải của các nhà máy
công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, lọc hóa dầu, thuốc trừ sâu.


o

Kẽm (Zn)



Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cả thực vật và động vật. Kẽm đóng vai
trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, là thành phần quan trọng của nhiều
enzym ( như ancoldehidrogenaza, glutamicdehidrogenaza, lacticdehidro genaza,
cacbonic anhidraza,…)

o

Niken (Ni)



Niken là nguyên tố có độc tính với con người và động vật. Trong cơ thể người
Niken có thể gây ung thư. Trong nước sinh hoạt và nước tự nhiên thường không
có Ni hay nếu có chỉ là lượng rất ít. Niken thường có trong nước thải công nghiệp
của một số nhà máy luyện kim và hóa chất có dùng Niken.

2.1.3 Các phương pháp xử lý nước thải
Có thể phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính xử lý như: Xử lý
cơ học, xử lý hóa học, xử lý sinh học. Tùy tính chất của từng loại nước thải mà trong
quy trình xử lý, có thể kết hợp các phương pháp trên để đạt yêu cầu xử lý với hiệu quả
cao.
2.1.3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Gồm những quá trình mà nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính
chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả

các bước xử lý tiếp theo.
Các phương pháp và thiết bị sử dụng trong xử lý cơ học:


Song chắn rác: giúp ngăn chặn các vật cứng, vật nổi đi vào máy bơm và các bể
xử lý công đoạn sau.

7
 




Bể điều hòa : để pha loãng và đồng nhất nồng độ các chất trong nước thải cho
phù hợp trước khi xử lý.



Bể lắng: giúp loại bỏ các cặn nặng gây cản trở cho quá trinh sinh học trong các
bể xử lý sinh học.



Bể tuyển nổi: giúp loại bỏ dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây cản trở quá
trình oxy hóa và khử màu.



Bể lọc: giúp loại bỏ cặn lơ lửng, làm nước trong trước khi xả vào nguồn tiếp
nhận.


2.1.3.2 Phương pháp xử lý hóa học
Các phương pháp xử lý nước thải gồm có: trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả các
phương pháp này đều dùng tác nhân hoá học nên là phương pháp gây ô nhiễm thứ
cấp.. Đôi khi phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau
công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước.


Phương pháp trung hòa: dùng các tác nhân hóa học hay trộn lẫn nước thải để đưa
pH về khoảng 6,5 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử dụng cho công
nghệ xử lý tiếp theo.



Phương pháp oxy hóa khử: dùng các chất oxy hóa mạnh để chuyển các chất độc
hại trong nước thải thành dạng ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước.

2.1.3.3 Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của các vi
sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt
động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa, trở
thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số lượng tế bào
(tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là gần như hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa
tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ.
Do vậy, trong xử lý sinh học, người ta phải loại bỏ các tạp chất thô ra khỏi nước
thải trong các công đoạn xử lý trước đó. Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải
thì phương pháp xử lý sinh học có thể khử các chất sunfit, muối amoni, nitrat… các

8

 


chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2,
nước, khí N2, ion sunfat…
a) Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học:
Để cho quá trình chuyển hóa vi sinh vật xảy ra được thì vi sinh vật phải tồn tại
được trong môi trường xử lý. Muốn vậy thì xử lý sinh học phải thỏa mãn các điều kiện
sau:


Nước thải không có chất độc với vi sinh vật như các kim loại nặng, dẫn xuất
phenol và cyanua, các chất thuộc loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ hoặc nước thải
không có hàm lượng axit hay kiềm quá cao, không được chứa dầu mỡ.



Trong nước thải, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ so với các chất hữu cơ
chung phải đủ lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ giá trị hàm lượng BOD/COD 0,5.

b)

Nguyên lý của quá trình oxy hóa sinh học



Cơ chế của quá trình: quá trình oxi hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong môi
trường nước thải chính là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của các vi sinh vật.




Quá trình này gồm 3 giai đoạn, diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng có quan hệ
chặt chẽ với nhau:

+

Giai đoạn khuyếch tán chất hữu cơ từ nước thải tới bề mặt các tế bào vi sinh vật.
Tốc độ của giai đoạn này do quy luật khuyếch tán và trạng thái thuỷ động của
môi trường quyết định.

+

Giai đoạn chuyển các chất hữu cơ đó qua màng bán thấm của tế bào do sự chênh
lệch bên trong và bên ngoài của tế bào.

+

Giai đoạn chuyển hoá sinh hoá các chất trong tế bào vi sinh vật để tạo ra năng
lượng, tổng hợp tế bào mới và có thể tạo ra các chất mới.

2.1.4 Hiện trạng ô nhiễm nước thải tại các KCN, KCX tại Việt Nam.
Việc xây dựng và phát triển các KCN, KCX là một hướng đi đúng đắn không
những tạo ra các khu kinh tế phát triển đều khắp trên cả nước mà còn tạo nên động lực
đưa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020. Sự phát triển các KCN đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của địa phương, phát huy được tiềm năng kinh tế của các vùng, miền, tạo sự
phát triển cân đối giữa các khu vực.

9
 



Sự phát triển không ngừng về số lượng các KCN-CCN giải quyết được bài toán
về phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các thế mạnh của
từng địa phương… nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải về môi trường. Theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số 179 KCN đang hoạt động thì chỉ có
143 KCN đang vận hành hoặc đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ước
tính số lượng nước thải phát sinh từ 179 KCN này là 622.773m3/ngày/đêm, trong đó
các hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý được khoảng 362.450m3/ngày/ đêm,
đạt khoảng 58% tổng lượng nước thải. Như vậy, trung bình mỗi ngày có tới
240.000m3 nước thải từ các KCN được xả thẳng ra môi trường chưa qua xử lý, gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là tại các khu vực gần KCN…
Việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN đã được các cơ quan có
thẩm quyền quan tâm thúc đẩy. Tại một số khu vực, tỷ lệ các KCN có công trình xử lý
nước thải được xây dựng và đi vào hoạt động đạt tỷ lệ cao như Đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ, đồng thời các doanh nghiệp trong KCN, KCX đấu nối vào
nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tỷ lệ cao, khoảng 85%.
Riêng đối với Đông Nam bộ, hệ thống sông Đồng Nai- Sài Gòn phải gánh chịu
một lượng lớn nước thải Công Nghiệp mỗi ngày từ các KCN, KCX. Theo báo cáo của
sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, vào giữa năm 2008, tổng lượng nước thải
toàn tỉnh xả mỗi ngày đêm ra sông Đồng Nai hơn 200000 m. Đây mới chỉ là thống kê
sơ bộ vì vẫn còn không ít KCN và các cơ sở sản xuất nhỏ chưa bị kiểm tra. Hầu hết
lượng nước thải trên chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chất lượng.
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
2.2.1 Giới thiệu chung


Tên tiếng Việt: Khu công nghiệp (KCN) Hố Nai




Tên tiếng Anh: Ho Nai Industrial Zone



Tên viết tắt: Honiz



Nhà đầu tư cơ sở hạ tầng: Công ty cổ phần KCN Hố Nai



Địa chỉ: KCN Hố Nai, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai



Điện thoại: 061.3671039



Fax: 061.3671040.



Email:
10
 



2.2.2 Vị trí
KCN Hố Nai – giai đoạn 1 nằm trên địa bàn xã Hố Nai 3 và xã Bắc Sơn, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cách trung tâm Tp.HCM 35 Km. Cách cảng Đồng Nai 7
Km, Tân Cảng 30 Km, Cảng Phú Mỹ 46 Km, có vị trí:


Phía Bắc giáp đường sắt Bắc Nam và cách Quốc 1 800m.



Phía Tây giáp Khu quân sự.



Phía Nam giáp đường điện cao thế.



Phía Đông giáp Khu dân cư.

2.2.3 Quy mô diện tích


Diện tích giai đoạn 1 là: 225,7 ha



Diện tích đất cho thuê tối đa: 151,17 ha
Chú thích :
Diện tích đất chưa cho thuê:32,17 ha.

Diện tích cây xanh: 33,8 ha.
Diện tích đất đã cho thuê: khoảng 119
ha.
Diện tích đất dành cho mục đích khác:
đất trũng, đất cách ly đường điện, đất
xây dựng dịch vụ, đất giao
thông...40,73 ha (ban quan lý KCN Hố
Nai)

Hình 2.1: Biểu đồ sử dụng đất của KCN Hố Nai
2.2.4 Lịch sử hình thành và phát triển KCN Hố Nai.


Tiền thân của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai là Công ty Đầu tư và
Phát triển Khu công nghiệp Hố Nai - là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng
Công ty Cao su Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 3320/QĐ-BNNTCCB ngày 23/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11
 


trên cơ sở tách Chi nhánh Kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hố Nai
thuộc Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư – Tổng Công ty Cao su Việt Nam.


Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc
chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần, đến tháng 7/2005 Công
ty Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Hố Nai được chuyển đổi thành Công ty
Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai.


2.2.5

Cơ cấu tổ chức KCN
Từ khi thành lập Công ty tháng 7/2001, Công ty đã thực hiện thường xuyên việc

sắp xếp và kiện toàn bộ máy tổ chức với số Cán bộ Công nhân viên được chuyển sang
từ Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư và số mới tuyển dụng, đã hình thành một bộ
máy tổ chức phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới, ở lĩnh vực kinh doanh còn khá
mới trong ngành.
Đại hội đồng
cổ đông
Ban kiểm
soát

Hội đông quản trị

Ban giám đốc

P. Tổ chức
hành chính

Tổ
xe

Bảo vệ
văn
phòng

Văn phòng
đại diện


Tổ bảo
vệ ANTT
KCN

Bộ cơ giới và xây
dựng 1,2,3

Phòng
kỹ thuật
môi trường

Phòng kinh
doanh

Tổ cấp
nước

Tổ thiết
kế

Đội thi công xây
dựng 1,2,3

Phòng
tài chính
kế toán

Tổ vệ
sinh


Đội thi công điện

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
12
 


2.2.6

Cơ sở hạ tầng

2.2.6.1 Hệ thống cấp điện
Nguồn cung cấp điện chủ yếu của KCN là mạng lưới điện quốc gia thông qua
trạm 220/110KV trạm Long Bình.
Hiện tại đã xây dựng trạm biến áp 110/22KV- 40MW cho toàn KCN Hố Nai,
nguồn điện áp cho trạm giảm áp này là tuyến 110KV lấy từ trạm 220/110KV trạm
Long Bình dẫn tới.
2.2.6.2 Hệ thống cấp nước
a) Cấp nước sản xuất
Theo quy hoạch chung nguồn nước cấp cho KCN Hố Nai được sử dụng từ nguồn
nước cấp của Tp.Biên Hòa. Hiện tại nước cấp từ nhà máy nước Long Bình được dẫn
bằng một tuyến ống có Φ500 về cấp cho KCN Hố Nai thông qua trạm cấp nước có
công suất 18.000 m3/ ngày.đêm. KCN đã xây dựng bể chứa W = 2000 m3 và một đài
nước

W = 300 m3 cao 20 m.

b) Cấp nước PCCC
Trên các tuyến ống cấp nước chính bố trí các trụ lấy nước cứu hỏa Ф100, khoảng

cách giữa các trụ cứu hỏa khoảng 150m và khoảng cách từ mép đường đến trụ là 2,5m.
Mặt khác, ưu tiên bố trí các trụ cứu hỏa tại các ngã ba, ngã tư để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc lấy nước cứu hỏa, tổng số trụ cứu hỏa được đầu tư xây dựng phục vụ cho
dự án khoảng 90 trụ.
2.2.6.3 Giao thông
a) Đường bộ
Cách khu Hố Nai về phía bắc khoảng 1 km là tuyến quốc lộ 1, hiện hữu với mặt
đường 12 m, lề đường khoảng 5 m mỗi bên. Song song với tuyến đường sắt phía khu
công nghiệp có 1 tuyến đường bêtông rộng 12 m, nối với tuyến đường bộ hiện hữu.
Theo dự kiến của bộ giao thông tuyến đường sắt sẽ trở thành tuyến đường cao tốc từ tp
Hồ Chí Minh tới ga Trảng Bom.
b) Đường nội bộ
KCN đã xây dựng đường nội bộ với mặt đường rộng 12 - 15 m, hè 3m, chia KCN
thành nhiều khu đất thuận lợi cho việc xây dựng nhà xưởng và đi lại.
13
 


2.2.7 Các loại hình sản xuất
KCN Hố Nai mang tính chất là KCN đa ngành với các loại hình công nghiệp
(theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau:


Công nghiệp nhẹ gồm:
+

May mặc

+


Lắp ráp các linh kiện điện, điện tử.

+

Các loại hình công nghiệp nhẹ khác.



Công nghiệp cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô (loại hình sản xuất chiếm đa số)



Công nghiệp hương liệu hóa mỹ phẩm.



Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất.



Công nghiệp chế biến gỗ.



Công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc.
CN cơ khí lắp ráp xe máy, ô tô
2%2%
3%2%

CN nhẹ


6%

CN lắp ráp linh kiện điện tử
8%

40%

CN may mặc
CN chế biến gỗ
CN thực phẩm, thức ăn gia súc
CN hương liệu, hóa mỹ phẩm

37%
CN sản xuất vật liệu xây dựng,
thiết bị trang trí nội thất

Hình 2.3. : Bảng thống kê tình hình các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hố Nai.
Bảng thống kê trên cho thấy các ngành công nghiệp nhẹ; công nghiệp cơ khí lắp
ráp xe máy, ô tô chiếm đa số đến 77% so với các ngành công nghiệp khác.
2.2.8

Các dạng sản phẩm chính
Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Hố Nai rất đa dạng, các sản phẩm này

được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Các sản phẩm gồm:


Linh kiện xe máy, ô tô như ống xả xe, khung xe, đồ nhựa, giảm xóc, yên xe, đèn

xe, dây điện xe, còi xe, ốc vít, vỏ ruột xe ôtô, xe máy,..
14
 


×